Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Chính sách Đối ngoại Viêt Nam Giai đoạn Mới

01/02/2017

Nguyễn Quang Dy
1-2-2017
Ảnh minh họa. Nguồn: Asisa Observer.
Ảnh minh họa. Nguồn: Asisa Observer.
Trước cơn địa chấn chính trị với hệ quả khôn lường đang diễn ra tại Mỹ và toàn cầu, trước đám mây đen và sóng dữ tại Biển Đông, con tàu Việt Nam phải làm thế nào để thoát hiểm và vượt ra biển lớn? Đây là thách thức to lớn và cơ hội mong manh đối với Việt Nam, tại bước ngoặt lịch sử khi thế giới đang bước sang một giai đoạn mới. 
Bước ngoặt lịch sử  
Tuy đã hơn bẩy thập kỷ sau ngày độc lập (2/9/1945) và hơn bốn thập kỷ sau ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam (30/4/1975), nhưng đất nước dường như vẫn còn luẩn quẩn tại ngã ba đường của lịch sử. Việt Nam có quyết tâm đổi mới thể chế toàn diện hay không? Có thực sự đi theo con đường kinh tế thị trường và dân chủ hóa hay không? Liệu tranh luận về “hai con đường” đã đến lúc ngã ngũ, hay Việt Nam vẫn tiếp tục “đu dây”? 
Một yếu tố mới xuất hiện, như một cơn địa chấn chính trị đang xô đẩy Việt Nam phải chọn một con đường. Ngày 8/11/2016 là “ngày định mệnh” đối với nước Mỹ (cũng như nhiều nước khác), khi Donald Trump bất ngờ thắng cử, trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ. Đó là một chính biến làm thay đổi cuộc chơi (game changer), khiến nước Mỹ (và phần lớn thế giới) ngỡ ngàng, bối rối và lo sợ. Đó không phải chỉ là sự kiện thay đổi tổng thống Mỹ như “đến hẹn lại lên”, mà là một bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới bất định. Khủng hoảng chính trị Mỹ có thể làm đảo lộn trật tự thế giới, “như khi Liên Xô sụp đổ” (năm 1991). (“America: the Failed State”, Francis Fukuyama, Prospect, December 13, 2016)
Cơn địa chấn chính trị bất ngờ và bất định này đang làm nước Mỹ chia rẽ sâu sắc, đe dọa trật tự thế giới cũ và quan hệ quốc tế. Trong cuốn sách mới xuất bản, Richard Haass (Chủ tịch Council on Foreign Relations) nhận xét rằng từ đầu năm 2017, chúng ta đang chứng kiến “sự đảo lộn có tính hệ thống” (systemic disorder) và “mất phương hướng chiến lược” (strategic disorientation). (“A World in Disarray: American foreign Policy and the Crisis of the Old Order”, Richard Haass, Penguin Press, January 2017).
Nếu Donald Trump chơi lá bài Nga để chống Tàu (khác với Nixon-Kissinger chơi lá bài Tàu để chống Nga trước đây) thì ông ta có thể làm đảo lộn bàn cờ chiến lược Biển Đông, cũng như chính sách đối ngoại của các nước Đông Á và ASEAN (trong đó có Việt Nam). Học thuyết Kissinger về tam giác chiến lược Mỹ-Nga-Trung có thể bị đảo ngược (“Reverse Kissinger”, Blake Franko, American Conservative, January 10, 2017).
Nghịch lý Donald Trump là một hiện tượng lạ, nhưng đã có tiền lệ trong lịch sử. Thời xưa tại Trung Quốc, Lã Bất Vi ngộ ra rằng “buôn vua” lãi hơn tất cả, nên đã bỏ kinh doanh đi “buôn vua” và dựng lên Tần Thủy Hoàng. Lã Bất Vi còn đúc kết kinh nghiệm viết “Lã Thị Xuân Thu”. Nay tại Mỹ, Donald Trump cũng bỏ kinh doanh bất động sản, nhưng không “buôn vua” mà làm vua luôn. Donald Trump là Lã Bất Vi của nước Mỹ!
Trump vốn là con người thất thường, nên chính sách của Trump cũng bất thường. Đặc điểm chính sách của Trump là hành động ngay (không cần nghĩ trước), vì vậy mọi chính sách của chính quyền Trump có thể là “lâm thời” (adhoc). Chính vì Trump thiếu nhất quán nên làm thiên hạ khó đoán. Lệnh cấm nhập cảnh (travel ban) đối với 7 nước Hồi giáo là một ví dụ, đang gây tranh cãi và phản ứng làm náo loạn cả nước Mỹ.
Trong khi Trump quyết định rút khỏi TPP (bỏ ngỏ khu vực này cho Trung Quốc thao túng) thì ông ấy lại bổ nhiệm những nhân vật “diều hâu” chống Trung Quốc (như Peter Navarro và Rex Tillerson) vào những vị trí then chốt. Trước đây, Nixon-Kissinger đã “vô tình” tạo ra con quái vật Frankenstein và dung dưỡng nó lớn mạnh bằng kế sách “Constructive Engagement”, nay Trump lại “vô ý” rút khỏi TPP vì “America First”, mà hệ quả là bỏ rơi khu vực này để nó tha hồ lũng đoạn. Trung Quốc có thể thay thế TPP (do Mỹ đứng đầu) bằng RCEP (do TQ cầm cái), phân hóa và làm đảo lộn trật tự của Mỹ tại khu vực này.         
Sắp xếp nhân sự
Sắp xếp nhân sự chủ chốt của Trump chính là dấu hiệu về đường lối chính sách (đối nội cũng như đối ngoại). Không chờ nhậm chức (20/1/2017) Trump đã bất ngờ ra tay trước bằng mấy nước cờ táo bạo, làm đảo lộn bàn cờ quốc gia lẫn quốc tế, đe dọa xóa sổ di sản của Tổng thống Obama và các đời tổng thống trước đó. Theo Newt Gingrich, “khoảng 60 hoặc 70% sắc lệnh của Obama sẽ bị Trump hủy bỏ” (Fox News, 26/12/2016).    
Thứ nhất, Trump không đợi Trung Quốc nắn gân mà đã phá lệ, thách thức Trung Quốc trước bằng cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (2/12/2016). Sự kiện đó không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả chuẩn bị nhiều tuần trước đó, giữa các quan chức hàng đầu hai bên (Bob Dole, Reince Priebus, Edwin Feulner). Bằng 10 phút điện đàm, Trump đe dọa làm sụp đổ chính sách “Một Trung Quốc” đã tồn tại hơn 4 thập kỷ. Tiếp theo điện đàm, Trump còn khẳng định, “Tôi quá hiểu chính sách ‘Một Trung Quốc’, nhưng tôi không hiểu tại sao chúng ta bị ràng buộc bởi chính sách đó” (Fox News, 11/12/2016).
Thứ hai, Trump bổ nhiệm Peter Navarro đứng đầu Hội đồng Thương mại Quốc gia, có văn phòng ngay trong Nhà Trắng, có nhiệm vụ phối hợp chính sách kinh tế để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Navarro là nhân vật chống Tàu, tác giả cuốn sách (và bộ phim) “Chết Bởi Trung Quốc”, nay trở thành nhà kinh tế quyền lực nhất. Bắc Kinh bị sốc trước quyết định bổ nhiệm Peter Navarro, cũng như Wilbur Ross (Bộ trưởng Thương mại), Robert Lighthier (Đại diện Thương mại). Sau cuộc điện đàm với Thái Anh Văn, việc bổ nhiệm ba nhân vật “diều hâu” chống Tàu là tín hiệu rõ ràng về ưu tiên của Trump. Chiến tranh thương mại và chạy đua vũ trang với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Có nhiều lý do để Trung quốc lo ngại vì kinh tế đang xuống dốc và chính trị bất ổn. (“Peter Navarro is about to become one of the world’s most powerful economists”, Economist, Jan 21, 2017).
Thứ ba, Trump bổ nhiệm Rex Tillerson làm Ngoại Trưởng, một quyết định gây tranh cãi, không phải chỉ vì Tillerson là CEO của Exxon-Mobil, mà còn là nhân vật thân với Putin. Phát biểu của Tillerson trong buổi điều trần tại Thượng Viện (12/1/2017) càng làm lãnh đạo Trung Quốc bị sốc. Tillerson đã nói thẳng thừng rằng chiến dịch Trung Quốc xây đảo nhân tạo trị giá hàng tỷ đô-la tại Biển Đông (với tài nguyên dầu khí) là “bất hợp pháp và giống Nga chiếm Crimea…” và “Chúng ta sẽ nói rõ với Trung Quốc rằng trước hết, họ phải chấm dứt xây dựng đảo và thứ hai, chúng ta sẽ không cho phép họ tiếp cận các đảo này…”
Đó là một tín hiệu thay đổi lớn trong quan điểm của Mỹ về Biển Đông, với hàm ý là Mỹ sẽ dùng sức mạnh quân sự để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Phát biểu của Tillerson đã làm chính giới và dư luận Trung Quốc bất ngờ và tức giận. Thực ra, Tillerson từ lâu đã lo ngại về Trung Quốc và thấy phải chống lại ý đồ quân sự hóa và bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, sau vụ Exxon-Mobil (và các công ty khác) bị Trung Quốc ngăn cấm hợp tác dầu khí với Việt Nam. (“Rex Tillerson’s South China Sea Remarks Foreshadow Possible Foreign Policy Crisis”, Michael Forsythe, New York Times, Jan 12, 2017).
Stephen Bannon (chiến lược gia của Trump tại Nhà Trắng) cũng quan tâm đến chiến lược Châu Á và cho rằng chủ trương “xoay trục” sang Châu Á của Obama thất bại vì thiếu ngân sách quốc phòng nên yếu thế. Trump cũng bổ nhiệm nhiều tướng “diều hâu” và chuyên gia về Trung Quốc vào các vị trí chủ chốt như Bộ trưởng Quốc phòng (James Mattis), Cố vấn An ninh Quốc gia (Michael Flynn), Bộ trưởng Hải Quân (Randy Forbes), Giám đốc Châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia (Matt Pottinger), Trợ lý Bộ trưởng về Châu Á tại Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng (Randall Schiver và Victor Cha). Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc là Terry Branstad, tại Nhật là William Hagerty, tại Ấn Độ là Ashley Tellis. (“Trump could make Obama’s pivot to Asia a reality”, Josh Rogin, Washington Post, Jan 8, 2017).  
Bối cảnh quốc tế
Có thể nói, chính sách đối ngoại của chính quyền mới hình thành ngay trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, trước khi Donald Trump nhậm chức. Diễn văn nhậm chức của Trump sặc mùi dân túy, chẳng khác diễn văn tranh cử trước đó, khẳng định quan điểm đối ngoại cứng rắn của Trump, và phủ nhận gần hết các di sản của Obama. Nó không chỉ làm người Mỹ chia rẽ mà còn làm thế giới hoang mang lo ngại, nhất là Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng Trump sẽ chơi trò “ngoại giao tay ba” (Triangular Diplomacy) với Nga và Trung Quốc, nhưng “tinh tế hơn” (Alexander Vuving). Thay vì dùng lá bài Trung Quốc để chống Nga (thời Nixon-Kissinger), Trump sẽ dùng lá bài Nga để chống Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra lúng túng và bị động (như bị “phục kích”), chưa biết nên phản ứng và đối phó thế nào. Họ chưa gặp một Tổng thống Mỹ nào lại ăn nói và hành xử như vậy. Đối với một người không biết sợ như Trump, Trung Quốc rất khó nắn gân và hù dọa. Khó đoán được ý đồ thực của Trump là một thách thức lớn đối với Trung Quốc (“Trump Tweets China Retreats”, Gordon Chang, National Interest, Jan 6, 2017).
Trong khi Trung Quốc trỗi dậy “không hòa bình”, bắt nạt các nước khu vực và thách thức vai trò của Mỹ, thì Mỹ vẫn “chiều” họ bằng chính sách “Một Trung Quốc” (như chiều “Frankenstein”).  Tuy Nixon đã qua đời, nhưng Kissinger, là tác giả của chính sách “Một Trung Quốc” (theo “Shanghai Communique”), vẫn còn nhiều ảnh hưởng như một cây cổ thụ về chính sách đối ngoại từ thập niên 1970 (dù nay đã 93 tuổi). Tính đến nay, Kissinger đã đến thăm Trung Quốc tới 80 lần, và quen biết hầu hết lãnh đạo nước này.
Gần đây nhất, sau khi Trump đắc cử, Kissinger đã đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn (1/12/2016), trong khi Trump điện đàm với Thái Anh Văn (3/12/2016). Không biết là Kissinger đã nói gì với Trump khi họ gặp nhau bàn về Trung Quốc, nhưng sau đó khi được hỏi ông nghĩ gì về cựu ngoại trưởng Kissinger, Trump đã Twitted, “Một cây cổ thụ đã mục ruỗng, thì không nên tưới bón làm gì, chỉ tốn thời gian”.
Không phải Kissinger chỉ quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh, mà còn quan hệ chặt chẽ với Nga. Gần đây nhất, Kissinger đã đến Moscow đàm phán (bí mật) với Putin (3/2/2016). Ông cho rằng Mỹ sai lầm lớn nếu để Nga và Trung Quốc hình thành một liên minh kinh tế và chính trị. Vì vậy, Mỹ phải hợp tác với Nga để “cân bằng lực lượng toàn cầu”.  Nhưng tại sao Trump lại thân thiện với Nga mà không thân thiện với Trung Quốc, trong khi cả Nga và Trung Quốc đều tìm cách thách thức lợi ích và vai trò toàn cầu của Mỹ? 
Theo các cơ quan tình báo Mỹ (CIA và FBI), Nga đã can thiệp vào chính trị Mỹ bằng hacking (qua tin đồn giả) không phải chỉ làm Hillary Clinton thất cử, mà còn làm Donald Trump đắc cử, nhưng trở thành tổng thống “vịt què”, vì có tin đồn là Trump đã quan hệ với gái điếm Nga tại Moscow. Nói cách khác Trump đã từng bị tình báo Nga theo dõi và khống chế. Việc rò rỉ tin xấu vào đúng lúc Trump sắp nhậm chức có thể là đòn gió của Putin, muốn tác động vào sắp xếp nhân sự và chính sách của Trump (đối với Nga).
Dưới chính quyền Obama, chủ trương xoay trục sang Châu Á là một tầm nhìn đúng, nhưng thực hiện lại yếu vì Obama thiếu quyết đoán. Nay dưới chính quyền Trump, triển vọng có thể ngược lại, vì Trump là một tổng thống “con buôn” (dealer). Theo John Hudak (Brookings), có nhiều khả năng Trump sẽ điều hành Nhà Trắng như CEO của một tập đoàn kinh doanh. Có người còn cho rằng lãnh đạo thực sự của nước Mỹ không phải là Donald Trump mà là Rex Tillerson, vì “nước Mỹ không còn là một chế độ dân chủ, mà là một chế độ tài phiệt”. (Jimmy Carter interviewed by Oprah Winfrey, September 27, 2015).   
Bối cảnh khu vực
Tuy ASEAN đã trở thành “cộng đồng kinh tế” (AEC), nhưng đoàn kết ASEAN ngày càng yếu, vì bị Trung Quốc thao túng. Không chỉ có Campuchea và Thailand, mà cả Philippines và Malaysia cũng “xoay trục” sang Trung Quốc. Nếu không sớm cải tổ cơ chế thì ASEAN có thể mất vai trò và “Đoàn kết ASEAN” chỉ còn là khẩu hiệu.
Nếu vai trò lãnh đạo của Mỹ về kinh tế và an ninh khu vực giảm đi, với tương lai bất định của TPP và chính sách “xoay trục” dưới chính quyền mới, thì vai trò kinh tế và an ninh của Nhật tại khu vực phải mạnh lên tương ứng. Bất ổn trong “tam giác Mỹ-Trung-Việt” cần được hóa giải bằng “tứ giác Nhật-Úc-Ấn-Việt” trên cơ sở đối tác chiến lược toàn diện, với vai trò đầu tàu của Nhật, thay thế một phần vai trò lãnh đạo của Mỹ. 
Quan điểm cứng rắn của Rex Tillerson về Biển Đông là một dấu hiệu đáng mừng, xuất phát từ kinh nghiệm của ông ấy tại khu vực này, khi Exxon-Mobil có quan hệ hợp tác tốt về dầu khí với PetroVietnam (năm 2009) để khoan thăm dò hai vị trí tại Biển Đông. Khi bị Trung Quốc phản đối, các công ty khác buộc phải rút, nhưng Exxon-Mobil không bỏ cuộc, mà vẫn lặng lẽ theo đuổi dự án khai thác dầu khí tại Biển Đông. Vai trò của Exxon-Mobil (như một cường quốc) không chỉ có hợp tác dầu khí, mà còn vì địa chính trị.    
Đáng chú ý là quan điểm cứng rắn của Rex Tillerson lại trùng hợp với quan điểm cứng rắn của TNS John McCain (và một số người khác). McCain cho rằng không quốc gia nào ủng hộ cho sự thành công của Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ… nhưng Trung Quốc lại chọn cách sử dụng sức mạnh và vị thế đang lớn lên của họ để phá vỡ trật tự đó. Trung quốc đã từng bước triển khai chính sách dọa dẫm và cưỡng bức để hỗ trợ cho mục tiêu bành trướng, một tiến trình được tăng tốc quyết liệt dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.
McCain còn cho rằng Mỹ và Việt Nam chia sẻ một loạt những quyền lợi kinh tế và chiến lược, và tin rằng đã đến lúc hai quốc gia cần triển khai “Sáng kiến Hàng hải Việt-Mỹ” (US-Vietnam Maritime Initiative). Sáng kiến này có thể bao gồm việc mở rộng các cuộc tập trận hỗn hợp trên biển. McCain hoan nghênh Việt Nam tham gia cuộc tập trận “Pacific Rim” và cho rằng Hải quân Hoa Kỳ cần tăng cường thăm Việt Nam…
TNS John Mccain và TNS Jack Reed đã cộng tác để bảo trợ “Sáng kiến An ninh Hàng hải” (Maritime Security Initiative), với kinh phí 1/2 tỉ USD, cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nâng cao năng lực hàng hải cho các đối tác của Mỹ tại Đông Nam Á…Năm nay, Ủy ban hành động lưỡng đảng sẽ nâng cấp sáng kiến này và cung cấp thêm nhiều nguồn lực mới. McCain cũng ủng hộ TPP, và cho rằng “Nếu TPP thất bại thì sự lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương có thể thất bại theo…” (“The Need for Renewed American Leadership in Asia-Pacific”, John McCain, the Herritage Foundation, December 29, 2016). 
Bối cảnh Việt Nam
Trong giai đoạn mới, ngoại giao Việt Nam lại đứng trước ngã ba đường. Việt Nam phải định hướng lại mục tiêu chiến lược (vì lợi ích dân tộc) và điều chỉnh chính sách kịp thời. Chính sách “đu dây” của Việt Nam nhằm giữ thăng bằng với hai nước lớn (Trung Quốc và Mỹ) là một đặc thù lâu nay gây nhiều tranh cãi. Đây là một dịp tốt để lý giải nhằm làm rõ và điều chỉnh chính sách “đu dây” này trong bối cảnh quốc tế mới.
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng phải “đu dây” giữa hai cường quốc cộng sản “thân hữu” nhưng “đồng sàng dị mộng” là Liên Xô và Trung Quốc. Muốn hay không, đó là định mệnh (hay nghịch lý) đối với Việt Nam, một nước nhỏ phải dựa vào hai nước lớn “thân hữu” để “chống Mỹ cứu nước”.  Thật trớ trêu, Việt Nam nay lại phải “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc, như sự kế thừa và tiếp nối một định mệnh (hay một nghịch lý).
Trong khi Trung Quốc là nước láng giềng khổng lồ mà Việt Nam không được lựa chọn nhưng phải chung sống suốt đời, thì Liên Xô và Mỹ (cũng như Pháp) là những đế quốc “ngoại bang” mà Trung Quốc luôn ôm mối hận để phục thù. Điều đó lý giải tại sao Việt Nam phải “đu dây”.  Vấn đề không phải chỉ là hành động “đu dây” mà là lý do “đu dây”, và cách thức “đu dây”, liên quan đến bối cảnh lịch sử, lợi ích dân tộc, ràng buộc ý thức hệ, có thể làm người ta lẫn lộn về thái độ chính trị và ngộ nhận về bạn/thù. Đừng quên rằng, “không có đồng minh và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc vĩnh viễn” (Palmerston). 
Chủ nghĩa “tiệm tiến” (gradualism) và quan niệm “đặc thù” (exceptionalism) trong chính sách của Việt Nam, phản ánh tư tưởng bảo thủ (vì ý thức hệ), tư duy truyền thống (theo quy trình), và tâm trạng lo sợ hoặc nghi ngại (do tâm lý). Tâm trạng này có thể trở thành rào cản đối với tư duy đổi mới sáng tạo trong một cục diện mới. Theo Alexander Vuving, “Việt Nam tiếp tục tách xa dần (nhưng không quá xa) Trung Quốc, và tiếp tục xích lại gần (nhưng không quá gần) Mỹ, sợ làm Trung Quốc tức giận”.  (“Cops, Robbers and the South China Sea’s New Normal”, Alexander Vuving, National Interest, Dec 23, 2016). 
Đến lúc phải xoay trục   
Đã đến lúc phải “kiểm toán” chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ “Hậu Thành Đô” (1990-2016), trên cơ sở thành công hay thất bại. Qua mấy thập kỷ, Việt Nam đã bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cả về kinh tế, chính trị, và đối ngoại, vì mắc phải cái vòng “kim cô”. Muốn khắc phục những hệ lụy to lớn và lâu dài đó, Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện, cả về kinh tế lẫn chính trị, cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Quan hệ “4 tốt” và “16 chữ vàng” chính là cái vòng “kim cô” để Trung Quốc thực hiện tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông (như “Đường 9 đoạn”). Nó làm Việt Nam tụt hậu, bất ổn, và mất dần chủ quyền lãnh thổ. Theo World Bank, Viêt Nam đã mất 15.420 km2 đất liền (năm 2000), ngoài mất Hoàng Sa (1974) và một phần Trường Sa (1988). Sự kiện dàn khoan HD981 tại Biển Đông là một bước ngoặt bộc lộ bộ mặt thật của Trung Quốc, làm lãnh đạo Việt Nam giật mình tỉnh giấc khỏi ảo tưởng và ngộ nhận.  
Chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn trước dựa trên bốn trụ cột: (1) độc lập tự chủ (trong đó có chính sách “3 không”), (2) đa phương đa dạng hóa (trong đó có chủ trương “thêm bạn bớt thù”), (3) vừa hợp tác vừa đấu tranh (trong đó có “đối tác hợp tác” và “đối tượng đấu tranh”), (4) chủ động và tích cực hội nhập quốc tế (để trở thành “đối tác tin cậy” của cộng đồng quốc tế). Các trụ cột đó về cơ bản là đúng (như khẩu hiệu), nhưng không ổn (về thực chất) vì sự bất cập giữa tuyên bố chính sách (declared policy) và thực tiễn (reality), do thể chế lỗi thời và cái “vòng kim cô” làm lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.    
Chính sách đối ngoại giai đoạn mới phải giúp Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc, để quan hệ dựa trên “tái cân bằng tích cực” (active rebalance). Tái cân bằng tích cực không phải là “đu dây”, và “thoát Trung” không có nghĩa là quay lưng lại với Trung Quốc. Sau sự kiện dàn khoan HD 981 và chiến dịch quân sự hóa các đảo mà Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông, Việt Nam đã xích lại gần Mỹ. Chuyến thăm Mỹ chính thức của CTN Trương Tấn Sang (7/2013) và TBT Nguyễn Phú trọng (7/2015) là một bước ngoặt cho “đối tác toàn diện” và tầm nhìn chung Mỹ-Việt về an ninh quốc phòng, làm tam giác Mỹ-Trung-Việt thay đổi, nhưng vẫn chưa đủ trở thành “đối tác chiến lược” (vì cái “vòng kim cô”). 
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama (23/5/2016) với tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí, đã kết thúc quá trình bình thường hóa hơn 2 thập kỷ. Nhưng đáng tiếc, Việt Nam đã “đu dây” quá lâu (suốt 8 năm) không tranh thủ được cơ hội “xoay trục” của Mỹ dưới thời Obama để nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược” (như với 10 nước khác). Cơ hội đó đã bị tuột mất vì dưới chính quyền Donald Trump, TPP đã bị gác lại, chủ trương “xoay trục” cũng bị xem xét lại, và di sản của Tổng thống Obama có thể bị xóa sổ.   
Những giá trị cốt lõi
Thực chất quan hệ Trung-Việt (thời kỳ “Hậu Thành Đô”) là bất bình đẳng và lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Đã đến lúc Việt Nam phải “xoay trục” để thoát khỏi tình trạng “cân bằng tiêu cực”, thể hiện qua chính sách “3 không” và “đu dây” với các nước lớn để tồn tại. Chính sách đối ngoại trong giai đoạn mới (đổi mới vòng 2) cần dựa trên ba tiêu chí cơ bản, như giá trị cốt lõi: (1) độc lập trưởng thành (mature independence), (2) tái cân bằng tích cực (active rebalance), và (3) hội nhập tích cực (proactive integration).  
Một chính sách đối ngoại “độc lập trưởng thành” phải nhất quán về tư duy chiến lược, lấy lợi ích dân tộc làm mục tiêu tối hậu, không lệ thuộc vào ý thức hệ đã lỗi thời.  Đã đến lúc người Việt phải đổi mới tư duy triệt để, không thể tiếp tục “đu dây” cả về đối nội và đối ngoại tại ngã ba đường, như mấy thập kỷ qua. Cái giá phải trả về lợi ích lâu dài (do sự trì trệ) lớn hơn nhiều so với cái lợi trước mắt (vì “hoàng hôn nhiệm kỳ”).
Một chính sách đối ngoại “tái cân bằng tích cực” phải dựa trên sự cân đối và tương hỗ giữa đối nội và đối ngoại, giữa lợi ích quốc gia và hội nhập quốc tế, giữa cải cách thể chế kinh tế và đổi mới thể chế chính trị, để phát triển bền vững và dân chủ hóa. Để khai phóng năng lượng sáng tạo của người dân, phải xóa bỏ cơ chế lỗi thời về quyền sở hữu ruộng đất và độc quyền cho doanh nghiệp nhà nước theo “định hướng XHCN”.
Một chính sách đối ngoại “hội nhập tích cực” phải giúp các doanh nghiệp có điều kiện và cơ hội để hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu. Dù tương lai TPP ra sao, thì Việt Nam vẫn phải sẵn sàng tham gia các thể chế tự do mậu dịch quốc tế (thế hệ mới). Việt Nam đã đi được một quãng đường dài từ WTO đến TPP, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen với sân chơi toàn cầu hóa. Cần giúp họ phát huy các lợi thế tương đối của mình, để tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn, bổ nhiệm Peter Navarro làm chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia, và cử Rex Tillerson làm Ngoại trưởng (với những phát biểu cứng rắn chống Trung Quốc), thì TBT Nguyễn Phú Trọng lại vội vàng sang thăm Trung Quốc (từ 12/1/2017). Ngay hôm sau, ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới thăm Việt Nam lần cuối (13/1/2017). Thời điểm hai chuyến thăm bộc lộ sự bất cập chứng tỏ Việt Nam vẫn đang “đu dây” (vì sức ép của Trung Quốc).
Trong khi đó, PetroVietnam và Exxon-Mobil ký hai hợp đồng về khí tại mỏ “Cá voi xanh” (Blue Whale). Điều đáng lưu ý là thời điểm ký kết trùng với chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng và ngoại trưởng John Kerry, điều trần tại Thượng Viện của Rex Tillerson (ngoại trưởng mới được đề cử) với những phát biểu cứng rắn chống Trung Quốc. Trong bối cảnh Trump quyết định rút khỏi TPP, thì hợp đồng hợp tác dầu khí với Exxon-Mobil tại Biển Đông không chỉ quan trọng về kinh tế, mà còn có ý nghĩa lớn về địa chiến lược.  
Ngay sau đó, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đến thăm Việt Nam (16/1/2017) nhằm tăng cường hợp tác tại Biển Đông. Nhật muốn cải thiện năng lực tuần duyên của Việt nam, nên đã quyết định viện trợ cho Việt Nam thêm 6 tầu tuần duyên mới. Một quan chức Bộ Ngoại Giao Việt Nam phát biểu “hy vọng Nhật có vai trò lớn hơn về hợp tác an ninh quốc phòng”. Quan hệ Nhật-Việt cần phát triển theo hướng xây dựng nền tảng cho một tứ giác chiến lược mới do Nhật làm đầu tầu (“Japan-Australia-India-Vietnam Partnership”).     
Thay lời kết
Khi môi trường quốc tế và khu vực có nhiều biến động khó lường, và tình hình kinh tế, chính trị trong nước có nhiều bất ổn, đòi hỏi phải cải cách thể chế toàn diện (cả kinh tế và cính trị), thì chính sách đối ngoại cũng phải đổi mới theo tương ứng. Chính sách đối ngoại tuy là cánh tay kéo dài của chính sách đối nội, nhưng có nhiệm vụ làm đòn bẩy, hỗ trợ quá trình “đổi mới vòng 2” để phát triển bền vững. Đề cương đổi mới chính sách đối ngoại cần dựa trên đề cương đổi mới toàn diện của chiến lược phát triển quốc gia.
“Báo cáo Việt Nam 2035” chính là đề cương đổi mới, làm cơ sở xây dựng chính sách đối ngoại thời kỳ mới. Muốn thay đổi, phải gắn kết được trên với dưới, trong với ngoài, để huy động tối đa nguồn lực của dân tộc, nhằm kiến tạo một quốc gia giàu mạnh và văn minh. Đến lúc người Việt phải chứng minh Việt Nam không phải là một quốc gia hèn kém và lệ thuộc, quen dựa vào viện trợ nước ngoài, rằng người Việt Nam có thể hòa giải dân tộc, đứng dậy từ đổ nát và li tán, để tái tạo một quốc gia độc lập và dân chủ. Chỉ có độc lập và dân chủ mới thu phục được nhân tâm để kiến tạo một quốc gia giàu mạnh và văn minh.  
NQD. 1/2/2017 (5 Tết Đinh Dậu) 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 1-2-17

Thanh tra Chính phủ: 2017 sẽ thực hiện nhiều cuộc thanh tra quy mô lớn ( Lạy hồn)

Năm 2017, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành những cuộc thanh tra rất lớn liên quan đến việc quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường tại một số khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu kinh tế, khu chế xuất hay việc chuyển đổi sử dụng đất quốc phòng, an ninh sang mục đích khác. Trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Văn Khánh- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định cơ quan này “không ngại đụng chạm”.

Ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ trao đổi với PV Dân trí (Ảnh: Thế Kha)Ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ trao đổi với PV Dân trí (Ảnh: Thế Kha)
– Phóng viên: Đâu là những mục tiêu, điểm nhấn lớn sẽ được Thanh tra Chính phủ đặc biệt lưu ý trong quá trình thanh tra năm 2017, thưa ông?
– Ông Ngô Văn Khánh: Cả định hướng cũng như kế hoạch cụ thể đều là những vấn đề trọng tâm, đáng quan tâm và đặc biệt cần phải lưu ý trong quá trình điều hành của Chính phủ nên mới đưa vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Đến nay Kế hoạch thanh tra năm 2017 của Thanh tra Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt.
– Vậy Kế hoạch thanh tra năm 2017 sẽ có điểm khác hơn gì so với năm trước?
– Có lẽ tôi nhận thấy có mấy điểm. Năm nay, Thanh tra Chính phủ chủ trương phối hợp rất nhiều với thanh tra các bộ, ngành trong quá trình tiến hành thanh tra, việc này vừa nhằm giảm chồng chéo vừa phát huy tốt hơn hiệu quả của thanh tra chuyên ngành. Tôi cho rằng thanh tra chuyên ngành tham gia vào để bổ sung cho cuộc thanh tra tốt hơn. Còn về nội dung thì thể hiện ở mấy loại việc liên quan đến tài nguyên môi trường và đất đai, tài chính, ngân hàng, đất quốc phòng an ninh, cổ phần hoá, tái cơ cấu…
Điểm nhấn về công việc cũng có khác năm trước, khi chúng tôi tập trung cao độ vào vấn đề môi trường. Đây là cuộc thanh tra kết hợp cả với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng nên sẽ hướng đến rất nhiều đối tượng là các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu chế xuất. Gắn với vấn đề môi trường là câu chuyện quy hoạch, sử dụng đất dai, xây dựng bởi chúng liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau.
Lần này chúng tôi sẽ rất chú ý đến các cơ sở công nghiệp lớn đang đầu tư ở Việt Nam như Samsung ở Thái Nguyên chẳng hạn. Đó là những cơ sở công nghiệp lớn có chất thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại.
Năm nay, Thủ tướng Chính phủ giao cho chúng tôi một loại việc cũng rất đặc biệt. Đó là thanh tra việc quản lý, sử dụng, chuyển đổi mục đích đất quốc phòng, an ninh sang mục đích khác tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Khánh Hoà hay thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công tại vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Cần Thơ, TPHCM, Hà Nội. Đấy là điểm nhấn lớn.
Hay như tại TPHCM sẽ thanh tra trách nhiệm trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn) gắn với việc thực hiện thí điểm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo Văn bản số 2103/TTg-ĐMDN ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là việc rất lớn.
Năm 2017 sẽ thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường tại Samsung Thái Nguyên.Năm 2017 sẽ thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường tại Samsung Thái Nguyên.
– Thanh tra Chính phủ sẽ mạnh dạn chuyển hồ sang cơ quan điều tra ngay khi phát hiện những dấu hiệu sai phạm hình sự?
– Đương nhiên sẽ phải làm theo quy trình không có gì khác cả. Chúng tôi thực hiện cơ chế phối hợp đúng theo hướng dẫn của thông tư liên tịch giữa công an – thanh tra và kiểm sát, chắc chắn sẽ tăng cường trao đổi, chia sẻ những việc đó.
Còn chuyện có chuyển hồ sơ hay không thì qua đánh giá của các bên, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chuyển điều tra, chưa đủ yếu tố thì các cơ quan liên quan sử dụng thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.
– Thanh tra Chính phủ có ngại “đụng chạm” khi tiến hành những cuộc thanh tra lớn như vậy?
– Ở đây không có chuyện ngại “đụng chạm”, “đụng chạm” cũng không được bởi phải theo nguyên tắc của hoạt động thanh tra. Nếu ngại “đụng chạm” thì còn làm được gì nữa.
– Xin cảm ơn ông !
Nhiều cuộc thanh tra quy mô lớn
Theo kế hoạch thanh tra năm 2017, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường tại một số khu công nghiệp (cơ sở công nghiệp), khu kinh tế, khu chế xuất, khu đô thị mới; thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn) tại Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị trực thuộc; thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam.
Thanh tra Chính phủ cũng giao phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính tại các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu lớn, có nguy cơ mất vốn, tài sản; thanh tra tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất đai, tập trung việc chuyển đổi sử dụng đất từ đất quốc phòng, an ninh sang mục đích khác ở Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Khánh Hoà.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện quy định về tự chủ theo quy định của Chính phủ, việc quản lý đầu tư xây dựng 3/5 bệnh viện trọng điểm theo Đề án 125 gồm Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, Bệnh viện Ung bướu TPHCM (cơ sở 2), Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng (Viện chấn thương chỉnh hình)…
Dantri.com.vn

Cố vấn thân cận nhất của Trump: Mỹ - Trung sẽ có chiến tranh trên biển Đông; Tờ Quân giải phóng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho xung đột có thể với Mỹ; Thầy phong thủy: Trump hết vận may, tháng 9/2017 Mỹ đại nạn



Thi Anh | 

Cố vấn thân cận nhất của Trump: Mỹ - Trung sẽ có chiến tranh trên biển Đông

Cố vấn Steve Bannon được coi là "cánh tay phải" của Trump, và cũng là người giúp ông thảo sắc lệnh nhập cư gây tranh cãi mới đây.

Steve Bannon, cố vấn thân cận nhất của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được cất nhắc vào Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), cho rằng: Sẽ có chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong vài năm tới, tờ Independent đưa tin.
Vốn là một nhân vật cực hữu, Steve Bannon từng đánh giá Washington và Bắc Kinh đang tiến tới chiến tranh trên biển Đông.
"Chúng ta sẽ chiến tranh trên biển Đông trong 5 - 10 năm nữa, phải không?", ông Bannon phát biểu trên một chương trình phát thanh vào tháng 3/2016.
"Chuyện đó không còn gì phải nghi ngờ nữa. Họ đang chiếm lấy các đảo, đá, đưa tàu sân bay và cả tên lửa tới đó..."
Từng được ông Bannon đưa ra trên show phát thanh của mình, nhận định này một lần nữa lại nổi lên sau khi vị cố vấn đặc biệt của Trump nắm trong tay quyền lực nhiều tới mức chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
Sở hữu một ghế thường trực trong NSC có nghĩa là ông Bannon - một người chưa từng có kinh nghiệm về an ninh quốc gia, lẫn chính sách đối ngoại - sẽ có thể tiếp cận các vấn đề cơ mật của nước Mỹ, được xem là ngang hàng với người đứng đầu Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, và đôi khi còn "trên cơ" các quan chức quân sự, cũng như tình báo hàng đầu nước Mỹ.
Từng là tổng biên tập trang tin theo đường lối cực hữu và bài Hồi giáo Breibart News, Steve Bannon là người góp phần giúp Donald Trump thảo ra bản sắc lệnh hành pháp về nhập cư gây tranh cãi mới đây.
theo Trí Thức Tr


Thầy phong thủy: Trump hết vận may, tháng 9/2017 Mỹ đại nạn

(Chuyện lạ) - Lần lượt từ nhà tiên tri đến nhà khoa học, thầy phù thủy đến thầy phong thủy đều dự báo không lành về tương lai của Trump và nước Mỹ.

Đinh Dậu sẽ là năm ác mộng của Mỹ
Năm Đinh Dậu vừa mới mở ra chưa lâu, thì không ít dư luận đã xôn xao khi nghe được những dự báo xấu về vận mệnh trong năm nay của Tổng thống Donald Trump và nước Mỹ.
Priscilla Lam - một thầy phong thủy nổi tiếng ở Hong Kong (Trung Quốc) đang khiến nhiều người rợn tóc gáy vì những dự đoán của mình.
Theo thầy phong thủy Lam, Donald Trump sinh năm 1946, tức năm Bính Tuất, mệnh thổ. Trump sẽ có vận may to lớn trong năm 2016, bằng chứng là ông đã ngồi được vào ghế Nhà Trắng. Và vận may này của ông sẽ còn tiếp tục kéo dài sang năm 2017.
Vào hôm 20/1 vừa qua, Donald Trump đã chính thức làm lễ nhậm chức. Dù nhiều người cho rằng có thể sẽ xảy ra sự cố ngăn cản ông bước vào Nhà Trắng, tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá thuận lợi.
Vận may của Trump sau nhậm chức sẽ vẫn còn tiếp diễn nhưng sẽ chỉ kéo dài được quá nửa năm nay. Điềm may sẽ hết dần nhường chỗ cho điềm gở. Cụ thể là đến tháng 9 năm nay, những cơn ác mộng đầu tiên của Donald Trump  nước Mỹ sẽ bắt đầu.
"Trump đã làm cho quá nhiều người khó chịu và bức xúc, do đó khi vận may của ông kết thúc vào nửa cuối năm nay, khó khăn hoặc thách thức sẽ liền sinh khởi", thầy phong thủy Lam chỉ rõ.
Mỹ sẽ rơi vào loạn lạc khi xảy ra những cuộc biểu tình gay gắt, những người biểu tình thể hiện sự bất bình tột độ, nước Mỹ cuối cùng sẽ dẫn đến chia rẽ.
Sau khi thầy phong thủy Lam đưa ra lời dự báo của mình, người ta nhớ đến những lời tiên đoán trước đó của các nhà tiên tri nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Điển hình là Baba Vanga và Nostradamus.
Thay phong thuy: Trump het van may, thang 9/2017 My dai nan
Nostradamus và Vanga
Theo Vanga, vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ tức Donald Trump sẽ khó được lòng dân. Ông sẽ đưa ra những quyết định khó hiểu và gây xung đột tới các nước lớn trong thời gian làm Tổng thống của mình. Mỹ sẽ bước vào giai đoạn loạn lạc, sẽ chìm trong đống đổ nát kinh tế, các bang miền Nam Bắc sẽ phân chia nhau, không khác gì một cuộc nội chiến.
Còn nhà thông thái Nostradamus (người Pháp) kể về nhân vật tên "Trumpet" trong bài thơ của mình, mà theo những nhà phân tích thì nó giống như đang ám chỉ đến Trump.
Theo Nostradamus, Trumpet là người sẽ nắm quyền lãnh đạo nhưng lại đưa ra những quyết định khó hiểu. Người ta sẽ bị sốc bởi những phát ngôn của ông. Nhân vật này sẽ gây chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ quốc tế. Ông sẽ gây thù hận sâu sắc giữa các đảng phái chính trị và giữa người dân.
Nostradamus dự báo, nước Mỹ sẽ bước vào thời kỳ hỗn loạn để những cường quốc khác vươn lên ở vị trí đứng đầu, tầm ảnh hưởng của Mỹ sẽ không còn như trước nữa. Vanga cũng từng có dự báo khá tương đồng với dự đoán này của Nostradamus, nhưng bà mô tả chi tiết hơn.
Vanga tiên tri, 2017 sẽ là một năm có nhiều biến đổi quan trọng với hai nước Trung Quốc và Mỹ. Nhân loại sẽ chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, còn Mỹ sẽ dần mất đi năng lực kiểm soát thế giới và vị thế cường quốc số 1 của mình.
Hiểm họa lớn sẽ xảy đến với nước Mỹ trong năm nay. Mỹ sẽ không tránh khỏi tầm ngắm của khủng bố. Họ sẽ tấn công Mỹ thông qua nước láng giềng Canada, theo Vanga. Thầy phong thủy Lam cũng nhắc đến việc Trump sẽ vấp phải áp lực đang chờ đợi từ bức tường ngăn biên giới Mexico - Mỹ.
Sở dĩ, dự báo của Lam khiến nhiều người giật mình lo lắng vì Lam là một người thông thạo nhân tướng học, thuật chiêm tinh và phong thủy. Hơn nữa, trước đó, thầy phong thủy cũng từng đoán chính xác tỷ phú bất động sản Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Chưa kể, Giáo sư của Na Uy, ông Johan Galtung - người từng được đề cử giải thưởng khoa học danh giá Nobel - cũng ra sức cảnh báo nước Mỹ sẽ sụp đổ nếu như ông Trump lên lãnh đạo đất nước.
Thầy phù thủy Antonio Vazquez - người tự xưng là "Grand Warlock" của Mexico cũng nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt với ba âm mưu ám sát vào năm 2017. Điều này được gây ra bởi Trump không được lòng của nhiều người và thường xuyên gây ra xung đột, mâu thuẫn.
Vận mệnh các nguyên thủ tiêu biểu
Thay phong thuy: Trump het van may, thang 9/2017 My dai nan
Thầy phong thủy Hong Kong Priscilla Lam
Ngoài Donald Trump, thầy phong thủy của Hong Kong còn đưa ra vận mệnh của 4 nguyên thủ khác trên thế giới trong năm 2017 này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuổi Thìn. Theo thầy Lam, rồng là con vật mạnh mẽ và có thể đi bất cứ nơi nào - có thể bơi trong nước hoặc bay trên không. Vì vậy, Putin được dự đoán là nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
Bà Lam dự đoán ông Putin sẽ có một năm thuận lợi. Yếu tố Kim ở nửa sau của năm 2017 cho thấy đó có thể là thời điểm phát tài của ông hay nói cách khác là cho nước Nga.
Năm Định Dậu cũng là năm thuận lợi cho người tuổi Tỵ như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vì vậy năm nay, Tập Cận Bình sẽ có nhiều may mắn và kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển thịnh vượng.
Ngược lại, Thủ tướng Đức Angela Merkel là người tuổi Ngọ, năm 2017, bà sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thầy phong thủy cho rằng bà Merkel có thể vượt qua được thách thức này.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là người tuổi Dậu, vì vậy năm nay là năm tuổi của ông. Thầy Lam dự đoán ông sẽ gặp nhiều sự đối chọi, tức là phải đối mặt với rất nhiều sự phản đối về chính sách, đặc biệt là cuộc ganh đua quyền lực nội bộ.
Thầy Lam cũng đoán năm nay sẽ không phải là năm thuận lợi cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, ông có thể thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý để tăng quyền hạn tổng thống của mình, dự kiến diễn ra vào tháng 4/2017.
Hoàng Minh

Tờ Quân giải phóng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho xung đột có thể với Mỹ

Giáo Dục VN  1 liên quan
Một cuộc chiến tranh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ hay chiến tranh có thể bùng phát đêm nay không chỉ còn là khẩu hiệu. Nó đang dần trở thành một khả năng.

South China Morning Post Hồng Kông ngày 27/1 đưa tin, tờ Quân giải phóng Trung Quốc và các quan sát viên quân sự cho biết, Trung Quốc đang đẩy mạnh chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự có thể với Mỹ.
Tờ báo này cho rằng, Tổng thống Donald Trump đang làm tăng nguy cơ nổ ra chiến sự, trong khi Bắc Kinh đang phải giằng co giữa một bên là sự suy giảm có thể trong quan hệ Trung - Mỹ, với một bên là sự nhấn mạnh đặc biệt về an ninh hàng hải.
Bản điện tử của tờ Quân giải phóng Trung Quốc có bài xã luận cuối tuần trước vào ngày lễ nhậm chức của Trump. Bài báo cho rằng nguy cơ chiến tranh Trung - Mỹ trở nên thực tế hơn trong bối cảnh an ninh châu Á -Thái Bình Dương ngày càng phức tạp.
To Quan giai phong Trung Quoc keu goi chuan bi cho xung dot co the voi My - Anh 1
Lính Trung Quốc, hình minh họa: SCMP.
Xã luận được viết bởi một quan chức nằm trong một bộ phận chức năng của Quân ủy Trung ương.
Bài viết cho rằng, việc Mỹ tiến hành chính sách tái cân bằng ở châu Á, triển khai quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông, đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc đều là những điểm nóng có thể kích hoạt xung đột.
"Một cuộc chiến tranh trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ hay chiến tranh có thể bùng phát đêm nay không chỉ còn là khẩu hiệu. Nó đang dần trở thành một khả năng hiện hữu", bài báo viết.
Nhân Dân nhật báo hôm Chủ nhật bình luận, Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận trên biển bất kể "nước ngoài khiêu khích như thế nào".
Bài xã luận trên Nhân Dân nhật báo đề cập đến phát biểu của Ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson với hy vọng, Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo và truy cập đến chúng trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Ian Storey, một nhà nghiên cứu từ Viện ISEAS ở Singapore cho biết, một số phát biểu của các thành viên quan trọng trong nội các Trump cho thấy, ông sẽ theo đuổi một chính sách cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông trong vòng 4 năm tới.
2 bài xã luận trên Quân Giải phóng Trung Quốc và Nhân Dân nhật báo xuất hiện trong bối cảnh cuộc cải tổ quân đội Trung Quốc đang diễn ra thuận lợi dưới sự giám sát của ông Tập Cận Bình.
Phó Đô đốc Thẩm Kim Long mới được thăng chức từ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải lên Tư lệnh Hải quân. Phó Đô đốc Viên Dự Bách - Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải được thăng chức Tư lệnh Chiến khu Nam.
Tống Trung Bình, một nhà bình luận quân sự đài Phượng Hoàng, Hồng Kông cho rằng, quyết định bổ nhiệm 2 viên tướng hải quân này làm Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh Chiến khu Nam là nhằm chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, giành chiến thắng trong chiến tranh.
Tài liệu tham khảo:
http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2065799/china-steps-preparedness-possible-military-conflict-us
Hồng Thủy

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Vì sao Tống Mỹ Linh nhất quyết không về Trung Quốc dự lễ tang Tống Khánh Linh?

Lâm Oanh | 

Vì sao Tống Mỹ Linh nhất quyết không về Trung Quốc dự lễ tang Tống Khánh Linh?
Từ trái qua phải: Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh.

Khi nhận được điện báo của gia đình về việc bệnh tình của Tống Khánh Linh ngày càng trở nặng, Tống Mỹ Linh cũng chỉ đáp lại ngắn gọn: "Đưa chị ấy sang Mỹ chữa bệnh".

Quan hệ rạn nứt
Theo tờ Sohu (Trung Quốc), quan hệ của hai chị em Tống Khánh Linh, phu nhân Tôn Trung Sơn, và Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch, vốn vô cùng thân thiết nhưng sau này do quan điểm chính trị khác nhau nên hai chị em dần trở nên xa cách.
Đặc biệt, sau khi Tống Mỹ Linh chuyển đến Đài Loan sinh sống (năm 1950) thì hai chị em chính thức cách biệt, thư từ qua lại cũng thưa dần.
Tuy nhiên đến ngày 25/4/1971, Tống Tử Văn - một trong sáu người con họ Tống - đột ngột qua đời ở Mỹ. Giới truyền thông Trung Quốc và quốc tế khi đó cho rằng, đây là cơ hội tương phùng cho chị em nhà họ Tống.
Theo tài liệu do Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đăng tải, Tổng thống Mỹ Richard Nixon muốn mượn tang lễ của Tống Tử Văn để xúc tiến chuyến công du Mỹ của bà Tống Khánh Linh, khi đó là Quyền Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nên đã điện báo cho Bắc Kinh.
Đồng thời, Washington cũng điện báo cho vợ chồng Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc. 
Phía Trung Quốc khi đó đã xác nhận việc bà Tống Khánh Linh sang dự tang lễ nhưng phía Đài Bắc lại vẫn lưỡng lự, hoài nghi.
Cuối cùng, khi nhận định rằng, chuyến đi này cũng sẽ có lợi cho quan hệ Mỹ-Đài nên Tưởng đã khuyến khích bà Mỹ Linh sang Mỹ.
Tống Mỹ Linh sau đó đáp chuyến bay tới Hawaii - chặng dừng chân trước khi đến New York. Tuy nhiên, tại đây bà lại nhận được điện báo của Tưởng rằng ,"hãy dừng chân ở Hawaii, tạm thời không đi đến New York nữa".
Cảm thấy nghi ngờ, bà liền sai người đi mua tất cả đầu báo tiếng Anh được xuất bản vào ngày hôm đó và từ tờ New York Times, bà phát hiện một tin nhanh về việc chị gái bà - Tống Khánh Linh cũng sang Mỹ dự tang lễ em trai.
Tại Hawaii, bà nhận được thư từ Đài Bắc thông báo cần tránh cuộc chạm trán với chị gái ở New York do phía Tưởng lo sợ đây là âm mưu nào đó của nước Mỹ cũng như Trung Quốc đại lục.
Đến ngày 30/4 - ngày tổ chức tang lễ Tống Tử Văn, Tống Mỹ Linh đã lên máy bay bay về Đài Bắc. Đặc biệt, Washington cũng nhận được thông báo từ Bắc Kinh cho biết, do không giải quyết được vấn đề phương tiện đi lại nên bà Tống Khánh Linh cũng không thể đến Mỹ.
Chính vì thế cuộc hội ngộ của chị em họ Tống bất ngờ lỡ dở vào phút chót.
Vì sao Tống Mỹ Linh nhất quyết không về Trung Quốc dự lễ tang Tống Khánh Linh? - Ảnh 1.
Ba chị em nhà họ Tống tại Trùng Khánh năm 1940. Ảnh: QQ
Chia ly tiếc nuối
Theo truyền thông Trung Quốc, càng về sau sức khỏe bà Tống Khánh Linh càng suy giảm, dù thường xuyên tâm niệm đến Tống Mỹ Linh nhưng vì nguyên nhân chính trị khiến bà không thể công khai bày tỏ. Bên cạnh đó, bà cũng cố gắng thông qua nhiều kênh liên lạc khác nhau để mong liên lạc được với em gái.
Sau này, khi bệnh tình Tống Khánh Linh trở nặng hơn, người thân bà đã quyết định điện báo sang Mỹ, nói rõ bệnh tình cũng như hy vọng Tống Mỹ Linh có thể trở về Trung Quốc thăm chị gái trước khi bà qua đời.
Tuy nhiên, vài ngày sau, nhà họ Tống chỉ nhận được bức điện báo với nội dung: "Đưa chị ấy đến New York chữa bệnh".
Khi đó, các thành viên nhà họ Tống đã vô cùng bất ngờ bởi Tống Mỹ Linh thậm chí còn không điền họ tên trên bức điện báo.
Đến ngày 29/5/1981, Tống Khánh Linh từ trần. Ngày 30/5, Bắc Kinh gửi điện báo mời lãnh đạo Đài Loan bấy giờ là Tưởng Kinh Quốc cũng như điện báo sang Mỹ mời Tống Mỹ Linh về dự tang lễ chị gái.
Nhưng khi đó, Tống Mỹ Linh đã từ chối về Bắc Kinh tham dự tang lễ chị gái và trong các bức thư gửi Tưởng Kinh Quốc sau này khi nhắc về Tống Khánh Linh, bà cũng không hề gọi "chị gái" mà chỉ nói là "Tôn phu nhân".
Tuy nhiên, theo tờ Baixing (Hồng Kông), Tống Mỹ Linh thực sự không vô tình đến vậy. Theo lời người thân bên cạnh Mỹ Linh, vào cuối tháng 5/1981, khi nhận được tin chị gái bệnh nặng và qua đời, Mỹ Linh đã khóc rất nhiều.
Thậm chí trước đó, khi nhận được tập ảnh gia đình do chị gái nhờ người gửi sang, Tống Mỹ Linh dường như bất động, sau đó ngồi lần giở từng trang trong khoảng hai tiếng đồng hồ.
Một số ý kiến cho rằng, do nhiều nguyên nhân chính trị cũng như những điều cấm kỵ cá nhân buộc Tống Mỹ Linh không thể về thăm chị gái.
theo Trí Thức Trẻ

Đừng “cố đấm ăn xôi” nữa, hãy “đóng băng” dự án Long Thành!

Từ những năm 2013, 2014 thông tin về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, dự án sân bay Long Thành chiếm thời lượng rất lớn trên mạng truyền thông cũng như các cuộc họp quốc hội, Hội đồng nhân dân TPHCM, các nhân sĩ, trí thức… với hai luồng tranh luận đối chọi nhau: Xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Hai bên đều đưa ra những lập luận để bác bỏ ý kiến nhau: Phía ủng hộ dự án Long Thành tất nhiên là các quan chức địa phương, bộ giao thông vận tải, một số đại biểu Quốc Hội, tướng tá quân đội lãnh đạo quận Tân Bình… Phía muốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất gồm nhiều đại biểu hội đồng nhân dân TPHCM, cán bộ lâu năm trong ngành hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất,các nhân sĩ, trí thức, một số tờ báo…

Đừng “cố đấm ăn xôi” nữa, hãy “đóng băng” dự án Long Thành! (Nguyễn Đình Ấm – VNTB)


Ý chí sắt đá Long Thành

Trong cuộc tranh luận này, tất nhiên ưu thế thuộc về giới quan chức vì họ có thực quyền và mối lợi rất dễ nhìn thấy: Đất ở xung quanh dự án Long Thành đã được quan chức địa phương, đại gia phân lô, chia nền “bán đợt 2,3” từ khi có tin về dự án này còn Tân Sơn Nhất là khu “vàng nổi” 1.150 ha (tính cả đất bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích là 1.500 ha) đã “chế tác” 157,6 ha thành sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư, và nhiều trăm ha “vàng” còn lại nữa sẽ được “chế tác” tiếp nếu hàng không dân dụng chuyển hẳn đi Long Thành. Ngược lại, nếu mở rộng Tân Sơn Nhất, dừng Long Thành thì những kế hoạch buôn đất của các đại gia vào khu Long Thành sẽ bị “đóng băng”, quan chức địa phương sẽ không có gì vì không có đầu tư, giải phóng mặt bằng, bán chác…Đặc biệt, ở Tân Sơn Nhất sân golf, nhà hàng, khách sạn sớm muộn cũng phải rời đi do để nâng Tân Sơn Nhất lên 50, 56… triệu khách/năm trở lên thì tất yếu sử dụng tất cả 1.150 ha “vàng” tức 157,6 ha đã “chế tác” của nhóm lợi ích cũng phải phá bỏ mà không được bồi thường như hứa của chủ đầu tư và nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Như vậy, việc chuyển Tân Sơn Nhất về Long Thành là “không thể đảo ngược”, nhờ những lợi ích khổng lồ như trên. Ngoài sự ủng hộ của thế lực mạnh nhất trần gian (quân đội, nguyên thủ tướng, quan chức các địa phương, đại gia, quốc hội…) dự án chuyển Tân Sơn Nhất đi có vẻ còn có sự “phù hộ” của “quỷ thần”như những khi quốc hội, Hội đồng Nhân dân TPHCM họp bàn về chuyển Tân Sơn Nhất về Long Thành (2013), thì tự nhiên có mái nhà của dân bị tốc ngói rơi ào ào “đúng khi các máy bay hạ cánh” được VTV và một lô báo đảng đăng rùm beng. Mặc dù sau đó nhà chức trách hàng không Việt Nam, các hãng, chuyên gia hàng không bác bỏ không có chuyện máy bay hạ cánh làm tốc mái nhà từ khoảng cách ít nhất 150m, nhưng ấn tượng về không an toàn của máy bay vẫn ám ảnh nhiều người.

Được các thế lực “âm, dương” mạnh nhất ủng hộ, nên quốc hội và cơ quan thẩm quyền đi đến kết luận: Sân bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng,Tân Sơn Nhất không an toàn, Tân Sơn Nhất nằm sát thành phố gây ô nhiễm môi trường và phải xây sân bay Long Thành thật hoành tráng, lớn nhất thế giới cho “xứng tầm” đất nước 100 triệu dân với công suất 100 triệu khách/ năm…

“Sắt, thép” đã bị hen rỉ?

Mặc dù lợi lộc khổng lồ, ý chí sắt đá như thế, nhưng trước tình cảnh “vỡ trận” quá thảm hại ở Tân Sơn Nhất nay giới “hậu nhiệm” đã phải tạm “thu gom”, sang sửa trên thực tế những tuyên bố, quyết định của cơ quan thẩm quyền, quốc hội về sân bay Long Thành và số phận Tân Sơn Nhất trước kia: Ngày 10/1/2017 tại cuộc họp “giải cứu sân bay Tân Sơn Nhất”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu bộ GTVT phải nhanh chóng phối hợp với bộ quốc phòng, bộ xây dựng, Ủy ban Nhân dân TPHCM tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất… để nâng công suất lên 40-50 triệu khách/năm”, đúng như ý kiến các chuyên gia,đại biểu quốc hội, Hội đồng Nhân dân và người viết bài này (qua các bài: Nỗi đau sân bay; Sân golf đuổi sân bay; Mở rộng Tân Sơn Nhất là tối ưu; Dự án sân bay Long Thành “thiêng” thật;…đã đăng trên mạng) đã khẳng định trước đây có thể nâng cấp Tân Sơn Nhất nhưng đã bị giới lợi ích “bịt tai”.

Đến đây, có thể khẳng định không cần xây sân bay “hoành tráng nhất thế giới” Long Thành nữa! Bởi vì, hiện nay Tân Sơn Nhất đã có lượng khách thông qua hơn 30 triệu khách/năm. Theo kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam thì dù phát triển đến đâu cũng phải ít nhất 20 năm nữa Tân Sơn Nhất mới đạt công suất 50-56 triệu khách/năm, và rất có khả năng đó là thị trường tới hạn của Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, một thị trường hàng không ban đầu phát triển rất nhanh, nhưng sau sẽ giảm dần đến dừng lại, lý do nhu cầu bão hòa, bị các phương tiện giao thông khác như đường bộ, đường sắt, tàu điện, các sân bay lân cận cạnh tranh.Cảng hàng không quốc tế Singapore mọi mặt đều thuận lợi hơn Tân Sơn Nhất rất nhiều:Là giao điểm các đường hàng không, hàng hải quốc tế Đông- Tây, Nam- Bắc phía đông địa cầu, khu “ốc đảo kinh tế, du lịch” của châu Á… nhưng hàng chục năm nay vẫn chỉ xung quanh công suất 45-46 triệu khách/ năm. Sân bay Charles de Gaulle ở Paris “kinh đô ánh sáng” phát triển cả gần trăm năm qua là điểm trung chuyển lớn ở Tây Âu, nhưng nay vẫn chỉ có công suất 63,8 triệu khách/năm. Sân bay Dubai có vị trí tối ưu, thị trường quá cảnh khổng lồ cũng chỉ loanh quanh 60-70 triệu khách/năm. Sân bay có thị trường lớn với lịch sử phát triển gần trăm năm Hartsfield Jackson của đất nước hơn 300 triệu dân giàu nhất thế giới ở Atlanta (Mỹ) có lượng khách thông qua cao nhất thế giới cũng chỉ có 96,2 triệu khách /năm. Sân bay Bắc Kinh thủ đô của đất nước hơn 1 tỷ dân nền kinh tế thứ 2 thế giới Trung Quốc lượng khách thông qua đứng thứ hai thế giới cũng chỉ 86,1 triệu khách/năm và nhiều năm nay không tăng nữa. Vậy Long Thành của một đất nước có nền kinh tế ì ạch chỉ cỡ trung bình khu vực đông nam Á, GDP chỉ vài trăm tỷ đô đang bị cả Lào, Campuchia vượt một số mặt kinh tế… lấy đâu ra 100 triệu khách/năm?

Nếu cứ cho là kinh tế, du lịch của Việt Nam sẽ phát triển “thần kỳ” để thị trường hàng không Tân Sơn Nhất tăng đến cả trăm triệu khách/năm,  thì việc đáp ứng nhu cầu đó tất nhiên không khó.Chỉ cần làm thêm đường băng song song với một trong hai đường băng cũ 700-800m (hai đường băng cũ cách nhau 365m), xây thêm nhà ga hành khách T3,T4, 100 chỗ đỗ máy bay(tất cả chỉ cần hơn 100 ha) sẽ có ngay sân bay công suất 100 triệu khách/năm. Không có gì cản trở sự phát triển đó vì Tân Sơn Nhất có diện tích ít nhất 1.150ha (Diện tích ngành hàng không đo đạc báo cáo quy hoạch mạng sân bay năm 2010-thông tin Tân Sơn Nhất chỉ có 800 – 850ha là của nhóm lợi ích sửa, công bố trên Wikipedia tiếng Việt), xấp xỉ sân bay Check-Lap-Kok của Hong Kong, (1.200 ha) nay đang khai thác 45 triệu khách năm và có thể tăng lên 70-80 triệu khách/năm.Nếu Tân Sơn Nhất méo thì ta có thể cắt chỗ nọ bù chỗ kia cho hợp lý chuyển một số hộ dân đến chỗ bù đất nên chỉ phải bồi thường tiền xây nhà chi phí không đáng kể.

Như vậy thì đừng “cố đấm ăn xôi” nữa, hãy dẹp dự án Long Thành để đỡ tốn tiền dân và lừa dối những người mua đất! Nếu ai tin Long Thành có triển vọng 100 triệu khách/năm thì hãy tạm “đóng băng” dự án này lại, dành 5.000 ha (quá lớn, lãng phí đất) diện tích kia để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình không kiên cố mà chờ….

Về những ý kiến hạn chế của Tân Sơn Nhất như không an toàn, ô nhiễm…

– Theo quan niệm cũ thì quả thật Tân Sơn Nhất là số không nhiều sân bay trên thế giới nằm sát các khu dân cư, tất nhiên ảnh hưởng tới sức khỏe của họ do tiếng ồn và khí thải. Tuy nhiên nhận thức mới về ô nhiễm là qui mô toàn cầu chứ không chỉ bó hẹp trong từng khu vực nữa. Theo đó, tất cả các địa phương, quốc gia trên thế giới phải giảm khí thải cho cả nước, toàn cầu. Giả thử nếu chuyển Tân Sơn Nhất về Long Thành với cự ly về TP. Hồ Chí Minh là 35km hàng ngày hàng nghìn xe hơi đi lại với Tân Sơn Nhất cũng hàng nghìn xe ấy từ Tân Sơn Nhất về thành phố này là 5-6 km thì đằng nào thải ra khí độc vào môi trường, mất thời gian xã hội nhiều hơn?

– Nếu nói máy bay chở khách gây ô nhiễm thì tại sao không đặt vấn đề tới máy bay quân sự không có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải (gấp nhiều lần máy bay dân dụng), đặc biệt là sân golf mỗi năm thải ra môi trường hơn 100 tấn hóa chất độc? Lại nữa, nếu dân ở gần sân bay bị ô nhiễm thì có hơn họ đang ở bên các đường phố hàng ngày nườm nượp hàng vạn xe máy, tô tô thải ra khí độc khét lẹt tiếng ồn chói tai? Năm 2010 ngành hàng không đã thuê đo độ ô nhiễm ở Tân Sơn Nhất thì thấy tiếng ồn, khí thải độc còn thấp hơn các khu Bảy Hiền, Hàng Xanh… Có thể tin vào khảo sát này vì hiện nay các máy bay Airbus, Boeing hiện đại có tiêu chuẩn tiếng ồn, khí thải khắt khe, khách ngồi ở nhà ga cũng khó nghe thấy tiếng nó hạ cánh, khí thải cũng ít oxid-carbon hơn các máy bay thế hệ cũ rất nhiều. Đây là lý do chính để Nhật Bản vẫn duy trì sân bay Tokyo (Haneda) nhộn nhịp nhất Nhật Bản, thứ 4 thế giới có vị trí sát thành phố như Tân Sơn Nhất.

– Vấn đề “không an toàn”: Đây là vấn đề hệ trọng, “cốt tử” nhất của ngành hàng không mà phần lo chưa phải đến các đại gia, quan chức, nhóm lợi ích, VTV… Nếu Tân Sơn Nhất không an toàn thì tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), nhà chức trách HKVN đã khuyến cáo cộng đồng hàng không thế giới và không có hãng hàng không nào dám bay đến nơi không an toàn này. Trên thực tế từ bao năm qua cũng không có uy hiếp an toàn nào do chướng ngại vật ở Tân Sơn Nhất…

Đã đành, nếu Tân Sơn Nhất cách thành phố cỡ 20, 25km (cự ly lý tưởng) có đường tàu điện về thành phố (triệt tiêu ô nhiễm do cự ly xa) và diện tích Tân Sơn Nhất dùng làm công viên, quảng trường, sân bay thể thao, cấp cứu hàng không (mà thành phố rất thiếu hoặc chưa có,…) là lý tưởng.

Tôi khẳng định, nếu tranh luận công khai, bình đẳng thì nhóm lợi ích Long Thành, Tân Sơn Nhất không có “cửa” ngụy biện nào.

Nguyễn Đình Ấm 
 1 - 2 - 2017

(VNTB)