Phạm
Viết Đào.
Đầu xuân 2 sự kiện liên quan tới môi trường sinh thái làm
bùng nổ dư luận thông tin báo chí và mạng xã hội:người Trung Quốc đưa tôm hùm đất
vào nuôi cấy ở Đồng Tháp và hôm 5/2/2017 bà con Phật tử Hà Nội đã phóng sinh xuống
sông Hồng, theo thông tin báo chí khoảng chục tấn cá trong đó có cá chim trắng,
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, một loài cá dữ; loại cá này không chỉ đe dọa sự mất cân
bằng sinh thái của sông Hồng mà còn đe dọa an toàn cho người và gia súc của người
dân đang sinh sống xung quanh lưu vực con sông Hồng dài hàng trăm km ?
Sông Hồng trong bản đồ địa- lịch sử- văn hóa là con “ Sông Mẹ” của cư dân Đại Việt hàng ngàn năm nay. Con sông này không chỉ bồi đắp tạo nên vùng châu thổ của đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp nước tưới tiêu mà còn là “lá phổi”, “hệ tiêu hóa” thiên tạo điều hòa thổ nhưỡng, sinh quyển cho cả đồng bằng Bắc Bộ.
Một con sông được
coi là “ sống” bao giờ cũng gắn kết với hệ thống thủy sinh thiên tạo của nó; Có
như vậy mới làm trọn thiên chức của mình.Do vậy nếu một dòng sông bị phá vỡ mất
cân bằng sinh thái-thủy sinh thì tất yếu gây ra biết bao hệ lụy cho môi trường,
thổ nhưỡng, dân sinh…sớm muộn sẽ bị biến thành “ dòng sông chết”, “dòng sông ma”…
Do vậy, vừa qua bà con Phật tử đã phóng sinh xuống con “sông
Mẹ” loài cá dữ từ Nam Mỹ khiến cho dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng. Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM chiều nay (8-2), sư thầy Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội),
khẳng định số cá chim trắng phóng sinh hôm 5-2 ở sông Hồng không phải của nhà
chùa mà của Phật tử.
Thầy Đàm Thu cho biết đầu
năm mới, nhiều người dân, Phật tử có nhu cầu tới chùa làm lễ cầu an. Trong lễ
này, bà con thường mua thêm cua, ốc, cá, chim để nhờ nhà chùa phóng sinh.
“Năm nay cũng vậy, các thầy trụ trì chùa Tương
Mai, Bát Tràng cùng Thượng tọa Thích Chân Quang ở trong Nam ra giảng bài… phối
hợp làm lễ luôn. Nhà chùa chúng tôi có mua giúp một số Phật tử mấy tạ cá giống,
mà tôi thấy don don, dài dài như ngón tay chứ không phải cá chim trắng bẹt bẹt
này. Có thể là gia đình nào đó đi cùng mang cá của mình thả, gây nhầm lẫn. Với
lại, chúng tôi không để ý cũng như không biết khoa học thủy sản gì đâu” - thầy Đàm Thu phân trần.
plo.vn/xa.../su-thay-giai-thich-viec-phong-sinh-ca-chim-trang-681189.html)
Hành vi phóng sinh cá chim trắng Nam Mỹ, một loái cá dữ xuống sông Hồng
ngày 5/2/2017 vừa qua là vi phạm khoản 10-“ Nhập khẩu, quá cảnh
động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép…”
của Điều 7. Những hành
vi bị nghiêm cấm của Luật Bảo vệ Môi trường số
55/2014/QH13 ban hàng ngày ngày 23 tháng 06 năm 2014…
Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT,
ngày 26/9/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định tiêu
chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại
thì loài cá chim trắng thuộc Nhóm
1- Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã bị cấm nhập nhưng đã xuất hiện trên
lãnh thổ Việt Nam và vụ phóng sinh 5/2/2017 vừa qua là một ví dụ…
Liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này, có
3 cơ quan của Hà Nội phải trực tiếp chịu trách nhiệm:
1/Cơ quan thứ nhất: Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội
Căn cứ vào Thông tư số: 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quy
định về tổ chức lễ hội đã quy định cụ thể tại Điều 7. Chế độ
báo cáo tổ chức lễ hội”
“1. Báo cáo trước khi tổ chức lễ hội đối
với các lễ hội khi tổ chức không phải xin phép theo quy định tại Điều 19 Quy chế
hoạt động văn hóa:
a) Trước ngày tổ chức lễ hội ít nhất 30
ngày làm việc, cơ quan tổ chức lễ hội gửi báo cáo bằng văn bản trực tiếp hoặc
qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định sau:
- Báo cáo Phòng Văn
hoá và Thông tin cấp huyện đối với lễ hội do cấp xã
trực tiếp quản lý;
- Báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Sở Văn hóa và Thể thao) đối với lễ hội do cấp huyện trực tiếp quản lý;
- Báo cáo Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với lễ hội do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
b) Nội dung báo cáo ghi rõ: Thời gian, địa
điểm, nội dung, chương trình, kịch bản lễ hội (nếu có); quyết định thành lập và
danh sách Ban Tổ chức lễ hội.
c) Cơ quan có thẩm
quyền về văn hoá, thể thao và du lịch sau khi nhận được văn bản báo cáo có
trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện…”
Trên địa bàn Hà Nội, để tổ chức lễ phóng sinh hàng chục tấn
cá xuống sông Hồng, Ban tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan
quản lý lễ hội là Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội…các nội dung, kịch bản của lễ hội
trong đó có nội dung phóng sinh cá xuống sông Hồng.
Theo trách nhiệm quản lý chuyên ngành, khi nhận được báo
cáo xin phép tổ chức lễ hội này có những nôi dung không thuộc chuyên ngành quản
lý của văn hóa như thủy sản, môi trường thì Sở Văn hóa-thể thao Hà Nội phải chịu
trách nhiệm báo cáo với các Sở liên quan; Trong trường hợp này là Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, Sở Tài Nguyên-môi trường Hà Nội…
Khi Ban
tổ chức lễ hội báo cáo lên các cơ quan này thì các cơ quan này phải chịu trách
nhiệm hướng dẫn pháp luật đối với Ban tổ chức lễ hội các nội dung của lễ hội
liên quan tới chuyên ngành quản lý của mình…
Trong
Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới luật; Luật Đất đai và các văn bản dưới
luật đều có những quy định pháp luật cụ thể đối với hành vi xả thải, nuôi trồng
các thủy sinh tại sông ngòi, nguồn nước…và các chế tài xử lý, xử phạt liên quan
nếu vi phạm.
2/ Ban tổ chức lễ hội
Sự việc vừa qua nếu Ban tổ chức lễ hội không báo cáo với
Sở Văn hóa về hành vi phóng sinh cá có trong kịch bản của lễ hội thì trách nhiệm
không báo cáo này thuộc Ban Tổ chức lễ hội;
3/ Trách nhiệm của các Sở quản lý chuyên ngành
-Nếu Sở Văn hóa Hà Nội nhận được báo cáo có nội dung kịch
bản: phóng sinh cá xuống sông Hồng mà không báo cáo với các Sở quản lý chuyên
ngành liên quan thì trách nhiệm này thuộc Sở Văn hóa-thể thao Hà Nội phải chịu
trách nhiệm.
-Nếu Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội đã báo cáo với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng 2 sở này đã
không vào cuộc hướng dẫn, kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn cấp tốc hành vi vi
phạm pháp luật nghiêm trọng: phóng sinh cá chim trắng có nguồn gốc Nam Mỹ xuống
sông Hồng thì lãnh đạo 2 sở này phải chịu trách nhiệm…
Kiến nghị:
1/Để làm sáng tỏ trách nhiệm pháp lý và để tránh tái phạm,
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phải yêu cầu các Sở quản lý nhà nước chuyên
ngành Hà Nội cấp tốc kiểm tra, phân định trách nhiệm về vụ việc vi phạm pháp luật,
ảnh hưởng tới môi trường trong vụ phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng hôm 5/2
vừa qua…Việc này phải được minh bạch trước dư luận !
2/Nhân sự kiện này, Hà Nội hiện có nhiều hồ như Hồ Tây,
Hoàn Kiếm và nhiều hồ khác; Cơ quan chức năng Hà Nội cần sớm dựng các biển báo
nghiêm cấm việc phóng sinh các loại thủy sinh lạ, nguy hiểm, gây tổn hại môi
trường…
3/ Theo thông tin báo chí: Một số nhà hàng Hà Nội đang
chưng biển bán công khai các đặc sản một số loại như tôm hùm đất, các loại
chim, thú quý thuộc loại cấm săn bắt; Có cầu tất sẽ nảy cung…
Các cơ quan chức năng Hà Nội cần vào cuộc trước tiên vận
động, xử phạt và tiến tới thu hồi giấy phép kinh doanh những cơ sở kinh doanh
không lành mạnh, gây tác hại môi trường…
P.V.Đ.
Ảnh một số người dân phóng sinh cá hôm 5/2 tại sông Hồng. Ảnh: Vietnamnet.
Đệ tử Thượng tọa Thích Chân Quang: Cá chim trắng thả phóng sinh là loại không gây hại
Hoàng Đan |
Đại đức Thích Nghiêm Giám cho rằng, số cá chim trắng được thả tại lễ phóng sinh ngày 5/2 tại sông Hồng là do người dân mang đến và đây là loại cá được phép nuôi.
Blog Phạm Viết Đào:
"Tuy nhiên, sau khi có thông tin đăng tải, chúng tôi cũng đã có liên lạc với cơ quan chức năng của ngành thủy sản thì được biết, loại cá chim trắng mà hình ảnh chụp đó là loại được phép nuôi trồng và không nằm trong danh mục cấm, gây hại cho môi trường..."
Đề nghị Ông Thích Nghiêm Giám cho biết cơ quan chức năng ngành thủy sản là cơ quan nào? Tên người xác nhận thông tin này chứ không nói vu vơ ?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông đã xác nhận loại cá này đã xuất hiện tại Việt Nam và đã gây hại ?
Ngày 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng ngàn người từ các tỉnh, thành đã đổ về bến sông trước cửa đình làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội) tham dự lễ phóng sinh do Thượng tọa Thích Chân Quang chủ trì.
Cũng theo thông tin được đăng tải đã có 8 xe tải chở gần 10 tấn cá đã được phóng sinh, trong đó, có cả loài cá chim trắng.
Trao đổi với chúng tôi, Đại đức Thích Nghiêm Giám, đệ tử của Thượng tọa Thích Chân Quang (chùa Phật Quang - núi Dinh, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, việc phóng sinh là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng từ bi của người con Phật.
Về việc phóng sinh ở khu vực sông Hồng của Bát Tràng (Hà Nội), theo Đại đức Nghiêm Giám, đó là truyền thống của nhà chùa, đã diễn ra được 3 - 4 năm nay.
"Trong Kinh Phật đã dạy phóng sinh là để mình gieo thiện nghiệp, tạo phước báu và bệnh tật được tiêu trừ...
Việc chùa thực hiện lễ phóng sinh ở khu vực Bát Tràng đã diễn ra được 3 - 4 năm qua và nhân dân quanh đó đều biết, hưởng ứng rất đông, mỗi lần tổ chức đều có từ 3.000, thậm chí đến 5.000 - 6.000 người tham dự", Đại đức Nghiêm Giám nói.
Về lễ phóng sinh diễn ra vào ngày 5/2 vừa qua tại sông Hồng, theo Đại đức Nghiêm Giám, buổi lễ được Thượng tọa Thích Chân Quang cùng các thầy trụ trì chùa Tương Mai, Bát Tràng thực hiện.
"Buổi lễ hôm 5/2 tổ chức, nhà chùa có đặt mua theo đầu mối khoảng 7 tấn cá các loại để tiến hành phóng sinh. Trong đó, có khoảng 2 tấn cá mè trắng, 2 tấn cá trôi, 1,5 tấn cá chép, 1,5 tấn cá trê.
Các loại cá được chọn phóng sinh đều đã được tham khảo và phù hợp với môi trường ở đây chứ không phải thả bừa, không tham vấn", Đại đức Nghiêm Giám thông tin.
Cũng theo Đại đức này, thì trong quá trình buổi lễ diễn ra, một số gia đình phật tử, người dân có gửi kèm vào các loại ốc, cá và các loại thủy, hải sản sống dưới nước được để phóng sinh.
"Ở đây, chắc có lẽ không biết nên trong lúc đông người, một số người dân mới mua loại cá chim trắng rồi chuyền xuống để thả. Việc này là ngoài sự kiểm soát của chúng tôi và cũng nằm ngoài lượng cá mà đã đặt mua đúng chúng loại trước đó.
Tuy nhiên, sau khi có thông tin đăng tải, chúng tôi cũng đã có liên lạc với cơ quan chức năng của ngành thủy sản thì được biết, loại cá chim trắng mà hình ảnh chụp đó là loại được phép nuôi trồng và không nằm trong danh mục cấm, gây hại cho môi trường.
Còn loại cá bị cấm là loại cá hổ hay cá cọp ở Nam Mỹ cũng nguy hiểm như rùa tai đỏ nên không có chuyện thả loại này.
Chúng tôi cũng mong rằng, mọi thông tin cần được tìm hiểu rõ ràng chứ không nên đưa như vậy, khiến mọi người hiểu chưa đúng vấn đề", Đại đức Nghiêm Giám bày tỏ.
Trước đó, một phật tử của chùa Phật Quang tham gia giúp đỡ việc liên hệ, đặt mua cá cũng khẳng định, số cá chim trắng được chụp ảnh trong buổi lễ phóng sinh tại sông Hồng ngày 5/2 không phải do chùa đặt mua mà do một số phật tử, người dân tự mang đến.
Còn sư thầy Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Tương Mai (Hà Nội) cũng khẳng định, số cá chim trắng phóng sinh hôm 5/2 ở sông Hồng không phải của nhà chùa mà của Phật tử mang đến thả cùng, gây nhầm lẫn.
Chiều tối 8/2, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, đã nắm được thông tin và đã giao các đơn vị chức năng phối hợp kiểm tra việc thả cá chim trắng tại lễ phóng sinh xuống sông Hồng vào ngày 5/2.
Còn Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trong đạo Phật phóng sinh là truyền thống tốt đẹp, thể hiện tôn trọng sự sống của mọi loài.
Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, đạo Phật không có quy chuẩn hay quy định cụ thể về việc phóng sinh còn người phóng sinh phải tự biết làm như thế nào để có lợi cho sự sống của loài khác.
"Việc phóng sinh những loài mà làm ảnh hưởng đến môi trường, đến sự sống khác thì mình cũng không nên và phải tránh", Hòa thượng Thích Gia Quang nêu rõ.
theo Trí Thức Trẻ
Phóng sinh cá chim trắng xuống sông Hồng: Việc làm thiếu hiểu biết, tiếp tay cho kẻ xấu trục lợi
Thần kỳ bài thuốc nam chữa bệnh gút giúp hàng ngàn người thoát đau đớn
(VTC News) - Phóng sinh chim trời, cá chim trắng xuống sông Hồng là việc làm thiếu hiểu biết, trực tiếp hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật khác, gây nguy hiểm cho con người, tiếp tay cho những kẻ săn bắt thú vật.
Việc làm thiếu hiểu biết
Sáng 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), hàng nghìn người dân từ khắp mọi nơi đã đổ về bến sông cửa đình Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) tham gia phóng sinh hàng chục tấn chim trời, cá sống, ốc, cua, trai… Điều đáng nói, không ít những con vật phóng sinh đó được xác định là cá chim trắng - loài cá ăn thịt, có răng sắc nhọn chuyên ăn thịt những loài cá nhỏ khác.
Được biết, nghi lễ này do Thượng tọa Thích Chân Quang tại chùa Linh Ứng (phường Tương Mai – Hoàng Mai) kết hợp với chùa Kim Trúc (chùa Bát Tràng – xã Bát Tràng – Gia Lâm) chủ trì.
Trao đổi với PV VTC News, ông Phạm Văn May - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết, việc phóng sinh đơn vị tổ chức đã xin phép chính quyền địa phương theo đúng trình tự và được sự đồng ý. Tuy nhiên, việc số lượng sinh vật phóng sinh hay phóng sinh những loại nào thì chính quyền địa phương không kiểm soát được hết.
Còn theo sư thầy Thích Đàm Thu - Trụ trì chùa Linh Ứng, lễ phóng sinh được tổ chức với mục đích cầu bình an cho người dân. Cá phóng sinh ra sông Hồng là do người dân ở gần khu vực và các tỉnh thành lân cận tự nguyện mua ở chợ, sau đó mang đến bến sông mời các thầy làm lễ xong rồi phóng sinh ra sông, chứ nhà chùa không mua cá về phóng sinh ra sông.
Theo tư liệu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, việc thả cá chim trắng - một loài cá ăn thịt có nguồn gốc từ sông Amazon, Nam Mỹ sẽ gây hại đến môi trường sống của những loài thủy sinh khác, không được nhà nước khuyến khích thả ra môi trường bên ngoài.
Thậm chí, những người nuôi loại cá này được khuyến cáo chỉ nuôi trong phạm vi nhỏ, có rào chắn, bờ cao, không để lọt ra bên ngoài để tránh gây nguy hiểm cho con người. Bởi theo ghi nhận, những vụ tấn công con người của cá chim trắng không phải là ít.
Trao đổi với PV VTC News, một nhà nghiên cứu về môi trường đánh giá, việc phóng sinh từ lâu đối với người dân, tín đồ phật tử…đều đang bị biến tướng dẫn đến sai lầm. Nhiều người đi phóng sinh nhưng không hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này. Họ ra chợ đặt mua cả trăm, cả ngàn con chim trời, hàng yến, hàng tạ cá sông một lúc…với mục đích để phóng sinh.
Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho đội quân chuyên đi săn lùng bắt các loại chim vào những dịp lễ, khiến những người đi đánh bắt gây thêm nghiệp sát. Để có được một con đến tay người thả, ắt sẽ có nhiều con bị chết vì mệt mỏi, bệnh tật. Việc phóng sinh không đúng cách còn có thể gây những tác động không tốt đối với môi trường sống trong vùng.
Thậm chí, khi người vừa thực hiện nghi lễ phóng sinh, một số người khác đã trực để bắt lại những con chim, con cá vừa được thả ra. Sau đó bán lại cho những người có nhu cầu phóng sinh khác.
Hiều sao cho đúng về phóng sinh
Theo giáo lý nhà Phật, phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Người học Phật tăng trưởng lòng từ bi là điều rất cần thiết nhưng từ bi phải có trí tuệ.
Ngoài ra, phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi (như cầu sống thọ, cầu may mắn, giải trừ tật bệnh…). Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chính kiến chứ không chạy theo số đông.
Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.
Vì thế, trước phóng sinh cho động vật chúng ta cũng nên tìm hiểu làm thế nào cho đúng, tránh những việc làm tốt trở thành mối nguy của xã hội chỉ vì thiếu hiểu biết.
>>> Đọc thêm: Bên phóng sinh, bên chích điện bắt lại
Video: Kỳ lạ cá được phóng sinh nhiều lần vẫn "quyết" bơi về với chủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét