Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

CƠ QUAN NÀO CỦA HÀ NỘI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC VIỆC PHÓNG SINH CÁ CHIM TRẮNG XUỐNG SÔNG HỒNG HÔM 5/2/2017 ?; Đệ tử Thượng tọa Thích Chân Quang: Cá chim trắng thả phóng sinh là loại không gây hại

Phạm Viết Đào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Đầu xuân 2 sự kiện liên quan tới môi trường sinh thái làm bùng nổ dư luận thông tin báo chí và mạng xã hội:người Trung Quốc đưa tôm hùm đất vào nuôi cấy ở Đồng Tháp và hôm 5/2/2017 bà con Phật tử Hà Nội đã phóng sinh xuống sông Hồng, theo thông tin báo chí khoảng chục tấn cá trong đó có cá chim trắng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, một loài cá dữ; loại cá này không chỉ đe dọa sự mất cân bằng sinh thái của sông Hồng mà còn đe dọa an toàn cho người và gia súc của người dân đang sinh sống xung quanh lưu vực con sông Hồng dài hàng trăm km ?
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời và nước
Trong hình ảnh có thể có: 9 người, văn bản và ngoài trời
Sông Hồng trong bản đồ địa- lịch sử- văn hóa là con “ Sông Mẹ” của cư dân Đại Việt hàng ngàn năm nay. Con sông này không chỉ bồi đắp tạo nên vùng châu thổ của đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp nước tưới tiêu mà còn là “lá phổi”, “hệ tiêu hóa” thiên tạo điều hòa thổ nhưỡng, sinh quyển cho cả đồng bằng Bắc Bộ.
Một con sông  được coi là “ sống” bao giờ cũng gắn kết với hệ thống thủy sinh thiên tạo của nó; Có như vậy mới làm trọn thiên chức của mình.Do vậy nếu một dòng sông bị phá vỡ mất cân bằng sinh thái-thủy sinh thì tất yếu gây ra biết bao hệ lụy cho môi trường, thổ nhưỡng, dân sinh…sớm muộn sẽ bị biến thành “ dòng sông chết”, “dòng sông ma”…
Do vậy, vừa qua bà con Phật tử đã phóng sinh xuống con “sông Mẹ” loài cá dữ từ Nam Mỹ khiến cho dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều nay (8-2), sư thầy Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội), khẳng định số cá chim trắng phóng sinh hôm 5-2 ở sông Hồng không phải của nhà chùa mà của Phật tử.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Thầy Đàm Thu cho biết đầu năm mới, nhiều người dân, Phật tử có nhu cầu tới chùa làm lễ cầu an. Trong lễ này, bà con thường mua thêm cua, ốc, cá, chim để nhờ nhà chùa phóng sinh.
“Năm nay cũng vậy, các thầy trụ trì chùa Tương Mai, Bát Tràng cùng Thượng tọa Thích Chân Quang ở trong Nam ra giảng bài… phối hợp làm lễ luôn. Nhà chùa chúng tôi có mua giúp một số Phật tử mấy tạ cá giống, mà tôi thấy don don, dài dài như ngón tay chứ không phải cá chim trắng bẹt bẹt này. Có thể là gia đình nào đó đi cùng mang cá của mình thả, gây nhầm lẫn. Với lại, chúng tôi không để ý cũng như không biết khoa học thủy sản gì đâu” - thầy Đàm Thu phân trần.
plo.vn/xa.../su-thay-giai-thich-viec-phong-sinh-ca-chim-trang-681189.html)

Hành vi phóng sinh cá chim trắng Nam Mỹ, một loái cá dữ xuống sông Hồng ngày 5/2/2017 vừa qua là vi phạm khoản 10-“ Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép…” của Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm của Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ban hàng ngày ngày 23 tháng 06 năm 2014
Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày 26/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại thì loài cá chim trắng thuộc Nhóm 1- Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã bị cấm nhập nhưng đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam và vụ phóng sinh 5/2/2017 vừa qua là một ví dụ…
Liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này, có 3 cơ quan của Hà Nội phải trực tiếp chịu trách nhiệm:
Trong hình ảnh có thể có: thực vật

1/Cơ quan thứ nhất: Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội

Căn cứ vào Thông tư số: 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12  năm 2015 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quy định về tổ chức lễ hội đã quy định cụ thể tại Điều 7. Chế độ báo cáo tổ chức lễ hội”
“1. Báo cáo trước khi tổ chức lễ hội đối với các lễ hội khi tổ chức không phải xin phép theo quy định tại Điều 19 Quy chế hoạt động văn hóa:
a) Trước ngày tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày làm việc, cơ quan tổ chức lễ hội gửi báo cáo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định sau:
- Báo cáo Phòng Văn hoá và Thông tin cấp huyện đối với lễ hội do cấp xã trực tiếp quản lý;
- Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) đối với lễ hội do cấp huyện trực tiếp quản lý;
- Báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với lễ hội do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
b) Nội dung báo cáo ghi rõ: Thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình, kịch bản lễ hội (nếu có); quyết định thành lập và danh sách Ban Tổ chức lễ hội.
c) Cơ quan có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch sau khi nhận được văn bản báo cáo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện…”
Trên địa bàn Hà Nội, để tổ chức lễ phóng sinh hàng chục tấn cá xuống sông Hồng, Ban tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý lễ hội là Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội…các nội dung, kịch bản của lễ hội trong đó có nội dung phóng sinh cá xuống sông Hồng.
Theo trách nhiệm quản lý chuyên ngành, khi nhận được báo cáo xin phép tổ chức lễ hội này có những nôi dung không thuộc chuyên ngành quản lý của văn hóa như thủy sản, môi trường thì Sở Văn hóa-thể thao Hà Nội phải chịu trách nhiệm báo cáo với các Sở liên quan; Trong trường hợp này là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên-môi trường Hà Nội…
Khi Ban tổ chức lễ hội báo cáo lên các cơ quan này thì các cơ quan này phải chịu trách nhiệm hướng dẫn pháp luật đối với Ban tổ chức lễ hội các nội dung của lễ hội liên quan tới chuyên ngành quản lý của mình…
Trong Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới luật; Luật Đất đai và các văn bản dưới luật đều có những quy định pháp luật cụ thể đối với hành vi xả thải, nuôi trồng các thủy sinh tại sông ngòi, nguồn nước…và các chế tài xử lý, xử phạt liên quan nếu vi phạm.
2/ Ban tổ chức lễ hội
Sự việc vừa qua nếu Ban tổ chức lễ hội không báo cáo với Sở Văn hóa về hành vi phóng sinh cá có trong kịch bản của lễ hội thì trách nhiệm không báo cáo này thuộc Ban Tổ chức lễ hội;
3/ Trách nhiệm của các Sở quản lý chuyên ngành
-Nếu Sở Văn hóa Hà Nội nhận được báo cáo có nội dung kịch bản: phóng sinh cá xuống sông Hồng mà không báo cáo với các Sở quản lý chuyên ngành liên quan thì trách nhiệm này thuộc Sở Văn hóa-thể thao Hà Nội phải chịu trách nhiệm.
-Nếu Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội đã báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng 2 sở này đã không vào cuộc hướng dẫn, kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn cấp tốc hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng: phóng sinh cá chim trắng có nguồn gốc Nam Mỹ xuống sông Hồng thì lãnh đạo 2 sở này phải chịu trách nhiệm…
Kiến nghị:
1/Để làm sáng tỏ trách nhiệm pháp lý và để tránh tái phạm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phải yêu cầu các Sở quản lý nhà nước chuyên ngành Hà Nội cấp tốc kiểm tra, phân định trách nhiệm về vụ việc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới môi trường trong vụ phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng hôm 5/2 vừa qua…Việc này phải được minh bạch trước dư luận !
2/Nhân sự kiện này, Hà Nội hiện có nhiều hồ như Hồ Tây, Hoàn Kiếm và nhiều hồ khác; Cơ quan chức năng Hà Nội cần sớm dựng các biển báo nghiêm cấm việc phóng sinh các loại thủy sinh lạ, nguy hiểm, gây tổn hại môi trường…
3/ Theo thông tin báo chí: Một số nhà hàng Hà Nội đang chưng biển bán công khai các đặc sản một số loại như tôm hùm đất, các loại chim, thú quý thuộc loại cấm săn bắt; Có cầu tất sẽ nảy cung…
Các cơ quan chức năng Hà Nội cần vào cuộc trước tiên vận động, xử phạt và tiến tới thu hồi giấy phép kinh doanh những cơ sở kinh doanh không lành mạnh, gây tác hại môi trường…

P.V.Đ.



Đệ tử Thượng tọa Thích Chân Quang: Cá chim trắng thả phóng sinh là loại không gây hại

Hoàng Đan | 
Đệ tử Thượng tọa Thích Chân Quang: Cá chim trắng thả phóng sinh là loại không gây hại
Ảnh một số người dân phóng sinh cá hôm 5/2 tại sông Hồng. Ảnh: Vietnamnet.

Đại đức Thích Nghiêm Giám cho rằng, số cá chim trắng được thả tại lễ phóng sinh ngày 5/2 tại sông Hồng là do người dân mang đến và đây là loại cá được phép nuôi.


  Blog Phạm Viết Đào:
"Tuy nhiên, sau khi có thông tin đăng tải, chúng tôi cũng đã có liên lạc với cơ quan chức năng của ngành thủy sản thì được biết, loại cá chim trắng mà hình ảnh chụp đó là loại được phép nuôi trồng và không nằm trong danh mục cấm, gây hại cho môi trường..."
Đề nghị Ông Thích Nghiêm Giám cho biết cơ quan chức năng ngành thủy sản là cơ quan nào? Tên người xác nhận thông tin này chứ không nói vu vơ ? 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông đã xác nhận loại cá này đã xuất hiện tại Việt Nam và đã gây hại ?


Ngày 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng ngàn người từ các tỉnh, thành đã đổ về bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) tham dự lễ phóng sinh do Thượng tọa Thích Chân Quang chủ trì.
Cũng theo thông tin được đăng tải đã có 8 xe tải chở gần 10 tấn cá đã được phóng sinh, trong đó, có cả loài cá chim trắng.
Trao đổi với chúng tôi, Đại đức Thích Nghiêm Giám, đệ tử của Thượng tọa Thích Chân Quang (chùa Phật Quang - núi Dinh, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, việc phóng sinh là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng từ bi của người con Phật.
Về việc phóng sinh ở khu vực sông Hồng của Bát Tràng (Hà Nội), theo Đại đức Nghiêm Giám, đó là truyền thống của nhà chùa, đã diễn ra được 3 - 4 năm nay.
"Trong Kinh Phật đã dạy phóng sinh là để mình gieo thiện nghiệp, tạo phước báu và bệnh tật được tiêu trừ...
Việc chùa thực hiện lễ phóng sinh ở khu vực Bát Tràng đã diễn ra được 3 - 4 năm qua và nhân dân quanh đó đều biết, hưởng ứng rất đông, mỗi lần tổ chức đều có từ 3.000, thậm chí đến 5.000 - 6.000 người tham dự", Đại đức Nghiêm Giám nói.
Về lễ phóng sinh diễn ra vào ngày 5/2 vừa qua tại sông Hồng, theo Đại đức Nghiêm Giám, buổi lễ được Thượng tọa Thích Chân Quang cùng các thầy trụ trì chùa Tương Mai, Bát Tràng thực hiện.
Đệ tử Thượng tọa Thích Chân Quang: Cá chim trắng thả phóng sinh là loại không gây hại - Ảnh 1.
Ảnh phật tử chuẩn bị phóng sinh loài cá chim trắng. Ảnh: Vietnamnet.
"Buổi lễ hôm 5/2 tổ chức, nhà chùa có đặt mua theo đầu mối khoảng 7 tấn cá các loại để tiến hành phóng sinh. Trong đó, có khoảng 2 tấn cá mè trắng, 2 tấn cá trôi, 1,5 tấn cá chép, 1,5 tấn cá trê.
Các loại cá được chọn phóng sinh đều đã được tham khảo và phù hợp với môi trường ở đây chứ không phải thả bừa, không tham vấn", Đại đức Nghiêm Giám thông tin.
Cũng theo Đại đức này, thì trong quá trình buổi lễ diễn ra, một số gia đình phật tử, người dân có gửi kèm vào các loại ốc, cá và các loại thủy, hải sản sống dưới nước được để phóng sinh.
"Ở đây, chắc có lẽ không biết nên trong lúc đông người, một số người dân mới mua loại cá chim trắng rồi chuyền xuống để thả. Việc này là ngoài sự kiểm soát của chúng tôi và cũng nằm ngoài lượng cá mà đã đặt mua đúng chúng loại trước đó.
Tuy nhiên, sau khi có thông tin đăng tải, chúng tôi cũng đã có liên lạc với cơ quan chức năng của ngành thủy sản thì được biết, loại cá chim trắng mà hình ảnh chụp đó là loại được phép nuôi trồng và không nằm trong danh mục cấm, gây hại cho môi trường.
Còn loại cá bị cấm là loại cá hổ hay cá cọp ở Nam Mỹ cũng nguy hiểm như rùa tai đỏ nên không có chuyện thả loại này.
Chúng tôi cũng mong rằng, mọi thông tin cần được tìm hiểu rõ ràng chứ không nên đưa như vậy, khiến mọi người hiểu chưa đúng vấn đề", Đại đức Nghiêm Giám bày tỏ.
Trước đó, một phật tử của chùa Phật Quang tham gia giúp đỡ việc liên hệ, đặt mua cá cũng khẳng định, số cá chim trắng được chụp ảnh trong buổi lễ phóng sinh tại sông Hồng ngày 5/2 không phải do chùa đặt mua mà do một số phật tử, người dân tự mang đến.
Còn sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội) cũng khẳng định, số cá chim trắng phóng sinh hôm 5/2 ở sông Hồng không phải của nhà chùa mà của Phật tử mang đến thả cùng, gây nhầm lẫn.
Chiều tối 8/2, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, đã nắm được thông tin và đã giao các đơn vị chức năng phối hợp kiểm tra việc thả cá chim trắng tại lễ phóng sinh xuống sông Hồng vào ngày 5/2.
Còn Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trong đạo Phật phóng sinh là truyền thống tốt đẹp, thể hiện tôn trọng sự sống của mọi loài.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, đạo Phật không có quy chuẩn hay quy định cụ thể về việc phóng sinh còn người phóng sinh phải tự biết làm như thế nào để có lợi cho sự sống của loài khác.
"Việc phóng sinh những loài mà làm ảnh hưởng đến môi trường, đến sự sống khác thì mình cũng không nên và phải tránh", Hòa thượng Thích Gia Quang nêu rõ.

theo Trí Thức Trẻ


Phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng: Việc làm thiếu hiểu biết, tiếp tay cho kẻ xấu trục lợi


Thần kỳ bài thuốc nam chữa bệnh gút giúp hàng ngàn người thoát đau đớn

(VTC News) - Phóng sinh chim trời, cá chim trắng xuống sông Hồng là việc làm thiếu hiểu biết, trực tiếp hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật khác, gây nguy hiểm cho con người, tiếp tay cho những kẻ săn bắt thú vật.

Việc làm thiếu hiểu biết
Sáng 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng nghìn người dân từ khắp mọi nơi đã đổ về bến sông cửa đình Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tham gia phóng sinh hàng chục tấn chim trời, cá sống, ốc, cua, trai… Điều đáng nói, không ít những con vật phóng sinh đó được xác định là cá chim trắng - loài cá ăn thịt, có răng sắc nhọn chuyên ăn thịt những loài cá nhỏ khác.
20170205122326-7

 Tín đồ phật tử truyền tay nhau xô cá chim trắng để phóng sinh xuống sông Hồng.

Được biết, nghi lễ này do Thượng tọa Thích Chân Quang tại chùa Linh Ứng (phường Tương Mai – Hoàng Mai) kết hợp với chùa Kim Trúc (chùa Bát Tràng – xã Bát Tràng – Gia Lâm) chủ trì.
Trao đổi với PV VTC News, ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết, việc phóng sinh đơn vị tổ chức đã xin phép chính quyền địa phương theo đúng trình tự và được sự đồng ý. Tuy nhiên, việc số lượng sinh vật phóng sinh hay phóng sinh những loại nào thì chính quyền địa phương không kiểm soát được hết.
Còn theo sư thầy Thích Đàm Thu - Trụ trì chùa Linh Ứng, lễ phóng sinh được tổ chức với mục đích cầu bình an cho người dân. Cá phóng sinh ra sông Hồng là do người dân ở gần khu vực và các tỉnh thành lân cận tự nguyện mua ở chợ, sau đó mang đến bến sông mời các thầy làm lễ xong rồi phóng sinh ra sông, chứ nhà chùa không mua cá về phóng sinh ra sông.
20170205122326-9

 Thả từng sọt cá chim trắng xuống sông Hồng sẽ gây hậu quả khôn lường.

Theo tư liệu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, việc thả cá chim trắng - một loài cá ăn thịt có nguồn gốc từ sông Amazon, Nam Mỹ sẽ gây hại đến môi trường sống của những loài thủy sinh khác, không được nhà nước khuyến khích thả ra môi trường bên ngoài.
Thậm chí, những người nuôi loại cá này được khuyến cáo chỉ nuôi trong phạm vi nhỏ, có rào chắn, bờ cao, không để lọt ra bên ngoài để tránh gây nguy hiểm cho con người. Bởi theo ghi nhận, những vụ tấn công con người của cá chim trắng không phải là ít.
16426074_1117106881734051_3455891658457562569_n

 Hàng ngàn người dân, tín đồ phật tử tham dự buổi lễ phóng sinh.

Trao đổi với PV VTC News, một nhà nghiên cứu về môi trường đánh giá, việc phóng sinh từ lâu đối với người dân, tín đồ phật tử…đều đang bị biến tướng dẫn đến sai lầm. Nhiều người đi phóng sinh nhưng không hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này. Họ ra chợ đặt mua cả trăm, cả ngàn con chim trời, hàng yến, hàng tạ cá sông một lúc…với mục đích để phóng sinh.
Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho đội quân chuyên đi săn lùng bắt các loại chim vào những dịp lễ, khiến những người đi đánh bắt gây thêm nghiệp sát. Để có được một con đến tay người thả, ắt sẽ có nhiều con bị chết vì mệt mỏi, bệnh tật. Việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng.
Thậm chí, khi người vừa thực hiện nghi lễ phóng sinh, một số người khác đã trực để bắt lại những con chim, con cá vừa được thả ra. Sau đó bán lại cho những người có nhu cầu phóng sinh khác.
Hiều sao cho đúng về phóng sinh
Theo giáo lý nhà Phật, phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Người học Phật tăng trưởng lòng từ bi là điều rất cần thiết nhưng từ bi phải có trí tuệ.
Ngoài ra, phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh…). Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông.
Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.
Vì thế, trước phóng sinh cho động vật chúng ta cũng nên tìm hiểu làm thế nào cho đúng, tránh những việc làm tốt trở thành mối nguy của xã hội chỉ vì thiếu hiểu biết.
Video: Kỳ lạ cá được phóng sinh nhiều lần vẫn "quyết" bơi về với chủ

THÍCH CHÂN QUANG LÀ AI, MỘT DẤU HỎI LỚN...CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG PHẢI TRẢ LỜI ?; SƯ THẤY ĐÀM THU THANH MINH: SỐ CÁ CHIM TRẮNG PHÓNG SINH 5/2 Ở SÔNG HỒNG KHÔNG PHẢI CỦA NHÀ CHÙA MÀ CỦA PHẬT TỬ; TỐ CÁO CỦA CÁC TĂNG NI CHÙA PHẬT QUANG TRONG VỤ ÁN THÍCH CHÂN QUANG LOẠN DÂM HÃM HIẾP NHIỀU NI CÔ ĐỆ TỬ Ở CHÙA PHẬT QUANG-BÀ RỊA

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận


Sư thầy giải thích việc phóng sinh cá chim trắng

PLO  1 liên quan
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều nay (8-2), sư thầy Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội), khẳng định số cá chim trắng phóng sinh hôm 5-2 ở sông Hồng không phải của nhà chùa mà của Phật tử.
Thầy Đàm Thu cho biết đầu năm mới, nhiều người dân, Phật tử có nhu cầu tới chùa làm lễ cầu an. Trong lễ này, bà con thường mua thêm cua, ốc, cá, chim để nhờ nhà chùa phóng sinh.
Su thay giai thich viec phong sinh ca chim trang - Anh 1
Cá chim trắng trong lễ phóng sinh ngày 5-2. Ảnh: Vietnamnet
“Năm nay cũng vậy, các thầy trụ trì chùa Tương Mai, Bát Tràng cùng Thượng tọa Thích Chân Quang ở trong Nam ra giảng bài… phối hợp làm lễ luôn. Nhà chùa chúng tôi có mua giúp một số Phật tử mấy tạ cá giống, mà tôi thấy don don, dài dài như ngón tay chứ không phải cá chim trắng bẹt bẹt này. Có thể là gia đình nào đó đi cùng mang cá của mình thả, gây nhầm lẫn. Với lại, chúng tôi không để ý cũng như không biết khoa học thủy sản gì đâu” - thầy Đàm Thu phân trần.
Sư trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội) cũng lấy làm tiếc một việc có ý nghĩa như lễ phóng sinh như vậy mà không vẹn toàn. Tuy nhiên, qua việc này, nhà chùa cũng có thêm hiểu biết, kiến thức để nhắc nhở Phật tử biết mà bảo vệ môi trường.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người


BẢN TƯỜNG TRÌNH & TỐ CÁO CỦA CÁC TĂNG NI CHÙA PHẬT QUANG TRONG VỤ ÁN THÍCH CHÂN QUANG LOẠN DÂM HÃM HIẾP NHIỀU NI CÔ ĐỆ TỬ Ở CHÙA PHẬT QUANG-BÀ RỊA.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Không có văn bản thay thế tự động nào.


Không có văn bản thay thế tự động nào.


THÍCH CHÂN QUANG HIỆN NAY LÀ PHÓ BAN KINH TÀI TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN. TRỤ TRÌ CHÙA PHẬT QUANG KIÊM ÔNG CHỦ CÔNG TY PHÁP QUANG VÀ THỦ LÃNH ĐỘI QUÂN CẢM TỬ THEO DẠNG KHỦNG BỐ GỌI LÀ : ĐỘI BẢO AN PHẬT QUANG.

(FB Bùi Huy Nhiễm)

Trung Quốc sẽ dùng ‘chiêu bài’ mới với Việt Nam?

08,02,2017
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, du khách Trung Quốc tới Việt Nam năm 2016 đạt con số kỷ lục là gần 2,7 triệu người, đứng đầu số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm ngoái.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, du khách Trung Quốc tới Việt Nam năm 2016 đạt con số kỷ lục là gần 2,7 triệu người, đứng đầu số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm ngoái.
Khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam năm 2016 “đông chưa từng có” trong bối cảnh có ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lợi thế này làm “lá bài”, “công cụ chính trị”, để “gây sức ép” lên Hà Nội.
Du khách tới Việt Nam từ quốc gia láng giềng phương Bắc năm ngoái đạt con số kỷ lục là gần 2,7 triệu người, đứng đầu số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Con số trên chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 10 triệu du khách nước ngoài tới Việt Nam trong năm ngoái.
Ông Vũ Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng một trong các nguyên nhân khiến du khách Trung Quốc tới Việt Nam nhiều đó là “quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến rất là tốt đẹp trong năm vừa qua”.
Chị Hà Lê, một nhân viên tiếp thị tại một nhà hàng nhiều du khách Trung Quốc hay lui tới ở Nha Trang, cho biết rằng theo quan sát của chị, khách du lịch Trung Quốc áp đảo các du khách từ những nước khác.
Chị ví von rằng “nếu cùng người nhà đi lên một cái đảo [ở Nha Trang], người nhà mà bị lạc thì không thể tìm thấy vì nó quá đông [du khách Trung Quốc]”.
Chị nói thêm:
“Khách Trung Quốc mà, họ đi đến nước nào cũng thế, đi đến địa phương nào cũng thế, đều không nhận được sự chào đón của người dân. Cái cách hành xử, ăn uống thì nói chung không có ai chấp nhận được, nhưng mà chẳng qua nó đang mang tiền đến cho mình và mình là người kinh doanh. Ở đây, lúc trước Trung Quốc nó không có tới thì lượng khách Nga, đại khái là khách nước ngoài, thì họ cư xử văn minh hơn một chút”.
Hiệp hội Du lịch TP HCM năm ngoái đã đề xuất “việc có thể sẽ áp dụng hình thức xử phạt thật nặng với những du khách Trung Quốc có hành vi ngạo mạn, không tôn trọng phong tục tập quán, lịch sử văn hóa Việt Nam”, sau khi xảy ra tình trạng khách du lịch từ nước láng giềng “đốt tiền Việt” tại Đà Nẵng hay hành hung nhân viên hàng không Việt Nam.
Ông Daniel Meesak, một chuyên gia về du lịch Trung Quốc hiện làm việc ở Đài Loan, nói với VOA Việt Ngữ rằng, do ngành du lịch đóng vai trò lớn ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, nên nếu Bắc Kinh ngưng số du khách này tới một nước nào đó thì nó sẽ gây ra nhiều xáo trộn.
Ông nói thêm:
“Trung Quốc hiện là thị trường du khách lớn nhất thế giới nên dĩ nhiên họ sẽ dùng lợi thế này để làm công cụ chính trị trong quan hệ với các nước láng giềng”.
Khi được hỏi rằng liệu ngành du lịch trong nước sẽ chịu tác động ra sao nếu quan hệ giữa hai nước xấu đi, dẫn tới việc Trung Quốc kêu gọi người dân nước này rút khỏi Việt Nam, hay ra khuyến cáo không tới nước này du lịch như từng làm sau các biến cố quanh giàn khoan dầu Hải Dương 981 xảy ra năm 2014, ông Nam nói:
“Tôi nghĩ rằng cũng không ảnh hưởng lớn. Tất nhiên là, khi một thị trường nào đó sụt giảm, không chỉ Trung Quốc mà Hàn Quốc, Nhật Bản mà cả Tây Âu, khi mà có sự sụt giảm, hoặc vì lý do nào đó về bệnh dịch gây ra sự sụt giảm, nó có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng một thị trường không thể ảnh hưởng nhiều. Chúng tôi luôn có các giải pháp cân bằng [thị trường]”.
Theo chuyên gia Meesak, một số nước ở châu Á như Đài Loan đã bắt đầu đa dạng hóa ngành du lịch, thay vì để cho du khách Trung Quốc thống lĩnh thị trường, nhằm tránh những hệ quả không hay trong những tình huống xấu.
Ông Frederick Burke từ tập đoàn luật đa quốc gia Baker & McKenzie ở TP HCM nói với VOA rằng Bắc Kinh dường như vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nước này đẩy mạnh du lịch tới Việt Nam nhằm mưu tìm lợi thế chiến lược về mặt chính trị.
Ông nói thêm rằng Trung Quốc từng được biết đã sử dụng luồng du khách ra nước ngoài làm công cụ chính trị. “Nhưng chính phủ Việt Nam hiểu rằng nguy cơ như vậy chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc cũng như các quyền lợi chính trị và ngoại giao lớn hơn”, ông Burke nói.

Suy ngẫm dưới chân tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Nguyễn Khắc Mai

Kết quả hình ảnh cho Phật Hoàng Trần Nhân tông
            Tôi lại về Yên Tử, lần này là để dự Hội thảo về Quy hoạch bảo tồn và tôn tạo Vùng thiêng Yên Tử (tôi không gọi là khu Di tích Yên Tử), và dự lễ khánh thành Tượng của Phật hoàng.
            Chúng tôi dậy sớm, để kịp lên đỉnh An Kỳ Sinh, nơi an trí tượng của ngài. Từ bãi đỗ xe, đường vào vẫn là thăm thẳm núi rừng, khiến càng thêm thú vị về cái câu của Phạm Thái “Lên Yên Tử, Rất non cùng”.
Cú pháp nghịch ngợm, mà ba chữ rất non cùng, khiến cho cái ấn tượng hun hút, sâu thẳm của núi rừng cứ đọng mãi trong cái nguồn mỹ cảm, dù có bao nhiêu sự miêu tả khác, rất non cùng vẫn là cái khái quát tuyệt vời thú vị. Dễ có cả mấy vạn khách đi trẩy hội, dự Đại lễ 705 năm ngày viên tịch của Ngài.
            Ngồi trên cáp treo, thấy núi rừng trùng điệp, không thể không nhớ tới bài thơ của Nguyễn Trãi, Đề Yên Tử sơn Hoa yên Tự, mà cụ Đào Duy Anh đã dịch, khó có bài dịch hay hơn:
            “Trên non Yên tử chòm cao nhất,
            Trời mới canh năm đã sáng tinh.
            Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
            Nói cười người ở giữa mây xanh.
            Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
            Bao giải tua châu đá rủ mành.
            Dấu cũ Nhân Tôn còn vẫn đấy,
            Trùng đồng thấy giữa áng quang minh”.
            Quả thật con người khi đến với “Dấu cũ Nhân Tôn” đã lớn lên ngang tầm vũ trụ. “Vũ trụ mắt đua ngoài biển cả. Nói cười người ở giữa mây xanh”. Chúng ta đến với Người là đến với một tầm cao làm người, khiến ta không thể không vươn lên, để làm người tử tế. Người xưa từng để lại một giá trị minh triết, coi con người là ngôi Nhân hoàng, nghĩa là một trong ba ngôi lớn của vũ trụ. Nhớ lại hình như nước mình đã vào cái Hội Nhân quyền của thế giới, liệu có thật sự biết tôn trọng con người hay không? Làm cho xã hội biết tôn trọng con người, làm cho mỗi người cũng tự biết tôn trọng mình là cái lẽ thiện lớn lao dường nào. Từ cái ý niệm ấy, tôi bèn niệm câu thần chú Kim Cương, Gatê, gatê, Paragatê, Parasamgatê (vượt lên, vượt lên, cố vượt lên, hãy quyết vượt lên). Ngồi trên cáp treo mà vượt lên thì đơn giản quá. Cái khó là sự vượt lên của con người vốn tham sân si, mà hai ngàn năm trăm năm dư, vẫn hễ có tí quyền lực (hoặc là quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền trí thức, kể cả quyền tôn giáo, là lại tham sân si). Nghĩ xa rồi lại nghĩ gần, phút chốc đã lên đến Hoa Yên. Rồi lại phì phò leo dốc. Tuổi U90, lại phải tự động viên mình thôi. Lại Gatê, Gatê, vượt lên, cố vượt lên. Nói như đồng bào miền núi, khắc đi khắc đến. Chúng tôi đã ngồi dưới chân tượng của Ngài.
            Tôi ngồi tỉnh tại, niệm kinh Kim Cương “quán hạnh Bồ tát, thực hành sâu Prajna Pâramita…”, để làm cho Tâm mình lắng lại , đặng có thể tiếp nhận, lắng nghe mọi âm sắc chung quanh. Những bài diễn văn quá nhiều ngôn từ, những tiếng niệm Phật, những lời bình luận, trò chuyện của hàng ngàn thiền tử. Chữ thiền tử là chữ của Phật hoàng để chỉ những người tu Phật. Trời lồng lộng, nắng vàng, gió nhẹ, những cờ phướn lay động. Và rực rỡ trên cao là pho tượng của ngài, được đúc tại chỗ, với biết bao công phu và công đức. 68 tấn đồng và hàng trăm tấn vật liệu được đưa từ chân núi lên chỉ bằng sức thủ công, dàn giáo lớn bằng bê tông để cho 6 lò đúc đồng hoạt động. Giờ đây bức tượng của Phật hoàng uy nghi, ánh vàng lấp lánh, thỉnh thoảng lại có một hồi quang sáng lòa lên. Tôi chợt nghĩ hào quang của bức tượng lóe lên hay tâm tôi bừng sáng. Chung quanh tôi là hàng vạn cái tâm đang hướng về tượng của ngài. Nhưng nhớ lại Ngài từng dạy “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”. Ngài cũng từng nói “Có có không không. Dây khô cây đổ. Mấy vị Thầy tu. Dập đầu trán vỡ” (Bài giảng tại chùa Sùng Nghiêm. TNT toàn tập Lê Mạnh Thát, tr430). Thế thì lập tượng của Ngài với cái tâm vô hay cái tâm hữu. Và hôm nay chiêm bái di tượng của Ngài với cái tâm vô hay hữu. Không được quên lời dạy của Ngài “Câu có, câu không. Từ nay, từ xưa. Quên trăng giữ ngón. Chết đuối trên bờ”. Nhìn với cái tâm hữu, sẽ thấy sắc đồng vàng óng, dáng đẹp uy nghi, đắp y kiểu Nam tông. Hình tướng này có thâm ý gì đây… Đó là “giữ ngón”, còn “trăng” là thế nào. Hãy quên tượng đi để nhập được vào cái Tâm của Ngài. Ôi cái Tâm Vô của Ngài mênh mông và nhiều biết bao.
            Ngồi bên cạnh tôi là một người bạn mới quen, vui vẻ, xởi lởi, chu đáo. Anh là người hướng dẫn, chăm lo cho chúng tôi, một nhóm những người nghiên cứu được mời tham dự đại lễ. Hóa ra anh từng là một doanh nhân quốc doanh khá thành đạt, không phải như Vinashin hay Vinaline. Mười mấy năm nay từ khi về hưu, anh thành tâm lo Phật sự. Nghe các bài diễn văn, anh nói, mấy trăm năm nay chẳng ai làm được như Phật hoàng, bỏ ngôi vua như quẳng chiếc dép rách: đánh giặc xong, chiến thắng oai hùng vẫn không cho tán tụng, ngợi ca, ông thấy không, cả một cuộc chiến chống xâm lăng thắng lợi vang dội sang cả Ba Tư, cũng chỉ có một vài bài thơ ca ngợi xa xôi, mà nào có kể công của người lãnh đạo, chỉ nói đến công lao của nhân dân. Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã. Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Chiến tranh là chia rẽ. Sau chiến tranh cho đốt hết hồ sơ những kẻ hàng giặc. Cố kết thu phục nhân tâm đến như thế là cùng. Tại sao những bài học lịch sử đẹp như thế mà không học lấy chút nào! Tôi bảo có một hiền triết phương Tây nói, nhân loại chẳng bao giờ học được cái gì ở lịch sử cả. Thật là bi kịch! Cái tâm của chúng ta hôm nay sao lại cách xa nghìn trùng so với tiền nhân như thế.
Nhớ lại, hôm qua, khi dự Hội thảo Quy hoạch Vùng Thiêng Yên Tử, tôi có thưa với một vị Tăng trong Ban Văn hóa của Giáo hội. Rằng chúng ta bàn đủ thứ để quy hoạch. Nhưng có một việc cơ bản nhất, quan trọng nhất, là để giữ được cái tính thiêng của Yên Tử, thì trên hết là phải có những danh tăng trụ trì ở đây. Người xưa nói, núi phải có tiên mới danh. Nước phải có rồng mới thiêng. Giáo hội nên tính đến chuyện này. Vị sư bảo đúng, nhưng mà khó đấy.
Trên đường hạ sơn trở về, tôi thầm nghĩ. Những Minh triết Ngài để lại còn phải nghiền ngẫm nhiều lắm.
Bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi chợt nhớ tới Nguyễn Du từng nói mình đã đọc cả ngàn lần kinh Kim Cương, bèn giở sách coi lại. Nguyễn Du từng có bốn câu thơ tuyệt hay:
            Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
            Kỳ trung áo chỉ đa bất minh.
            Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
            Tài tri vô tự thị chân kinh.
Nghĩa là, Ta đã đọc kinh Kim Cương cả ngàn lần, thế mà những điều sâu xa trong đó đều không hiểu rõ. Chỉ khi đến dưới đài phân kinh này, mới biết kinh “không chữ” mới là chân kinh (Bài thơ Đài đá phân kinh của thái tử Lương Chiêu Minh).
            Phải đem cái tâm nào đây để “đối cảnh” với Phật hoàng, để có thể thâm nhập vào cái Tâm của Ngài. Liệu tôi có thể chẳng trụ vào đâu cả mà đón nhận được cái Tâm của Ngài chăng. Cái chân kinh vô ngôn mà Ngài trao lại sẽ tu và học thế nào đây.
            Nam mô Hương Vân Đầu đà Điều ngự Phật hoàng.
Ô Đồng Lầm tháng Một Quý Tỵ, năm thứ 705 ngày Phật Hoàng Viên tịch.
N.K.M.
Tác giả gửi BVN

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Phát hoảng với "tôm 10 càng" người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp

08/02/2017  07:58 GMT+7

Mấy ngày qua, người dân ở xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xôn xao trước sự xuất hiện của những con tôm hùm đỏ hung dữ, có thể đi tới và đi lùi. Người dân gọi đó là loại "tôm 10 càng", 2 càng trước chỉ cần kẹp cái “tách” là cây lúa đứt làm đôi...
Trao đổi với phóng viên, ông Bảy Liêm, nhà ở ấp 6, xã Tân Hội Trung kể: “Tháng 4.2016, khi chúng tôi đang chuẩn bị thu hoạch lúa thì một người đàn ông nói giọng Bắc và những người Trung Quốc đến đây bàn việc thuê đất. Họ thuê giá cao gấp rưỡi giá vùng này, là 35 triệu đồng/ha/năm, thời hạn thuê 3 năm, nói để trồng sen.
Tôi có hơn 5ha, nhưng không cho thuê vì thấy cách nói chuyện của họ không đáng tin. Nhưng những người hàng xóm của tôi là ông Út Lủi, ông Hai Cạc, ông Ba Liêm thì cho họ thuê khoảng 5ha. Riêng tại vị trí xây dựng kho, họ thuê thêm hơn 20ha nữa, nói là trồng sen”.
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
Tôm hùm đỏ tại trang trại của ông Hòa do người dân phát hiện
Ông Liêm nói thêm: “Điều bất thường là họ muốn lập tức phá bỏ lúa, chấp nhận thuê đất giá cao và bồi thường thiệt hại cho việc phá lúa nên nhiều người dân đã phá luôn lúa rồi giao đất. Doanh nghiệp chịu bồi thường 10 tấn/ha, với giá bán thị trường thời điểm này là 6.000 đồng/kg. Thật không thể tin nổi”.
Được biết, cơ sở trên của Công ty TNHH Sen Hoàng Giang, do ông Trần Văn Hòa làm Giám đốc. Ngày 6.2, Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngay trong Chủ nhật (5.2), Sở này và đại diện các ngành chức năng tỉnh đã đến cơ sở của Công ty TNHH Sen Hoàng Giang kiểm tra quá trình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, toàn bộ cơ sở làm ăn của công ty này vắng tanh không một bóng người.
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
Tôm hùm đỏ có 2 càng lớn
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
“Dự án” của ông Hòa đang bỏ hoang giữa cánh đồng lúa
Gần một năm trôi qua, mảnh đất rộng hơn 5ha giáp ranh đất ông Bảy Liêm không có cây sen nào. Chỉ cho chúng tôi xem mảnh đất bỏ hoang, ông Bảy Liêm kể: “Họ trồng sen rồi đem cái máy cày bự tổ chảng lại để xới bỏ. Họ bơm nước vào rồi lại bơm trở ra, chẳng biết để làm gì.
Hồi trước Tết, tôi đi thăm ruộng thấy bờ ranh giữa ruộng của tôi và dự án của họ có con gì lạ lạ. Tôi dòm kỹ thì thấy nó là con tôm giống như con bò cạp, có màu đỏ. Nó có thể đi kiểu tiến lẫn lùi, hai cái càng lớn búng tách tách. Đưa thử cây mạ vô thì nó kẹp đứt ngang. Kinh dị hơn là hai bên hông mỗi bên có 4 cái càng nhỏ. Tôi gọi là con "tôm 10 càng". Tôi thấy ghê quá nên chụp con tôm đem lên báo công an xã”.
Bà Tám Phụng - chủ quán giải khát đối diện trụ sở Công ty Sen Hoàng Giang cho biết, những người đàn ông Trung Quốc đã rời khỏi công ty từ ngày 10 tháng Chạp (Âm lịch). Còn ông Trần Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Sen Hoàng Giang và vợ rời khỏi Tân Hội Trung từ ngày 20 tháng Chạp, nói là về miền Bắc ăn Tết. “Anh Hòa nhờ gia đình tôi buổi tối bật công tắc đèn, ban ngày thì tắt” - bà Tám Phụng nói. 
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
Nhà xưởng và ao nuôi tôm
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
Chiếc xe bán tải biển số Hà Nội đậu suốt trong kho
Phát hoảng với 'tôm 10 càng' người Trung Quốc nuôi ở Đồng Tháp
Chiếc máy xới thực hiện dự án
Trao đổi với phóng viên, bà Tám kể thêm: “Ông Sáu Hồng xóm tôi thấy mấy con tôm này bò trên bờ ruộng, bắt thử về nuôi được mấy ngày thì nó chết. Con tôm này nó hung dữ lắm, mấy cái càng cứ kẹp lia lịa à. Nhưng dân cảnh giác lắm, thấy lạ là báo chính quyền liền. Công ty này bỏ nhiều tỷ đồng về đây đầu tư, tới giờ chưa thu lại một cái gì hết”.
Ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết tôm hùm đỏ hay tôm hùm đất là động vật ngoại lai nguy hại không được phép nuôi. Trường hợp ông Trần Văn Hòa - Giám đốc Công ty Sen Hoàng Giang - nuôi loại tôm này là nuôi một cách lén lút, khi người dân phát hiện thì các cơ quan chức năng đã phối hợp tiêu hủy ngay.
“Tôm hùm đỏ đã bị cấm nuôi từ lâu, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay” - ông Công khẳng định.

Ông Phạm Minh Chí - Phó Trưởng phòng Thanh tra Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết, loài tôm mà ông Hòa nuôi là tôm hùm đỏ (hay tôm hùm đất), tên khoa học là Procambarus clarkii, một loại giáp xác nước ngọt, nguồn gốc ở nam Hoa Kỳ, có nhiều khả năng còn nguy hại hơn cả ốc bươu vàng.
Theo các tài liệu nghiên cứu, tôm hùm đỏ lớn rất nhanh ngay cả trong điều kiện ít nước. Mùa khô chúng có thể chịu đựng khô hạn đến 4 tháng và vòng đời có thể kéo dài đến 6 năm. Tác hại của tôm hùm đỏ rất lớn, chúng đào hang rất giỏi nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virút gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người.
(Theo Dân Việt