06/03/2017 Thanh Niên Online
Bộ GTVT vừa có tờ trình Chính phủ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam với tổng mức 314.117 tỉ đồng, tương đương 228 tỉ đồng cho 1 km.
Theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, trong đó các đoạn Lạng Sơn - Hà Nội và TPHCM - Cà Mau đã cơ bản hoàn thành. Trên đoạn từ Hà Nội - TP.HCM dài 1.622 km có một số đoạn tuyến trên hành lang này đã được đầu tư và đưa vào khai thác, còn 1.372 km cần nghiên cứu đầu tư.
Bộ GTVT cho biết, tổng mức đầu tư toàn dự án là hơn 314.114 tỉ đồng, giai đoạn phân kỳ dự kiến đầu tư khoảng 245.000 tỉ đồng trong đó vốn nhà nước khoảng 96.600 tỉ; vốn nhà đầu tư khoảng 148.400 tỉ đồng; giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.100 tỉ đồng.
Với tổng mức đầu tư lớn, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án thực hiện:
Phương án 1: Nhà nước hỗ trợ khoảng 41.414 tỉ đồng, đầu tư với chiều dài khoảng 467 km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Vinh (Nghệ An); đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - Tuý Loan (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức BT; đoan Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Theo thiết kế, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài gần 47 km với tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 9.300 tỉ đồng.
Phương án 3: Nhà nước hỗ trợ khoảng 70.000 tỉ đồng; đầu tư chiều dài khoảng 1.015 km, gồm các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Vạn Ninh (Quảng Bình); đoạn Tuy Hoà (Phú Yên) - Dầu Giây (Đồng Nai).
Để phù hợp nhu cầu vận tải đến năm 2020 và cân đối vốn bố trí cho các dự án cấp thiết, quan trọng của Bộ GTVT để duy trì năng lực tối thiếu của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo phương án 1. Trên cơ sở đó, dự án phân kỳ các giai đoạn đầu tư như sau:
Giai đoạn 1 (dự kiến từ năm 2017 đến năm 2022): Xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Vinh (Nghệ An) và đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế) theo hình thức hợp đồng BT với quy mô 4 làn xe; đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai) với quy mô 4 làn xe cao tốc. Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên - Huế) - Tuý Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe thành quy mô 4 làn xe.
Tổng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là 467 km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 102.837 tỉ đồng.
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến năm 2028, đầu tư các đoạn còn lại để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam, bao gồm đoạn Vinh (Nghệ An) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Phan Thiết (Bình Thuận) với quy mô 4 làn xe. Tổng chiều dài giai đoạn 2 là 905 km; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 142.157 tỉ đồng.
Giai đoạn 3, dự kiến sau năm 2028, hoàn chỉnh tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỉ đồng.
Theo tính toán, dự án chiếm dụng diện tích khoảng hơn 6.500 ha đất, dự kiến làm ảnh hưởng tới khoảng 15.500 hộ dân, trong đó dự kiến phải tái định cư khoảng 3.900 hộ. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khoảng hơn 27.400 tỉ đồng.
Phương án giải phóng mặt bằng được Bộ GTVT đặt ra, đó là thực hiện giải phóng mặt bằng ngay toàn bộ từ Hà Nội đến TP.HCM, điều này thuận lợi cho công tác quản lý giải phóng mặt bằng sau này, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư rất lớn. Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc lựa chọn giải phóng mặt bằng toàn dự án ngay từ đầu là một trong những chính sách thu hút đầu tư. Với mặt bằng sạch từ Hà Nội - TP.HCM, nhà đầu tư thấy hấp dẫn ở đoạn tuyến nào thì họ sẽ nhanh chóng rót tiền đầu tư nhanh chóng ở đoạn tuyến đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Mai Hà
Làm đường cao tốc ở Việt Nam đắt gấp 4 lần Mỹ
“Làm đường cao tốc Việt Nam chi phí đến 12 triệu USD/km, trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Đưa ra ví dụ so sánh này cho thấy đầu tư công ở Việt Nam lãng phí và thất thoát như thế nào nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu trách nhiệm”.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã nêu ví dụ minh họa khi góp ý cho Luật Đầu tư công chiều 18/11. Cũng cùng quan điểm lo ngại sự lãng phí, thất thoát trong các dự án đầu tư công, nhiều đại biểu bày tỏ rõ quan điểm bộ luật này cần thể hiện vai trò “siết” quản lý và quy được trách nhiệm rõ ràng.
Chủ đầu tư...không vốn!
Theo đại biểu Thạch, việc đầu tư công thể hiện sự lãng phí rõ nhất từ các dự án giao thông. Cụ thể như đường cao tốc HCM hiệu quả rất thấp trong khi đầu tư tốn nhiều tiền. Thế nhưng tuyến đường HCM đi đêm là không dám đi vì đường vắng không có người đi.
Còn đại biểu Trịnh Thế Khiết thì cho rằng, hiện nay trong luật ghi rằng chủ đầu tư thì phải có vốn mới là chủ đầu tư nhưng trong điều kiện nay đầu tư công chủ đầu tư lại không có vốn mà chỉ là thẩm quyền. “Do vậy tham mưu làm dự án như thế nào thì nó là như thế. Chính vì thế nên tất cả các dự án đầu tư công vượt trần rất lớn lãng phí rất nhiều nhưng khi phát hiện vi phạm thì chẳng ai bị gì cả”, ông Khiết nói thẳng.
Việc quy định trách nhiệm không rõ ràng, chặt chẽ sẽ khiến cho các dự án đầu tư công thất thoát, lãng phí, dàn trải. |
Đại biểu Trần Du Lịch, đoàn TP.HCM thì cho rằng cần quy định việc quyết định chủ trương đầu tư không nên phân theo dự án nhóm A, B, C như dự thảo luật mà nên phân theo dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó quyết định. Ví dụ dự án to nhưng nguồn từ ngân sách địa phương thì HĐND địa phương quyết định chủ trương đầu tư, dự án nhỏ nhưng do ngân sách trung ương tài trợ hoàn toàn thì phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Loay hoay quy trách nhiệm
Theo ông Khiết, Luật không rõ là đang tạo điều kiện để tham nhũng. “Do vậy Luật phải xác định rõ chủ đầu tư là ai. Nếu không đầu tư công sẽ tiếp tục thất thoát và những doanh nghiệp đứng sau sẽ là người thực thi sẽ rất đáng e ngại. Đây là tiền của dân, đóng góp từng xu, từng đồng nên phải chặt chẽ”, ông nói.
Theo đại biểu Bùi Thị An, luật ban hành là cần thiết. Giai đoạn vừa rồi cả xã hội đều thấy chính đầu tư công quản lý không tốt nên hiệu quả kém. Sản phẩm thu được không xứng với đồng tiền bỏ ra.
Ngay trong tờ trình dự án Luật cũng không nhận thức đầy đủ viết rất dài dòng, chung chung. “Luật cần phải quy định thêm trách nhiệm đứng đầu của cơ quan đứng ra đầu tư”, bà An kiến nghị.
Còn đại biểu Trần Du Lịch thì chỉ ra nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như lâu nay là do cơ quan dân cử không kiểm soát được đầu tư.
“Tôi nói thẳng Quốc hội đâu có nhìn thấy từng dự án đầu tư, chúng ta không thấy dự án nào cả, HĐND cũng vậy. Chúng ta chỉ quyết định bội chi từng này, ngân sách từng kia chứ đâu có nhìn thấy dự án nào. Lẽ ra cơ quan nào quyết định đầu tư, cấp ngân sách thì cơ quan ấy phải kiểm soát được từng dự án. Đây là nguyên tắc cả thế giới đều làm, chỉ khi nào Việt Nam làm được như vậy thì mới kiểm soát tốt được đầu tư công”, ông Lịch phân tích.
Liên quan đến giám sát, đại biểu Bùi Thị An cũng chỉ ra tại điều 55 dự thảo luật quy định các công trình, dự án đầu tư công phải chịu sự giám sát của cộng đồng. Thế nhưng cộng đồng là ai? Khi nào được giám sát? Ai cung cấp thông tin cho họ? giám sát cỡ nào thì buộc dự án phải dừng lại… Tất cả những quy định này đều chưa rõ ràng. Cần phải nghiên cứu lại và thiết kế chi tiết hơn”, bà An nói.
Bích Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét