Lyhong Tuan
Anh đi kinh lý Trung kỳ vửa vìa, nhọc nhằn điếu tả. Đặt lưng đánh giấc nồng ban trưa để kiện toàn sinh lực hầu gót hồng ban tối. Thế đéo nào lại mơ, một giấc mơ trưa. Anh mơ anh thác xuống tuyền đài - cõi thiên thai và gặp cụ Văn Cao bọn con bò văn đểu ạ. Anh chép ra đây.
Phọt_Phẹt: Bẩm cụ, đây là đâu ạ?
Văn Cao: Đang ở suối mơ trong rừng thiên thai. Mà anh là ai?
Phot_Phet: Bẩm, con là thằng phọt phẹt vửa ở dương gian thác xuống.
Văn Cao: À ra thế! Trên đó giờ có gì hay?
Phot_Phẹt: Bẩm, cũng chẳng có gì hay. Nhưng con nghe đâu đang bàn sửa lời bài hát của cụ.
Văn Cao: Bài nào? Thiên thai, Suối mơ hay Mùa xuân đầu tiên?
Phọt_Phẹt: Bẩm không ạ! Bài tiến quân ca.
Văn Cao: Bài ấy nhà nước lấy làm quốc ca mà, sao lại phải sửa?
Phọt_Phẹt: Dạ, có người bảo là nhiều súng ống, máu me và xác chết, nó không nhã, không hợp thời.
Văn Cao: Uh thì không hợp nhẽ cũng nên thay, miễn cái mới nó hay và tốt lên là được.
Phot_Phet: Nhưng những điều như cụ nói thì không ai kiểm chứng và chắc chắn được. Họ chỉ bảo thay cho hợp thời thôi. Còn có hợp hay không lại là chuyện khác.
Văn Cao: Nói thật với anh ta viết bài ấy khi đi kháng chiến, động viên là chính ấy mà. Ai ngờ hào hùng, khí thế và trở thành quốc ca. Giờ nó là công sản quốc gia, thay hay không phải hỏi ông nhà nước.
Phot_Phet: Vầng, con biết thế. Nhưng hôm rồi có thằng thần đồng mặt lợn Khoa Đăng nó lại bi bô trên báo, rằng Văn Cao có sửa thì sửa, chứ chả ai được quyền, kể cả là nhà nước. Trong khi cụ thác đã lâu mà nó dám nói thế, tưởng là iêu quý nhưng con thấy như vậy là xách mé và đần độn một cách thiên tài.
Văn Cao: Là cái thằng thần đồng đại thi hào đầu bè, mặt bẹt đấy hử. Nó nói có lý đấy. Hồi còn trên thế gian ta cũng tính viết lại hoặc sửa lời, nhưng ngặt nỗi...
Phot_Phet: Con hiểu ý cụ. Ai nên khôn mà chả dại một hai lần.
Văn Cao: Uh, cũng may ta không dại đến lần thứ ba. Cái thời gian để dại ấy ta diệu thịt, bạn bè cho vẹn và cho thỏa. Mà anh sao lại thác xuống đây?
Phot_Phet: Bẩm, con cũng không biết tại sao. Đang ngủ trưa thì bỗng tuột phát hun hút và đụng cụ. Thế con đã chết chưa hả cụ?
Văn Cao: Chưa, anh chưa chết. Chỉ là một giấc mơ. Anh chết do mơ.
Phot_Phet: Thế cụ chết do gì?
Văn Cao: Do nhiều thứ lắm. Do diệu, do đói, do già và...do sợ. Anh trẻ không biết được đâu.
Phọt_Phet: Đã bao giờ cụ chết vì mơ chưa?
Văn Cao: Hơn nửa đời người ta chết vì mơ. Không mơ thì làm gì có suối, có thiên thai, có tiên nữ và cả mùa xuân.
Phọt_Phet: Vậy tiến quân ca của cụ cũng là do mơ?
Văn Cao: Không, bài đấy ta tỉnh nhưng lại viết khi...say.
Phọt_Phẹt: Bẩm, nếu bây giờ người ta thay lời, ý cụ ra sao?
Văn Cao: Ta không ý gì cả. Chỉ hỏi đám người đang đem việc này ra bàn là tỉnh hay say?. Tỉnh thì để nguyên, say thì thay đi cũng được. Thậm chí làm hẳn bài quốc ca mới cho nó hợp thời.
Phọt_Phẹt: Người ta còn bàn đến cả việc đổi tên nước...
Văn Cao: Ta vốn không thích những chuyện này. Nhưng anh nên biết, chính trị và chính sự nó hệ thống, chặt chẽ, liên thông. Nếu thay thì phải thay cho căn bản, còn không, chỉ là sự táy máy, vô duyên. Đã mất công làm mới, mất công hợp thời thì phải làm cho nó triệt, không là giả cầy, cải lương ngay. Mà anh có be diệu nào trong người không?
Phọt_Phẹt: Bẩm, con thác nhanh quá nên chả mang theo gì. Có mỗi lọ cồn với con khô mực mang theo khi đi kinh lý Trung kỳ chưa kịp nướng.
Văn Cao: Thế anh ăn mực đi. Lọ cồn để đó cho ta.
Phọt_Phẹt: Nhưng mực khô không nướng cồn sao mà ăn được ạ?
Văn Cao: Thì cũng như ta, cồn mà không pha thêm nước lã thì sao mà...thành diệu. Anh có cách nào mà vừa có diệu uống, lại vừa có mực thơm?
Phọt_Phẹt: Bẩm, quả là khó ạ.
Văn Cao: Anh mới thấy mỗi chuyện mực với cồn thôi đấy. Còn việc đại sự quốc gia thì nan giải đến nhường nào? Thành ra chuyện nhiêu khê cũng là hợp nhẽ.
Phọt_Phẹt: Dạ con hiểu. Xin kiếu cụ con đi diện kiến Diêm Vương.
Văn Cao: Uh, anh đi đi. Mang cả con mực với lọ cồn nữa. Thế thuận việc hơn, đỡ phải chờ.
Phọt_Phẹt: Để làm gì ạ?
Văn Cao: Chả để làm gì đâu, nhưng Diêm Vương ngài cũng...có mồm.
Phọt_Phẹt: Vầng, con hiểu! Lạy cụ ạ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét