Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Sáng nay, quan chức Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư trước khi tự sát; 85 % Quan chức Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch cao chạy xa bay trước nguy cơ " vong đảng"...

Biết trước nguy cơ vong đảng, 85% giới chức cấp cao Trung Quốc đã có kế hoạch ‘cao chạy xa bay’

Theo các phân tích tình hình chính trị Trung Quốc gần đây, trong giới quan chức cao tầng của ĐCSTQ có đến hơn 85% có thể bỏ quan để cao chạy xa bay sang nước ngoài bất cứ lúc nào, ĐCSTQ đã đứng trước nguy cơ vong đảng. Hơn nữa, còn có tiên đoán, năm 2017 ĐCSTQ sẽ tiêu vong.

ĐCSTQ sụp đổ, ĐCSTQ, Trung Quốc, năm 2017,
Năm 2017, ĐCSTQ sẽ tiêu vong? (Ảnh: Internet)
Ông Tân Tử Lăng, chuyên gia phân tích tình hình chính trị Trung Quốc cho biết, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua điều tra nội bộ cho thấy, giới quan chức cao tầng chuẩn bị bỏ quan chạy trốn chiếm trên 85%, và ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ vong đảng.
Ông Trần Vĩnh Miêu – học giả chính trị dân chủ Trung Quốc trước đây từng có bài viết chỉ ra rằng, giới chức cao tầng thật ra đã có kế hoạch “chìm thuyền”. Ông Cao Trí Thịnh – luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc trong cuốn sách mới của mình đã dự đoán ĐCSTQ sẽ sụp đổ trong năm 2017.
Ông Tân Tử Lăng: 85% quan chức cao tầng của ĐCSTQ có thể bỏ quan chạy trốn bất cứ lúc nào
Chuyên gia phân tích tình hình chính trị Trung Nam Hải – ông Tân Tử Lăng mới đây đã có buổi phỏng vấn đặc biệt với Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Nội dung phỏng vấn được đăng ngày 30/12/2016 cho biết, kể từ khi ông Giang Trạch Dân lấy hình thức tham nhũng trị quốc đến nay, chỉnh thể giới chức cao tầng của ĐCSTQ càng thêm hủ bại, ĐCSTQ đứng trước nguy cơ vong đảng, tỉ lệ quan chức có kế hoạch chạy trốn ra nước ngoài khiến người ta không khỏi giật mình.
Ông Tân Tử Lăng nói:
“Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Lý Nguyên Triều đã làm một cuộc điều tra cho thấy, người nhà con cái của Ủy viên Hội ủy viên Trung ương, Ủy viên Dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật Trung ương khóa 17 đều đã định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị vứt bỏ chức quan chạy trốn sang nước ngoài chiếm trên 85%.
Từ sau ‘sự kiện Lục Tứ’, có thể nói là ĐCSTQ dưới ảnh hưởng tham nhũng trị quốc của Giang Trạch Dân đã xuống dốc mau chóng, số lượng quan chức hủ bại sa ngã ngày càng nhiều, hơn nữa còn đảm nhiệm chức vụ cấp cao khiến người ta trố mắt không nói nên lời! Vậy nên ông Tập Cận Bình trong một lần Hội nghị đã nói, cần phải thừa nhận rằng đảng của chúng ta đã đi đến bờ vực vong đảng”.
Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông năm 2012 đã từng trích dẫn thống kê được thực hiện trong cơ cấu giới chức cao cấp nội bộ nhà nước Trung Quốc, kết quả điều tra phát hiện, 90% Ủy viên Trung ương đều đã có họ hàng di dân ra nước ngoài.
Theo số liệu trong “Báo cáo của điều tra nghiên cứu giám sát ‘lõa quan'” trong nhà nước Trung Quốc, có 38,9% nhân viên công chức thừa nhận vợ (hoặc chồng) có quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài ở nước ngoài, ngoài ra 46,7% nhân viên công chức cho rằng con cái họ có thể có được quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài, trong đó cấp bộ tỉnh, cấp bộ sở, cấp bộ huyện đều vượt trên phân nửa (53,3%, 53,4%, 51,7%), hơn nữa chức quan càng cao, càng công nhận điều này.
(Lõa quan là chỉ nhân viên công chức có bạn đời và con cái đều định cư ở nước ngoài hoặc đã gia nhập quốc tịch nước ngoài).
Theo tiết lộ trên trang WikiLeaks, tham quan Trung Quốc có hơn 5.000 người có tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, 2/3 trong đó là quan lớn cấp trung ương, từ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho đến Ủy viên Trung ương, rất nhiều người đều có tài khoản Thụy Sĩ. Ngoài ra, đại bộ phận các quan chức cấp cao đã từng công tác ở Hồng Kông cũng có tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ.
Trước đó, tài sản ngầm khổng lồ ở hải ngoại của tham quan ĐCSTQ đã bị đưa ra ánh sáng, do “hồ sơ Panama” của liên minh ký giả điều tra quốc tế công bố vào đầu tháng 4. Theo đó, người thân họ hàng của ít nhất 9 cựu lãnh đạo tối cao ĐCSTQ và lãnh đạo đương nhiệm, còn có một lô các quan chức cấp bộ tỉnh cuốn vào sự kiện này.
Ngày 16/5/2015, Thường ủy kiêm Bộ trưởng tuyên truyền tỉnh Giang Tô – ông Vương Yến Văn trong bài viết đăng trên truyền thông ĐCSTQ, công khai thừa nhận trong quan trường ĐCSTQ hiện nay có quan viên “thân ở doanh Tào, lòng ở Hán”, người thân, tiền tài đều đã chuyển ra nước ngoài, chuẩn bị “xuống tàu” bất cứ lúc nào.Theo nguồn tin từ trang tạp chí “Tranh Minh” của Hồng Kông, tại Hội nghị Cục Chính trị ĐCSTQ hồi tháng 6/2015, trong một bản báo cáo nghiên cứu xây dựng đảng đã liệt kê 6 nguy cơ lớn “vong đảng” của ĐCSTQ. Trong đó đã chỉ ra, chính trị – xã hội đã ở vào tình trạng bộc phát, lan tràn, chuyển biến xấu. Trong từng lĩnh vực chính trị, xã hội, tín ngưỡng đều cho thấy thể chế hủ bại mà tham quan mang đến đã không có thuốc chữa.
Ông Trần Vĩnh Miêu vạch trần “kế hoạch đắm tàu” của tầng lớp quyền quý
Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông số tháng 11/2016 đã đăng tải bài viết nổi tiếng “Giới chức quyền quý cao tầng ẩn chứa chính sách thuốc độc” của ông Trần Vĩnh Miêu, học giả chính trị dân chủ nổi tiếng Trung Quốc.
Bài viết chỉ ra, ĐCSTQ là chủ nghĩa phát xít kinh điển, một chủ nghĩa phát xít đầu tiên vô cùng thành thục. ĐCSTQ trên thực tế là chủ nghĩa tư bản quyền quý, sau đó đã tiến nhập vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc quan liêu. “Về mặt đối ngoại thì nó không có khả năng trong việc mở rộng kinh tế, liền gia tăng kéo dài 60 năm thực dân trong nước, mở rộng kinh tế trong nước, lấy thể chế đảng trị nước làm khả năng và giới hạn trong không gian chính trị, cho đến khi rút cạn xương tủy”.
Bài viết tiết lộ, giới chức quyền quý ĐCSTQ đang ẩn chứa một kế hoạch cao chạy xa bay. Trong nước thì quy hoạch cưỡng chế, cướp đoạt, còn bên ngoài thì vung tiền lấy lòng nịnh bợ; siết chặt thắt lưng của người dân cả nước, thâu tóm tài lực quốc gia, toàn diện viện trợ kết giao với nước ngoài; gắng sức qua lại với các nước bạn nhằm lo liệu xong điều kiện sinh hoạt trước, làm tốt các mối quan hệ ngoại giao, gây dựng giang sơn mới, sau đó dễ di dân. Chung quy là dùng tiền của người dân để đắp con đường sau cho mình.
Có người thừa nhận, họ đâu chỉ đơn giản là chỉ có thẻ xanh, mà khẳng định đã lo liệu xong “con thuyền cứu nạn”: quốc gia nào cần phải đưa hối lộ thì đã hối lộ xong rồi, số tiền cần phải rửa thì đã rửa rồi, một khi ngày đó đến, lập tức kích hoạt hệ thống tự hủy hồ sơ, xóa sạch hết thảy tài liệu lịch sử nguy hiểm, sau đó toàn bộ gia tộc ung dung chuyển đến nước ngoài lánh nạn, có thể sống cuộc sống sung túc bình an đến tận mấy đời.
Bài viết nói rõ, hoàn cảnh khó khăn của Trung Quốc là giai tầng trên phát triển mang tính cướp đoạt, khai thác triệt để theo kiểu giết gà lấy trứng để bòn rút giá trị thặng dư của xã hội, sau đó mau chóng bỏ trốn; giai tầng dưới và con cháu đời sau chỉ còn biết kéo dài tro tàn trong tình cảnh ác liệt của môi trường tự nhiên và nhân tâm bại hoại. Toàn thể xã hội thiếu sức gắn kết và nhận thức chung, nội bộ lục đục, môi trường bị tàn phá, đạo đức suy đồi.
Luật sư Cao Trí Thịnh tiên đoán: Năm 2017, ĐCSTQ sụp đổ
Ông Cao Trí Thịnh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc trong cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” xuất bản năm 2016, đã lấy “Khải thị của Đức Chúa” tiên đoán rằng năm 2017, ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Điều này đã trở thành điểm nóng của giới quan sát bên ngoài.
Trong sách, ông Cao Trí Thịnh cho biết, “ĐCSTQ sẽ sụp đổ năm 2017, đây chính là thần tích mà Đức Chúa hướng đến thế nhân khiến toàn nhân loại nhìn chăm chú, và đây là thần tích có ý nghĩa lịch sử sâu xa trong nghìn năm nay. Đến lúc đó, là tròn 96 năm ĐCSTQ thành lập đảng, thời gian nắm quyền của nó là 68 năm. Thiên đạo rõ rằng, thiên đạo cuối cùng đã được tỏ rõ!”.
Ông Cao Trí Thịnh còn lấy ĐCS Liên Xô giải thể làm ví dụ tương tự: “Thể chế đảng cộng sản có một đặc điểm chung lớn nhất, đó là trong thời gian một giây sau cùng trước khi nó sụp đổ, điều mà người ta nhìn thấy được vẫn là sự lớn mạnh và ổn định của nó”. 
Theo secretchina.com


Quan chức Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư trước khi tự sát

Quan chức cấp cao Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư thành ủy trong cuộc họp hôm nay tại một thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên. 


Xe cảnh sát và xe cứu thương của Trung Quốc đến hiện trường vụ án. Ảnh: qq.com
Xe cảnh sát và xe cứu thương của Trung Quốc đến hiện trường vụ án. Ảnh: qq.com
Nghi phạm 54 tuổi Trần Trung Thứ (Chen Zhongshu) bị cho là đã bắn thị trưởng và bí thư đảng ủy trong cuộc họp hôm nay ở thành phố 1,2 triệu dân Phan Chi Hoa, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, theo XinhuaTrần là Cục trưởng Cục tài nguyên đất của thành phố Phan Chi Hoa.
Vụ tấn công xảy ra lúc 10h50 phút sáng nay, khi các quan chức cấp cao của thành phố đang họp tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Phan Chi Hoa. Nghi phạm  bắn nhiều phát, làm bị thương bí thư Trương Diệm (Zhang Yan) và thị trưởng Lý Kiến Cần (Li Jianqin).
Động cơ gây án chưa được tiết lộ.
Cảnh sát Tứ Xuyên ra thông cáo xác nhận vụ việc và cho biết bí thư cùng thị trưởng đang được điều trị tại bệnh viện, vết thương không gây nguy hại tính mạng.  
Nghi phạm sau khi xả súng đã bỏ chạy rồi tự sát ở tầng hai tòa nhà. 
Bạo lực với súng hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, công dân nhìn chung bị cấm sử dụng súng. Trang tin Jiemian.com dẫn nguồn một quan chức giấu tên ở Phan Chi Hoa cho biết, nghi phạm Trần là người ương ngạnh và nóng nảy. 
Trong một cuộc họp ở văn phòng, Trần từng thu giữ di động của một đồng nghiệp rồi ném vỡ thành từng mảnh do điện thoại của người này đổ chuông. Trang Jiemian cũng cho biết Trần từng giận dữ phàn nàn với bạn bè về việc lãnh đạo kiếm chuyện với mình.
Tháng 9/2015, Trần được tuyên dương là cá nhân tiên tiến trong công tác quản lý đất đai toàn Trung Quốc. Báo chí Phan Chi Hoa từng mở một chuyên đề ca ngợi Trần. 
Trần từng là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành đảng ủy khóa 10 thành phố Phan Chi Hoa. 
Nghi phạm Trần Trung Thứ khi còn tại vị. Ảnh: qq.com
Nghi phạm Trần Trung Thứ. Ảnh: qq.com

Văn Việ

Nhật - Đài đồng thời phát tín hiệu chống độc chiếm Biển Đông

HỒNG THỦY
(GDVN) - Ông Trump đã phát tín hiệu rõ ràng, đây là lúc Đài Loan cần thể hiện sự phối hợp, nhất là trong vấn đề Biển Đông.
The Straits Times ngày 3/1 dẫn nguồn hãng Reuters cho hay, cụm tàu sân bay Liêu Ninh đã tập trận ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc công bố tin này chỉ vài ngày sau khi Đài Loan báo động sẵn sàng chiến đấu, khi phát hiện cụm tàu sân bay Liêu Ninh vòng qua Đài Loan tiến vào Biển Đông.
Tài khoản mạng xã hội của tờ Hải quân Trung Quốc cuối ngày 2/1 loan tin, chiến đấu cơ J-15 đã thực hiện các bài tập trong điều kiện phức tạp trong ngày 2/1. Cụm tàu sân bay cũng tổ chức diễn tập tác chiến trực thăng, nhưng không công bố vị trí chính xác. [1]
Nhật - Đài cùng cứng rắn ở Biển Đông
Trong một động thái có liên quan, Forbes ngày 2/1 đánh giá, căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông với những thông điệp thẳng thừng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, từ Đài Loan và Nhật Bản.
Chiến đấu cơ J-15 tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, ảnh: Forbes.
Tuần trước, Đài Loan đã báo động sẵn sàng chiến đấu các lực lượng vũ trang, sẵn sàng chống lại các mối đe dọa từ Bắc Kinh khi cụm tàu sân bay Liêu Ninh vòng qua hòn đảo này tiến vào Biển Đông.
Feng Shih-kuan, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Đài Loan nói với Thông tấn xã Đài Loan thứ Ba tuần trước, ngày 27/12/2016 rằng, mối đe dọa từ kẻ địch đang ngày càng mở rộng. Ông ra lệnh cho quân đội đẩy mạnh các hoạt động diễn tập:
"Chúng ta phải luôn luôn duy trì (trạng thái) sẵn sàng chiến đấu". Ông Feng Shih-kuan kêu gọi tất cả các tướng lĩnh cấp cao Đài Loan phải "sẵn sàng đánh bại kẻ thù".
Trong khi đó Nhật Bản cũng gửi thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh bằng cách đổi tên cơ quan đại diện nước này tại Đài Loan, từ Hiệp hội Trao đổi thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản - Đài Loan.
Điều đó có nghĩa là Tokyo đang tiến thêm một bước gần hơn trong việc công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, điều có thể khiến Bắc Kinh sẽ phản ứng gay gắt.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về động thái này:
"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra "hai Trung Quốc" hay "một Trung Quốc, một Đài Loan", đồng thời bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với động thái tiêu cực này của Nhật Bản".

Những nước cờ thần tốc của Donald Trump buộc Trung Quốc "thí quân cứu tướng"

Thông điệp của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch (quân sự hóa) ở Biển Đông.
Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã nói với Nhật Bản hãy "tránh xa Biển Đông của Trung Quốc". Gần đây nhất, hôm Chủ Nhật vừa qua Trung Quốc đã điều 3 tàu cảnh sát biển tiến vào vùng biển quanh nhóm đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Trước đó, tháng 6 năm ngoái Trung Quốc cũng đe Nhật Bản rằng: không được điều Lực lượng Phòng vệ tham gia các hoạt động tuần tra tự do hàng hải cùng hải quân Mỹ ở Biển Đông, theo The Japan Times.
Tuy nhiên Nhật Bản đã thách thức những lời đe dọa của Trung Quốc, vừa tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ ơ Biển Đông, vừa "sẵn sàng công nhận Đài Loan độc lập". [2]
Đài Loan là nước cờ chiến lược mới của Mỹ
Người viết cho rằng, phân tích của Forbes là có cơ sở, nhưng đó là biểu hiện bên ngoài.
Việc Đài Loan và Nhật Bản tỏ rõ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã phát đi thông điệp trước đó qua cuộc điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn và những phát biểu thoạt nghe có vẻ "tưng tửng" của ông trên Twitter.
Trong trường hợp này, hoặc là Donald Trump và đội ngũ tham mưu của ông đang làm nhạc trưởng và 2 đồng minh Đông Bắc Á đang phối hợp nhịp nhàng trên bàn cờ chiến lược Biển Đông;
Hoặc là chính quyền của Tiến sĩ Thái Anh Văn và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhận diện được thông điệp của tân chủ nhân Nhà Trắng và chủ động có những nước cờ phối hợp.
Trong hai khả năng này, người viết thiết nghĩ phương án thứ hai có sức nặng nhiều hơn.
Bởi lẽ chính quyền của Tiến sĩ Thái Anh Văn đang phải chịu sức ép rất lớn từ bên kia eo biển Đài Loan cả về kinh tế, thương mại lẫn quân sự và không gian đối ngoại.
Điều này buộc bà Thái Anh Văn và đội ngũ tham mưu phải tìm hướng đi đột phá, nếu không chỉ còn cách quay lại con đường Quốc Dân đảng đang đi. 
Ông Trump đã phát tín hiệu rõ ràng, đây là lúc Đài Loan cần thể hiện sự phối hợp, nhất là trong vấn đề Biển Đông.
Điều này một mặt giúp "phân tán hỏa lực" từ bên kia eo biển chĩa vào mình, một mặt giúp Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động tham gia cuộc chơi, không để 2 siêu cường biến mình thành con tốt để đổi chác các lợi ích địa chiến lược.

Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Còn với Thủ tướng Shinzo Abe, việc ông chủ động ghé qua New York chào hỏi Donald Trump trước khi đi Peru dự hội nghị thượng đỉnh APEC cho thấy liên minh Mỹ - Nhật quan trọng như thế nào đối với an ninh của Nhật Bản.
Trump điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn và bỏ ngỏ khả năng gặp bà trong thời gian tới là một tín hiệu đặc biệt. Tokyo thay đổi tên gọi cơ quan đại diện ở Đài Bắc là một sự hiệu chỉnh chiến lược sau khi có tín hiệu đặc biệt ấy.
Tất nhiên, những diễn biến mới này mới dừng ở bước thăm dò thái độ của các bên, chưa có gì đảm bảo đó là một sự thay đổi bước ngoặt: tiến gần hơn đến việc công nhận Đài Loan độc lập như nhận định của Forbes.
Bởi lẽ nếu xảy ra điều này, an ninh Đông Á có thể rơi vào một vòng xoáy nguy hiểm không lối thoát.
Mỹ - Nhật - Đài có nhiều cách để củng cố liên minh dựa trên những nền tảng pháp lý sẵn có, không nhất thiết phải công khai công nhận Đài Loan độc lập.
Dựa trên những phản ứng của Trung Quốc, bộ ba này sẽ có những tính toán và hành động, phản ứng phù hợp trong thời gian tới, nhưng các phương án "bất ngờ", "liều lĩnh" hay "manh động" sẽ khó xảy ra.
Tài liệu tham khảo:

Hồng Thủy

ĐỨC, BA LAN, TIỆP KHẮC… ĐÃ ĐỐI XỬ VỚI CÁC CÁN BỘ CỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO SAU KHI HỌ GIÀNH ĐƯỢC CHÍNH QUYỀN? (*)

tho-01
Xuân Thọ
Việc chính phủ cánh hữu Ba-Lan hạ lương hưu của các cán bộ công an chế độ cũ từ mức cao xuống mức trung bình đươc ai đó coi là chơi xấu. Thực ra cam kết “không trả thù” được phe đối lập Ba-Lan đảm bảo suốt 28 năm qua đã chứng tỏ họ không tiểu nhân.
Nhưng trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, họ phải xem xét quá trình cống hiến để cân bằng quỹ lương hưu là điều bắt buộc.
Tôi đăng lại câu chuyện “Sổ Hưu” đã viết từ tháng 12.2012 để bà con ngẫm nghĩ. Các nhân vật trong này có thật 100%. Nhiều bạn FB ở đây đều biết họ:
tho-02SỔ HƯU
Bài thuyết trình của đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh đang là đề tài nóng trên mạng khiến tôi phải vào Ba Sàm để đọc, chứ lâu nay tôi chẳng bao giờ màng đến các bài nói chuyện, các buổi phổ biến nghị quyết kiểu đó. Về tất cả những điều bỉ ổi kiểu: “Tầu xâm lược nước ta, nhưng ta phải nhớ ơn Tầu”, hay “Ta phải học tập Triều Tiên, tuy để dân chết đói, nhưng đủ sức làm cho các cường quốc mất ăn mất ngủ” thì tôi không cần phải bàn vì chúng không đáng để nói.
Nhưng việc ông Đăng Thanh lấy chuyện sổ hưu của cán bộ ra để hô hào họ phải “chiến đấu” để bảo vệ nó, rồi ông lại lôi chuyện Đông Âu ra để dọa họ thì tôi buộc phải nêu vài ví dụ chính tôi chứng kiến để chứng minh là ông đại tá này cố tình bịa đặt, xuyên tạc lịch sử.
Tôi có rất nhiều thầy cô giáo cũ ở CHDC Đức (đều từ 70 đến 80 tuổi), đã về hưu từ ngày nước Đức thống nhất, nhưng vẫn có cuộc sống yên lành. Bà Inge L., hồi đầu là giáo viên tiếng Đức của chúng tôi. Sau năm 1971, chúng tôi về Việt Nam làm việc thì được biết bà đã chuyển sang làm công tác đảng SED (như đảng CSVN bây giờ) ở huyện Königs Wusterhausen, gần Berlin. Tuy không phải viên chức nhà nước, nhưng sau ngày thống nhất, chính quyền mới vẫn cho bà lĩnh lương hưu và bà có một cuộc sống thanh đạm, nhưng không thiếu thốn. Hiện nay bà sống cô đơn nên được xếp vào ở nhà xã hội, được bảo hiểm sức khỏe đàng hoàng. Chúng tôi thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.
tho-03
Năm 2006 và năm 2011 tôi có mời một số anh chị em bạn học cũ từ Việt Nam sang Đức chơi, (có thể có người đang đọc bài này). Cả hai lần chúng tôi đều kéo nhau về trường cũ, bỏ tiền ra làm một bữa liên hoan, có cả âm nhạc Việt Nam, mời toàn bộ các thầy cô đến dự. Họ rất mừng và nói: “Các học sinh Đức cũ không ai nhớ đến chúng tôi, nhưng người Việt các anh chị quả là rất ơn nghĩa, 40 năm rồi vẫn nhớ đến chúng tôi”.
Nhờ chúng tôi tổ chức họp mặt họ mới có dịp gặp nhau, vì trường cũ đã giải tán và nội bộ của họ có nhiều vấn đề: mất đoàn kết, thù hận nhau, do chính quá khứ của đảng SED để lại, nên họ không bao giờ chủ động gặp nhau.
Trong số phận của các thầy cô, tôi chỉ xin kể 2 sự việc:
1- Bà Magdalena M. vốn là một bà giáo rất đẹp gái, tóc bạch kim, cao ráo, dáng rất sang, dạy kỹ thuật truyền tin. Sau 40 năm gặp lại bà vẫn như vậy và lái xe BMW mui trần đến dự liên hoan. Trước kia tôi không quan tâm đến cuộc sống của bà, nay thấy bà nổi bật lên giữa các vị giáo già nua thanh đạm. Bà bảo: Lương hưu giáo viên của bà thì tạm đủ, nhưng ông chồng bà là đại tá không quân Quân đội Nhân dân Quốc Gia CHDC Đức. Sau khi thống nhất ông được lương hưu tương đương như ông quan năm Tây Đức nên khá lắm! Bà buồn là ông mới mất và nay bà chỉ còn sống bằng lương hưu của bà và 1 phần lương hưu bà góa của ông (Witwenrente).
Bà M. than phiền với tôi là: So với ông đại tá ở phía Tây Đức thì cái tỷ lệ lương hưu để lại cho bà góa có ít hơn.
Tôi không biết điều bà M. nói đúng hay sai, nhưng tôi an ủi bà: Ngày trước ông nhà chỉ lo mỗi việc là tiêu diệt người ta, sau này người ta trả lương hưu hậu như vậy, lúc ổng qua đời, bà còn được lương bà góa của ông nhà thì chắc là sự bất công không bằng đồng bào tôi ở Sài Gòn đã chịu, họ không những không có lương hưu mà còn phải đi cải tạo, có người chết mất cả xác.
Bà M. không phản đối điều tôi nói và trầm ngâm hẳn. Từ đó đến nay, bà vẫn hay gửi email trao đổi chuyện chính trị với tôi.
tho-042- Ông bà Joseph và Gundela GL. là hai người tôi coi như bố mẹ nuôi. Bọn con trai, mấy thằng Erwin, Peter, Michael vẫn chơi bóng đá với đám thanh niên Việt Nam chúng tôi, con bé Martina suốt ngày quấn quít với các bạn gái Việt. Suốt mấy chục năm xa cách tôi vẫn thư từ cho bà. Đùng một cái, từ năm 1990, sau thống nhất đất nước Đức, tôi mất liên lạc với bà. Tôi dò hỏi các thầy cô cũ thì biết cả hai ông bà từng là mật vụ chìm cho STASI (An Ninh CHDC Đức) nên khi chế độ sụp đổ, mọi việc vỡ lở, ông bà xấu hổ quá, đưa cả gia đình đi xa.
Từ khi sang Đức, tôi đã cất công tìm tung tích của ông bà, vì tôi vẫn nhớ đến tình cảm của họ đối với đám thanh niên Việt chúng tôi khi xưa. Là người Việt Nam, tôi thừa hiểu cái bi kịch “cá chìm” mà hàng triệu người Đông Đức hồi đó phải gánh chịu, dù là nạn nhân hay là thủ phạm. Đối với tôi tình cảm con người là trên hết.
Nhờ có Internet và hệ thống sổ điện thoại điện tử, tôi đã tìm được gia đình ông bà GL. Ông bà có một căn nhà nhỏ trên đảo Usedom, nằm trên biển Baltic, gần Ba-lan. Ông bà rút vào cuộc sống ẩn dật để tránh mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Câu con cả Erwin làm giám đốc trung tâm điều dưỡng trên đảo và vẫn chăm nom ông bà. Ông bà cảm động lắm và nói là họ đã mất hết bạn bè người Đức, nhưng may mà tôi đã đến với họ.
Điều làm ông bà ân hận nhất là cái “sổ hưu”. Vì là nhân viên mật vụ STASI nên ông bà có quyền cao chức trọng hơn các đồng nghiệp khác trong trường, mặc dù họ có trình độ hơn ông bà. Nhờ vậy ngày nay ông bà lĩnh lương hưu cao hơn họ, những nạn nhân của ông bà.
Đó là ở nước Đức, nơi mà một nhà nước pháp quyền phương tây tiếp quản chính quyền từ tay những người cộng sản. Nhưng ở nuớc Tiệp, nơi người dân tự chuyển đổi xã hội của mình từ độc tài sang dân chủ, vấn đề “sổ hưu” cũng không khác gì.
tho-05
Cô tôi là một kiều nữ Hà Nội đầu những năm 60, lại nói tiếng Pháp giỏi nên đuợc tuyển đi làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia địa chất Tiệp Khắc. Ông Tây Tiệp Vladimir phải lòng cô tôi và họ yêu nhau, như ở mọi nơi trên đời này. Nhưng chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa không cho phép một phụ nữ Việt Nam yêu một đồng chí Tiệp. Cuối năm 1961, Tổng cục Địa chất buộc chú tôi phải chấm dứt công tác, quay về Tiệp, để lại cô tôi bụng mang dạ chửa.
Chú Vladimir về Praha, nhờ bạn bè trong trung ương đảng CS Tiệp Khắc, nhờ cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng can thiệp, để rồi năm 1963 cô tôi được ôm con gái xuất ngoại. Chỉ riêng những đau khổ quanh câu chuyện tình này cũng có đủ chất liệu cho một cuốn tiểu thuyết.
Khi sang Tiệp, cô chú tôi đều đi làm cho nhà nuớc Tiệp, chú là kỹ sư địa chất, cô là kế toán. Sau cuộc cách mạng nhung, cô chú tôi đều đuợc chính quyền mới trả lương hưu trí đầy đủ, nghe đâu hơn 20.000 Kcs/tháng.
Mùa hè vừa qua, sang thăm cô chú tôi tại Praha, tôi đem chuyện các thầy cô Đông Đức ra kể. Chú Vladimir bảo, các nhân viên STB cũ (Mật vụ An ninh Tiệp Khắc) nếu không vướng tội hình sự (tra tấn, giết người v.v) thì cũng được lãnh lương hưu. Rồi ông kết luận một câu hiền khô:
– Phải thế chứ, không thì họ sống bằng gì!
Một suy nghĩ cực kỳ nhân bản của một con người bình thường.
Xuân Thọ
20.12.2012 Cologne
Nguồn: FB Tho Nguyen
…………………………………………
(*) Nhan đề bài viết do Lề Trái đặt.
Bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh tham khảo ở đây: https://anhbasam.wordpress.com/…/1481-dai-ta-tran-dang-th…/…

Ung thư trở thành tiền đạo của đội bóng tồi tệ nhất năm 2016

Ung thư trở thành tiền đạo của đội bóng tồi tệ nhất năm 2016

Ung thư trở thành tiền đạo của đội bóng tồi tệ nhất năm 2016


Năm 2016 khép lại với nhiều sự cố gây nhức nhối cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhìn thẳng vào sự thật, biết phê phán và phẫn nộ với nó, sẽ giúp xã hội giảm thiểu được “những trận cầu tồi tệ” nhất.

ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI VỚI PGS-TS-ĐẠI TÁ NGUYỄN MẠNH HƯỞNG ( bài 1)

http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Lo-ro-chieu-tro-chong-pha-xuyen-tac-Nghi-quyet-Trung-uong-4-Khoa-XII-423593/

 PGS-TS-Đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng

Nhập đề:

Đầu năm 2017, báo Công an nhân dân số ra ngày 3/1/2017 “ xuất chiêu” bằng một bài viết của ông Nguyễn Mạnh Hưởng chú danh PGS-TS ( PGS-TSNMH); bài viết được thể hiện với một giọng điệu, văn phong hùng hổ, hàm hồ, nói lấy được; bài viết rất ít kiến giải thậm chí phớt lời những căn cứ và các  nguyên lý khoa học sơ đẳng của phép duy vật biện chứng của triết học Mác Lê Nin; bài viết nặng về chụp mũ chính trị…mặc dù tác giả có hàm Phó Giáo sư, học vị Tiến sĩ…
Bài viết lộ rõ ý đồ nhắm vào các thế lực thù địch do ông tưởng tượng ra và quy chụp cho họ cái mũ phản động…
Chắc tác giả được đặt hàng làm các việc khua chiêng gõ trống đầu năm, dọn đường dư luận cho việc tăng cường bắt bớ, trấn áp, bỏ tù trong năm 2017 những ai vẫn hay lên mạng để bày tỏ chính kiến, những kiến giải của mình về các vấn đề thế sự…
Qua khẩu khí của bài viết của PGS-TS NMH được đăng trang trọng vào ngày đầu năm trên tờ báo của bộ Công an đã phát đi tín hiệu: các cây viết bình luận về thế sự trong năm 2017 hãy coi chừng; nhà tù các cơ quan an ninh đang rộng đường chờ đón các vị đấy …
Trước khi trao đổi trực tiếp vào bài viết của PGS-TS NMH, người viết xin nêu lên một vài viễn kiến có liên quan tới chủ đề cuộc trao đổi…
GS-TSNMH là người có hàm chức và học vị đồng thời cũng là quan chức của thể chế, trong ảnh internet thấy ông mang lon đại tá. Đảng và văn bản NQTW 4 được kiến tạo bởi chủ nghĩa Mác- Lê Nin là một học thuyết lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm nguyên lý thiết kế nên hệ điều hành quản trị, các chủ trương, chính sách, nghị quyết…
Một trong những cặp phạm trù nền tảng của phép duy vật biện chứng đó là phần định nghĩa về VẬT CHẤT và Ý THỨC cùng với mới quan hệ giữ 2 cặp phạm trù này
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.” ( WikiPedia)
Theo định nghĩa này, thì cái khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được đề cập trong nghị quyết TW 4 của Đảng là một khái niệm thuộc phạm trù “Ý thức”; rất nhiều người trong đó có người viết bài này hiện chưa rõ xuất phát từ cơ sở lý luận-thực tiễn và căn cứ khoa học nào để đưa ra khái niệm “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” để nói về những sự thoái hóa nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ quan chức đảng viên?
Cái khái niệm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, có vẻ đang thiếu cơ sở khoa học macxit đang hàng ngày được phát nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng và được rất nhiều quan chức Đảng thường nói đến mỗi dịp đăng đàn ?
NQTW 4 có đưa ra 27 hành vi để xác định đó là những hành vi tự diễn biến và tự chuyển hóa…Thế những giữa hành vi với khái niệm có vẻ không ăn nhập với nhau và chưa được lý giải thấu đáo về sự liên hệ hữu cơ?
Căn cứ vào 2 nguyên, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật của phép duy vật biện chứng xin trích dưới đây cho thấy: trong tự nhiên và trong xã hội không có cái gì là “ tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” cả ?
 “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan.
Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Hai nguyên lý cơ bản gồm:
·         Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản.
·         Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động  phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản.”
 ( WikiPedia )
Nguyên nhân và kết quả là một trong 6 cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin[1][2][3] và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân  phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan[4].” ( WikiPedia)
Đó là về phương diện triết học, còn về phương diện khoa học tự nhiên, vật lý học thì năm 1841 Julius Robert Mayer (1814- 1878) nhà vật lý học người Đức đã phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác đây được coi là định luật cơ bản của vật lý học.
Từ  phát minh của nhà vật lý người Đức mà ra đời Định luật bảo toàn chất và chuyển động: “Tất cả những sự biến đổi xẩy ra trong thiên nhiên đều có bản chất là vật thể này mất đi một lượng bao nhiêu thì vật thể kia được thêm một lượng bấy nhiêu…Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuyền từ vật này sang vật khác..”
( Định nghĩa của WikiPedia )
Ở trên đời này, về phương diện vật lý, về phương diện năng lượng học các nhà khoa học đã khẳng định và chứng minh: không có gì tự nó sinh ra rồi mất đi mà nó chuyền động biến hóa từ dạng này sang dạng khác…
Thế mà NQTW 4 của Đảng lại thấy trong tổ chức của mình có hiện tượng “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”; phải chăng trong Đảng “có ma”?
Phải chăng trong nội bộ Đảng đang có những chuyển động, tự diễn biến không do tác động bởi quy luật vật lý vật chất; không bị tác động theo các nguyên lý Nguyên nhân và Kết quả của phép duy vật biện chứng?
Trong tự nhiên thì ma cũng là cái bóng của con người có thật sau khi chết đi, vì một lý do nào đó không siêu thoát được mà hóa thành ma quay lại quấy quả người dương…
Một căn bệnh muốn chữa trị lành thì phải tìm đúng nguyên nhân. Những sự suy thoái của một bộ phận quan chức không nhỏ làm mất uy tín của Đảng, làm mất lòng tin của nhân dân, làm thất thoát, hư hỏng hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước nhưng lại được NQTW 4 chẩn trị bằng một căn bệnh mà hiện chưa được lý giải rõ ràng, thiếu cơ sở khoa học macxit, đó là căn bệnh “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì khó lòng mà khắc phục được ?
Trong tự nhiên và trong xã hội mọi hiện tượng vật chất-xã hội đều có nguyên nhân sâu xa, đều bị chi phối bởi cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả” của phép duy vật biện chứng ? Về Phật giáo có thuyết Nhân-Quả…
Không thể một con người bình thường, một đảng viên tốt tự nhiên chuyển hóa, “ tự diễn biến”, “ tự thoái hòa” thành kẻ ăn cắp, kẻ giết người mà không vì một nguyên nhân sâu xa nào đó?
Vậy nguyên nhân từ đâu? Điều này phải lý giải có căn cứ khoa học, khách quan, chính xác thì mới giải được bài toán chống suy thoái cho Đảng !
Đó là điều mà người viết dự kiến sẽ tranh luận với PGS-TSNMH về những “cái nhân” mà ông nêu, mà ông đã quy chụp cho một số đối tượng trong bài viết đã nêu!
“ Cái nhân” đưa đến cái quả “ tự diễn biến”, “ tự chuyển hóa” trong bộ máy quan chức Đảng mà PGS-TSNMH có chính xác không hay cũng chỉ là “chiêu trò” do ông tưởng tượng ra đề hù thiên hạ, để dọn đường cho những cuộc bắt bớ, bỏ tù tràn lan trong năm 2017 ?!
P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Trung Quốc có khởi chiến xác lập chủ quyền ở Biển Đông?

Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của Trung Quốc ở Biển Đông sắp tới là gì và Việt Nam sẽ phải đối phó như thế nào?

Tàu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu chiến của Trung Quốc, trong có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, tập trận ở Biển Đông
Câu trả lời dễ mà khó.

Điều dễ đoán, dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ tiếp tục các chiến dịch của họ (tạm cho thấy là thành công) từ nhiều năm nay, như đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về pháp lý, siết chặt vòng vây về kinh tế và gia tăng áp lực về quốc phòng.

Điểm khó đoán là thái độ của Việt Nam và chính sách đối ngoại của chính phủ Trump ở Mỹ trong những ngày tới. Tùy theo thái độ của Việt Nam và Mỹ, Trung Quốc có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông hay là không.

Dầu vậy, điểm qua một số sự kiện trọng yếu về pháp lý, về kinh tế và quốc phòng (ở các chiến dịch của Trung Quốc) ta có thể có một kết luận (chủ quan) để tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Chủ quyền là vấn đề cốt lõi

Vấn đề chủ quyền đã được các chiến lược gia quốc tế nhấn mạnh trong các tác phẩm của họ từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Theo đó ai nắm chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát Biển Đông, ở tất cả các mặt tài nguyên kinh tế và chiến lược biển (như mặt nước, cột nước, thềm lục địa… chung quanh các đảo và nhất là vùng không gian ở trên và chung quanh các đảo).

Một cách sơ lược, trên mặt biển, quốc gia có chủ quyền các quần đảo sẽ có thể kiểm soát các hải lộ cực kỳ quan trọng (chiếm trên 50% tổng số lượng hàng hóa thế giới), bao gồm hải lộ năng lượng nối các nước cung cấp năng lượng Trung Đông với các nước tiêu thụ Đông Á (và Đông Nam Á), hay hải lộ kinh tế nối Châu Âu với các nước Đông Á…

Quốc gia có chủ quyền các đảo cũng là quốc gia nắm chìa khóa kinh tế. Họ có thể khai thác tài nguyên trên mặt nước hay trong cột nước (tôm cá, các loại hải sản), trên mặt và dưới thềm lục địa như băng cháy, gas, dầu khí…. Về chiến lược, quốc gia có thể kiểm soát tàu bè quân sự, các thiết bị ngầm (như tàu ngầm) qua lại trong khu vực.

Quốc gia kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là quốc gia kiểm soát vùng không gian bận rộn của thế giới, nối giữa các quốc gia Đông Á, Nam Á với phần còn lại của thế giới...

Từ Đệ Nhị Thế chiến đến nay, khu vực Biển Đông tương đối bình ổn, tạm gọi là trật tự "status quo ante", vì sau khi đế quốc Nhật đầu hàng tháng 8/1945 đến nay thì chưa có nước nào có khả năng (kinh tế và quốc phòng) để có thể chiếm hữu và khai thác kinh tế cũng như lợi ích chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa.

Trật tự "status quo" này bắt đầu thay đổi.

Để có thể áp đặt một "trật tự mới", lãnh đạo Bắc Kinh có thể đang tính toán đến những biện pháp "không hòa bình" trong những ngày sắp tới.

Với một Trung Quốc mạnh mẽ đang lên, khẩu hiệu tuyên truyền thường nghe "Trung Quốc hòa bình phát triển", mà thực chất là che đậy một Trung Quốc đang trên đường "quang phục" bằng mọi phương cách. Trung Quốc đang trỗi dậy để tái lập lại thế lực của đế quốc Trung Hoa đã thiết lập từ nhiều thế kỷ trước bằng các biện pháp hòa bình như tuyên truyền pháp lý, áp lực kinh tế và đe dọa quốc phòng.

Nhưng để có thể áp đặt một "trật tự mới", lãnh đạo Bắc Kinh có thể đang tính toán đến những biện pháp "không hòa bình" trong những ngày sắp tới.

Thông điệp đầu năm 2017 của Tập Cận Bình ta không ngạc nhiên khi đã nhấn mạnh đến vấn đề "chủ quyền". Việc này cũng đã xảy ra tương tự từ nhiều thập niên nay. Nên biết, lúc lãnh đạo Bắc Kinh quyết định ra chiến dịch xâm lăng Hoàng Sa tháng giêng năm 1974, thì bộ máy tuyên truyền của họ ra rả những luận điệu "giải phóng các vùng lãnh thổ hiện đang bị địch chiếm đóng trở về đất mẹ". Cốt lõi của việc tuyên truyền vẫn là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuyên truyền pháp lý và bao vây kinh tế

Về mặt tuyên truyền pháp lý, đối với dư luận quốc tế, mục tiêu trọng yếu là thuyết phục dư luận quốc tế về cái gọi là "chủ quyền bất khả tranh nghị của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển chung quanh". Sau đó nhằm "hóa giải" phán quyết bất lợi ngày 17/7/2016 của Tòa Trọng tài PCA.

Hải quân Trung Quốc

Ta thấy trên phương diện này Trung Quốc đã thành công.

Phán quyết của PCA hiển nhiên đã "hạ thấp" giá trị của các "đảo" ở Trường Sa. Theo Tòa thì không có thực thể nào ở Trường Sa có hiệu lực "đảo", theo điều 135 của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) để có thể đòi hỏi hiệu lực vùng "kinh tế độc quyền - EEZ" 200 hải lý. Kể cả đảo lớn nhất là Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cũng không có hiệu lực "đảo".

"Quần đảo" Trường Sa từ nay phải đổi tên là "quần thạch". Điều này khiến người ta hy vọng rằng cuộc chạy đua "mở rộng hải phận" của các nước ở Biển Đông sẽ chấm dứt. Việc này sẽ đem lại ổn định cho khu vực.

Nhưng hy vọng sớm tiêu tan.

Trung Quốc từ đầu đã biểu lộ lập trường không nhìn nhận "thẩm quyền" của Tòa PCA và dĩ nhiên không tham gia vụ án. Theo họ, nguyên nhân của mọi tranh chấp đến từ vấn đề "chủ quyền" và việc "phân định biển", là hai điều mà Tòa PCA không có thẩm quyền phân xử.

Song song đó Trung Quốc dùng những biện pháp kinh tế và ngoại giao để thuyết phục một số quốc gia ủng hộ cho lập trường về pháp lý của họ.

Bằng các biện pháp kinh tế, đối với các nước trong khu vực, Trung Quốc tiếp tục các chính sách ve vuốt và đầu tư, nhằm lệ thuộc hóa nền kinh tế các quốc gia này vào các chính sách của Trung Quốc.

Như "dự án hai hành lang một vành đai" đối với Việt Nam, những "củ cà rốt" đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển…) đối với Thái Lan, Malaysia, Philippines... để các nước này phụ thuộc vào "Ngân hàng Xây dựng cơ sở hạ tầng" cũng như dự án "Con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc. Đối với Campuchia thì vừa mua chuộc giới lãnh đạo vừa hứa hẹn đầu tư. Các chính sách phủ dụ bằng kinh tế của Trung Quốc cho thấy có kết quả hết sức ngoạn mục.

Trung Quốc đã sử dụng Campuchia để "phân hóa nội bộ" của ASEAN. Bằng việc mua chuộc các cấp lãnh đạo và hứa hẹn đầu tư, Campuchia đã ngăn cản khối ASEAN, không ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa. Điều này trái với thông lệ của khối. ASEAN luôn có chủ trương "trọng luật", khuyến cáo các quốc gia thành viên "chấp hành phán quyết của Tòa theo pháp luật của quốc gia".

Trung Quốc cũng thuyết phục được Malaysia, một bên có tranh chấp phân định biển với Trung Quốc. Nước này cũng có khuynh hướng "đông lạnh" phán quyết của Tòa PCA. Trung Quốc cũng dùng miếng mồi đầu tư và viện trợ, có thể cả đe dọa quốc phòng, đối với Philippines để "hóa giải" phán quyết của Tòa.

Donald Trump
Chính phủ Trump sẽ có động thái gì?
Áp lực quân sự

Về áp lực quân sự trong khu vực, 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng (nhanh kỷ lục từ năm 2013) trên các bãi đá Chữ Thập, Su bi, Gạc Ma, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Vành Khăn đã hoàn tất năm 2015. Các đảo nhân tạo này được lần hồi "quân sự hóa" từ năm 2016. Hình ảnh từ các vệ tinh gần đây đã cho thấy các đảo nhân tạo này đã trở thành những căn cứ không quân, hải quân với những giàn ra đa, những phi trường (có cái dài trên 3.000 mét ở đá Chữ Thập) với bãi đậu máy bay và bến tàu. Vừa rồi báo chí cũng đăng tin Trung Quốc đã đưa trên 400 hỏa tiễn địa không (tầm ngắn 40km và tầm trung 400km) ra đặt ở các đảo. Việc "quân sự hóa" các đảo xem như hoàn tất.

Song song, Trung Quốc liên tục gia tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông minh ứng dụng cho không gian cũng như trên mạng tin học. Trung Quốc thúc đẩy chế tạo và sản xuất các loại khí tài mà trước đây phải mua của Nga như phi cơ chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm, thậm chí hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng huấn luyện và hiện đại hóa các lực lượng hải quân, không quân cho phù hợp với các cuộc chiến cục bộ (đổ bộ, chiếm đảo…), vừa chống lại sự tiếp cận (vào Biển Đông) của các lực lượng hải, không quân thuộc các quốc gia thù nghịch.

Bằng lực lượng quân sự vừa được bố trí trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Trung Quốc có thể uy hiếp không chỉ bất kỳ tàu bè, phi cơ của các quốc gia chung quanh, mà còn có thể đánh chiếm bất cứ đảo nào ở Trường Sa, hiện do Việt Nam hay Philippines kiểm soát.

The Boa Diao boat, center, is surrounded by Japan Coast Guard
Trung Quốc đã thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông từ 2013
Động thái có thể của Trung Quốc ở Biển Đông

Những vận động đã nói ở trên để làm gì, nếu không phải là "khẳng định chủ quyền" để tiến tới việc thiết lập vùng "nhận diện phòng không" (Air Defense Identification Zone - ADIZ) ở Biển Đông?

Về vùng ADIZ, câu hỏi đặt ra, trên phương diện công pháp quốc tế, Trung Quốc có "quyền" làm vậy hay không ?

Câu trả lời sẽ tương tự như tuyên bố ngày 23/11/2013 vùng ADIZ khu vực Hoa Đông của Trung Quốc, bao trùm quần đảo Điếu Ngư, tức Senkaku, đang trong tình trạng tranh chấp và hiện do Nhật kiểm soát.

Nếu vùng ADIZ khu vực Hoa Đông là "hợp pháp" thì khó có thể kết luận rằng vùng ADIZ khu vực Hoa Nam (tức khu vực Biển Đông) là "bất hợp pháp".

Tuyên bố vùng ADIZ ngày 23/11/2013 của Trung Quốc mang hình thức một "tuyên bố đơn phương", liên quan đến nội dung của các điều ước cũng như tập quán quốc tế (điều 1 Công ước Quốc tế về Hàng không Dân sự - còn gọi là công ước Chicago 1944) và Công ước về Luật Biển 1982.

Theo tập quán quốc tế, có từ thời chiến tranh lạnh, các quốc gia ven biển có thể mở rộng vùng trời của nước mình, gọi là "vùng nhận dạng phòng không". Các nước Hoa Kỳ, Nhật, Pháp… đều có vùng nhận diện phòng không mở ra ít nhứt là 200 hải lý. Mục tiêu của việc thiết lập vùng nhận diện phòng không là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đến đây ta thấy rằng "chủ quyền" quần đảo Trường Sa, ngay cả khi phán quyết của Tòa PCA có hiệu lực thi hành, vẫn hết sức quan trọng về chiến lược. Trung Quốc có mở được vùng ADIZ khu vực này hay không là dựa lên "chủ quyền" các đảo.

Các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam... sẽ phải đối phó ra sao nếu Trung Quốc tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông)?

Thử tưởng tượng, đối với Việt Nam, bất kỳ chiếc phi cơ hay tàu bè nào đi vào vùng ADIZ của Trung Quốc đều có thể bị không quân hay hải quân nước này khống chế, thậm chí bắn hạ. Lực lượng của Việt Nam không đủ để chống chọi. Điều này đưa đến các đảo của Việt Nam ở sẽ mất về Trung Quốc.

Việt Nam cũng không thể trả đũa bằng cách ra tuyên bố vùng ADIZ tương tự. Bởi vì Việt Nam không có khả năng để khiến các quốc gia khác tuân thủ nội dung tuyên bố của mình.

Yếu tố Đài Loan

Nhưng việc này không dễ đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đài Loan vừa rồi được tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc tới. Ta có thể xem như đây là một "cảnh cáo" của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể sử dụng yếu tố Đài Loan, như ủng hộ Đài Loan độc lập, để làm rối rắm các chính sách về kinh tế và quốc phòng của TQ.

Điều nên biết là từ năm 2005 Trung Quốc có bộ luật "chống ly khai", theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để cản trở bất kỳ âm mưu nào đưa tới việc ly khai.

Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ và Nhật ủng hộ, Trung Quốc có đủ khả năng phát động chiến tranh hay không ?

Từ lâu Trung Quốc đã có lý thuyết về một cuộc chiến tranh với Mỹ và Nhật bao gồm ba mục tiêu: giải phóng Đài Loan, Điếu Ngư và các đảo Trường Sa. Sở dĩ có lý thuyết này là vì Trung Quốc quan niệm không thể giải phóng Đài Loan mà không có chiến tranh với Mỹ và Nhật. Cũng không thể giải phóng Điếu Ngư mà không gây chiến tranh với Nhật và Mỹ (do ràng buộc của hai bên từ các hiệp ước an ninh hỗ tương). Bất kỳ cuộc chiến xảy ra theo hình thức nào, có Nga hay không có Nga là đồng minh, Trung Quốc cũng sẽ thua.

Chỉ có "giải phóng" Trường Sa là không đụng độ với các cường quốc Mỹ và Nhật.

Thì bây giờ, nếu chiến dịch "giải phóng Trường Sa", thông qua việc tuyên bố vùng ADIZ, lại bị Mỹ gắn liền với việc ủng hộ Đài Loan độc lập. Cuộc chiến ở đây Trung Quốc vẫn có thể phải đối mặt với HK và Nhât.

Rốt cục việc thiết lập vùng ADIZ của Trung Quốc có thể như cái "gân gà" trong truyện Tam Quốc, nuốt vào không trôi mà nhả ra thì lại tiếc.

Có nên giao Hoàng Sa-Trường Sa cho Mỹ quản lý?

Những nét phác thảo về chiến lược của Trung Quốc, qua những toan tính về pháp lý, kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc cho thấy Việt Nam không có phương pháp nào hữu hiệu để chống trả, ngoài biện pháp "núp" dưới "cây dù" của Hoa Kỳ (và Nhật Bản). Điều khó đoán là chính sách Châu Á của tân tổng thống Donald Trump sẽ ra sao ?

Không chừng Hoàng Sa và Trường Sa giao cho Hoa Kỳ "quản lý", chủ quyền thuộc về Việt Nam tương tự Okinawa thộc chủ quyền của Nhật, thì tình hình lại tốt hơn cho Việt Nam và các nước chung quanh.

Nhưng dầu thế nào, Việt Nam là phía yếu, vì vậy phải vận dụng pháp luật quốc tế để tự bảo vệ.

Phán quyết của Tòa PCA 12/7 là "giải thích" Luật (UNCLOS), cho dầu Philippines chủ trương không thi hành phán quyết, nhưng bản chất của phán quyết vẫn là "Luật".

Từ đầu những năm 2000, khi được vào WTO, ngay tại Hiến pháp Trung Quốc đã cam kết "xây dựng một quốc gia trên pháp luật và cai trị bằng pháp luật". Cho dầu đó là "nhà nước pháp trị" với cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", thì bản chất của các cam kết của Trung Quốc vẫn là "tôn trọng pháp luật".

Vì vậy, theo tôi, Việt Nam không thể bỏ qua phán quyết của Tòa, không chỉ vì đó là một "lợi thế" của Việt Nam , mà vì đó là "luật" mà Trung Quốc phải tôn trọng.

Việt Nam cũng nên tính toán đến điều tệ hại nhất: Giải pháp của sự "tận cùng", là phải "đông lạnh" yêu sách chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trên lý thuyết, sau Thế chiến thứ II, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc thẩm quyền "quản lý" của Hoa Kỳ. Một điều khoản của Hội Quốc Liên thời đó, tất cả các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng sẽ thuộc quyền "quản lý" của Hoa Kỳ. Phần lớn các đảo này hiện nay thuộc "chủ quyền" của Hoa Kỳ, ngoại trừ quần đảo Nam Tây (quần đảo Nansei trong tiếng Anh hay Ryukyu trong tiếng Nhật), bao gồm quần đảo Lưu Cầu, Okinawa, trả lại cho Nhật Bản đầu thập niên 70 thế kỷ trước.

Không chừng Hoàng Sa và Trường Sa giao cho Hoa Kỳ "quản lý", chủ quyền thuộc về Việt Nam tương tự Okinawa thộc chủ quyền của Nhật, thì tình hình lại tốt hơn cho Việt Nam và các nước chung quanh.

Trương Nhân Tuấn 

* Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống ở Pháp.

(BBC)