Trong số tất cả các loài vật, đại bàng có lẽ là loài để lại ấn tượng đặc biệt nhất cho những ai biết được câu chuyện về chúng.
Không chỉ bởi thứ quyền lực toát ra từ chúng mà hầu hết bất kỳ loài động vật nào cũng phải e dè. Không chỉ bởi ánh mắt, đôi cánh rộng mạnh mẽ hay sự tự do tự tại của chúng. Mà bởi vì, trước khi trở thành một chú đại bàng to lớn dũng mãnh, chúng đã trải qua một quá trình sống và lột xác không mấy nhẹ nhàng mang tên: thay đổi hoặc là chết!
Mỏ và móng vuốt của đại bàng mọc liên tục giống như tóc và móng của người vậy, nên khi sống đến 40 tuổi, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn nữa. Đôi cánh của chúng cũng trở nên vô cùng nặng nề bởi bộ lông vũ vừa dài, vừa dày khiến chúng tốn rất nhiều sức lực mỗi khi cất cánh.
Lúc này đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: hoặc ngồi chờ chết, hoặc là trải qua một quá trình đổi mới cực kỳ đau khổ kéo dài150 NGÀY. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Đó là nơi không có một loài vật nào có thể đến được ngoại trừ đại bàng và thần chết, bởi trước mặt chúng là đại dương mênh mông, còn dưới chân thì là vách đá dựng đứng.
Tại đây đại bàng sẽ dùng mỏ của mình mổ vào đá cho đến khi chiếc mỏ rụng xuống, yên lặng chờ đợi cho mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó phải dùng chiếc mỏ mới dài ra đó nhổ đi từng cái móng vuốt của mình. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại phải tự nhổ sạch đi từng sợi lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa. Đây quả là một quá trình lột xác đầy đau đớn mà chắc chắn, nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…
Đối đầu với cơn bão
Bạn có biết rằng một con đại bàng biết trước một cơn bão sắp đến từ rất lâu? Đại bàng không chạy trốn bão nhưng bạn có biết nó sẽ làm gì khi bão đến?
Nếu như tất cả mọi loài vật khác đều chạy trốn cơn bão, thì đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao và đứng chờ cơn gió. Khi cơn bão đến, nó sẽ mở rộng đôi cánh để gió nâng nó lên cao hơn cơn bão. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ mà là một đòn bẩy, một cơ hội để nó có thể bay thật cao lên bầu trời và ngắm nhìn vạn vật dưới một góc độ khác với ngày thường.
Suy ngẫm:
Câu chuyện của đại bàng cho ta thấy một bài học sâu sắc rằng, muốn bước tiếp, muốn làm mới cuộc đời mình, bạn phải chấp nhận thay đổi, đó có thể là một sự thay đổi đầy đau đớn khi ta phải giũ bỏ những điều không tốt đã tồn tại quá lâu, chất chồng trong những năm tháng dài dẵng của cuộc đời.
Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn bởi chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay.
Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như những cơn bão vậy. Thế nên mỗi khi gặp khó khăn, bạn hãy giống như đại bàng, đừng lẩn tránh. Hãy đối mặt với cơn bão và để chúng nâng bạn lên trên, và cảm nhận sức mạnh của bản thân khi bạn có thể vượt lên hoàn cảnh Khó khăn sinh ra trong cuộc sống chính là cơn bão để có thể vùi lấp bạn hoặc nâng bạn lên, điều đó phụ thuộc vào bạn có giang rộng đôi cánh của mình như đại bàng không mà thôi.
Phong Vân
Nghịch cảnh, cũng là một đặc ân
Thế sự đảo điên đều là nền tảng cho ta tu dưỡng.
Thứ nhất: Thói đời sa sút đều là nấc thang cho ta đi lên.
“Thói đời sa sút, lòng người cũng chẳng như xưa”, là điều đáng tiếc mà chúng ta thường than tiếc muôn phần khi sống thế gian. Tuy vậy thói đời tuy ngày càng nghiệt ngã, lại chính là đá luyện vàng tôi luyện ý chí của chúng ta, cũng là nấc thang cho ta hoàn thiện nhân cách của mình. Đức Phật đã từng nói qua: “Hoa sen không sinh trưởng được nơi cao nguyên lục địa, nhưng lại sinh sôi ở chốn bùn lầy ô trọc”. Chính là khai thị phàm là chuyện gì nếu không trải qua phấn chấn vực dậy khi đang trong cảnh cùng đường bí lối, thì sẽ không cách nào hiểu được niềm vui sướng khi có được hy vọng. Bởi vậy, thói đời càng suy bại thì ta càng nên cố gắng vươn lên, phát nguyện gặt hái được thành công trên con đường tu hành phía trước.
Thứ hai, sương gió trên đời đều là cảnh để luyện tâm.
Đường đời khi thì bằng phẳng thênh thang, lúc thì gập ghềnh trắc trở, vậy ta nên phải đối mặt với thuận cảnh nghịch cảnh của nhân sinh thế nào? Các bậc cổ thánh tiên hiền đã từng dạy chúng ta rằng “đối cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính” (tạm hiểu: trước cảnh luyện tâm, trước người luyện tính), ý tức là mượn các loại cảnh ngộ trong bát khổ (tám thứ khổ được giảng trong kinh Phật) để mở đường cho thành tựu to lớn của tương lai.
Hiển nhiên, điều kiện tiên quyết là thản nhiên và tự nguyện tiếp nhận mỗi lần nhân duyên; chỉ có giương buồm ngược gió, mượn điều này để ma luyện tâm tính, mới có thể khai phát trí huệ, từng bước phong phú sinh mệnh của chúng ta.
Thứ ba, thói đời nóng lạnh đều là để ta trui rèn đức Nhẫn.
Tuần phủ Trương Bá Hành của triều đại nhà Thanh một đời thanh liêm trong sạch, nhưng cũng bởi vậy mà ông phải cô độc một mình. Ông đã nếm đủ ấm lạnh nơi chốn quan trường, nhiều lần bị đồng liêu xa lánh, tuy biết thanh quan khó làm, ông cũng nguyện chịu cảnh cô độc chứ không để bản thân trôi theo thói đời, sau cùng ông đã để lại tiếng thơm “thiên hạ đệ nhất thanh quan” cho đời.
Thực vậy, tiết trời còn có xuân hạ thu đông, tình đời há có thể không ấm lạnh thất thường. Một người có trí huệ, đứng trước ấm lạnh của tình đời, anh ta không những không sợ hãi, trái lại còn sẽ mượn điều này để thử thách bản thân, bồi dưỡng đức Nhẫn, trui rèn ý chí kiên cường của bản thân mình.
Thứ tư, thói đời đảo điên đều là nền tảng cho sự tu dưỡng.
Thói đời khó tránh nhân quả đảo ngược, đen trắng đổi thay, nếu ta cứ mãi ôm cứng quan niệm hận đời oán người, chỉ sẽ khiến cho ta trượt ngã, đánh mất nghị lực vươn lên. Ngược lại, nếu lấy “bậc đại thiện là thầy của vạn sự ác, kẻ đại ác là nền tảng của vạn điều lành”, đối diện với sự đời đảo điên, thì có thể phát khởi tâm từ bi, tâm bình đẳng trong mỗi chúng ta.
Hoa mai bởi chịu được cái lạnh của sương tuyết mới có thể tỏa ngát mùi hương, chim ưng bởi chịu được gió bão mới có thể vật lộn nơi trời cao, cũng như quả bóng da nếu không dùng sức đập mạnh thì làm sao khiến nó nảy lên cao, vôi trắng nếu không trải qua lửa mạnh thiêu đốt sao lưu lại được màu trắng cho đời?
Tổ sư Thiền môn chẳng phải đã từng nói: “Nhiệt vãng nhiệt xứ khứ, lãnh vãng lãnh xứ khứ” (tạm dịch: “Cái nóng đi về phía chỗ nóng, cái ạnh đi hướng về chỗ lạnh). Đủ để thấy thân tâm sau khi trải qua tôi luyện một chập, mới có thể thành tựu được “pháp thân huệ mệnh” trân quý.
Thiện Sinh (biên dịch)
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét