Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

BT Trịnh Văn Chiến: Báo chí, mạng xã hội "làm cái trò táng tận lương tâm”;“bịa đặt, dựng chuyện"...; Thanh Hóa thông tin vụ bổ nhiệm "thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh; Những phát ngôn từ giới chức Thanh Hóa về kiều nữ Quỳnh Anh; Thanh Hóa:Bắt đối tượng đăng tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa lên tiếng về vụ 'kiều nữ xứ Thanh'

Ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa từng bác bỏ những di nghị liên quan đến ông

   Ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đã lên tiếng về trường hợp thăng tiến quá nhanh của “hot girl xứ Thanh" Trần Vũ Quỳnh Anh - Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa) mà dư luận đang quan tâm.
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới xung quanh thông tin báo chí đăng tải về sự thăng tiến đầy bất thường của bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986, thường trú tại 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa) - cán bộ thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến chỉ cho biết “ngày mai (8.3.2017) lãnh đạo tỉnh sẽ trao đổi cụ thể vấn đề này tại UBND tỉnh Thanh Hóa".
Trong diễn biến khác, ông Nguyễn Đình Xứng - Chủ tích UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần từ chối trả lời khi phóng viên hỏi về ý kiến của tỉnh đối với việc thăng tiến bất thường của bà Quỳnh Anh.
Còn ông Ngô Hoàng Kỳ - Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trả lời Một Thế Giới rằng: “UBND tỉnh đã nắm được thông tin phản ánh của báo chí về bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Hiện tại tỉnh chưa có chỉ đạo các sở liên quan kiểm tra, báo cáo cụ thể về việc này. Nhưng tỉnh cũng đang nghiên cứu và chắc chắn sẽ có văn bản chỉ đạo làm rõ các vụ việc mà báo nêu”. 
Trước đó, trong 2 ngày nay, báo chí liên tiếp phản ánh về việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh một cách siêu tốc trong thời gian ngắn đầy bất thường. Bên cạnh đó là việc sở hữu khối tài sản nhiều tỉ đồng với những căn biệt thự, siêu xe.
Vào tháng 9.2016, mạng xã hội liên tiếp đăng tải những thông tin một nữ cán bộ Sở Xây dựng Thanh Hoá có mối quan hệ khác biệt với Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Trước sự đồn thổi trên, ngày 19.9.2016, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU gửi các cơ quan báo chí, chính thức bác bỏ tin đồn này. Khi ấy, trả lời Báo điện tử Một Thế Giới, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa thẳng thắn bác bỏ những thông tin đồn đoán. Ông khẳng định đó là “bịa đặt, dựng chuyện nhằm bôi nhọ danh dự của một số cán bộ lãnh đạo tỉnh, trong đó có tôi. Mà thời gian vừa qua, Thanh Hóa có một số vụ việc, nó (thông tin trên mạng xã hội - PV) đẻ ra từ đấy, làm cái trò có thể nói là táng tận lương tâm”.
Nam Phong


Thanh Hóa thông tin vụ bổ nhiệm "thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh



08/03/2017 09:31

(NLĐO)- UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo chính thức về vụ việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm “thần tốc”, theo đó tỉnh này đã giao các ban ngành nhanh chóng làm rõ thông tin báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30-3.


Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh TNO
Sáng ngày 8-3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo số 128/VP-THKH gửi các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến việc bổ nhiệm “thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sảnSở Xây dựng Thanh Hóa, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh TNO
Thông tin được tóm tắt như sau: Qua nắm bắt tình hình của các cơ quan chức năng, tại cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy ngày 17-2, Thường trực Tỉnh ủy đã giao ban Tổ Chức Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra, làm rõ việc cử bà Quỳnh Anh đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh vào năm 2015; nắm tình hình công tác bổ nhiệm cán bộ thuộc Sở Xây dựng từ năm 2010 – 2015, trong đó có trường hợp của bà Quỳnh Anh.
Ngày 28-2, thừa ủy quyền của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có công văn số 444-CV/TU gửi Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cơ quan chức năng khẩn trương thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng từ năm 2010-2015, trong đó có việc bổ nhiệm và Quỳnh Anh. Có báo cáo phản hồi theo quy định.

Căn biệt thự sang trọng nhiều tỉ đồng được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa
Căn biệt thự sang trọng nhiều tỉ đồng được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa
Căn cứ chỉ đạo trên, ngày 1-3, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 2043/UBND-NC thông báo ý kiến của Chủ tịch “Giao Thanh tra tỉnh khẩn trương tổ chức thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30-3.
Từ ý kiến chỉ đạo trên Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành các thủ tục theo quy định để tiến hành thanh tra việc bổ nhiệm lãnh đạo công chức thuộc thẩm quyền cấp sở đối với bà Quỳnh Anh.

Sở Xây dựng Thanh Hóa nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang công tác
Sở Xây dựng Thanh Hóa nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang công tác
Trong thông báo này, tỉnh Thanh Hóa cho biết cũng đã chủ động chỉ đạo xử lý vụ việc trước khi có thông tin trên báo chí. “Trong quá trình thanh tra, nếu phát sinh các vấn đề liên quan xung quanh vụ việc, chúng tôi sẽ xem xét giải quyết theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Khi có kết quả sẽ thông tin đầy đủ đến báo chí” – thông báo nêu rõ.
Trước đó, như báo chí đã thông tin sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm Kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản của sở này và đến tháng 4-2015 được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng. Chