TPO - Việc ra quân đòi lại vỉa hè của ông Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải đang nhận được những ý kiến trái chiều trong thời gian qua. Người đồng tình ủng hộ nhiều, người phản đối cho rằng làm như thế là vi phạm điều này, luật kia.
Việc thực hiện đòi lại vỉa hè của ông Hải đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau, đa phần ủng hộ.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng ủng hộ cách làm của ông Hải, Phó chủ tịch Quận 1, TPHCM. Theo ông Đại biểu Nhượng, kiện tụng thì theo quy trình, còn hành chính thì hoàn toàn có quyền xử lý các vấn đề đó ngay lập tức. Sau đó nếu ông muốn kiện thì ông cứ ra tòa.
Nhà xây trái phép thì cơ quan chức năng có quyền đến đập luôn, để xe vi phạm ở vỉa hè lòng đường hoàn toàn có thể cẩu đi luôn. Xử phạt hành chính khác với các vấn đề pháp lý kiện tụng là như thế.
Vấn đề quan trọng ở đây là ông có sai hay không? Còn ông đừng nói là người ta kéo xe ông đi là sai. Người ta hoàn toàn có quyền làm việc đó. Nếu không, người ta bày cái bàn ra giữa đường, song thồi thách thức bảo ông kiện tôi đi, thì lúc nào thi hành án, lúc nào bốc cái bàn đó đi được?
Nếu xét theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì việc làm của ông Hải có vi phạm không?
Quy định về hành vi và cách xử lý có chỗ nào quy định trình tự không? Ô tô đỗ vi phạm, phải đến kéo đi còn trình tự gì nữa? Chẳng lẽ phải báo cáo rồi đến lập biên bản à? Xin lỗi không có chuyện đó.
Xử lý hành chính khác hẳn với các tố tụng tư pháp chính là ở chỗ nó phải nhanh nhất, khẩn trương nhất, bởi vì vấn đề xã hội nó đang diễn ra. Ông xây tường ngăn chặn vỉa hè lòng đường, rõ ràng là vi phạm thì phải đập đi chứ, bây giờ còn phải kiện kiểu dân sự, lên lên xuống xuống song rồi tòa án xử mất mấy năm trời không phá được tường à?
Xử lý hàng chính là như vậy, cho nên đừng nói ông phó chủ tịch quận 1 sai. Nếu hiện nay các quy định cản trở việc làm hành chính như thế thì phải hủy bỏ. Bởi vì tính chất của hành chính nó khác, chúng ta cần phải nhận thức rõ vấn đề đó.
Việc làm đó không thể bị coi là lấy vi phạm để khắc phục vi phạm được. Cái đó là sai đó. Mấy ông sai, xong lại đòi hỏi giấy tờ này nọ, thì họ không hiểu gì về bản chất của vấn đề. Ông Phó chủ tịch cũng chưa đủ khả năng để giải thích thấu đáo cho vấn đề đó. Có những ông luật sư cũng không hiểu vấn đề này.
Cần xem như một mô hình
Theo ông có nên nhân rộng cách đòi lại vỉa hè như ở quận 1 TPHCM đang làm?
Việc làm của ông phó chủ tịch Hải trong thời gian qua, phải khẳng định đó là một mô hình. Kiểm tra lại chỉ thị 36 về dẹp vỉa hè lòng đường chúng ta sẽ thấy, ngày đó ra quân còn hơn cả một đạo luật, rất rầm rộ, sau đó tắt ngóm, bởi vì các cấp các ngành bảo kê. Những ai đang bảo kê, những người vi phạm chính là những người đang chống lại ông Hải, Phó chủ tịch Quận 1 trong việc giải phóng vỉa hè.
Nên đem mô hình này ra Hà Nội. Thực tế thì Hà Nội cũng đang bắt đầu xử phạt ném rác bậy. Chẳng lẽ giờ lại đòi hỏi quy trình xử phạt ném rác à? Ông có quyền kiện sau đó, nếu tôi đập cái chòi của ông sai thì ông kiện đi, nếu sai tôi đền. Chứ còn không thể để cái chòi ở đây được, vì chỗ đó là đường dành cho người đi bộ.
Nhiều người cũng e ngại, cách làm vừa qua ở TPHCM, hay Hà Nội cũng như những lần trước, ra quân rầm rộ rồi đâu lại vào đó. Để mang lại hiệu quả lâu dài, liệu có cần thiết phải quy trách nhiệm cụ thể cho chính người đứng đầu chính quyền địa phương đó nếu để vỉa hè bị lấn chiếm?
Nếu quy định được như thế thì quá tốt. Cứ người đứng đầu mà quy trách nhiệm. Điều đó hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ phương án này. Phải xử lý người đứng đầu nơi đó, còn xử lý như trường hợp ông Hải mấy hôm nay chỉ mang tính chất tình thế.
Vấn đề quan trọng ở đây là người quản lý địa bàn. Cũng giống như câu chuyện tòa nhà 8B Lê Trực kia, phải xử lý Chủ tịch UBND quận Ba Đình, chứ không phải là xử lý anh thanh tra xây dựng.
Việc xử lý như ông Hải chỉ là xử lý hành vi thôi, còn về lâu dài, để cho có tính lan tỏa, đảm bảo kỷ cương thì phải xử lý người đứng đâu. Người đứng đầu không thể vô can trong việc này được.
Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét