Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Thêm chi tiết về hai nghi phạm vụ Kim Jong-nam

Người phụ nữ mặc chiếc áo có chữ LOL
Người phụ nữ mặc chiếc áo có chữ LOL được cho là mang hộ chiếu Việt Nam
Các hãng thông tấn quốc tế đưa thêm nhiều chi tiết về hai nữ nghi phạm bị bắt vì liên quan vụ sát hại anh trai lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam, tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2.

Hãng tin Anh Reuters cho hay người phụ nữ mặc chiếc áo thun có chữ LOL trước ngực đã nghỉ ở một số khách sạn rẻ tiền nhưng mang theo người nhiều tiền mặt và cắt tóc chỉ một ngày trước vụ tấn công động trời.

Hãng này dẫn lời một nhân viên lễ tân cho hay người phụ nữ đã đăng ký khách sạn với tên Việt Nam là Doan Thi Huong hôm Chủ nhật 12/2. Người này ra khỏi khách sạn sáng sớm hôm 13/2, hôm vụ tấn công xảy ra, sau đó quay lại và không có dấu hiệu gì đặc biệt.

Cảnh sát Malaysia tin rằng đây chính là người, vào lúc 8:20 sáng ngày 13/2, đã lại gần ông Kim Jong-nam từ phía sau ở sân bay hàng không giá rẻ của Kuala Lumpur và phun chất độc vào mặt ông.

Theo báo chí Malaysia, Doan Thi Huong đã khai với cảnh sát rằng cô bị lừa tham gia một trò đùa mà cô tưởng là vô hại.

Nghi phạm thứ hai, một phụ nữ Indonesia, cũng khai báo nội dung tương tự, theo các báo địa phương.

Tuy nhiên nhân viên hai khách sạn ở một khu dân cư tồi tàn gần sân bay kể lại hành tung của Doan Thi Huong, cho thấy cô ta hoàn toàn bình tĩnh và tự chủ.

Một thám tử tư nói với Reuters rằng cách hành xử của phụ nữ này cho thấy dấu ấn của một điệp viên tình báo.

Cho tới nay Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chỉ chính thức thông báo "các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với phía Malaysia để làm rõ những thông tin liên quan" nhưng không công bố chi tiết nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam.

Hành tung bí ẩn

Đầu tiên Doan Thi Huong tới khách sạn hai sao Qlassic vào hôm thứ Bảy 11/2. Một nhân viên đề nghị giấu tên nói cô ta ở phòng giá rẻ nhất, không có cửa sổ.

Một nhân viên lễ tân tên là Sia thì kể lại: "Tôi nhớ là cô ta muốn ở thêm vài ngày và cầm một bó tiền sẵn sàng chi trả".

    Đó là cách thức họ [các điệp viên] hoạt động. Thay đổi hình dạng, chỉ tiêu tiền mặt, không để lại giấy tờ gì và luôn luôn di chuyển.
    Một thám tử tư nói với Reuters

Thế nhưng chỉ sau một đêm, Doan Thi Huong chuyển sang khách sạn CityView, mang theo một vali, một ba lô và một con gấu bông to. Nhân viên ở đây cho Reuters hay rằng cô ta nói tiếng Anh tàm tạm có thể hiểu được.

Cô ta mượn kéo của lễ tân tối hôm 12/2 và ngày hôm sau nhân viên phục vụ buồng thấy có tóc vương vãi trên sàn và trong sọt rác.

Cũng ngày 13/2, lễ tân chứng kiến cô ta mặc chiếc áo mang dòng chữ LOL mà camera an ninh sân bay ghi lại được.

Doan Thi Huong ra ngoài cả buổi sáng và khi quay lại, trông cô ta "khá thoải mái", "không tỏ ra giận dữ hay lo lắng".

Cô ta than phiền về mạng wifi trong phòng và khi được trả lời rằng phải chờ tới chiều mới có người sửa, cô ta đã rời khỏi khách sạn.

Từ đó cô ta tới khách sạn SkyStar cũng ở gần đó nhưng chỉ ở một đêm. Không rõ sau đó cô ta đi đâu cho tới khi bị cảnh sát bắt sáng thứ Tư 15/2, sau vụ án mạng 48 tiếng đồng hồ và tại chính sân bay nơi Kim Jong-nam bị tấn công.

Vị thám tử tư được Reuters dẫn lời nhận xét: "Đó là cách thức họ [các điệp viên] hoạt động. Thay đổi hình dạng, chỉ tiêu tiền mặt, không để lại giấy tờ gì và luôn luôn di chuyển".

Nghi phạm Indo

Ảnh hộ chiếu cô Siti Aisyah, người phụ nữ Indonesia bị bắt vì nghi vấn liên quan đến vụ ám hại ông Kim Jong-nam.
 Ảnh hộ chiếu cô Siti Aisyah, người phụ nữ Indonesia bị bắt vì nghi vấn liên quan đến vụ ám hại ông Kim Jong-nam.
Trong khi đó, gia đình và hàng xóm cũ của người phụ nữ Indonesia đang bị nghi vấn có liên quan đến vụ ám hại người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Hàn ở Malaysia đều sững sờ vì chuyện người mẹ trẻ, mà theo họ là một "cô gái tốt", nhã nhặn, và ít nói, hãng tin AP đưa tin.

Siti Aisyah, năm nay 25 tuổi, là một trong ba người tới giờ bị cảnh sát Malaysia bắt giữ vì nghi có liên quan tới vụ bị cho là ám sát ông Kim Jong-nam.

Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nói cô Aisyah có lẽ đã bị thao túng. Ông nói với báo giới ông tin là cô không biết mình đã tham gia vào một vụ ám sát.

"Từ những thông tin chúng tôi nhận được và những gì báo chí đưa, chuyện xảy ra ở Kuala Lumpur là Kim Jong-nam và Aisyah đều là nạn nhân. Aisyah là nạn nhân của những âm mưu thao túng hay giả mạo nào đó," ông Kalla nói.

Ba nghi phạm, cô Aisyah, một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam và một người đàn ông được cho là bạn trai của Aisyah, bị bắt giữ vào các thời điểm khác nhau hôm thứ Tư và thứ Năm.

Hai phụ nữ bị bắt được nhận dạng nhờ hệ thống video theo dõi của Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, nơi ông Kim Jong-nam đột nhiên đau vào sáng thứ Hai. Các quan chức Malaysia nói ông chết trên đường đến bệnh viện sau khi nói với các nhân viên y tế sân bay ông đã bị xịt một loại hóa chất.

"Tốt bụng và lễ phép"

Từ năm 2008 đến năm 2011, cô Aisyah và chồng cũ sống ở một căn nhà nhỏ sơn đỏ cũ kỹ trong một ngõ nhỏ ở khu Tambora có mật độ dân cư cao ở phía Tây Jakarta.

Bố chồng cũ của cô, ông Tjia Liang Kiong, người sống ở một khu cho tầng lớp trung lưu gần đó gặp cô lần cuối vào hôm 28 tháng Một. Ông nói cô là "một người rất tốt bụng, lịch sự và lễ phép".

"Tôi thật sốc khi nghe tin cô ấy bị bắt vì đã sát hại một người khác," ông nói. "Tôi không tin là cô ấy phạm tội hay tin vào những điều mà truyền thông nói, rằng cô ấy là gián điệp."

Người dân bàn tán gần nhà cô Siti Aisyah ở khu Tambora, Jakarta, Indonesia.
Người dân bàn tán gần nhà cô Siti Aisyah ở khu Tambora, Jakarta, Indonesia.
Gián điệp?

Nhiều hãng truyền thông Nam Hàn, dẫn những nguồn tin không được xác nhận, đưa tin hai phụ nữ này được cho là điệp viên của Bắc Hàn đã giết hại ông Kim bằng một loại chất độc nào đó trước khi chạy trốn bằng xe taxi.

Tin cô Aisyah bị bắt đã thu hút giới truyền thông Indonesia vốn thích những vụ scandal và trinh thám. Một số hãng đưa tin cô là gián điệp.

"Trời ạ, làm sao mà tôi có thể tin được," Aminah, một người nội trợ từng là hàng xóm cũ của cô Aisyah ở khu Tambora nói.

"Cô ấy rất tốt với tất cả mọi người ở đây, cô ấy rất trong sáng. Làm sao mà cô ấy giết một người đàn ông được? Không đời nào, điều đó là không thể có", Aminah nói thêm.

