Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Sáng nay, quan chức Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư trước khi tự sát; 85 % Quan chức Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch cao chạy xa bay trước nguy cơ " vong đảng"...

Biết trước nguy cơ vong đảng, 85% giới chức cấp cao Trung Quốc đã có kế hoạch ‘cao chạy xa bay’

Theo các phân tích tình hình chính trị Trung Quốc gần đây, trong giới quan chức cao tầng của ĐCSTQ có đến hơn 85% có thể bỏ quan để cao chạy xa bay sang nước ngoài bất cứ lúc nào, ĐCSTQ đã đứng trước nguy cơ vong đảng. Hơn nữa, còn có tiên đoán, năm 2017 ĐCSTQ sẽ tiêu vong.

ĐCSTQ sụp đổ, ĐCSTQ, Trung Quốc, năm 2017,
Năm 2017, ĐCSTQ sẽ tiêu vong? (Ảnh: Internet)
Ông Tân Tử Lăng, chuyên gia phân tích tình hình chính trị Trung Quốc cho biết, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) qua điều tra nội bộ cho thấy, giới quan chức cao tầng chuẩn bị bỏ quan chạy trốn chiếm trên 85%, và ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ vong đảng.
Ông Trần Vĩnh Miêu – học giả chính trị dân chủ Trung Quốc trước đây từng có bài viết chỉ ra rằng, giới chức cao tầng thật ra đã có kế hoạch “chìm thuyền”. Ông Cao Trí Thịnh – luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc trong cuốn sách mới của mình đã dự đoán ĐCSTQ sẽ sụp đổ trong năm 2017.
Ông Tân Tử Lăng: 85% quan chức cao tầng của ĐCSTQ có thể bỏ quan chạy trốn bất cứ lúc nào
Chuyên gia phân tích tình hình chính trị Trung Nam Hải – ông Tân Tử Lăng mới đây đã có buổi phỏng vấn đặc biệt với Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Nội dung phỏng vấn được đăng ngày 30/12/2016 cho biết, kể từ khi ông Giang Trạch Dân lấy hình thức tham nhũng trị quốc đến nay, chỉnh thể giới chức cao tầng của ĐCSTQ càng thêm hủ bại, ĐCSTQ đứng trước nguy cơ vong đảng, tỉ lệ quan chức có kế hoạch chạy trốn ra nước ngoài khiến người ta không khỏi giật mình.
Ông Tân Tử Lăng nói:
“Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Lý Nguyên Triều đã làm một cuộc điều tra cho thấy, người nhà con cái của Ủy viên Hội ủy viên Trung ương, Ủy viên Dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật Trung ương khóa 17 đều đã định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị vứt bỏ chức quan chạy trốn sang nước ngoài chiếm trên 85%.
Từ sau ‘sự kiện Lục Tứ’, có thể nói là ĐCSTQ dưới ảnh hưởng tham nhũng trị quốc của Giang Trạch Dân đã xuống dốc mau chóng, số lượng quan chức hủ bại sa ngã ngày càng nhiều, hơn nữa còn đảm nhiệm chức vụ cấp cao khiến người ta trố mắt không nói nên lời! Vậy nên ông Tập Cận Bình trong một lần Hội nghị đã nói, cần phải thừa nhận rằng đảng của chúng ta đã đi đến bờ vực vong đảng”.
Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông năm 2012 đã từng trích dẫn thống kê được thực hiện trong cơ cấu giới chức cao cấp nội bộ nhà nước Trung Quốc, kết quả điều tra phát hiện, 90% Ủy viên Trung ương đều đã có họ hàng di dân ra nước ngoài.
Theo số liệu trong “Báo cáo của điều tra nghiên cứu giám sát ‘lõa quan'” trong nhà nước Trung Quốc, có 38,9% nhân viên công chức thừa nhận vợ (hoặc chồng) có quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài ở nước ngoài, ngoài ra 46,7% nhân viên công chức cho rằng con cái họ có thể có được quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài, trong đó cấp bộ tỉnh, cấp bộ sở, cấp bộ huyện đều vượt trên phân nửa (53,3%, 53,4%, 51,7%), hơn nữa chức quan càng cao, càng công nhận điều này.
(Lõa quan là chỉ nhân viên công chức có bạn đời và con cái đều định cư ở nước ngoài hoặc đã gia nhập quốc tịch nước ngoài).
Theo tiết lộ trên trang WikiLeaks, tham quan Trung Quốc có hơn 5.000 người có tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, 2/3 trong đó là quan lớn cấp trung ương, từ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho đến Ủy viên Trung ương, rất nhiều người đều có tài khoản Thụy Sĩ. Ngoài ra, đại bộ phận các quan chức cấp cao đã từng công tác ở Hồng Kông cũng có tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ.
Trước đó, tài sản ngầm khổng lồ ở hải ngoại của tham quan ĐCSTQ đã bị đưa ra ánh sáng, do “hồ sơ Panama” của liên minh ký giả điều tra quốc tế công bố vào đầu tháng 4. Theo đó, người thân họ hàng của ít nhất 9 cựu lãnh đạo tối cao ĐCSTQ và lãnh đạo đương nhiệm, còn có một lô các quan chức cấp bộ tỉnh cuốn vào sự kiện này.
Ngày 16/5/2015, Thường ủy kiêm Bộ trưởng tuyên truyền tỉnh Giang Tô – ông Vương Yến Văn trong bài viết đăng trên truyền thông ĐCSTQ, công khai thừa nhận trong quan trường ĐCSTQ hiện nay có quan viên “thân ở doanh Tào, lòng ở Hán”, người thân, tiền tài đều đã chuyển ra nước ngoài, chuẩn bị “xuống tàu” bất cứ lúc nào.Theo nguồn tin từ trang tạp chí “Tranh Minh” của Hồng Kông, tại Hội nghị Cục Chính trị ĐCSTQ hồi tháng 6/2015, trong một bản báo cáo nghiên cứu xây dựng đảng đã liệt kê 6 nguy cơ lớn “vong đảng” của ĐCSTQ. Trong đó đã chỉ ra, chính trị – xã hội đã ở vào tình trạng bộc phát, lan tràn, chuyển biến xấu. Trong từng lĩnh vực chính trị, xã hội, tín ngưỡng đều cho thấy thể chế hủ bại mà tham quan mang đến đã không có thuốc chữa.
Ông Trần Vĩnh Miêu vạch trần “kế hoạch đắm tàu” của tầng lớp quyền quý
Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông số tháng 11/2016 đã đăng tải bài viết nổi tiếng “Giới chức quyền quý cao tầng ẩn chứa chính sách thuốc độc” của ông Trần Vĩnh Miêu, học giả chính trị dân chủ nổi tiếng Trung Quốc.
Bài viết chỉ ra, ĐCSTQ là chủ nghĩa phát xít kinh điển, một chủ nghĩa phát xít đầu tiên vô cùng thành thục. ĐCSTQ trên thực tế là chủ nghĩa tư bản quyền quý, sau đó đã tiến nhập vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc quan liêu. “Về mặt đối ngoại thì nó không có khả năng trong việc mở rộng kinh tế, liền gia tăng kéo dài 60 năm thực dân trong nước, mở rộng kinh tế trong nước, lấy thể chế đảng trị nước làm khả năng và giới hạn trong không gian chính trị, cho đến khi rút cạn xương tủy”.
Bài viết tiết lộ, giới chức quyền quý ĐCSTQ đang ẩn chứa một kế hoạch cao chạy xa bay. Trong nước thì quy hoạch cưỡng chế, cướp đoạt, còn bên ngoài thì vung tiền lấy lòng nịnh bợ; siết chặt thắt lưng của người dân cả nước, thâu tóm tài lực quốc gia, toàn diện viện trợ kết giao với nước ngoài; gắng sức qua lại với các nước bạn nhằm lo liệu xong điều kiện sinh hoạt trước, làm tốt các mối quan hệ ngoại giao, gây dựng giang sơn mới, sau đó dễ di dân. Chung quy là dùng tiền của người dân để đắp con đường sau cho mình.
Có người thừa nhận, họ đâu chỉ đơn giản là chỉ có thẻ xanh, mà khẳng định đã lo liệu xong “con thuyền cứu nạn”: quốc gia nào cần phải đưa hối lộ thì đã hối lộ xong rồi, số tiền cần phải rửa thì đã rửa rồi, một khi ngày đó đến, lập tức kích hoạt hệ thống tự hủy hồ sơ, xóa sạch hết thảy tài liệu lịch sử nguy hiểm, sau đó toàn bộ gia tộc ung dung chuyển đến nước ngoài lánh nạn, có thể sống cuộc sống sung túc bình an đến tận mấy đời.
Bài viết nói rõ, hoàn cảnh khó khăn của Trung Quốc là giai tầng trên phát triển mang tính cướp đoạt, khai thác triệt để theo kiểu giết gà lấy trứng để bòn rút giá trị thặng dư của xã hội, sau đó mau chóng bỏ trốn; giai tầng dưới và con cháu đời sau chỉ còn biết kéo dài tro tàn trong tình cảnh ác liệt của môi trường tự nhiên và nhân tâm bại hoại. Toàn thể xã hội thiếu sức gắn kết và nhận thức chung, nội bộ lục đục, môi trường bị tàn phá, đạo đức suy đồi.
Luật sư Cao Trí Thịnh tiên đoán: Năm 2017, ĐCSTQ sụp đổ
Ông Cao Trí Thịnh, luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc trong cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” xuất bản năm 2016, đã lấy “Khải thị của Đức Chúa” tiên đoán rằng năm 2017, ĐCSTQ sẽ sụp đổ. Điều này đã trở thành điểm nóng của giới quan sát bên ngoài.
Trong sách, ông Cao Trí Thịnh cho biết, “ĐCSTQ sẽ sụp đổ năm 2017, đây chính là thần tích mà Đức Chúa hướng đến thế nhân khiến toàn nhân loại nhìn chăm chú, và đây là thần tích có ý nghĩa lịch sử sâu xa trong nghìn năm nay. Đến lúc đó, là tròn 96 năm ĐCSTQ thành lập đảng, thời gian nắm quyền của nó là 68 năm. Thiên đạo rõ rằng, thiên đạo cuối cùng đã được tỏ rõ!”.
Ông Cao Trí Thịnh còn lấy ĐCS Liên Xô giải thể làm ví dụ tương tự: “Thể chế đảng cộng sản có một đặc điểm chung lớn nhất, đó là trong thời gian một giây sau cùng trước khi nó sụp đổ, điều mà người ta nhìn thấy được vẫn là sự lớn mạnh và ổn định của nó”. 
Theo secretchina.com


Quan chức Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư trước khi tự sát

Quan chức cấp cao Trung Quốc bắn thị trưởng và bí thư thành ủy trong cuộc họp hôm nay tại một thành phố ở tỉnh Tứ Xuyên. 


Xe cảnh sát và xe cứu thương của Trung Quốc đến hiện trường vụ án. Ảnh: qq.com
Xe cảnh sát và xe cứu thương của Trung Quốc đến hiện trường vụ án. Ảnh: qq.com
Nghi phạm 54 tuổi Trần Trung Thứ (Chen Zhongshu) bị cho là đã bắn thị trưởng và bí thư đảng ủy trong cuộc họp hôm nay ở thành phố 1,2 triệu dân Phan Chi Hoa, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, theo XinhuaTrần là Cục trưởng Cục tài nguyên đất của thành phố Phan Chi Hoa.
Vụ tấn công xảy ra lúc 10h50 phút sáng nay, khi các quan chức cấp cao của thành phố đang họp tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Phan Chi Hoa. Nghi phạm  bắn nhiều phát, làm bị thương bí thư Trương Diệm (Zhang Yan) và thị trưởng Lý Kiến Cần (Li Jianqin).
Động cơ gây án chưa được tiết lộ.
Cảnh sát Tứ Xuyên ra thông cáo xác nhận vụ việc và cho biết bí thư cùng thị trưởng đang được điều trị tại bệnh viện, vết thương không gây nguy hại tính mạng.  
Nghi phạm sau khi xả súng đã bỏ chạy rồi tự sát ở tầng hai tòa nhà. 
Bạo lực với súng hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, công dân nhìn chung bị cấm sử dụng súng. Trang tin Jiemian.com dẫn nguồn một quan chức giấu tên ở Phan Chi Hoa cho biết, nghi phạm Trần là người ương ngạnh và nóng nảy. 
Trong một cuộc họp ở văn phòng, Trần từng thu giữ di động của một đồng nghiệp rồi ném vỡ thành từng mảnh do điện thoại của người này đổ chuông. Trang Jiemian cũng cho biết Trần từng giận dữ phàn nàn với bạn bè về việc lãnh đạo kiếm chuyện với mình.
Tháng 9/2015, Trần được tuyên dương là cá nhân tiên tiến trong công tác quản lý đất đai toàn Trung Quốc. Báo chí Phan Chi Hoa từng mở một chuyên đề ca ngợi Trần. 
Trần từng là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành đảng ủy khóa 10 thành phố Phan Chi Hoa. 
Nghi phạm Trần Trung Thứ khi còn tại vị. Ảnh: qq.com
Nghi phạm Trần Trung Thứ. Ảnh: qq.com

Văn Việ

Nhật - Đài đồng thời phát tín hiệu chống độc chiếm Biển Đông

HỒNG THỦY
(GDVN) - Ông Trump đã phát tín hiệu rõ ràng, đây là lúc Đài Loan cần thể hiện sự phối hợp, nhất là trong vấn đề Biển Đông.
The Straits Times ngày 3/1 dẫn nguồn hãng Reuters cho hay, cụm tàu sân bay Liêu Ninh đã tập trận ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc công bố tin này chỉ vài ngày sau khi Đài Loan báo động sẵn sàng chiến đấu, khi phát hiện cụm tàu sân bay Liêu Ninh vòng qua Đài Loan tiến vào Biển Đông.
Tài khoản mạng xã hội của tờ Hải quân Trung Quốc cuối ngày 2/1 loan tin, chiến đấu cơ J-15 đã thực hiện các bài tập trong điều kiện phức tạp trong ngày 2/1. Cụm tàu sân bay cũng tổ chức diễn tập tác chiến trực thăng, nhưng không công bố vị trí chính xác. [1]
Nhật - Đài cùng cứng rắn ở Biển Đông
Trong một động thái có liên quan, Forbes ngày 2/1 đánh giá, căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông với những thông điệp thẳng thừng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, từ Đài Loan và Nhật Bản.
Chiến đấu cơ J-15 tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh, ảnh: Forbes.
Tuần trước, Đài Loan đã báo động sẵn sàng chiến đấu các lực lượng vũ trang, sẵn sàng chống lại các mối đe dọa từ Bắc Kinh khi cụm tàu sân bay Liêu Ninh vòng qua hòn đảo này tiến vào Biển Đông.
Feng Shih-kuan, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Đài Loan nói với Thông tấn xã Đài Loan thứ Ba tuần trước, ngày 27/12/2016 rằng, mối đe dọa từ kẻ địch đang ngày càng mở rộng. Ông ra lệnh cho quân đội đẩy mạnh các hoạt động diễn tập:
"Chúng ta phải luôn luôn duy trì (trạng thái) sẵn sàng chiến đấu". Ông Feng Shih-kuan kêu gọi tất cả các tướng lĩnh cấp cao Đài Loan phải "sẵn sàng đánh bại kẻ thù".
Trong khi đó Nhật Bản cũng gửi thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh bằng cách đổi tên cơ quan đại diện nước này tại Đài Loan, từ Hiệp hội Trao đổi thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản - Đài Loan.
Điều đó có nghĩa là Tokyo đang tiến thêm một bước gần hơn trong việc công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, điều có thể khiến Bắc Kinh sẽ phản ứng gay gắt.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về động thái này:
"Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra "hai Trung Quốc" hay "một Trung Quốc, một Đài Loan", đồng thời bày tỏ sự bất mãn sâu sắc với động thái tiêu cực này của Nhật Bản".

Những nước cờ thần tốc của Donald Trump buộc Trung Quốc "thí quân cứu tướng"

Thông điệp của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch (quân sự hóa) ở Biển Đông.
Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã nói với Nhật Bản hãy "tránh xa Biển Đông của Trung Quốc". Gần đây nhất, hôm Chủ Nhật vừa qua Trung Quốc đã điều 3 tàu cảnh sát biển tiến vào vùng biển quanh nhóm đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát.
Trước đó, tháng 6 năm ngoái Trung Quốc cũng đe Nhật Bản rằng: không được điều Lực lượng Phòng vệ tham gia các hoạt động tuần tra tự do hàng hải cùng hải quân Mỹ ở Biển Đông, theo The Japan Times.
Tuy nhiên Nhật Bản đã thách thức những lời đe dọa của Trung Quốc, vừa tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ ơ Biển Đông, vừa "sẵn sàng công nhận Đài Loan độc lập". [2]
Đài Loan là nước cờ chiến lược mới của Mỹ
Người viết cho rằng, phân tích của Forbes là có cơ sở, nhưng đó là biểu hiện bên ngoài.
Việc Đài Loan và Nhật Bản tỏ rõ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã phát đi thông điệp trước đó qua cuộc điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn và những phát biểu thoạt nghe có vẻ "tưng tửng" của ông trên Twitter.
Trong trường hợp này, hoặc là Donald Trump và đội ngũ tham mưu của ông đang làm nhạc trưởng và 2 đồng minh Đông Bắc Á đang phối hợp nhịp nhàng trên bàn cờ chiến lược Biển Đông;
Hoặc là chính quyền của Tiến sĩ Thái Anh Văn và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhận diện được thông điệp của tân chủ nhân Nhà Trắng và chủ động có những nước cờ phối hợp.
Trong hai khả năng này, người viết thiết nghĩ phương án thứ hai có sức nặng nhiều hơn.
Bởi lẽ chính quyền của Tiến sĩ Thái Anh Văn đang phải chịu sức ép rất lớn từ bên kia eo biển Đài Loan cả về kinh tế, thương mại lẫn quân sự và không gian đối ngoại.
Điều này buộc bà Thái Anh Văn và đội ngũ tham mưu phải tìm hướng đi đột phá, nếu không chỉ còn cách quay lại con đường Quốc Dân đảng đang đi. 
Ông Trump đã phát tín hiệu rõ ràng, đây là lúc Đài Loan cần thể hiện sự phối hợp, nhất là trong vấn đề Biển Đông.
Điều này một mặt giúp "phân tán hỏa lực" từ bên kia eo biển chĩa vào mình, một mặt giúp Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động tham gia cuộc chơi, không để 2 siêu cường biến mình thành con tốt để đổi chác các lợi ích địa chiến lược.

Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Còn với Thủ tướng Shinzo Abe, việc ông chủ động ghé qua New York chào hỏi Donald Trump trước khi đi Peru dự hội nghị thượng đỉnh APEC cho thấy liên minh Mỹ - Nhật quan trọng như thế nào đối với an ninh của Nhật Bản.
Trump điện đàm với Tiến sĩ Thái Anh Văn và bỏ ngỏ khả năng gặp bà trong thời gian tới là một tín hiệu đặc biệt. Tokyo thay đổi tên gọi cơ quan đại diện ở Đài Bắc là một sự hiệu chỉnh chiến lược sau khi có tín hiệu đặc biệt ấy.
Tất nhiên, những diễn biến mới này mới dừng ở bước thăm dò thái độ của các bên, chưa có gì đảm bảo đó là một sự thay đổi bước ngoặt: tiến gần hơn đến việc công nhận Đài Loan độc lập như nhận định của Forbes.
Bởi lẽ nếu xảy ra điều này, an ninh Đông Á có thể rơi vào một vòng xoáy nguy hiểm không lối thoát.
Mỹ - Nhật - Đài có nhiều cách để củng cố liên minh dựa trên những nền tảng pháp lý sẵn có, không nhất thiết phải công khai công nhận Đài Loan độc lập.
Dựa trên những phản ứng của Trung Quốc, bộ ba này sẽ có những tính toán và hành động, phản ứng phù hợp trong thời gian tới, nhưng các phương án "bất ngờ", "liều lĩnh" hay "manh động" sẽ khó xảy ra.
Tài liệu tham khảo:

Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: