Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

PHỌT_PHET "MÁCH LẺO" CỤ VĂN CAO VỀ “TIẾN QUÂN CA” BỊ ĐE SỬA LỜI TRONG… “GIẤC MƠ TRƯA”…

 Lyhong Tuan  




Anh đi kinh lý Trung kỳ vửa vìa, nhọc nhằn điếu tả. Đặt lưng đánh giấc nồng ban trưa để kiện toàn sinh lực hầu gót hồng ban tối. Thế đéo nào lại mơ, một giấc mơ trưa. Anh mơ anh thác xuống tuyền đài - cõi thiên thai và gặp cụ Văn Cao bọn con bò văn đểu ạ. Anh chép ra đây.

Phọt_Phẹt: Bẩm cụ, đây là đâu ạ?

Văn Cao: Đang ở suối mơ trong rừng thiên thai. Mà anh là ai?

Phot_Phet: Bẩm, con là thằng phọt phẹt vửa ở dương gian thác xuống.

Văn Cao: À ra thế! Trên đó giờ có gì hay?

Phot_Phẹt: Bẩm, cũng chẳng có gì hay. Nhưng con nghe đâu đang bàn sửa lời bài hát của cụ.

Văn Cao: Bài nào? Thiên thai, Suối mơ hay Mùa xuân đầu tiên?

Phọt_Phẹt: Bẩm không ạ! Bài tiến quân ca.

Văn Cao: Bài ấy nhà nước lấy làm quốc ca mà, sao lại phải sửa?

Phọt_Phẹt: Dạ, có người bảo là nhiều súng ống, máu me và xác chết, nó không nhã, không hợp thời.

Văn Cao: Uh thì không hợp nhẽ cũng nên thay, miễn cái mới nó hay và tốt lên là được.

Phot_Phet: Nhưng những điều như cụ nói thì không ai kiểm chứng và chắc chắn được. Họ chỉ bảo thay cho hợp thời thôi. Còn có hợp hay không lại là chuyện khác.

Văn Cao: Nói thật với anh ta viết bài ấy khi đi kháng chiến, động viên là chính ấy mà. Ai ngờ hào hùng, khí thế và trở thành quốc ca. Giờ nó là công sản quốc gia, thay hay không phải hỏi ông nhà nước.

Phot_Phet: Vầng, con biết thế. Nhưng hôm rồi có thằng thần đồng mặt lợn Khoa Đăng nó lại bi bô trên báo, rằng Văn Cao có sửa thì sửa, chứ chả ai được quyền, kể cả là nhà nước. Trong khi cụ thác đã lâu mà nó dám nói thế, tưởng là iêu quý nhưng con thấy như vậy là xách mé và đần độn một cách thiên tài.

Văn Cao: Là cái thằng thần đồng đại thi hào đầu bè, mặt bẹt đấy hử. Nó nói có lý đấy. Hồi còn trên thế gian ta cũng tính viết lại hoặc sửa lời, nhưng ngặt nỗi...

Phot_Phet: Con hiểu ý cụ. Ai nên khôn mà chả dại một hai lần.

Văn Cao: Uh, cũng may ta không dại đến lần thứ ba. Cái thời gian để dại ấy ta diệu thịt, bạn bè cho vẹn và cho thỏa. Mà anh sao lại thác xuống đây?

Phot_Phet: Bẩm, con cũng không biết tại sao. Đang ngủ trưa thì bỗng tuột phát hun hút và đụng cụ. Thế con đã chết chưa hả cụ?

Văn Cao: Chưa, anh chưa chết. Chỉ là một giấc mơ. Anh chết do mơ.

Phot_Phet: Thế cụ chết do gì?

Văn Cao: Do nhiều thứ lắm. Do diệu, do đói, do già và...do sợ. Anh trẻ không biết được đâu.

Phọt_Phet: Đã bao giờ cụ chết vì mơ chưa?

Văn Cao: Hơn nửa đời người ta chết vì mơ. Không mơ thì làm gì có suối, có thiên thai, có tiên nữ và cả mùa xuân.

Phọt_Phet: Vậy tiến quân ca của cụ cũng là do mơ?

Văn Cao: Không, bài đấy ta tỉnh nhưng lại viết khi...say. 

Phọt_Phẹt: Bẩm, nếu bây giờ người ta thay lời, ý cụ ra sao?

Văn Cao: Ta không ý gì cả. Chỉ hỏi đám người đang đem việc này ra bàn là tỉnh hay say?. Tỉnh thì để nguyên, say thì thay đi cũng được. Thậm chí làm hẳn bài quốc ca mới cho nó hợp thời.

Phọt_Phẹt: Người ta còn bàn đến cả việc đổi tên nước...

Văn Cao: Ta vốn không thích những chuyện này. Nhưng anh nên biết, chính trị và chính sự nó hệ thống, chặt chẽ, liên thông. Nếu thay thì phải thay cho căn bản, còn không, chỉ là sự táy máy, vô duyên. Đã mất công làm mới, mất công hợp thời thì phải làm cho nó triệt, không là giả cầy, cải lương ngay. Mà anh có be diệu nào trong người không?

Phọt_Phẹt: Bẩm, con thác nhanh quá nên chả mang theo gì. Có mỗi lọ cồn với con khô mực mang theo khi đi kinh lý Trung kỳ chưa kịp nướng.

Văn Cao: Thế anh ăn mực đi. Lọ cồn để đó cho ta.

Phọt_Phẹt: Nhưng mực khô không nướng cồn sao mà ăn được ạ?

Văn Cao: Thì cũng như ta, cồn mà không pha thêm nước lã thì sao mà...thành diệu. Anh có cách nào mà vừa có diệu uống, lại vừa có mực thơm?

Phọt_Phẹt: Bẩm, quả là khó ạ.

Văn Cao: Anh mới thấy mỗi chuyện mực với cồn thôi đấy. Còn việc đại sự quốc gia thì nan giải đến nhường nào? Thành ra chuyện nhiêu khê cũng là hợp nhẽ.

Phọt_Phẹt: Dạ con hiểu. Xin kiếu cụ con đi diện kiến Diêm Vương.

Văn Cao: Uh, anh đi đi. Mang cả con mực với lọ cồn nữa. Thế thuận việc hơn, đỡ phải chờ.

Phọt_Phẹt: Để làm gì ạ?

Văn Cao: Chả để làm gì đâu, nhưng Diêm Vương ngài cũng...có mồm.

Phọt_Phẹt: Vầng, con hiểu! Lạy cụ ạ...

Donald Trump, Rex Tillerson và Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Donald Trump và cộng sự sẽ chọn đột phá khẩu là đánh thẳng vào thể diện Trung Quốc, nhưng không phải trong vấn đề Biển Đông.
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
Đã có những phân tích, nhận định khác nhau về phản ứng của Mỹ cũng như khả năng Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. 
Nếu như cựu Tư lệnh Các lực lượng quốc phòng Australia Angus Houston tin rằng, đã quá muộn để ngăn chặn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông, thì phát biểu chiến tranh Trung - Mỹ sẽ nổ ra ở Biển Đông trong vòng 5 - 10 năm tới của Cố vấn Tổng thống Mỹ càng khiến dư luận bàn tán xôn xao.
Ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, muộn hay chưa muộn?
News.com.au ngày 2/2 cho biết, Tư lệnh Các lực lượng quốc phòng Australia nhiệm kỳ 2005 - 2011, tướng Angus Houston tin rằng, đã quá muộn để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông.
Tướng Angus Houston khi còn tại chức. Ảnh: Free Malaysia Today.
Phát biểu tại một hội thảo ở Đại học An ninh quốc gia Canberra cuối tuần qua, ông nhận định:
"Tôi đã thấy hình ảnh, và những gì bạn thấy là cơ sở hạ tầng đang được xây dựng (trái phép trên đảo nhân tạo ở Biển Đông). Sẽ không mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện chúng.
Tất cả những sự phát triển này sẽ cho phép Trung Quốc thống trị Biển Đông và mở rộng sự hiện diện quân sự lâu dài của họ về phía Nam, gần Indonesia, Malaysia và Singapore.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, đã quá muộn để ngăn chặn chương trình quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đã làm. Điều quan trọng bây giờ là phải đảm bảo tự do hàng hải và quyền đi qua vô hại.
Chúng tôi cũng cần phải tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, khuyến khích các quốc gia ngừng hành động đơn phương đe dọa đến hòa bình và ổn định đến khu vực của chúng tôi.
Từ đây, một cách tiếp cận thận trọng là cần thiết. Mỹ cần phải cam kết và tạo không gian cho Trung Quốc. Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn và giảm bớt cạnh tranh". [1]
Người viết cho rằng, cái gọi là "quá muộn" mà ông Angus Houston nêu ra đây phải chăng là muốn nói đến việc chính quyền Tổng thống Obama đã không làm gì để ngăn chặn Trung Quốc tạo ra "trạng thái bình thường mới" ở Biển Đông trong chiến lược xây đảo nhân tạo bất hợp pháp từ năm 2013 đến nay?
Bởi lẽ, thực tế Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama nhấn mạnh chiến lược xoay trục, hay còn gọi là tái cân bằng sang châu Á, nhưng chỉ "xoay" trên giấy, Trung Quốc mới thừa cớ leo thang.
Điểm thứ 2 mà ông Angus Houston nhấn mạnh là Trung Quốc về cơ bản đã tạo ra sự hiện diện quân sự có thể đe dọa an ninh các nước ven Biển Đông, cũng như tự do hàng hải - hàng không trong khu vực, tiền đề kiểm soát các hoạt động thông thương quốc tế qua Biển Đông.

Khi Trump không nói chơi, người Việt cần thay đổi

Tuy nhiên theo cá nhân người viết, phải chăng ông Angus Houston hơi bi quan khi cho rằng, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ Biển Đông mà Mỹ chỉ còn nước chấp nhận, tìm cách thích nghi?
Không ít học giả quốc tế đã nhận định, lực lượng hải quân Hoa Kỳ có thể phá nát các đảo nhân tạo.
Đúng là Trung Quốc đã "nắn gân bắt thóp" được Barack Obama để dựng lên 7 pháo đài quân sự phi pháp ở Trường Sa, nhưng nói họ đã thống trị Biển Đông e rằng hơi sớm.
Bởi lẽ, giá trị thương mại hàng năm đi qua Biển Đông ước tính khoảng 5,3 ngàn tỉ USD, trong đó riêng Mỹ chiếm khoảng 1,2 ngàn tỉ USD, dễ gì Washington để Bắc Kinh cắm chốt thu tô ở Biển Đông? [2]
Điều này đã được tân Ngoại trưởng Rex Tillerson xác nhận khi còn trả lời điều trần trước Thượng viện: nếu để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Không dừng lại ở đây, ông đưa ra 2 đề xuất: một là buộc Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, dừng các hoạt động xây dựng trên đảo nhân tạo; hai là ngăn chặn Trung Quốc truy cập các đảo nhân tạo.
Vấn đề là Mỹ sẽ làm như thế nào, thực hiện điều này bằng cách nào, khi mà theo Grant Newsham, một học giả tại Diễn đàn Nghiên cứu chiến lược Nhật Bản, một sĩ quan Mỹ nghỉ hưu bình luận trên Asia Times ngày 3/2:
"Rất ít người nghiêm túc nghĩ rằng, Mỹ sẽ phong tỏa các đảo nhân tạo. Đây là một lựa chọn thiếu tính khả thi".
Khả năng đụng độ Trung - Mỹ ở Biển Đông và chiến lược của Donald Trump
Trái với sự bi quan của tướng Angus Houston, một số tờ báo Anh, Mỹ ngày 1/2 đã nhắc lại bình luận của Cố vấn Nhà Trắng Steve Bannon về khả năng đụng độ quân sự Trung - Mỹ ở Biển Đông.
Tháng 3/2016, ông Steve Bannon phát biểu trên truyền thông rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc tất yếu sẽ đối đầu trực diện ở Biển Đông trong khoảng 5 đến 10 năm tới. 
Bây giờ truyền thông nhắc lại điều này, vì Steve Bannon hiện đang giữ vị trí quan trọng tại Hội đồng An ninh quốc gia và đội ngũ tham mưu, cố vấn của ông Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn Steve Bannon. Ảnh: SBS.
Tuy nhiên người viết cho rằng, phát biểu của ông Steve Bannon năm ngoái nên được hiểu như một phản ứng với chính sách "tái cân bằng trên giấy" của chính quyền Barack Obama.
Đặc biệt là phản ứng yếu ớt, thậm chí là "chiếu lệ" của Mỹ qua sự kiện Scarborough năm 2012 và Trung Quốc đảo hóa trái phép 7 bãi cạn kể từ năm 2013.
Cũng như phát biểu của Ngoại trưởng Rex Tillerson, phát biểu của ông Steve Bannon thể hiện một cách tiếp cận cứng rắn, một chiến lược mới ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông, chứ không nên xem đó là một giải pháp hay hành động cụ thể.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khi bình luận về khả năng xung đột Trung - Mỹ ở Biển Đông, ông đã nói:
"Tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra. Trump là một doanh nhân, và ông biết rằng nếu chiến tranh nổ ra, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi sẽ không tiến hành chiến tranh trên những hòn đảo nhỏ. Thậm chí nếu chúng tôi có quân đội đủ mạnh, chúng tôi cũng phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định tham gia một cuộc chiến tranh". [3]
Nhưng nếu Mỹ không làm gì, hoặc chỉ "xoay trục trên giấy, tái cân bằng trên cửa miệng" thì chắc chắn Trung Quốc sẽ được đà lấn tới. Do đó, Donadl Trump phải nói và làm khác người tiền nhiệm.
Cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn nổ ra chiến tranh.
Trong khi đó lợi ích và vị thế của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng là không thể từ bỏ, còn lãnh đạo Trung Quốc lại không muốn mất mặt với dân vì "bị Mỹ khuất phục" một khi xuống thang, nhượng bộ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson, ảnh: Tripplaar Kristoffer/SIPA/AP.
Do đó, theo cá nhân người viết, Donald Trump và cộng sự sẽ chọn đột phá khẩu là đánh thẳng vào thể diện Trung Quốc, nhưng không phải trong vấn đề Biển Đông.
Grant Newsham và không ít nhà nghiên cứu, quan sát quốc tế tin rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn bảo vệ, duy trì vị thế lãnh đạo của mình bằng cách chứng minh sự ưu việt của thể chế trong bảo vệ cái họ gọi là lợi ích quốc gia cốt lõi, trong đó có Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương...
Nếu lúc này các nhà lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra "lép vế" trước áp lực Hoa Kỳ, có thể bị dư luận nước này xem như một nỗi nhục, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong đối với vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc. [4]
Một lựa chọn khác rất có thể được Trump tính đến, đó là vấn đề Đài Loan để buộc Trung Quốc phải chủ động điều chỉnh hành vi, xuống thang ở Biển Đông. Đã có những dấu hiệu ban đầu và cơ sở đặt niềm tin vào khả năng này.
Tiếp theo Tổng thống Donald Trump và đội ngũ tham mưu sẽ sử dụng con bài chiến lược này như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc, cần tiếp tục quan sát, theo dõi thêm.
Chắc chắn hoạt động này cũng sẽ đi kèm với việc gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông, khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo thăng bằng cán cân lực lượng.
Vai trò của các bên liên quan, các nước nhỏ trong khu vực, các nước có lợi ích và quan tâm đến Biển Đông lúc này là làm sao tạo được môi trường để 2 siêu cường có thể ngồi vào bàn thương lượng, bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Những lợi ích quốc gia dựa trên tham vọng vị kỷ, hẹp hòi và không có hoặc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế cần phải được điều chỉnh với thái độ khách quan, cầu thị, thượng tôn pháp luật. 
Nếu ai đó vẫn bất chấp luật pháp và công lý, tiếp tục theo đuổi giấc mộng xưng hùng xưng bá ở Biển Đông, làm tổn hại lợi ích của Hoa Kỳ cũng như lợi ích chung của khu vực, buộc Donald Trump phải sử dụng đến những con bài chiến lược, khi đó hậu quả họ sẽ phải gánh chịu, nguy cơ đối đầu rất có thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

CẤP BÁO:DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC THUÊ ĐẤT ĐỂ NUÔI TRỒNG SINH VẬT LẠ...NGUY HẠI HƠN ỐC BƯƠU VÀNG Ở ĐỒNG THÁP ?; Kiểm tra doanh nghiệp đầu tư dự án sen bất thường

Xúi dân phá lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc, thả cả sinh vật lạ nguy hại hơn ốc bươu vàng: cõng rắn cắn gà nhà?

Xúi dân phá bỏ lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc

04/02/2017 09:37 GMT+7
TTO - Người dân xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) phản ảnh tại địa phương có một doanh nghiệp đang triển khai dự án trồng sen nhưng có nhiều biểu hiện rất bất thường...
Xúi dân phá bỏ lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc
Lúa sắp thu hoạch nhưng người dân phá bỏ để cho doanh nghiệp thuê đất - Ảnh: THÀNH NHƠN
Người dân cho biết đại diện doanh nghiệp này “xúi” người dân phá bỏ lúa dù gần đến ngày thu hoạch, đưa người Trung Quốc đến làm việc, đặc biệt là đưa sinh vật ngoại lai, nguy hại vào nuôi trồng.
Đòi dân phá bỏ lúa sắp thu hoạch để thuê đất
Xúi dân phá bỏ lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc
Giám đốc Trần Văn Hòa - Ảnh: N.TÀI
Chuyện bắt đầu lùm xùm nhiều tháng qua, khi xã Tân Hội Trung bỗng xôn xao có một doanh nghiệp từ phía Bắc đến hỏi thuê đất trồng sen.
Lúc đó là tháng 4-2016, những cánh đồng lúa đang sắp vào ngày thu hoạch thì một số gia đình đột nhiên phá bỏ ruộng lúa. Hỏi ra mới biết doanh nghiệp thuê đất muốn lập tức phá bỏ lúa, chấp nhận thuê đất giá cao và bồi thường thiệt hại cho việc phá lúa.
“Doanh nghiệp chịu bồi thường 10 tấn/ha, với giá bán thị trường thời điểm này là 6.000 đồng/kg. Doanh nghiệp nói cần gấp để lấy đất trồng sen” - một người dân giải thích.
Một người dân khác cũng nói: “Họ thuê lại đất của nông dân trong thời hạn 3 năm, giá khoảng 3,5 triệu đồng/công/năm”.
Theo ông Võ Trung Kiên - phó Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh, có một doanh nghiệp Hà Nội đến huyện khảo sát tìm quỹ đất rộng khoảng 20ha để trồng sen lấy ngó xuất khẩu. Bước đầu doanh nghiệp cần 2ha để ươm giống, sau sẽ mở rộng lên 20ha để trồng đại trà.
“Bên phòng có trao đổi với doanh nghiệp, đề nghị chờ thu hoạch lúa rồi hãy thuê đất. Doanh nghiệp nói cần đất sớm, nếu không có đất thì họ đi địa phương khác. Chúng tôi đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên để họ tự thỏa thuận với nông dân” - ông Kiên nói.
Khi được hỏi về danh tính doanh nghiệp thuê đất, ông Kiên chỉ trả lời: “Đó là một công ty ở Hà Nội”. Qua tìm hiểu được biết doanh nghiệp đứng ra thuê đất ở xã Tân Hội Trung là Công ty sen Hoàng Giang, do ông Trần Văn Hòa làm giám đốc.
Thả sinh vật lạ
Ngoài chuyện yêu cầu nông dân phá lúa để thuê đất, điều đáng nói nhất là tháng 11-2016, người dân phát hiện trong ruộng của doanh nghiệp nói trên có thả một số sinh vật lạ.
Ông Nguyễn Văn Hồng - một người dân ở ấp 6 - cho biết ông là người đầu tiên phát hiện sinh vật lạ.
“Lần đó tui đi khai nước vào buổi tối, tui thấy nó bò trên bờ ranh. Tui hoảng hồn vì chưa từng thấy con nào như vậy” - ông Hồng kể.
Theo miêu tả của người dân, sinh vật này hình dáng giống tôm lai với cua, nhìn thoáng qua có phần giống con bò cạp, có màu đỏ, lớp vỏ bên ngoài rất cứng và khá hung dữ.
Mới đầu người dân bắt được một hai con, thấy lạ nên giữ lại để nuôi thử, rồi phát tán ra môi trường ngày càng nhiều.
Ông Trần Văn Hòa - giám đốc Công ty sen Hoàng Giang - thừa nhận sinh vật lạ mà người dân phản ảnh là tôm do ông thả nuôi.
“Tôi không biết con tôm này không được phép nuôi. Có người bạn ở ngoài Bắc họ cho tôi 4kg nói là nuôi ở miền Nam sẽ mập và ăn ngon hơn, nên tôi đem về nuôi thử” - ông Hòa nói.
Khi đặt vấn đề con tôm ăn gì thì ông Hòa lại trả lời là không biết chúng ăn gì. Còn việc tôm của ông Hòa phát tán ra môi trường xung quanh thì ông đổ cho người dân vào bắt trộm.
Nguy hại hơn cả ốc bươu vàng
Ông Phạm Minh Chí - phó phòng thanh tra Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp - cho biết chi cục xác định sinh vật lạ do ông Hòa nuôi là tôm hùm đỏ (hay tôm hùm đất), tên khoa học là Procambarus clarkii, một loại giáp xác nước ngọt, nguồn gốc ở nam Hoa Kỳ, có nhiều khả năng còn nguy hại hơn cả ốc bươu vàng.
Xúi dân phá bỏ lúa, đưa người Trung Quốc đến làm việc
Nhà xưởng của Công ty sen Hoàng Giang tại xã Tân Hội Trung (Cao Lãnh, Đồng Tháp) - Ảnh: N.TÀI
“Theo các tài liệu nghiên cứu, tôm hùm đỏ lớn rất nhanh ngay cả trong điều kiện ít nước. Mùa khô chúng có thể chịu đựng khô hạn đến 4 tháng và vòng đời có thể kéo dài đến 6 năm.
Tác hại của tôm hùm đỏ rất lớn, chúng đào hang rất giỏi nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virút gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người” - ông Chí giải thích.
Sau khi xác định được chủng loài, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp làm việc với ông Hòa, yêu cầu ông tổ chức tiêu hủy dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Đợt tiêu hủy tôm hùm đỏ đầu tiên là vào ngày 6-12-2016, bắt được 33 con tôm sống và 55 con tôm chết. Cùng với việc tiêu hủy tôm, đoàn giám sát còn yêu cầu ông Hòa phun hóa chất để tiêu diệt những con còn sót lại cũng như tôm con nếu có sinh sản.
Đợt tiêu hủy thứ hai là vào ngày 10-12-2016, tổng cộng có 14 con sống và 5 con chết, trong đó có 7 con bắt được bên ngoài ao nuôi của doanh nghiệp.
“Do tôm phát tán ra môi trường nên chi cục kiến nghị địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn không cho tôm ra ngoài môi trường” - ông Chí cho biết thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùm - phó chủ tịch UBND xã Tân Hội Trung - cho biết ngoài nuôi giống tôm hùm đỏ, giống sen do doanh nghiệp của ông Hòa trồng tại địa phương cũng không rõ nguồn gốc, không giống với sen bản địa.
UBND xã đã kiến nghị các ngành liên quan tìm hiểu nguồn gốc chủng loại sen này. “Cái khó là sen của ông Hòa trồng đều... chết hết. Họ đầu tư thuê đất và xây nhà xưởng với số tiền khoảng 10 tỉ đồng nhưng sau một năm vẫn chưa thu được đồng nào từ việc trồng sen” - ông Hùm nói.
Thuê lao động Trung Quốc
Theo ông Nguyễn Thanh Hải - trưởng Công an huyện Cao Lãnh, trước đó có một số lao động Trung Quốc làm việc tại cơ sở của ông Hòa nhưng sử dụng visa du lịch.
Hiện số lao động này đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định nên được cấp tạm trú tại địa phương.
“Sau bổ sung các loại giấy tờ và hoàn thành thủ tục cần thiết, đến thời điểm này số lao động Trung Quốc này vẫn làm việc, chưa thấy có gì bất thường” - ông Hải cho biết thêm.
NGỌC TÀI - THÀNH NHƠ


Kiểm tra doanh nghiệp đầu tư dự án sen bất thường

05/02/2017 15:43 GMT+7
TTO - Ngày 5-2, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp và đại diện các ngành chức năng tỉnh đã đến cơ sở của Công ty TNHH Sen Hoàng Giang, xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh kiểm tra quá trình hoạt động của công ty.
​Kiểm tra doanh nghiệp đầu tư dự án sen bất thường
Khu đất trồng sen của  Công ty TNHH Sen Hoàng Giang tuy nhiên vẫn chưa có cây sen nào sống sót tại đây - Ảnh: THÀNH NHƠN
Tuy nhiên, không có bất cứ đại diện nào của doanh nghiệp này có mặt ở đây để tiếp đoàn. Theo một số người dân sống gần đó, ông Trần Văn Hòa - giám đốc Công ty TNHH sen Hoàng Giang - và các lao động Trung Quốc đã rời khỏi địa phương từ trước tết, rất có thể họ đã về quê ăn tết.  
Sau khi kiểm tra tại các khu vực nhà xưởng, khu vực ông Hòa thả nuôi tôm hùm đỏ và trồng giống sen không phải sen bản địa, đoàn kiểm tra còn hỏi thêm nhiều người dân xung quanh để nắm thêm tình hình.
Ông Nguyễn Thành Tài - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, trưởng đoàn kiểm tra - cho biết sở đã nắm được những hoạt động trồng sen và nuôi tôm hùm đỏ của doanh nghiệp này trước đó. Mục đích của đoàn kiểm tra là xem lại những vấn đề có phát sinh gì mới hay không.
“Tôm hùm đỏ thì đã tổ chức tiêu hủy, sen thì phải tiến hành trồng khảo nghiệm xem có đối kháng với các giống sen bản địa hoặc có mầm móng bệnh nào không thì mới cho trồng đại trà. Riêng tôm hùm đỏ thì sẽ tiếp tục theo dõi xem còn cá thể nào ở ngoài môi trường không”, ông Tài cho biết.
Trả lời câu hỏi liệu dự án trồng sen của ông Hòa có bất thường hay không, ông Tài chia sẻ phải cần thời gian để theo dõi.
“Quan điểm của tôi, bất cứ dự án nào cũng phải đặt trong quản lý nhà nước. Về góc độ trồng sen nếu không phải giống sen bản địa thì phải tiến hành trồng khảo nghiệm, còn việc ông Hòa nuôi sinh vật ngoại lai thì sai đã rõ rồi và các cơ quan quản lý cũng xử lý rồi”, ông Tài nói.
Về hướng sắp tới, ông Tài cho biết sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem lại toàn bộ quy trình đầu tư của dự án để đảm bảo mặt quản lý Nhà nước phải chặt chẽ.
Trong khi đó lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh, cùng tham gia đoàn kiểm tra cho biết do mới nhận nhiệm vụ nên không nắm cụ thể dự án trồng sen này đang tiến hành ở địa phương.
Dân và cán bộ đều mù mờ số lượng tôm hùm đỏ
Trong quá trình tham gia đoàn kiểm tra, một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh, nhiều lần khẳng định với trưởng đoàn kiểm tra là tôm hùm đỏ đã được tiêu hủy toàn bộ.
Tuy nhiên khi được hỏi chính xác số lượng tôm thả ra và số lượng tôm tiêu hủy thì vị cán bộ này chỉ trả lời được số lượng tôm thả ra mà không trả lới được số lượng tôm đã tiêu hủy là bao nhiêu.
Trong khi đó, ông Đinh Văn Út, người dân được Công ty TNHH sen Hoàng Giang thuê đất trồng sen và quản lý ao nuôi tôm hùm đỏ, cho biết 4kg tôm do ông Hòa thả nuôi ban đầu là ở sau vườn nhà ông.
“Chúng ăn củ khoai mì và cá chết”, ông Út cho biết. “Lúc thả nuôi tôm nó to bằng ngón chân cái số lượng khoảng 200 con nhưng không biết chính xác là bao nhiêu con vì không có kiểm đếm cụ thể”, ông Út nói.
NGỌC TÀI - THÀNH NHƠN