Phạm Viết Đào.
Tù tự giác có
cái sướng hơn tù không tự giác là hàng ngày không phải ngồi thu lu trong buồng giam, được lê la ngoài hàng lang…Những phòng có cơ chế tiếp tế khá muốn dễ dàng thì thỉnh thoảng cho đám
tù tự giác hộp sữa; thảng hoặc muốn chuyển cho những tù khác là bạn bè thì đều phải
qua tay tự giác.
Trong tù tự
giác còn có một việc làm hết sức có ý nghĩa: chuyển thư tình cho các tù nhân
với nhau. Tù nhân ở trong tù tất cả đều bí bách nên tìm cách thiết lập quan hệ khác giới với nhau: có khi 2 phòng cạnh nhau, quen nhau chỉ qua giọng nói, tiếng hát. Có
khi có dịp ra khỏi buồng giam, liếc thấy nhau qua ô cửa nhỏ thế là yêu nhau, thế
là thầm yêu trộm nhớ nhau và nhờ tự giác chuyển hộ thư, lời lẽ rất chi là mùi
mẫn…Thư đọc xong đều hủy ngay và ném ngay xuống cống vệ sinh, thầy mà bắt được
thì ăn đòn cả hai…
Để được suất
làm tự giác cũng phải có cơ chế mới được vào cái chân này. Vì vào chân này
ngoài việc được tự do ra khỏi buồng giam, tối mới phải quay về nhưng cũng chỉ
tự do trong khu dãy buồng giam do quản giáo phụ trách.
Mỗi ekip quản
giám phụ trách khoảng 8-10 buồng giam, thường bố trí 2-3 tự giác làm nhiệm vụ
chia cơm, đưa đồ tiếp tế cho tù. Đám tự giác này có cái sướng là ngoài việc
được những tù có cơ chế mạnh thỉnh thoảng cho hộp sữa, hộp bánh còn được quyền
bớt xén thức ăn của tù, đó là loại mà tù mua thêm hoặc người nhà tiếp tế và tất
nhiên tự giác đều có phần…
Có một giai
đoạn sau này khi đã có án mình được xếp chung với một vài tù tự giác: hắn không
chỉ ăn cắp, ăn bớt quà của bạn tù mà còn ăn cắp thức ăn của các cô bán căng…
Xin quay trở
lại bữa cơm tù. Rau muống, quanh năm chỉ có rau muống mình không dám đụng đũa.
Vì rau muống không nhặt, người ta dùng liềm cắt cả gốc rễ, rửa qua quýt, cho
vào nồi ninh dừ và mang vào cho tù ăn. Rau thì ố vàng, còn nước thì quánh như
nước cống.
Những bữa ăn
tù mình chỉ dám ăn cơm, cơm là loại gạo lấy từ kho dữ trữ quốc gia thải loại
ra, ăn nhạt thếch, rời rã ra và không còn nghe mùi gạo, mùi cơm, như ăn mùn cưa.
Mỗi lần ăn phải thức ăn lạ, bụng phản ứng lại nhờ quản giáo xin thuốc trại. Mà
thuốc trong trại quanh đi quẩn lại cũng chỉ có cloxit: đau bụng cloxit, đau đầu
cloxit, đau răng: cloxit…
Những tù nhân
khác xin thuốc, xin gọi điện về nhà có vẻ dễ dàng vì họ đã thiết lập được “cơ chế “ với quản giáo. Còn mình mới
vào, bạn tù cùng buồng thúc mình: muốn sống, bằng mọi cách, đệ phải xin “ thầy” ( quản giáo ) cái “ cơ chế “, nếu không được quản giáo ban
cho cái “cơ chế” thì gay go, không
trụ được đâu vì đệ lớn tuổi rồi.
Trên đường xuống
trạm xá, mình nhẹ nhàng: Cán bộ dàn xếp cho tôi cái cơ chế để tôi nhắn vợ mang
cho tôi ít thuốc và dặn vợ tuần vào mua thức ăn đúng những thứ tôi ăn được, còn
thứ mua vào cho tôi mất tiền mà không ăn được thì gay quá. Cả thuốc nữa: tôi
muốn vợ gửi cho tôi ít tiền, cán bộ cầm hộ, khi nào cần mua hay ốm đau gì, tôi
nhờ quản giáo mua hộ thuốc…
Tù được trại
cho phép người nhà mỗi tháng gửi cho 1,5 triệu đồng và chỉ được mua từng ấy tại
căngtin của trại; mà căng tin của trại quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy thứ:
thịt lợn luộc, thịt lợn rang, thịt lợn quay và phần lớn đều là mỡ, tù gọi là “ mều “…
Quản giáo phụ
trách buồng mình là một tay thượng uý mới ngoài 30 tuổi, khi nghe mình đặt vấn
đề xin cái cơ chế thì anh ta giẫy nẩy: Với anh không có “ cơ chế “ gì hết; cầm tiền của anh, mua cho anh khi anh ra trại
anh lại lên mạng tố chúng tôi: ở trong tù anh bị quản giáo tống tiền à ?
Vào tù, giai
đoạn tạm giam, nếu không đi cung thì suốt ngày, suốt tháng, suốt năm tù ngồi bó
gối ở trong buồng, tranh nhau ra cửa gió rộng khoảng 60 cm cao khoảng 80 để
nhìn ra ngoài sân tù xem có tù nữ nào ra sân phơi quần áo, hay tù mới vào hay
tù đi cung để tẩm bổ con mắt.
Ngồi tù, nhịp
sống tù nó đơn điệu, bó cứng con người ta đến ngột thở và lâu rồi thành quen,
thành nếp; mình nhận ra điều nay qua các hành vi cử chỉ của bạn tù ở cùng
buồng…
Vào hoàn cảnh này, người tù giống như bị dồn vào chân tường và lúc đó chỉ nằm giữa làn ranh: tồn tại hay gục xuống. Muốn tồn tại thì phải tự vận công lực, nội lực để mà chai lỳ ra trước những thử thách nghiệt ngã về tinh thần, thể chất, thể xác do hoàn cảnh, xã hội tù đưa đến.
Vào hoàn cảnh này, người tù giống như bị dồn vào chân tường và lúc đó chỉ nằm giữa làn ranh: tồn tại hay gục xuống. Muốn tồn tại thì phải tự vận công lực, nội lực để mà chai lỳ ra trước những thử thách nghiệt ngã về tinh thần, thể chất, thể xác do hoàn cảnh, xã hội tù đưa đến.
Đi tù nói là
để cải tạo để hoàn lương nhưng những gì mình chứng kiến, trải nghiệm thấy những
kẻ đi tù về thường trở nên lỳ lợm, bất chấp hơn và do đó mà rất dễ tái phạm; có
tù buổi sáng thả, chiều lại bị bắt lại…
Mùa đông năm
2013 đến khá sớm, vào giữa tháng 9 gió mùa đông bắc đã tràn vào kéo nhiệt độ
xuống 15-16 độ; Mình là người chịu rét kém, rất sợ rét, sợ mùa đông Hà Nội…
Bị bắt ngày
13/6/2013 và lệnh tam giam đầu tiên 3 tháng được gia hạn tới 13/9/2013; Vào
cuối tháng 8, mình đi cung liên tục, thấy tổ chuyên án gấp rút hoàn thiện hồ sơ
theo hướng sẽ thả mình trong dịp 2/9 vì thấy những bài viết của mình cũng chỉ
đến thế…
Nhưng rồi
suốt những ngày gần kề 2/9 không thấy động tĩnh gì, hết lệnh tạm giam 3 tháng,
mình nhận tiếp lệnh tạm giam thêm 2 tháng và lại tiếp tục đi cung, lai đưa cái
bài viết trên blog ra điền vào Biên bản hỏi cung. Bài nói điều gì, tại sao lại
viết thế, động cơ, có quen biết tác giả, ai ở cái trang mạng mà mình dẫn bài ấy
về blog của mình không ? Có nhận tiền của ai không ?
Trang 3 Kết luận của Cơ quan Điều tra CATP Hà Nội...
Cơ quan điều tra đã đếm trên 2 trang blog của mình: Phạm Viết Đào 4 và Chiến tranh Trung Việt cận đại mình đã đưa lên mạng 1117 bài, trong đó mình trực tiếp 42 bài với các bút danh: Phạm Viết Đào, Hai Xe Ôm và Phúc Lộc Thọ…
Trong các bài
đưa lên mạng, cơ quan điều tra xác định trong kết luận điều tra có 68 bài được
đưa vào diện xâm phạm lợi ích của một số cá nhân trong đó có 5 bài đụng chạm
tới Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 10 bài đụng chạm tới Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng; những bài này mình lấy từ mấy trang mạng: BBC, RFA, RFI, Đàn Chim Việt, Cầu
Nhật Tân và một số trang mạng khác…
Bài do mình đích
thân viết, theo tập hợp cua cơ quan điều tra quy kết có 7 bài, thực chất là 1
bài mình viết về vụ án Đoàn Văn Vươn và chùm 6 bài góp ý sửa đổi một số điều
trong Hiến pháp 2013.
