Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Tân tư lệnh hải quân TQ: ‘Khắc tinh’ của VN?

Xem thêm:

2 tướng ngô xuân lịch và thương vạn toàn cùng song ca “mãnh liệt”

 bản tình ca " Biển hát chiều nay"...

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../2-tuong-ngo-xuan-lich-va-thuo...

Trung Quốc mới đây đã bổ nhiệm Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, người từng dẫn dắt Hạm đội Nam hải, vốn bảo vệ các vùng lãnh hải như biển Đông, làm tân chỉ huy của lực lượng hải quân nước này.

Tư liệu - Hải quân Trung Quốc đứng trước tàu Đại Khánh ở San Diego. Trung Quốc đã bổ nhiệm cựu chỉ huy Hạm đội Nam hải Thẩm Kim Long làm tân tư lệnh hải quân nước này.
Tư liệu - Hải quân Trung Quốc đứng trước tàu Đại Khánh ở San Diego. Trung Quốc đã bổ nhiệm cựu chỉ huy Hạm đội Nam hải Thẩm Kim Long làm tân tư lệnh hải quân nước này.

Tờ China Daily đưa tin hôm 20/1 rằng ông Thẩm, 60 tuổi, lên thay Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi, 71 tuổi, để “lãnh đạo lực lượng hải quân lớn nhất châu Á”.

Tin cho hay, Hạm đội Nam hải từng tham gia trận hải chiến với quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa năm 1974, làm hơn 70 binh sĩ phía Việt Nam hy sinh, và cũng từng tham chiến tại quần đảo Trường Sa năm 1988.

Ông Dương Danh Dy, chuyên gia về quan hệ Việt – Trung, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng Bắc Kinh bổ nhiệm những người có kinh nghiệm về biển Đông đảm nhiệm các cương vị trọng yếu của hải quân cho thấy họ “rõ ràng coi trọng” vùng biển này, và theo ông, “muốn bành trướng hơn nữa, bá quyền hơn nữa”.

Cựu quan chức ngoại giao Việt Nam này nói thêm:

“Trung Quốc họ phải làm như vậy. Muốn hay không muốn, họ phải điều những người quen thuộc với chiến trường biển Đông để đối phó với Việt Nam, đối phó với các nước khác. Cho nên họ phải tìm những người quen thuộc chiến trường đó thôi”.

Ông Renato DeCastro, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học De La Salle ở Philippines, cũng có đồng quan điểm với ông Dy. Học giả này nói thêm rằng động thái của Bắc Kinh cho thấy rằng biển Đông “sẽ là một trong các ưu tiên của hải quân Trung Quốc”.

Theo ông DeCastro, việc bổ nhiệm trên “gây quan ngại cho Việt Nam, chứ không phải Philippines” vì Manila gần đây đã xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Ngoài Phó Đô đốc Thẩm Kim Long, Trung Quốc còn bổ nhiệm các quan chức lãnh đạo các hạm đội Nam Trung Hoa [biển Đông], Bắc Trung Hoa và Hoa Đông, theo Global Times.

Một số tờ báo ở trong nước cũng đưa ra bình luận về động thái của Bắc Kinh. Tờ Giáo dục Việt Nam thuộc Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam viết: “Các ‘thế lực đang lên’ trong bộ máy lãnh đạo hải quân Trung Quốc giữ vai trò nền móng cho chiến dịch đảo hóa, quân sự hóa (bất hợp pháp) ở Biển Đông”.

Về tình hình vùng biển tranh chấp trong thời kỳ nắm quyền của Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Dy nhận định:

“Theo tôi, chắc chắn chính quyền của ông Trump là phải có những hành động mới đối với Trung Quốc vì không thể để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông được. Theo tôi, đây là một cơ hội hiếm có cho Mỹ đi sâu, thâm nhập Việt Nam. Nói thẳng ra là, ai giúp mình mạnh để chống lại Trung Quốc thì Mỹ tôi cũng dám chơi. Trước nguy cơ bành trướng của Trung Quốc, bá quyền của Trung Quốc thì tôi phải chống lại Trung Quốc. Ai tôi cũng chơi. Mỹ tôi cũng chơi, Nga tôi cũng chơi. Các nước ở khu vực tôi đều chơi hết”.

Cựu quan chức ngoại giao từng làm việc nhiều năm ở Quảng Châu, Trung Quốc, nói thêm rằng “biển Đông sẽ là vấn đề lâu dài, sống còn, và sống chết” giữa Việt Nam và Bắc Kinh.

Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa nhân vật thân tín tới đảm nhiệm trọng trách tại một tỉnh nằm ở vị trí chiến lược giáp với Việt Nam. Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã bổ nhiệm ông Trần Hảo và Đỗ Gia Hào, hai người từng có thời làm việc chung với ông tới đảm nhiệm vị trí bí thư tỉnh ủy Vân Nam ở tây nam nước này, giáp với Việt Nam, cũng như tại tỉnh đông dân là Hồ Nam. Cả ông Trần và ông Đỗ từng làm việc với ông Tập khi Chủ tịch Trung Quốc làm bí thư của trung tâm tài chính Thượng Hải năm 2007.

Trước đó, ông Tập bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành được chỉ định làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc. Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc.

Ông Lý gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối “ngưng chiến đấu”.

Viễn Đông

(VOA)

Không có nhận xét nào: