Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Bắt hai đối tượng làm và phát tán clip nội dung xấu lên mạng Internet






 

Cơ quan An ninh điều tra vừa bắt giữ hai đối tượng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã có hành vi làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã thực hiện lệnh khám xét, bắt giữ hai đối tượng: Vũ Quang Thuận (sinh năm 1966, quê quán Thụy Tường, Thái Thụy, Thái Bình; tạm trú tại A18, Khu tập thể Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải, thuộc tổ 9, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1983, quê quán Hải Phượng, Hải Hậu, Nam Định; tạm trú tại A18, Khu tập thể Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải, thuộc tổ 9 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội).

Theo Cơ quan An ninh điều tra, hai đối tượng Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã có hành vi làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet.
Cơ quan An ninh điều tra đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Thứ năm, 07/04/2011, 01:11 AM
Ngày 7/2/2011, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Quang Thuận để điều tra về hành vi "Trốn ra nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân".
Trước đó, Vũ Quang Thuận đã bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ khi vừa từ Malaysia về đến Việt Nam…

1. Nói thật là trong suốt quá trình tiếp xúc với Vũ Quang Thuận, tôi không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi anh ta luôn miệng ba hoa xích thố, rằng anh ta có thể “làm tốt” các chức vụ Bộ trưởng An ninh, Bộ trưởng Quốc phòng, Thủ tướng...
Ngoài ra, Vũ Quang Thuận còn khẳng định rằng, mình ngang tầm với một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore, Putin của Nga (!?). Anh ta nói: "Tôi đã có sẵn kế hoạch thu hút 300 tỉ USD cho Việt Nam từ năm 2011 đến 2015", và: "Tôi còn có một kế hoạch nữa, đó là tạo nguồn 10 tỉ USD để phát triển quân đội" (?!).
Cứ ngỡ đầu óc Vũ Quang Thuận có vấn đề. Nhưng không, anh ta rất tỉnh táo, trả lời những câu hỏi của tôi rất mạch lạc, rõ ràng (chỉ có điều là nó phi lý và... buồn cười mà thôi!). Theo Vũ Quang Thuận, anh ta tự phong là "Tổng thống Việt Nam dân chủ lâm thời", là "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập chính phủ chung thế giới", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập chính phủ chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập đồng tiền chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập quân đội chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập quân đội chung thế giới"!
2. Năm nay 44 tuổi, Vũ Quang Thuận đã từng theo học Đại học Ngoại thương Hà Nội nhưng chưa tốt nghiệp. Từ năm 1995 đến 1998, Thuận là Phó Giám đốc Công ty TNHH Quang Trung. Sau đó bỏ ra ngoài kinh doanhtự do. Năm 2003, Thuận là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nung và Tạo mẫu gốm sứ. Đến năm 2005, một lần nữa Thuận lại nhảy ra kinh doanh tự do, đồng thời thành lập “Công ty phòng chống hàng giả và xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam”. Anh ta nói: "Từ năm 2007 đến ngày trốn ra nước ngoài, tôi là Phó giám đốc Công ty cổ phần phát triển công nghệ cao Inotech do Lê Thăng Long làm giám đốc".
Con đường chống lại đất nước, chống lại dân tộc của Vũ Quang Thuận bắt đầu từ năm 1989, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu tan rã. Lúc ấy, trong đầu anh ta, xuất hiện tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng. Bằng nhiều phương cách, Vũ Quang Thuận tiếp cận với một số sinh viên để tuyên truyền, lôi kéo họ nhưng không thành công.
Tháng 5/2007, khi quen Lê Thăng Long, rồi được Long đưa về làm Phó Giám đốc Inotech, Thuận cùng Long thành lập cái gọi là "Câu lạc bộ chấn hưng nước Việt" với mục đích tập hợp giới doanh nhân trong nước, để lãnh đạo "phong trào dân chủ" ở Việt Nam. Câu lạc bộ này lấy trụ sở Công ty Inotech ở số 62 phố Chùa Hà - Hà Nội làm nơi hoạt động.
Thuận, khai: "Tôi sử dụng các bút danh như Nguyễn Việt Nam, Võ Phù Đổng, Phan Cửu Long, Trần Đông Tây, viết 18 bài đăng trên trang web "Chấn hưng nước Việt" do Thích Minh Tâm (Việt kiều Úc), lập ra". Vẫn theo Vũ Quang Thuận, thì "nội dung của những bài viết ấy, tôi tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi người gia nhập câu lạc bộ, nhằm tập hợp lực lượng".
Trước đó, năm 2005, Lê Thăng Long tham gia vào tổ chức chống Nhà nước do Trần Huỳnh Duy Thức lập ra, gọi là “Nhóm nghiên cứu chấn”. Thức phân công Long phụ trách phát triển lực lượng trong nước. Bản thân Long đã làm ra 13 tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Nhà nước. Bên cạnh đó, Long còn tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII nhằm thực hiện kế hoạch “chấn kế” của Trần Huỳnh Duy Thức.
Tháng 7/2007, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long thành lập tiếp "Câu lạc bộ trí thức chấn hưng nước Việt", để lôi kéo hàng ngũ trí thức trong, ngoài nước, đòi đa nguyên đa đảng. Sau đó, đến tháng 1/2008, Long, Thuận cho ra đời tiếp cái gọi là "Phong trào chấn hưng nước Việt". Vũ Quang Thuận khai: "Trong năm 2008 và đầu năm 2009, tôi cùng Lê Thăng Long, Thích Minh Tâm lấy danh nghĩa "hội nghị bàn về phương thức hợp tác phát triển kinh tế" để tổ chức 10 cuộc hội thảo, ở Hà Nội 4 cuộc, Thanh Hóa 2 cuộc, Buôn Mê Thuột 3 cuộc, TP HCM 1 cuộc.
Tất cả những cuộc “hội thảo” này đều núp bóng các sự kiện khác, chẳng hạn như “họp hội đồng hương họ Lê” mà mục đích vẫn không ngoài việc tuyên truyền đòi đa nguyên, đa đảng để lôi kéo doanh nhân, trí thức, tăng ni phật tử tham gia "phong trào". Tôi hỏi: "Sau 10 cuộc hội thảo ấy, có bao nhiêu người theo các anh?". Vũ Quang Thuận lắc đầu: "Không ai theo cả mà thậm chí họ còn báo cho chính quyền về những hoạt động của chúng tôi". Tôi hỏi tiếp: "Qua những sự việc này, anh đánh giá người dân theo các anh hay theo chính quyền?". Vũ Quang Thuận lặng yên, không đáp.
Thích Minh Tâm tên thật là Trần Thiếu Văn,  có vợ cũng là Việt kiều Úc,  tên Julie Ding (ở nhà gọi là Julie Hoa, hay còn gọi  là Hương). Năm 2000, sau khi bị Đoàn luật sư bang New South Wales, Úc lật tẩy là luật sư dỏm, Trần Thiếu Văn biến thành thầy tu, pháp danh Thích Minh Tâm.
Giữa năm 2006, Thích Minh Tâm bày trò lừa đảo ở Úc bằng cách tổ chức một buổi tiệc gây quỹ xây dựng bệnh viện nhân đạo ở chùa Long Bửu, Việt Nam. Mỗi khách dự tiệc phải đóng 35 đôla Úc, gọi là tiền ăn. Khi buổi tiệc kết thúc và khi ban tổ chức chưa kịp công bố số tiền thu được, thì Thích Minh Tâm đã nhanh tay ôm lấy thùng tiền, ra xe biến trước!

Về Việt Nam, Thích Minh Tâm tiến hành tiếp một trò lừa đảo. Ngày 21/2/2009, tại một khu đất nằm ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh, TP HCM, Thích Minh Tâm và Lê Thăng Long đã tổ chức một buổi lễ động thổ hoành tráng, để xây cất "Hải thượng Y viện" (HTYV) nhằm phục vụ cho... người nghèo với vốn đầu tư 70 triệu USD.

Tại lễ động thổ, Lê Thăng Long nổ: "HTYV được xây dựng trên tổng diện tích 19,5ha do "Tập đoàn quản lý bệnh viện nhân đạo HTYV" là chủ đầu tư. Khi đi vào hoạt động, đội ngũ y, bác sĩ của HTYV gồm 900 người, đa số là những chuyên gia đầu ngành, đã từng nhiều năm làm việc  tại các bệnh viện tầm cỡ trên thế giới, sẽ khám, điều trị miễn phí cho 500 giường bệnh/ngày, khám, phát thuốc miễn phí cho 2.000 bệnh nhân/ngày, đồng thời còn là nơi cho sinh viên y khoa thực tập theo mô hình "viện - trường".

Nhưng suốt buổi lễ "động thổ", từ lúc khai mạc đến khi bế mạc, không ai nhìn thấy đại diện của Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, lãnh đạo UBND TP HCM, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn... đứng ở đâu. Chưa hết, hôm sau, khi báo chí đồng loạt đưa tin về "lễ động thổ" HTYV, các cơ quan chức năng té ngửa ra vì lần đầu tiên mới biết về dự án này. Mục đích của Thích Minh Tâm là để chứng minh với một đối tác rằng, ông ta thừa khả năng "chạy dự án". Và với trò hỏa mù "lễ động thổ", Thích Minh Tâm đã lừa được đối tác 25 nghìn USD trong việc xây dựng khu du lịch sinh thái ở Nhơn Trạch, Đồng Nai!

3. Tháng 5/2009, Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt. Lo sợ đến lượt mình vì Thức và Lê Thăng Long cùng nằm trong một tổ chức chống lại chính quyền, ngày 31/5/2009, Vũ Quang Thuận theo lối mòn biên giới ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, trốn sang Campuchia, rồi đón ôtô khách lên Phôm Pênh. Tại Phôm Pênh, Thuận tìm cách xin đi tị nạn ở Mỹ, Úc, nhưng bị từ chối. Thuận khai: "Ngày 7/6/2009, tôi đến cửa khẩu Poipet, băng đường rừng sang đất Thái Lan rồi ngày 16, tôi lên tới Băng Cốc. Tại Băng Cốc, Vũ Quang Thuận liên lạc với Thích Minh Tâm. Trong 3 lần gặp gỡ, Thích Minh Tâm cho Thuận 1 máy tính xách tay, 1 thiết bị truy cập Internet không dây, máy điện thoại di động và quần áo, rồi đề nghị Thuận tiếp tục viết bài, kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam, tung lên mạng.
Những việc làm của Vũ Quang Thuận không qua được mắt nhà cầm quyền Thái Lan. Sợ bị bắt vì sử dụng lãnh thổ của quốc gia này để chống lại quốc gia khác, ngày 7/9/2009, Thuận đến biên giới Thái Lan, Malaysia. Tại cửa khẩu Sadao, lợi dụng địa hình rậm rạp, Vũ Quang Thuận đi tắt đường rừng, vượt biên giới sang Malaysia.
Ngày 8/9/2009, Vũ Quang Thuận đến Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Ngày 25/9, khi vào nhà thờ Sauson, Thuận gặp Nguyễn Trung Trực, một người Việt đang đi làm thuê. Để có chỗ dựa và cũng để chứng minh với Thích Minh Tâm là mình vẫn đang tiếp tục hoạt động, để Thích Minh Tâm phải cho tiền, Thuận tuyên truyền, lôi kéo Trực tham gia "phong trào chấn hưng nước Việt" rồi phong cho Trực làm... phó chủ tịch!
Thông qua Nguyễn Trung Trực, Vũ Quang Thuận gặp gỡ một số lao động người Việt ở Kuala Lumpur. Thuận khai: "Tại Kuala Lumpur, tôi viết nhiều bài tuyên truyền, xuyên tạc các chính sách của Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên lật đổ rồi gửi cho Thích Minh Tâm để ông ta dịch sang tiếng Anh, tung lên mạng Internet". Với những lao động Việt Nam đã lôi kéo được, Vũ Quang Thuận làm nhiều băng rôn, làm 50 lá cờ "Việt Nam mới" bằng vải, 500 cờ bằng giấy, tổ chức 3 cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam và Phủ Thủ tướng Malaysia ở Kuala Lumpur vào các ngày 9/2, 23/2, 25/2/2010, đòi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, đòi tự do ngôn luận, báo chí, tự do phát thanh truyền hình, tự do lập đảng lập hội...
Tôi hỏi: "Thí dụ cái "Câu lạc bộ doanh nhân nước Việt" của anh và Lê Thăng Long chỉ nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, giúp cho người sản xuất, cho doanh nghiệp đạt được sản lượng hàng hóa cao, có  lợi nhuận, làm giàu cho bản thân, cho đất nước thì có ai cấm không?". Ngần ngừ một lát, Vũ Quang Thuận lắc đầu: "Tôi nghĩ chắc là không". Tôi hỏi tiếp: "Vậy thì anh còn đòi tự do cái gì nữa". Một lần nữa, Thuận lại lặng im, không đáp.

Ngày 12/4/2010, trước việc hai người mà Vũ Quang Thuận đã lôi kéo được, là Phạm Thị Thảo và Phạm Văn Dũng bị nhà cầm quyền Malaysia trục xuất về Việt Nam vì đã vi phạm luật pháp Malaysia, Vũ Quang Thuận mua 4,5 lít xăng, cầm theo 5 khẩu hiệu nội dung phản đối chính quyền Malaysia, đến tòa tháp đôi Petronas, dọa đốt.

Ngay sau đó, Vũ Quang Thuận bị Cơ quan An ninh Kuala Lumpur bắt giữ, và lần lượt bị giam tại các trại Bukit Yagi, Sukgaibukok, rồi ra tòa, trong đó ngoài việc cố ý đốt tòa tháp đôi Petronas, Thuận còn bị truy tố về tội cư trú bất hợp pháp tại Malaysia. Tuy bị giam, nhưng Vũ Quang Thuận vẫn tiếp tục viết thêm 1.554 trang tài liệu, nội dung không ngoài việc chống phá Nhà nước Việt Nam.

Ngày 28/1/2011, Vũ Quang Thuận bị chính quyền Malaysia trục xuất về Việt Nam và bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt tạm giam. Đến lúc này, Vũ Quang Thuận mới thành khẩn khai báo rõ về các hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Theo CAN


VN bắt nhân vật bất đồng chính kiến


Ông Vũ Quang Thuận
Ông Vũ Quang Thuận là quyền Chủ tịch Phong trào Chấn hưng nước Việt
Chính quyền Việt Nam vừa bắt giam và khởi tố bị can đối với ông Vũ Quang Thuận vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.
Ông Thuận là quyền Chủ tịch Phong trào Chấn hưng nước Việt, mà một bị can trong vụ án Lê Công Định - doanh nhân Lê Thăng Long, là sáng lập viên.
Ông Long hiện đang thực hiện án tù 3 năm 6 tháng sau khi bị bắt hồi tháng 6/2009.
Báo chí Việt Nam đồng loạt trích nguồn Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết cơ quan công tố của Việt Nam đã "phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Quang Thuận để điều tra về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam" theo Điều 88 bộ Luật Hình sự.
Được biết ông Vũ Quang Thuận, 44 tuổi, bị bắt ngay trước Tết tại sân bay Tân Sơn Nhất khi nhập cảnh vào Việt Nam từ Malaysia.
Trước đó, vào tháng 4/2010 khi tỵ nạn chính trị tại Malaysia, ông bị cảnh sát nước sở tại bắt lúc ông tự thiêu tại tòa tháp đôi Petronas.
Báo chí Việt Nam nói ông Thuận có "âm mưu khủng bố", trong khi phong trào Chấn hưng nước Việt nói hành động của ông là để phản đối cảnh sát Malaysia trục xuất hai thành viên của phong trào này.
Ông đã phải ra tòa nhiều lần ở Kualar Lumpur trước khi bị trục xuất về Việt Nam vào tháng 2/2011.
Các tổ chức đối kháng ở hải ngoại cáo buộc chính phủ Việt Nam đã gây áp lực với Malaysia để trục xuất ông.

Chấn hưng nước Việt

Phong trào Chấn hưng nước Việt được thành lập từ năm 2007, với khẩu hiệu 'Dân chủ-Nhân bản-Hòa bình-Công bằng-Thịnh vượng'.
Sáng lập viên, ông Lê Thăng Long, lúc đó nói chủ trương của phong trào này là "Hợp tác, cải tiến, bất bạo động, đối thoại, lắng nghe, vì quyền lợi chung lâu dài của dân tộc".
Ông cũng bày tỏ tham vọng sẽ đưa Việt Nam phát triển "hơn cả Singapore".
Tuy nhiên, theo báo Việt Nam, hai ông Vũ Quang Thuận và Lê Thăng Long đã "lập tổ chức trên và lôi kéo một số người tham gia tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Cơ quan an ninh Việt Nam nói trong năm 2008, Phong trào Chấn hưng nước Việt đã tổ chức bảy hội thảo với danh nghĩa "Hội nghị bàn về phương thức phát triển kinh tế" tại nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đăk Lăk...
Ông Lê Thăng Long sau đó bị công an bắt và đưa ra tòa cùng đợt với các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung.
Ông Vũ Quang Thuận đã bỏ trốn ra nước ngoài, rồi tới Malaysia, nơi ông được Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc UNCHR cấp quy chế tỵ nạn.
Báo Việt Nam nói tại đây, ông "tiếp tục soạn thảo các tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước, chuyển cho một số nghi phạm để phát tán lên mạng Internet".
Một số thành viên của Phong trào Chấn hưng nước Việt cũng đã bị bắt khi đang lưu vong.

Vận động CPC

Trong khi đó, đang có nỗ lực trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhằm vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt nam vào lại danh sách Các Quốc gia gây quan ngại về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo (CPC).
Biểu tình của người Việt ở Mỹ
Người Việt ở Mỹ kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam
Được biết tuần tới, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cân nhắc danh sách CPC.
Việt Nam từng bị liệt kê trong danh sách này, nhưng được bỏ tên khỏi CPC năm 2006 vì "đã có tiến bộ".
Nay, một số nhóm người Việt đang phổ biến thỉnh nguyện thư tới các lãnh đạo Hoa Kỳ, kể cả Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton để vận động đưa Việt Nam vào lại CPC.
Lý do mà họ đưa ra là vì Việt Nam đã vi phạm nhân quyền và đàn áp các hoạt động dân chủ một cách có hệ thống.
Mới đây, trong phúc trình thường niên của mình, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng khuyến nghị cho Việt Nam vào CPC.
Chính phủ Việt Nam sau đó nói các nhận định của HRW về tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam là "sai trái".
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ ở Việt Nam cũng cho rằng tình hình tự do tôn giáo ở đây đã có nhiều tiến bộ.
Trong một điện tín gửi từ Hà Nội, mới được Wikileaks công bố, đại sứ vừa hết nhiệm kỳ Michael Michalak tỏ ra quan ngại về tình trạng nhân quyền nhưng không khuyến nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.
Ông đại sứ chỉ khuyến cáo "sử dụng các cơ hội đối thoại cấp cao để gây áp lực đòi Chính phủ Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo".

Ai đã giết Kim Jong-nam?; Nghi phạm cố thủ ở sứ quán Triều Tiên, nghi án Kim Jong-nam gặp khó

  • 1 giờ trước

Ai đã giết Kim Jong-nam?

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tìm hiểu nghi vấn Kim Jong-un đã tìm cách sát hại anh cùng cha khác mẹ của mình, Kim Jong-nam.
Để hiểu được những mối quan hệ ở Bắc Hàn, ta thực sự cần phải hiểu rõ về "vương triều" tại đây: "Triều đại" nhà ông Kim, vốn được ông Kim Nhật Thành đặt nền móng xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Khi ông qua đời hồi năm 1994, con trai ông là Kim Jong-il lên nối ngôi.
Ông Kim Jong-il qua đời cách đây năm năm, con trai út của ông là Kim Jong-un trở thành tân lãnh đạo.
Tuy nhiên, Kim Jong-un khi đó còn rất trẻ, rất thiếu kinh nghiệm, và không cảm thấy đủ tự tin.
Kể từ khi lên nắm quyền, ông đã giết chết rất nhiều người. Một số người cho rằng điều này bắt nguồn từ việc Kim Jong-nam cảm thấy quyền lực của mình chưa chắc chắn và cần phải củng cố.
Những người mà Kim Jong-un thấy nghi ngại nhất chính là những người trong gia đình mình.
Quan trọng nhất và quyền lực nhất là người chú dượng của Kim Jong-un, Jang Song-thaek. Vào lúc Kim Jong-un lên nắm quyền, ông Jang là người quyền lực nhất Bắc Hàn, với một mạng lưới các đồng minh trên toàn quốc và trong cả khu vực.
Một trong những người đó là cháu trai, gọi ông bằng chú, Jang Yong-chol, người từng giữ chức đại sứ Bắc Hàn tại đây, Malaysia.
Qua Jang Yong-chol, ông đã giữ liên lạc được với một người cháu khác, chính là Kim Jong-nam.
Nhưng đến năm 2013, Kim Jong-un đã tiến hành cuộc thanh trừng tàn khốc nhất trong suốt hơn 30 năm qua, bắt đầu với người chú dượng Jang Song-thaek. Ông này đã bị bắt và bị xử bắn.
Trong những tháng sau đó, cả gia đình ông bị dồn bắt, gồm cả người cháu đang làm đại sứ tại Malaysia, người bị triệu hồi về Bình Nhưỡng và cũng bị xử tử.
Vụ việc khiến Kim Jong-nam bị cô lập, cô đơn và không còn được ai giúp đỡ.
Kim Jong-nam từng là đứa con trai được cha rất yêu thương, nhưng về sau này, người anh em họ của ông bị bắn vào đầu. Người cô và con gái của bà bị lưu đày và phải ẩn kín, còn bản thân Kim Jong-nam bị giết chết bằng chất độc thần kinh.
Tại Bắc Hàn, là thành viên trong đệ nhất gia đình không đồng nghĩa với việc được đảm bảo có cuộc sống dài lâu, hạnh phúc.

Nghi phạm cố thủ ở sứ quán Triều Tiên, nghi án Kim Jong-nam gặp khó

Việc điều tra nghi án Kim Jong-nam gặp trở ngại lớn do 2 nghi phạm người Triều Tiên kiên quyết cố thủ bên trong đại sứ quán nước này ở Malaysia, nơi họ được bảo vệ ngoại giao.
Hơn nửa tháng qua, đại sứ quán Triều Tiên ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur trở thành tâm điểm trong cuộc điều tra vụ ám sát một người đàn ông được cho là Kim Jong-nam. Đáng chú ý, hai người bị cáo buộc tham gia vào âm mưu này đang cố thủ bên trong sứ quán và từ chối hợp tác với nhà điều tra sở tại.
Một trong 2 người là ông Hyon Kwang Song, bí thư thứ 2 tại đại sứ quán và được quyền miễn trừ ngoại giao nên ông ta không thể bị cảnh sát địa phương bắt giữ.
Nghi an Kim Jong Nam gap kho vi nghi pham co thu o su quan hinh anh 1

Đại sứ Triều Tiên ở Malaysia Kang Chol phát biểu trước báo chí. (Ảnh: NYT)

Người còn lại là Kim Uk Il, nhân viên hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo. Tuy không được hưởng quyền miễn trừ, Kim vẫn được an toàn chừng nào ông còn ở bên trong khuôn viên của đại sứ quán.

Quyền miễn trừ bị lạm dụng

Công ước Vienna năm 1961 cho phép các nhà ngoại giao và đại sứ quán được hưởng quy chế về bảo vệ đặc biệt trong khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, những năm gần đây, quyền lợi này đang bị lạm dụng bởi cả những quan chức và công dân để trốn tránh truy tố cho các vụ án nghiêm trọng phi ngoại giao.
"Tòa đại sứ được xem là vùng đất có chủ quyền của quốc gia đó nên chính quyền địa phương không thể tùy tiện xông vào. Nếu hành động bất cẩn mà không có sự đồng thuận thì đó sẽ là sự phá vỡ nguyên tắc ngoại giao quan trọng", luật sư Sivananthan Nithyanantham, cố vấn tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hà Lan, nói với New York Times.
Một trong những vụ tị nạn ngoại giao ồn ào nhất là trường hợp Julian Assange, ông chủ của Wikileaks, trốn trong đại sứ quán Ecuador ở Anh đến 5 năm để tránh bị dẫn độ về Thụy Điển để chịu điều tra cáo buộc cưỡng hiếp. Dù Assange không phải là nhà ngoại giao, chính quyền Ecuador cho phép ông tị nạn và được ở lại sứ quán.
Các cơ quan tình báo, bao gồm CIA (Mỹ) thường cử điệp viên đến làm việc tại những tòa đại sứ dưới vỏ bọc nhà ngoại giao là nhằm tận dụng quyền miễn trừ này. Nhiều chính phủ từng quyết liệt trục xuất các điệp viên này khi thân phận của họ bị bại lộ.
Tuy nhiên, rất hiếm khi một nhân viên ngoại giao bị cáo buộc liên quan đến âm mưu giết người đến nỗi bị chính quyền sở tại phát lệnh truy bắt.
Nhiều nhà quan sát tin rằng Malaysia không có nhiều điều để mất nếu quyết tâm xử lý mạnh tay với Triều Tiên. Khoảng 1.000 người Triều Tiên đang sống và làm việc tại Malaysia. Đất nước Đông Nam Á này là cửa ngõ hiếm hoi để Triều Tiên tiếp cận với thị trường toàn cầu và hệ thống ngân hàng thế giới. 
Nghi an Kim Jong Nam gap kho vi nghi pham co thu o su quan hinh anh 2

Cảnh sát bảo vệ nghi phạm Đoàn Thị Hương khi cô ra tòa ngày 1/3. (Ảnh: AFP)

Về phần mình, người dân Malaysia có thể đến Triều Tiên mà không cần xin thị thực. Nhưng trên thực tế, họ không có nhiều động cơ hoặc lý do để đến quốc gia này. Do vậy, giới quan sát cho rằng đây là một mối quan hệ không cân bằng.
"Chúng ta cần suy nghĩ kỹ lưỡng về việc để cho họ (người Triều Tiên) đến nước mình một cách dễ dàng", ông Oh Ei Sun, cựu thư ký của Thủ tướng Malaysia Najib Razak, nói.
Đối với Kim Uk Il, nghi phạm này chắc chắn sẽ bị bắt nếu ông ta rời khỏi khuôn viên đại sứ quán; hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn là nếu Malaysia và Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao, qua đó phủ nhận sự hiện diện của đại sứ quán và buộc đóng cửa cơ ngơi này.
Video: Chất độc trong vụ tấn công Kim Jong-nam nguy hiểm như thế nào?
Dennis Ignatius, cựu đại sứ Malaysia tại một số nước phương Tây, kêu gọi chính phủ mạnh tay hơn trong vụ việc. Ông thậm chí đề xuất cần trục xuất đại sứ Triều Tiên, hủy bỏ thị thực của những người Triều Tiên đang ở Malaysia và đóng cửa sứ quán nước này ở Bình Nhưỡng. Kuala Lumpur hiện đã triệu hồi đại sứ về nước để tham vấn.
Theo Công ước Vienna, các quốc gia cũng có thể tuyên bố một nhà ngoại giao trở thành "người không được chào đón". Các nguồn tin cho rằng Malaysia đang cân nhắc áp dụng điều này với nghi phạm Hyon Kwang Song và đại sứ Kang Chol. Ông Kang từng cáo buộc Malaysia thông đồng với Hàn Quốc dựng lên vụ ám sát này.
Nguồn: Zing News

Đại biểu Quốc hội nói gì về việc 'giành' lại vỉa hè ở TPHCM

TPO - Việc ra quân đòi lại vỉa hè của ông Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải đang nhận được những ý kiến trái chiều trong thời gian qua. Người đồng tình ủng hộ nhiều, người phản đối cho rằng làm như thế là vi phạm điều này, luật kia.
Đại biểu Quốc hội nói gì về việc 'giành' lại vỉa hè ở TPHCMViệc thực hiện đòi lại vỉa hè của ông Hải đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau, đa phần ủng hộ.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng ủng hộ cách làm của ông Hải, Phó chủ tịch Quận 1, TPHCM. Theo ông Đại biểu Nhượng, kiện tụng thì theo quy trình, còn hành chính thì hoàn toàn có quyền xử lý các vấn đề đó ngay lập tức. Sau đó nếu ông muốn kiện thì ông cứ ra tòa.
Nhà xây trái phép thì cơ quan chức năng có quyền đến đập luôn, để xe vi phạm ở vỉa hè lòng đường hoàn toàn có thể cẩu đi luôn. Xử phạt hành chính khác với các vấn đề pháp lý kiện tụng là như thế.
Vấn đề quan trọng ở đây là ông có sai hay không? Còn ông đừng nói là người ta kéo xe ông đi là sai. Người ta hoàn toàn có quyền làm việc đó. Nếu không, người ta bày cái bàn ra giữa đường, song thồi thách thức bảo ông kiện tôi đi, thì lúc nào thi hành án, lúc nào bốc cái bàn đó đi được?
Nếu xét theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì việc làm của ông Hải có vi phạm không?
Quy định về hành vi và cách xử lý có chỗ nào quy định trình tự không? Ô tô đỗ vi phạm, phải đến kéo đi còn trình tự gì nữa? Chẳng lẽ phải báo cáo rồi đến lập biên bản à? Xin lỗi không có chuyện đó.
Xử lý hành chính khác hẳn với các tố tụng tư pháp chính là ở chỗ nó phải nhanh nhất, khẩn trương nhất, bởi vì vấn đề xã hội nó đang diễn ra. Ông xây tường ngăn chặn vỉa hè lòng đường, rõ ràng là vi phạm thì phải đập đi chứ, bây giờ còn phải kiện kiểu dân sự, lên lên xuống xuống song rồi tòa án xử mất mấy năm trời không phá được tường à?
Xử lý hàng chính là như vậy, cho nên đừng nói ông phó chủ tịch quận 1 sai. Nếu hiện nay các quy định cản trở việc làm hành chính như thế thì phải hủy bỏ. Bởi vì tính chất của hành chính nó khác, chúng ta cần phải nhận thức rõ vấn đề đó.
Việc làm đó không thể bị coi là lấy vi phạm để khắc phục vi phạm được. Cái đó là sai đó. Mấy ông sai, xong lại đòi hỏi giấy tờ này nọ, thì họ không hiểu gì về bản chất của vấn đề. Ông Phó chủ tịch cũng chưa đủ khả năng để giải thích thấu đáo cho vấn đề đó. Có những ông luật sư cũng không hiểu vấn đề này.
Cần xem như một mô hình
Theo ông có nên nhân rộng cách đòi lại vỉa hè như ở quận 1 TPHCM đang làm?
Việc làm của ông phó chủ tịch Hải trong thời gian qua, phải khẳng định đó là một mô hình. Kiểm tra lại chỉ thị 36 về dẹp vỉa hè lòng đường chúng ta sẽ thấy, ngày đó ra quân còn hơn cả một đạo luật, rất rầm rộ, sau đó tắt ngóm, bởi vì các cấp các ngành bảo kê. Những ai đang bảo kê, những người vi phạm chính là những người đang chống lại ông Hải, Phó chủ tịch Quận 1 trong việc giải phóng vỉa hè.
Nên đem mô hình này ra Hà Nội. Thực tế thì Hà Nội cũng đang bắt đầu xử phạt ném rác bậy. Chẳng lẽ giờ lại đòi hỏi quy trình xử phạt ném rác à? Ông có quyền kiện sau đó, nếu tôi đập cái chòi của ông sai thì ông kiện đi, nếu sai tôi đền. Chứ còn không thể để cái chòi ở đây được, vì chỗ đó là đường dành cho người đi bộ.
Nhiều người cũng e ngại, cách làm vừa qua ở TPHCM, hay Hà Nội cũng như những lần trước, ra quân rầm rộ rồi đâu lại vào đó. Để mang lại hiệu quả lâu dài, liệu có cần thiết phải quy trách nhiệm cụ thể cho chính người đứng đầu chính quyền địa phương đó nếu để vỉa hè bị lấn chiếm?
Nếu quy định được như thế thì quá tốt. Cứ người đứng đầu mà quy trách nhiệm. Điều đó hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ phương án này. Phải xử lý người đứng đầu nơi đó, còn xử lý như trường hợp ông Hải mấy hôm nay chỉ mang tính chất tình thế. 
Vấn đề quan trọng ở đây là người quản lý địa bàn. Cũng giống như câu chuyện tòa nhà 8B Lê Trực kia, phải xử lý Chủ tịch UBND quận Ba Đình, chứ không phải là xử lý anh thanh tra xây dựng.
Việc xử lý như ông Hải chỉ là xử lý hành vi thôi, còn về lâu dài, để cho có tính lan tỏa, đảm bảo kỷ cương thì phải xử lý người đứng đâu. Người đứng đầu không thể vô can trong việc này được.
Cảm ơn ông!
Luân Dũng

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

THỰC HƯ CHUYỆN ĐẤU TỐ THÂN PHỤ ÔNG TRƯỜNG CHINH...

Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ II: Nội thất một gia phong

TP - Cú hích quan trọng của Tổng Bí thư Trường Chinh dẫn đến Đổi Mới ấy không phải ngẫu nhiên mà phải có duyên do, căn nguyên từ trước? Tôi chợt nghĩ đến việc vấn tổ tầm tông độc đáo của ông Trường Chinh thời điểm năm 1975 (đã nói kỳ trước) về nhà thờ Đặng Tất, Đặng Dung ở Nghệ Tĩnh như một kiểu lĩnh hội, xác quyết thêm thông điệp của tiền nhân là phải biết quyết trong thời điểm cần thiết?  
Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ II: Nội thất một gia phongKhu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh.
Có lẽ cũng chỉ là tình cờ, khi ngôi nhà gia đình ông Trường Chinh ở lâu nhất cho đến cuối đời là số 3 Nguyễn Cảnh Chân.
Căn nhà số 3 Nguyễn Cảnh Chân hiện tại đã được gia đình ông Trường Chinh trả lại cho nhà nước. Cũng cần nói thêm, ngôi nhà gần như không có sự thay đổi như cách đây nửa thế kỷ khi gia đình ông Trường Chinh chuyển đến. Khoảng sân rộng với cây muỗm già tán rộng tỏa ra sự ấm áp, sinh sắc cho cả khu nhà. 
Bước qua cánh cổng trang nghiêm, đột ngột òa ra một không gian giản dị đến không ngờ: chiếc chuồng gà sắt bên trái bức tường gần cổng, giàn sắt để treo những giò phong lan ông chăm sóc mỗi chiều, sân gạch rêu mốc và chiếc ghế đá mỗi ngày ông ngồi đọc sách hoặc trò chuyện với con cháu.
Trong căn nhà, những tủ sách với hàng trăm cuốn. Sách của các lãnh tụ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách luật, sách văn học nghệ thuật trong và ngoài nước. Trên bàn làm việc, cuốn sách đang đọc dở, chiếc bút thường dùng, triện thấm mực và tờ lịch đang mở những ngày cuối tháng 9…  
Nếu không phải cần kíp bấn bíu việc nước thì bao giờ ông Trường Chinh cũng dành mươi phút buổi chiều nếu không ngồi thì tản bộ quanh cái sân con của nhà số 3 Nguyễn Cảnh Chân hầu chuyện cha già Đặng Xuân Viện.
Cụ Đặng Xuân Viện sinh năm 1880 mất năm 1958 tại Hà Nội, là con thứ tư của cụ nghè Đặng Xuân Bảng, học rộng nhưng không chuyên về cử nghiệp. Ông đã làm Thừa phái tỉnh Hưng Yên  được dăm năm thì xin nghỉ. Ông có tham gia vào phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, từng bị chính quyền Pháp theo dõi và bắt quản thúc ở quê nhà.
Ông là một cây bút trong nhóm “Nam Việt Đồng Thiên Hội”, biên soạn bộ Minh Đô sử gồm 100 quyển. Tác phẩm Hành Thiện xã chí của ông gồm 4 tập bằng chữ Hán. Tuy viết về chỉ một làng Hành Thiện nhưng trình bày rất khoa học lớp lang như một dư địa chí sau này rất được các nhà sử học, địa lý học và dân tộc học tham khảo.
Trong kho tàng trước tác chữ Hán và quốc ngữ của cụ Đặng Xuân Viện, tôi để ý đến cuốn mỏng thôi nhưng bây giờ vẫn còn tày tặn nguyên vẹn giá trị, rất có ích cho giới viết lách. Đó là cuốn Hán văn sơ học tiệp giảiphiên ra quốc ngữ in năm 1941. 
Trong cuốn ấy,  cụ bày cho cặn kẽ nghĩa của những từ tiếng Hán thông dụng kiêm cách dùng trong từng trường hợp. Sở học cũng như tính cách của cụ thân sinh chắc ông Trường Chinh chịu nhiều ảnh hưởng nhất là tác phong chỉn chu, thấu đáo? Chả thế mà ông còn có tên là Thận. Cẩn thận,  chu tất trong lối sống, trong công việc, việc nước việc nhà…
Đặng Xuân Kỳ, Đặng Việt Bích, con trai cụ Trường Chinh (thứ ba, tư từ trái sang).
Cái câu đất có lề quê có thói như một thứ mặc định của người Việt? Lề ấy, thói ấy có sự hay dở tốt lành? Hành Thiện là xứ đất lạ. Mà lề thói cũng lạ?
Người xưa có câu quang ư tiền dụ ư hậu hay vắn tắt là quang tiền dụ hậuđại để người trước mở mang, đời sau hoàn thiện, chỉnh nắn. Để ý qua biên khảo, Hành Thiện có sự chênh lệch số người giữa các dòng họ khá lớn: họ Nguyễn chiếm gần nửa dân số; họ Đặng có hơn một phần ba dân số, nhưng có họ chỉ có một vài trăm, thậm chí một vài chục người. 
Điều này cho thấy Hành Thiện khá bình đẳng không phân biệt dân ngụ cư cũng như chính gốc. Hành Thiện luôn rộng mở đón dân lưu tán nơi khác đến cùng sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là một đặc điểm trong tính cách của người Hành Thiện. Chả thế mà chặt chẽ như vua Tự Đức cũng đã hào phóng ban cho Hành Thiện một thứ  sắc phong về cái làng, nói như bây giờ là đạt tiêu chí làng văn hóa mới. Đó là 10 điều ban huấn của Tự Đức.
1. Đôn nhân hậu (luôn ăn ở có luân thường đạo lý); 2- Chính tâm thuật (ăn ở ngay thẳng); 3- Thương tiết kiệm (chuộng đường tiết kiệm); 4- Hậu phong tục (duy trì lệ tốt); 5- Huấn tử đệ (dạy con em cho có nếp); 6- Vụ bản nghiệp (duy trì nghề nghiệp tốt); 7- Sùng chính học (chuộng học tập điểm ngay); 8- Giới dâm thác (tránh những điều dâm dục); 9- Thân pháp thư(giữ gìn lễ phép); 10- Quảng Hành Thiện (mở rộng điều lành).
Thường các nhà nho có máu mặt, các trí thức có học hành hay khoa bảng, đỗ đạt thường trưng tại tư gia của mình nhà nhiều, nhà ít những chữ mang ngữ nghĩa hàm súc. Bảo chữ khó, chữ hiếm cũng được. Hoành phi hay câu đối đều mang hơi hướng na ná thứ uẩn súc ấy.
Về Hành Thiện, ghé nhà cụ Đặng Xuân Bảng, ông nội Trường Chinh. Cụ Bảng sinh năm Mậu Tý (năm 1828) thuở nhỏ ông theo học cha mình là cụ Đặng Viết Hòe. Đặng Xuân Bảng đỗ Tú tài năm 18 tuổi (năm 1846), đến khoa thi sau lại đỗ Tú tài một lần nữa, người đời gọi ông là Kép Bảng. Đến năm 22 tuổi, triều vua Tự Đức, ông đỗ Cử nhân, được bổ làm Giáo thụ phủ Ninh Giang (Hải Dương). 
Khoa thi năm 1856, Đặng Xuân Bảng 28 tuổi, vào Huế thi Hội và đỗ Tiến sĩ, đỗ thứ nhì khoa ấy (Quyển ông đáng đậu Hoàng giáp, nhưng cuối bài sách có câu can vua về thanh sắc tuần du. Vua không ưng, đánh xuống đầu tam giáp Tiến sĩ). Khi vào lĩnh mũ áo, dự yến tiệc, vua Tự Đức hỏi:  Người ở nhà học ai? - Tâu bệ hạ, từ thuở bé đến lớn, hạ thần chỉ học cha ở nhà thôi. - Cha ngươi đỗ gì? - Tâu bệ hạ, cha hạ thần đỗ bảy khoa tú tài. Vua liền ban cho bốn chữ Giáo tử đăng khoa (Cha dạy con mà con thi đỗ Đại khoa).
Một số tác phẩm của cụ Đặng Xuân Viện.
Sau khi đỗ tiến sĩ, Đặng Xuân Bảng được vào làm việc ở Nội các triều đình rồi lần lượt giữ các chức vụ Tri phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa), Giám sát ngự sử (1861), Chưởng ấn ở Lại Khoa (1863), Án sát Quảng Yên (1864), Bố chính Sơn Tây (1869), Tuần phủ Hải Dương (1872), Đốc học Nam Định (1886)...
Lẩn thẩn nghĩ, nếu cứ căn cứ vào xuất thân gia thế, cung cách xây cất bày biện còn lại bây giờ hẳn ngày  trước nhà cụ Bảng có khá nhiều bức hoành liễn đối với những chữ nghĩa uyên thâm, uẩn súc? Nhưng tại từ đường cụ Bảng, tôi chỉ thấy một vế đối gian chính giữa chữ nghĩa khá phổ thông…
Cụ Nguyễn Viết Điền người tham gia  trông coi cả khu di tích cũng công nhận vế đối này hậu thế làm theo lối mới. Cụ cũng cho biết kèm cái thở dài trong câu chuyện rằng đã thất tán mất mát đi nhiều chả biết nó là vào thời nào?!
Còn tại gian chính nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh thì lại khác. Khu nhà rộng 530m2 với một ngôi nhà lưu niệm rộng 5 gian. 3 gian chính giữa được bố trí làm nơi thờ đồng chí Trường Chinh và những người thân đã quá cố, 2 gian phòng ngủ nằm ở 2 đầu của căn nhà, trong đó có 1 gian là phòng ngủ của vợ chồng đồng chí Trường Chinh ngày mới cưới. 
Trong nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật, như: khung cửi dệt vải, tủ sách, nhiều bức hoành phi, câu đối… Mỗi năm, khu di tích đón trên 300 đoàn khách tham quan và là nơi để tổ chức các buổi kết nạp đoàn viên, đội viên… Nhờ được bảo tồn nên căn nhà vẫn giữ được gần như nguyên vẹn.
Theo lời giới thiệu của chị Nguyễn Thị Thoa, hướng dẫn viên của khu di tích: “Nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh trước đây được ông nội là tiến sĩ Đặng Xuân Bảng xây dựng vào năm Nhâm Dần (1902) cho người con trai của cụ là ông Đặng Xuân Viện. Đồng chí Trường Chinh là con trai cả của ông Đặng Xuân Viện, sinh ra và lớn lên rồi xây dựng gia đình cũng chính tại ngôi nhà này”.
Ngay ngắn gian giữa là bức hoành biến cách như dạng cuốn thư trên  nền hoa hiên cánh gián  đột ngột khởi lên ba chữ Âm Kỳ Ngọc (tạm hiểu na ná là tiếng của ngọc hoặc tiếng lành của ngọc, hoặc lành thay tiếng ngọc). Cố nhón chân, mới lõm bõm mấy dòng lạc khoản dương lịch nhất niên cửu bách thập bát Đông Pháp báo quán kính, hiệu Tiên Duệ chế tịch thư (Dương lịch năm 1928 Bản báo Đông Pháp kính tặng. Cửa hiệu Tiên Duệ Hà Nội chế và viết chữ).          
            ______________
(Còn nữa)
Người viết xin mạn phép chút mở ngoặc. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, một trong những di tích đặc biệt. Có lẽ mọi thứ hiện vật thuộc về nhà lưu niệm cũng như khu di tích chẳng hạn như phần chữ Hán, Ban quản lý nên nhờ các nhà thông chữ học rộng nên biên tu lại một lượt cho cẩn trọng, chính xác đem in thành sách mỏng bằng quốc ngữ đặng giúp cho khách tham quan thưởng lãm hiểu thêm tư tưởng chí khí của chủ nhân lẫn gia thế. Phải nói vậy vì là khách thăm, tôi may mắn được ông Điền và chị Thoa trong Ban quản lý di tích giúp cho, sau nữa cùng những chắp nối nhờ vả nên cũng lõm bõm về ngữ nghĩa của những bức hoành cùng liễn đối tại gian chính khu lưu niệm.
Xuân Ba

Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ III: Thực hư chuyện đấu tố


TP - Kỳ trước đang nói về bức hoành Âm Kỳ Ngọc - thiêng, lành thay tiếng ngọc! Quả khác xa và khó có chút gì na ná với các chữ Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn… nhan nhản do các ông đồ trẻ sản xuất hàng loạt tại Miếu Văn.
Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ III: Thực hư chuyện đấu tốCụ Đặng Xuân Viện (thứ ba từ phải qua), thân sinh ông Trường Chinh, chụp ảnh lưu niệm cùng Bác Hồ
Người xưa thường ví,  thứ ngọc quý có thể phát sinh ra năng lượng, khi chạm nhau, ngọc phát ra thứ âm thanh như châu gieo, thoa ném rổn rảng, sinh sắc… Lại nữa, phần câu đối bên dưới rất xứng, ứng với bức hoành Âm kỳ ngọc. Chừng như hơi ấm cùng âm thanh của thứ ngọc lành từ bức hoành đang lan tỏa, cộng sinh xuống hai vế đối phía dưới. Mạo muội biên ra đây để mọi người cùng thưởng lãm cũng như chỉ giáo cho.
Nhân tại bách xích lâu phiêu nhiên quá vân lộ phủ thương mang biệt sinh kỳ tưởng
Hung đôi sổ vạn quyển, thời hoặc đăng tao đàn liệt kỳ cổ túc trương ngô quân
(Trên lầu cao trăm thước, thoắt nhẹ nhảy đường mây nhìn non nước bỗng khởi sinh tư tưởng lạ / Nhà dài chứa vạn sách có lúc bước tới chốn Tao đàn, bày cờ trống biểu dương thanh thế.
Tư tưởng lạ phải chăng nhắc đến cái chí của cụ Đặng Xuân Viện, thân sinh của Tổng Bí thư Trường Chinh, cùng đồng chí của mình trong Đông Kinh Nghĩa Thục?
Nhà dài chứa vạn sách. Cụm từ ấy chả phải ước lệ mà có  ý nhắc đến cái thư viện được coi là lớn nhất Bắc Kỳ thời điểm đó của cụ Đặng Xuân Bảng. Nhà sách ấy sau này không ngừng được bổ sung, nhất là dưới thời ông Đặng Xuân Viện.
Hoành cùng đối tặng cho chủ nhân, cả hai cha con đều hợp!
Nghĩ cũng hơi lạ về dòng lạc khoản.  Trọng đông Canh thân,  hiệu Hải Liễu Vân Tiều tặng ( Mùa đông Canh thân- 1920- Hiệu hải Liễu Vân Tiều tặng) Hải Liễu Vân Tiều, nghe nói là một cửa hiệu nổi tiếng ở Hà thành chuyên chế các loại chất liệu mỹ nghệ thư pháp tặng cụ Đặng Xuân Viện chứ không phải là bút hiệu của tác giả nào?
Còn nữa, kế gian giữa mạn Bắc, rơ rỡ bức hoành Tiên Quận Đằng Phươngcũng chả phải là thứ chữ thường! Tạm hiểu là tiếng thơm nơi tiên quận. Quận là danh từ, địa danh. Quận nào vậy? Cụ Đặng Xuân Viện từng tòng sự với chức quan nhỏ ( thừa phái) ở vùng Tiên Xá của đất Tiên Lữ, Hưng Yên nên được  bản chức vùng đó tặng cho bức hoành cùng vế đối. Có thể suy vậy vì căn cứ vào dòng lạc khoản  Mùa đông năm Nhâm Tuất (1922) Lý trưởng và Phó Lý Tiên Xá quận Tiên Lữ kính tặng. Có thể nói bức hoành đây khá bắt mắt. Hàng bao năm, sắc màu cùng ngữ, nghĩa cứ rờ rỡ.  Bắt mắt nhưng bức hoành chỉ hạp với gia cảnh, khí chất của chủ nhân. Bởi chẳng thể rinh đi treo ở nhà ai đó được?
Còn vế đối ghi gì? Cựu đức phương ư đằng các thụ/ Thi tài thanh tự lục giang ba (Đức cũ thơm tho như cây đằng cây các /Tài thơ trong sáng như sóng Lục giang) Ý chừng ca ngợi tài đức của chủ nhân Đặng Xuân Viện? Chợt giật mình bởi từng định kiến rằng, đám lý trưởng, phó lý thời phong kiến đế quốc chỉ biết nạt nộ, đánh chén vậy mà  đã nghĩ ra cái thứ tao nhã thế kia!
Một câu đối nữa của Tòa báo Đông Pháp tặng cụ Viện. Cứ như một lời chúc tinh tế Diễn đàn tảo chủng văn minh quả/Từ uyển liên đề giáp Ất hoa(Trên diễn đàn sớm kết quả văn minh/ Nơi từ uyển liền tên hoa Ất, Giáp)
Ngược thời gian, thời điểm báo Đông Pháp tặng bức hoành cùng câu đối cho cụ Viễn là cái năm ông chủ bút Nguyễn Kim Đính phải bán tờ báo lại cho ông Diệp Văn Kỳ. Ông Kỳ người có quốc tịch Pháp, cha làm thông ngôn cho triều đình Huế, mẹ là một quận chúa. Ông Diệp Văn Kỳ chắc cũng có mối giao du với các nhân sĩ Bắc Kỳ trong đó có cụ Viện?
Đông Pháp Thời Báo cũng đổi ngày ra báo (các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy) và cho ra các phụ trương Thể thao, Phụ nữ, Trẻ em, Văn chương. 
Ông Kỳ còn mời thêm các cây bút tên tuổi ngoài Bắc như  Tản Đà, Ngô Tất Tố vào Nam để tăng cường cho ban biên tập báo.

Bức hoành Âm Kỳ Ngọc. Ảnh: Xuân Tùng
Thôi có lẽ khỏi phải biên chép, liệt kê thêm! Bấy nhiêu thứ của nổi lưu giữ trong nhà mà cụ Đặng Xuân Bảng làm cho con Đặng Xuân Viện tại làng Hành Thiện cũng là quá đủ, quá thừa nếu có một cuộc đấu tố quy kết thành những địa chủ thường, ác bá, cường hào… trong thời điểm cơn lốc của cải cách ruộng đất.
Thế nhưng qua dày công tìm hiểu, tôi chưa gặp một ai hay người nào thốt ra dù xa xôi bóng gió việc song thân ông Trường Chinh bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Rùng mình gẫm lại những đồn thổi trước, nay, và cả những chi tiết rùng mình sởn gai ốc trong những biên chép vô tội vạ trên báo mạng. 
Nào là, đương đêm, thân phụ ông Trường Chinh phải bí mật trốn lên Hà Nội với con trai để tránh cuộc đấu tố(!?) Hoặc  thời điểm cuộc đấu tố dưới Hành Thiện diễn ra khốc liệt, đội cải cách đang buộc tội bố, mẹ của ông Trường Chinh thì có lệnh từ trên đình lại. 
Và giật gân hơn, lãnh tụ Trường Chinh tiên phong gương mẫu quyết liệt trong cuộc đấu tranh giai cấp đã chỉ đạo cho đội cải cách mang chính song thân của mình ra đấu tố! vv… và vv…
Những chuyện đồn thổi đầy hơi hướng  ác ý.  Buồn thay nó chỉ xuất phát ở một phía, với thông tin khó có thể kiểm chứng? Đâu là nơi nuôi dưỡng, dung chứa, phát tán sự đồn thổi ấy? Mà cũng lạ cho sự im lặng không thèm chấp ngần ấy năm…
Các nhân chứng, chứng cứ rằng không hề có cuộc đấu tố nào với gia đình ông Trường Chinh thì nhiều, nhiều lắm.
Nhân chứng đầu tiên có lẽ là người đương trông coi khu lưu niệm, ông Nguyễn Viết Điền. Ông Điền cười, nếu cứ như những đồn thổi thì các anh xem,  rất đơn giản là những hoành phi cùng câu đối kia trong nhà cụ Viện và sau này là nhà ông Trường Chinh, đâu có còn nguyên vẹn? 
Thời ấy có nhiều gia thế máu mặt vướng vào đấu tố, gia sản sạch bách vì chia quả thực cho bần cố nông trong đó chả ít những hoành phi câu đối. Người ta mang làm cửa, cầu ao, bàn ghế, thưng chuồng lợn, chuồng bò. Ai may tẩu tán được thì quẳng xuống ao sau này yên hàn mới mò vớt. Nhưng ngôi nhà cụ Viện cùng vật dụng này đã  được yên hàn qua đợt cải cách.
Nghe chuyện, thầm nghĩ chữ trên đại tự câu đối, rằng hay thì thật là hay nhưng tự thân chữ đâu có phải là thứ thiêng, thứ bùa yểm ? Hẳn phải có sự ảnh hưởng vô hình lẫn hữu hình nào đó?
Phát sinh những sự đồn thổi thuận, nghịch là có nguyên do của nó?
Trong câu chuyện dài sau này với Nghệ sĩ nhân dân Đặng Xuân Hải đương kim Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, cháu gọi ông Trường Chinh bằng bác ruột, ông Hải khẳng định song thân cụ Trường Chinh không bị đấu tố! Nhưng ông Hải cũng băn khoăn rằng, có lẽ do người nhà của ông Trường Chinh bị đấu mà người ta đã suy diễn? Hoặc đã hiểu nhầm? Và cả những suy diễn ác ý?

Liễn đối báo Đông pháp tặng.
Cụ Đặng Xuân Viện  có người anh ruột tên là Đặng Xuân Mậu. Cụ còn có tên là ông Hai Thêm mà ông Trường Chinh gọi là bác ruột. Có lẽ là con trai thứ hai cụ Bảng nên có tên là ông Hai? Như các người con trai của cụ Bảng, ông Hai cũng được học hành cẩn thận nhưng không thi cử đỗ đạt gì. Gia đình có máu mặt có bát ăn bát để, cụ Đặng Xuân Mậu dễ dàng trở thành đối tượng của đợt cải cách ruộng đất.

Cụ bị đem đấu tố. Dài mãi những ngày đấu tố vu khống như thế, một nhà nho một người có học như cụ Mậu coi đó là sự xúc phạm, tổn thương ghê gớm. Chắc những ngày bi đát ấy cụ nghĩ nhiều về người con trai Đặng Xuân Khang tham gia Vệ quốc đoàn từ những ngày đầu kháng chiến, từng dự nhiều trận đánh ác liệt trong đó có trận Điện Biên Phủ… Một đêm không kìm giữ, kiểm soát được mình, cụ Mậu đã quá uất ức tìm đến cái chết!
Một ngày thanh bình, anh chiến sĩ vệ quốc đoàn Đặng Xuân Khang về thăm quê Hành Thiện. Quá bất ngờ và anh chỉ biết lặng phắc đau đớn trước mộ người cha. Mọi sự đã nhỡ, đã quá muộn mất rồi.  Khoác ba lô trở về đơn vị, chắc  anh cũng có chút an ủi rằng, gia đình mình đã được sửa sai đã cởi cái án oan địa chủ. 
Rồi những năm tháng rèn luyện học hành để sau này Đặng Xuân Khang trở thành một sĩ quan của quân chủng Phòng không - Không quân. Trong một trận  ác liệt đánh trả máy bay Mỹ bảo vệ cầu Hàm Rồng năm 1965, sĩ quan Đặng Xuân Khang đã anh dũng hy sinh.  
Tôi đã ngồi với bác sĩ Đặng Xuân Phương con trai liệt sĩ Đặng Xuân Khang, một thầy thuốc giỏi ở Viện Quân y 108. Bác sĩ Phương đã nghỉ hưu và có một phòng mạch tư luôn đông, chật bệnh nhân. Cũng như Nghệ sĩ nhân dân Đặng Xuân Hải, người cháu nội cụ Mậu ít muốn nhắc lại và chỉ muốn quên đi một quá vãng buồn thương, khó nói ấy…
Khó tưởng tượng ra cái thời buổi đảo điên, có anh cố nông áo ôm khố rách từng được gia đình cụ cưu mang rau cháo, làm rẽ, cấy thuê nhưng bị cán bộ Đội cải cách vận động tỉ tê đã tráo trở dám chỉ mặt ân nhân mình mà vu khống tố cáo đủ điều bậy bạ.
Xuân Ba
Bài thuốc bí truyền chữa bệnh xương khớp và thoái hóa cột sống