Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Chỗ ngồi của các lãnh đạo TQ cho thấy dấu hiệu ‘bất thường’

Cơ quan quyền lực cao nhất của Trung Quốc là Thường trực Bộ chính trị chia làm hai phe: Phe của Tập Cận Bình có Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh; phe Giang  Trạch Dân có Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn; người còn lại là Thủ tướng Lý Khắc Cường vốn là bạn thân của Hồ Cẩm Đào cũng ngả về phe Tập Cận Bình.

Sự sắp xếp chỗ ngồi bất thường trong cuộc họp ngày 26/1 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS Trung Quốc), cho thấy dấu hiệu Tập Cận Bình sẽ tung đòn quyết định.

Phía bên trái ông Tập là 3 người thuộc phe Giang, 3 người thuộc phe ông Tập ngồi phía bên phải. (Ảnh: Internet)
Phía bên trái ông Tập là 3 người thuộc phe Giang, 3 người thuộc phe ông Tập ngồi phía bên phải. (Ảnh: Internet)
Trong báo cáo mới đây của ban tổ chức cuộc họp trước tết nguyên đán của ĐCS Trung Quốc diễn ra vào ngày 26/01/2017, có xuất hiện một tấm hình chụp toàn cảnh hội nghị. Sau khi các nhà nghiên cứu chính trị quan sát kỹ lưỡng tấm hình này đã phát hiện, có sự bất thường trong việc sắp sếp chỗ ngồi của 7 lãnh đạo cao nhất trong bộ chính trị của ĐCS Trung Quốc.

Cụ thể là phe ông Tập gồm 4 người ngồi một bên, từ ngoài vào trong lần lượt là Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh, Lý Khắc Cường, ông Tập ngồi ở giữa, và 3 người của phe Giang được xếp ngồi ở phía bên phải của ông Tập, từ ngoài vào lần lượt là Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang.

Và điểm đáng chú ý nhất là vị trí chỗ ngồi giữa ông Tập và phe ông Giang Trạch Dân có một khoảng cách khá lớn, nhìn có vẻ giống một lối đi ở giữa ngăn tách hai bên. Trong hình vẻ mặt các lãnh đạo cấp cao rất trầm lắng như đang lo âu về điều gì đó.

Các nhà phân tích khẳng định đây là sự xếp chỗ ngồi bất thường, chưa từng có tiền lệ trong các cuộc họp của ĐCS Trung Quốc trước đây. Các nhà phân tích cho rằng ban tổ chức cuộc họp sẽ không dám tự ý sắp xếp chỗ ngồi như thế này, nếu không có sự chỉ đạo từ phía trên, đây có thể là dấu hiệu khởi đầu của cuộc chiến nhân sự giữa 2 phe trong năm 2017 này.

Kể từ đại hội 18 đến nay, 3 nhân vật của phe Giang là Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang đã không ngừng đối nghịch cản trở việc chấp chính của ông Tập, vì thế rất có khả năng vào thời khắc mấu chốt nhất, ông Tập sẽ loại bỏ những “lão hổ” này của phe Giang ra khỏi bộ chính trị ĐCS Trung Quốc trong đại hội 19 diễn ra vào cuối năm nay.

Lê Hiếu

Theo NTDTV, tinhhoa.net

(Đa Chiều)

Việt Nam cần học đại bàng cách đối diện với giông bão trong cuộc đời: Thay đổi hoặc là chết!; Nghịch cảnh, cũng là một đặc ân

daibang4
Trong số tất cả các loài vật, đại bàng có lẽ là loài để lại ấn tượng đặc biệt nhất cho những ai biết được câu chuyện về chúng.
Không chỉ bởi thứ quyền lực toát ra từ chúng mà hầu hết bất kỳ loài động vật nào cũng phải e dè. Không chỉ bởi ánh mắt, đôi cánh rộng mạnh mẽ hay sự tự do tự tại của chúng. Mà bởi vì, trước khi trở thành một chú đại bàng to lớn dũng mãnh, chúng đã trải qua một quá trình sống và lột xác không mấy nhẹ nhàng mang tên: thay đổi hoặc là chết!
Mỏ và móng vuốt của đại bàng mọc liên tục giống như tóc và móng của người vậy, nên khi sống đến 40 tuổi, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn nữa. Đôi cánh của chúng cũng trở nên vô cùng nặng nề bởi bộ lông vũ vừa dài, vừa dày khiến chúng tốn rất nhiều sức lực mỗi khi cất cánh.
Lúc này đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: hoặc ngồi chờ chết, hoặc là trải qua một quá trình đổi mới cực kỳ đau khổ kéo dài150 NGÀY. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Đó là nơi không có một loài vật nào có thể đến được ngoại trừ đại bàng và thần chết, bởi trước mặt chúng là đại dương mênh mông, còn dưới chân thì là vách đá dựng đứng.
Tại đây đại bàng sẽ dùng mỏ của mình mổ vào đá cho đến khi chiếc mỏ rụng xuống, yên lặng chờ đợi cho mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó phải dùng chiếc mỏ mới dài ra đó nhổ đi từng cái móng vuốt của mình. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại phải tự nhổ sạch đi từng sợi lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa. Đây quả là một quá trình lột xác đầy đau đớn mà chắc chắn, nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…
Đối đầu với cơn bão
Bạn có biết rằng một con đại bàng biết trước một cơn bão sắp đến từ rất lâu? Đại bàng không chạy trốn bão nhưng bạn có biết nó sẽ làm gì khi bão đến?
Nếu như tất cả mọi loài vật khác đều chạy trốn cơn bão, thì đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao và đứng chờ cơn gió. Khi cơn bão đến, nó sẽ mở rộng đôi cánh để gió nâng nó lên cao hơn cơn bão. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ mà là một đòn bẩy, một cơ hội để nó có thể bay thật cao lên bầu trời và ngắm nhìn vạn vật dưới một góc độ khác với ngày thường.

Suy ngẫm:
Câu chuyện của đại bàng cho ta thấy một bài học sâu sắc rằng, muốn bước tiếp, muốn làm mới cuộc đời mình, bạn phải chấp nhận thay đổi, đó có thể là một sự thay đổi đầy đau đớn khi ta phải giũ bỏ những điều không tốt đã tồn tại quá lâu, chất chồng trong những năm tháng dài dẵng của cuộc đời. 
Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn bởi chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay.
Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như những cơn bão vậy. Thế nên mỗi khi gặp khó khăn, bạn hãy giống như đại bàng, đừng lẩn tránh. Hãy đối mặt với cơn bão và để chúng nâng bạn lên trên, và cảm nhận sức mạnh của bản thân khi bạn có thể vượt lên hoàn cảnh  Khó khăn sinh ra trong cuộc sống chính là cơn bão để có thể vùi lấp bạn hoặc nâng bạn lên, điều đó phụ thuộc vào bạn có giang rộng đôi cánh của mình như đại bàng không mà thôi.
Phong Vân


Nghịch cảnh, cũng là một đặc ân



nghichcanh1
Thế sự đảo điên đều là nền tảng cho ta tu dưỡng.
Thứ nhất: Thói đời sa sút đều là nấc thang cho ta đi lên.
“Thói đời sa sút, lòng người cũng chẳng như xưa”, là điều đáng tiếc mà chúng ta thường than tiếc muôn phần khi sống thế gian. Tuy vậy thói đời tuy ngày càng nghiệt ngã, lại chính là đá luyện vàng tôi luyện ý chí của chúng ta, cũng là nấc thang cho ta hoàn thiện nhân cách của mình. Đức Phật đã từng nói qua: “Hoa sen không sinh trưởng được nơi cao nguyên lục địa, nhưng lại sinh sôi ở chốn bùn lầy ô trọc”.  Chính là khai thị phàm là chuyện gì nếu không trải qua phấn chấn vực dậy khi đang trong cảnh cùng đường bí lối, thì sẽ không cách nào hiểu được niềm vui sướng khi có được hy vọng. Bởi vậy, thói đời càng suy bại thì ta càng nên cố gắng vươn lên, phát nguyện gặt hái được thành công trên con đường tu hành phía trước.
Thứ hai, sương gió trên đời đều là cảnh để luyện tâm.
Đường đời khi thì bằng phẳng thênh thang, lúc thì gập ghềnh trắc trở, vậy ta nên phải đối mặt với thuận cảnh nghịch cảnh của nhân sinh thế nào? Các bậc cổ thánh tiên hiền đã từng dạy chúng ta rằng “đối cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính” (tạm hiểu: trước cảnh luyện tâm, trước người luyện tính), ý tức là mượn các loại cảnh ngộ trong bát khổ (tám thứ khổ được giảng trong kinh Phật) để mở đường cho thành tựu to lớn của tương lai.
Hiển nhiên, điều kiện tiên quyết là thản nhiên và tự nguyện tiếp nhận mỗi lần nhân duyên; chỉ có giương buồm ngược gió, mượn điều này để ma luyện tâm tính, mới có thể khai phát trí huệ, từng bước phong phú sinh mệnh của chúng ta.
Thứ ba, thói đời nóng lạnh đều là để ta trui rèn đức Nhẫn.
Tuần phủ Trương Bá Hành của triều đại nhà Thanh một đời thanh liêm trong sạch, nhưng cũng bởi vậy mà ông phải cô độc một mình. Ông đã nếm đủ ấm lạnh nơi chốn quan trường, nhiều lần bị đồng liêu xa lánh, tuy biết thanh quan khó làm, ông cũng nguyện chịu cảnh cô độc chứ không để bản thân trôi theo thói đời, sau cùng ông đã để lại tiếng thơm “thiên hạ đệ nhất thanh quan” cho đời.
Thực vậy, tiết trời còn có xuân hạ thu đông, tình đời há có thể không ấm lạnh thất thường. Một người có trí huệ, đứng trước ấm lạnh của tình đời, anh ta không những không sợ hãi, trái lại còn sẽ mượn điều này để thử thách bản thân, bồi dưỡng đức Nhẫn, trui rèn ý chí kiên cường của bản thân mình.
Thứ tư, thói đời đảo điên đều là nền tảng cho sự tu dưỡng.
Thói đời khó tránh nhân quả đảo ngược, đen trắng đổi thay, nếu ta cứ mãi ôm cứng quan niệm hận đời oán người, chỉ sẽ khiến cho ta trượt ngã, đánh mất nghị lực vươn lên. Ngược lại, nếu lấy “bậc đại thiện là thầy của vạn sự ác, kẻ đại ác là nền tảng của vạn điều lành”, đối diện với sự đời đảo điên, thì có thể phát khởi tâm từ bi, tâm bình đẳng trong mỗi chúng ta.
Hoa mai bởi chịu được cái lạnh của sương tuyết mới có thể tỏa ngát mùi hương, chim ưng bởi chịu được gió bão mới có thể vật lộn nơi trời cao, cũng như quả bóng da nếu không dùng sức đập mạnh thì làm sao khiến nó nảy lên cao, vôi trắng nếu không trải qua lửa mạnh thiêu đốt sao lưu lại được màu trắng cho đời?
Tổ sư Thiền môn chẳng phải đã từng nói: “Nhiệt vãng nhiệt xứ khứ, lãnh vãng lãnh xứ khứ” (tạm dịch: “Cái nóng đi về phía chỗ nóng, cái ạnh đi hướng về chỗ lạnh). Đủ để thấy thân tâm sau khi trải qua tôi luyện một chập, mới có thể thành tựu được “pháp thân huệ mệnh” trân quý.

Thiện Sinh (biên dịch)

Xem thêm:

HỢP THỨC HÓA HÌNH THỨC KỶ LUẬT ÔNG VŨ HUY HOÀNG- LỘ “ TỬ HUYỆT” CỦA “CƠ CHẾ TA ĐÁNH TA”…

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho kỷ luật vũ huy hoàng
Trầy trật và phải mất gần nửa năm sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra TW và quyết định xứ lý kỷ luật của Ban bí thư đối với ông Vũ Huy Hoàng, tháng giêng vừa qua, Quốc hội mới ban hành được nghị quyết yêu cầu Thủ tướng chính phủ xóa chức danh Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng, khi ông này đã nghỉ hưu…
Từ nghị quyết này và quyết định của Thủ tướng, tới thời điểm các quyết định xử lý kỷ luật hành chính được thực thi, triển khai điều chỉnh một số chế độ chính sách liên quan tới lương hưu của ông Vũ Huy Hoàng…nhanh cũng phải hết năm 2017…
Bởi vì đây là chế độ chính sách liên quan tới một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu, mọi sự điều chính phải có cơ sở pháp lý: quan trên trông xuống người ta trông vào…Việc xử lỹ ông Vũ Huy Hoàng phải khác với cách ứng xử của đám kinh doanh ngoài chợ, đám lục lâm thảo khấu: rụp cái là cắt, là trừ, là thu, là tính sổ, xóa sổ…
Để hợp thức hóa được hình thức kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đòi hỏi Quốc hội, chính phủ phải miễn cưỡng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách đã được Hiến pháp và các bộ luật: Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Quốc hội, Luật xử phạt hành chính; Luật Cán bộ công chức; Luật bảo hiểm xã hội…
Khi chưa sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan nhằm tạo cơ sở pháp lý để hợp thức hình thức kỷ luật hành chính cho một quan chức đã nghỉ hưu., đã ra khỏi biên chế nhà nước thì: mọi hình thức xử lý hành chính trực tiếp liên quan tới mọi quyền lợi của ông Vũ Huy Hoàng nếu ban hành ra đều vô hiệu, đều trái pháp luật…Quan chức nhà nước chỉ được phép thực thi những gì pháp luật cho phép !
Trong khi đó, nếu xử lý hình sự những vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng: Những hành vi vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm; điều này đã được thể hiện trong Kết luật của Ủy Ban kiểm tra TW và kết luận của Quốc hội…
Một nghi phạm là một công dân bình thường, nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra và cơ quan công tố cấp quận huyện kết luận vào loại nghiêm trọng thì phải chịu khung hình phạt không dưới 10 năm tù ?
Đằng này, Quốc hội, Ban Bí thư là như cơ quan đẻ ra các cơ quan, tổ chức tư pháp của nhà nước đã có kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật đảng ở mức nghiêm trọng; Thế mà ông Vũ Huy Hoàng chỉ được hợp thức bằng một hình thức xử phạt hành chính là điều khó lòng thuyết phục dư luận…Dư luận cho rằng: tìm cách hợp thức hóa hình thức xử phạt hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng là một “ biệt lệ”: quan xử theo lệ, dân xử theo luật..
Trong khi nếu xử lý ông Vũ Huy Hoàng bằng hình sự chỉ giao cho cơ quan kiểm sát, tòa án cấp thành phổ thụ lý là êm xuôi, đơn giản mọi nhẽ, không làm rối tung môi trường pháp lý, pháp luật hiện có…
Việc xử lý kiểu trái khoáy này sẽ gây nhiều hệ lụy, cái sẩy nẩy cái ung, làm nhờn phép nước và gây khó khăn cho việc thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XI và XI là NQ đặt trong tâm: chống và đẩy lùi thoái hóa, biến chất, tham ô, tham nhũng trong đội ngũ quan chức Đảng…
Tại sao các cơ quan lãnh đạo Đảng, nhà nước lại tìm cách hợp thức hóa hình thức kỷ luật hành chính của ông Vũ Huy Hoàng: xóa bỏ chức vụ Bộ trưởng khi không còn chức; đuổi theo để cắt trừ lương hưu, sự cắt trừ gây thiệt hại này thực ra chỉ mang tình chất hành chính tượng trưng  mà không theo quy trình hình sự như luật định ?
Theo người viết bài này: Sự lúng túng vướng víu trong vụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhà nước và Đảng của ông Vũ Huy Hoàng là hậu quả, hệ lụy làm lộ rõ tử huyệt của cái “cơ chế ta đánh ta” như có lần TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với báo chí ?
Như mọi người đều biết: Mọi hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệ Đảng của ông Vũ Huy Hoàng bị phơi bày sau vụ Trịnh Xuân Thanh sử dụng biển xanh cho xe cá nhân, sau khi được điều từ Bộ Công thương về UBND tỉnh Hậu Giang…
Trịnh Xuân Thanh đã được cơ cấu và trúng cử đại biểu Quốc hội với tỷ lệ phiếu bầu rất cao, trên 75 % ?
Khi vụ này bị đổ bể, đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu khẩn trương làm rõ tới cùng vụ này và đã tức tốc yêu cầu UBKTTW vào cuộc…
Qua những tín hiệu ban đầu dư luận vỉa hè cho rằng: đây là cú đà dao mà “nhóm đông Hùng Vương” giở ra để truy sát “ nhóm Tây Hùng Vương”: Cùng đánh võng trên đường Hùng Vương; Hai đứa ở hai miền xa thẳm; Đường đi chợ mùa này đẹp lắm; Đông Hùng Vương nhớ tây Hùng Vương… Anh nghe bên ấy chia nhiều, bên này sốt ruột… (Theo Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây của Phạm Tiến Duật)…

Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng thuộc nhóm “Tây Hùng Vương” nên dư luận đoán rằng chắc chắn phen này phải hứng chịu những trận phản đòn khó đỡ…Chuyến này “ phe Đông Hùng Vương” chắc chắn “ Tiến lên toàn thắng ắt về ta”…

Thế nhưng, kết cục đến phút chót lại có vẻ giống như câu chuyện ngụ ngôn của Jean de La Fontaine: Chị Núi trở dạ. Ầm ỹ đất trời tưởng đẻ ra một quý tử Thái Sơn nào ngờ đẻ ra một con chuột nhắt, mức xử phạt cao nhất: cắt giảm mấy trăm ngàn lương hưu của ông Vũ Huy Hoàng ?

Sỡ dĩ đòn đà đao của nhóm Đông Hùng Vương vướng vụ này là vị mọi chuyện thuyên chuyển, đề bạt cơ cấu vào danh sách đại biểu Quốc hội có liên quan tới một trong những yếu nhân của “ Nhóm Đông Hùng Vương”, Ban tổ chức TW đứng đầu là đồng chí Tô Huy Rứa kính mến…

Mọi đường chuyền thiết kể để “quả bóng” Trịnh Xuân Thanh lọt vào được khung thành Hậu Giang đều có bàn tay thiết kế của Ban tổ chức TW vì: Đảng nắm tổ chức, Đảng chịu trách nhiệm chính trong việc cắt cử cán bộ vào nắm các đầu mối quan trọng của nhà nước…Điều lệ và các quy định đã quy định rõ như vậy, không ai chối cãi lấp liếm được…

Mà Ban Tổ chức TW là người công đầu là tác giả của cái Quyết định 244-QĐ/TW 2014 Quy chế bầu cử trong Đảng thuvienphapluat.vn/...chinh/Quyet-dinh-244-QD-TW-2014-Quy-che-ba...; Với cái quy chế 244 này đã vô hiệu ngon lành các đường bóng của các đầu lĩnh của “nhóm Tây Hùng Vương” được thiết kế, mớm, chuyền bóng của lối đá tổng lực,“ cơn lốc màu gia cam”…

Đấy chính là điểm huyệt của vụ trọng án Vũ Huy Hoàn được biến thành chuyện ngụ ngôn của La Fontaine…

Qua vụ này mới thấy không phải ngẫu nhiên mà “thiết chế tam quyền phân lập” được sử dụng phổ biến, nhuẫn nhuyễn và đầy sức sống ở các quốc gia tư bản nơi có thiết chế thị trường phát triển đúng nghĩa; Là lựa chọn mà các thiết chế kinh tế tư bản đã thật sự vượt qua giai đoạn hoang dã và đã vào giai đoạn trưởng thành, già rơ...

Chính Marx từng phát biểu đại ý: Khi lợi nhuận tư bản lên tới 300 % thì các nhà tư bản sẵn sàng treo cổ cả bố mình lên…

Trước sức nóng của sức hút của lợi nhuận tư bản, chỉ có thể chế “ tam quyền phân lập” mới khắc chế được cái mặt trái của lợi nhuận tư bản. Còn sử dụng cái thể chế ta đánh ta thì sẽ còn nhiều Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh và Tô Huy Rứa…

Không nhẽ TBT Nguyễn Phú Trọng nhà lý luận hàng đầu về xây dựng Đảng của Đảng CSVN lại không nhận ra cải tử huyệt, cái hậu họa của cái cơ chế “ ta đánh ta”, “ quân ta đánh quân mình” ?

Điều này có nguyên nhân sâu xa mang yếu tố, căn nguyên của cái “cơ địa thế hệ”, “đời cơ địa”…của những sinh thể, guồng máy do sớm bị tiêm chủng bởi loại vaccine đặc chủng quá mạnh, quá liều…

Ông Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp đại học tổng hợp văn khóa 1960-1965; đây là giai đoạn những thanh niên được lựa chọn vào Trường đại học tổng hợp Hà Nội đều là lớp thanh niên ưu tú, có thực học.

Giai đoạn 1960-1965 có mấy đặc điểm đáng chú ý:

-Về phía Đảng CS Việt Nam

Đây là giai đoạn Đảng CSVN leo lên được vũ đài chính trị chói sáng; được coi là giai đoạn uy tín được coi là cao nhất, hùng mạnh nhất của guồng máy quan lieu, kế hoạch hóa: Chào 61 đỉnh cao muôn trượng; Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng; Trông bắc trông nam trông cả địa cầu….( thơ Tố Hữu)

Đây là giai đoạn mà sức mạnh của tổ chức đảng cùng với cái thể chế do Đảng lập lên được thần thánh hóa thành sức mạnh vô địch, vô song: “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt; Đảng ta đây xương sắt da đồng; Đảng ta muôn vạn công nông; Đảng ta muôn vạn tấm lòng, niềm tin…Đời ta gương vỡ lại lành; Cây khô cây lại đơm cảnh nở hoaBa mươi năm đời ta có Đảng-Tố Hữu)…

Như vậy, thế hệ sinh viên của ông Nguyễn Phú Trọng được dung dưỡng bởi cái vòng hào quang đó của cái thế chế do Đảng CS tạo dựng lên, được tiêm chủng bởi cái thứ vaccine, kháng nguyên cực mạnh …

Về phía chủ nghĩa tư bản và đế quốc Mỹ:

Cái thế chế này đang bị một thế lực thù địch vô cùng tàn ác đó là đế quốc Mỹ thách thức sự sống còn…

Như vậy, cái cơ địa của lớp thế hệ của ông Nguyễn Phụ Trọng, không thể chịu đựng, dung hòa được với cơ chế tư bản đầy thù địch: “Có Chu Du thì không thể có Gia Cát Lượng”…nó có căn nguyên của môi trường chế độ-thế hệ…

Trong cơ địa của cái thế hệ ông Nguyễn Phú Trọng đã từng bị tiêm chủng miễn dịch, đề kháng quyết liệt với thể chế tư bản chủ nghĩa; Bởi đứng đắng sau cái thể chế này là 2 tên đế quốc đầu sỏ, kẻ thù của Đảng CS Việt Nam: thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…

Điều dễ hiểu vì sao có lần TBT Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, xếp nhưng ai ủng hộ “ tam quyền phân lập” vào cái rõ của thế lực thù địch, thóai hóa biến chất cần bị phải trừ khử…

Hy vọng qua vụ xử lý ông Vũ Huy Hoàng, TBT Nguyễn Phú Trọng thấm thía hơn cái khó, cái mặt trái, cái bất cập của cái cơ chế “ Ta đánh ta’”…

Thể chế nào thì cũng có cái mặt trái của nó; không thế nào mà khắc phục được trọn vẹn mọi mặt trái của xã hội.

Đối với mộ nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, thực chất thì thể chế lập pháp tam quyền phân lập vẫn được coi là thể chế, một kháng nguyên có khả năng khắc chế cao cái mặt trái của cơ chế thị trường tư bản…

Một thị trường đang ở giai đoạn hoang dã như của Việt Nam hiện nay, nếu không sớm nhận ra mặt trái của nó; Nếu lãnh đạo Đảng mà vẫn cứ tự ru mình, tự sướng với những giáo điều do những kẻ vô công rồi nghề, tầm chương trích cú, ăn hại đái nát… trút xả ra bao thứ giống như thứ rác, bã thải trí thức thì hệ lụy của nó là: kéo giật lùi sự phát triển đất nước, hoang phí sức người, sức của của một dân tộc vẫn được thế giới kính trọng; không một thế lực cường bạo nào dám khinh nhờn ./.

 


P.V.Đ.

Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn "dậm chân tại chỗ" suốt 8 năm

Hoàng Anh | 

Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn "dậm chân tại chỗ" suốt 8 năm

Báo cáo tài chính năm 2016 cho biết lợi nhuận trước thuế của Habeco chỉ là 997 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Ở chiều hướng ngược lại, Sabeco vừa công bố mức lãi cao nhất lịch sử.

Báo cáo tài chính vừa được công bố của 2 “đại gia” ngành bia Việt Nam là Sabeco và Habeco đã phác họa nên những hình ảnh hoàn toàn đối lập.
Trong khi Sabeco ghi nhận những con số kỷ lục kể từ khi thành lập với doanh thu thuần 30.642 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.707 tỷ đồng thì Habeco dường như đang rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Habeco chỉ là 997 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Cần lưu ý, đà tăng trưởng của Habeco trong vài năm qua đã chững lại đáng kể khi lợi nhuận chỉ quanh ngưỡng 1.000 tỷ đồng dù thị trường bia Việt Nam liên tục tăng trưởng.
Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn dậm chân tại chỗ suốt 8 năm - Ảnh 1.
Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn dậm chân tại chỗ suốt 8 năm - Ảnh 2.
Việc kết quả kinh doanh Habeco ngày càng sa sút cũng không quá bất ngờ khi nhìn vào thực trạng tiêu thụ bia của doanh nghiệp này. Nếu như trước đây, bia Hà Nội là sự lựa chọn hàng đầu của người dân miền Bắc thì sản phẩm này hiện đang mất dần vị thế ngay trên sân nhà trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ.
Không chỉ Sabeco, các tên tuổi lớn trên thế giới như Heineken, Carlsberg, Sapporo, AB Inbev… đều đã hiện diện tại Việt Nam và “cướp” đi miếng bánh của Habeco. Theo báo cáo của Euromonitor, thị phần tiêu thụ bia của Habeco tại Việt Nam chỉ khoảng 16%, xếp sau 2 đối thủ là Heineken (hơn 17%) và Sabeco (46%).
Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn dậm chân tại chỗ suốt 8 năm - Ảnh 3.
Ngoài ra, phân khúc sản phẩm của Habeco phần lớn là ở mức trung bình, giá rẻ dẫn tới biên lợi nhuận thấp. Trong khi đó, Sabeco, Heineken, Carlsberg… đều tập trung ở phân khúc trung bình khá, cao cấp.
Việc mức sống người dân ngày càng nâng cao như hiện nay đã dẫn tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng cao hơn và do đó bài toán tiêu thụ sản phẩm của Habeco lại thêm phần khó khăn.
Chưa tận dụng tốt cơ hội từ sự kiện Tổng thống Mỹ
Bỏ qua yếu tố về chất lượng, việc sản phẩm tiêu thụ được hay không còn có vai trò lớn đến từ hoạt động truyền thông. Tuy vậy, so với các đối thủ như Sabeco và đặc biệt Heineken, có thể thấy Habeco hoàn toàn lép vế.
Theo số liệu công bố, trong năm 2015, ngân sách dành cho hoạt động quảng cáo của Habeco lên tới 256 tỷ đồng nhưng cũng chỉ bằng 1/5 so với Sabeco. Còn với Heineken, dù không có con số cụ thể nhưng nhìn vào tần suất quảng cáo dày đặc trên truyền hình hay các event thì chắc chắn số tiền Heineken chi ra là không hề nhỏ.
Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn dậm chân tại chỗ suốt 8 năm - Ảnh 4.
Thua thiệt so với đối thủ về nhiều mặt nhưng Habeco bất ngờ nhận được “món quà” trong năm 2016 đến từ…cựu Tổng thống Mỹ Obama.
Vào cuối tháng 5, ông Obama (khi đó vẫn là Tổng thống) đã ghé thăm Việt Nam và sử dụng bia Hà Nội. Ngay lập tức, “bia Hà Nội”, “Habeco” trở thành từ khóa “hot” trên các phương tiện truyền thông và trở thành cơ hội PR tuyệt vời cho Habeco.
Dù vậy, số liệu được công bố cho thấy Habeco có vẻ đã không tận dụng tốt “món quà” này. Bằng chứng là chi phí quảng cáo trong quý 4/2016 của Habeco chỉ là 162 tỷ đồng, giảm tới 113 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, quý 4 thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp chi nhiều hơn cho hoạt động quảng cáo nhân dịp mùa mua sắm cuối năm.
Có lẽ, nếu như “mạnh tay” hơn cho hoạt động quảng cáo trong quý 4 để tranh thủ nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng cao cũng như tận dụng hình ảnh ông Obama thì kết quả kinh doanh của Habeco đã có phần khởi sắc hơn.
Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn dậm chân tại chỗ suốt 8 năm - Ảnh 5.
Habeco đã không tận dụng tốt sự kiện Obama?
Carlsberg, người hỗ trợ hay cản đường?
Trong cơ cấu cổ đông của Habeco, ngoài Bộ Công thương đại diện phần vốn Nhà nước nắm giữ 81,79% cổ phần còn có sự hiện diện của cổ đông chiến lược Carlsberg với tỷ lệ sở hữu 17,5%.
Đầu tư vào Habeco từ năm 2009, Carlsberg với vị thế tên tuổi hàng đầu ngành bia thế giới được kỳ vọng hỗ trợ Habeco phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường, nâng cấp quản trị doanh nghiệp.
Dù vậy, sau 7 năm hiện diện tại Habeco, Carlsberg đã không làm được gì nhiều cho doanh nghiệp và thậm chí kết quả kinh doanh, thị phần ngày càng đi xuống kể từ khi đại gia bia này xuất hiện.
Khi ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Habeco, Carlsberg đã đạt được điều khoản ưu tiên mua cổ phần khi Nhà nước thoái vốn. Với điều khoản này, Carlsberg hoàn toàn có thể “ép giá” khi Nhà nước muốn thoái vốn khỏi Habeco.
Bằng chứng là Carlsberg chỉ sẵn sàng chi trả 48.000 đồng cho mỗi cổ phần Habeco, thấp hơn rất nhiều so với mức giá 130.000 đồng đang giao dịch trên thị trường.
Có thể nói, sự hiện diện của Carlsberg tại Habeco mang đậm ý đồ thôn tính hơn là hỗ trợ, song hành cùng doanh nghiệp. Do đó, kết quả kinh doanh tụt dốc của doanh nghiệp này cũng là điều không quá bất ngờ.
theo Trí Thức Trẻ

THỊ CHÍNH PHÁP TỔ CHỨC TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG KHI ĐÓ NHIỀU NGƯỜI CÓ DANH HỌC GIẢ ĐÒI NHẬP TẾT TA VÀO TÂY

Xúc động, tự hào đón Tết Đinh Dậu tại Tòa thị chính Paris

VOV.VN - Đây là năm thứ tư Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp cùng Tòa thị chính Paris tổ chức đón Tết cổ truyền Việt Nam tại trụ sở tòa thị chính Paris.
“Con gà là biểu tượng cho thành công, do đó, chúng tôi tin tưởng năm mới Đinh Dậu sẽ là một năm hứa hẹn nhiều thắng lợi cho Việt Nam – đối tác quan trọng  luôn sát cánh cùng nước Pháp và  cho cộng đồng người Việt - thành công của cộng đồng cũng là thành công chung của Paris”. Đó là lời chúc Tết của Phó Thị trưởng thành phố Paris tại buổi mừng Tết Đinh Dậu do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Tòa thị chính Paris tổ chức.
tet dinh dau tai toa thi chinh paris hinh 1
Buổi lễ đón Tết cổ truyền Việt Nam tại trụ sở tòa thị chính Paris thu hút rất đông người tham dự.
Năm nay là lần thứ tư Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp cùng Tòa thị chính Paris tổ chức đón Tết cổ truyền Việt Nam tại trụ sở tòa thị chính cổ kính và trang trọng của Paris. Như truyền thống, sảnh đón khách gây ấn tượng mạnh với cành đào Việt và mâm ngũ quả được bày biện đẹp mắt như một lời chúc Năm mới an lành, thịnh vượng cho mọi người.
Buổi lễ mở đầu với các tiết mục ca nhạc đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc của đoàn nghệ thuật từ trong nước sang. Tiếp đó là màn múa lân tạo một bầu không khí đón xuân tưng bừng, làm nức lòng bà con người Việt và bạn bè Pháp.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thị trưởng thành phố Paris ông Patrick Klugman đánh giá cao Việt Nam là đối tác quan trọng, cùng nước Pháp xây dựng quan hệ hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, sát cánh cùng nước Pháp và thế giới vượt qua thử thách như trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu…
tet dinh dau tai toa thi chinh paris hinh 2
Phó Thị trưởng thành phố Paris ông Patrick Klugman phát biểu tại buổi lễ.
Phó Thị trưởng Paris Klugman nói: “Từ vài năm nay, chúng tôi cùng tổ chức đón Tết cổ truyền Việt Nam với  Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt. Hoạt động này cho thấy văn hóa Việt Nam có vai trò quan trọng, góp phần làm đa dạng, giàu có hơn cho thủ đô Paris. Không có văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa khác, Paris không thể trở thành một kinh đô thế giới.
Tết là dịp đặc biệt quan trọng mà không một người dân Việt Nam nào, dù ở nơi đâu, có thể bỏ qua. Chúng tôi xin chúc cộng đồng người Việt một năm mới thành công, bởi thành công của các bạn cũng là thành công chung của Paris”.
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn cảm ơn Ban lãnh đạo Thành phố Paris phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Tết cổ truyền Việt Nam từ nhiều năm qua.
Đại sứ nhắc lại một năm cũ với nhiều sự kiện minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng phát triển giữa Việt Nam và Pháp, trong đó điển hình là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande và nhiều thỏa thuận đã được ký kết, nhiều hội nghị, hội thảo quan trọng đã được tổ chức để thúc đẩy hợp tác song phương.
tet dinh dau tai toa thi chinh paris hinh 3
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn cảm ơn Ban lãnh đạo Thành phố Paris phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Tết cổ truyền Việt Nam từ nhiều năm qua.
Với bà con người Việt tại Pháp, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn vui mừng nhận thấy trong năm qua, bất chấp những khó khăn kinh tế, việc làm, nguy cơ khủng bố…, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tiếp tục hội nhập thành công vào đời sống sở tại, đồng thời tích cực góp phần xây dựng quê hương Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn nói : “Thế giới đang chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng ; đất nước ta cũng đang bước sang giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh mới này, chúng tôi mong muốn các hội đoàn tại Pháp sẽ có nhiều cách tiếp cận mới, biện pháp mới, phù hợp với thay đổi của tình hình, để có thể đóng góp hiệu quả nhất vào công cuộc phát triển đất nước.
Chính phủ Việt Nam kêu gọi các chuyên gia, trí thức kiều bào, là những người có điều kiện tiếp cận nhanh nhất với công nghệ tiên tiến và tri thức tiến bộ, hãy tích cực đem trí tuệ và kinh nghiệm của mình đóng góp, hiến kế xây dựng quê hương”.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cũng nhấn mạnh, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ tiếp tục sát cánh bên cạnh bà con và các hội đoàn, phát huy thế mạnh và truyền thống yêu nước của cộng đồng hơn 300.000 người, vượt qua mọi định kiến, khó khăn, thách thức, nhằm xây dựng một cộng đồng người Việt Nam tại Pháp ngày càng vững mạnh, hội nhập thành công, đồng thời gắn bó, đóng góp hiệu quả cho quê hương Việt Nam.
tet dinh dau tai toa thi chinh paris hinh 4
Một tiết mục văn nghệ chào mừng buổi lễ.
Xúc động và tự hào là cảm nhận chung của nhiều thế hệ người Việt cùng tham dự buổi mừng Tết Đinh Dậu tại Tòa thị chính Paris, Hà Linh –một sinh viên đang học tại Paris cho biết: “Em cảm thấy rất vui và cũng bất ngờ, vì mình đang ở xa quê hương mà được hưởng cái Tết cổ truyền như hôm nay”.
Anh Jean-philippe, một chàng rể Pháp lấy vợ Việt, cũng vui vẻ gửi lời chúc năm mới bằng tiếng Việt: “Năm mới, tôi xin chúc các bạn sức khỏe, thành công trong công việc”./.
Thùy Vân/VOV- Pari

James Mattis : Mỹ chưa cần có những chiến dịch lớn ở Biển Đông

media
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis (trái) và đồng nhiệm Nhật Tomomi Inada, Tokyo, 04/02/2017.
  REUTERS/Franck Robichon

Mặc dù vẫn chỉ trích kịch liệt Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis hôm nay, 04/02/2017, tuyên bố là hiện giờ chưa cần có những chiến dịch quân sự lớn của Mỹ để đáp lại hành động áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển này. Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, nên tập trung trước hết vào ngoại giao để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters, ông Mattis đã tuyên bố như trên tại Tokyo, nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản, sau khi đã ghé qua Hàn Quốc, trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông.

Trong buổi điều trần trước Thượng Viện Mỹ ngày 11/01/2017 để được phê chuẩn việc bổ nhiệm, tân ngoại trưởng Rex Tillerson đã yêu cầu ngăn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Tiếp đến, trong buổi họp báo đầu tiên ngày 23/01, phát ngôn viên mới của Nhà trắng Sean Spicer, cũng đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ bảo vệ « các lãnh thổ quốc tế » tại con đường hàng hải chiến lược này.

Các nhà phân tích đã cho rằng những tuyên bố của tân ngoại trưởng Mỹ cũng như của phát ngôn viên Nhà trắng hàm ý rằng Hoa Kỳ sẽ có hành động quân sự, thậm chí phong tỏa hàng hải. Hành động này sẽ dẫn đến xung đột vũ trang với Trung Quốc.

   Nhưng hôm nay, bộ trưởng Mattis khẳng định là Washington hiện không tính đến những hành động quân sự quy mô, mà sẽ dồn mọi nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy vậy, lãnh đạo Lầu năm góc vẫn chỉ trích những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng Bắc Kinh « đã phá nát lòng tin của các quốc gia trong khu vực ».

Cũng tại Tokyo hôm nay, ông Mattis đã khẳng định rằng Hoa Kỳ công nhận quyền quản lý của Nhật trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, quần đảo mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Bộ trưởng Quốc Phòng Mattis nói thêm là quần đảo này nằm trong khuôn khổ liên minh quân sự Mỹ-Nhật, hàm ý là Hoa Kỳ sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.           

Ngay lập tức phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) hôm nay chỉ trích tuyên bố nói trên của ông Mattis, yêu cầu Mỹ không nói đến vấn đề này, và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Thanh Phương 

(RFI)