Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

"Trụ đồng Mã Viện" thời Hồ Cẩm Đào đặt ở Tân Rai Lâm Đồng ? ( Bài và ảnh của Phạm Viết Đào đưa lên mạng sau chuyến thị sát Tân Rai 2011)

16:05:46 09/04/2015


1/ Mã Viện cho xây Trụ đồng để:
- Làm Đài thiên văn?
 - Làm trụ mốc biên giới xác định ranh giới lãnh thổ hai nước kèm theo lời thề nguyền ngụ ý hăm doạ dân Giao Chỉ không được xâm lấn lãnh thổ Trung Quốc: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt ?
- Hay trụ đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ?

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Nội

2/ Trụ đồng Mã Viện xây ở đâu:
- Theo sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Trụ đồng Mã Viện đặt ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.
Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của Giáo sư-Bác sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á ( Pháp )“Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA”, thì: biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc giáp giới với tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên?

Hằng nằm cứ vào ngày 6/2 âm lịch lể kỷ niệm hai bà Trưng được cử hành tại nhiều nơi có người Việt sinh sống. Ðây là một sinh hoạt có tính lịch sử truyền thống.
Vào năm 40 sau công nguyên (scn), Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị quê ở Mê Linh đã dựng cờ khởi nghĩa, trước là trả thù cho chồng sau là đánh đuổi quân xâm lược, Hai Bà đã lấy được 65 thành trì và sau đó là xưng vương họ Trưng.
Năm 42 scn Mã Viện theo đường biển xua quân đánh trở lại. Trước thế giặc mạnh, quân hai bà chống cự không nổi, rút lui về Cẩm Khê và tan hàng từ đó.
Sau khi xâm chiếm đất Giao Chỉ Mã Viện cho thực hiện hai công trình là: Dựng trụ đồng Mã Viện tại động Cổ Sâm, châu Khâm và xây thành Kiên Giang hình tổ kén ở Phong Khê.
Trang lịch sử này đã gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề như là:
- Nguyên do khởi nghĩa của Hai Bà vì thù chồng hay vì nợ nước?
- Hai Bà lập nên chế độ mẫu hệ đầu tiên ở Việt Nam chăng?
- Ngày lễ kỷ niệm của Hai Bà cũng có sự khác biệt? Ngày 6/2 hay 6/3 Âm lịch?
- Nguyên do cái chết của Hai Bà là nhảy sông tự tử hay bị chém đem đầu về Trung Quốc?
Cho dù có đặt nghi vấn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng phải thừa nhận một điều là Bà Trưng là vị nữ vua đầu tiên tại Việt Nam, một vị vua thành tựu do công sức và tài trí trực tiếp đánh quân xâm lược. Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa do lòng yêu nước chân chính của mình, xuất thân từ giai cấp quí tộc, chứ không phải từ quan niệm đấu tranh giai cấp như nhà sử học xã hội chủ nghĩa lý giải.
Hai bà Trưng đã tạo dựng nên truyền thống vẻ vang nữ anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

 
Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thương Giám Cương Mục (KDVSTGCM), trang 24-25 ghi:
“Trưng vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh tàn quân của hai bà là bọn Ðô Dương đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của Nhà Hán…”.
Sách Thủy Kinh Chú của Lịch Ðạo Nguyên chép rằng: Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc...Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh có chép:
Tương truyền cột đồng ở về động Cổ Sâm châu Khâm, Mã Viện có thề rằng: “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “Cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt”, nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Ðó vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.Mã Viện nhà Hán đắp thành Kiển Giang.
Vì thấy huyện Tây Vu có đến ba vạn ba nghìn hộ, Mã Viện xin chia ra làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải. Vua Hán y cho Mã Viện lại lập hành quách, đặt tỉnh ấp (xóm làng), đắp thành Kiển Giang ở Phong Khê. Thành này hình tròn như cái Tổ kén. Nên gọi là thành Kiển giang. Ba năm sau Mã Viện về nước.

A- Trụ Ðồng Mã Viện
Trải qua một thời gian dài bị đô hộ dưới thời Hán thuộc, trụ đồng Mã Viện đã hoàn toàn mất hết dấu tích nhưng vẫn còn để lại nhiều nghi vấn lịch sử như sau:
I - Sự thật của trụ đồng
Trụ đồng Mã Viện là một câu chuyện có thật, đã được ghi vào sử liệu của cả hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ðây không phải là một huyền thoại hay là hư cấu.
Vào đời vua Trần Thánh Tôn, Ngài đã cho người đi tìm lại dấu tích cột đồng nhưng không thấy.
“Tháng 4 mùa hạ (1272,) sai viên ngoại lang là Lê Kính Phu sang hội với người nhà Nguyên biện luận việc cương giới. Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với Nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi... ( KDVSTGCM, Quyển VII tr. 219)
“Tháng 8 mùa thu (1345) Sai sứ sang nhà Nguyên. Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch sự việc này” (KDVSTGCM, Quyển IX Tr.279).
II - Vị trí của trụ đồng
Ða số sử liệu đã thống nhất vị trí của trụ đồng như sau:
- Sách Nhất Thống Chí nhà Ðại Thanh chép: Cột đồng ở về động Cổ Sâm, châu Khâm.
- Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngoại Ký của Lê Văn Hưu Quyển III Tr. 22 ghi: Mã Viện bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán. Cột đồng tương truyền ở trên động cổ Lâu, châu Khâm.
Tóm lại theo sử liệu trên có thể kết luận là trụ đồng nằm ở vùng Châu Khâm tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu thuộc vùng biên giới cực bắc Giao Chỉ cũng là cực nam nhà Hán.
Một vấn đề cần được sáng tỏ nữa là: châu Khâm là huyện biên giới giữa Giao Chỉ và Nam Hán hiện nay nằm ở đâu?
Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của Tiến sỹ Trần Ðại Sỹ, Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp Á “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống DNA” thì:
Sau khi dẫn chứng lịch sử thời hai bà Trưng, di tích, cổ vật, cùng kết quả thử nghiệm DNA đã kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Sự phát hiện này có thể xác quyết một điều là vị trí trụ đồng nằm ở biên giới phía Bắc Việt Nam qua thời gian đô hộ đã bị Trung Quốc lấn chiếm và vùng đất động Cổ Sâm (Cổ Lâu) hiện nằm sâu trong lãnh địa Trung Quốc hiện nay.
"TRỤ ĐỒNG MÃ VIỆN" THỜI HỒ CẨM ĐÀO LIỆU CÓ PHẢI ĐÃ ĐƯỢC CẮM Ở TÂN RAI-BẢO LÂM-LÂM ĐỒNG ?
Một trong 2660 cột trụ bê tông được đào tại nhà máy luyện alumin Tân Rai Lâm Đồng có chiều sâu 34 m và do công nhân Trung Quốc đào thủ công có giống với trụ đồng Mã Viện thời Hán?
 
III - Ý nghĩa câu “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt”
Trong hầu hết cổ sử Trung Quốc và sử Việt ghi chép lại, giải thích câu này chỉ là một lời thề. Ðiểm này có nhiều nghịch lý.
1. Ðây không thể là một lời thề.
Thật vậy, Mã Viện là người đi chinh phục và vui mừng thắng trận, nên không có động cơ nào để tạo ra một lời thề ghi trên trụ đồng. Vì vậy sách sử gọi đây là lời thề là không đúng sự thật.2. Ý nghĩa câu chữ “Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt” ngầm ý hăm dọa cũng như gây hận thù với dân tộc Giao Chỉ rất là phi chính trị. Theo sử sách cho biết Mã Viện là một danh tướng văn võ song toàn giỏi quân sự lẫn chính trị, có thể nào ngây ngô đưa ra một lời thề phi chính trị như trên hay không? Tất nhiên là không, vì thế Mã Viện cố tình ghi khắc câu này tất phải có mưu đồ sâu độc nào đó đối với đất nước Giao Chỉ vậy.3. Ða số sách sử Trung Hoa cũng như Việt Nam đều giải thích câu:
“Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là trụ đồng gãy thì dân Giao chỉ bị giết. Chữ Chiết mà dịch là gãy đúng với ngôn ngữ, thế nhưng trong trường hợp này có điều không ổn. Vì rằng một cột trụ đồng kim loại, đặc ruột dựng giữa thiên nhiên thì làm sao có thể gãy được? nếu so với một cây cau, một cây dừa thân mộc, cao, tán cây rộng lung lay trước gió bão còn có thể đứng vững. Thì đây là một nghịch lý.
Do vậy sự dịch thuật câu chữ này hoàn toàn sai lầm một cách cố tình nhằm che dấu một bí mật lịch sử mà người viết sẽ phân tích ở phần sau.
 
IV- Công dụng của trụ đồng
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cũng chưa có lời đáp thích hợp.
1) Theo sử gia Phạm Văn Sơn chuyện cột đồng Mã Viện thiết tưởng không đáng tin lắm chỉ nên coi là một giai thoại không hơn không kém... Nếu coi cột đồng Mã Viện là một mỹ đàm thì chép vào sử để làm một câu chuyện kể chơi cho có thú vị thiết tưởng không hại gì. (Việt sử Tân Biên, tr.199). Ðây chỉ là lối nói huề vốn khi không lý giải được những nghịch lý của câu chuyện trụ đồng, do vậy không đáng tin cậy. Viết lịch sử của một dân tộc cần sự nghiêm túc chứ không phải là chuyện mỹ đàm, kể chơi cho vui.

  
Vườn hoa trồng theo hình Quốc ấn tại dinh Bảo Đại- T.P Đà Lạt...
 
2) Theo tác giả Trương Thái Du trong bài “Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam (Talawas - lịch sử).
Cột đồng Mã Viện dựng năm 43 ở quận Giao Chỉ và Tây Ðồ Di cũng chính là đài quan trắc thiên văn... Trong công tác thiên văn thời Mã Viện, để xác định những vùng đất mới, cần phải tiến hành quan trắc các chỉ số năm này qua năm khác. Cột thiên văn chuẩn phải vừa tránh được thời tiết xâm hại, vừa bền vững nên chất liệu đồng đã được chọn. Muốn đo đầy đủ thì phải cử người ở lại làm việc, ít nhất là hằng năm tập hợp số liệu đem về kinh đô. Chuyện dân gian Việt Nam kể rằng Mã Viện từng dựng cột đồng ở Bắc Việt lại càng khẳng định đây là cột thiên văn chứ không phải mốc giới. Chẳng ai đem mốc giới để giữa nơi đô hội, để mỗi người đi qua ném một hòn đá vào đấy mong cột đừng đổ. Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện ngầm bảo phải coi sóc “đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận. Cơ sự là thế! Con toán thiên văn nhỏ của tôi ở tiểu mục 1 là minh họa suốt bài viết này.
Giả thiết này khó thuyết phục bởi những nghịch lý sau: Một cột đồng đặc ruột thuần túy trồng giữa trời mưa nắng không thể gọi là một đài (?) thiên văn được. Theo người viết hiểu ý của tác giả là trụ đồng Mã Viện được sử dụng như là một cái cột chuẩn để đo lường sự di chuyển của bóng mặt trời, mặt trăng... Nếu chỉ với công dụng như vậy thì chẳng cần phải dùng cột đồng làm gì cho năng nhọc, thực hiện khó khăn (từ việc gom đồng, đúc cột, điêu khắc, di chuyển, dựng cột...), rất tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian. Ngoài ra còn viện lý do khỏi bị thời tiết xâm hại lại không chuẩn.
Vì rằng cột đồng to và cao đủ để đo bóng mặt trời thì rất nặng hàng tấn tạo sức ép trên một tiết diện nhỏ thì với thời tiết mưa lụt khí hậu ẩm thấp, đất ướt, mềm nở ra rất dễ bị lún, hay đổ ngã nguy hiểm. Với độ lún hằng năm của trụ đồng, thì độ đo đạc lại càng thiếu chính xác, sẽ làm giảm mất giá trị công dụng nói ở trên. Với trụ gỗ tốt vừa nhẹ, bền, dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ thay thế, lại đạt yêu cầu trên có lẽ hợp lý hơn cột đồng.
Với uy danh của một tướng lãnh thống trị đương thời chắc chắn có rất nhiều cách để bảo quản trụ đồng cần gì phải ngầm bảo dân bị trị phải coi sóc 
“đài thiên văn” bỏ túi kia cẩn thận bằng câu “Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” vừa vô chính trị đối với một vị tướng văn võ toàn tài, vừa mất tư cách đạo đức của một kẻ đi thống trị. Với toán công tác thường trực ghi số liệu báo cáo hằng năm không đủ sức bảo quản trụ khí tượng hay sao, mà cần phải ngầm bảo dân bị trị coi sóc?

Cột mốc biên giới tại bờ thác Bản Giốc-Cao Bằng
 
3) Theo cổ sử, cột đồng chỉ là cột mốc biên giới mà thôi. Lối giải thích này cũng không thỏa đáng. Nếu là cột mốc biên giới tại sao không ghi những thông tin cần có của vùng biên giới mà lại ghi câu: “Trụ đồng chiết , Giao Chỉ diệt” trên cột đồng?
Thứ nữa là cột mốc biên giới tại sao không đặt tại những con đường đi giữa ranh giới của hai nước, mà lại đặt tại một hang động trong vùng hẻo lánh?


Trụ sở làm việc của Ban quả lý dự án nhà máy luyện Alumin Tân Rai-Lâm Đồng

B - KIỂN THÀNH
Là công trình cụ thể thứ hai của Mã Viện đã hoàn thành trước khi về nước. Theo sách sử giải thích thành Kiển Giang có hình tổ kén của con tằm, như vậy nó có hình tròn và dài túm hai đầu, chứ không đơn giản là hình tròn ghi trong sử liệu, đã đem lại nhiều ngộ nhận cho người đọc sử.
Hình dáng của Kiển Thành cũng đem là nhiều nghi vấn. Thật vậy đây là loại thành quách quân sự rất hiếm thấy trong sử sách, là loại hình dài và gầy hẹp có rất nhiều nhược điểm như sau:
- Dễ bị tàn phá bởi thời tiết gió bão, thật vậy một trường thành dài và ốm sẽ hứng chịu nhiều sức tàn phá của gió bão hơn là một bức thành ngắn, tròn hay vuông và rộng.
- Mục đích xây thành cho dân ở vì dân số đông mà lại xây thành hình ốm và đài là không kinh tế và khó có thể thỏa mãn đầy đủ nhu cầu phát triển cư dân về lâu dài.
- Về mặt quân sự một trường thành dài rất khó trấn thủ vì tốn kém nhiều nhân lực canh gác, và khó tiếp ứng từ đầu này đến đầu khác.
Vì thế câu hỏi đặt ra là tại sao không xây thành hình vuông, đa giác lồi hay hình tròn bình thường như những thành quách khác mà lại xây thành hình cái kén? Ẩn ý của kiến trúc này là gì vẫn chưa được giải đáp trong sử sách.
Tóm lại, những nghịch lý trên của lịch sử đã trải qua gần 2.000 năm vẫn chưa được lý giải minh bạch dưới nhãn quang của các nhà sử học hay nhà khảo cổ. Thế nhưng, nếu nhìn sự việc trên đây bằng nhãn quang của một nhà phong thủy thì tất cả mọi nghi vấn trên đều được giải đáp thỏa đáng.

Cổng vào nhà máy luyện alumin có tượng hình sinh thực khí đàn bà,
treo cờ của tập đoàn luyện alumin Chaleco Trung Quốc...

Thật vậy đây là một trận đồ phong thủy mà Mã Viện bày ra nhằm hãm hại đất nước Giao Chỉ. Hai Bà Trưng đối với Việt Nam là những anh hùng dân tộc, thế nhưng theo quan niệm của triều đình Hán hai bà Trưng chỉ là yêu tặc.
Theo An Nam Chí Lược (trang 40) do tác giả Lê Tắc là người Việt Nam, chạy qua sống ở Trung Hoa và viết sử theo quan niệm của Trung Hoa như sau:
Năm Kiến Võ thứ 16 của Hán Quang Vũ Ðế (sau công nguyên 40), người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc làm phản, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam đều hưởng ứng theo. đành các quận ấp, cướp được 60 thành, rồi tự lập làm vua...
Ðến năm Kiến Võ thứ 19 Mã Viện chém yêu tặc là Trưng Nhị (Nhị là em gái của Trưng Trắc) và đánh luôn dư đảng, bọn Ðô Lương, đến huyện Cư Phong, bọn này chịu đầu hàng..
Vào thời đại nhà Hán, thuật phong thủy, địa lý rất thịnh hành, tất cả những công trình xây dựng mồ mả, lâu đài đều tuân hành nghiêm túc quy luật địa lý phong thủy.
Ảnh hưởng bởi quan niệm này, Mã Viện sau khi trừ diệt được hai Bà Trưng (?) đã bày một trận đồ phong thủy để diệt tận gốc yêu quái, trừ hậu hoạn, nhằm hãm hại đất nước ta không còn vua nữ giới nữa bằng những hành động như sau:
1- Mã Viện cho dựng một trụ đồng tại động Cổ Sâm hay Cổ Lâu, nghi vấn đặt ra là tại sao không đặt nơi đồng bằng trống trải dễ thấy hay tại những con đường đi lại giữa hai nước như là cột mốc bình thường mà lại đặt tại một hang động? Chỉ có thể trả lời là động Cổ Sâm chính là huyệt hàm rồng kết phát làm vua của đất Giao Chỉ nên Mã Viện muốn phá hủy để đất nước không còn vua nữa, dễ bề cai trị.
Nếu tự nhiên Mã Viện cho đào sâu xuống để chôn hoàn toàn một trụ đồng mà không có lý do chính đáng thì mọi người sẽ nghi ngờ, và gặp nhiều khó khăn trong thực hiện, vả lại cũng kém hiệu quả về mặt phong thủy. Vì thế mà Mã Viện đã thâm độc, cho dựng đứng trụ đồng không cần phải chôn sâu và ghi khắc câu chữ “
Trụ Ðồng chiết, Giao Chỉ diệt” bề ngoài như là hăm dọa, nhưng thực chất là khiêu khích lòng tự ái dân tộc của dân Giao Chỉ, sau đó ngầm hỗ trợ cho người dân mỗi ngày ném gạch đá vào trụ đồng để chôn lấp. Sự việc này có hai tác dụng thứ nhất là giữ cho trụ đồng không bị nghiêng ngả với thời gian, thứ hai trụ đồng nặng hàng tấn tạo một sức ép mạnh trên một tiết diện nhỏ thì dễ dàng từ từ lún sâu vào lòng đất mỗi khi thời tiết mưa ẩm, đất nở và mềm ra. Có như vậy mới che dấu được quỷ kế thâm độc của mình và tác dụng phong thủy lại càng tăng cao.

Trụ bêtông thời Hồ Cẩm Đào giống Dương Hoả Tượng, một loại bùa chú thời Hán có hình sinh thực khí đàn ông đóng vào sinh thực khí của đàn bà Giao Chỉ để tuyệt đường sinh sản ???
 
2- Ý nghĩa thật sự của câu:
“Ðồng trụ chiết... Giao Chỉ Diệt”, Ðây là một câu thần phù còn ẩn dấu một hai chữ để che đậy âm mưu phá huyệt phong thủy. Thật vậy chữ Chiết ở đây không có nghĩa là gãy mà có nghĩa là tách làm hai, ví dụ như chiết cành chẳng hạn. Do đó câu trên nên giải thích là “trụ đồng tách huyệt (đế vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”. Chứ không thể dịch là trụ đồng bị gãy, dân Giao Chỉ bị giết hoàn toàn phi lý. Như vậy câu trên có hai chữ bi ẩn dấu là chữ huyệt và chữ vương.
3- Kiển Thành hình cái kén, nếu chúng ta tách rời hai sự kiện này ra thì sẽ không thấy âm mưu sâu độc của Mã Viện, vì thế người viết, kết hợp cả hai sự kiện này bằng một hình vẽ tượng hình, bạn đọc sẽ thấy rõ ràng hơn:
Hình dáng Kiển Thành, tổ con tằm, Âm, Thủy, tượng hình của người đàn bà, kết hợp với hình dáng trụ đồng Mã Viện, Dương, Hỏa, tượng hình của người đàn ông.
Theo Kinh Dịch lý thuyết Vũ trụ: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái.

Theo thuật phong thủy, nói về nhà cửa thường sử dụng bùa bát quái để trấn yểm hướng xấu. Trong phạm vi rộng lớn của một đất nước, bùa bát quái không có hiệu lực, vì thế Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi đề cập trong sách vở đó là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch.
 
Loại bùa này được thực hiện bởi hai công trình: Kiển Thành, Âm thủy và trụ Ðồng Mã Viện, Dương Hỏa.Ngoài ra, nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò rất thô bỉ là “Ðóng cọc người đàn bà Giao Chỉ” nhằm triệt tiêu con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Với chứng cứ đê tiện này cũng có thể chứng minh truyền thuyết quân Mã Viện lúc giao chiến với đội quân nữ giới của Hai Bà đã chơi trò đồng loạt “Truồng cởi” làm hổ thẹn nữ binh không phải là không có lý.
 
Hàng cọc trụ móng bêtông được đào thủ công có giống với trụ đồng Mã Viện khi xưa ?

Tóm lại câu chuyện trên có thể kết luận như sau:
- Cột đồng Mã Viện là một dụng cụ phong thủy chôn tại động Cổ Sâm nhằm mục đích phá vỡ huyệt kết phát vương quyền của đất Giao Chỉ.
- Câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” là một câu thần phù hay nói đúng lời là một lời nguyền có hiệu lực cho đến khi được giải mã (?).
- Hình dáng Kiển Thành kết hợp với trụ đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa Lưỡng Nghi nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc.
Sở dĩ loại bùa chú này có hiệu lực lâu dài bởi hội đủ những điều kiện sau đây:
- Ðặt đúng huyệt vị.
- Ðiều quan trọng nhất không ai có thể hại mình bằng chính mình hại mình. Dựa vào nguyên tắc này Mã Viện đã thâm hiểm khích tướng để cho dân Giao Chỉ ném đá vào trụ đồng để giữ vững cho chôn trụ đồng có thời gian tự lún sâu vào huyệt đạo tạo thêm hiệu lực cho bùa trấn yểm.
- Thời gian hiệu lực của bùa chú càng lâu dài nếu bí mật của nó chưa được tiết lậu, các sử gia Trung Quốc vì quyền lợi Trung Quốc đã che đậy sự việc này và dối trá cho đây chỉ là cột mốc biên giới đơn thuần mà không có giải thích toàn bộ sự kiện. Và theo truyền thuyết bùa ngải, phong thủy, nếu một người mà dùng bùa chú hại người khác nếu được cao nhân cứu giải thì loại bùa chú đó sẽ trở lại tác động với chủ nhân của nó. Vì thế người Trung Quốc rất sợ phản đòn và rất kín miệng về sự việc này.
Ngoài ra để cho đất Giao Chỉ không còn huyệt phát vua chúa nữa, Hán tộc đã âm thầm cướp trắng một phần đất của Giao Chỉ, trong đó có vùng châu Khâm động Cổ Sâm và xóa tan dấu tích để người dân Việt không còn phương cách truy cứu. Và sự việc này cũng không được ghi chép vào sử sách.

Toàn cảnh nhà máy luyện Alumin Tân Rai- Lâm Đồng trưng ở cổng vào nhà máy là Âm Thuỷ,
một phần của bùa chú có tượng hình sinh thực khí đàn bà...
 
Đây ống khói bêtông cốt thép thời Hồ Cẩm Đào có là Dương Hoả Tượng có  tượng hình sinh thực khí đàn ông...




  
 Một số hình ảnh về nhà máy luyện Alumin Lâm Đồng

(Thiên Ân)

Theo Blog's Ban Mai Xanh

(Thiên Ân) Theo Blog's Ban Mai Xanh

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Việt Nam; Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV

RFA

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh ngày 13 tháng một năm 2017.
AFP photo
















Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc, vươn lên vị trí số 2 trong danh sách các nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra thông báo như vừa nêu.
Theo đó, hiện tại số vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là gần 722 triệu USD, chủ yếu được đầu tư vào các dự án sản xuất nhựa, xơ sợi hoặc mua cổ phần doanh nghiệp của các công ty người Việt làm chủ.
Hiện tại đứng đầu danh sách là Singapore với gần 882 triệu USD, và đứng thứ 3 là Hàn Quốc với hơn 637 triệu USD. Tổng cộng trong 2 tháng đầu năm 2017, có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam.
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam là 619 triệu USD, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn của Trung Quốc chiếm đến hơn 21%. Ngoài ra, có đến hơn 90% các dự án thiết kế, cung cấp thiết bị, và thi công của Việt Nam cũng do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ.

Đảng cộng sản đã phung phí tiền dân và tài sản quốc gia như thế nào qua các dự án của tập đoàn TKV

Trong 10 năm qua, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bỏ ra tổng cộng hơn 2.66 tỷ USD vốn đầu tư, mắc nợ 3.5 tỷ USD cho nhiều dự án khai thác bauxite, nhôm, than và trụ sở và đến bây giờ vẫn chưa thu lại lợi nhuận đáng kể nào từ các dự án.
clip_image002
Dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng:
- Phê duyệt năm 2006. Vốn đầu tư ban đầu là 7.787,5 tỷ đồng.
- 4 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2013 là 15.414 tỷ đồng. Tức là tăng gấp đôi.
Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ:
- Phê duyệt năm 2007. Vốn đầu tư ban đầu là 3.285 tỷ đồng.
- 3 lần điều chỉnh tăng vốn, dẫn đến vốn đầu tư vào năm 2014 là 16.821 tỷ đồng. Tức là tăng gấp 5 lần.
Tổng cộng tiền của dân và nợ dân phải trả để đổ vào 2 dự án này là 32.235 tỷ đồng, tương đương với 1.41 tỷ USD.
32.235 tỷ đồng bỏ ra trong hơn 10 năm, đến năm 2016, theo báo cáo của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), tổng sản lượng là 600.000 tấn/năm.(1)
Giá alumina trung bình trên thế giới vào năm 2016 là 320.71USD/tấn(2). Do đó, mỗi năm dự trù bán ra được 192 triệu USD.
Tuy nhiên, TKV cho biết: “Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến ra sản phẩm alumina trong tháng 12/2016Nhà máy sẽ đi vào hoạt động thương mại trong quý 1/2017”.
Nay đã vào quý 1/2017 mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Tức là vẫn con số 0 từ dự án cả tỉ đô la này.
Kết quả là vào cuối năm 2016, theo báo cáo của TKV, tổng số nợ mà TKV phải trả là 66.639 tỷ đồng, khoảng 2.9 tỉ USD.
Bên cạnh đó, TKV còn có khoản nợ khác (mà không nói khoản gì) là 13.696 tỷ đồng, khoảng 600 triệu USD.
Do đó, tổng cộng TKV mắc nợ là 3.5 tỷ USD.
Mặc dù núi nợ chồng chất, vốn đầu tư của các dự án lớn tăng vọt so với ban đầu, TKV vẫn tiếp tục kiếm chuyện đầu tư để có cơ hội bỏ tiền vào túi riêng:
- Dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng;
- Dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng;
- Dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng;
- Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội: 3.771 tỷ đồng;
- Dự án xây tòa trụ sở TKV tại Quảng Ninh: 964,7 tỷ đồng
Tổng cộng vốn bỏ ra cho những dự án kể trên là 28.502 tỷ đồng, tương đương với 1.25 tỷ USD.
Cộng số vốn các dự án trên với Bauxite Lâm Đồng và Nhân Cơ thì trong 10 năm qua TKV đã tiêu xài tổng cộng 2.66 tỷ USD, mắc nợ 3.5 tỷ USD và chưa thu lại 1 đồng lợi nhuận nào.
“Thành tích” này là “nhờ” được Bộ Chính trị Đảng CSVN “quyết”, Quốc hội bù nhìn của Đảng “phê” và toàn bộ các quan chức nhà nước của Đảng “ăn” và “phá”.
__________
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/ang-cong-san-phung-phi-tien-dan-va-tai.html

10 năm, hơn 32.000 tỷ vào alumin, bauxite Tây Nguyên


Vỡ dường ống bauxite. Photo courtesy Baomoi

Bạch Dương

Tình hình dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng vừa được Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cập nhật trong một báo cáo gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu, theo Nghị định 49 của Chính phủ năm 2016.

Một thập kỷ khai phá bauxite

Trong báo cáo này, TKV cho biết, dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng được phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư là 7.787,5 tỷ đồng, công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2006-2009. 

Sau 4 lần điều chỉnh tăng vốn, lần gần nhất là Quyết định số 2034 ngày 22/10/2013, đã nâng tổng mức đầu tư dự án lên 15.414 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm, hoàn thành vào năm 2013. 

“Thực tế dự án đã đưa vào vận hành năm 2013. Song từ năm 2014 - quý 1/2016, TKV tiếp tục triển khai thi công các hạng mục công trình như hồ bùn đỏ - khoang số 3 và một số hạng mục công trình phụ trợ khác, kết thúc xây dựng cơ bản trong quý 1/2016”, văn bản nêu. 

Đến hết năm 2016, dự án mới quyết toán được 12.145 tỷ đồng. TKV cho biết hiện dự án đang tập trung hồ sơ nghiệm thu thanh toán phục vụ kiểm toán, quyết toán. 

Ngoài khai thác bauxite, những năm qua, TKV cũng dồn sức thực hiện dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ. 

Dự án có vốn đầu tư 3.285 tỷ đồng, được phê duyệt năm 2007. Đơn vị thực hiện là Công ty Cổ phần Alumin Nhân Cơ (thuộc TKV). Công suất dự án là 300.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ năm 2007 - 2010. 

Tuy nhiên, khá giống dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, dự án này cũng có tới 3 lần tăng vốn. Lần điều chỉnh gần nhất là Quyết định số 193 tháng 2/2014, Hội đồng Quản trị TKV đã nâng tổng mức đầu tư lên 16.821 tỷ đồng, công suất lên 650.000 tấn/năm. Thời thực hiện dự án được thay đổi từ 2007 - 2014. 

“Dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành và chạy thử có tải, ra sản phẩm hydrat vào ngày 10/11/2016 và dự kiến ra sản phẩm alumina trong tháng 12/2016. Đến hết năm 2016, luỹ kế vốn cho dự án là 11.613 tỷ đồng. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động thương mại trong quý 1/2017”, TKV cho biết.

Đầu tư hơn 32.000 tỷ đồng vào các dự án trên, song trong báo cáo năm 2016, TKV chỉ ghi nhận sản lượng đạt 600.000 tấn alumina, nhưng chưa công bố rõ hiệu quả dự án. Trước đó, hai dự án này xảy ra nhiều bê bối với nhà thầu, sự cố về bùn đỏ, vỡ đường ống dẫn kiềm...

Báo cáo của TKV cũng cho biết một số thông tin về dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê - mỏ sắt lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng được Bộ Công Thương đánh giá lên tới 35 tỷ USD. Đến hết năm 2015, dự án thực hiện đầu tư xây dựng được 1.698 tỷ đồng. Năm 2016, giá trị thực hiện thêm chỉ 25 tỷ đồng. Dự án hiện tạm dừng hoạt động và chủ đầu tư đang có báo cáo xin Thủ tướng cho phép khởi động lại dự án.

Nợ phải trả 66.639 tỷ, chưa công bố lợi nhuận

Về tình hình kinh doanh, năm 2016, TKV cho biết đạt sản lượng than sản xuất 35,2 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ than trong nước đạt 34,5 triệu tấn. 

Tổng doanh thu tập đoàn đạt 101.300 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2015. Doanh thu từ than chiếm hơn một nửa trong cơ cấu doanh thu của TKV. Năm 2016, TKV đã chi khoảng 15.780 tỷ đồng để xây dựng.

Báo cáo của TKV không đề cập đến lợi nhuận năm 2016. Trước đó, nhiều báo cáo và hội nghị tổng kết tập đoàn cũng không đề cập đến điều này. TKV cho biết đây là những con số báo cáo ước tính, sau khi tập đoàn có báo cáo tài chính sẽ điều chỉnh sau.

Theo báo cáo, công ty mẹ TKV tại thời điểm 31/12/2016 có nợ phải thu là 19.770 tỷ đồng, giảm 12,16% so với đầu năm. Đây chủ yếu là các khoản tiền phải thu của các khách hàng, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực, xi măng, phân bón, kinh doanh than. Nhiều đơn vị gặp khó khăn về kinh doanh nên chưa thể thanh toán cho tập đoàn. Nợ lớn nhất là các đơn bị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong khi đó, tại thời điểm 31/12/2016, nợ phải trả đạt 66.639 tỷ đồng, tăng 1.6% so với đầu năm. Trong đó, vay nợ dài hạn là 46.995 tỷ đồng. Ngoài ra, TKV còn có khoản nợ 13.696 tỷ đồng khác. 

Tập đoàn cũng đang đầu tư mạnh cho các dự án thuộc nhóm A, như dự án Mỏ Khe Chàm II-IV, tổng vốn đầu tư 12.568 tỷ đồng; dự án đầu tư khai thác mở rộng Than Mạo Khê, tổng vốn đầu tư 5.868 tỷ đồng; dự án mỏ Núi Béo, tổng vốn đầu tư 5.331 tỷ đồng...

Hàng nghìn tỷ xây trụ sở làm việc

Trong báo cáo, TKV cũng cho biết về tiến độ xây các trụ sở làm việc.

Dự án xây dựng trụ sở TKV tại Hà Nội được phê duyệt năm 2012, có tổng mức đầu tư 3.771 tỷ đồng. Quy mô trụ sở gồm 35 tầng nổi, 2 tầng kỹ thuật và 5 tầng. Thời gian thực hiện từ 2012 -2018.

“Năm 2016, giá trị thực hiện ước 165 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm đến nay đã hoàn thành kết cấu phần ngầm. Dự kiến dự án sẽ bàn giao, sử dụng năm 2018. Hiện nay, ban quản lý dự án đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công thân, mặt dựng, giám sát thị công và lắp đặt thiết bị”, văn bản nêu. 

Tại Quảng Ninh, TKV cũng đang xây dựng toà trụ sở có tổng mức đầu tư 964,7 tỷ đồng. Dự án được phê duyệt năm 2011, gồm 21 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tum và 2 tầng hầm. Thời gian thực hiện từ 2011 - 2017. Đến năm 2015, dự án mới thực hiện giải ngân 158 tỷ đồng. Trong năm 2016, giá trị thực hiện cũng chỉ gần 19 tỷ đồng. Dự án bắt đầu thi công phần ngầm từ giữa năm 2013, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2018.

Bạch Dương

Một giấy phép xuất khẩu gạo giá 20.000 USD?

RFA

Nông dân thu hoạch gạo ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016.
Nông dân thu hoạch gạo ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016.
AFP photo






















Mỗi lần xuất khẩu gạo tốn không dưới 20.000 USD. Ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc công ty xuất khẩu gạo ADC cho biết như vừa nêu trong buổi tọa đàm về sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2/2017.
Theo ông này, số tiền “chạy” giấy phép đắt đỏ như vậy là do quy định gia hạn khi hết hạn theo giấy phép xuất khẩu, quy định về vùng nguyên liệu, tốn nhiều thời gian đến trình báo bộ Công thương.
Hiện tại Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo đoàn xác minh do thứ trưởng Trần Quốc Khánh đảm nhiệm để điều tra làm rõ sự việc như ông Nam trình bày.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong một số năm qua; thế nhưng năm ngoái số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm sút đáng kể.
Hiện nay xảy ra nghịch lý là giá gạo trong nước vẫn tăng mà giá gạo xuất đi bị giảm.

Việt Nam xác minh ‘kho chứa tên lửa’

của Trung Quốc

24/02/2017

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 23/2 cho biết rằng Hà Nội “sẽ xác minh thông tin” về việc Trung Quốc sắp hoàn thành việc xây dựng hơn 20 cấu trúc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông được cho là giống với kho chứa tên lửa đất đối không tầm xa.
Một lần nữa, ông Bình tuyên bố rằng Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, đồng thời khằng định “lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình”.
Trước đó, Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên nói rằng Trung Quốc gần hoàn thành việc xây dựng hơn hai chục cấu trúc với mái đóng mở được thiết kế để chứa các tên lửa đất đối không trên quần đảo Trường Sa tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Trong thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao, ông Bình nói tiếp: “Mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp”.
Trung Quốc xây cất một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trung Quốc xây cất một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Phát ngôn viên ngoại giao của Việt Nam “đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.
Trước đó, người phát ngôn của Lầu Năm Góc được Reuters dẫn lời nói rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết việc “phi quân sự hóa biển Đông”, đồng thời thúc giục mọi bên tuyên bố chủ quyền phải có những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.
Còn tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng nước mình “thực hiện các hoạt động xây dựng bình thường trên lãnh thổ của mình, trong đó có việc triển khai các cơ sở phòng thủ lãnh thổ cần thiết và phù hợp” và “đó là điều đúng đắn đối với các quốc gia có chủ quyền theo luật quốc tế”.

Biếu-nhận xe sang, hay chuyện đi qua ruộng dưa

Chiếc xe sang trọng Bí Thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang xử dụng do một doanh nghiệp biếu tặng.
Chiếc xe sang trọng Bí Thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đang xử dụng do một doanh nghiệp biếu tặng. Ảnh: Vietnamnet
Nhân chuyện Bí thư Đà Nẵng đang chịu trận từ bão dư luận vụ xe sang, tôi biên ra mấy dòng.

Vẫn biết, nghi ngờ lòng tốt của con người là một cái tội. Phật dạy chúng sinh phải tin vào thiện tâm. Chỉ có điều…

Xin nhớ, không ai cho không nhau cái gì. “Biếu” từ cân đường hộp sữa đến chiếc xe sang, siêu sang, thì thứ thu lại, nhẹ nhất cũng là lòng biết ơn của người nhận.

Người dân đóng thuế nộp vào ngân sách, nhà nước dùng tiền ấy để mua sắm phương tiện sử dụng trong bộ máy nhà nước. Đồng tiền có từ mồ hôi nước mắt đó chi cho hoạt động phục vụ nhân dân là quá hợp lý; đừng có xa hoa lãng phí, thò thụt bỏ túi riêng là được.

Lâu nay, có một khoản chi khác được lấy từ nguồn “xã hội hóa”. Nếu xã hội hóa đúng nghĩa, cả nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp (hoặc cá nhân) đều có lợi. Tuy nhiên, phương châm xã hội hóa ít nhiều đã bị lợi dụng. Đặc biệt dư luận cực lực phản đối việc mượn danh nghĩa xã hội hóa để hợp pháp tình trạng biếu xén, mua chuộc, hối lộ.

Khi doanh nghiệp bỏ tiền mua cái ô tô biếu cơ quan nhà nước, nó cũng xót lắm, nhưng nó đã sẵn trong đầu ý thức “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, nhằm đạt mục đích này nọ rồi. Nếu ừ hữ chấp nhận sự “biếu xén” có nghĩa là công khai cho phép hối lộ, làm chuyện xì xằng, không đàng hoàng.

Bàn về điều này cũng nên rành mạch những trường hợp xã hội hóa đàng hoàng, chẳng hạn khi ngân sách nhà nước còn eo hẹp, có những doanh nghiệp A, B, C này nọ đứng ra, hoặc liên kết với nhau chi tiền tổ chức sự kiện, chương trình… thay cho nhà nước, lấy sự phục vụ cộng đồng, phục vụ nhân dân là chính.

Ta vẫn gặp những sự xã hội hóa, đóng góp kiểu vậy, như bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán, thi bắn pháo hoa ở Đà Nẵng hằng năm, trang trí đường phố mỗi khi có lễ hội… Nhà nước tiết kiệm được ngân sách, nhân dân được thụ hưởng các giá trị vật chất và tinh thần, cuộc sống sinh sắc hơn, bản thân doanh nghiệp cũng được phần lợi (quảng cáo tên tuổi, khuếch trương danh tiếng, sản phẩm…). Đó là cách xã hội hóa đích thực, tất cả cùng có lợi.

Tình trạng biếu xén núp dưới danh nghĩa giúp đỡ, tài trợ, xã hội hóa thì khác. Cơ quan nhà nước hoặc ông này bà nọ có chức quyền khi nhận “quà”, đương nhiên là mắc nợ, tự đặt mình vào tình trạng chịu ơn, há miệng mắc quai. Ngậm càng đầy miệng càng lúng búng hột thị. Người xưa từng cảnh báo “của biếu là của lo, của cho là của nợ”, vậy mà hậu sinh quan chức thời nay nhiều vị dường như chả lăn tăn gì, coi đó là thứ giáo điều cổ hủ. Họ cho rằng mình có chức có quyền thì mình chẳng ngại gì sợ gì, nó không quỵ lụy mình thì thôi, tại sao mình phải dè dặt với nó. Nên nó cho, cứ nhận.

Hồi vụ PMU-18 cũng um xùm quanh chiếc xe Toyota Land Cruise trị giá gần 3 tỉ đồng được Tổng giám đốc PMU-18 Bùi Tiến Dũng cho nhà cai trị quyền lực “mượn”, cuối cùng chả mấy ai biết kết quả xử lý thế nào.

Vừa rồi, ở vài tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình cũng xôn xao vụ ủy này ủy nọ được doanh nghiệp “tự nguyện” tặng xe sang, siêu sang, cũng ồn một dạo rồi đâu vào đấy. Dư luận xã hội nhìn vào, thừa hiểu những chiếc xe đó là một dạng hối lộ cho cơ quan công quyền, nhưng cơ quan pháp luật và cấp trên lại chỉ muốn trong nhà đóng cửa bảo nhau, kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Thế nên, biếu xén này nọ vẫn xảy ra.

Để tránh những sự nghi ngờ không đáng có, người xưa thường nhắc nhau chuyện rằng người quân tử khi đi qua ruộng dưa thì chớ cúi xuống sửa giày. Ranh giới mong manh lắm, giữa người quân tử và kẻ đạo chích trộm dưa. Cứ cho là mình trong sạch đi, nhưng để chứng minh được rằng mình không ăn trộm với hành động cúi xuống rất đáng ngờ ấy cũng chẳng đơn giản chút nào. Quả dưa vô hình còn vậy, chính vì thế, mọi sự giãi bày liên quan đến ô tô hữu hình biếu tặng đều khó được chấp nhận.

Ai đó giả dụ, nếu Nhà nước cho phép đơn vị, cá nhân được “vô tư” biếu tặng các tổ chức, đoàn thể, cán bộ lãnh đạo công quyền những của ngon vật lạ, đồ dùng này nọ thì nên ra hẳn thành luật. Và như vậy, đương nhiên phải tạm thời dẹp bỏ công cuộc chống tham nhũng. Cả mục đích xây dựng chính phủ liêm chính nữa, cũng nên dừng lại để khỏi “lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Chiếc ghế công quyền, dù cấp lớn cấp nhỏ đều chỉ hợp với những người biết giữ mình liêm chính, trong sạch. Nhận cân đường hộp sữa hoặc chiếc ô tô vài tỉ đồng cũng đều là tự gây khó cho hành sự công quyền. Có nói mấy thề mấy cũng chả ai tin là mình trong sạch.

Nói chuyện vĩ mô thì vậy. Về vi mô, cuối tuần này tôi có việc nhờ cậy ông trưởng ấp, đã ủ mưu sẵn trong đầu tối nay làm cân đường hộp sữa vi thiềng trước, đảm bảo xong. Luật đã thế rồi. Nhận ô tô cũng vậy thôi.

Nguyễn Thông 

(Blog Nguyễn Thông)