Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Hiểu về Tranh Tứ bình: bốn mùa huyền ảo



l2-tu-quy-120x150
Tứ Bình là những bộ bốn bức tranh đi cùng nhau, rất được ưa chuộng vào dịp Tết. Bởi không chỉ là tranh Tết, bởi mang ý nghĩa nội hàm rộng lớn nên tranh tứ bình phù hợp với cả bốn mùa trong năm. Những lời thơ đề tựa trên tranh thể hiện tâm thái an nhiên tự tại khi sống trong đạo của thiên nhiên, của đất trời.
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
(Mùa Xuân du ngoạn trên cỏ thơm
Mùa Hạ thưởng sen trong đầm xanh
Mùa Thu uống rượu dưới bóng vàng hoa cúc
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng)
hiephoitranhviet3
Trong bất kỳ khoảng khắc nào, con người cũng có thể buông tâm phàm, hưởng thú tiêu dao, ung dung tự tại, bình lặng thưởng trà, ngắm tranh, ngâm nga thi phú và chiêm nghiệm trần ai thế thái. Được như vậy thì so với cảnh giới thần tiên cũng chẳng còn bao xa. Đó cũng là ước vọng cao cả của người xưa.
94516_0_1450770384
Nếu như tứ bình là đề cập đến hình thức, tứ quý lại là chủ nói về nội dung, là bốn nội dung được người xưa chọn lựa thể hiện cùng nhau, ví dụ như bốn loại hoa, bốn mùa, bốn loài chim… Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá kề cận. Cho tới nay, tứ quý trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. Tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng trong văn hoá truyền thống.
1301068524
Còn một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên biểu tượng trang trí của tranh tứ quý đó là quan niệm về bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ hai là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
25ecc352b67df8dd311f7c6997556450
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong bộ bài, bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn.
94516_0_1450770384
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nên đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn. Có thể thấy, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý không chỉ để trang trí trong nhà hay để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn, sung túc cho gia đình. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số…
32tr
Với lối tư duy trừu tượng như vậy, việc lấy biểu tượng tứ quý để tạo ra sự may mắn không có gì là lạ. Tuy nhiên, những biểu hiện của biểu tượng này rất khác nhau. Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Vinh Hoa tổng hợp


Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết

Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ. (Ảnh: deptutin.net)

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, hoa đào lại rực rỡ khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc. Từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố, người ta đều bắt gặp sắc hồng của loài hoa này.
Thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó. Và tại sao hoa đào lại là biểu tượng của ngày xuân phương Bắc?
Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1

1. Sự tích cây đào ngày Tết

Người thì bảo đào có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng cũng lại có ghi chép cho rằng tổ tiên của đào là từ đất Trung Quốc, tên khoa học là Prunus persica thuộc họ Rosaaceae. Đào được nhắc đến không chỉ là một loại cây phổ biến ở vùng châu Á mà còn gắn liền với câu chuyện tín ngưỡng giải thích tại sao đào là loại cây không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền.
Tương truyền, trên ngọn núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ cành lá xum xuê che phủ một vùng đất rộng lớn. Ở đó có hai vị thần là Trà và Uất Lũy cư ngụ, dùng quyền năng của mình bảo hộ người dân khỏi sự quấy rối của ma quỷ, do đó chỉ cần nhìn cây đào thôi cũng đủ khiến tà ma phải khiếp sợ bỏ chạy. Vì thế, dân làng nơi đây quanh năm có một cuộc sống bình yên và sung túc. Nhưng đến những ngày cuối năm, hai vị Thần phải về thiên đình trình báo Ngọc Hoàng thì bọn yêu ma được dịp hoành hành can nhiễu tới cuộc sống người dân. Khi hai vị Thần quay lại, sau khi nghe dân làng kể lại sự tình, Thần bảo con người ngày Tết hãy chặt những cành đào rồi cắm trong nhà, nhìn thấy đào cũng như thấy Thần, tà ma sẽ khiếp sợ cũng phải tránh xa. Do vậy, cứ đến Tết, hầu như nhà ai cũng có cành hoặc cây đào, không chỉ để trang trí mà còn vì ý nghĩa sâu xa này.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ. (Ảnh: deptutin.net)
Y-nghia-cua-hoa-dao-ngay-tet1

2. Ý nghĩa của hoa đào

Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.
Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
Thanh Mai
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: