Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

4 báu vật quý giá nhất của Việt Nam đến nay đã hoàn toàn biến mất

Ảnh minh họa chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên. Những công trình này hiện tại đã hoàn toàn bị phá hủy, chỉ còn tìm thấy trong tư liệu sử sách.
Theo các ghi chép lịch sử còn lưu giữ được tới ngày nay, dưới triều đại nhà Lý – Trần, hai trong số những triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến dân tộc, nước ta sở hữu bốn vật báu, được mệnh danh là “Thiên Nam Tứ Đại Khí”. Đó là bốn báu vật  cực lớn được làm bằng đồng, bốn công trình nghệ thuật mà quy mô và sự đồ sộ của chúng khiến các thế hệ con cháu về sau phải sửng sốt, ngả mũ kính phục tài năng và ý chí của ông cha. 
Bốn vật báu trong Tứ đại khí bao gồm “Tượng chùa Quỳnh Lâm”, “Tháp Báo Thiên”, “chuông Quy Điền”, “đỉnh Phổ Minh”. Là những bộ phận không thể tách rời của các công trình kiến trúc Phật Giáo quan trọng bậc nhất của thời đại chính là đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất của nhóm các công trình này. Đặc điểm chung này cũng sẽ hé lộ cho thế hệ sau những hiểu biết rất đáng giá về cuộc sống của nhân dân dưới hai triều đại phong kiến huy hoàng này.
Hãy cùng ngược dòng lịch sử, lần theo những dấu vết còn được lưu lại để có được hình dung rõ nét hơn về bốn báu vật trong quá khứ của dân tộc.
1. Tượng chùa Quỳnh Lâm – Chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Chùa cổ Quỳnh Lâm, nằm trên núi Quỳnh Lâm, tương truyền được xây dựng vào thời nhà Lý, nhưng theo các thư tịch cổ còn lưu giữ được, ngôi chùa được vua Trần Anh Tông (1293-1314) xây dựng để thiền sư Pháp Loa làm giảng viện. Ngôi chùa được mệnh danh là “Thiên Nam đệ nhất danh lam” dưới thời nhà Trần này chính là nơi tọa lạc của Đại khí đầu tiên, pho tượng Phật khổng lồ được đúc hoàn toàn bằng đồng.
Theo văn bia của của Quỳnh Lâm còn lưu giữ được, pho tượng Phật nổi tiếng này cao 6 trượng (khoảng 20m, xấp xỉ chiều cao của một tòa nhà 3 tầng). Để bảo vệ bức tượng khỏi sự tàn hoại của các hiện tượng thiên nhiên, một tòa điện cao 7 trượng (xấp xỉ 23,7m) đã được xây dựng để chứa tượng. Trong dân gian xưa còn lưu truyền câu ca, ca ngợi thắng cảnh chùa Quỳnh Lâm, khiến chúng ta có thể hình dung sự to lớn của tòa tháp chứa Phật cũng như sự đồ sộ của ngôi chùa này.
Cho đến nay, các nhà lịch sử vẫn chưa tìm được những cứ liệu cần thiết để ước lượng trọng lượng của Pho tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. Hiện nay, không có bất cứ hình ảnh nào của tượng Phật chùa Quỳnh Lâm được lưu lại, chúng ta có thể tham khảo những số liệu của bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Nhật Bản, được đặt tại chùa Todaiji của đất nước Phù Tang và các hình ảnh của pho tượng này để có thể hình dung rõ hơn về quy mô của tượng Phật tại Quỳnh Lâm thế kỉ 13-14.
Bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Nhật Bản, đặt tại chùa Todaji, có chiều cao 15 m (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)
 2. Chuông Quy Điền – Chùa Diên Hựu, kinh thành Thăng Long
Vào năm 1080, chuông Quy Điền được vua Lý Thái Tông cho đúc trong một lần tu sửa chùa Diên Hựu, một ngôi chùa thiêng được xây dựng khi nhà vua mộng thấy Đức Quán Âm Bồ Tát dắt lên tòa sen. Chùa Diên Hựu là một trong nhưng ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở ta, mang hình tượng bông sen ngàn cánh mọc lên giữa ao thơm Linh Chiểu. Chuông được đặt tên là Giác Thế Chung (ngụ ý sẽ là tiếng chuông thức tỉnh con người thế gian). 

Chùa Diên Hựu hay còn gọi là Chùa một cột ngày nay (Ảnh dẫn qua: vietnamjettravel.com)
Chuông Quy Điền được ghi chép lại là một chiếc chuông khổng lồ. Để treo chuông, người xưa đã phải xây dựng một lầu chuông bằng đá xanh, cao tới 8 trượng (tương đương 25m). Tuy nhiên chiếc chuông này khi đúc xong, đánh lại không phát ra âm thanh. Vì lẽ đó, nhà vua đã hạ lệnh chuyển chuông ra thửa ruộng sau chùa. Ruộng này trũng nên hàng năm có rất nhiều rùa về đây làm tổ. Có lẽ vì vậy, tên của chuông nhanh chóng bị thay thế bởi tên gọi dân gian Chuông Quy Điền và trở nên rất nổi tiếng trong cả nước. 

Chuông chùa Bái Đính, chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay, cao 5,5m chỉ có chiều cao bằng 1/5 chiều cao chiếc chuông Quy Điền trong lịch sử. (Ảnh dẫn qua: dongphuockieu.vn)
3. Tháp Báo Thiên- Chùa Sùng Khánh Báo Thiên, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long
Kinh thành Thăng Long còn sở hữu một đại khí thứ hai. Bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ngày nay, xưa kia chính là vị trí của chùa Sùng Khánh Báo Thiên, được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1056. Năm 1057, nhà vua tiếp tục cho xây dựng một tòa tháp cao 20 trượng (khoảng 70m) ngay trong khuôn viên ngôi chùa này, đặt tên là “Đại thắng tư thiên bảo tháp”, dân gian quen gọi là Tháp Báo Thiên.


Chùa Sùng Khánh Báo Thiên tại Kinh Thành Thăng Long (Ảnh dẫn qua: hieuminh.org)
Về tầm vóc kiến trúc, theo các ghi chép lịch sử còn lại, tòa tháp này được xây dựng với số tầng chẵn (12 hoặc 30 tầng theo các văn bản lịch sử khác nhau). Các tầng dưới của tòa tháp kì vĩ này được xây bằng đá, các tầng trên và đỉnh tháp được đúc toàn bằng đồng, đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc.
Xưa kia, tòa tháp được xây dựng với số tầng chẵn, tương truyền nhằm mục đích biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại, bền vững của triều đình nhà Lý, đồng thời thể hiện ước vọng nước nhà sẽ tồn tại dài lâu cùng trời đất. Tên “Đại thắng tư thiên bảo tháp” như một sự tỏ bày cùng thiên địa những chiến công hiển hách của dân tộc trong những năm tháng đã qua. Không chỉ có vậy, trên đỉnh tháp, nhà vua còn cho khắc ba đại tự Đáo Lỵ Thiên (Lên Tận Trời Cao), thể hiện ý chí của bậc quân vương mong muốn đưa tầm vóc nước ta vươn lên, đạt tới tầm cao mới.
Được xây dựng hiện ngang giữa kinh đô, trên phần đất bằng phẳng, trung tâm nhất, tháp Báo Thiên dường như không mang nhiều ý nghĩa của một tòa tháp Phật. Xét ở một góc độ nào đó, chúng ta có thể cảm nhận, Tháp Báo Thiên mang ý nghĩa tương đồng với một Khải Hoàn Môn của dân tộc Việt, một công trình vinh danh chiến thắng lẫy lừng của quốc gia, là cột chống trời trong văn hóa dân tộc lúc bấy giờ.
Chùa Sùng Khánh Báo Thiên trước kia được xây dựng ởtại vị trị nay là Nhà thờ lớn Hà Nội (Ảnh dẫn qua: sachhiem.net)
4. Đỉnh Phổ Minh – Chùa Phổ Minh (chùa Tháp), xã Tức Mạc, Nam Định 
Chù Phổ Minh cũng được đánh giá là một trong những ngôi chùa có vị trí quan trọng trong nền phật giáo nước nhà, được xây dựng ở phía Tây cung Trùng Khánh. Đỉnh Phổ Minh là chiếc đỉnh (có nơi ghi chép là chiếc vạc) được được đúc bằng đồng có kích thước vô cùng to lớn đặt tại chùa, vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông. Chiếc vạc đồng này được coi là một biểu tượng của nghệ thuật Phật giáo đương thời. 
Về kích thước, theo một ghi chép trong phần phụ cuối sách Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trãi (thời Lê, thế XV), trong bài Phổ Minh Tự Đỉnh), chiếc vạc đồng được đặt tại chùa Phổ Minh là một chiếc vạc vĩ đại không đâu sánh kịp: vạc sâu 4 thước (tương đương 13m), rộng 10 thước (tương đương 33m), nặng 6150 cân ta (tương đương 3,7 tấn) (cân ta là một đơn vị đo lường cổ; 1 cân ta = 604,5 gam). Theo các hiểu biết còn được truyền lại tới ngày nay, miệng vạc dày và rộng đến mức hai người có thể chạy đuổi nhau trên thành của vạc đồng này. 


Một dạng vạc thường được đặt trong các sân chùa Việt Nam thời trước (Ảnh minh họa: dẫn qua lichsuvn.net)
Khi mang quân sang xâm lược Đại Việt, nhà Minh đã dùng mọi thủ đoạn để phá hủy nền văn hóa Đại Việt. Được coi là những vật chứa đựng nguyên khí của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt nên cả bốn tứ đại khí đều đã phá hủy để chế thành vũ khí.
Tứ Đại khí tuy không còn nhưng danh tiếng vẫn âm vang trong lịch sử dân tộc
Có thể nói, An Nam tứ đại khí đã ra đời trong thời kì hưng thịnh nhất của một giai đoạn lịch sự của nước nhà. Chính vì vậy, nó thâu nạp vào đó rất nhiều những tinh hoa của dân tộc trong thời kì lịch sử này. Rõ nét nhất, phải kể đến kĩ thuật chế tác, đúc đồng của ông cha ta. Công việc này không chỉ đòi hỏi những tính toán và thao tác chính xác, mà nó còn đòi hỏi cả tính thẩm mỹ trong việc tạo tác. Vì thế, quy mô và độ tinh xảo cần có của những tác phẩm được nhà vua tuyển chọn đặt trong các chùa, vốn là các công trình kiến trúc linh thiêng, rất được quý trọng thời bấy giờ có thể giúp chúng ta hình dung được sự tài năng và khéo léo của các bậc nghệ nhân trong quá khứ.
Dưới góc nhìn văn hóa, từ việc các vua thời Lý-Trần đầu tư một phần rất lớn trong ngân khố quốc gia cho việc kiến tạo bốn công trình này, cùng ý nghĩa được gửi gắm trong mỗi báu vật, chúng ta có thể hình dung được phần nào bối cảnh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân cũng như tư tưởng của các vị minh quân thời bấy giờ. Bốn vật báu đều được đặt trong các công trình Phật giáo lớn là một minh chứng quan trọng cho vị thế của tôn giáo này trong đời sống văn hóa dân tộc đương thời. Có lẽ danh tiếng về sự kỳ vĩ của tứ đại khí cũng góp phần khắc sâu trong tâm thức người dân Việt những triết lý Phật giáo mang đậm tính nhân sinh, hướng thiện. Phải chăng, đây chính là lý do quan trọng giải thích cho sự hưng thịnh, thái bình của đất nước trong hai triều đại này.
Thiên hạ thái bình dưới hai triều đại Nhà Lý- Nhà Trần (Ảnh minh họa: dẫn qua freehdw.com)
An Nam tứ đại khí tuy đã không thể trường tồn cùng dân tộc như mong ước của những bậc quân vương xưa. Nhưng tầm vóc và những ý nghĩa mà thời đại gửi gắm trong những tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay. Qua chúng, người đời sau sẽ có thêm động lực để tìm hiểu nhằm có được nhận định đúng về những giá trị mà người xưa kiến tạo, cũng như có thêm cảm hứng để gây dựng nên những công trình thực sự mang đến ý nghĩa trong đời sống thực tại cho đời sống văn hóa của dân tộc.
Ly Ly (tổng hợp)
Tham khảo: gocque.com, bachkhoatrithuc.vn, chuaphuclam.vn
Xem thêm: 

Nhóm lợi ích hốt tiền từ dự án "bánh vẽ", nhà nước và nhân dân cùng gánh hậu quả

MAI ANH

(GDVN) - Theo PGS.TS Phạm Quý Thọ, Quốc hội cần sớm vào cuộc giám sát các khoản vay mà Chính phủ đã bảo lãnh cho một số doanh nghiệp nhà nước.
Thông tin được Bộ Tài chính công bố tại buổi họp báo chuyên đề về bảo lãnh chính phủ ngày 1/3/2017 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng trị giá cấp bảo lãnh Chính phủ đạt 568,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp, ngân hàng chính sách tiếp cận được với các nguồn vốn vay dài hạn trong và ngoài nước thực hiện chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, dư nợ bảo lãnh Chính phủ hiện đang ở mức 10,2% GDP, trong đó phần lớn là những khoản bảo lãnh dành cho doanh nghiệp.
Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) được đầu tư gần 3.000 tỉ đồng, hoạt động thua lỗ, khiến Bộ Tài chính liên tục phải trích quỹ trả nợ thay - Ảnh: Báo Đầu tư.
Theo Bộ Tài chính, bên cạnh mặt tích cực, việc bảo lãnh của Chính phủ đối với một số chương trình, dự án vay vốn cũng bộc lộ những hạn chế liên quan đến trả nợ vay dẫn đến yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp bảo lãnh Chính phủ, cần thắt chặt hơn nữa điều kiện cấp bảo lãnh. 
Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu từ nay tới cuối năm 2020 sẽ duy trì dư nợ bảo lãnh không quá 10%, với mục tiêu con số này phải hạ xuống mức thấp nhất.
Nhằm tăng cường thắt chặt bảo lãnh, tăng trách nhiệm giải trình, Bộ Tài chính đang xây dựng danh mục các dự án được ưu tiên cấp bảo lãnh để báo cáo Chính phủ trình ra Quốc hội.
Dự án kém hiệu quả mới cần bảo lãnh
PGS.TS Phạm Quý Thọ - Chuyên gia chính sách công cho biết, việc bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước đi vay vốn được thực hiện từ trước đến nay vì các doanh nghiệp này mới trong giai đoạn đầu phát triển. Còn bây giờ doanh nghiệp đã có tiềm lực thì phải tự chủ, tự tích lũy để đầu tư phát triển, tái đầu tư. 
“Những năm qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tập đoàn Điện lực... có tiềm lực mạnh như vậy nhưng vẫn trông đợi vào bảo lãnh Chính phủ là điều hết sức vô lý”, PGS.Thọ cho biết.
PGS.TS Phạm Quý Thọ cho rằng Chính phủ cần dừng việc bảo lãnh nợ để tốt cho nền kinh tế - ảnh: H.Lực.
Chuyên gia chính sách công này phân tích, hầu hết các dự án đầu tư mà Chính phủ bảo lãnh thời gian qua đều là những dự án của doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, rất nhiều dự án của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, thua lỗ lớn.
Điển hình như việc Chính phủ phải bảo lãnh nợ Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC - tiền thân của Vinashin) dự kiến nợ dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63,2 nghìn tỷ đồng.
Tương tự là dự án bột giấy Phương Nam, sau 10 năm đầu tư số tiền gần 3.000 tỷ đồng đầu tư trong đó bao gồm vốn vay trong nước 1.952 tỷ đồng và vốn vay nước ngoài là 968 tỷ đồng - do Bộ Tài chính bảo lãnh đến nay dự án không có khả năng thu hồi vốn và Chính phủ đang phải trả nợ thay cho dự án.
Một dự án tốt, theo PGS.Thọ, Chính phủ không cần bảo lãnh thì các ngân hàng vẫn sẽ cho vay. Như vậy rõ ràng chỉ những dự án thiếu hiệu quả hoặc hiệu quả kém thì các ngân hàng mới yêu cầu phải có bên thứ ba bảo lãnh.
“Điều nguy hiểm nhất khi Chính phủ bảo lãnh ngân hàng ngay lập tức cho vay, nói cách khác chỉ cần Chính phủ bảo lãnh thì dự án như thế nào ngân hàng vẫn cho vay bởi dù dự án thất bại, doanh nghiệp phá sản vẫn có Nhà nước trả nợ”, PGS.Thọ nói.
Từ phân tích trên, PGS.Thọ đặt giả thiết, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quản lý của bộ, ngành nào đó khi lập dự án đã biết được tính hiệu quả không cao. Nhưng một bộ phận cán bộ của bộ, ngành đó bắt tay nhau đưa dự án vào diện xin được bảo lãnh nợ.

Doanh nghiệp nhà nước yếu kém khiến nợ công tăng cao

Ông Bùi Kiến Thành: "Vòng tròn thua lỗ bị đẩy về Chính phủ"

Mọi việc êm xuôi, nhóm lợi ích hưởng lợi còn dự án tất nhiên thất bại và hậu quả là Nhà nước gánh thêm khoản nợ lớn.
PGS.Thọ khẳng định, khi đã được cấp bảo lãnh Chính phủ thì trong trường hợp doanh nghiệp không thể trả nợ được, Chính phủ sẽ trả nợ thay.
Điều đó khiến nợ công quốc gia tăng lên đồng thời kéo cả đoàn tàu kinh tế chậm lại bởi các khoản nợ.
Minh bạch nhiệm vụ công ích và kinh doanh
Lý giải về vấn đề bảo lãnh của Chính phủ Bộ Tài chính cho rằng, việc Chính phủ bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp nhà nước do bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh thì còn nhiệm vụ chính trị được giao.
Tuy nhiên, theo PGS.Thọ, chính sự không rõ ràng giữa nhiệm vụ chính trị xã hội và nhiệm vụ kinh doanh khiến doanh nghiệp nhà nước càng được nuông chiều.
“Theo thông tin trên báo chí hấu hết các khoản vay mà Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước chủ yếu từ dự án đầu tư kinh doanh thuần túy. Như vậy đâu phải vì nhiệm vụ chính trị”, PGS.Thọ đặt câu hỏi.
Ví dụ như trường hợp Vietnam Airlines vay tiền mua, thuê tàu bay, Nhà máy bột giấy Phương Nam vay để sản xuất giấy, những khoản vay như dự án xi măng Hạ Long và Đồng Bành… đều chỉ là mục đích kinh tế.
Ông Thọ cho rằng, không thể lấy lý do vì nhiệm vụ công ích xã hội để biện minh cho vấn đề bảo lãnh nợ bởi là doanh nghiệp nhà nước.
Đã là đơn vị nhà nước được trả lương bằng tiền thuế của dân, được hưởng cơ chế ưu đãi từ đất đai, từ cơ sở hạ tầng… vì thế nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước ngoài kinh doanh phải thực hiện nhiệm vụ công ích xã hội.
Theo ông Thọ, khi Chính phủ bảo lãnh nợ đặt ra hai trường hợp doanh nghiệp nhà nước.
Thứ nhất, nếu dự án thành công, doanh nghiệp nhà nước phát triển cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân trong nước. Với ưu đãi về chính sách về thuế, đất đai đến bảo lãnh vốn doanh nghiệp nhà nước giành ưu thế cạnh tranh đồng nghĩa doanh nghiệp tư nhân ở một số lĩnh vực sẽ gặp khó khăn.
“Điều này tạo nên sự bất công bằng trong cộng đồng doanh nghiệp, mất công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Có thể nói doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vừa nhỏ vừa yếu bị kẹp giữa một bên doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi đủ thứ, có Nhà nước đứng sau và một bên doanh nghiệp FDI có vốn và kinh nghiệm thị trường lại được ưu đãi chào mời khi đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân đã khó càng khó hơn”, ông Thọ nhân định.
Việc Chính phủ bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp nhà nước như Vietnam Airlines làm mất công bằng trong cạnh tranh trên thị trường - ảnh: H.Lực.
Mặt khác với việc những dự án doanh nghiệp nhà nước thành công do chính sách ưu đãi thì đó không phải do tài năng quản trị mà do chính sách ưu đãi mang lại.
Nếu vay sòng phẳng theo lãi suất bình thường không có bảo lãnh liệu doanh nghiệp nhà nước có thành công? Mặt khác, bảo lãnh nợ sẽ khiến doanh nghiệp nhà nước ngày càng trì trệ, yếu kém do quen được bao bọc.
Ở khía cạnh thứ hai, nếu dự án thất bại thì Nhà nước (chính xác hơn) là người dân phải trả nợ. Tóm lại bảo lãnh nợ Chính phủ dù dự án thành công hay không thành công đều không có lợi cho nền kinh tế.
Vai trò giám sát của Quốc hội
Theo PGS.Phạm Quý Thọ, trước thực tế nhiều khoản vay bảo lãnh cho các tổng công ty, tập đoàn làm ăn kém, thậm chí mất vốn, phá sản đẩy nghĩa vụ trả nợ cho nhà nước cần đặt vấn đề giảm nợ bảo lãnh.
“Trước khi quyết định bảo lãnh nợ Chính phủ xem xét từng dự án cụ thể. Với dự án lớn cần xin ý kiến Quốc hội tránh gia tăng nợ công quốc gia”, ông Thọ cho biết.
PGS.Thọ cho rằng, cần tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội với các dự án, doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh nợ.
“Cần theo dõi giám sát từ việc đề xuất bảo lãnh nợ đến quá trình sử dụng đồng vốn vay đó có đúng mục đích có hiệu quả hay không. Vai trò của giám sát của Quốc hội rất lớn”, PGS.Thọ nói
Giảm nợ bảo lãnh theo ông Thọ sẽ tránh được hai vấn đề: Thứ nhất, tránh được dự án “bánh vẽ” không hiệu quả nhưng vẫn được phê duyệt đầu tư. Thứ hai, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Những dự án “bánh vẽ” không thể tự vay ngân hàng nên cần bảo lãnh theo logic đó nếu không còn ưu đãi về bảo lãnh thì tự nhiên dự án “trên giấy” sẽ không còn đất sống.
Trong bối cảnh việc sử dụng hiệu quả đồng vốn của khối doanh nghiệp nhà nước thấp minh chứng rõ nhất nằm ở hàng loạt công trình nghìn tỉ mà chủ đầu tư chính là các “ông lớn” nhà nước đang sống dở chết dở như xơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên mở rộng hay các nhà máy xi măng phải chuyển lại cho tư nhân với giá rẻ. Vì thế cần phải siết vấn đề bảo lãnh nợ.
Ngoài việc cần dừng cấp bảo lãnh Chính phủ, theo ông Thọ với các dự án đã được bảo lãnh sẽ phải thế chấp ngay tài sản theo quy định. Việc làm này nhằm “nắm đằng chuôi” tránh việc mất thêm tài sản doanh nghiệp.

Ông Bùi Kiến Thành: "Vòng tròn thua lỗ bị đẩy về Chính phủ"

(GDVN) - Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, bảo lãnh nợ để tạo ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh doanh nghiệp tư nhân là nghịch lý cần xóa bỏ.
Doanh nghiệp nhà nước yếu kém khiến nợ công tăng cao

Doanh nghiệp nhà nước yếu kém khiến nợ công tăng cao

Ông Bùi Kiến Thành: "Vòng tròn thua lỗ bị đẩy về Chính phủ"

(GDVN) - Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, bảo lãnh nợ để tạo ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh doanh nghiệp tư nhân là nghịch lý cần xóa bỏ.
Doanh nghiệp nhà nước yếu kém khiến nợ công tăng cao

Doanh nghiệp nhà nước yếu kém khiến nợ công tăng cao

Mai Anh

228 tỉ đồng một km cao tốc Bắc Nam; Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt gấp 4 lần Mỹ

06/03/2017 Thanh Niên Online
Theo ước tính mỗi km cao tốc Bắc Nam sẽ tốn 228 tỉ đồng chi phí xây dựng
Bộ GTVT vừa có tờ trình Chính phủ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam với tổng mức 314.117 tỉ đồng, tương đương 228 tỉ đồng cho 1 km.
Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, trong đó các đoạn Lạng Sơn - Hà Nội và TPHCM - Cà Mau đã cơ bản hoàn thành. Trên đoạn từ Hà Nội - TP.HCM dài 1.622 km có một số đoạn tuyến trên hành lang này đã được đầu tư và đưa vào khai thác, còn 1.372 km cần nghiên cứu đầu tư.
Bộ GTVT cho biết, tổng mức đầu tư toàn dự án là hơn 314.114 tỉ đồng, giai đoạn phân kỳ dự kiến đầu tư khoảng 245.000 tỉ đồng trong đó vốn nhà nước khoảng 96.600 tỉ; vốn nhà đầu tư khoảng 148.400 tỉ đồng; giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.100 tỉ đồng.
Với tổng mức đầu tư lớn, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án thực hiện:
Phương án 1: Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỉ đồng, đầu tư với chiều dài khoảng 467 km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Vinh (Nghệ An); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Tuý Loan (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT; đoan Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai).


Phương án 2: Nhà nước hỗ trợ khoảng 63.000 tỉ đồng; đầu tư với chiều dài khoảng 916 km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Tuý Loan (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT; đoạn Nha Trang - Dầu Giây (Đồng Nai).
Phương án 3: Nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỉ đồng; đầu tư chiều dài khoảng 1.015 km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình); đoạn Tuy Hoà (Phú Yên) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Để phù hợp nhu cầu vận tải đến năm 2020 và cân đối vốn bố trí cho các dự án cấp thiết, quan trọng của Bộ GTVT để duy trì năng lực tối thiếu của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo phương án 1. Trên cơ sở đó, dự án phân kỳ các giai đoạn đầu tư như sau:
Giai đoạn 1 (dự kiến từ năm 2017 đến năm 2022): Xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Vinh (Nghệ An) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức hợp đồng BT với quy mô 4 làn xe; đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô 4 làn xe cao tốc. Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên - Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe thành quy mô 4 làn xe.
Tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 467 km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 102.837 tỉ đồng.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến năm 2028, đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam, bao gồm đoạn Vinh (Nghệ An) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Phan Thiết (Bình Thuận) với quy mô 4 làn xe. Tổng chiều dài giai đoạn 2 là 905 km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 142.157 tỉ đồng.
Giai đoạn 3, dự kiến sau năm 2028, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỉ đồng.
Theo tính toán, dự án chiếm dụng diện tích khoảng hơn 6.500 ha đất, dự kiến làm ảnh hưởng tới khoảng 15.500 hộ dân, trong đó dự kiến phải tái định cư khoảng 3.900 hộ. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng hơn 27.400 tỉ đồng.
Phương án giải phóng mặt bằng được Bộ GTVT đặt ra, đó là thực hiện giải phóng mặt bằng ngay toàn bộ từ Hà Nội đến TP.HCM, điều này thuận lợi cho công tác quản lý giải phóng mặt bằng sau này, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư rất lớn. Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc lựa chọn giải phóng mặt bằng toàn dự án ngay từ đầu là một trong những chính sách thu hút đầu tư. Với mặt bằng sạch từ Hà Nội - TP.HCM, nhà đầu tư thấy hấp dẫn ở đoạn tuyến nào thì họ sẽ nhanh chóng rót tiền đầu tư nhanh chóng ở đoạn tuyến đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Mai Hà


Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt gấp 4 lần Mỹ


“Làm đường cao tốc Việt Nam chi phí đến 12 triệu USD/km, trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Đưa ra ví dụ so sánh này cho thấy đầu tư công ở Việt Nam  lãng phí và thất thoát như thế nào nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách nhiệm”.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã nêu ví dụ minh họa khi góp ý cho Luật Đầu tư công chiều 18/11. Cũng cùng quan điểm lo ngại sự lãng phí, thất thoát trong các dự án đầu tư công, nhiều đại biểu bày tỏ rõ quan điểm bộ luật này cần thể hiện vai trò “siết” quản lý và quy được trách nhiệm rõ ràng.
Chủ đầu tư...không vốn!
Theo đại biểu Thạch, việc đầu tư công thể hiện sự lãng phí rõ nhất từ các dự án giao thông. Cụ thể như đường cao tốc HCM hiệu quả rất thấp trong khi đầu tư tốn nhiều tiền. Thế nhưng tuyến đường HCM đi đêm là không dám đi vì đường vắng không có người đi.
Còn đại biểu Trịnh Thế Khiết thì cho rằng, hiện nay trong luật ghi rằng chủ đầu tư thì phải có vốn mới là chủ đầu tư nhưng trong điều kiện nay đầu tư công chủ đầu tư lại không có vốn mà chỉ là thẩm quyền. “Do vậy tham mưu làm dự án như thế nào thì nó là như thế. Chính vì thế nên tất cả các dự án đầu tư công vượt trần rất lớn lãng phí rất nhiều nhưng khi phát hiện vi phạm thì chẳng ai bị gì cả”, ông Khiết nói thẳng.

Hình ảnh Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt gấp 4 lần Mỹ số 1
Việc quy định trách nhiệm không rõ ràng, chặt chẽ sẽ khiến cho các dự án đầu tư công thất thoát, lãng phí, dàn trải.

Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TP.HCM thì cho rằng cần quy định việc quyết định chủ trương đầu tư không nên phân theo dự án nhóm A, B, C như dự thảo luật mà nên phân theo dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó quyết định. Ví dụ dự án to nhưng nguồn từ ngân sách địa phương thì HĐND địa phương quyết định chủ trương đầu tư, dự án nhỏ nhưng do ngân sách trung ương tài trợ hoàn toàn thì phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Loay hoay quy trách nhiệm
Theo ông Khiết, Luật không rõ là đang tạo điều kiện để tham nhũng. “Do vậy Luật phải xác định rõ chủ đầu tư là ai. Nếu không đầu tư công sẽ tiếp tục thất thoát và những doanh nghiệp đứng sau sẽ là người thực thi sẽ rất đáng e ngại. Đây là tiền của dân, đóng góp từng xu, từng đồng nên phải chặt chẽ”, ông nói.

Theo đại biểu Bùi Thị An, luật ban hành là cần thiết. Giai đoạn vừa rồi cả xã hội đều thấy chính đầu tư công quản lý không tốt nên hiệu quả kém. Sản phẩm thu được không xứng với đồng tiền bỏ ra.
Ngay trong tờ trình dự án Luật cũng không nhận thức đầy đủ viết rất dài dòng, chung chung. “Luật cần phải quy định thêm trách nhiệm đứng đầu của cơ quan đứng ra đầu tư”, bà An kiến nghị.
Còn đại biểu Trần Du Lịch thì chỉ ra nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như lâu nay là do cơ quan dân cử không kiểm soát được đầu tư.
“Tôi nói thẳng Quốc hội đâu có nhìn thấy từng dự án đầu tư, chúng ta không thấy dự án nào cả, HĐND cũng vậy. Chúng ta chỉ quyết định bội chi từng này, ngân sách từng kia chứ đâu có nhìn thấy dự án nào. Lẽ ra cơ quan nào quyết định đầu tư, cấp ngân sách thì cơ quan ấy phải kiểm soát được từng dự án. Đây là nguyên tắc cả thế giới đều làm, chỉ khi nào Việt Nam làm được như vậy thì mới kiểm soát tốt được đầu tư công”, ông Lịch phân tích.
Liên quan đến giám sát, đại biểu Bùi Thị An cũng chỉ ra tại điều 55 dự thảo luật quy định các công trình, dự án đầu tư công phải chịu sự giám sát của cộng đồng. Thế nhưng cộng đồng là ai? Khi nào được giám sát? Ai cung cấp thông tin cho họ? giám sát cỡ nào thì buộc dự án phải dừng lại… Tất cả những quy định này đều chưa rõ ràng. Cần phải nghiên cứu lại và thiết kế chi tiết hơn”, bà An nói.
Bích Ngọc