Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Tổng thống Trump tố ông Obama cài thiết bị nghe lén; Chính quyền ông Donald Trump đối mặt với khó khăn toàn diện

04/03/2017 20:32 GMT+7

TTO - Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ cáo buộc người tiền nhiệm Barack Obama nghe lén tại văn phòng của ông ở tòa nhà Trump Tower.
Tổng thống Trump tố ông Obama cài thiết bị nghe lén
Ông Trump (trái) đứng cạnh ông Obama trong lễ tuyên thệ tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng ngày 20-1 - Ảnh: REUTERS
Ông Trump không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho cáo buộc này, nhưng khẳng định ông Obama đã thực hiện việc nghe lén vào tháng 11 năm ngoái, thời điểm trước khi diễn ra ngày bầu cử mà ông Trump đã thắng để trở thành tổng thống Mỹ.
Theo đó, ông Trump liên tưởng hành động nghe lén tại văn phòng của mình ở tòa nhà Trump Tower với vụ Watergate tai tiếng, từng khiến cựu tổng thống Richard Nixon từ chức năm 1974.
Ngoài ra, ông Trump còn mô tả hành động nghe lén của ông Obama là chụp mũ theo kiểu chủ nghĩa McCarthy.
“Kinh khủng! Phát hiện ra rằng Obama đã nghe lén ở Trump Tower ngay trước khi tôi đắc cử. Rốt cục có thấy gì đâu. Đây rõ là chủ nghĩa McCarthy”, ông Trump viết trên Twitte chiều 3-3 (giờ Mỹ).
Trong 20 phút sau đó, ông Trump đẩy thêm hai dòng trạng thái nữa trên Twitter về vụ việc.
“Liệu có hợp pháp không khi một tổng thống đương nhiệm đi nghe lén một ứng viên tranh cử tổng thống trước một cuộc bầu cử? Tòa án đã bỏ qua trường hợp này. Đấy lại là một điều thất vọng”, ông Trump viết trong dòng trạng thái thứ hai.
Những dòng trạng thái của ông Trump xuất hiện liên tục giữa lúc nghi ngờ về việc ông có “liên hệ với quan chức Nga” trong cuộc bầu cử lại rộ lên những ngày nay.
Trước đó, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã vào cuộc nghi án “Nga can thiệp bầu cử Mỹ”, trong khi ông Trump cũng dính tin đồn được “Nga hỗ trợ” để đắc cử.
Vụ việc lại ầm ĩ một phần vì Jeff Sessions - bộ trưởng Tư pháp và là cựu cố vấn tranh cử của ông Trump, đang gặp rắc rối sau khi bị phát hiện ít nhất hai lần tiếp xúc với đại sứ Nga tại Mỹ trong giai đoạn chốt hạ cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Trước đợt “tấn công” ông Obama trên Twitter, ông Trump cũng liên hệ trường hợp của ông Sessions, khẳng định: “Cuộc gặp đầu tiên của Jeff Sessions với đại sứ Nga được chính quyền Obama lên lịch, thuộc chương trình rèn luyện kỹ năng cho 100 đại sứ”.
NHẬT ĐĂNG

Chính quyền ông Donald Trump đối mặt với khó khăn toàn diện

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn khi các phụ tá liên tiếp bị tố cáo, cùng với việc các tướng thân cận nhất của ông bị dính cáo buộc liên hệ với quan chức Nga.

quan chức Nga, Nga Mỹ, khó khăn, Donald Trump, chính quyền,
Tổng thống Mỹ đương nhiệm và Cựu Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hôm 10/11/2016. (Ảnh: CTV News)
Tờ New York Times hôm 1/3 đăng tải thông tin cho biết chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong những ngày cuối cùng đã cố tình lan truyền các tin tức cáo buộc Nga gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Mỹ nhằm đảm bảo những thông tin này không bị che giấu khi chính quyền kế nhiệm.

Giăng sẵn “thiên la địa võng”

New York Times hôm 1/3 dẫn lời các quan chức Nhà Trắng dưới thời ông Obama cho biết trong những ngày cuối cùng trước khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, họ đã cố tình lan truyền các tin tức về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ và mối liên hệ giữa các phụ tá của ông Trump với các quan chức Nga. Mục đích của việc này là để ngăn chặn Nga “tiếp tục can thiệp” vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hay châu Âu trong tương lai, đồng thời để lại dấu vết cho các cơ quan tình báo và cơ quan điều tra Mỹ.
Ba cựu quan chức Mỹ cho biết Anh và Hà Lan đã chia sẻ thông tin về các cuộc gặp gỡ tại châu Âu giữa các cộng sự của ông Trump với các quan chức Nga và những phụ tá thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Cũng theo nguồn tin này, tình báo Mỹ đã nghe lén được nhiều cuộc hội thoại của các quan chức Nga, thảo luận về việc liên lạc với các cộng sự của ông Trump. Một số cuộc hội thoại được ghi âm ngay trong điện Kremlin. Các phụ tá của ông Obama cho biết mặc dù ông Obama chưa bao giờ yêu cầu nhưng họ vẫn tìm cách chia sẻ thông tin thu thập được cho các cơ quan tình báo vì lo ngại vụ việc có thể bị lấp liếm đi sau khi Nhà Trắng đổi chủ.
Nhiều tài liệu khác cũng được trình lên Quốc hội trong những ngày cuối cùng trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức. Theo New York Times, Bộ Ngoại giao đã gửi các tài liệu “bí mật” đến thượng nghị sĩ Benjamin Cardin của bang Marylands, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Những tài liệu này được gửi theo yêu cầu của chính ông Cardin.
Để lại dấu vết cho các cơ quan điều tra, theo New York Times, các quan chức Nhà Trắng muốn các đồng minh châu Âu cảnh giác với một mối đe dọa mà Mỹ đã từng gặp phải khi diễn ra cuộc bầu cử. Trước đó, các cơ quan tình báo Mỹ trong một tuyên bố hồi tháng 1 đã cho biết họ tin rằng Nga có ý định sử dụng sự can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ như là một khuôn mẫu cho các cuộc bầu cử khác trên thế giới.

Sẽ thêm một bộ trưởng ngã ngựa?

Mặc dù ông Trump và Nhà Trắng luôn khẳng định chiến dịch tranh cử của ông không có bất kỳ liên lạc với các quan chức Nga, tuy nhiên nhiều quan chức trong chính quyền của ông liên tục bị truyền thông phanh phui đã từng có liên hệ với đại sứ Nga tại Washington.
Tờ Washington Post hôm 1/3 công bố thông tin ông Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, một trong những phụ tá thân cận nhất của ông Trump, đã từng hai lần gặp gỡ Đại sứ Nga Sergey Kislyak khi đang diễn ra chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016. Điều đáng nói là trong buổi điều trần xác nhận tư cách bộ trưởng Tư pháp Mỹ đầu tháng 2, ông Sessions từng khẳng định chưa từng liên lạc với các quan chức Nga.
Đến hôm 2/3, ông Sessions trong buổi họp báo tại trụ sở Bộ Tư pháp Mỹ đã thừa nhận từng hai lần gặp gỡ đại sứ Nga, một lần tại hội nghị quốc gia của đảng Cộng hòa ở Cleveland hồi tháng 7/2016, một lần khác tại văn phòng khi ông còn là một thượng nghị sĩ. Tuy nhiên, theo ông Sessions, các cuộc gặp này chỉ thảo luận về vấn đề chính trị thế giới chứ không liên quan đến cuộc bầu cử. Ông Sessions cũng thông báo sẽ rút khỏi các cuộc điều tra do FBI tiến hành liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Trước và sau ông Sessions, nhiều phụ tá của ông Trump liên tiếp bị truyền thông tố cáo từng liên lạc hoặc trò chuyện với các quan chức của chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hồi tháng 2, ông Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, cũng từng phải từ chức vì mối liên hệ không rõ ràng với Nga. Ông Flynn bị phát hiện đã tự ý điện thoại cho đại diện Moscow tại Mỹ và hứa hẹn dỡ bỏ cấm vận, đồng thời “báo cáo thiếu thông tin” cho Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence về nội dung cuộc trò chuyện trên.
quan chức Nga, Nga Mỹ, khó khăn, Donald Trump, chính quyền,
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các tướng thân cận tại phòng Bầu Dục, Nhà Trắng (Ảnh: Twitter)

Nguy cơ khủng hoảng toàn diện

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hiện đang tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng về sự can thiệp của Nga trong cuộc chạy đua tổng thống Mỹ 2016 vừa qua, đồng thời kiểm tra các cáo buộc về mối liên hệ giữa các cộng sự của ông Trump với quan chức chính phủ Nga. Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cũng được cho là đang tiến hành một cuộc điều tra độc lập về vấn đề này, theo tờ New York Times.
Tờ Independent ngày 3/3 nhận định ông Trump hiện đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn khi có khoảng 40 vụ kiện đang chống lại ông, các chính sách ông đề ra thì bị thẩm phán tòa án liên bang bác bỏ, các phụ tá của ông thì liên tiếp bị tố cáo, cùng với việc các quan chức thân cận nhất trong chính quyền bị dính cáo buộc liên hệ với quan chức Nga. Những bê bối này nếu không được xử lý khéo léo có khả năng sẽ khiến cho chính quyền ông Trump gặp phải khủng hoảng toàn diện trước khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc vào năm 2020.
2 cố vấn chính sách đối ngoại khác của Tổng thống Trump gồm J.D.  Gordon và Carter Page bị phát hiện có liên lạc với Đại sứ Nga Sergey Kislyak trước khi ông Trump nhậm chức.
Theo PLO

Trưởng Ban Tổ chức TW Phạm Minh Chính: 'Dân bức xúc bộ máy chi tiêu nhiều, hoạt động kém'

04/03/2017  19:29 GMT+7

 - Tại hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức Xây dựng Đảng hôm nay, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nói: “Nhân dân bức xúc, oán thán nhiều về chi tiêu cho bộ máy công chức thì nhiều mà hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả”.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính chỉ ra 2 yếu kém, tồn tại. 
Đó là, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, nhiều tầng nấc và hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, không những chưa được đẩy lùi mà còn có mặt, có nội dung tinh vi, phức tạp hơn.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phạm Minh Chính, bộ máy cồng kềnh, nhất thể hóa, Đỗ Thị Hoàng, Hoàng Đăng Quang, Hồ Đức Phớc
Hội nghị toàn quốc ngành Tổ chức Xây dựng Đảng hôm nay
“Nhân dân bức xúc, oán thán nhiều về chi tiêu cho bộ máy công chức thì nhiều mà hoạt động còn kém hiệu lực, hiệu quả”, ông nhấn mạnh.
Ngoài ra, tham nhũng, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi cũng là vấn đề nhân dân đang bức xúc hiện nay.
Theo ông Phạm Minh Chính, Đảng đã nhận diện ra điều này, khẳng định những mặt yếu kém rất thẳng thắn, rất trực diện và xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trong có việc tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, Bộ Chính trị cũng ra Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế gắn với việc cơ cấu lại hệ thống công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Phát biểu khai mạc trước đó, Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho rằng, hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá tình hình, kết quả công tác xây dựng Đảng năm qua và phương hướng nhiệm vụ cho năm 2017.
Ông đề nghị các đại biểu đánh giá sâu hơn 5 nội dung. trong đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; phương pháp, phong cách, lề lối làm việc cần điều chỉnh gì để khắc phục những tiêu cực, hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ…
Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng đề nghị các đại biểu hiến kế triển khai xây dựng có hiệu quả 2 đề án lớn. Đó là đề án Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trình Hội nghị TƯ 6. Đề án thứ 2 về Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nghiên cứu nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang kiến nghị cần nghiên cứu thực hiện thí điểm việc nhất thể hóa một số chức danh cho phù hợp.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng cho hay, việc thực hiện nhất thể hóa mà tỉnh thực hiện trong thời gian vừa qua phát huy rất nhiều hiệu quả trong việc tinh giản bộ máy, cũng như hiệu quả, hiệu lực trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Bà Hoàng cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục, rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, theo đúng quan điểm một chức năng, một nhiệm vụ trên một địa bàn chỉ một cơ quan thực hiện. Tinh gọn bộ máy để tập trung nguồn lực, sức sáng tạo, tránh “rải mành mành”.
Tuy nhiên, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước lại tỏ ra băn khoăn với việc nhất thể hóa. Ông đặc biệt lưu ý đến là cơ chế để kiểm soát quyền lực, cũng như việc điều hành giữa Đảng và cơ quan Nhà nước khi nhất thể hóa sẽ như thế nào.
Ông cho rằng, khi hợp nhất thì cũng nên nghiên cứu thí điểm việc nhất thể hóa chức danh bí thư kiểm chủ tịch tỉnh ở một số địa phương.
Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Chúng tôi từng tranh luận nảy lửa

Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Chúng tôi từng tranh luận nảy lửa

Hợp nhất liệu có 'vừa đá bóng vừa thổi còi', làm mất vai trò của Đảng?
Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Cải cách lương, nhưng tiền đâu, mà bộ máy lớn thế này thì phải thu nhỏ lại đã, cán bộ, công chức đông thế này thì phải giảm đã, nếu không thì tiền thuế của dân cũng không nuôi nổi…
'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'

'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'

40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.
Bộ máy phải tiêu ít, làm nhiều

Bộ máy phải tiêu ít, làm nhiều

Khi Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm hôm nay, câu chuyện biên chế lại nổi lên.
Thu Hằng

Nhiều bệnh tật tại Việt Nam sẽ không có thuốc chữa

 Hai tổ chức quốc tế là Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Tổ Chức Lương Thực-Nông Nghiệp Quốc Tế (FAO) vừa cảnh báo về nguy cơ bệnh tật của dân chúng Việt Nam sẽ không có thuốc chữa.

Thuốc vẫn dễ mua như... kẹo và theo sau đó là vấn nạn càng ngày càng lớn với sức khỏe của cả công đồng. (Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)
Ngoài các loại bệnh tật do đói nghèo, thiếu vệ sinh, môi trường ô nhiễm, vì quản lý, điều hành tồi, sức khỏe của dân chúng Việt Nam còn bị đe dọa bởi nguy cơ bệnh tật không thuốc chữa.

Vào lúc này, tại Việt Nam, số lượng vi khuẩn gây bệnh có khả năng đề kháng với các loại thuốc kháng sinh càng ngày càng nhiều. Thậm chí có những loại vi khuẩn đã biến đổi gien và có thể đề kháng với tất cả loại kháng sinh hiện có! Nói cách khác, nguy cơ dân chúng Việt Nam có thể mất mạng vì những chứng bệnh bình thường nhưng không có thuốc chữa càng ngày càng lớn.

Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng vừa kể và mức độ trầm trọng của thực trạng này càng ngày càng lớn là vì việc quản lý dược phẩm quá tồi. Ai cũng có thể mua kháng sinh, không bị hạn chế cả về loại lẫn lượng.

Sau khi thực hiện một cuộc khảo sát trên toàn quốc, Bộ Y Tế Việt Nam thú nhận, tại nông thôn, khoảng 91% dân chúng tự mua các loại kháng sinh để tự chữa bệnh cho mình. Tỉ lệ này tại các đô thị là 88%. Tổng lượng kháng sinh được mua bán tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với năm 2009.

Ðáng nói là việc dùng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng kháng sinh khiến các loại vi khuẩn lờn thuốc không chỉ phổ biến trong dân chúng mà còn trở thành trào lưu trong nhân viên y tế. Ðể nâng cao uy tín, danh tiếng về khả năng khám bệnh-chữa bệnh, nhận thêm hoa hồng từ các hãng dược phẩm, nhiều bác sĩ phóng tay kê toa cho bệnh nhân dùng đủ loại kháng sinh.

Vấn nạn bệnh tật không thuốc chữa vốn đã trầm trọng vì quản lý thị trường dược phẩm tồi đã trở thành nghiêm trọng hơn do quản lý nông nghiệp tồi. Không kiểm soát, mặc kệ nông dân tùy nghi sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi đã giúp vi khuẩn làm quen với kháng sinh tồn đọng trên thực phẩm, tăng khả năng kháng kháng sinh.

Do số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng nhiều, việc khám bệnh-chữa bệnh tại Việt Nam ngày càng kém hiệu quả, chi phí điều trị ngày càng lớn. Chi phí dành cho dược phẩm chiếm khoảng 50% thì trong đó có tới 33% là chi cho kháng sinh.

Mãi tới gần đây, giới hữu trách ở Việt Nam mới tính đến chuyện kiểm soát việc mua bán – sử dụng kháng sinh. Một số bệnh viện bắt đầu xem xét toa thuốc của các bác sĩ, nhắc nhở họ phải thận trọng trong việc kê toa. Tuy nhiên, chỉ chừng đó thì rõ ràng chưa đủ. Còn kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh cả dược phẩm lẫn sử dụng các loại thuốc kích thích, kháng sinh trong nông nghiệp thì không dễ dàng, nó liên quan đến lợi ích của nhiều giới, kể cả giới hữu trách. 

(Người Việt)

Đoàn Thị Hương, chất độc VX và hệ lụy; Malaysia trục xuất đại sứ Triều Tiên; Mỹ sẽ "trả giá đắt" nếu liệt Bắc Triều Tiên vào danh sách yểm trợ khủng bố

Sau khi rà soát, Malaysia tuyên bố hôm 26/2 rằng sân bay quốc tế Kuala Lumpur vẫn an toàn sau vụ tấn công bằng chất độc VX tại nơi đây.
Sau khi rà soát, Malaysia tuyên bố hôm 26/2 rằng sân bay quốc tế Kuala Lumpur vẫn an toàn sau vụ tấn công bằng chất độc VX tại nơi đây.
Bộ Ngoại giao Malaysia hôm 4/3 nói rằng cơ quan này “hết sức quan ngại” về chuyện sử dụng vũ khí hóa học bị cấm tại nơi công cộng để ám sát người anh của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, và đã kêu gọi hỗ trợ của cộng đồng quốc tế giúp đỡ xử lý vụ việc.

“Bộ cực lực lên án việc sử dụng loại vũ khí hóa học như vậy đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu và dưới bất kỳ hoàn cảnh nào”, thông cáo có đoạn. “Việc sử dụng nó tại nơi công cộng có thể đã gây nguy hiểm cho công chúng”.

Cảnh sát trưởng quốc gia Malaysia mới đây thông báo rằng ông Kim Jong Nam thiệt mạng vì chất độc thần kinh VX, vốn bị Liên Hiệp Quốc cấm, trong cuộc tấn công chớp nhoáng do can phạm người Việt Đoàn Thị Hương và một nữ công dân Indonesia Siti Aishah thực hiện. Hai cô gái khai rằng họ tưởng tham gia vào một chương trình truyền hình thực tế.

Một hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy một người phụ nữ mặc áo trắng được cho là cô Đoàn Thị Hương tấn công ông Kim Jong Nam hôm 13/2.
Một hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy một người phụ nữ mặc áo trắng được cho là cô Đoàn Thị Hương tấn công ông Kim Jong Nam hôm 13/2.
Sau vụ giết người, cô Aishah bị nôn ọe trong khi bị giam giữ do bị phơi nhiễm VX, vốn nằm trong danh sách vũ khí hủy diệt hàng loạt, theo cảnh sát Malaysia. Cô Hương và Aishah đã chính thức bị truy tố tội giết người hôm 1/3, và nếu bị kết án, hai cô có thể bị treo cổ.

Tờ New York Times đưa tin rằng Malaysia đã thông báo việc sử dụng chất độc này lên cơ quan theo dõi các vũ khí hóa học bị cấm theo các công ước quốc tế có tên gọi Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học. Cơ quan này sau đó đã cử đại diện tới Kuala Lumpur hỗ trợ Malaysia. Sau khi rà soát, Malaysia tuyên bố hôm 26/2 rằng sân bay quốc tế Kuala Lumpur vẫn an toàn.


“Ra trát bắt”

Tổ chức này giờ sẽ phải quyết định xem liệu có đưa vấn đề sử dụng trái phép chất độc VX lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. VX là một trong những vũ khí hóa học nguy hiểm nhất mà con người từng tạo ra: chỉ cần 10 milligram chất độc thần kinh hay một giọt duy nhất là đủ để gây tử vong trong vài phút, theo các chuyên gia.


Các nghi can Bắc Hàn.
Các nghi can Bắc Hàn.
Theo New York Times, nếu có bằng chứng về việc Bắc Hàn sử dụng chất độc trên, Hoa Kỳ và các đồng minh có thể kêu gọi áp đặt một nghị quyết đối với Bình Nhưỡng tại Hội đồng Bảo an cũng như các biện pháp trừng phạt mới. Washington cũng có thể đưa Bắc Hàn trở lại danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

Hàn Quốc đã đổ lỗi cho Bắc Hàn gây ra vụ ám sát ông Kim Jong Un. Cảnh sát Malaysia đã xác định 7 người đàn ông Bắc Hàn là nghi can trong vụ giết người.

Tin mới nhất cho hay, cảnh sát Malaysia mới ra trát bắt đối với một nhân viên hàng không Bắc Hàn, ít giờ sau khi thả một nghi can Bắc Hàn duy nhất bị bắt kể từ ngày xảy ra vụ ám sát hôm 13/2.

Kim Uk Il, nhân viên của hãng Air Koryo, trước đó đã được xác định là một trong gần 10 nghi can trong vụ Kim Jong Nam. Chính quyền Malaysia tin rằng ông Kim vẫn còn trốn trong đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur cùng với một nghi can khác, Hyon Kwang-song, một nhân viên của đại sứ quán.

Trong một diễn biến mới khác, Malaysia hôm 4/3 thông báo quyết định trục xuất đại sứ Bắc Hàn, buộc ông Kang Chol phải rời quốc gia Đông Nam Á này trong vòng 48 giờ đồng hồ.

Tuyên bố này được coi là sẽ làm leo thang căng thẳng ngoại giao giữa hai nước vì vụ ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.

(VOA)

Malaysia trục xuất đại sứ Triều Tiên

04/03/2017 21:55 GMT+7
TTO - Liên quan tới cái chết của người được cho là ông Kim Jong Nam, ngày 4-3 Malaysia đã trục xuất đại sứ Triều Tiên, động thái được cho cứng rắn vì phía Bình Nhưỡng bất hợp tác.
Malaysia trục xuất đại sứ Triều Tiên
Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, ông Kang Chol - Ảnh: REUTERS
Tờ Strait Times dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman tuyên bố chiều 4-3 khẳng định đã triệu tập Đại sứ Triều Tiên Kang Chol, nhưng không ai trình diện.
“Vì lý do này, Bộ Ngoại giao đã gửi công văn đến Đại sứ quán Triều Tiên chiều nay, thông báo với chính phủ CHDCND Triều Tiên rằng ngài Kang Chol không còn là nhân vật được chấp nhận tại Malaysia. Ông ấy phải rời Malaysia trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm của cuộc triệu tập này, tức là 6h chiều ngày 4-3-2017”, thông báo của Bộ Ngoại giao Malaysia viết.
Ông Kang Chol bị tuyên bố tình trạng “Persona Non Grata”, thuật ngữ ngoại giao chỉ trạng thái không được tiếp đón, không được chấp nhận tại một nước. Đây là hình thức phản đối trầm trọng nhất mà một quốc gia áp dụng lên một nhà ngoại giao của nước khác, theo Strait Times.
Thực tế, vụ án “Kim Jong Nam” đã khiến tình hình quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Phía Malaysia khẳng định người đàn ông chết tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13-2 là ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, mặc dù hộ chiếu người chết ghi là Kim Chol.
Triều Tiên thì khẳng định nhân vật ấy là Kim Chol, và người này chết có thể do bệnh tim chứ không phải chất độc hủy diệt hàng loạt VX như kết quả Malaysia công bố.
Và dù không khẳng định Triều Tiên là nước đứng sau vụ việc, phía Malaysia đến nay đã ra lệnh bắt giữ gần 10 người Triều Tiên để phục vụ công tác điều tra.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn về quá trình điều tra vụ án lẫn những trường hợp “bất hợp tác” như trên cũng khiến Malaysia chấm dứt việc miễn thị thực cho công dân Triều Tiên đến nước này.
Ông Seri Anifah cũng cho biết, trong cuộc gặp gỡ ngày 28-2, ông đã yêu cầu một lời xin lỗi bằng văn bản từ Triều Tiên.
Nguyên nhân vì Malaysia không hài lòng với việc ông Kang Chol cáo buộc Kuala Lumpur tiến hành cuộc điều tra sai lệch trong vụ “Kim Jong Nam”, nhằm mục tiêu hỗ trợ cho âm mưu của “kẻ thù” trong việc phá hoại hình ảnh của chính quyền Bình Nhưỡng.
Nhật Đăng



Mỹ sẽ "trả giá đắt" nếu liệt Bắc Triều Tiên vào danh sách yểm trợ khủng bố

mediaCông dân Bắc Triều Tiên Ri Jong Chol, bị tình nghi tham gia vụ ám sát Kim Jong Nam, đến sân bay Bắc Kinh, ngày 04/03/2017.REUTERS/Thomas Peter
Ngày 04/03/2017, chế độ của Kim Jong Un lên tiếng dọa Hoa Kỳ « sẽ phải trả giá đắt » nếu đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách hậu thuẫn khủng bố sau vụ ám sát Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un. Trong khi đó, một trong số nghi phạm khẳng định là nạn nhân của một âm mưu của Malaysia nhằm xúc phạm Bắc Triều Tiên.





Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản, trích nhiều nguồn tin ngoại giao, cho biết sau vụ ám sát trên, Hoa Kỳ đang cân nhắc đưa Bắc Triều Tiên trở lại danh sách hậu thuẫn khủng bố, trong đó đã có Iran và Syria.
Hãng tin chính thức Bắc Triều Kiên KCNA khẳng định Hoa Kỳ sẽ ý thức rõ là họ phải « trả giá đắt » cho những lời cáo buộc vô căn cứ nhắm vào Bắc Triều Tiên và nếu liệt quốc gia khép kín này vào danh sách đen của Mỹ. Vẫn theo KCNA, « Bình Nhưỡng phản đối mọi hình thức khủng bố » và cáo buộc Hoa Kỳ tìm cách bêu xấu Bắc Triều Tiên.
Cả Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Malaysia cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ ám sát Kim Jong Nam ngày 13/02 tại sân bay Kuala Lumpur. Tuy nhiên, Ri Jong Chol, một trong số người Bắc Triều Tiên bị tình nghi tham gia vụ ám sát và được thả do « thiếu chứng cứ », khẳng định là nạn nhân của một âm mưu của chính quyền Malaysia nhằm xúc phạm Bắc Triều Tiên.
Phát biểu trước báo giới ngày 04/03 tại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh, trạm dừng chân trước khi về nước, Ri Jong Chol cáo buộc chính quyền Malaysia đã gây áp lực để buộc người này thú nhận bằng cách làm giả bằng chứng, đe dọa gia đình ông.
Nghi phạm này khẳng định : « Tôi không có mặt ở sân bay và chẳng có lý do gì để đến đó. Tôi chỉ làm đúng công việc của mình ». Ông tự nhận là một thương nhân chuyên thu mua các chất để sản xuất xà phòng.
Mối quan hệ giữa Malaysia và Bắc Triều Tiên được duy trì từ nhiều thập niên bỗng trở nên căng thẳng từ sau vụ ám sát Kim Jong Nam bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay Kuala Lumpur.

SAO CỨ GIẢ ĐUI, GIẢ MÙ LÀM NGƠ TRƯỚC VIỆC XÚC CÁT BÁN CHO TRUNG QUỐC BỒI ĐẮP ĐẢO Ở TRƯỜNG SA ?; KIẾN NGHỊ DỪNG XUẤT KHẨU CÁT

Hà Văn Thịnh - Sao không xuất khẩu luôn cả giống nòi?

Cát Việt ra nước ngoài: “Bán” dự án, “xà xẻo” tài nguyên
Sà lan của Công ty Sài Gòn - Hà Nội bơm hút cát tại cửa biển Nha Trang ngày 17-2 để giao cho tàu chở đi Singapore - Ảnh: Vân Trường
Đọc báo, thấy chuyện xuất khẩu cát ào ạt, bất chấp nhà cửa của người dân bị lún, sụt; bất chấp hậu quả tiềm tàng dài lâu, mới giật mình ngẫm ra rằng chẳng có nơi đâu, khi nào lại có sự quái đản: Bán tất tần tật, ăn tất cả mọi thứ, tận thu tất cả mọi cái, vơ vét mọi đường…, như ở cái thời này, xứ mình…

Bài báo cho biết:

“Khi qua thôn Phú Hội, xã An Ninh Đông, chúng tôi được người dân mời về nhà họ xem hậu quả của dự án nạo vét. Các bức tường phía sau nhà anh Tôn Ngọc Thạch đều bị nứt. Toàn bộ nền nhà chị Nguyễn Thị Lan gần đó bị sụt lún cả mét so với trước đây.

Theo người dân ở đây, Công ty Quốc Bảo đưa xáng cạp, sà lan tới hút cát rất gần bờ nên đã gây sụt 
lún, hư hỏng nhà cửa”.

Tai họa nhãn tiền như thế, sao chính quyền cứ giả đui, giả mù không thấy?

Không ai tin nổi chuyện chính quyền cho phép xuất khẩu cát cấp tập, giấy phép dễ hơn 100 lần so với cho nông dân xuất khẩu gạo và, số lượng thì chỉ có trời mới biết, bởi chẳng có ma nào ra biển để biết lượng cát cướp bóc thả cửa để đưa lên tàu là 1 triệu, 8 triệu tấn hay 80 triệu tấn!

Đọc vài đoạn tin trên, hẳn không ai là không đau, không xót.

Chẳng chẳng thấy ai băn khoăn một nảy may rằng tại sao nước họ là ĐẢO mà phải đi mua cát? 

Hay là “đảo” nắm trên đất liền? 

Nếu đảo chắc chắn nằm trên biển thì rõ ràng, người ta sợ không dám nạo vét cát bởi về lâu dài, có thể cả lãnh thổ Singapore sẽ bị chìm xuống biển!

Đừng có ngụy biện là do độ sâu quá lớn nên Singapore mua cát từ Việt Nam sẽ rẻ hơn, bởi thực tế chứng tỏ rằng, Tàu Khựa đã từng mất mấy năm, tốn ít tiền để thuê công nghệ Hà Lan về nạo vét cát chỉ để… coi chơi rồi, nhanh chóng học ngay quy trình kỹ thuật ấy, đưa ra Trường Sa để vét cát, bồi đắp cho diện tích của đạo Gạc Ma – chiếm của Việt Nam, tăng lên đến 84 lần!

Một vài ngư dân ven biển miền Trung (từ Phú Yên đến Ninh Thuận) đã kể cho người viết bài này tin đồn (rất tiếc là chẳng có cách gì kiểm chứng được) là, họ đã từng khai thác cát để, về nguyên tắc là xuất khẩu sang Singapore nhưng “hình như” có không ít cát ấy đem bán cho… Trung Quốc?

Nếu “tin đồn” là đúng, thì có lẽ, mọi người Việt phải đau thấu tim gan: Thì ra dân ta đang tiếp tay cho giặc để giặc xây dựng căn cứ, chiếm giữ lâu dài đất đai của chính mình!

Chuyện “tin đồn”về việc "đã từng"(?) “xuất khẩu cát cho TQ lấp Trường Sa”, tạm để qua một bên, để trở lại với cát cho Singapore - bằng cách xin hỏi vài câu.

Thứ nhất, Bộ Tài nguyên – Môi trường trả lời dân chúng sao đây khi “rừng đã hết và biển thì đã chết” (thơ của cô giáo Lam), lại đến lượt “cát moi đi cho sụp đổ tan tành”? Quý Bộ có dám chắc khi hàng trăm triệu tấn cát được CƯỚP - xuất đi (hàng trăm triệu tấn là điều rất có thể), môi trường tự nhiên của đất nước không bị ảnh hưởng?

Thứ hai, xin quý vị cho biết, có phải phương châm chiến lược thời này là bán tất cả những gì có thể, đúng vậy không? Một trong những cái có thể bán mắc cười nhất là kế hoạch xuất khẩu hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ! Ai không biết là bằng đại học của VN có được mấy nước công nhận mà đòi… xuất khẩu? 4 năm học đại học, mất hết một năm học chủ nghĩa này nọ, thể dục tê kia, chính trị quanh năm, thì lấy đâu ra kiến thức để sánh ngang với xứ người? Nếu quý vị có túng quẫn quá vì chẳng biết cách quản lý để ăn nên làm ra thì sao không nghiên cứu đề án xuất khẩu bằng hết người Việt ra khỏi Đất và Nước, để sau đó, tha hồ xuất khẩu các loại tài nguyên thiên nhiên?

Thứ ba, cái gọi là “giấy phép” do Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị; rồi, chỉ HAI hay BỐN NGÀY sau, Bộ Xây dựng có văn bản chấp thuận – có phải là QUY TRÌNH siêu tốc của sự khuất tất mịt mờ?

Trong lịch sử cấp phép của Nước CHXHCN Việt Nam, chắc chắn cái quy trình từ Tỉnh đến Bộ, chỉ cần từ 2 đến 4 ngày là quyết định xong việc CHO PHÉP bán đứt hàng triệu tấn tài nguyên, là kỷ lục của sự tráo trơ, bạc ác tận cùng!

 Vinh, 3.3.2017

Hà Văn Thịnh

(FB Hà Văn Thịnh)

Kiến nghị dừng xuất khẩu cát

04/03/2017 09:41 GMT+7
TTO - Từ loạt bài điều tra của Tuổi Trẻ, các nhà khoa học và các chuyên gia cho rằng tạm dừng xuất khẩu cát để rà soát, đánh giá lại chủ trương xã hội hóa nạo vét luồng lạch. 
Kiến nghị dừng xuất khẩu cát
Nhiều tàu nước ngoài đến Phú Quốc chở cát đi Singapore - Ảnh: V.Tr.
Dự án nào “lách luật” để khai thác cát xuất khẩu phải kiên quyết thu hồi.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi (chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển):
Kiến nghị dừng xuất khẩu cát
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Ảnh: V.TRƯỜNG
Tác động xấu tới 
môi trường
Theo tôi, có ba vấn đề cần làm rõ. Một là, liệu rằng nguồn thu từ xuất khẩu cát có đóng một vai trò quan trọng về kinh tế hay không? Nó có làm thay đổi mang tính đột phá nào về kinh tế hiện nay?
Hai là, liệu nó có làm môi trường tốt lên hay làm hủy hoại nguồn tài nguyên? Và thứ ba là khai thác ở đâu, chỗ nào sẽ không gây tác động tiêu cực?
Biển cũng giống như các hệ thống tự nhiên khác, nó là một thực thể hoàn chỉnh. Cho nên khai thác cát biển là đụng vào một trong những hợp phần của môi trường tự nhiên biển và cũng là đụng vào một trong những nguồn tài nguyên của biển.
Tài nguyên ở đây không chỉ là khoáng sản mà còn là một hệ sinh thái cùng với cát, là nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài.
Quan trọng hơn, nó là yếu tố để bảo vệ các vùng bờ biển khỏi xói lở, sụt lún. Với góc nhìn như thế, tôi cho rằng khai thác ít hay nhiều chắc chắn đều có tác động xấu.
Nước ta là nước nhiệt đới ẩm nên có nhiều cát. Vùng cửa sông bao giờ cũng nhiều cát. Đã gọi châu thổ thì tiến ra biển mới gọi châu thổ. Nếu châu thổ mà lùi vào trong thì bản chất châu thổ sẽ bị mất.
Chức năng tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đồng bằng sông Hồng rất quan trọng đối với lãnh thổ Việt Nam bằng việc có tiến được ra biển hay không, có mở rộng bờ cõi hay không. Đây là giá trị về đất, về lãnh thổ rất quan trọng nhưng nhiều người không để ý.
Người ta hay đổ lỗi khi bờ sông, bờ biển sạt lở là do biến đổi khí hậu. Nhưng thực ra đó là hậu quả của việc chính mình đang làm.
Đó là việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất, cát mất cân bằng. Kết cấu của cát là bời rời chứ không kết dính. Nếu chúng ta cứ hút cát lên mà không tính toán thì sẽ xảy ra hai hiện tượng cơ học là sụt lún và xói lở theo chiều ngang.
Singapore mua cát để mở rộng đất đai, chúng ta lại bán đi là điều mâu thuẫn. Chúng ta xuất khẩu cát được một số năm rồi, tôi kiến nghị nên tạm dừng.
Chính phủ, các địa phương, các ngành có liên quan nên ngồi lại đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và tài nguyên. Đây là điều rất quan trọng.
ThS Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia sinh thái ĐBSCL):
Kiến nghị dừng xuất khẩu cát
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Ảnh: V.TRƯỜNG
Phải tính đến cát, sỏi không còn về ĐBSCL
Vai trò của cát nên được nhìn nhận đầy đủ. Cát không chỉ là vật liệu san lấp thông thường mà cát còn có vai trò sinh thái và nhất là ổn định bờ sông, bờ biển. Một khi thiếu hụt cát thì nhất thiết sạt lở sẽ diễn ra, dẫn đến thu nhỏ lãnh thổ.
Ở góc độ này, cát không phải là một tài nguyên đơn thuần có thể bán đi dễ dàng mà phải nhận thức rằng cát có vai trò ổn định lãnh thổ quốc gia.
Hơn nữa, cát rất cần cho nhu cầu xây dựng, phát triển trong nước về lâu về dài và cần phải được gìn giữ, tiết kiệm.
Hơn 50% chiều dài bờ biển 700km của ĐBSCL đã bị sạt lở. Báo cáo của các cơ quan chuyên môn có uy tín cho biết trong khoảng năm 2003-2012, vùng bờ biển bùn từ Bạc Liêu trở xuống qua Kiên Giang nhiều nơi bị sạt lở với tốc độ hơn 50m/năm, đặc biệt là đoạn 180km phía Biển Đông.
Ở Biển Tây sóng ít dữ dội hơn nhưng khoảng 60% bờ biển phía tây cũng bị sạt lở. Tính trung bình trong khoảng thời gian này, ĐBSCL mất khoảng 5km2đất mỗi năm do sạt lở.
Sắp tới khi có 11 đập thủy điện chắn ngang sông Mekong ở Lào và Campuchia thì theo dự báo, toàn bộ 100% lượng vật liệu di chuyển ở đáy sông, tức là cát, sỏi, sẽ không còn về được ĐBSCL.
Việc thiếu hụt cát do bị thủy điện chắn lại và do khai thác cát sẽ dẫn đến việc sạt lở bờ biển. Việc khai thác cát bán đi nơi khác sẽ tạo nên sự mất cân bằng về cát. Một khi mất cân bằng thì tất yếu sạt lở sẽ diễn ra, dẫn đến thu hẹp lãnh thổ.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Đoàn luật sư TP.HCM):
Kiến nghị dừng xuất khẩu cát
Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Ảnh: H.DIỆP
Đừng đổ cho 
biến đổi khí hậu
Qua loạt bài điều tra “Đường đi của cát Việt ra nước ngoài”, tôi thấy thực tế đây không phải là nạo vét luồng tuyến tận thu cát để xuất khẩu mà là khai thác và xuất khẩu tài nguyên trên phạm vi rộng trong một thời gian rất dài.
Không chỉ có biến đổi khí hậu mới gây ra sạt lở bờ biển và bờ sông, nguyên nhân chính là con người. Chính con người mới làm cho đất đai nước ta bị thu hẹp một cách nhanh chóng, đừng đổ lỗi cho biến đổi 
khí hậu.
Bản chất của việc xuất khẩu cát tận thu từ dự án xã hội hóa là xuất tài nguyên. Do vậy phải kiểm soát, trong đó vai trò của quản lý nhà nước là 
quyết định.
10 năm, xuất khẩu sang Singapore 
67 triệu m3 cát
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết từ năm 2007 đến cuối năm 2016, Việt Nam xuất khẩu xấp xỉ 67 triệu mcát sang thị trường Singapore.
Riêng giai đoạn 2007-2009 chủ yếu xuất khẩu cát sông khai thác ở vùng ĐBSCL và mua từ Campuchia với khối lượng hơn 23,7 triệu m3.
Từ năm 2013 đến cuối năm 2016 xuất hơn 43 triệu m3 cát nhiễm mặn. Trong đó năm 2015 xuất nhiều nhất khi có tới hơn 31 triệu m3 lên tàu sang Singapore.
Singapore mở rộng thêm 24% diện tích
Chính phủ Singapore công khai mọi hoạt động lấn biển để mở rộng diện tích của đảo quốc này tại phòng trưng bày Singapore City Gallery ở số 45 Maxwell Road (khu Chinatown).
Tại đây có đầy đủ thông tin Singapore bắt đầu lấn biển từ khi nào, những khu vực nào. Hình thù các đảo trước đây và bây giờ.
Đặc biệt là có bảng chữ nói rõ từ những năm 1960 đến nay nước này đã mở rộng thêm 24% diện tích, tương đương 13.000 sân bóng đá. Và hoạt động lấn biển vẫn đang tiếp tục.
V.TRƯỜNG - H.ĐIỆP gh