Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

CAO BẰNG

MUÔN ĐỜI CĂM HẬN GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM DỌC CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NGÀY 17-2-1979 :

Thơ Trần Mạnh Hảo.

Núi đuổi trời cao, núi hụt hơi
Vực thẳm chênh vênh hút mặt trời
Mõ trâu bản nhỏ lùa sương khói
Cao Bằng trấn giữ một vùng xuôi
.
Núi vặn mình ra dòng thác réo
Lối lên Hà Quảng mút chân đèo
Áo chàm một giải Nguyên Bình ấy
Khuổi Nậm người đi suối vẫn reo
.
Đâu là tiếng sáo đâu lời suối
Bóng em tỏa mát một triền nương
Tôi nhớ Cao Bằng em ít nói
Mới đó mà nay lại chiến trường
.
Giặc lại ào sang từ phía đó
Lại Tôn Sĩ Nghị lại Liễu Thăng
Chúng như trận lốc mù đen gió
Phút giây định cuốn cả Cao Bằng
.
Một giải biên cương bùng khói lửa
Giặc xưa tràn đến bản thành tro
A lũ giặc này không thuộc sử
Vác xác sang đây đắp mấy gò?
.
Núi ở Cao Bằng mà đổ xuống
Giặc kia dữ mấy cũng tan thây
Vực ở Cao Bằng thăm thẳm lắm
Dù triệu quân kia lấp chẳng đầy
.
Nơi suối Lê Nin hang Pắc Bó
Giặc sao dám động đến lòng ta
Đá ở Cao Bằng đang tóe lửa
Núi vẹt trời xanh mũi mác lòa
.
Người ở Cao Bằng đều xạ thủ
Nghìn đời quen mặt bọn xâm lăng
Núi buông một tiếng dài như hú
Xác thù ứ nghẹn nước sông Bằng
.
Ngày mai có về thăm Khuổi Nậm
Tiếng khèn vén núi áo chàm giăng
Hãy nhớ những người đang xuất trận
Không cho giặc thoát khỏi Cao Bằng …
T.M..H.
Đã in trên báo Văn Nghệ tháng 2-1979
Hình : tù binh Trung Quốc xâm lược bị dân quân Cao Bằng bắt sống :
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận


17/2 - KHÚC THI CA TƯỞNG NIỆM NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ĐÃ HY SINH Ở MẶT TRẬN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
BAO NGƯỜI CON NGÃ XUỐNG
BÊN SÔNG LÔ NHỮNG NGÀY
NHƯ MỘC MIÊN HOA RỤNG
ĐỎ MỘT TRỜI ĐẠN BAY
BAO LỚP NGƯỜI GIỮ ĐẤT
HỒN THIÊNG TRONG CỎ CÂY
VÔ DANH KHÔNG CẦN KỂ
CÔNG LAO VỚI ĐẤY DẦY
2 bài thơ “Vị Xuyên ngày giỗ trận” và “Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này” của Nguyễn Việt Chiến đã in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội sau chuyến đi thực tế sáng tác của Đoàn công tác Hội Nhà văn Việt Nam lên biên giới Vị Xuyên, Hà Giang tháng 7/2016.
Nguyễn Việt Chiến
VỊ XUYÊN NGÀY GIỖ TRẬN
Những cựu binh năm ấy
Ngược về chiến trường xưa
Trái tim như lửa cháy
Chưa nguôi quên bao giờ
Bao người con ngã xuống
Bên sông Lô những ngày
Như Mộc Miên hoa rụng
Đỏ một trời đạn bay
Trên Vị Xuyên, Thanh Thủy
Các anh quyết tử rồi
Sống bám trụ cùng đá
Chết hóa thành đá thôi
Ba mươi hai năm trước
Trời Vị Xuyên đạn bay
Đất Vị Xuyên máu đổ
Nhức nhối đau thương này
Bao lớp người giữ đất
Hồn thiêng trong cỏ cây
Vô danh không cần kể
Công lao với đất dầy
Lên Hà Giang chợt thấy
Giời như gần đất hơn
Ông cao xanh trên ấy
Thương dân, có thấy buồn?
Ta buồn nỗi giặc giã
Trăm năm bạn lẫn thù
Tình người dễ hóa đá
Trong bạo tàn hoang vu
Ta đau nỗi chúng sinh
Oán thù mong hóa giải
Mà sao đến muôn đời
Hận biên cương còn mãi
Chúng đừng mong thôn tính
Một dải biên cương này
Máu thiêng bao người lính
Vẫn sục sôi đâu đây
Vị Xuyên ngày giỗ trận
Bao lớp người lên đây
Màu áo xanh lính trận
Điệp trùng dưới ngàn mây
Người chết đã hóa đá
Người sống hóa ngàn cây
Rưng rưng một màu lá
Phủ xanh non nước này
12-7-2016
Nguyễn Việt Chiến
HAI NGÀN TAY SÚNG CHỐT TRÊN ĐỒI NÀY
Các anh nằm lại Vị Xuyên
Hai ngàn liệt sĩ ở trên đồi này
Nén hương đầu gió khói lay
Khói hương chia khắp bia này mộ kia
Âm dương hai ngả cách chia
Hai ngàn tay súng đi về tận đâu
Mẹ ơi! Đất nước thương đau
Chúng con nằm lại núi sâu rừng già
Hai ngàn trái tim xót xa
Hai ngàn câu hát tình ca tắt rồi
Hai ngàn nỗi nhớ mồ côi
Hai ngàn ngọn lửa quên đời trong đêm
Các anh nằm lại Vị Xuyên
Hai ngàn tay súng chốt trên đồi này
Các anh vẫn mãi còn đây
Đội hình đánh giặc bao ngày không quên
Thưa mẹ, sớm nay bình yên
Hai ngàn gương mặt hồn nhiên hiện về…
14-7-2016
Đoàn công tác Hội Nhà văn Việt Nam đã lên Hà Giang trong ngày giỗ trận Vị Xuyên, nơi có tới 595 chiến sĩ sư đoàn 356 và 200 chiến sĩ sư đoàn 316 hy sinh trong một ngày. Anh em nhà văn chúng tôi đã nghẹn ngào khi nghe nhà văn Ngọc Bái kể lại chuyện: Trong trận đánh phản kích nhằm chiếm lại những điểm cao bị quân xâm lược Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên, ngày hôm ấy thương binh, liệt sĩ ở 2 sư đoàn 356 và 316 của chúng ta được chuyển về nằm dọc đường quốc lộ và khắp thị xã Hà Giang, chúng ta đã phải hạ một cánh rừng gỗ Mộc Miên dọc sông Lô để làm áo quan khâm liệm các liệt sĩ trong nỗi đau thương và uất hận ngút trời. Trong ngày giỗ trận Vị Xuyên, đoàn nhà văn chúng tôi đã lên thắp hương ở Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên và nhà tưởng niệm liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên trên điểm cao 486 và không ai cầm được nước mắt khi các dòng thơ cứ tuôn trào.
Nguyễn Việt Chiến
NĂM ẤY, VỊ XUYÊN
Năm ấy dọc sông Lô
Cả một rừng gỗ Mộc Miên được hạ xuống
Xẻ làm áo quan
Sau trận đánh cuối cùng, các anh nằm lại với Hà Giang
Mưa biên thùy đưa các anh từ Vị Xuyên xuống núi
Gió biên thùy tiễn các anh vào đất
Bên kia biên giới hoa Mộc Miên nở
Còn bên này biên giới gỗ Mộc Miên xẻ làm áo quan
Sông Lô bình thản trôi qua hai miền đất như không có chuyện gì…
12-7-2016
Nguyễn Việt Chiến
TỔ QUỐC NƠI BIÊN THÙY
(Tưởng nhớ những chiến sĩ hy sinh ở biên giới 1979-1984)
Mùa này biên giới hoa sim
Tím quanh mộ chí im lìm các anh
Bao người lính trận vô danh
Hiến dâng đất nước tuổi xanh của mình
Lặng thinh không thể lặng thinh
Trước bao xương máu hy sinh giống nòi
Quên ư ! không lẽ quên rồi ?
Đường lên biên giới một trời hoa sim
Mầu hoa chẳng chịu lặng im
Lẫn vào sỏi đá thắp nghìn nén hương
Mùa này biên giới đầy sương
Có ai trở lại chiến trường về thăm
Vị Xuyên, Phong Thổ, Đồng Đăng
Các anh ngã xuống trẻ măng thủa nào
Các anh nằm dọc chiến hào
Từng cây số máu trên cao nguyên này
Trong tầm lựu đạn ném tay
Trong khe ngắm của những cây súng thù
Hòa An mây núi âm u
Đường lên Bản Giốc mịt mù còn nghe
Các con dưới cỏ xanh rì
Chỉ thương tóc mẹ bạc về trắng đêm
Các con như cỏ hồn nhiên
Xanh thăm thẳm mọc dọc miền bao la
Ta là con của phù sa
Cha là đất nước. Mẹ là quê hương
Còn nghe máu thấm biên cương
Mây buồn Lũng Cú. Đêm trường Nam Quan
Ta là con của Việt Nam
Theo cha xuống biển tự ngàn năm xưa
Lên rừng thờ mẹ Âu Cơ
Đem xương máu dựng cõi bờ hôm nay
17-2-2013
Nguyễn Việt Chiến
NGỰA ĐÁ
Ngựa đá lên biên ải
Từ ngàn năm trước rồi
Giờ thành cao nguyên đá
Dựng bờm trong mây trôi
Dáng núi như dáng người
Tạc mình vào đá thẳm
Hiến thân giữ đất trời
Rồi lẫn vào mây trắng
Không ngậm ngùi, cay đắng
Chẳng buồn rầu, nghĩ suy
Ngựa đá lên biên ải
Hồn nhiên như người đi
Ngàn năm sau còn nghe
Tiếng quân reo trong đá
Tiếng rợp trời ngựa phi
Rồi lặng yên…tất cả
Lật từng trang sử đá
Thấm máu biết bao người
Tiếng nhạc buồn trong đá
Khí thiêng lên ngút trời
Ngựa đá rồi mộ đá
Trập trùng dưới ngàn mây
Bao lớp người biên ải
Còn với non sông này
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Trung Quốc tuyên truyền: "Nữ binh Việt Nam cởi truồng xung trận"

                  Hoàng Tuấn Công

Trong khi ở Việt Nam, chuyện chống xâm lược Trung Quốc ít được báo chí nhắc đến, thì bên kia, Trung Quốc lại tìm mọi cách tuyên truyền, ca ngợi cuộc chiến "phản vệ" của họ, kể cả bịa ra những câu chuyện như thật, che đậy tội ác, đổ lỗi cho phía Việt Nam. Truyện tranh Trung Quốc tiêu đề "越戰軼事-Việt chiến dật sự" (Những điều chưa ghi chép về chiến tranh Việt Nam) được nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải là một ví dụ.


          Xin lược dịch:

          "Năm 1979 Trung Quốc tiến hành chiến tranh tự vệ chống Việt Nam. Chỉ huy Quan Vân Tài và Đại đội ở thế tiến công mạnh như phá trúc, hạ hết cao điểm này đến cao điểm khác.

          Một ngày, họ nhận nhiệm vụ hạ cao điểm  mang tầm chiến lược trọng yếu 508. Đúng lúc Quan Vân Tài cùng đồng đội chuẩn bị tấn công, thì đột nhiên trong đám cỏ lá rậm rạp trước mặt xuất hiện 4 người con gái thân thể trần truồng, nhằm hướng các anh điên cuồng nhả đạn.


          Phần lớn các các chiến lần đầu tiên trong đời nhìn thấy thân hình nóng bỏng, lồ lộ thịt da của nữ giới, nên hiếu kỳ, bối rối ngây người ra, không biết nên xử trí thế nào, có người còn bịt mắt lại. Kết quả rất nhiều chiến sĩ thương vong.


          Trong tình huống đặc biệt này, nếu tiêu diệt họ, phía Việt Nam sẽ vu khống quân Trung Quốc giết hại phụ nữ. Bởi vậy, Đại đội trưởng Quan Vân Tài liền hạ lệnh tạm dừng tấn công và tìm chiến thuật đối phó.
          Bọn Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Văn Tĩnh, Phan Nguyệt Phương, Phan Nguyệt Linh, chính là bốn nữ binh Việt Nam ban ngày đem nhục thể đổi lấy thắng lợi. Buổi tối, họ cùng nhau uống rượu ăn mừng chiến công[người Việt đọc đến đây có thể nhận thấy tác giả truyện tranh hư cấu không am hiểu văn hóa Việt Nam, nên hai tên đầu của "nữ binh" là tên con trai, hai tên sau na ná kiểu tên Tàu]

          Họ uống đến say mềm, rồi lăn ra đất ngủ. Lính trinh sát của ta phát hiện, Đại đội trưởng Quan Vân Tài liền hạ lệnh cho một tiểu đội lặng lẽ tìm đến... Bọn họ đang chìm trong giấc mộng đẹp, khi giật mình tỉnh dậy đã thấy tứ phía đều có họng súng của lính Trung Quốc, nên đành giơ tay chịu trói. Quan Vân Tài thừa thế tấn công, hạ gọn cứ điểm 508.



          Do ban ngày, 4 nữ binh này đã dùng thủ đoạn hại chết một số anh em trong Đại đội, nên có mấy chiến sĩ rất phẫn nộ, muốn đến trách mắng (?). Tuy nhiên, Quan Vân Tài khuyên mọi người phải bình tĩnh, vì hiện tại, 4 người này đang là tù binh. Quân đội phải có kỷ luật, không nên làm như vậy. 


          Binh sĩ bị thương khá nhiều, Quan Vân Tài đề nghị cấp trên điều y tá đến chăm sóc. Trên đường đi, hai nữ y tá Lưu Lộ và Kiều Na khát nước, thấy phía trước có dòng suối liền đến lấy nước. Họ bị một toán lính tuần tra của Việt Nam áp sát từ phía sau và  bắt sống.


          Một lính Việt Nam nói: "Báo cáo Lê Thượng úy, giờ có hai nữ binh Trung Quốc rồi, việc gì phải sợ vũ khí chống tăng của họ nữa?". "Đúng đúng. Hai người này sẽ làm chiếc ô bảo vệ cho xe tăng của chúng ta! " -Lê thượng úy nói.

          Thông thường, quân Việt Nam rất sợ loại vũ khí chống tăng lợi hại của Trung Quốc. Nay chúng nghĩ ra một kế rất thâm độc: trói nữ y tá Lưu Lộ lên nòng xe tăng, còn Kiều Na thì bắt đứng phía trước nóc xe tăng. Lê Đại úy thân chinh ngồi lên xe tăng, hùng hổ tiến về phía quân ta.


          Lính ta phát hiện thấy liền báo cáo: "Đại đội trưởng, không xong rồi! Quân Việt Nam trói hai nữ y tá Lưu Lộ và Kiều Na trên xe tăng và đang hướng về chúng ta tấn công. Quân Việt Nam thật thâm độc, lần trước dùng chiến thuật cởi truồng, bây giờ lại dùng chiêu trò này."

          Sợ nguy hiểm cho hai nữ y tá, Quan Vân Tài ra lệnh chỉ được tiêu diệt bộ binh, không được diệt xe tăng.


          Tuy nhiên, hai nữ y tá đồng thanh kêu to: "Đại đội trưởng, mau tiêu diệt xe tăng của chúng đi, xin đừng lo cho chúng tôi!" Rồi các nữ y tá lên tiếng chửi rủa: "Đồ chó Việt, chúng mày muốn gì? Đồ chó Việt vô liêm sỉ."

          Tương kế tựu kế, Quan Vân Tài liền đưa 4 nữ tù binh Việt Nam đến trước trận địa, phất cờ ra hiệu đàm phán đổi tù binh. Lính Việt báo cáo Đại úy Lê Đức Khải: "Phía Trung Quốc muốn đổi 4 tù binh của họ lấy 2 tù binh của ta". Lê Thiếu úy đổ một trận cười độc ác, rồi hướng nòng súng về phía 4 nữ binh Việt Nam bắn xối xả.


          Tất cả bốn nữ binh Việt Nam đều bị trúng đạn ngã vật xuống đất kêu gào thảm thiết. Lúc ấy, người lính Việt mới hoảng hốt hỏi: "Đại úy Lê, sao anh lại giết người của chúng ta?" Lê Đại úy  điềm nhiên trả lời: "Tất cả những chướng ngại trên con đường dẫn đến thắng lợi đều phải được đạp bằng. Bởi vậy sự hy sinh là không thể tránh khỏi. Sau này, họ sẽ được truy tặng liệt sĩ. Nhớ cho kỹ đây: Từ nay về sau chỉ được nói rằng: họ bị quân Trung Quốc giết hại. Ai dám loạn ngôn, quân pháp không tha!"


          Lê Đức Khải thấy trận địa của quân ta đã nằm trong tầm đạn, bèn hạ lệnh hướng cao điểm 508 khai hỏa dữ dội, quân ta bị thương vong rất lớn. Một quả đạn pháo rơi trúng chỗ xác 4 nữ binh Việt Nam khiến thi thể, chân tay họ đứt rời, nát bét.

          Đại đội trưởng Quan Vân Tài thấy tình huống bị động trong chiến đấu, liền hạ lệnh tạm rút lui, chỉ cài hai chiến sĩ Lưu Dũng và Tôn Tiểu Cương ở lại phục kích. Trong khi đó, Lê Đức Khải đắc thắng lệnh cho xe tăng nghênh ngang tiến đến.


          Đợi xe tăng tiến quá một chút, Lưu Dũng phục kích trong đám cỏ mới dùng hỏa tiễn nhằm trúng phía sau khai hỏa. Xe  tăng bị trúng đạn, bánh xích đứt rời, đứng khựng tại chỗ. 


Đại đội trưởng Quan Vân Tài hô xung phong, đồng loạt nhằm hướng quân Việt Nam phản kích. Không còn xe tăng yểm trợ, quân Việt trở tay không kịp, bị trúng đạn, máu thịt bay tứ tung, thảm bại hoàn toàn.



          Thấy thế, Đại úy Lê Đức Khải liền khống chế Kiều Na hòng trốn thoát. Tuy nhiên, tay súng phục kích Tôn Tiểu Cương từ phía sau tức khắc bắn chết Lê Đức Khải. Lưu Lộ và Kiều Na nhan chóng được cứu thoát.

          Do Kiều Na phải trải qua những giây phút kinh hoàng, nên khi nhìn thấy Quan Vân Tài, thì ôm chầm lấy mãi không buông. Đại đội trưởng cười nói: "Thôi, đừng làm thế nữa. Hãy còn nhiều thương binh đang đợi bàn tay chăm sóc của các em." (!)


                                                                                                       HTC/3/2016

ĐẢNG HỒI ĐÓ ĐÚNG HAY ĐẢNG HÔM NAY ĐÚNG?

 16/02/2017

16-2-2017
Sáng ngày 17-2-1979, tất cả hệ thống báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về cuộc xâm lược ồ ạt của quân Trunug Quốc. Lòng người Việt Nam sôi lên sùng sục, gấp nhiều lần thời chiến tranh chống Mỹ.
Ngày 4-3-1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam phát đi lời kêu gọi. Trong Lời kêu gọi có những đoạn vô cùng thống thiết:
“Từ ngày 17-2-1979 bọn cầm quyền phản động Trung Quốc đã huy động nhiều quân đoàn với 50 vạn quân, nhiều xe tăng và máy bay, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu. Chúng đã bắn phá bừa bãi, cướp của, giết hại đồng bào ta, cả phụ nữ và trẻ em, gây nhiều tội ác rất dã man”.
“Hỡi đồng bào và chiến sỹ yêu quý!
Quân thù đang giày xéo non sông đất nước ta (…) Dân tộc VN ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược đã diễn ra.
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già trẻ gái trai, hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”
“Đảng viên và đoàn viên TNCS có trách nhiệm và vinh dự đi hàng đầu trên mọi mặt trận sản xuất, chiến đấu, cả nước là một chiến trường. Bất cứ nơi nào trên đấn nước ta cũng là những Chi Lăng, Đốnng Đa; sông biển ta đều là Bạch Đằng, Hàm Tử”.
“Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn luôn cổ vũ nhân dân ta: Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, anh dũng tiến lên, quyết chiến và quyết thắng!
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại!
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi!”
Nam SV các trường ĐH, CĐ, THCN đều viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những thanh niên nhập ngũ trước đó ba bốn tháng trở lên hầu như đều có mặt trên chiến trường biên giới. Và bao nhiêu người đã ngã xuống, trong đó có những người bạn của tôi.
Đến TC Ngôn ngữ (như ảnh kèm bài này), một tạp chí thuần học thuật, mà cũng đăng lời kêu gọi và bài viết chống Trung Cộng.
Nhưng hôm nay chúng tôi đi tưởng niệm những chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống thì đều bị ngăn cản. Không những ngăn cản, họ còn xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ: Nào là lợi dụng việc chống TQ để chống Đảng. Nào là phá hoại tình hữu nghị Việt Trung, kích động thù hằn dân tộc. Họ gọi những người nhắc đến cuộc chiến tranh vệ quốc và tưởng niệm những người đã hy sinh là “thế lực thù địch” hoặc nhẹ hơn thì cũng là “suy thoái chính trị, tư tưởng”. Trong khi giới cầm quyền Đảng CSTQ vẫn hằng ngày săn đuổi, bắn giết ngư dân Việt Nam, ngang nhiên vẽ bản đồ hình lưỡi bò chiếm hết biển của Việt Nam,… thì không hề bị coi là “thế lực thù địch”, trái lại còn được coi là người bạn “4 tốt” và “16 chữ vàng”.
Vậy thì Đảng hồi 1979 – 1989 đúng hay hôm nay đúng? Hai thái cực này là 180 độ. Nếu Đảng hồi đó đúng thì Đảng hôm nay sai. Và ngược lại nếu Đảng hôm nay đúng thì Đảng hồi đó sai. Và nếu vậy, ai bồi thường xương máu đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh?
Ảnh 1,2,3: TC Ngôn ngữ, một tạp chí thuần học thuật, cũng đăng lời kêu gọi của BCH Trung ương Đảng.
Ảnh 4: Bài viết của GS. Hoàng Tuệ, Tổng biên tập TC ngôn ngữ, có nội dung như một lời kêu gọi giới ngôn ngữ học VN hãy chống Trung Cộng bằng hành động thiết thực.
h1
h1
h1
h1

ƯU TƯ CỦA TƯỚNG LÊ DUY MẬT, ĐẠI TÁ PHẠM XUÂN PHƯƠNG VỀ CUỘC CHIẾN CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

Ghi chép của Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho lê duy mật
Gặp và trò chuyện với Tướng Lê Duy Mật-Nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2; Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang giai đoạn 1984-1988...mặc dù tuổi cao, sức yếu vì đang bị bạo bệnh nhưng trong ông vẫn luôn trăn trở, ưu tư về cuộc chiến biên giới phía bắc, một phần trong cuộc đời binh nghiệp của ông...
Tướng Lê Duy Mật trưởng thành từ Trung đoàn Trung Dũng Quân khu 3, với cương vị là Trung đoàn trưởng. ông là một trong những sĩ quan cao cấp sớm được đưa vào chiến trường miền tây Nam Bộ. Ông từng đảm trách Tư lệnh Quân khu 9...
Ông là vị tướng trải ngàn trận  "nam chinh bắc chiến"...Tướng Lê Duy Mật qua đời 20/10/2015...
Bức ảnh trên do P.V.Đ chụp trước khi ông qua đời 1 tháng..
Xin đưa lại một vài ưu tư, trăn trở của Tướng Lê Duy Mật về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung mà ông từng can dự trước khi ông qua đời không lâu....


Kết quả hình ảnh cho Phạm Xuân Phương

Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên cán bộ Tổng cục chính trị, ông là người tham gia hỏi cung tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt 2/1979...
Đại tá Phạm Xuân Phương là người giới thiệu Tướng Lê Duy Mật vào đảng...
Đại tá Phạm Xuân Phương là người lính đã từng đấu súng với Trung tá Bigeard tại cứ điểm Nậm Rốm, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954. 
Bức ảnh trên được báo Pháp đưa chụp 2 CCB Điện Biên năm xưa gặp lại nhau tại Pháp khi Bigeard đã trở thành Tướng 3 sao của quân đội Pháp...
Dưới đây là những ưu tư, trăn trở của ông về cuộc chiến Trung-Việt kéo dài từ 1975-1991...



Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Trung Quốc lo lắng đưa hàng ngàn quân ra biên giới sau vụ ám sát anh trai Kim Jong-un

Kim Jong-nam sau thời gian dài được ĐCSTQ bảo hộ, đã bị ám sát hôm 13/2. Quân đội Trung Quốc tỏ ra lo lắng, khẩn cấp tăng thêm 1.000 quân ra biên giới Trung – Triều.

Trung Quốc, Triều Tiên, Tinh hoa, Kim Jong un, KIm Jong nam, am sat,
Sau vụ ám sát anh trai Kim Jong-un, Trung Quốc đã khẩn cấp tăng thêm 1.000 quân ra biên giới. (Ảnh minh họa)
Theo tin từ truyền thông Hàn Quốc, Kim Jong-nam đã bị ám sát tại sân bay Kuala Lumpur ở Malaysia hôm 13/2 vừa qua. Theo trang “NK News” thuộc tờ “Asahi Shimbun” của Nhật Bản, trang dành riêng cho tin tức về Triều Tiên, cảnh sát Malaysia khẳng định tại buổi họp hôm 14/2 rằng người đàn ông đã bị ám sát chính là Kim Jong-nam.
Theo truyền thông Hồng Kông, vào lúc 2h ngày 15/2, quân đội Trung Quốc đã điều động 1.000 quân ra biên giới Triều Tiên, phòng khi có trường hợp khẩn cấp.
Bài báo cho biết, quân đoàn 16 của quân đội Trung Quốc phụ trách phòng ngự Triều Tiên, tại biên giới có tới 7.000 quân, bất cứ khi nào Triều Tiên gặp biến động, chính quyền Bắc Kinh sẽ gửi thêm quân ra biên giới để đề phòng sự cố nước này “gây chuyện”, đặc biệt là tại thời điểm ông Kim Jong-nam bị ám sát trong khi đang được ĐCSTQ bảo hộ.
Ông Kim Jong-nam là con trai cả của ông Kim Jong-il, từng được cho rằng có hy vọng thừa kế quyền lực từ ông Kim Jong-i. Tuy nhiên vào năm 2001, ông dùng hộ chiếu giả đi Nhật Bản du lịch, sau đó bị trục xuất và dần dần mất quyền thừa kế. Về sau, ông Kim Jong-nam lưu trú thời gian dài tại Macau, Singapore và các nơi khác ở Trung Quốc.
Sau khi người em trai cùng cha khác mẹ của ông là Kim Jong-un lên nắm quyền hồi tháng 12/2011, ông Kim Jong-nam đã biến mất khỏi Macau, và sau đó các phóng viên tiết lộ rằng ông đang sống bí mật tại Singapore.
Tuy nhiên, ông Kim Jong-nam vẫn được ĐCSTQ bảo vệ. Có tin tức nói rằng ĐCSTQ bảo vệ ông Kim Jong-nam, với ý đồ muốn lật đổ chính quyền Triều Tiên đương thời, và để ông Kim Jong-nam có thể lấp vào chỗ trống quyền lực của Triều Tiên.
Giáo sư Đại học Georgetown ở Mỹ, Tiến sĩ Huang Ying Jing (Dr. Balbina Hwang) hôm 15/2 đã nói với đài VOA rằng, ĐCSTQ nghĩ rằng ông Kim Jong-nam có thể trở thành một nhà lãnh đạo Triều Tiên nên đã giúp đỡ ông ấy. Tiến sĩ Huang Ying Jing nói: “Điều này tự bản thân nó đã hình thành nên một mối uy hiếp đối với Kim Jong-un, cho nên ông ấy nhất định giá nào cũng phải diệt trừ, cho dù là phạm vào tội giết anh trai”.
Trung Quốc, Triều Tiên, Tinh hoa, Kim Jong un, KIm Jong nam, am sat,
Ông Kim Jong-un sau khi nhậm chức, đã hai lần phái người ám sát ông Kim Jong-nam nhưng đã không thành công, theo Yonhap.
Một số nhà quan sát cho rằng, ông Kim Jong-nam bị ám sát vào thời gian này, người đứng đầu Triều Tiên sẽ rất hài lòng, thực tế này cũng phản ánh lãnh đạo Kim Jong-un đối với ĐCSTQ đã không còn nể mặt nữa.
Sau khi ông Kim Jung-un cho hành quyết chú họ của mình là ông Jang Song-thaek hôm 12/12/2013, truyền thông Hàn Quốc tiết lộ, người tiếp theo trong gia đình sẽ bị ông Kim Jong-un diệt trừ là người anh trai cùng cha khác mẹ, tức ông Kim Jong-nam.
Tờ Yonhap cho biết, ông Kim Jong-un sau khi nhậm chức, đã hai lần phái người tới ám sát ông Kim Jong-nam khi ông này đang sống ở nước ngoài, nhưng đã không thành công.
Theo epochtimes.com

CHUYỆN 1 ĐẠI ĐỘI QUÂN KHU THÀNH ĐÔ TRUNG QUỐC ĐẦU HÀNG DU KÍCH XÃ QUANG LONG-CAO BẰNG 3/1979

Phạm Viết Đào.


Kết quả hình ảnh cho Chiến tranh biên giới 2 1979 

Trong cuộc chiến tháng 2/1979, có một sự kiện hy hữu, một đại đội quân chính quy Trung Quốc, vẫn cón nguyên bộ sậu, nguyên vũ khí đã kéo cờ trắng đầu hàng quân du kích xã Quang Long, huyện Hạ Lang, Cao Bằng...
Sở dĩ, đại đội này phải đầu hàng vì quân du kích xã Quang Long đã biết lợi dụng địa hình hiểm trở, chốt chặt những nơi hiểm yếu không cho chúng rút, đồng thời cắt nguồn nước...
Để đi đến cái quyết định đầu hàng nhục nhã, đám tù binh Trung Quốc khai: họ họp “ đảng bộ Đảng cộng sản  Trung Quốc” mất nửa ngày mới ra được nghị quyết... 
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình ( con gái Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh) kể về những điều chị chứng kiến khi tham gia lấy cung đại đội hàng binh  này thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô- Trung Quốc tháng 3/1979...

Từ đâu chị đến với cái nghề “hỏi cung” hàng binh Trung Quốc bất đắc dĩ này ?

Trước cuộc tấn công 17-2-1979, Trung Quốc đã ít nhiều để lộ âm mưu qua một số kênh khác nhau. Chúng ta chỉ bị bất ngờ về thời điểm nổ súng chứ chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc chiến đấu với ‘anh bạn vàng hay trở mặt’. Chính vì chuẩn bị đối phó nên từ hàng năm trước, các cơ quan hữu quan ở Bộ Quốc phòng đã tìm một số cán bộ quân đội biết tiếng Trung Quốc, tập trung nghiên cứu về đối tượng tác chiến mới này.
Với truyền thống coi trọng công tác vận động binh sỹ địch ra hàng để tránh đổ máu thương vong vô ích cho cả hai bên, cơ quan địch vận cũng khẩn trương vào cuộc.

Chị vào “vai” hỏi cung như thế nào?

Cuộc chiến mới diễn ra chừng hai chục ngày, đến đầu tháng 3-1979, từ Cao Bằng đã có tin báo về: một đại đội quân Trung Quốc đã ra đầu hàng! Thật là một sự kiện hiếm hoi…
Năm 1965, tôi vừa học xong một năm chuyên tu tiếng TQ thì bị cuộc ‘cách mạng văn hóa vô sản’ của ông Mao phá đám; tôi phải về nước học ngành khác.

Chị còn nhớ những gì về cái đại đội hàng binh Trung Quốc mà chị trực tiếp hỏi cung?

Đại đội ra hàng đó là thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô.
Đơn vị hàng binh này còn nguyên cả bộ sậu: Đại đội trưởng, chính trị viên, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’ là tham mưu phó trung đoàn, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người…

Ấn tượng của chị khi tiếp xúc với hàng binh Trung Quốc ?

Thời gian tôi học ở Trung Quốc đúng vào lúc TQ vừa hồi phục sau thảm bại của cuộc ‘đại nhảy vọt điên rồ với hàng triệu người chết đói và một đất nước kiệt quệ bên bờ vực kinh tế. Phục hồi chưa được bao lâu, đất nước đã lại chuẩn bị bước vào một cơn co giật động trời khác, đó là cuộc ‘đại CM văn hóa vô sản’ nổi tiếng khủng khiếp trên thế giới.
Thời gian đó, khắp đất nước TQ đâu đâu cũng đỏ rực những lời đao to búa lớn của lãnh tụ vĩ đại. Ngày ngày người ta kêu gọi thanh niên phải “Sống ở Trung Hoa, mắt đưa khắp thế giới”; phải “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”; phải “tiến hành CM vô sản đến cùng để giải phóng toàn thế giới”…
Những điều mà tôi từng được nghe, được thấy ở TQ lúc đó khiến tôi cứ tưởng rằng những người lính quân giải phóng TQ chí ít cũng phải thế nào chứ. Đằng này…
Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa. Tôi hỏi gì anh ta khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại.
Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, thức ăn bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm.
Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!
Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng trịch để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm.
Có lần chúng tôi lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’.
Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được…
Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào.
Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà biết là thật hay không.
Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân…
Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc: giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc)…
Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối…
Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả…

Họ còn khai báo những gì đáng chú ý ?

Khi hỏi các binh lính: Tại sao đi bộ đội? Phần lớn đều nói: để hi vọng kiếm được việc làm sau khi hết thời hạn phục vụ. Nhưng nhiều người cũng có vẻ bi quan về vận may của mình, họ nói: mù chữ, vô nghề nghiệp chẳng dễ mà kiếm được việc, đến đâu hay đến đấy…Chả thấy ai nói muốn trở thành quân nhân để tiến hành cách mạng vô sản đến cùng, để giải phóng toàn thế giới cả.

Thế thái độ của tù binh Trung Quốc với cán bộ hỏi cung như thế nào ?

Thời gian mấy tháng ở trại, binh lính TQ thường tỏ ra ‘ngoan’, không dám quấy phá chống đối gì đáng kể. Họ quan tâm nhiều đến bữa ăn. Khi có phái đoàn Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm trại, một số người tố khổ: cơm ăn không đủ no, thức ăn thì ít thịt cá dầu mỡ, rau thì toàn loại rau ‘rỗng ruột’ (tức rau muống) với dây lá bí rợ (rau bí)…
Có người cũng vặn hỏi cán bộ trại: Việt Nam nói đầu hàng thì được đối xử tử tế, sao lại cho chúng tôi ăn như vậy? Lúc đó thật là khó giải thích cho họ hiểu, họ đâu biết hoàn cảnh khắc nghiệt về kinh tế của Việt Nam vào thời điểm ấy.
Mỗi ngày họ được giành 700g gạo không độn mì mốc, ngô răng ngựa, bo bo hạt; lại có chút thịt cá dầu mỡ là phía ta đã cố gắng lắm rồi! Thời gian sau, khi trại được củng cố ổn định hơn, tù binh được cử người cùng đi nhận thực phẩm ở kho chung với cán bộ chiến sĩ của trại, được tận mắt chứng kiến phần thực phẩm giành cho bộ đội VN còn ít hơn phần của tù, họ mới hiểu ra và thừa nhận là trong hoàn cảnh đó, thực sự họ đã được đối xử tử tế.
Tôi không thể hình dung nổi sao lại có cái khoảng cách quá lớn giữa hình tượng người lính được tuyên truyền rầm rĩ ở TQ về ‘người chiến sĩ tốt của Mao Chủ tịch’ với thực trạng tù binh mà tôi đã gặp.

Chị có nhận xét gì về những hành động hung hăng, hiếu chiến của giới quân sự Trung Quốc gần đây ?

Từ 1979 đến nay đã là 36 năm, quân đội Trung Quốc nghe nói giờ đã chính quy hiện đại hơn nhiều lắm, vũ khí trang bị chả thua kém cường quốc nào trên thế giới với đủ cả khí tài điện tử, máy bay tàu bò, hàng không mẫu hạm v.v.. Và nay kinh tế TQ cũng mới phất lên, tham vọng của những người lãnh đạo nhà nước lại bùng lên như những thời kỳ phục hồi trước đây.
Họ lại lên giây cót xã hội, lại muốn ăn tươi nuốt sống cả thế giới… Nhưng thử ngẫm mà xem: vũ khí trang bị thì đổi mới có thể nhanh chóng và không khó khăn gì nhiều đối với nền kinh tế đang giàu xổi của TQ; còn con người thì sao?
Liệu ba bốn chục năm đã đủ để xã hội con người trút khỏi cái bản tính ‘thùng rỗng kêu to’ chưa?


P.V.Đ-N.N.B.

ĐẠI TÁ TÌNH BÁO QUÁCH HẢI LƯỢNG:TỚI ĐẦU THÁNG 2/1979 ĐẠI TƯỚNG TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG VĂN TIẾN DŨNG CÒN NÓI-TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NGHĨ LÀ TQ SẼ CÒN TỐT VỚI TA?

VỚI LÒNG TIN ĐÓ ÔNG CHO HẠ BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 VÀ THU HỒI BỚT VŨ KHÍ CỦA DÂN QUÂN?

Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tuổi, đã qua nhiều trường lớp quân sự; Từng là Tiểu đoàn trưởng Bộ đội tên lửa; Từng là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ( 1981-1986)-thời điểm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh làm Đại sứ...
Những năm cuối cùng trong quân ngũ, Đại tá Quách Hải Lượng về Viện chiến lược, trở thành một chuyên gia về Trung Quốc...
Sau đây blog Phạm Viết Đào đưa lại cuộc trò chuyện với ông được ghi lại vào thời điểm tháng 6/2012; Một năm sau thì ông qua đời vì bạo bệnh

Đại tá Quách Hải Lượng:
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc bắt đầu từ lúc nào? Nói như Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Cơ Thạch: cuộc chiến tranh này bắt đầu từ khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam...
Khi họ đang bắt tay với mình thì họ đã coi Liên Xô là đại bá và Việt Nam là tiểu bá...
Vào năm 1967, một tác giả người Ấn Độ viết: Les amis inamicals ( Những người bạn thù địch ) chứ không phải bạn trăm phần trăm...
Trước khi bước qua cuộc chiến tranh nóng từ năm 1979, Trung Quốc đã dùng quân đội Pol Pot đánh ta ở mặt trận Tây Nam từ 1/5/1975; Chiến tranh qua tay người khác...
Trung Quốc đã đưa nhiều sĩ quan chỉ huy điều khiển những loại pháo hạng nặng; Trung Quốc đã nhúng tay vào cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam.
Ta đánh thắng Pol Pot tức ta đã đánh thắng Trung Quốc...Ta đã đánh bại mộ hình XHCN kiểu Pol Pot, mô hình Maoist thí điểm ở Cămpuchia. Ta đã phá tan được bàn đạp chiến lược của Trung Quốc định đi vào Đông Nam Á.
Trung Quốc thất bại tại Cămpuchia nên phát động chiến tranh biên giới phía bắc nước ta.
Trong Nghị quyết của Quân ủy TW Trung Quốc đã ghi: Đây là một cuộc chiến tranh hạn chế. Hạn chế là thế nào ? Hạn chế về thời gian hay hạn chế về lãnh thổ nó cũng chưa rõ lắm? Nhưng mục tiêu chính đã được Tướng Lưu Á Châu vạch rõ sau này: Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam để bắt tay với Mỹ...
Sau khi đánh Việt Nam năm 1979, Trung Quốc đã có được 10 năm "trăng mật" và sự giúp đỡ ào ạt của Mỹ giúp Trung Quốc tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa. Tất cả vì lợi ích của Trung Quốc...
Trở về thời gian xa xưa, Trung Quốc đã có âm mưu này từ lâu; Ngay từ Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phải thốt lên rằng: Trung Quốc có mặt tại hội nghị này là một mối hiểm họa cho chúng tôi; Trung Quốc đã phản bội chúng tôi một cách đê tiện...
Thời điểm đó chúng ta cần cả Liên Xô và Trung Quốc nên đành phải làm xiếc trên giây...Sự phản bội rõ ràng nhất là Tuyên bố Thượng Hải...
Trung Quốc phát động chiến tranh thật đánh ta từ  1984-1988 ở khu vực Vị Xuyên Hà Giang; 2 bên đã có những cuộc đấu pháo lớn. Thời điểm đó, tôi làm tùy viên quân sự ở Bắc Kinh, một tùy viên quân sự của Mỹ, Phó đô đốc Hạm đội 7 hỏi tôi: Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 không ?
-Tôi nghĩ rằng câu này đáng ra tôi phải hỏi ông mới đúng! Trung Quốc có dạy Việt Nam bài học thứ 2 hay không họ phải thỏa thuận với Mỹ trước...Mỹ phải biết trước chúng tôi.
Tôi xin lỗi ông, ông là Phó đô đốc Hạm đội 7, bây giờ ông là Tùy viên quân sự tại Trung Quốc, ông thừa biết người Việt Nam đã chiến đấu như thế nào...Chúng tôi đã sẵn sàng như thế nào để đánh lại mọi quân đội xâm lược. Tủy viên quân sự Mỹ đã im...
Ông Nguyễn Cơ Thạch đã nói: Trung Quốc mở một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện, mọi mặt với Việt nam cho đến tận bây giờ.

PV.Đ: Ông là Trưởng Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không, Trước khi Trung Quốc đánh ta, ông đã có được những thông tìn gì và đã có những phương án đối phó với cuộc chiến tranh với Trung Quốc ?
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đầu tiên để nói việc phát hiện Trung Quốc có đánh ta không, tôi hết sưc cảm ơn đồng chí Lê Duẩn, một con người sắc sảo, phát hiện sớm vấn đề này ?
Khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã làm Trưởng phòng tác chiến, được lên nghe tại Học viện Quân sự cấp cao, bây giò gọi là Học viện quốc phòng. Lúc đó tôi đeo lon Trung tá.
Tôi đến đó nghe đ/c Lê Duẩn nói chuyện. Tháng 8/1978 là lúc bế mạc lớp đào tạo cán bộ cao cấp. Đến nơi thì đ/c Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ lại; mọi thứ không được để trên mặt bàn; Không một ai được ghi âm...
Đ/c Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn định trả lời câu hỏi của các đồng chí đây. Tại sao các đ/c là cán bộ quân sự cao cấp mà không hỏi TBT về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về kinh tế. Đành rằng các đ/c có quyền góp ý kiến với TBT về kinh tế, nhưng cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, trong đây không có. Hôm nay tôi không trả lời những câu hỏi của các đ/c trong này...Nói xong ông vứt tập giấy ra một bên.

Chúng ta chuẩn bị đánh nhau với 1,5 triệu quân Trung Quốc xâm lược ta. Tất cả đều sững sờ. Sau khi ra về Quân chủng phòng không đã chấp hành lệnh đó, chuẩn bị các phương án tác chiến theo hưởng chống không quân Trung Quốc.

Đại tá Đỗ Thanh Trì, nguyên Sư trưởng 313 nói về những trận đánh giáp lá cà ở Vị Xuyên Hà Giang

Ghi chép của Phạm Viết Đào.
Clip ghi lại cuộc gặp gỡ của CCB Sư 313 tại Hà Nội ngày 10/3/2013 tại Nhà hàng Trúc Bạch 1...

Có những ngày, đêm quân Trung Quốc bắn sang trận địa của ta 16 vạn phát đại bác; quân F 313 bắn trả 11 vạn phát...; Nhiều mỏm đồi đá ở khu vực Thanh Thủy bị đạn pháo nung thành vôi, san thấp xuống 3 m!


Đại tá Đỗ Thanh Trì-Sư đoàn trưởng 313:

Tôi và nhiều anh em ở đây trước khi lên chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên từng chiến đấu ở chiến trường miền nam. Tôi trưởng thành từ là người lính của E 74, F 316, được phong Anh hùng quân đội, sau đó đảm nhận Trung đoàn 48; anh Đào Trọng Lịch đảm nhận Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74-F 316...
Trong trận đánh vào Buôn Mê Thuột tháng 3/1975, Trung đoàn 48 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng tại trận...Sau 1975, sau khi đi học về tôi được điều về Quân khu 2, làm Sư trưởng Sư 313, một sư đoàn độc lập của Quân khu 2...
Chiến tranh chống Mỹ đã ác liệt nhưng đánh nhau với Trung Quốc ở Vị Xuyên-Hà Giang ác liệt hơn. Các đồng chí còn nhớ có những trận, trong một ngày đêm phía Trung Quốc bắn sang trận địa ta 16 vạn quả pháo; Phía 313 cũng đã bắn lại phía Trung Quốc 11 vạn quả pháo...
Trong chiến tranh chống Mỹ chưa có cao điểm trận địa nào bị pháo bắn làm cho sạt thấp xuống như ở Vị Xuyên-Hà Giang mà lại là những đồi đá vôi ( Lò vôi thế kỷ)...
Tôi trở thành anh hùng quân đội từ lính, nhưng trong chiến tranh chống Mỹ, tôi chưa đánh giáp lá cà trận nào; ở Vị Xuyên-Hà Giang, nhiều trận lính 313 đã đánh giáp lá cà với quân Trung Quốc...
Qua mấy trận đánh giáp lá cà của F 313, tôi đã báo cáo với anh Đặng Quân Thụy, ( Tư lệnh Quân khu 2), quân Trung Quốc nhất định thua quân ta; Quân Trung Quốc tiếng là chính quy nhưng cán bộ chưa qua chiến đấu, nặng phô trương hình thức...
F 313 là một sư đoàn chủ lực, quân số đông, ngoài 4 trung đoàn còn được trên điều bổ sung thêm 4 trung đoàn, tổng cộng 8 trung đoàn làm nhiệm vụ phòng thủ Hà Giang...
F 313 đã đánh trận nổi tiếng tiêu diệt 3000 quân Trung Quốc lán chiếm Đồi Đài ( Trận đánh xảy ra 1985 tại Cao điểm 400- Sẽ đưa tư liệu TQ nói về trận này) ở khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên; Về trận này khi qua Thái Lan, báo chí Thái Lan hỏi, Triệu Tử Dương thừa nhận thất bại nhưng chỉ dám nói là chết 500 quân; Theo tài liệu của quân báo ta, Trung Quốc thiệt hại trên 3000 quân...
Để tạo bước ngoặt về tinh thần cho bộ đội, trên giao nhiệm vụ cho 313 tìm phương án tác chiến...Lãnh đạo 313 đã quyết định chọn Đồi Đài làm trận đánh quyết chiến với quân Trung Quốc...

Về trận đánh Đồi Đài ( Cao điểm 400 tại khu vực cử khẩu Thanh Thủy ), trên đã điều về cho F 313 Trung đoàn 567 của Quân khu 1 sang Vị Xuyên, chiến đấu để lập thêm thành tích...Đây là một Trung đoàn anh hùng đã lập thành tích đánh Trung Quốc...

Khi E 567 sang Hà Giang, đơn vị đã bố trí 1 tiều đoàn chọn một ngọn đồi đá có địa hình giống Đồi Đài để luyện tập trong 1 tháng; Khi luyện tập xong, chuẩn bị xuất quân thì tiểu đoàn này đào ngũ sạch; Sau đó Sư 313 lại chọn tiểu đoàn khác của E 567, tập lại...
F 313 chọn Đồi Đài là chọn phương thức đánh bóc vỏ, ngay trong tối hôm đầu xuất quân, trinh sát đã gỡ 85 quả mình...Tôi đã xác định với anh em, đánh xong Đồi Đài, chúng ta còn phải đánh thêm 20 trận nữa...
Nói lên điều này để nói lên sự ác liệt của chiến trường Vị Xuyên mà tôi và các đồng chí ngồi ở đây từng phải trải qua...
Hiện nay tôi có suy nghĩ: Hiện nay, riêng Sư 313 hiện còn trên 1000 bộ đội ta hy sinh ở chiến trường Vị Xuyên-Hà Giang chưa biết tên, tuổi, phần thi thể nằm rải ra khắp nơi chưa được tìm thấy ?!
Ai phải chịu trách nhiệm việc này đây ?
Tôi nghĩ Phòng Chính sách của Quân khu 2 nên quan tâm tới vấn đề này; làm sao đưa được anh em về với gia đình hoặc nghĩa trang của đơn vị...

Về trận đánh Đồi Đài-Cao điểm 400, sẽ đưa thêm ý kiến của Đại tá Bùi Như Lạc và Tư liệu của Trung Quốc )