Về những bài
lấy từ các trang mạng khác chỉ trích, đụng chạm tới một số quan chức Đảng và
Chính phủ mình chỉ nhận lỗi là kẻ “tòng
phạm”; thủ phạm chính phải chịu
trách nhiệm pháp lý là nhà cung cấp FPT, chính họ chở tải những thông tin này
về, mình là người giống như kẻ mua vé vào “ cửa “, lập “ cái lều “ ( blog ) và
cóp nhặt một số hàng hoá từ cái “ siêu thị “ thông tin FPT…FPT kinh doanh và
thu tiền còn mình thì chỉ là kẻ thu gom chơi…
Mình giải
trình: Việc lấy bài từ các trang mạng khác về blog cá nhân không giống với thời
xưa, tôi đi nước ngoài về mang theo va ly tài liệu rồi đem về in, nhân bản,
phát tán. Còn hiện nay, đơn vị nhập khẩu những thông tin này về là Giám đốc
công ty FPT, họ nhập về và bán lại cho người tiêu dùng theo hình thức bán vé
vào cửa siêu thị. Ai có vé vào được cửa rồi thì muốn làm gì thì làm trong khuôn
viên siêu thị của họ thì làm. Nếu không có FPT thì không có những thông tin đó,
còn không có những blogger như tôi thì thông tin vẫn chình ình trên mạng.
Trong khi
Giám đốc FPT giàu do kinh doanh thông tin mạng thì không bị làm sao, tôi chỉ là
kẻ a dua, tòng phạm mà bị tù là bất công, là không nghiêm minh, khách quan, không đúng người, đúng tội.
Còn chùm bài
mà tôi viết góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013 là huownrh ứng theo lời kêu gọi của Ban soạn thảo; Ban soạn thảo đề nghị người dân thoải mái góp ý kể cả góp ý sửa đổi Điều 4. Những góp ý của tôi đã trực
tiếp gửi cho ban soạn thảo qua tổ dân phố. Tổ dân phố, chi bộ phường đã mời tôi
đến nghe phổ biến chủ trương và đề nghị tham gia góp ý tôi mới tham gia.
Về bài “Vụ án Đoàn Văn Vươn, quan toà tiếp tay cho
cướp ngày”, khi làm việc với cơ quan điều tra tôi đã nhận lỗi: Đặt tít bài
có phần xúc phạm toà án hành chính Hải Phòng. Lẽ ra nên viết: Toà hành chính Hải Phòng tiếp tay cho Chủ
tịch huyện vi phạm pháp luật thì
không sai…
Vụ án này do
Đoàn Văn Vươn khởi kiện Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Toà Hành chính phán xử cho
Chủ tịch huyện Tiên Lãng thắng; Do sự phán xét bất công này mới dẫn tới vụ cưỡng chế trái pháp luật.
Nội dung những phân tích trong bài của tôi theo hướng đó là không sai, duy cách đặt tít bài có phần xúc phạm Toà hành chính; hành vi này giống với hành vi hành chính: chửi bới, thoá mạ người khác nơi công cộng thì đang được Bộ công an đưa vào khung xử phạt hành chính…
Nội dung những phân tích trong bài của tôi theo hướng đó là không sai, duy cách đặt tít bài có phần xúc phạm Toà hành chính; hành vi này giống với hành vi hành chính: chửi bới, thoá mạ người khác nơi công cộng thì đang được Bộ công an đưa vào khung xử phạt hành chính…
Còn chùm 6
bài viết góp ý Hiến pháp thì mình đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, vì
tôi góp ý cho Ban soạn thảo theo đề nghị của Ban này, thấy góp ý không tiếp thu
được thì thôi, sao lại bỏ tù tôi…
Sau này ra
tù, đọc Hiến pháp 2013 thấy một số điều sửa đổi như góp ý của mình. Đáng chú ý
đó là góp ý: Đề nghị không đưa Chủ nghĩa Marx-Lê Nin vào trong Lời nói đầu của
Hiến pháp; Góp ý này đã được tiếp thu, không còn trong chương Lời nói đầu nữa...
Trong quá
trình điều tra mắc nhất, bị lật đi lật lại nhiều lần là bài: “Thể chế
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là thể chế tạo hệ điều hành nhà nước giống như nhà
máy lọc dầu Dung Quất”, đây là bài được đứa vào chùm 9 bài để làm căn cứ
bắt khẩn cấp mình chiều ngày 13/6/2013…
( Còn nữa…)
Tặng quý vị nhạc chế theo giai
điệu của "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh..."
Chứ đi mô rồi cũng nhớ
về Hà Nội
Nhớ phố Bà Triệu, nhớ
Trần Duy Hưng, nhớ kỷ niệm Xala…ơ…a…
Những án tù sâu nặng,
tù đâu thì cũng vậy, tù thì phải lên rừng, ăn thì ít làm thì nhiều khốn nạn
thay thân tù….
Tù ăn chơi sa đoạ…ai
đi tù có nhớ, sẽ có lúc có ngày về…
Tù cờ bạc, tù buôn ma,
tù mại dâm tù buôn thuốc phiện, đã đi tù thì phải lo rèn luyện để đến ngày được
tự do…ơ…a…
Anh đi xa bao năm có biết…em có chờ có đợi được không
Nhớ rang lạc với muối
vừng tiêu, mang cho anh những ngày đi trại
Cả cuộc đời ngày hôm
nay sang trang sách mới
Từ năm hai ngàn mười
đến năm hai ngàn không trăm ba mươi…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét