Một tin đồ Cơ Đốc giáo tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump là dấu hiệu ngày tận thế và ngày Chúa phục sinh khi liên hệ với từ “Trump” được lặp lại vài lần trong Kinh Thánh.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Nhà sử học David Montaign đã liên hệ từ “Trump” được nhắc đến vài lần trong các lời tiên tri của Kinh Thánh khi đưa ra dự đoán trên.
Ông nhớ đến đoạn 4:16 củaThessalonians 1 trong Kinh Thánh: “Chúa sẽ từ trên trời giáng xuống với tiếng kêu lớn và tiếng của tổng lãnh thiên sứ cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời (the trump of God): những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết“.
Sau đó David lưu ý đoạn 15:52 của Corinthians 1 trong Kinh Thánh: “Nhìn kìa, tôi chỉ cho anh em một bí ẩn: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn cuối cùng (the last trump); vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa”.
Blogger này nói tiếp, “tôi không cho rằng Donald Trump hoàn toàn là ‘the last trump’ – nhưng ‘LAST TRUMP’ là dấu hiệu rõ ràng nhất trong tiên tri ngày tận thế, chúng ta có thể bỏ qua khả năng một ứng cử viên tổng thống có tên Trump là dấu hiệu do Chúa gửi đến hay không?“.
Tuy nhiên, dự đoán này đã bị các tín đồ Cơ Đốc giáo khác bác bỏ. Tiến sĩ Samuel Lamerson, một giác sư Tân Ước và là chủ tịch Chủng viện Thần học Knox ở Florida nói với tờ Christian Post rằng, tiên đoán này không khác gì điều lố bịch.
Ông giải thích, David đã đưa ra lời tiên tri dựa trên Tân Ước tiếng Anh, trong khi nó được viết bằng tiếng Hy Lạp.
Samuel cho biết, từ “trump” chỉ xuất hiện trong các bản dịch cũ, nhiều bản dịch khác đã đổi thành “trumpet”.
Iris, theo Express
Lập xuân năm 2017, dự báo một năm vạn vật canh tân, phát sinh đại sự?
Lập xuân trùng vào ngày 7/1 Âm lịch, biểu thị cho vạn vật canh tân, nhân loại tiến đến thế giới mới, cũng dường như ăn khớp với hiện tượng thiên văn “Càn Khôn tái tạo tại giác cang” trong “Thôi bối đồ”.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Vừa qua, ngày 3/2 Dương lịch (ngày 7/1 Âm lịch) là ngày đầu tiên của hai mươi bốn tiết khí – ngày Lập xuân, báo hiệu trời đông giá rét đã qua, mùa xuân đến, vạn vật canh tân, đây cũng là ngày sinh ra nhân loại.
Lập xuân – Vạn vật tái sinh
Lập xuân là báo hiệu mùa đông kết thúc, bắt đầu một mùa xuân tràn đầy sức sống. “Lập xuân một ngày, bách thảo quay về”, thiên nhiên vạn vật phục hồi. Ngạn ngữ có câu, một năm bắt đầu từ mùa xuân. Xuân là đứng đầu trong bốn mùa; mặt đất hồi xuân, khí trời từ lạnh chuyển sang ấm, là mùa dương khí sinh sôi.
Lập xuân không chỉ là tiết khí thứ nhất trong hai mươi bốn tiết khí, hơn nữa còn là một ngày lễ quan trọng. Lập xuân từ thiên văn đến cuộc sống con người, từ thiên nhiên đến lòng người, là ấm áp, chim hót hoa thơm; xuân là mùa sinh trưởng, cày ruộng và làm cỏ gieo hạt.
Thời cổ đại có một truyền thuyết rằng: Sắp đến ngày lập xuân, quan huyện sẽ dẫn nhân sĩ nổi tiếng trong vùng đi đào một cái hố dưới ruộng, rồi đem lông chim, lông gà và vài thứ khác cho vào hố, đợi một thời gian sau, lông chim lông gà trong hố sẽ bay ra, thời khắc này chính là thời điểm lập xuân, bắt đầu đốt pháo ăn mừng, chúc mừng một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lập xuân vào ngày 3, hiếm gặp từ 120 năm trước đến nay
Bình thường hằng năm Lập xuân đều là vào ngày 4/2 Dương lịch, nhưng năm 2017 Lập xuân là ngày 3/2. Chuyên gia thiên văn cho biết, Lập xuân vào ngày 3 Dương lịch rất hiếm gặp, đó là vào năm 189, cách đây 120 năm, năm nay và năm tiếp theo là năm 2021.
Dựa theo lịch thiên văn, Lập xuân vào ngày 4 là thường gặp, còn ngày 3 hoặc ngày 5 là tương đối hiếm gặp. Chuyên gia thiên văn cũng cho biết, thống kê trong 100 năm từ năm 1900 – 2000, Lập xuân chỉ có rơi vào hai ngày 4/2 và ngày 5/2, không có ngày 3/2.
Ngày 7/1 Âm lịch – Ngày Thần sinh ra nhân loại
Ngày 7/1 Âm lịch, còn gọi là ngày “Nhân Thần”, “Nhân thắng tiết”, “Nhân khẩu nhật”, “Nhân thất nhật”…
Vào triều Hán, ngày 7/1 Âm lịch đã chính thức trở thành ngày xem quẻ cho năm mới. Trong “Chiêm thư” ghi chép, “một ngày kê, hai ngày khuyển, ba ngày thỉ, bốn ngày dương, năm ngày ngưu, sáu ngày mã, bảy ngày người”. Cũng chính là nhắc đến ngày 7/1 Âm lịch.
Trong dân gian có truyền thuyết, Nữ Oa dùng đất sét tạo ra con người, là một nữ thần có sức mạnh to lớn, có thể hóa sinh vạn vật.
Nữ Oa trước khi tạo ra con người, Mùng Một tháng Giêng làm ra kê, ngày thứ hai làm ra chó, ngày thứ 3 tạo dê, ngày thứ tư tạo lợn, ngày thứ 5 tạo trâu bò, ngày sáu làm ra ngựa; tới ngày thứ bảy, Nữ Oa dùng đất sét và nước, phỏng theo hình dáng của mình, tạo ra con người. Như vậy, cả vùng đất rất nhanh đã có vết chân người đầy khắp.
Vì để nhân loại sinh sôi nảy nở, Nữ Oa sáng kiến ra chế độ hôn nhân, khiến con người tự sản sinh ra con cháu tiếp nối đời sau. Bởi vậy Nữ Oa trở thành bà mối đệ nhất, được hậu thế xưng là vi tổ thần mai mối, gọi là “Cao Môi”. Sau này Nữ Oa vá trời cứu vớt nhân loại, trở thành vị thần bảo hộ của con người.
Ngày lập xuân – Càn Khôn tái tạo?
Thời báo Đại Kỷ Nguyên ngày 29/12/2016 đã đăng tải bài viết “Thôi bối đồ tiên đoán đại sự năm sau”, cho biết“Càn khôn tái tạo tại giác cang” trong “Thôi bối đồ” là nói về năm 2017.
Gần 1.400 năm trước, quẻ tượng 52 trong quyển “Thôi Bối Đồ” có một câu “Càn khôn tái tạo tại giác cang”.“Giác cang” vừa khéo lại ứng đoạn thời gian cuối năm 2016 đến cuối năm 2017, “Càn Khôn tái tạo” tất biểu thị đại biến hóa.
Bài viết cho biết, “Giác”, “Cang” đều là nằm trong bảy chòm sao thuộc Thanh Long ứng với phương Đông trong nhị thập bát tú. Đây là điều mọi người đều biết, nhưng mà, các cách giải thích trước đây đều không tìm ra được chân cơ của tầng sâu hơn.
“Càn Khôn tái tạo tại Giác Cang”: Cách giải thích ngắn gọn dễ hiểu nhất chính là “năm tại Giác Cang”, năm tuổi ở Giác Cang, suy rộng ra một chút, chính là: Tuế tinh (sao Mộc) ở vị trí hai chòm sao Giác Cang, chỉ đoạn thời gian cuối năm 2016 đến cuối năm 2017.
Tuế tinh vào khoảng ngày 15/11/2016 di chuyển vào phạm vi sao chòm sao Giác, di chuyển lại gần chòm sao Giác, rồi di chuyển ngược và dừng lại bức tường Thái Vy, sau đó di chuyển xuôi đi xuyên qua chòm sao Giác, chòm sao Cang,thời gian rời khỏi chòm sao Cang, là khoảng ngày 5/12/2017.
Vậy nên sao Tuế trong thời gian ở Giác Cang, chính là khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017. Trong phạm vi thời gian này, chính là Càn Khôn tái tạo (trời đất được tạo lại mới).
Trùng hợp chính là tháng 11/2016, thế giới phát sinh một loạt đại biến trọng đại, trong đó là các “sự kiện chính trị”: bao gồm “thần tích” của việc ông Donald Trump ngày 8/11 giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với thế áp đảo trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới.
Sau sự kiện này, ngày 25/11 đến ngày 9/12, các biến cố chính trị dồn dập diễn ra: Fidel Castro qua đời, nước Anh đang thúc đẩy tiến trình rút khỏi EU, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị vạch tội, Tổng thống Pháp Francois Hollande – người của Đảng Xã Hội cho biết sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống của Italia và New Zealand từ chức, v.v…
Tại Hồng Kông hôm 9/12, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh bất ngờ tuyên bố vì “nguyên nhân gia đình” sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo khiến các giới quan sát bên ngoài bất ngờ.
Một số nhà phân tích tin rằng năm ngày Lập xuân năm 2017 trùng vào ngày 7/1 Âm linh, là biểu thị cho vạn vật canh tân, dự báo một năm phát sinh đại sự.
Theo epochtimes.com
Cúng lễ ngày Thần Tài – Đâu mới là niềm tin chân chính?
Cứ đến mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nhiều người dân sẽ làm lễ cúng Thần Tài, mong mong muốn có một năm mới an lành may mắn, phát tài phát lộc. Tuy nhiên, tín ngưỡng này ngày càng trở nên lệch lạc.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Như một tập tục xuất phát từ mong muốn có một năm mới an lành may mắn, phát tài phát lộc, cứ vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán sẽ thắp hương cúng lễ vào buổi sáng cho Thần Tài khi vừa mở cửa bán hàng.
Ngày Thần Tài năm nay rơi vào ngày 6/2 dương lịch. Vào ngày này, rất nhiều công ty, cửa hàng có thờ Thần Tài sẽ sắm lễ vật để cúng lấy vía, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc, tiền bạc rủng rỉnh, công việc hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Tại các cửa hàng vàng, sẽ không khó để nhìn thấy cảnh người dân xếp hàng dài chờ mua vàng cầu may.
Văn hóa thờ Thần Tài ở Việt Nam bắt nguồn từ Đạo gia. Theo truyền thuyết, Thần Tài hay Tài Bạch Tinh Quân vốn là một người đắc đạo tại núi Chung Nam. Ông trông coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, ai oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ.
Xưa kia, người ta thường vẽ Thần Tài hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Ở Việt Nam cũng có những truyện như “Sự tích cái chổi” để giải thích tập tục và sự thờ cúng thần may mắn nơi góc nhà. Thần Tài tại Việt Nam được thờ chung với Ông địa ở góc nhà, chứ không được cao ráo như bàn thờ tổ tiên.
Khái niệm Thần Tài cũng tồn tại ở phương Tây. Nữ Thần Fortuna, hay trong văn hóa Hy Lạp là nữ Thần Tyche, được miêu tả là một nữ Thần mù quay vòng bánh xe số phận, thay đổi vị trí của những con người trên vòng quay đó – có người gặp bất hạnh, có người được may mắn. Nhưng vì nàng Fortuna bị mù, nên bánh xe số phận luôn luôn bất định, người ta có thể giàu có trong thoáng chốc, nhưng cũng có thể suy bại chỉ trong một phút giây.
Còn trong niềm tin tín ngưỡng chính thống của phương Tây, thì những trường ca lớn như Thần Khúc của Dante lại miêu tả Thần Tài trong một vũ trụ quan to lớn hơn nhiều. Theo đó, Đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ, sáng tạo ra Chư Thần, và cũng sáng tạo ra nhân loại. Mỗi vị Thần đều được an bài để bảo vệ sự vận hành của vũ trụ, và có những vị Thần thì phụ trách các sự vụ ở thế gian. Chư Thần làm việc này tùy thuộc vào mệnh số chứ không phải là theo ý thích của con người.
Tuy nhiên, dù phương Đông hay phương Tây, tín ngưỡng truyền thống chân chính đều thờ cúng Thần Tài thiên về tâm kính ngưỡng, cho rằng đây là vị Thần công minh, chưởng quản việc phân phát tài sản dựa theo phúc đức của con người.
Tuy nhiên ngày nay, người Việt phần nhiều đều cầu xin Thần Tài ban phát may mắn cho bản thân. Đây là điểm thay đổi lớn nhất trong tín ngưỡng thờ Thần Tài nói riêng và thờ Thần Phật nói chung tại Việt Nam hiện nay.
Ở nhiều quốc gia phương Đông khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, v.v., phong tục thờ cúng Thần Phật nói chung diễn ra rất thanh bình và giản dị. Những ngôi đền của họ thực sự là chốn trang nghiêm, và người ta hòa vào nếp sống tín ngưỡng tâm linh với một sự bình dị, ấm áp.
Tuy nhiên ngày nay ở Việt Nam, việc thờ cúng Thần Phật lại đi sang một chiều hướng tiêu cực: Người ta tranh giành, đấu đá, để cướp đoạt lấy một chút “lộc”; Người ta đốt thật nhiều vàng mã, đốt thật nhiều “đồ độc” như nhà giấy, xe hơi giấy, để mong được phát tài; Người ta đồn đại về những ngôi chùa “xin là được”, “cầu là ứng”… Tất nhiên vẫn còn một số ít đền chùa còn giữ được sự trang nghiêm của chốn linh thiêng.
Dường như ngày nay nhiều người đã quên rằng những giá trị đạo đức mới là cốt lõi của tín ngưỡng trong văn hóa truyền thống. Nếu như người ta tin vào sự công minh của Thần Phật thì tại sao còn muốn “xin cho”? Nếu như người ta tin vào lẽ nhân quả thì tại sao không chú tâm vào việc tu thân, tích đức, hành thiện, mà cứ phải là khấn vái, lạy lục, van xin? Nếu như người ta có thể sống vị tha, sống vì người khác, hay ít nhất là biết ước chế câu thúc bản thân, luôn có tinh thần trách nhiệm với mọi việc, thì bản thân sẽ an nhiên tự tại, tâm thái thanh tịnh, “vô sở cầu” mà tự sẽ có được hết thảy.
Theo trithucvn