Mẹ cô Aisyah, bà Benah, nói với AP qua điện thoại rằng gia đình họ từ quê lên và không có khả năng giúp đỡ cô.

"Từ lúc chúng tôi nghe tin trên TV, tôi không ăn không ngủ. Bố cháu cũng vậy, ông ấy chỉ cầu nguyện và đọc kinh Koran. Ông ấy thậm chí còn không muốn nói chuyện," bà Benah nói. "Là người nhà quê, chúng tôi chỉ biết cầu nguyện."

Công nhân may quần áo trong xưởng dệt may ở khu Tambora, Jakarta, nơi cô Siti Aisyah từng làm việc.
Công nhân may quần áo trong xưởng dệt may ở khu Tambora, Jakarta, nơi cô Siti Aisyah từng làm việc.

Cuộc sống bất ổn

Theo ông Kiong, bố chồng cũ của cô Aisyah, cô học hết trung học và chuyển đến Malaysia cùng chồng năm 2011 để tìm một cuộc sống tốt hơn sau khi xưởng dệt may mà họ từng làm việc bị sập tiệm. Hai vợ chồng để lại cậu con trai hai tuổi ở Jakarta cho ông bà nội nuôi.

Malaysia, nơi có mức thu nhập gần bằng các nước phát triển, thu hút hàng triệu người Indonesia sang làm việc, chủ yếu là làm ở các quán bar, làm người giúp việc, hay công nhân xây dựng hoặc trong các đồn điền.

Một năm sau khi rời Indonesia, Aishah trở về Jakarta và nói với ông Kiong cô muốn ly dị con trai ông vì anh ta đã thay đổi và hai người không còn hạnh phúc. Ông Kiong kể con trai ông thì lại nói khác: Aisyah đã cặp bồ với một người đàn ông Malaysia.

Xin mời quý vị xem video : Những sát thủ Bắc Triều tiên từ đâu đến và kịch bản "khử" Kim Jong Nam được chuẩn bị thế nào?

                   

Hai người cuối cùng ly dị năm 2012 và Aisyah kể với ông Kiong cô đang sống với bố mẹ đẻ ở Serang, tỉnh Banten lân cận với Jakarta và đang làm việc ở một cửa hàng giầy dép. Vài tháng sau, cô lại chuyển địa điểm. Cô kể với ông Kiong cô làm việc ở một cửa hàng quần áo ở Batam, một hòn đảo gần Singapore và Malaysia.

Trong lần cuối cùng họ gặp nhau cuối tháng Một khi cô về thăm con trai, ông Kiong thấy cô rất gầy và hỏi vợ ông liệu cô ấy có ốm không. Cô Aisyah nói cô đã từng bị bệnh đường hô hấp.

Cơ quan xuất nhập cảnh Indonesia cho hay hôm thứ Năm cô Aisyah đã vào Malaysia ngày 2 tháng Hai bằng phà từ đảo Batam.

Ông Rahmat Yusri, trưởng khu vực nơi cô Aisyah sống, không tin là cô có thể giết người.

"Tôi hết sức ngạc nhiên khi tôi nghe tin này vì tôi biết cô ấy rất rõ," ông Yusri nói. "Tôi không tin chuyện này vì cô ấy là một phụ nữ ngây thơ, ít nói từ quê lên."

(BBC)

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

06:52 ngày 16 tháng 02 năm 2014
TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?
Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…


“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”
Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. 

Binh lính Trung Quốc cõng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…
Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.
Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:
“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.
2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.
3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.
4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.
5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.
6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.
“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”
Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…
Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…
Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…
Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….
Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.
Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam. 
Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm. 

Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”. 
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.
Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.
“Một cuộc chiến thảm bại”
Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12. 
Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn. 
Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.
Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.
Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.
Thu Thủy

Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc

Khi người cộng sản nói về tâm linh


Tờ Tuổi Trẻ & Đời Sống, ấn phẩm phụ của tờ Tuổi trẻ Thủ Đô, cánh tay nối dài của ĐCSVN, ra ngày 26/01/2017 đăng bài của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về Dương Tự Trọng, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an TP. Hải Phòng, đang bị ngồi tù về tội giúp anh trai là Dương Chí Dũng trong vụ Vinalines bỏ trốn, vơí tựa đề “Những chuyện kỳ bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng”.

Em gái Dương Chí Dũng:
Điều làm cho người đọc chú ý ở bài báo này không phải là giấc mơ của Dương Tự Trọng mơ tìm thấy “thần dược” trên núi Tam Đảo. Mà đó là giấc mơ Dương Tự Trọng gặp gỡ ông bố mình đúng vào giờ phút ông già này lâm chung. Giấc mơ có máu.

Chúng ta đều biết người cộng sản là vô thần vô thánh. Coi tôn giáo là thuốc độc bùa mê để ru ngủ nhân dân. Con người chết là hết. Vậy tin vào tâm linh là thứ xa xỉ đối với họ.

Thế nhưng một khi đã sa cơ lỡ vận, phải ngồi sau những chấn song sắt của nhà tù như một con hổ bị nhốt trong cũi sắt, ôn lại những tội ác mình đã gieo rắc cho nhân dân trong những năm tháng đã qua, thì Dương Tự Trọng mới ngộ ra rằng, con người chết chưa phải là hết. Có thế giới tâm linh.

1. Bi kịch của một gia đình có truyền thống làm công an

Ở thành phố Hải Phòng, không ai là không biết gia đình ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá, Giám đốc công an thành phố Hải Phòng trong thập niên 1970-1980, được mệnh danh là gia đình có truyền thống cách mạng, không chỉ với ông bố một thời hét ra lửa ở thành phố đất Cảng này, mà gia đình ông còn có những người con “làm nên sự nghiệp” trong guồng máy nhà nước Việt Nam.

Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam(Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương ĐCSVN.

Dương Tự Trọng, nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an Hải Phòng, nguyên Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

Cô con gái là Thượng tá Băng Tâm, Công an PC25 Hải Phòng.

Con rể là Nguyễn Bình Kiên (chồng bà Băng Tâm), nguyên Đại tá, Phó Giám đốc công an Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an).

Trong bốn người con và rể ấy, thì đã có hai người dính vòng lao lý, một người bị lột hết sao và vạch, bị khai trừ đảng, ngồi chờ nghỉ hưu.

2. Những thành tích bất hảo của anh em Dương Tự Trọng

Trong những người con của ông Dương Khắc Thụ, người nổi tiếng nhất là Dương Chí Dũng với “thành tích” làm thất thoát hàng chục triệu đô la trong vụ án Vinalines. Chiếc ụ nổi đã hết hạn sử dụng mua 2,3 triệu USD được Dương Chí Dũng phù phép thành 19 triệu USD. Dự án nhà máy sữa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban đầu được phê duyệt tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng, cũng được Dương Chí Dũng và các đồng chí của y nâng lên thành 6.489 tỷ đồng…vvv.

(https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Ch%C3%AD_D%C5%A9ng).

Mặc dù đã bỏ ra năm trăm mười ngàn USD để được Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an báo tin sẽ bị bắt và đã bỏ trốn ra nước ngoài, nhưng “lưới trời lồng lộng”, cuối cùng Dương Chí Dũng vẫn không thoát và phải tra tay vào còng. Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, DCD đã “nói toạc móng heo” ra rằng, ngoài số tiền năm trăm mười ngàn USD mà DCD đã đưa cho Phạm Quý Ngọ để mua tin, DCD còn đưa 1 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan, chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho Phạm Quý Ngọ, để nhờ Ngọ chuyển cho Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang nhằm không làm khó Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong quá trình chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn.

(http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140108/nhung-loi-khai-chan-dong-cua-duong-chi-dung-tai-toa/589099.html);

(https://www.youtube.com/watch?v=u7_68NXILl0)

Những lời khai này của DCD đã thành một cơn địa chấn làm chấn động dư luận cả nước. Mặc dù Phạm Quý Ngọ đã bác bỏ việc 3 lần nhận tiền từ DCD, nhưng sau đó Phạm Quý Ngọ “bỗng dưng” bị đột tử một cách khó hiểu. Vì vậy trong dân gian đã có câu ca về cái chết của người này như sau:

“Tin đâu như sét đánh ngang
Thượng tướng đang sống chuyển sang từ trần
Bạn bè, đồng chí mừng thầm
Anh đi như rứa nhiều thằng yên thân”.

Không thua kém người anh mình, Dương Tự Trọng cũng có những thành tích lẫy lừng trong ngành công an. Ngoài việc được mệnh danh là khắc tinh của các đối tượng tội phạm hình sự, Dương Tự Trọng được cho là đã được lên chức Phó GĐ Công an Hải Phòng và được thăng hàm Đại tá là nhờ công lao đã “buộc” Nguyễn Văn Chưởng nhận tội trọng vụ giết hại Thiếu tá công an Nguyễn Văn Sinh tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng, đã bị kết án tử hình và đang chờ ngày bị xử tử. Mặc dù Nguyễn Văn Chưởng được nhiều người dân xã Bình Dân, huyện Kim Thành, Hải Dương làm chứng rằng, vào tối hôm xảy ra vụ án, họ thấy Chưởng ở quê, cách địa điểm xảy ra vụ án đến 35 km. Nhưng DTT “bằng các biện pháp nghiệp vụ”, đã buộc Nguyễn Văn Chưởng phải nhận tội giết người mà mình không phạm. Trong vụ án này, Dương Tự Trọng lúc đó là Thượng tá, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, đã cầm chiếc áo của Nguyễn Văn Chưởng gửi trong tù ra. Chiếc áo ấy Chưởng đã rút từng sợi chỉ thêu thành những lời kêu oan. Cầm chiếc áo trên tay, Dương Tự Trọng hùng hồn tuyên bố: “ Tao, Thượng tá Dương Tự Trọng, thề sẽ làm cho thằng chủ tịch xã Bình Dân mất chức”, vì ông chủ tịch xã này lỡ xác nhận rằng những người nhân chứng đó là người thuộc địa phương mình. (http://boxitvn.blogspot.com/2014/12/nguyen-van-chuong-phai-chet-vi-chuc-pg.html). Không biết ông chủ tịch xã Bình Dân sau đó có bị mất chức hay không, nhưng Dương Tự Trọng đã mất toàn bộ sự nghiệp độc ác hại dân của mình.

Trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, Dương Tự Trọng đã nhờ những người thuộc diện có “số má” trong giới giang hồ Hải Phòng, là những tội phạm hình sự và buôn lậu ma túy trợ giúp. Những người này đã đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn, đã lo nơi ăn chốn ở cho DCD và lấy tiền của DTT tiếp tế cho DCD lúc còn ở Cămpuchia. Điều này cho thấy những dư luận cho rằng ngành công an bảo kê, thao túng cho bọn tội phạm hình sự, bọn buôn bán ma túy là có cơ sở.

Khác với hai người con trai của ông Dương Khắc Thụ, người con rể Nguyễn Bình Kiên lại bị ngựa đá vì tội dám “mò dái ngựa”. Khi còn làm Phó cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an), Nguyễn Bình Kiên đã chỉ đạo cấp dưới ghi âm trộm và phát hiện vụ làm ăn phi pháp hàng triệu đô la của cha con ông Nguyễn Văn Thành lúc ông Thành còn làm Chủ tịch TP. Hải Phòng. Vì vụ này đụng phải hòn đá lớn, nên kế hoạch “cất vó” cha con ông Thành không được cấp trên phê duyệt. Sau này, lúc Nguyễn Bình Kiên về làm Phó GĐ CA Hải Phòng, cũng là lúc ông Thành lên làm Bí thư TP. Hải Phòng. Cơ hội đã đến,“kiến ăn cá thì cá ăn kiến”. Ông Kiên bị buôc tội “ đã chỉ đạo cấp dưới về nghiệp vụ liên quan đến liên lạc điện thoại cá nhân của gia đình ông T., một vị lãnh đạo hàng đầu đất Cảng”, bị khai trừ đảng và cách hết mọi chức vu, đuổi về chờ nghỉ hưu (http://kienthuc.net.vn/soi-xet/vi-sao-pho-giam-doc-cong-an-tp-hai-phong-bi-cach-chuc-218881.html).

Việc ghi âm trộm bất cứ cá nhân và tổ chức nào mà ngành công an nghi ngờ, là việc làm vi phạm pháp luật về bí mật thư tín. Nhưng với ngành công an lại là việc bình thường. Phạm Quý Ngọ khi báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng dặn DCD hãy dùng sim rác gọi cho mình theo một số đặc biệt, và gọi xong thì vứt sim đi. Đến trường hợp của Nguyễn Bình Kiên thì phải trả giá.

3. Dương Tự trọng đã thấy gì trong giấc mơ?

Dương Tự Trọng kể với Trần Đăng Khoa: “Anh có tin vào tâm linh không? Là vì trong đời, có những việc em không thể lý giải được. Chỉ có thể khẳng định rằng, có một thế giới vừa hiện thực vừa huyền bí bao phủ quanh mình. Đó là thế giới tâm linh… Đấy là cuộc gặp gỡ với bố em. Ông cụ đến thăm em. Lâu lắm rồi em mới được gặp bố… Em thấy ông cụ đứng nhìn em trân trân… Em bảo bố nói gì với con đi chứ… Rồi ông khóc, nước mắt lại có máu. Máu nhỏ xuống cả mặt em. Thế là em khóc ầm lên và bừng tỉnh…Lúc ấy là 4giờ 15 phút ngày 25 tháng Giêng năm 2016… Em nói với các bạn cùng buồng giam rằng bố tôi mất rồi. Cụ vừa mới mất cách đây ít phút thôi. Chắc cụ đến để vĩnh biệt con… Sau này người nhà vào thăm, em biết sụ thật. Đúng là lúc ấy bố em đang hấp hối…”.

Đúng là một giấc mơ rùng rợn. Một giấc mơ có máu. Nhưng là máu của ai? Phải chăng đó là máu của những người vô tội mà ngành công an nói chung và cha con DTT nói riêng đã gieo rắc cho nhân dân trong mấy chục năm qua? Phải chăng việc mấy người con và rể của ông Dương Khắc Thụ đang chịu quả báo nhãn tiền? Giấc mơ có máu này là lời cảnh báo cho những người chỉ biết “còn đảng còn minh”, đang hàng ngày gây ra biết bao tội ác cho nhân dân.

Xin mời quý vị độc giả xem Video : Chi tiết "bất ngờ" trong lời khai của nữ sát thủ đảo lộn mọi sự suy đoán? 

                     

Không chỉ Dương Tự Trọng tin vào tâm linh, mà nhà thơ Đại tá công an Hồng Thanh Quang, TBT báo Đại Đoàn Kết, trong một lần nói chuyện với nhà báo Hồng Cư trong chương trình Cà phê sáng với VTV3, khi nhà báo Hồng Cư hỏi về chuỗi hạt mà HTQ đeo trên cổ tay có ý nghĩa gì, thì vị Đại tá công an này nói, tôi tin vào tâm linh. Và hy vọng chuỗi hạt này sẽ đem lại nhiều điều may mắn.

Không nên chờ đến lúc phải ngồi trong chấn song sắt nhà tù mới ngộ ra rằng con người chết chưa phải là hết. Có thế giới tâm linh. Mà những kẻ gây tội cho nhân dân sẽ phải chịu sự phán xét của luật nhân quả ngay khi họ còn sống.

Hương Khê

(Dân Luận)

Đặng và Hứa 'khai đao' ngày 17 tháng 2

  • 17 tháng 2 2016
Nhân kỷ niệm cuộc chiến 1979, BBC tổng hợp lại một số tư liệu tiếng Anh về bối cảnh và bài học của cuộc xung đột này:
Bản quyền hình ảnhBBC WORLD SERVICE
Sau chiến thắng 1975, miền Bắc Việt Nam đã chọn ưu tiên chiến lược là Liên Xô xa xôi và xa dần kẻ thù lịch sử, láng giềng Trung Quốc, theo bài trên Bách khoa Toàn thư Anh Quốc, Britannica, mục về Việt Nam.
"Với thành công nhanh chóng trong chiến dịch bài Hoa, đuổi đi giới thương nhân gốc Hoa, Việt Nam còn mở vịnh Cam Ranh cho hải quân Liên Xô vào, và ký kết Hiệp ước hữu nghị với Moscow.
"Quân đội Việt Nam cũng đã xâm chiếm Campuchia để trục xuất quân Khmer Đỏ.
"Rất sớm sau khi Đặng Tiểu Bình có chuyến thăm được ca ngợi tới Mỹ, Bắc Kinh đã tuyên bố ý định trừng phạt Việt Nam vào tháng 2 năm 1979."
Reg Grant, trong một cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam đã đặt xung đột Trung - Việt vào nhóm các cuộc chiến mới nảy sinh ở vùng Đông Dương sau 1975.
Cuộc chiến Biên giới 1979 là hệ quả của chiến tranh Campuchia, khi xung đột nhỏ lẻ ở vùng biên giới với Việt Nam nổ ra vì các cuộc tập kích của Khmer Đỏ.
Bản quyền hình ảnhMAI THANH HAI
Theo tác giả này, các diễn biến ở biên giới khiến Việt Nam "đưa quân xâm lược Campuchia toàn diện vào Giáng Sinh 1978, và đến 7/01/1979 thì chiếm Phnom Penh và thiết lập một chính phủ mới".
"Quân Khmer Đỏ bị đẩy ra khỏi các đô thị và tiếp tục quấy nhiễu quân Việt Nam ở các tuyến dọc biên giới Thái Lan."
"Trung Quốc là nước hỗ trợ chính cho chế độ Pol Pot. Ngày 17/02/1979, Trung Quốc tung quân xâm lược Việt Nam. Họ không muốn chiếm nước này mà chỉ muốn ngăn sự hung hãn của Việt Nam."
"Nhưng quân Trung Quốc không thể nào tiến được trước sức chống trả bền bỉ của phía Việt Nam và đến ngày 6/3/1979, họ phải rút quân về."

Các bên cùng thất bại

Theo Britannica, cuộc chiến Trung - Việt diễn ra khi Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, đã ủng hộ Trung Quốc, một phần vì dư âm của sự thù ghét với Bắc Việt sau chiến tranh.
Liên Xô đáp trả với lời đe dọa chống lại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không thắng được lực lượng dân quân biên giới của Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhREUTERS
Sau ba tuần với những trận giao tranh dữ dội, Việt Nam tuyên bố gây ra con số 45,000 thương vong cho phía Trung Quốc và Trung Quốc đã rút quân.
Bản quyền hình ảnhAP
Image captionĐặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ tháng 2/1979
Chính sách của Mỹ đem lại hậu quả tiêu cực.
"Uy tín quân đội chính quy của Trung Quốc bị phá tan, Campuchia vẫn ở lại trong phe Liên Xô-Việt Nam, và các chiến thuật sử dụng lá bài Trung Quốc của Hoa Kỳ trở nên vô duyên," Britannica viết.
Với Trung Quốc, một mục tiêu của việc phát động cuộc chiến đánh vào đồng minh của Liên Xô còn là nhằm để chia rẽ Washington và Moscow.
Nhưng trái với mong đợi của Bắc Kinh, chiến tranh biên giới Việt-Trung cũng không ngăn được cuộc gặp Mỹ- Xô được lên kế hoạch từ trước đó, cũng như việc kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí tấn công chiến lược lần thứ hai (SALT II).
Bản quyền hình ảnhVN ARCHIVES
Image captionBắt tù binh Trung Quốc
Đàm phán đã đi đến thỏa thuận ở Vladivostok và cuối cùng hai bên cũng đi đến bản Hiệp ước dự thảo.
Quá trình hòa hoãn Liên Xô và Mỹ chỉ ngưng lại khi Moscow đưa quân vào Afghanistan, bắt đầu một cuộc dính líu quân sự mới cho tới khi Liên Xô tan rã.
Còn Hà Nội sau cuộc chiến lại càng phụ thuộc vào Moscow cho tới khi Liên Xô sụp đổ, với các hệ luỵ về thể chế cho nước Việt Nam cộng sản.

Bài học cho Trung Quốc

Riêng với Trung Quốc, đây là cuộc chiến lớn nhất về mặt quân sự kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Và bài học Bắc Kinh có thể rút ra thì rất nhiều, theo một tác giả gốc Trung Quốc, Zhang Xiaoming.
Bản quyền hình ảnhVN ARCHIVES
Image captionNữ quân nhân Việt Nam
Trong bài trên The China Quarterly 2005, ông xác định qua các tài liệu Trung Quốc rằng Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo cổ vũ cho chuyện tấn công để "dạy cho Việt Nam một bài học".
Dù Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm cả Hoa Quốc Phong không phản đối, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc cũng không hoàn toàn đồng thuận về cách dùng quân của ông Đặng.
Rốt cuộc, người ủng hộ rõ nhất cho Đặng là Trần Vân, nhân vật kỳ cựu trong Đảng.
Nhưng Zhang Xiaoming cho rằng chính Trung Quốc "mới là bên nhận một bài học".
Ông Đặng bỏ qua cơ chế chỉ huy bình thường, và trực tiếp giao cho Hứa Thế Hữu tấn công từ phía Đông (Quảng Tây), và điều động Dương Đắc Chí, từ quân khu Vũ Hán (miền Trung Trung Quốc) xuống chỉ huy cánh quân phía Tây từ Vân Nam đánh vào Việt Nam.
Ông Đặng, bắt chước Mao Trạch Đông, đã trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến và chỉ 'tham vấn trước' với một số nhân vật lão thành trước khi đưa ra một cuộc họp kéo dài 5 tiếng ở Bộ Chính trị.
Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionĐặng học cách 'trực tiếp cầm quân' của Mao khi ra lệnh đánh Việt Nam năm 1979
Ông cũng bỏ qua vai trò của tư lệnh quân khu Côn Minh, tướng Vương Tất Thành.
Quyết định này của Đặng Tiểu Bình có hệ quả nghiêm trọng cho quân Trung Quốc: vì thiếu phối hợp hai cánh quân, họ bị tổn thất nặng nề, theo Zhang Xiaoming.
Đến giữa tháng 1/1979, chừng 320 nghìn quân Trung Quốc đã tập kết ở các tuyến dọc biên giới Việt Nam.

'Dùng dao mổ trâu chém gà'

"Cách dụng binh của Hứa Thế Hữu là "dùng dao mổ trâu chém gà" (niudao shaji - ngưu đao sát kê) tấn công tổng lực và toàn diện vào mọi điểm phòng vệ của Việt Nam."
Mục tiêu của chiến dịch "phản kích tự vệ" - cách Trung Quốc chuẩn bị dư luận trong và ngoài nước về cuộc xâm lăng - là nhanh chóng "tiêu hao sinh lực địch".
Bản quyền hình ảnhGETTY
Image captionPháo binh Việt Nam trong cuộc chiến 1979
Trung Quốc đưa 9 quân đoàn đánh xuyên biên giới và huy động cả hơn 200 nghìn dân Quảng Tây phục vụ chiến dịch, trong đó 26 nghìn dân quân tham chiến trực tiếp, theo Zhang Xiaoming.
Tại một số mặt trận như ở Cao Bằng, tỷ lệ quân Trung Quốc so với lực lượng Việt Nam là 8:1.
Nhưng tổn thất của phía Trung Quốc là rất lớn.
Bài của Zhang Xiaoming nhắc lại rằng Trung Quốc từng nói họ giết và làm bị thương 57,000 quân Việt Nam, còn Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời gian đó nói họ giết và làm bị thương 42,000 quân Trung Quốc.
Nhưng theo tác giả này, các nghiên cứu được cập nhật (cho đến 2005) tin rằng số quân Giải phóng Nhân dân TQ bị giết trong cuộc chiến là 25 nghìn, và số bị thương là 37 nghìn.
Bản quyền hình ảnhGETTY
Ngay cả con số Bắc Kinh thừa nhận (6700 tử sĩ và 15000 thương binh) cũng đưa số thương vong lên 21 nghìn, trên tổng quân số chừng 300 nghìn tham chiến, một tỷ lệ rất cao.
Trung Quốc đã tổng kết, rút ra nhiều bài học về chiến thuật, về thông tin liên lạc, vũ khí.
Dù vậy, Zhang Xiaoming cho rằng vẫn có một bài học Trung Quốc chưa rút ra từ cuộc chiến với Việt Nam.
"Vì bị ảnh hưởng của tư tưởng Mao, coi chiến tranh là 'sự nối dài của mục tiêu chính trị', Trung Quốc vẫn chưa đánh giá lại xác đáng về chiến thắng hay thất bại nhìn từ góc độ quân sự thuần tuý."
Cuộc chiến 1979, nhìn từ phía Trung Quốc, là cách Bắc Kinh phản ứng lại sự bành trướng ra Đông Nam Á của Hà Nội, và cũng là cách ngăn chặn tham vọng toàn cầu của Moscow, theo Zhang Xiaoming.
Và đây có thể là bài học lớn nhất cho các quốc gia trong vùng đang tiếp tục có các tranh chấp trong một bối cảnh địa chính trị mới như ngày nay.