Đôi lời phi lộ của blog Phạm Viết Đào:
Báo chí Việt gần đây đã đưa nhiều thông tin về những sự "đau đầu" của đất nước Thụy Điển, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế...
Phạm Viết Đào có một bạn văn người Thụy Điển: Ion Milos, ông sống tại Thụy Điển, quốc tịch Thụy Điển nhưng bố ông là người Romania, mẹ ông là người Serbi...
Thẻ công dân Thụy Điển của ông mang số:300330-1333...
Phạm Viết Đào gặp Milos trong một Festival văn học tại Romania năm 2000 và được ông tặng một tuyển thơ của ông viết bằng tiếng Romania. Phạm Viết Đào đã tuyển dịch và in tại NXB Văn học...
Nhân việc dư luận đang quan tâm tới Thụy Điển, xin giới thiệu bạn văn Ion Milos và những bài thơ Milos viết về đất nước Thụy Điển với những cảm thức gần như khác nhiều với những thông tin kinh tế...
Phạm Viết Đào và nhà thơ Thụy Điển Ion Milos tại Romania năm 2000
Thụy Điển “đau đầu” vì thu được quá nhiều thuế
Trái với nạn trốn thuế tại nhiều quốc gia trên thế giới, Chính phủ Thụy Điển đang phải “đau đầu” khi tìm cách ứng phó với tình trạng người dân nộp thừa quá nhiều thuế. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này?
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Theo những công bố chính thức vào ngày 22/2, Chính phủ Thụy Điển đã thu về tiền thuế cao hơn rất nhiều so với dự báo năm 2016. Thặng dư ngân sách của đất nước Bắc Âu này đạt 85 tỷ SKR (tương đương với 9,5 tỷ USD) trong năm 2016. Gần một nửa trong số đó là do các công ty và cá nhân nộp thừa thuế.
Đáng ra, điều này nên khiến cho Chính phủ Thụy Điển vui mừng, nhưng ngược lại, giới chức nước này, những người phải trả lãi và quản lỹ, lại đau đầu về tình trạng “kỳ lạ” này. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Những nhà xã hội học, kinh tế học và những học giả khác đã tranh cãi trong một thời gian dài về nguyên nhân khiến những người dân Thụy Điển sẵn lòng trả thuế vì lợi ích chung.
Một vài giả thuyết đã được đưa ra. Có người cho rằng có lẽ, những mùa đông khắc nghiệt và kéo dài ở phương Bắc có lẽ đã kéo nhiều thế hệ những người Thụy Điển “lại gần nhau” hơn để cùng tồn tại và khiến họ nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, người Thụy Điển không hào phóng đến mức ấy. Hiện tượng đóng thừa thuế thực chất là hệ quả của lãi suất âm.
Trong 2 năm trở lại , từ tháng 3/2015, ngân hàng Trung ương Thụy Điển cũng như các ngân hàng khác ở Thụy Điển đã giữ mức lãi suất dưới 0% trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm phát và đồng Krona tăng giá quá nhiều so với đồng Euro.
Cùng lúc đó, chính phủ đã hứa sẽ trả lãi suất 0,56% cho bất kỳ khoản tiền nộp thuế thừa nào cho những người nộp thuế. Mặc dù, lãi suất này đã giảm xuống 0%, các cá nhân và công ty thà lưu trữ tiết kiệm của họ dưới hình thức nộp thuế thừa hơn là gửi vào ngân hàng và mất tiền.
Thông thường, các quan chức và chính trị gia sẽ thể hiện sự vui mừng khôn xiết khi thặng dư ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Nhưng trong trường hợp của Thụy Điển, chi phí vay mượn từ người nộp thuế (nhận tiền nộp thừa của họ) cao hơn khoảng 800 triệu SKR so với huy động vốn từ những nguồn khác.
Không biết là hiện tượng chi trả thuế quá mức này sẽ phát triển như thế nào, cũng như khi nào thì người nộp thuế sẽ đòi lại lãi suất từ tiền nộp thuế quá mức của họ. Chính điều này gây khó khăn cho việc quản lý lưu lượng tiền tệ.
Lãi suất âm ở Thụy Điển sẽ tiếp tục trong trong thời gian tới đây, đồng nghĩa rằng tình trạng nộp thừa thuế cũng sẽ còn kéo dài.
Thụy Điển cạn kiệt nguồn rác, phải nhập khẩu từ các nước láng giềng
Thụy Điển, quốc gia hạnh phúc và hăm hở tái chế rác, nơi có gần một triệu ngôi nhà được làm nóng bằng chất thải được đốt cháy, đang phải đối mặt với một tình thế khó xử có một không hai: Họ cần nhiều nhiên liệu hơn.
Người Thụy Điển rất chú trọng tái chế. Trên thực tế, chỉ dưới 1% chất thải hộ gia đình Thụy Điển phải đến bãi rác kể từ năm 2011.
Họ đã tái chế rất tốt! Tuy nhiên, thói quen tái chế này đã làm họ phải phụ thuộc vào nguồn chất thải để sưởi ấm và cung cấp điện cho hàng trăm ngàn ngôi nhà thông qua một chương trình dài hạn đốt chất thải thành năng lượng.
Vì vậy, khi chất thải trong nước không đủ, họ buộc phải tìm nhiên liệu ở nơi khác. Giải pháp được đưa ra là nhập khẩu chất thải từ các nước khác, chủ yếu là Na Uy và Anh. Đây là một thỏa thuận tuyệt vời cho Thụy Điển: Những quốc gia khác trả tiền để Thụy Điển lấy đi chất thải dư thừa của họ, Thụy Điển đốt cháy chúng để lấy nhiệt và điện. Và trong trường hợp của Na Uy, tro còn lại từ quá trình đốt rác có hàm lượng dioxin gây ô nhiễm cao đã được trả lại cho đất nước này để chôn lấp.
Bà Catarina Ostlund, một cố vấn cấp cao của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển vào năm 2012 cho biết Na Uy có thể không phải là một đối tác hoàn hảo cho đề án rác nhập khẩu. “Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể nhận được rác thải từ Ý hay từ Romania và Bulgaria hay các quốc gia Baltic vì có rất nhiều bãi rác ở những nước này”, bà nói với Đài phát thanh Public Radio International. “Họ không có bất kỳ nhà máy đốt hay các nhà máy tái chế, họ cần tìm một giải pháp cho chất thải của họ”.
8 cách thông minh mà Thụy Điển tái chế rác thải
Trang takepart.com đã liệt kê những cách tuyệt vời để khuyến khích bảo vệ môi trường ở Thụy Điển:
- Thuốc dùng dư sẽ được trả lại cho nhà thuốc: 43% người Thụy Điển thực hiện điều này
- Quần áo đã dùng có thể mang đi đổi để được giảm giá khi mua quần áo mới. VD: năm 2013, H&M giảm giá 7,8 USD (trên đơn hàng tối thiểu 52 USD) cho mỗi túi quần áo cũ mà khách hàng mang tới.
- Vỏ chai bia đổi lấy burger: Trong một chương trình khuyến mãi năm 2014, cửa hàng McDonald’s ở Thụy Điển chấp nhận đổi 10 vỏ lon bia lấy một chiếc bánh mì hamburger/cheeseburger, hoặc 40 vỏ lon lấy một chiếc bánh Big Mac.
- Thùng rác chơi nhạc: Ở Helsingborg, các thùng rác công cộng có loa để phát nhạc, làm cho việc đổ rác thoải mái vui vẻ hơn.
- Mọi người cùng phân loại rác: các hộ gia đình phân loại báo giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, bóng đèn, và pin. Các món đồ lớn hơn như đồ nội thất hay điện tử thì người Thụy Điển đem tới các trung tâm tái chế ở ngoại ô.
- Xe tải đổ rác cũng chạy bằng năng lượng sạch: Dùng biodiesel hay biogas, các xe tải này tạo ra ít tiếng ồn và khí thải hơn, môi trường làm việc cũng tốt hơn cho nhân viên vận hành.
- Các nghệ sĩ khuyến khích việc tái chế: Tổ chức bảo vệ môi trường đã hợp tác với các nhạc sĩ, ca sĩ, ngôi sao để thu âm bài hát và quay các quảng cáo phát sóng toàn quốc khuyến khích việc mang các vỏ chai đã dùng tới cửa hàng.
- Người dân rất có ý thức môi trường: 40% người Thụy Điển mua sản phẩm dán nhãn thân thiện môi trường. Con số này là cao hơn hẳn ở Mỹ.
Theo MNN, takepart.com
Hoàng Vũ tổng hợp
Hoàng Vũ tổng hợp
Nhà thơ Ion Milos đang đọc thơ
THƠ CỦA NHÀ THƠ THỤY ĐIỂN ION MILOS DO PHẠM VIẾT ĐÀO DỊCH VÀ XUẤT BẢN TẠI NXB VĂN HỌC
Thơ hậu hiện đại của Ion Milos
Phạm Viết Đào
Thứ tư ngày 25 tháng 2
năm 2009 2:22 PM
Một cách diễn giải
" kinh dịch " bằng thơ...
Hiện đại và hậu hiện đại
không chỉ là một khái niệm và một cặp phạm trù của khoa học-kỹ thuật, của văn
minh vật chất mà còn là một khái niệm, một cặp phạm trù trong văn hoá-văn
học-nghệ thuật; một khái niệm, một cặp phạm trù cả trong lĩnh vực triết học...
Bởi cuộc sống đã chứng
minh: Phía sau đỉnh cao là vực thẳm; sau
thịnh là suy, thịnh được cái này thì suy cái khác (Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm-Văn chiêu hồn-Nguyễn Du); đối với
dương là âm, hễ âm thịnh thì dương suy và ngược lại...
Liệu các giá trị của văn
hoá-tinh thần có phát triển tỷ lệ thuận theo sự phát triển của văn minh vật
chất- thành quả của khoa học kỹ thuật đã và sẽ đang đến với nhiều quốc gia?
Trái đất liệu có tồn tại thiên đường không ? Điều khắc khoảy này người đọc có
thể cảm nhận trong nhiều tứ thơ của Ion Milos được tuyển dịch trong tập thơ mới
này...
Chúng ta đã nghe nói nhiều về chũ nghĩa hậu hiện đại trên phương diện lý thuyết, lý luận về các lĩnh vực: kiến trúc, hội hoạ, văn học, nghệ thuật; vậy những sáng tác theo trường phái hậu hiện đại là như thế nào? Thông qua thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển chúng tôi muốn giới thiệu với độc giả về trường phái này thông qua cảm thức của một nhà thơ, cảm thức của ngôn ngữ thơ...
Có lần có nhà báo hỏi nhà bác học Đức Einstein Albert: Theo ông, trong thế chiến thứ thứ 3 loài người sẽ sử dụng loại vũ khí nào để tiêu diệt lẫn nhau? Ông trả lời là không biết nhưng ông dám chắc rằng: Tới thế chiến thứ tư... loài người nhất định sẽ sử dụng cung tên để bắn nhau.
Suy ngẫn câu trả lời của Einstein Albert đã dạy cho chúng ta hãy lường định cái mặt trái của văn minh vật chất...Thượng đế chẳng cho không ai một cái gì, một điều gì mà con người không phải trả giá cho nó…
Với 89 bài thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc những khắc khoảy của một nhà thơ, của một con người đang sống trong một xã hội, một quốc gia đã đáp ứng gần như hoàn thiện phần lớn những nhu cầu vật chất mà con người bình thường đặt ra. Thuỵ Điển- đó là một mô hình quản trị kinh tế- xã hội mà rất nhiều chính phủ, nhiều cư dân trên hành tình này đang ngưỡng mộ, hướng tới. Trong thơ Ion Milos người đọc thấy hình như không phải nhà thơ đang được thừa hưởng những văn minh vật chất mà đang bị "cầm tù" bởi cái gọi là văn minh vật chất; người đọc cảm nhận được ngổn ngang đây đó những cảm giác chán chường, mệt mỏi, trống rỗng và lạnh lẽo của tiện nghi vật chất trong thơ Milos...
Thuỵ Điển hiện là một trong những quốc gia có nhiều người tự tử nhất thế giới? Hy vọng tập thơ của Ion Milos phần nào sẽ giúp người đọc hiểu được những bế tắc của một nhà thơ Thuỵ Điển, của con người Thuỵ Điển, bế tắc trong một xã hội giàu sang, của những con người giàu sang theo chuẩn mực thông tục...
Đọc thơ Milos cũng giúp cho người đọc thấy tiện nghi vật chất, tiền bạc chưa hẳn đã là đấng quyền năng tối thượng; Tiện nghi vật chất chưa hẳn đã là chất liệu tiên quyết cho các giá trị tinh thần, cho những niềm vui và hạnh phúc của con người...
Chúng ta đã nghe nói nhiều về chũ nghĩa hậu hiện đại trên phương diện lý thuyết, lý luận về các lĩnh vực: kiến trúc, hội hoạ, văn học, nghệ thuật; vậy những sáng tác theo trường phái hậu hiện đại là như thế nào? Thông qua thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển chúng tôi muốn giới thiệu với độc giả về trường phái này thông qua cảm thức của một nhà thơ, cảm thức của ngôn ngữ thơ...
Có lần có nhà báo hỏi nhà bác học Đức Einstein Albert: Theo ông, trong thế chiến thứ thứ 3 loài người sẽ sử dụng loại vũ khí nào để tiêu diệt lẫn nhau? Ông trả lời là không biết nhưng ông dám chắc rằng: Tới thế chiến thứ tư... loài người nhất định sẽ sử dụng cung tên để bắn nhau.
Suy ngẫn câu trả lời của Einstein Albert đã dạy cho chúng ta hãy lường định cái mặt trái của văn minh vật chất...Thượng đế chẳng cho không ai một cái gì, một điều gì mà con người không phải trả giá cho nó…
Với 89 bài thơ của Ion Milos, một nhà thơ Thuỵ Điển, chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc những khắc khoảy của một nhà thơ, của một con người đang sống trong một xã hội, một quốc gia đã đáp ứng gần như hoàn thiện phần lớn những nhu cầu vật chất mà con người bình thường đặt ra. Thuỵ Điển- đó là một mô hình quản trị kinh tế- xã hội mà rất nhiều chính phủ, nhiều cư dân trên hành tình này đang ngưỡng mộ, hướng tới. Trong thơ Ion Milos người đọc thấy hình như không phải nhà thơ đang được thừa hưởng những văn minh vật chất mà đang bị "cầm tù" bởi cái gọi là văn minh vật chất; người đọc cảm nhận được ngổn ngang đây đó những cảm giác chán chường, mệt mỏi, trống rỗng và lạnh lẽo của tiện nghi vật chất trong thơ Milos...
Thuỵ Điển hiện là một trong những quốc gia có nhiều người tự tử nhất thế giới? Hy vọng tập thơ của Ion Milos phần nào sẽ giúp người đọc hiểu được những bế tắc của một nhà thơ Thuỵ Điển, của con người Thuỵ Điển, bế tắc trong một xã hội giàu sang, của những con người giàu sang theo chuẩn mực thông tục...
Đọc thơ Milos cũng giúp cho người đọc thấy tiện nghi vật chất, tiền bạc chưa hẳn đã là đấng quyền năng tối thượng; Tiện nghi vật chất chưa hẳn đã là chất liệu tiên quyết cho các giá trị tinh thần, cho những niềm vui và hạnh phúc của con người...
Đọc thơ Ion Milos người
đọc sẽ thấy một đất nước giàu sang, tinh tươm và bóng lộn như một hiệu "kim
hoàn" nhưng hình như lại đang thiếu vắng " bóng người"...
Vậy con người sống như thể nào và cần những điều kiện gì để thật sự có hạnh phúc? Hạnh phúc, thiên đường liệu có là điều có thật không?
Vậy con người sống như thể nào và cần những điều kiện gì để thật sự có hạnh phúc? Hạnh phúc, thiên đường liệu có là điều có thật không?
Đó hình như vẫn còn là
một bài toán để ngỏ khi đọc thơ Ion Milos ?!
Ion Milos sinh năm 1930 tại làng Sarcia ở vùng Banat-thuộc Nam Tư cũ, bố mẹ là người Rumani; Ion Milos nhập quốc tịch Thụy Điển từ năm 1964; hiện ông đang sống tại thành phố Malmo với số thẻ công dân 300330-1333...
Ion Milos là tác giả của 80 đầu sách viết bằng các thứ tiếng: Thụy Điển, Rumani, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Serbi, tiếng Macedonia, tiếng Croatia, tiếng Slovenia...
Ion Milos sinh năm 1930 tại làng Sarcia ở vùng Banat-thuộc Nam Tư cũ, bố mẹ là người Rumani; Ion Milos nhập quốc tịch Thụy Điển từ năm 1964; hiện ông đang sống tại thành phố Malmo với số thẻ công dân 300330-1333...
Ion Milos là tác giả của 80 đầu sách viết bằng các thứ tiếng: Thụy Điển, Rumani, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Serbi, tiếng Macedonia, tiếng Croatia, tiếng Slovenia...
Sự nghiệp văn học của
Ion Milos trải rộng trong các lĩnh vực: làm thơ, ông đã công bố 19 tập thơ với
tập thơ đầu tay xuất bản vào năm 1953; số tác phẩm còn lại là dịch văn học từ
các ngôn ngữ kể trên sang tiếng Thụy Điển và ngược lại...
Ion Milos đã bảo vệ thành công danh hiệu Tiến sĩ văn học tại Đại học Sorbon-Pari; ông được trao Danh hiệu Tiến sĩ Danh dự Đại học Tổng hợp Oradea-Rumania...
Các hoạt động văn học của Ion Milos được đánh giá cao tại Thụy Điển, Rumani và nhiều quốc gia khác tại châu Âu; Ion Milos là chủ sở hữu của 22 giải thưởng văn học lớn tại Thụy Điển và một số nước châu Âu, trong đó đáng chú ý:
- Giải thưởng quốc tế Artur Lundkvist năm 1978 và năm 1981;
- Giải thưởng Hội Nhà văn Thụy Điển năm 1993;
- Giải thưởng của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1998 cho các hoạt động văn học;
- Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Rumani các năm 1989,1990,1995 và 1998;
- Giải thưởng của Viện hàn lâm Rumani...
- Huân Chương Mihai Eminescu do Tổng thống Rumani trao tặng...
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Moldavi năm 1995;
Cứ đi đến tận cùng của cái gọi là văn minh phương Tây sẽ bắt gặp phương Đông; đó là cảm giác khi đọc thơ Ion Milos?!
Ion Milos đã bảo vệ thành công danh hiệu Tiến sĩ văn học tại Đại học Sorbon-Pari; ông được trao Danh hiệu Tiến sĩ Danh dự Đại học Tổng hợp Oradea-Rumania...
Các hoạt động văn học của Ion Milos được đánh giá cao tại Thụy Điển, Rumani và nhiều quốc gia khác tại châu Âu; Ion Milos là chủ sở hữu của 22 giải thưởng văn học lớn tại Thụy Điển và một số nước châu Âu, trong đó đáng chú ý:
- Giải thưởng quốc tế Artur Lundkvist năm 1978 và năm 1981;
- Giải thưởng Hội Nhà văn Thụy Điển năm 1993;
- Giải thưởng của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1998 cho các hoạt động văn học;
- Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Rumani các năm 1989,1990,1995 và 1998;
- Giải thưởng của Viện hàn lâm Rumani...
- Huân Chương Mihai Eminescu do Tổng thống Rumani trao tặng...
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Moldavi năm 1995;
Cứ đi đến tận cùng của cái gọi là văn minh phương Tây sẽ bắt gặp phương Đông; đó là cảm giác khi đọc thơ Ion Milos?!
Tác giả: Ion Milos-nhà
thơ Thuỵ Điển
Nhà xuất bản: Văn Học
Dịch giả: Phạm Viết Đào
Thụy Điển...
Hạnh phúc được kiến tạo như thế nào
Ở cái quốc gia mà tôi lựa chọn
Thụy Điển là đất nước mà,
con người đã mất thói quen
Tự một mình đi lại
Nhà nước cầm tay từng người
như dắt tay lũ trẻ...
Ở đây các loài hoa đều có thể nở
Và các loài hoa đều có
các mùi hương giống nhau
Tất cả ở đây đều đúng đắn
Mọi thứ ở đất nước này đều xếp đặt
Theo đường ngay, mực thẳng.
Đất nước Thụy Điển
Đất nước của mọi thứ sắp bày
Như những đồ trang sức
được chạm tỉa tinh vi
Trong các cửa hàng vàng, bạc...
Thụy Điến
Đất nước của một nền chính trị tự thân và
tự chủ
Đất nước sinh ra những đứa trẻ con
Từ những cuộc tình tự nguyện
Những bếp lò tại đất nước này
Vẫn luôn tỏa ra những làn khói xanh
ảo mộng...
Chỉ có tâm hồn con người ở đất nước này
Là chết cứng vì trống rỗng
và chán chường
Bởi các điều kiện sống
Đã vươn tới ngưỡng, đỉnh cao...
Tình yêu bỏng cháy
Ở Thuỵ Điển không có tình yêu
Cô gái Thuỵ Điển nói với tôi như vậy
Bởi Thuỵ Điển, xứ sở này quá lạnh.
Tình yêu là thứ luôn đòi sự bỏng cháy
Rất cần sự bỏng cháy.
Chính vì thế nên mỗi khi mùa hè đến
Cô gái Thuỵ Điển kia lại phải lên đ¬¬ường
Đến với những miền bỏng cháy
Để mộng mơ...
Sau mỗi giấc mơ cô bừng tỉnh dậy
Tình yêu nào có thấy đâu?
Cô gái Thuỵ Điển kia bắt đầu vấn v¬ương suy
nghĩ:
Tình yêu phải chăng cũng giống như¬¬ bát n¬ước-đời cô
Sẽ đóng băng khi gặp lạnh
Sẽ trào dâng khi gặp
Sức nóng của con tim...
Con người
Tôi dạo trên phố phường
Để gặp Con người
Để được cất lời chào Con người;
Nhưng rồi tôi chỉ gặp
những kỹ sư, những bác nông dân
Những bác sĩ, những công nhân
Những anh lính áo vẫn còn vương mùi thuốc súng...
Tôi tạt vào quán cafe
Nơi đây tôi lại toàn bắt gặp:
Những triết gia, những nhà buôn
Những bóng ma và cả bóng dáng đàn bà
Tất cả như quyện vào trong khói thuốc
Cả thế gới hình như đang đảo điên
trong một tôn giáo mới...
Tôi vội tạt ra chợ
Vào sâu trong các công viên
Và tôi lại chỉ toàn nhìn thấy;
Những con vượn, con ngỗng, con lừa
Những con bồ câu đang yêu nhau mải miết
Thấy một cánh chim đang than khóc
Về những khu vườn đã mất
Con người nào thấy đâu...
Làng tôi
Sự sống ở làng tôi
Đã từ lâu tắt thở
Đám trẻ đã vượt biên
Còn người già thì đã lui về nghĩa địa
Trẻ con bây giờ không còn
Nói tiếng mẹ cha sinh
Những kỷ niệm cứ khóc than
trong những những ngôi nhà trống rỗng
Những chiếc gương không còn nhận ra tôi
Sự hiu quạnh cứ réo rắt ngân vang
trong những tháp chuông
Của những ngôi nhà thờ đổ nát…
Những chiếc chuông cứ nguyện cầu
Những điều nguyện ước
Về những nỗi đau vĩnh hằng
Đang còn thoi thóp
Trong ngôi làng nhỏ quê tôi…
Thế kỷ hạnh phúc
Thứ hạnh phúc gì đây
Khi anh đang sống trong thế kỷ được coi
Là hạnh phúc này?
Khoa học dạy anh sống như những thiên thần:
Cần phải ăn ngần ấy vitamin
Cần phải ngủ bấy nhiêu giờ trong mỗi tối
Để anh có thể sống và chết một cách yên bình
và khỏe khoắn…
Nhà nước sẽ canh chừng cho anh
Mọi sự vô lối của láng giềng
cả sự hoang tàn của bầy thú dữ…
Những bài học chính trị hàng ngày
Sẽ tẩy não cho anh từ khi anh còn trứng nước
Sẽ thuần dưỡng cho anh
Mọi suy nghĩ lạc loài…
Nhà thờ sẽ tham gia gột rửa tội lỗi cho anh
Sẽ giúp anh dần trở nên thánh thiện
Nhà thờ sẽ chỉ giúp anh
Lối nào có thể
Quay về thế giới bên kia…