Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

"Mao Trạch Trump" của Mỹ...

05/02/2017

Tác giả: Elizabeth M. Lynch
Dịch giả: Trần Văn Minh
1-2-2017
Nguồn ảnh: Mark Ralston/ Getty Images
Nguồn ảnh: Mark Ralston/ Getty Images
Chính quyền Donald Trump đang hỗn loạn. Lịch sử của Trung Quốc cho thấy đây là do chủ ý.
Trong khoảng hai tuần, Tổng thống Donald Trump lên làm tổng thống Hoa Kỳ, đất nước đã chứng kiến việc thông qua một sắc lệnh hành chánh hoàn toàn thay đổi chính sách di dân của Mỹ mà không có kế hoạch nào để thực hiện, sa thải một viên chức chính phủ cao cấp vì bà “phản bội” chính quyền, và hàng loạt các sai lầm rõ ràng do Trump tạo ra có liên quan tới công chúng và gần như hằng ngày, lăng mạ báo chí. Qua nhiều cách, Trump hoàn toàn đảo lộn tiến trình bình thường của các sự kiện, đi kèm với việc chuyển đổi quyền lực một cách suôn sẻ ở Mỹ.
Trên phương diện nào đó, như một số người cảm thấy an ủi khi lập luận rằng, tất cả những điều này chứng tỏ sự thiếu khả năng của Trump, và càng có khả năng ông ta sẽ không phục vụ được 8 năm tổng thống, hoặc ngay cả 4 năm. Nhưng mục tiêu của Trump có vẻ khác với bất kỳ người nào đã từng sống ở Nhà Trắng trước ông. Có lẽ ông không nhất thiết muốn đạt được một mục tiêu chính sách cụ thể thích hợp với một khuôn khổ chặt chẽ. Thay vào đó, mục tiêu của ông dường như là làm xáo trộn, đã xảy ra từ các quyết định của ông cho đến nay. Và ông cho thấy, ông sẵn sàng nhờ đến phương pháp có tính cách độc đoán hơn thay vì dân chủ, để đạt được sự rối loạn này. Để hiểu được ông, tốt hơn, các chuyên gia nên so sánh ông với Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay vì với bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào trong quá khứ. Trong khi Trump chưa làm gì có thể sánh với quy mô hoặc sự tàn bạo của chính sách của Mao, một số điểm tương đồng trong lịch sử sẽ giúp làm sáng tỏ mục tiêu và hành vi của tân tổng thống.
Mao lên nắm quyền như một nhà cách mạng dân túy, với ý định đảo lộn trật tự cũ của Trung Quốc. Xu hướng đó giúp giải thích tại sao Trung Quốc bị bao trùm trong hỗn loạn suốt 27 năm Mao cầm quyền. Đây là một số điểm tương tự được tìm thấy ở Trump, chiến dịch tranh cử của ông, và nhiệm kỳ tổng thống cho đến nay, như học giả chuyên về Trung Quốc, Orville Schell, ghi nhận tại cuộc nói chuyện ngày 19 tháng 1, được tổ chức bất vụ lợi Asia Society tổ chức. Mục tiêu hàng đầu của Trump không nhất thiết phải nâng cao lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ, hoặc thậm chí để thúc đẩy một nền tảng chính sách chặt chẽ. Thay vào đó, động lực thúc đẩy của ông là làm đảo lộn trật tự thế giới hiện hành. Ông Shell nói, “Tôi nghĩ rằng  một chút tính cáchngười ngoại cuộckẻ gây rối, đảo lộn trật tự cũ, chĩa ngón tay vào mắt của hệ thống hiện hành trong con người củaDonald Trump“.
Chính tình trạng xáo trộn và đảo lộn của xã hội lôi cuốn tổng thống Hoa Kỳ. “Nếu bạn không phá hủy, bạn không thể xây dựng” là câu nói mà Mao rất thích, khi ông đưa Trung Quốc xuống con đường vô nghĩa và tự hủy hoại trầm trọng qua một cuộc cách mạng liên tục. Hiểu được khía cạnh đó của Trump là điều quan trọng trong việc tìm cách đối phó với nhiệm kỳ tổng thống của ông. Dẫn chứng logic kinh tế khi ông kêu gọi mức thuế 20% đánh vào hàng hóa Mexico và kêu gọi các giá trị của Mỹ khi ông ra lệnh cấm nhập cư Hồi giáo, sẽ không gây tiếng vang với ông ta.
Ý thức hệ, không phải lợi ích
Một phần của chế độ độc tài là chú trọng vào các dự án về ý thức hệ – thậm chí bằng cái giá phải trả là tiến bộ kinh tế và xã hội. Đối với Mao, cuộc Đại Nhảy vọt, kéo dài từ năm 1958-1962, là nổi bật. Để chứng minh rằng Trung Quốc đã thực hiện “bước đại nhảy vọt” lên xã hội cộng sản, công nghiệp hóa, thịnh vượng, Mao đã ra lệnh tập thể hóa hoàn toàn các nông trại, nhà máy, và hầu hết xã hội Trung Quốc. Những ý tưởng ngu xuẩn – như cày sâu hơn, nấu thép trong lò luyện ở sau nhà, và xây dựng các dự án thủy lợi vô dụng – dẫn đến một trong những nạn đói do con người tạo ra, lớn nhất trong lịch sử. Chỉ trong một năm, giới lãnh đạo biết rằng chương trình sẽ thất bại. Nhưng đảng Cộng sản cầm quyền đã bỏ qua thực tế này và tiếp tục chiến dịch, quyết tâm với lý tưởng đã vạch ra.
Trong tuần làm việc đầu tiên, Trump đã kêu gọi một dự án mang tính ý thức hệ, nó được đưa ra để làm hại nước Mỹ nhiều hơn có lợi: hoàn tất bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Hầu hết những người nhập cư không có giấy ở Mỹ thì đang ở trên nước Mỹ, bởi vì họ ở quá thời hạn chiếu khán hợp pháp cho phép, không phải vì họ chui qua biên giới Mexico. Trump bỏ qua thực tế này, thay vào đó đã đề xuất xây một bức tường biên giới, tốn phí khoảng 10 tỷ USD (ước tính của Trump) và 38 tỷ USD (ước tính của Viện Công nghệ Massachusetts – MIT). Trong lúc ông yêu cầu Mexico phải trả tiền để xây bức tường, đề nghị duy nhất Trump đưa ra để thực hiện là một mức thuế 20% trên hàng hóa Mexico, một khoản thuế có thể sẽ do người tiêu dùng Mỹ gánh chịu.
Tuy nhiên, sự nhấn mạnh ở đây là về vấn đề ý thức hệ, không phải thực tiễn. Vì lý do này, không phải đặc biệt quan trọng rằng các dự án lớn được hoạch định kỹ lưỡng hoặc thực hiện đúng cách. Trong cuộc Đại nhảy vọt, Mao quyết định rằng Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi sản lượng thép. Để đạt được mục tiêu này, Mao dựng lên “lò luyện sau nhà”: mọi vật dụng làm bằng kim loại – tay nắm cửa, nông cụ – đều được nấu chảy. Nhưng như Mao học bài học quá muộn, kim loại nấu chảy chỉ sản xuất ra loại thép phẩm chất kém, không thể sử dụng được, chứ chưa nói tới bán ra nước ngoài.
Tương tự như vậy, khi Trump ban hành sắc lệnh ngày 27 tháng 1 năm 2017, ngăn cấm dân nhập cư người Hồi giáo đến từ một số nước, ít nhất là trong vài tháng, ông dường như không hề nghĩ tới tính hợp pháp hoặc phương cách thi hành. Sắc lệnh được ký sau 4 giờ sáng ngày thứ Sáu và có hiệu lực ngay lập tức, làm cho các cơ quan có nhiệm vụ thi hành không kịp chuẩn bị trước. Các viên chức sở di trú không được thông báo trước về nội dung chính xác của sắc lệnh hành chính, hầu như bị lạc trong bóng tối, và khi những người tỵ nạn, những người có thẻ xanh, và người có chiếu khán đến Mỹ, cảnh hỗn loạn xảy ra.
Nhưng công khai chỉ trích tất cả sự hỗn loạn khó có thể làm cho Trump thay đổi ý kiến. Sẽ thấy Trump, giống như Mao, gia tăng gấp đôi khi đối mặt với thực tế về sự thất bại của việc thực hiện một dự án lớn. Trong Đại nhảy vọt, có lần Mao nhận xét: “Khi không có đủ để ănngười ta sẽ chết đói. Tốt hơn là để một nửa số người chếtđể nửa kia có thể ăn no bụng“. Ngày 30 tháng 1, Trump đả kích, trên trang twitter của mình, về kết quả trái ngược của sắc lệnh, hiện đã trở nên nổi tiếng của ông ta. Nếu ông ta cho thời gian để mọi người thực hiện đúng cách, thì “các phần tử‘xấu’ sẽ đổ xô vào nước Mỹ trong tuần đó. Rất nhiều ‘kẻxấu’ ở ngoài kia!
Các cuộc thanh trừng và những kẻ xu nịnh
Từ Mao cho tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay, chính trị Trung Quốc luôn sôi động với những cuộc thanh trừng chính trị. Điều này cho phép nhà lãnh đạo hiện hành loại bỏ các mối đe dọa đến quyền lực của mình, duy trì sự kiểm soát độc đoán, và bảo đảm rằng những người còn lại nhanh chóng đứng vào hàng ngũ. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa 1966-1976, Mao đã thanh trừng Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, hai quan chức cao cấp có được sự ủng hộ trong Đảng đối với chính sách cải cách kinh tế của họ. Họ Lưu cuối cùng chết trong tù nhưng Đặng Tiểu Bình còn sống sót. Mao qua đời vào năm 1976, và đầu thập niên 1990, Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện những cải cách kinh tế từng được đề xuất, đã làm cho họ Lưu phải bỏ mạng.
Dưới sự cầm quyền của Trump, thống đốc tiểu bang New Jersey, Chris Christie, là người đầu tiên đã phải ra đi, ông Christie bị đẩy ra khỏi ban chuyển giao quyền lực ngay cả trước khi Trump chính thức nhậm chức. Ngày 30 tháng 1, Trump thực hiện cú thanh trừng đầu tiên của chính quyền ông: sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates, bà Yates là người tương tự như tòa án, đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của sắc lệnh hành chính của Trump và kêu gọi các nhân viên của Bộ Tư pháp từ chối không bảo vệ nó. Hồi tưởng lại cách sử dụng thuật hùng biện mang tính chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chất vấn sự trung thành của một người đối với Đảng, Trump đã ban hành một tuyên bố mang tính phe phái tương tự, phang vào mặt bà Yates là “sự phản bội” của Bộ Tư pháp và của chính bà Yates là “sự yếu kém về vấn đề biên giới và rất yếu về nhập cư bất hợp pháp”.
Nhưng những cuộc thanh trừng không chỉ để loại bỏ các mối đe dọa; chúng cũng bảo đảm rằng những kẻ còn lại sẽ đứng trong hàng ngũ của đảng. Trước cuộc Đại nhảy vọt, Thủ tướng Chu Ân Lai đã không còn có được cảm tình của Mao. Trong cơn tuyệt vọng để chiếm lại cảm tình của Mao, họ Chu đã trở thành một người ủng hộ nhiệt tình dự án điên rồ của Mao, mặc dù Chu nhanh chóng nhận ra rằngchương trình này là một thất bại to lớn, với những con số khổng lồ [dân chúng] bị chết đói. Nhưng do sợ bị thanh trừng, Chu chưa từng tiết lộ sự thật với Mao, lo sợ thách thức Mao. Thay vào đó, Chu tiếp tục ra lệnh để các yêu sách của Mao được hoàn thành.
Hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa đã không lên tiếng chống sắc lệnh hành chánh của Trump ngày 27 tháng 1, lệnh cấm, ít nhất là vài tháng, người Hồi giáo từ một danh sách các nước được chọn ra, không được vào Mỹ một cách hợp pháp. Ngay cả những đảng viên đảng Cộng Hòa, những người trước đây lên án lời kêu gọi của Trump về lệnh cấm người Hồi giáo – như Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, Bộ trưởng Quốc phòng vừa được bổ nhiệm, James Mattis, trong số đó – đã đứng về phía Trump. Cuối cùng, lên tiếng có nghĩa là sẽ đánh mất cảm tình của Trump.
Đây là lý do vì sao những tuyên bố của các thành viên nội các được Trump bổ nhiệm tại các phiên điều trần của Thượng viện – rằng biến đổi khí hậu là có thật, trấn nước là tra tấn – chẳng có ý nghĩa gì. Một khi đã nhậm chức, có khả năng họ sẽ giống như Pence và Mattis, sẵn sàng đứng đằng sau quan điểm cực đoan của Trump và thi hành mệnh lệnh của ông ta. Và bây giờ Trump đã bổ nhiệm Steve Bannon – chiến lược gia trưởng, tự tin, và trước đây chỉ là tay mơ về tình báo – vào Hội đồng An ninh Quốc gia, đồng thời hạ thấp Giám đốc Tình báo Quốc gia và Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xuống mức, chỉ cần báo cho biết, Trump nói với nội các của ông ta rằng ý thức hệ ưu tiên hơn chuyên môn. Hoặc như người ta nói ở Trung Quốc, ĐỎ (tức người của đảng) mà ra đấu với CHUYÊN GIA, thì ĐỎ thắng.
Tấn công báo chí
Gọi báo chí là “đảng đối lập”, dạy bảo các phóng viênvề những gì họ “nên viết,” và nói các nhà báo là “những người dối trá nhất hành tinh”, là một phần trong chiến lược của chính quyền Trump để đè bẹp các phương tiện truyền thông của Mỹ. Điều này phản chiếu một cách kỳ cục về các nỗ lực của Đảng Cộng sản, bảo đảm quyền tự do báo chí không bao giờ nảy mầm ở Trung Quốc. Làm mất uy tín của tự do báo chí là cốt lõi của nỗ lực này; như các quan chức Đảng đã viết trong một tài liệu nội bộ bị rò rỉ, “mục tiêu cuối cùng trong việc cổ động quan điểm của các phương tiện truyền thông của phương Tây là tấn công vào nguyên tắc trừu tượng và tuyệt đối của tự do báo chí, phản đối sự lãnh đạo của Đảng trong các phương tiện truyền thông, vàkhơi ra một lỗ hổng để qua đó mà tuyên truyền ý thức hệ của chúng ta“.
Vấn đề còn lại là chính quyền Trump sẽ đi xa cỡ nào trong cố gắng để kiểm soát báo chí ở Mỹ. Đảng Cộng sản, đặc biệt là phiên bản ngày nay, cung cấp một bản mẫu khả dĩ có hiệu quả một cách đáng sợ ngay cả trong môi trường truyền thông lan rộng khắp toàn cầu. Đảng bắt giữ và truy tố các nhà báo dựa trên các tội danh ngụy tạobắt giữ một cách ngẫu nhiên các phóng viên chỉ trích nhà nước, và đùa giỡn với tiến trình xin chiếu khán đối với những nhà báo nước ngoài không được ưa chuộng, điều mà trong một số trường hợp đã dẫn đến việc trục xuất họ.
Mặc dù với sự kiểm duyệt của chính quyền Trump, nền báo chí Hoa Kỳ sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ vai trò như một cơ quan giám sát chính phủ. Nhưng nếu chính quyền Trump gia tăng chiến dịch chống lại báo chí giống kiểu Đảng Cộng sản [Trung Quốc], chưa biết rõ ai sẽ thắng ai.
Sự thật định hướng
Trong suốt chiến dịch tranh cử và hiện tại, trong tuần đầu tiên nhậm chức, Trump đã bị cáo buộc việc thúc đẩy phiên bản riêng của ông về sự thật. Nhưng “những thông tin định hướng” không có gì mới lạ đối với một chế độ độc tài. Chính bước Đại Nhảy Vọt – với 30 triệu người thiệt mạng – hầu như đã bị lãng quên như là kết quả của sự kiểm duyệt của Đảng [CSTQ]. Biến cố này không được giảng dạy nhiều trong các trường học ở Trung Quốc; nếu được đề cập, biến cố không được mô tả như một thảm họa như đã xảy ra. Một cuốn sách mới đây, được viết bởi một nhà báo Trung Quốc, tác giả đã truy cập vào kho hồ sơ lưu trữ của chính phủ Trung Quốc để tìm chi tiết câu chuyện về số lượng người bị thảm sát của dự án, đã bị cấm [lưu hành] ở Trung Quốc. Nhưng Đảng đã xóa bỏ một cách hiệu quả ngay cả các sự kiện gần đây hơn, như sự kiểm duyệt của nhà nước Trung Quốc đối với cuộc đàn áp bạo lực năm 1989 các cuộc biểu tình gần Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Theo Đảng, đó không phải là một phong trào quần chúng kêu gọi tự do phổ quát, mà là một nhóm nhỏ những kẻ nổi loạn và côn đồ, đã xúi giục người khác làm bậy. Ngay cả trong thời đại Internet, rất ít người biết sự thật đầy đủ về những gì đã xảy ra; đến mức những gì người dân Trung Quốc chưa tới 35 tuổi, biết về Thiên An Môn, thì phần lớn bị tô màu “sự thật định hướng” của Đảng.
Chỉ trong tuần qua, chính quyền Trump đã cung cấp một loạt các “thông tin định hướng” của riêng họ. Họ khẳng định rằng đám đông trong lễ nhậm chức của họ lớn hơn của Tổng thống Barak Obama trong khi các hình ảnh và dữ liệu cho thấy rõ ràng là khác; tuyên bố sắc lệnh hành chánh không phải là lệnh cấm nhập cư Hồi giáo; và tuyên bố, không bằng chứng, rằng hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Và cũng giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc,Trump cũng đổ lỗi cho người khác đã “kích động” các cuộc biểu tình chống lại sự cầm quyền của ông.
Rõ ràng, Hoa Kỳ không phải là Trung Quốc. Người Mỹ nhất định sẽ không theo số mệnh chịu trận với một chế độ độc tài. Nhưng nhiều người – những người trong Quốc hội Mỹ, một số người trong truyền thông, và nhiều cử tri – quá chậm trễ trong việc nắm bắt tình hình chính quyền Trump không chia sẻ mục tiêu của các nhiệm kỳ Tổng thống nào trong suốt lịch sử. Do đó, phương cách thông thường cho và nhận hay mặc cả của chính trị sẽ không đủ [để giải quyết vấn đề]; đối với những người quan tâm, cần phải có những bước táo bạo hơn trước nguy cơ của chế độ độc tài. Sức ép của công chúng thường xuyên lên chính quyền, chắc chắn sẽ cần thiết. Nhưng hối hả đáp trả mọi khiêu khích không phải là một chiến lược. Như Mao cho thấy, ngăn chặn một nhà lãnh đạo thực sự thích sự hỗn loạn, không phải là công việc dễ dàng.
Bài viết này đăng tải lần đầu tiên trên tờ China Law & Policy và đã được chỉnh sửa sau đó.

Chủ tịch Trần Đại Quang:Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; BBC: Đinh Dậu, mùa Xuân 'hy vọng của đổi mới'

(Thời sự) - Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới, sáng 4/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2017.

Đây là hoạt động nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với bà con các dân tộc về dự ngày hội. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
Cùng tham dự ngày hội có đại biểu lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ; học sinh, sinh viên các dân tộc, cùng khoảng 200 đại biểu đồng bào của 16 cộng đồng dân tộc ở 13 tỉnh/thành.
Trong ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, đại biểu đồng bào các dân tộc Mông (tỉnh Điện Biên), dân tộc Chăm (tỉnh An Giang), dân tộc Tày (đại diện nghệ nhân dân tộc sinh sống, hoạt động hàng ngày tại Làng), đại diện kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã phát biểu báo công, chúc Tết, trình bày những tình cảm và đề xuất, kiến nghị của cộng đồng các dân tộc, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài với Đảng, Nhà nước.
Trong tiết đầu xuân mới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng gặp mặt các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo, người có uy tín tiêu biểu đại diện các dân tộc, vùng miền và đồng bào ở nước ngoài về quê hương ăn Tết trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, được tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gửi tới đồng bào lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm thân thiết và lời chức mừng năm mới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đồng bào ta, dù là người già hay người trẻ, dù nơi đồng bằng hay miền núi, dù ở biên giới hay hải đảo, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nhưng đều một lòng hướng về nguồn cội, về đất nước, về dân tộc, về gia đình.
Đây là truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác dân tộc, tình hình miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến quan trọng.
Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn.
Văn hóa phát triển phong phú hơn; đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước; văn hóa truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Vui mừng khi thấy bà con các dân tộc rất phấn khởi về Làng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, đây là dịp vừa để giới thiệu những thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng bản làng, vừa để gặp gỡ, giao lưu với các dân tộc anh em, chia sẻ niềm vui, chúc nhau một năm mới ấm no, hạnh phúc; đồng thời, giới thiệu về những lễ hội, phong tục độc đáo của dân tộc mình, như tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, răn dạy con cháu, cầu mong sự yên vui, phát triển đến với gia đình, bản làng…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và đồng bào các dân tộc đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để Làng hoạt động ngày càng có hiệu quả, trở thành “Ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em”.
Hàng nghìn lượt đồng bào các dân tộc, hơn nửa triệu khách du lịch đã đến Làng năm 2016, hàng chục lễ hội, sự kiện được tổ chức, góp phần khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và mở ra những triển vọng về phát triển văn hóa, du lịch.
Những sự kiện thường niên tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đại đoàn kết, đặc biệt là ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” thực sự là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ mong muốn, các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, chức sắc tôn giáo, người có uy tín tiêu biểu đại diện các dân tộc, vùng, miền tích cực phát huy vai trò vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt quan tâm giáo dục các thế hệ trẻ, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, để sắc xuân, khí xuân lan tỏa khắp mọi miền đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cấp, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương có những những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế; tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Trong không khí ngày hội văn hóa đặc sắc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tham gia vòng xòe đại đoàn kết các dân tộc đầu Xuân cùng toàn thể cộng đồng các dân tộc Việt Nam tham dự ngày hội; tham gia trò chơi dân gian ném còn tại sân làng dân tộc Thái tỉnh Điện Biên.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các đại biểu đã tham dự Lễ Xiên bản (cúng bản) của dân tộc Thái tỉnh Điện Biên, cầu mong mùa màng tốt tươi, bản làng yên ấm, gia đình, người dân được mạnh khỏe.
(Theo Báo Tin Tức)

Đinh Dậu, mùa Xuân 'hy vọng của đổi mới'

  • 1 giờ trước
Hình ảnh Việt NamBản quyền hình ảnhPHOTO NGUYEN LAN THANG/BBC
Image captionTết nguyên đán và đầu Xuân luôn là những dịp đặc biệt cho các lễ hội và hoạt động gắn kết cộng đồng ở Việt Nam.
'Tất cả các năm Đinh Dậu trong lịch sử Việt Nam đều báo hiệu một điều thay đổi, vì vậy cho nên chúng ta có thể hy vọng vào sự thay đổi', đó là điều mà một nhà nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời là chủ blog 'Chú Tễu' chia sẻ trong một chương trình mạn đàm đầu Xuân với BBC Việt ngữ hôm 05/2/2017.
Tán thành với một khách mời cùng dự cuộc tọa đàm hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội nói:
"Tôi hoàn toàn đồng ý với nhà văn Võ Thị Hảo khi nói rằng đất nước Việt Nam hiện nay đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhất là về kinh tế, văn hóa và xã hội.
"Điều này đòi hỏi là những nhà lãnh đạo cần phải thay đổi. Nếu không tạo ra một sự thay đổi... trên một cục diện lớn, sẽ làm cho đất nước Việt Nam ngày càng chìm đắm vào trong một sự lạc hậu, cổ hủ, nghèo nàn và bất công trong xã hội ngày càng lớn.
"Và sự thay đổi này đang đặt ra như một tối hậu thư đối với những nhà lãnh đạo và nếu như không có sự thay đổi thì đất nước Việt Nam sẽ ngày càng đi xuống, một cách như là xuống dốc không phanh," nhà nghiên cứu Hán Nôm và Ca Trù nói với BBC.

'Tín hiệu đổi mới'

Mới đây nhân đón Tết nguyên đán và trong dịp đầu Xuân Đinh Dậu, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ở trung ương và địa phương đã xuất hiện trên truyền thông, trong đó có nhà lãnh đạo xuống ruộng cày máy, có vị tham gia trồng cây, có vị chuẩn bị tham dự lễ phát ấn, trong lúc các vị khác tranh thủ đầu Xuân năm sớm đưa ra các chỉ thị, chỉ đạo như ở Hà Nội là yêu cầu chấm dứt nhanh không khí vui Tết, còn tại Sài Gòn là ngăn chặn bảo kê thu mua sữa ở Củ Chi v.v...
Việt Nam NamBản quyền hình ảnhPHOTO NGUYEN LAN THANG/BBC
Image captionĂn Tết xong, người dân mọi miền ở Việt Nam lại bắt tay trở lại nhịp sống thường nhật.
Bình luận về 'tín hiệu đổi mới' nhân năm mới và liên quan vài khía cạnh ở trên, nhà văn Võ Thị Hảo từ Berlin, CHLB Đức nói với BBC:
"Một tín hiệu nói rằng nếu không đổi mới sẽ chết, bây giờ nhà cầm quyền Việt Nam phải làm việc đó như thế nào?
"Họ có thực lòng hay không, hay chỉ là đổi mới râu ria, để rồi tình hình lại tệ hơn và chế độ, hệ thống tư bản thân hữu, hệ thống tư bản 'hoang dã, man rợ', hiện nay đang 'thoán đoạt' những lãnh đạo ở Việt Nam, thì nó sẽ còn tàn hại người Việt Nam đến mức nào?
"Và chữ 'chủ nghĩa tư bản thân hữu' không phải là từ của tôi nghĩ ra, đấy là từ đăng trong một Tạp chí Cộng sản năm 2015 của ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, họ đã nhận ra, nhưng mà từ đó, họ vẫn không làm. Vậy thay đổi bây giờ là thay đổi như thế nào?
"Tôi quan tâm đến những việc đó hơn, còn những chuyện đi cày ruộng hay là trồng cây, tất cả những trò đó đều hết sức hình thức và 'vớ vẩn'.
"Cái quan trọng nhất là hãy cứu nước Việt Nam và tôi nghĩ rằng những người lãnh đạo đừng nghĩ rằng họ không phải là nạn nhân của thể chế Việt Nam hiện nay và trong khi cứu nước thì họ cũng phải tự cứu mình. Tôi nghĩ điều đó quan trọng hơn," nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo chia sẻ với BBC từ thủ đô nước Đức.
Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau đây để theo dõi thêm một số trao đổi, mạn đàm đầu năm Đinh Dậu giữa BBC Việt ngữ với một số văn nghệ sỹ và nhà nghiên cứu nhân dịp Xuân về.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện
Image captionKhách mời, TS. Nguyễn Xuân Diện với một bộ nam phục truyền thống 'khăn xếp, áo the' tham gia cuộc mạn đàm đầu Xuân với BBC.

Mỹ khiêu chiến Trung Cộng ở Biển Đông!; Trung Cộng chọc vào ‘sân sau’ của Mỹ (Châu Mỹ-Latin)?

Kết quả hình ảnh cho Sean Spicer

Trong cuộc họp báo đầu tiên của tân phát ngôn viên Bạch Cung Sean Spicer hôm thứ Hai 23 tháng 1, ông này xác nhận tổng thống Donald Trump đồng ý với ‘chuẩn ngoại trưởng’ Rex Tillerson là Hoa Kỳ sẽ cấm không cho Trung Cộng ra vào những hòn đảo họ xây dựng trên Biển Đông.

Trước đó chính quyền Trung Cộng -qua những tờ báo của chính phủ- đã cảnh cáo Hoa Kỳ là muốn thực hiện ‘lệnh cấm’ đó, Hoa Kỳ cần khai chiến với họ. Nói cách khác, Trump khiêu chiến với Trung Cộng sau 2 ngày ông chính thức cầm quyền tổng thống Hoa Kỳ.

Spicer nói, “Hoa Kỳ làm mọi việc cần làm để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại đó; nếu những hải đảo trên Biển Đông không nằm trong hải phận của một nước nào, Hoa Kỳ sẽ không để nước đó cưỡng chiếm.”

Ông Tillerson nói lên việc Hoa Kỳ sẽ ngăn cấm không cho Trung Quốc chiếm giữ những hòn đảo trên Biển Đông, hôm 11/1/2017, để trình bầy quan điểm của ông trước tiểu ban ngoại giao Thượng Viện, đang cứu xét việc tấn phong ông vào chức vụ ngoại trưởng.

Tiểu ban này đã thông qua, và tuần sau Tillerson sẽ chính thức trở thành ngoại trưởng với sự đồng thuận của đa số khối 100 nghị sĩ; ngày đó quan điểm của ông về Biển Đông sẽ chính thức trở thành chính sách của Hoa Kỳ.

Nguyên văn câu thuyết trình của ông trước Thượng Viện là, “Hoa Kỳ cần nói rõ cho Trung Quốc hiểu, trước nhất, họ phải ngưng việc xây dựng hải đảo, rồi sau đó, họ không được phép ra vào những hải đảo đó nữa.”

Thành viên tiểu ban Ngoại Giao Thượng Viện cứu xét việc tấn phong ông Tillerson, không hỏi ông là ông định sử dụng phương tiện nào để cấm người Tầu ra vào những hải đảo họ đã bắt đầu cưỡng chiếm của Việt Nam Cộng Hòa từ 43 năm trước – năm 1974. Giới phân tách chính trị cho là sức mạnh quân sự là phương tiện duy nhất để phủ nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.

Kết quả hình ảnh cho reks tilerson

Quyền lợi mà Hoa Kỳ cần bảo vệ tại Biển Đông là dự án ‘Cá Voi Xanh’ – dự án trị giá 10 tỉ mỹ kim do 2 hãng dầu hoả PetroVietnam và ExxonMobil Corp – chi nhánh Việt Nam – hùn hạp tạo ra.

Trả lời thắc mắc đó của phóng viên truyền thông, phát ngôn viên Spicer chỉ nói, “Phải chờ đến giai đoạn va chạm mới biết thái độ của Hoa Kỳ.”

Quyền lợi mà Hoa Kỳ cần bảo vệ tại Biển Đông là dự án ‘Cá Voi Xanh’ -dự án trị giá 10 tỉ mỹ kim do 2 hãng dầu hoả PetroVietnam và ExxonMobil Corp – chi nhánh Việt Nam- hùn hạp tạo ra.

‘Cá Voi Xanh’ sẽ khai thác một giếng khí đốt nằm ngoài khơi Việt Nam, cách tỉnh Quảng Nam 80 cây số; giếng này chứa đựng 150 tỉ thước khối khí đốt, số lượng đó nhiều gấp 3 lần giếng Nam Côn Sơn mà Việt Cộng đang khai thác.

Dự án Cá Voi Xanh được ký kết ngày 13 tháng 1, 2017 vào thời điểm ngoại trưởng John Kerry có mặt tại Việt Nam; mặc dù nguy cơ chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, nhưng thước khối khí đốt đầu tiên sản xuất tại giếng Cá Voi Xanh được đem bán trên thị trường sẽ không sớm hơn năm 2023.

PetroVietnam ước tính dự án này sẽ cung cấp 20 tỉ Mỹ kim cho ngân sách Việt Cộng; theo hợp đồng ký kết giữa hai hãng, ExxonMobil sẽ đảm trách việc đặt 88 cây số đường ống nối liền giếng khí đốt với bờ biển Chu Lai, Quảng Nam; phần việc của PetroVietnam là đầu tư xây cất nhà máy lọc khí đốt, và một nhà máy thứ nhì tại quận Núi Thanh, Quảng Nam.

Hoa Kỳ chủ trương phát triển dự án ‘Cá Voi Xanh’ cùng một lúc với quyết định bỏ rơi dự án TPP (Trans-Pacific Partnership) của nguyên tổng thống Barack Obama kết hợp 12 quốc gia sống trên bờ biển Thái Bình Dương -dự án đó sẽ đem lại cho Việt Cộng 36 tỉ mỹ kim lợi tức mỗi năm -bằng với 11% tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam; hoạt động xuất cảng hàng Việt Nam sẽ gia tăng 28% trong thập niên 2015-2025.

Dự án ‘Cá Voi Xanh’ sẽ được chính phủ Trump đặc biệt yểm trợ, vì vị tân ngoại trưởng đang chờ tấn phong chính thức – ông Tillerson- vốn là tổng giám đốc Exxon Mobil; năm 2011 ông đã ký kết với chính phủ Việt Cộng nhiều thoả ước khui giếng dầu trong khu EEZ (exclusive economic zone-khu đặc quyền kinh tế) của Việt Nam, nhưng rồi Exxon Mobil phải nhượng bộ vì Trung Cộng vẽ ra lằn ranh 9 đoạn, ấn định hải phận của họ.

Việc chính cựu ngoại trưởng Kerry đích thân gặp gỡ những viên chức lãnh đạo Việt Cộng, đưa đến việc ký thoả ước ‘Cá Voi Xanh’, trong lúc ‘chuẩn’ ngoại trưởng Tillerson tuyên bố trước Thượng Viện là Hoa Kỳ sẽ ‘block’ không cho người Tầu ra vào những hòn đảo họ xây dựng trên Biển Đông. Lời tuyên bố của ông trở thành giá trị hơn, sau khi phát ngôn viên Bạch Cung Sean Spicer, hôm thứ Hai 1/23/2017 xác nhận sự đồng ý của tổng thống Donald Trump.

Ngay trong buổi họp báo ngày hôm sau, cô phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hua Chunying, khẳng định với phóng viên quốc tế chủ quyền của Trung Cộng trên những hải đảo Biển Đông.

Kết quả hình ảnh cho Hua Chunying

Cô Hua Chunying nói, “chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ tôn trọng những sự kiện hiển nhiên, thận trọng trong ngôn ngữ và hành động để không làm thương tổn nền hoà bình và ổn định trên Biển Nam Hải (Biển Đông). Hành động của chúng tôi trên vùng biển này rất công bằng và hợp lý; dù các nước khác có nói gì, có làm gì, Trung Quốc vẫn cương quyết bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình.”

Tờ Washington Post phát hành ngày thứ Ba 24/1, đặt câu hỏi ‘Is Trump ready for war in the South China Sea, or is his team just not being clear?’ (Trump sẵn sàng lâm chiến trên Biển Đông chưa? Hay hiện tình chỉ do người của Trump ăn nói thiếu minh bạch?)

Cô Mira Rapp-Hooper, một thành viên chuyên về những vấn đề Biển Đông của Trung Tâm New American Security, nhận định với hãng thông tấn Reuters, “Phong toả ư? Đó là một hành động chiến tranh.”

Đài BBC viết “China hits back at US over South China Sea claims” (Trung Quốc phản công lời tuyên bố của Hoa Kỳ về Biển Đông).

Cho đến giờ này, mọi tranh cãi, trao đổi vẫn chỉ giới hạn vào những lời tuyên bố của 2 phát ngôn viên Sean Spicer và Hua Chunying. Tình hình sẽ căng thẳng hơn, ngày ông Tillerson chính thức được tấn phong làm ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Ông sẽ phong toả Biển Đông, sẽ cấm người Tầu ra, vào những hải đảo họ đã cưỡng chiếm từ 43 năm nay? Ông thật sự khiêu chiến với Trung Cộng để bảo vệ ‘Cá Voi Xanh’, quyền lợi của Hoa Kỳ và của Exxon Mobil?

Người Việt mong ông thực hiện điều đó.

Nguyễn Đạt Thịnh

(Thời Báo)

(Quốc tế) - Những chính sách đối ngoại “mơ hồ” mà Tổng thống Donald Trump đang thi hành nhiều khả năng sẽ đẩy các quốc gia Mỹ Latinh đến gần với Trung Quốc.

Theo Sputnik News (Nga), những tuyên bố “mơ hồ, thiếu nhất quán” mà tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện nhiều khả năng sẽ “đẩy” các quốc gia Mỹ Latinh đến gần hơn Trung Quốc, đối thủ chính của Mỹ trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị.

Chính quyền Tập Cận Bình sẽ tận dụng “cơ hội” lớn này để tiến vào khu vực Mỹ Latinh.
Boris Martynov, phó Giám đốc viện nghiên cứu Mỹ Latinh, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) nhận định, các chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump sẽ mở rộng cơ hội cho Trung Quốc tiến vào khu vực Nam Mỹ.
Thời gian gần đây, chính quyền mới của Mỹ đang gia tăng áp lực lên các quốc gia Mỹ Latinh. Tổng thống Donald Trump đã quyết định thi hành mức thuế 20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ Mexico, để chi trả cho khoản tiền xây dựng bức tường biên giới giữa hai quốc gia. Ngoài ra, ông Trump còn cam kết sẽ chuyển các nhà máy của Mỹ ra khỏi lãnh thổ Mexico.
Thêm vào đó, tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cũng cho hay, Mexico mới ký kết một hợp đồng về sản xuất ô tô với tập đoàn nhà nước JAC, theo đó những chiếc ô tô đầu tiên sẽ chính thức được xuất xưởng vào nửa cuối của năm 2017.
Chuyên gia Nga chỉ rõ: “Thông tin đăng trên Nhân dân nhật báo đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ đến Washington: Bắc Kinh sẽ không đứng ngoài những biến đối đang xảy ra tại Mỹ Latinh. Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội lớn này”.
Đồng thời chuyên gia Martynov nói thêm, Trung Quốc từ lâu đã thông qua một chính sách kinh tế được chuẩn bị rất kỹ càng đối với khu vực “sân sau” của Mỹ, khu vực Mỹ Latinh.
“Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khái niệm “sân sau” không còn thích hợp nữa. Các quốc gia Mỹ Latinh đang ngày càng chứng tỏ sự độc lập về cả kinh tế và chính trị, ngay cả khi so sánh với các quốc gia phát triển. Nếu theo dõi kỹ những chuyển biến gần đây, không chỉ Bắc Kinh muốn tiến vào khu vực này mà chính Mỹ Latinh cũng “chào đón” Trung Quốc”, chuyên gia Nga nói.
Đơn cử cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhờ nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc đối với các hàng hoá truyền thống từ các nước Mỹ Latinh, khu vực này là một trong những khu vực đi đầu bước qua khỏi khủng hoảng.
Chung quan điểm, chuyên gia Ekaterina Arapova của Viện nghiên cứu quốc gia về quan hệ quốc tế Moscow cho rằng: “Các quốc gia Mỹ Latinh dường như quan tâm đến các cơ hội hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các thành viên khối ASEAN. Nhiều nước trong khu vực này đang thiết lập mối quan hệ thân thích chiến lược với các quốc gia ở khu vực châu Á”.
Theo Sputnik News, trong nhiều thập kỷ trước đây, phần lớn xuất khẩu của Mexico đều dựa vào thị trường Mỹ, song những gì đang xảy ra với quốc gia láng giềng của Washington thì Mỹ Latinh cần nhanh chóng rút kinh nghiệm.
Nhà kinh tế học người Peru, Daniel Carpio đưa ra dự báo, hiện giới quan sát đang rất mơ hồ trước quan điểm chính trị của tân Tổng thống Mỹ, nhưng chính điều đó có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển cho mối liên kết Trung Quốc – Mỹ Latinh.
“Mới đây, Peru (quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh) đã ký kết một hiệp định thương mại tự do với Mỹ, đem lại lợi nhuận khoảng nửa tỉ USD. Nhưng sau quyết định của chính quyền Donald Trump, rút khỏi TPP thì nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh chắc chắn sẽ coi Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất”, chuyên gia người Peru cho hay.
(Theo Người Đưa Tin)