Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

4 SỰ KIỆN TRONG THÁNG 1/2017- “SẮC MÀU” CHÍNH TRƯỜNG VIỆT ?; Hợp tác dầu khí Việt - Mỹ ở Biển Đông, Rex Tillerson và Phán quyết Trọng tài

Ngậm ngùi Tất Niên năm "Con Khỉ" của Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Khỉ

Liêp tiếp 4 sự kiện nổ ra một cách không ngẫu nhiên trong tháng 1/2017; những sự kiện này nhìn qua tưởng như không liên quan gì với nhau; Thế nhưng, với ai am tường, hiểu sâu thế sự Việt Nam trong giai đoạn hiện này thì sẽ lờ mờ nhận thấy chúng liên quan mật thiết với nhau.
Những sự kiện này đã được lập trình cẩn thận, tính toán chi ly quy ra bằng “tiền tươi thóc thật”; những sự kiện này không là những thao tác chính trị ngẫu nhiên, ngẫu hứng…diễn ra dồn dập vào thời điểm năm cùng tháng tận của năm con Khỉ chuyển qua năm con Gà !





Xin được nêu 4 sự kiện này:

-1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc từ ngày 12-15/1/2017
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình
-2. Chính phủ Việt Nam cho biết trên website của mình rằng Thỏa thuận khung Phát triển dự án và Hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh vừa được ký hôm 13/1 giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty TNHH Thăm dò Khai thác Dầu khí ExxonMobil Việt Nam (ExxonMobil).
Dự án khai thác và mua bán khí đốt lấy từ mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài khơi Quảng Ngãi là dự án khí lớn nhất Việt Nam cho tới nay, được trông đợi đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023.

-3. 23/1/2017, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận.
-4. Bắt giam 2 nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Oai và Trần Thị Nga…
-Ngày 19.01.2017, anh Nguyễn Văn Oai đang đi trên đường 36 thuộc Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, thì bị một nhóm người được phục kích và bắt giữ.
- Ngày 21/1/2017 bắt chị Trần Thị Nga tại nhà riêng Phủ Lý- Hà Nam…

Về sự kiện thứ 2:
Như thông tin  báo chí đã đưa: Đây là một bước phát triển cụ thể, rõ ràng trong quan hệ Việt-Mỹ thông qua hành động thực tế, có tính toán.
Hoa Kỳ không chỉ tuyên bố chung chung mà bằng việc tham gia đầu tư khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Ngãi, rất gần với khu vực Trung Quốc xây đảo Gạc Ma.
Sự có mặt của Tập đoàn ExxonMobil cho thấy quyền lợi của Hoa Kỳ liên quan tới Biển Đông không chỉ trên phương diện luật pháp hàng hải mà có “ quả thực” cụ thể được Việt Nam chủ động ký kết…
Sự có mặt của một công ty hàng đầu của Hoa Kỳ tại vùng biển Quảng Ngãi cho thấy Hoa kỳ sẵn sàng đối mặt với những uy hiếp, thách thức từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.
Một điều đáng lưu ý: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bổ nhiệm ông Rex Tillerson, giám đốc tập đoàn dầu khí đa quốc gia Exxon Mobil, đảm nhận chiếc ghế Ngoại trưởng. Trước khi nhậm chức, ông này đã có những tuyên bố khá cứng rắn với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông…
Qua sự bổ nhiệm này cho thấy đường lối đối ngoại mới của Chỉnh phủ Hoa Kỳ: quyết tâm can dự và ra tay bảo vệ những “ quả thực “ của mình ở Biển Đông và “ quả thực “ này đã có địa chỉ…

Về sự kiện thứ 3:
Mặc dù dự luận đang choáng váng sau sự cố Formosa, nhiều chuyên gia lên tiếng phản biện về Dự án Thép Cà Ná do chủ Đầu tư là Tập đoàn Hoa Sen đề xuất; nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn ký quyết định đồng ý điều chỉnh công năng, quy mô, quy hoạch của Khu bến cảng Cà Ná thuộc Cảng biển Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận?
Mọi người đều biết: Dự án xây dựng nhà máy luyện thép này chắc chắn có yếu tố Trung Quốc, có bàn tay, vốn liếng của các nhà đầu tư Trung Quốc ?
Và theo một số nguồn thạo tin: Khu bến cảng này được điều chỉnh lên 1500 ha và nhận được một ưu tiên đặc biệt: miễn tiền thuế thuê đất trong cả đời dự án ?
Đây là một dự án được gấp rút bổ sung quy hoạch sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Viêc điều chính và mở rộng quy hoạch cảng Cà Ná này tạo điều kiện và bật đèn xanh cho các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Trung Quốc trước đó…
Như vậy, có khả năng chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng đã khớp nối các thao tác kinh tế- ngoại giao nhằm mục đích phân chia, cân bằng 2 thế lực đang gầm ghè nhau “miếng bánh” Biển Đông: Việt Nam chia phần, hợp tác với cả hai…
Đây là một hình thái ngoại giao: Đưa người cửa trước rước người cửa sau...
Sự kiện kiện thứ 4 có liên quan gì ?

Việc cấp tốc bắt giam 2 nhà hoạt động bất đồng chính kiến đó là anh Nguyễn Văn Oai, vừa mới mãn hạn tù năm 2015 và chị Trần Thị Nga ở Phủ Lý Hà Nam vào dịp này là tín hiệu,“ 2 nắm đấm” mà nhà cầm quyền Việt Nam dứ ra để “bảo hiểm” cho chính sách “ đu dây” của mình…
Dư luận lâu nay vẫn cho rằng: “Lệ thuộc Trung Quốc thì mất nước; bắt tay với Hoa Kỳ thì mất Đảng”…
Để tránh bị rơi vào “ tử lộ” của những thái cực quan hệ kể trên; để “bảo hiểm” cho chính sách “ đu dây”: Bên cạnh việc tăng cường mua sắm vũ khí, củng cố các liên minh với các nước có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, Ấn Độ; Việt Nam đã chìa tay với Trung Quốc để tránh không bị Trung Quốc gây ra những khó dễ nhãn tiền, còn lâu dài thì tính sau, chia nhau chịu đựng; đồng ý chấp nhận cho Trung Quốc vào đầu tư một số dự án ở những khu vực then chốt như Formosa, Cà Ná-Ninh Thuận…
Thao tác này được triển khai đồng hành với thao tác mời Mỹ vào vùng biển Quảng Ngãi để khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh, một mỏ khí lớn…
Để đề phòng việc “Chú Sam” ( Hoa Kỳ) cùng với việc mang tiền, thiết bị sang đầu tư làm ăn tại Việt Nam, mang theo cả “món hàng” dân chủ là thứ rất nhó nhằn, rất là “dị ứng” với “ cơ địa” của chính quyền Việt Nam cộng sản. Để dằn mặt những kẻ kinh doanh mặt hàng này, Việt Nam tăng cường bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến để phát tín hiệu cảnh báo răn đe…để chứng tỏ các nhóm lợi ích của Đảng vẫn mạnh tay, mạnh cánh…
Qua 4 sự kiện nay cho thấy số phận đắng cay, “ trăm dâu đổ đầu tằm” của con dân đất Việt trước những biến thiên của thời cuộc, đất nước; trước những rủi ro tiềm ẩn của những cú " đu dây"…Họ thường hưởng những phần quà nhỏ nhất nhưng lại gánh những gánh nặng nhất của số phận, đất nước.
Trăm họ con dân đất Việt lại phải chịu bao nhiêu hệ lụy không chỉ chi riêng đời họ và con cháu nhiều đời mai sau bởi họ đang sụn lưng vì: phải gánh cõng trên vai mình những toan tính của biết bao thế lực cường bạo !

P.V.Đ.


Tôi có thể hiểu được tại sao Giáo sư Carl Thayer hay nhà báo Hellen Clark đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson.

Theo báo Nhịp cầu Đầu tư ngày 15/1, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, ngày 13/1, PVN đã cùng Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Công ty TNHH Thăm dò Khai thác Dầu khí ExxonMobil Việt Nam (Exxon Mobil) ký thỏa thuận khung phát triển dự án và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh.

Dự án khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất tại Việt Nam cho tới nay. Việc phát triển dự án khí này sẽ cung cấp nguồn khí quan trọng để ổn định và phát triển khu vực miền Trung cũng như khả năng bổ sung năng lượng cho miền Nam, tạo đà cho phát triển công nghiệp hóa dầu.

Từ năm 2007, PVN, PVEP và ExxonMobil đã ký Thoả thuận Nghiên cứu chung, làm cơ sở cho ba bên ký kết hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí đối với các Lô ngoài khơi miền Trung Việt Nam vào ngày 30/6/2009. [1]

Hoạt động hợp tác dầu khí này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhận được sự quan tâm, chú ý của một số nhà quan sát và truyền thông quốc tế.

Sở dĩ dư luận quan tâm là vì mối liên hệ giữa Tập đoàn ExxonMobil với Ngoại trưởng đề cử Hoa Kỳ Rex Tillerson, cũng như phản ứng của Trung Quốc trước các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên hợp pháp của Việt Nam trong quá khứ.

Những bình luận về mối liên hệ giữa Ngoại trưởng đề cử Mỹ Rex Tillerson với ExxonMobil

BBC ngày 16/1 tường thuật lại, tháng 6/2007, dưới áp lực của Trung Quốc, Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại Nam Côn Sơn trước khi chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Vào tháng 7/2008, Trung Quốc cũng đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.

Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.

Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó là ông Michael Michalak từng nhận xét với BBC rằng các tập đoàn như ExxonMobil có sức mạnh 'như các quốc gia' và có chính sách của riêng họ.

Trong khi ông Rex Tillerson từng làm Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn ExxonMobil trước khi nghỉ hưu để nhận đề cử làm Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ trong chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Giáo sư Carl Thayer bình luận trên BBC:

"Rex Tillerson chắc chắn có hiểu biết sâu sắc về các nỗ lực của Trung Quốc nhằm cản trở hoạt động của ExxonMobil tại Việt Nam từ các năm 2007-2008. Tillerson sẽ không nao núng trước các phản đối của Trung Quốc".

Trên VOA, Giáo sư Carl Thayer nhận định, đây là chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam mà ông xem như một phần của chiến lược cân bằng quan hệ với các siêu cường.

Theo Giáo sư: "ông Rex Tillerson luôn nhờ tới Bộ Ngoại giao Mỹ, và dựa vào sự trợ giúp của họ trong nhiều năm với các thương vụ ở nước ngoài, kể cả ở Indonesia.

Ông Tillerson không lạ lẫm gì với việc nhờ chính phủ Mỹ bảo vệ các quyền lợi của ông ấy. 

Bây giờ nếu đề cử của ông Trump được thông qua ông Tillerson sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ, và khi ấy, nếu Trung Quốc phản đối mỏ Cá Voi Xanh, thì công ty của ông ấy sẽ được sự trợ giúp của chính ông".

Thời điểm ký thỏa thuận này diễn ra ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam lần cuối của ông John Kerry với tư cách Ngoại trưởng Mỹ. 

Và chỉ 2 ngày trước khi Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam, ông Rex Tillerson có một số phát biểu gây chú ý về Biển Đông trước Thượng viện. Hiện Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng nào về hoạt động hợp tác dầu khí Việt - Mỹ.

Xung quanh hoạt độn hợp tác này, Asia Times ngày 23/1 đăng bài phân tích của tác giả Hellen Clark, trong đó nhận định, ông Rex Tillerson sẽ là chỗ dựa ngoại giao mạnh mẽ cho dự án hợp tác này giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Hợp tác dầu khí Việt - Mỹ ở mỏ Cá Voi Xanh vừa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, vừa góp phần thực hiện Phán quyết Trọng tài

Tôi có thể hiểu được tại sao Giáo sư Carl Thayer hay nhà báo Hellen Clark đánh giá cao về vai trò, ảnh hưởng của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson đối với hoạt động hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông như vậy.

Về những bình luận này, tôi không đưa ra ý kiến đồng tình hay phản đối, mà chỉ xin lưu ý rằng, hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ở khu vực mỏ Cá Voi Xanh là hoàn toàn hợp pháp, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam không có tranh chấp.

Tuy nhiên, trong quá khứ Trung Quốc đã từng có những phản đối vô lý để tìm cách hợp thức hóa yêu sách đường lưỡi bò, cũng như hiện nay, họ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam cùng khai thác khu vực cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Liệu điều này có liên quan gì đến phạm vi vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang muốn mở rộng tối đa khi họ chính thức công bố đường cơ sở bao lấy toàn bộ quần đảo này theo quy chế quốc gia quần đảo?

Nhưng vấn đề là “cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng” đến đâu? Đó chính là câu chuyện phạm vi hợp tác - vùng chồng lấn. Vì vây, tôi xin đưa ra một vài bình luận dưới góc độ pháp lý.

Năm 2011 Trung Quốc đã từng gián tiếp cảnh báo ExxonMobil ngay sau khi công ty công bố phát hiện lượng khí đốt lớn tại Lô 118 trong phạm vi mỏ Cá Voi Xanh.

Bắc Kinh nói rằng, các công ty nước ngoài nên dừng thăm dò ở "khu vực tranh chấp".

Ngoài những thông tin truyền thông quốc tế đề cập về việc Trung Quốc gây áp lực với các công ty dầu khí nước ngoài (Anh, Ấn Độ, Hoa Kỳ), trong đó có ExxonMobil không hợp tác với Việt Nam, năm 2012 họ còn mời thầu quốc tế 9 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Cái gọi là "khu vực tranh chấp" mà Trung Quốc đề cập ám chỉ phần lớn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam theo UNCLOS 1982 mà đường lưỡi bò "đè" lên.

Việt Nam cũng như phần còn lại của thế giới chưa bao giờ thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là đường chữ U, đường 9 đoạn hay dân gian gọi là đường lưỡi bò ấy.

Giữa năm 2014, Trung Quốc đã kéo giàn khoan khổng lồ 981 ra cắm trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam gây ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ giữa hai nước.

Ngày 14/5/2014, ông Rex Tillerson khi đó là Chủ tịch, Tổng giám đốc tập đoàn ExxonMobil đã gặp Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) Wang Yilin tại Bắc Kinh để bàn khả năng hợp tác, theo Reuters.

Nhưng cho đến nay, cả ExxonMobil lẫn CNOOC đều không công bố bất cứ kế hoạch nào về hợp tác thăm dò khai thác trong cái gọi là "vùng tranh chấp" Trung Quốc cố tình tạo ra bằng đường lưỡi bò, thực tế là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam không có tranh chấp. [2]

Những thông tin này cho thấy 3 nội dung đặc biệt quan trọng. 

Một là, những động thái của Trung Quốc hòng hợp thức hóa đường lưỡi bò bằng cách biến các vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, từ chỗ không có tranh chấp thành có tranh chấp đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Sự lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ExxonMobil, ông Rex Tillerson thể hiện rõ trong những hoạt động đàm phán dầu khí năm 2014 mà Reuters phản ánh.

Quyết định hợp tác đến cùng với Việt Nam của ExxonMobil là một sự lựa chọn đúng đắn trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế, bảo vệ UNCLOS 1982.

Hai là, Phán quyết Trọng tài ngày 12/7/2016 trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc về áp dụng, giải thích UNCLOS được Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII đã tuyên:

Đường lưỡi bò không có giá trị pháp lý, yêu sách “quyền lịch sử” Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông là vô giá trị.

Đây là bước ngoặc to lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giải quyết các tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, giảm tối đa phạm vi tranh chấp do Trung Quốc tạo ra.

Chính điều này cùng với phản ứng quyết liệt của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, có lẽ đã khiến Trung Quốc phải có những hiệu chỉnh.

Ba là, có thể xem như Trung Quốc đã âm thầm thừa nhận và chấp hành một phần Phán quyết Trọng tài liên quan đến đường lưỡi bò, cho dù hành động và tuyên truyền của họ đều hướng tới hiện thực hóa sợi thòng lọng thắt chặt Biển Đông này.

Do đó khả năng Trung Quốc công khai hủy bỏ đường lưỡi bò là ít xảy ra. Họ có thể âm thầm chấp nhận nếu các bên liên quan luôn cảnh giác và kiên quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như luật pháp quốc tế, UNCLOS ở Biển Đông.

Nếu các bên chỉ vì lợi ích kinh tế, chính trị  mà lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ khía cạnh pháp lý, thì họ sẽ lại lấn tới.

Điều này cho chúng ta thêm một bài học quý trong việc xác định phạm vi “vùng chồng lấn” ngoài cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, mà Trung Quốc rất muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://nhipcaudautu.vn/kinh-te/pvn-exxon-mobil-ky-thoa-thuan-khai-thac-mo-khi-lon-nhat-viet-nam-3317485/

[2]http://www.atimes.com/article/exxon-vietnam-gas-deal-test-tillersons-diplomacy/


Ts Trần Công Trục

(Giáo dục)

Việt Nam được gì từ thỏa thuận ký với Exxon Mobil?

Việt Hà, phóng viên RFA
2017-01-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil.
 AFP photo


Vào ngày 13 tháng 1 vừa qua, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã ký hai thỏa thuận khai thác khí đốt với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ.
Việc ký kết diễn ra giữa lúc chính phủ mới của Mỹ chuẩn bị lên nắm quyền và người được tân Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm Ngoại trưởng ông Rex Tillerson, cựu Giám đốc điều hành của Exxon Mobil vừa lên tiếng trước quốc hội Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Việc ký kết cũng diễn ra giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tới thăm Việt Nam. Những diễn tiến này có ý nghĩa gì với Việt Nam và tình hình biển Đông. Việt Hà phỏng vấn giáo sư  Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc. Trước hết nói về nguyên nhân tại sao Việt Nam lại quyết định ký kết những thỏa thuận mới với Exxon Mobil vào lúc này, giáo sư Carl Thayer cho biết:
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry.
- Gs. Carl Thayer
Thực sự là có hai thỏa thuận và một hợp đồng không chính thức, không ràng buộc cần phải được có sự chấp thuận của hai chính phủ mà theo nhận định của tôi thì sẽ không có khó khăn gì. Theo tôi thì rõ ràng là Việt Nam muốn tập trung hóa việc lên kế hoạch, đặc biệt là đối với các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao, những người đến Việt Nam. Việt Nam biết là Tổng Bí thư sẽ sang thăm Trung Quốc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Jonh Kerry sẽ đến Hà Nội, rồi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ đến Hà Nội ngay sau đó.
Theo nhận định của tôi thì PetroVietnam đã được thúc giục để lên kế hoạch cho việc ký những thỏa thuận này trong chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry. Liên quan đến phát biểu của người được bổ nhiệm Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là ông Rex Tillerson về vấn đề biển Đông thì hầu như không ai nghĩ là ông ấy sẽ có những phát biểu như vậy vào lúc đó. Nhưng theo tôi thì việc ký kết này có liên quan đến chuyến thăm của Ngoại trưởng John Kerry nhiều hơn.
Ông Kerry muốn khẳng định mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam và việc ký kết những thỏa thuận này là một bước tiến lớn vì nó có thể được coi là khoản đầu tư lớn nhân về khí đốt ở Việt nam tính đến lúc này. Việc ký những thỏa thuận này được sắp xếp vào đúng lúc Ngoại trưởng John Kerry có mặt ở Việt Nam và đến lúc ông không còn làm Ngoại trưởng nữa thì ông ấy có thể nói là quan hệ với Việt nam đã đạt một tầm cao mới.
Chính sách của Việt Nam
000_SAWH981201399660-400.jpg
Một cửa hàng xăng dầu thuộc Exxon Mobil ở Mỹ. AFP photo
Việt Hà: Việt Nam rõ ràng là cũng lo ngại những đe dọa có thể có từ phía Trung Quốc vì như hồi năm 2007 nước này đã gây sức ép lên  Exxon Mobil để tập đoàn này không đầu tư vào khai thác dầu khí ở Việt Nam. Vậy Việt Nam có lợi gì từ việc ký kết này?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam muốn có cái bánh và cũng muốn ăn cái bánh. Thỏa thuận với Exxon Mobil liên quan đến lô dầu khí  được nói tới từ năm 2006 vào cùng thời gian mà ông Rex Tillerson được đề bạt làm Tổng Giám đốc điều hành của Exxon Mobil. Phải mất khoảng 6 năm cho đến lần khoan thử thứ 2 hay thứ 3 thì Exxon Mobil mới tìm thấy khí đốt. Exxon Mobil đã đến Việt Nam trước đó từ lâu. Chúng ta bây giờ biết là vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu 981 vào vùng nước của Việt Nam thì vị trí đó rất gần nơi Exxon Mobil khai thác. Có tin lúc đó cho biết ông Rex Tillerson đã sang Bắc Kinh để dò hỏi ý của Bắc Kinh muốn gì….Khi tôi nói rằng Việt Nam muốn có cái bánh và ăn bánh thì tôi muốn nói là Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc và muốn có quan hệ với các cường quốc khác.
Theo tôi, chính sách của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc, và cho mỗi cường quốc một phần lợi ích liên quan đến Việt Nam bao gồm lợi ích về thương mại và an ninh với hy vọng là các cường quốc sẽ bảo vệ lợi ích của mình và không mất sự quan tâm đối với Việt Nam cho cường quốc khác. Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
Việt Nam đang theo một chiến lược là cố gắng làm việc với tất cả các nước vì biết rằng quyền lợi quốc gia của họ sẽ được cân bằng và có thể Việt Nam có lợi từ đó.
- Gs. Carl Thayer
Việt Hà: Theo ông thì liệu Trung Quốc sẽ có thái độ thế nào đối với việc ký kết mới này của Việt Nam với Exxon Mobil?
Gs. Carl Thayer: Cho đến lúc này Trung Quốc khá là im lặng và không lớn tiếng về chuyện này. Khu vực Lô 118 rất gần với đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc, nhưng toàn bộ khu vực này chỉ cách bờ biển Việt Nam có 80 km. Việt Nam nói một cách không chính thức rằng về lý thuyết Việt Nam muốn Trung Quốc tôn trọng đường trung gian trong vùng nước của Việt Nam. Nói theo cách khác, Trung Quốc có thể hoạt động ở phía bên kia vùng nước tranh chấp và Việt Nam hoạt động phía bên này. Theo tôi thì Trung Quốc sẽ không trả đũa Việt Nam về chuyện này vì mối quan tâm chính của Trung Quốc bây giờ là Trump và cách tiếp cận của ông ta đối với vấn đề thương mại và vấn đề tiền tệ với Trung Quốc.
Ngoài ra thì vì cách tiếp cận của Tổng thống Philippines Duterte, các nước trong khu vực cũng lờ đi phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế vào năm ngoái và không muốn làm Trung Quốc tức giận. Cho nên Trung Quốc cũng đang hưởng lợi rất nhiều từ tình hình này. Ngoài ra thì  Trung Quốc cũng đang cố gắng ép Việt Nam tham gia vào một hợp tác phát triển chung ở ngoài vùng cửa vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam thì rất miễn cưỡng. Hai bên đã gặp nhau nhiều lần và Trung Quốc rất khó chịu vì chưa đạt được gì.Trung Quốc muốn thấy là nếu họ ép được Việt Nam tham gia vào hợp tác phát triển chung này thì họ cũng có thể khiến các nước tham gia các hợp tác phát triển chung tương tự.
Đe dọa nào từ Trung Quốc?
hd981.jpg
Dàn khoan HD981 của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014. AFP photo
Việt Hà: Nếu Việt Nam mời các công ty nước ngoài vào khai thác ở vùng nước mà Trung Quốc coi là vùng tranh chấp nhưng Việt Nam xác định là thuộc chủ quyền của mình, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị đối phó với những đe dọa có thể có nào từ Trung Quốc?
Gs. Carl Thayer: Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga. Theo tôi yếu tố then chốt là nguồn năng lượng chính ở biển Đông là khí đốt nhiều hơn là dầu và các mỏ này thường nằm sâu xuống phía nam. Việt Nam sẽ cố gắng mời công ty nước ngoài vào khai thác và mở rộng những lô hiện có để khiến các cường quốc phải có quyền lợi ở đây để bảo vệ và cho đó giảm sức ép từ Trung Quốc. Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ các quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc nếu họ vẫn tiếp tục giúc Việt Nam phát triển.
Nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ yêu cầu công ty ngoại quốc ngưng hoạt động ở lô mới. Việt Nam đã có công ty dầu khí của Ấn Độ, Mỹ và liên doanh với Nga.
- Gs. Carl Thayer
Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với Việt nam và Việt Nam chịu thâm thủng cán cân thương mại rất lớn với Trung Quốc. Cho nên nếu điều này xảy ra thì sẽ rất khó cho Việt Nam. Cho nên nhìn chung thì mối nguy lớn chính là khi Trung Quốc không chấp nhận những gì Việt Nam đang làm và thực hiện các hành động gây hấn hoặc gây sức ép lên các công ty nước ngoài.
Việt Hà: Theo ông liệu thì thỏa thuận mới giữa Việt Nam và Exxon Mobil có thể khuyến khích các công ty nước ngoài khác đầu tư vào việc khai thác dầu khí ở biển Đông với Việt Nam trong tương lai?
Gs. Carl Thayer: Việt Nam đã có các công ty của Nga, Ấn Độ, Mỹ và thậm chí cả Canada tham gia vào việc tìm kiếm khai thác dầu khí. Tương lai của những thỏa thuận khai thác ngoài khơi Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố là có lợi cho đầu tư hay không. Việt Nam muốn các công ty nước ngoài có lợi ích thực sự mà nói theo nghĩa rộng hơn là có quyền lợi ở Việt Nam mà họ phải bảo vệ vì nếu không thì các cường quốc khác sẽ chiếm chỗ.
Lĩnh vực dầu khí là lĩnh vực có lợi nhuận vì các công ty sẽ không ở đó nếu họ không có lợi…. Trong tình huống hiện tại khi giá dầu trên thế giới xuống rất thấp, và Việt nam cũng bỏ dự án điện hạt nhân, thì khí đốt là nguồn nguyên liệu chính ở khu vực biển Đông và dầu mỏ cũng đang được khai thác. Cho nên Việt Nam sẽ mời chào việc khai thác khí đốt với các công ty nước ngoài và các công ty nước ngoài sẽ chấp nhận nếu thấy có lợi nhuận.
Việt HàXin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Không có nhận xét nào: