Ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Ảnh: Thể Thao & Văn Hóa |
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh vừa đột ngột thông báo sẽ “Mời tất cả các nhà văn hải ngoại về dự “Hội nghị hòa hợp dân tộc” dịp giỗ tổ Hùng Vương” vào ngày 10/3/2017.
Một video tường thuật lại hình ảnh của Hữu Thỉnh đã tường thuật nguyên văn phát biểu của ông về “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”: “Đây là một sự kiện chưa từng có, tổng bí thư có hỏi tôi rằng: Có phải đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị này không ? Tôi trả lời: Đây là lần đầu tiên chúng ta sẽ tổ chức vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 ( âm lịch) 2017…”.
Vào ngày 16/12/2016, tại Hội nghị văn học 2016 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, ông Hữu Thỉnh đã than vãn về việc kinh phí hàng năm của Hội Nhà văn VN bị ngân sách trung ương cắt giảm đến 50%, nhưng bất ngờ nêu ra ý tưởng đề xuất về tổ chức “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”. Nhưng chỉ khoảng 3 tuần sau, dường như đề xuất này đã được cấp trên phê duyệt – quá nhanh so với thói quen cực kỳ cẩn trọng của đảng đối với “thế lực thù địch”. Thậm chí đề xuất này còn được cấp tổng bí thư “gật”.
Câu hỏi đặt ra là đề xuất trên có phải là “tác phẩm” riêng của ông Hữu Thỉnh, hay chính là một chủ trương của đảng cầm quyền để khuyến mị người Việt hải ngoại và LÀM GIÀU cho chế độ (về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen).
Những người hiểu về Hữu Thỉnh đều biết rằng ông này hoàn toàn không mang tính cách tự sáng tạo vượt quá khuôn khổ và khuôn phép của đảng. Hội Nhà văn VN cũng bởi thế đã luôn bị xem là “cánh tay nối dài của đảng”, trải qua nhiều nhiệm kỳ chủ tịch của ông Hữu Thỉnh.
Hơn nữa, một hoạt động của Hội Nhà văn VN liên quan đến “tất cả các nhà văn hải ngoại”, mà do đó đặc biệt nhạy cảm chính trị tất phải được bật đèn xanh của những cấp cao nhất chứ không thể do ông Hữu Thỉnh tự sáng tác và thực hiện.
Trên bình diện kinh tế, một hiện tượng rất đáng chú ý là sau hơn hai chục năm duy trì xu hướng tăng liên tục, vào năm 2016 lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm rất mạnh và báo hiệu về dòng kiều hối này có thể đảo chiều trong những năm tới.
Năm 2016 cũng là bối cảnh u ám của nhiều ngành sản xuất, từ dệt may, đến thủy sản và cả nông nghiệp. Số doanh nghiệp phá sản tiếp tục “nâng lên một tầm cao mới” so với năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, trong lúc thị trường xuất cảng chính của Việt Nam vào Mỹ dần bị co hẹp.
Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới, khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam…
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét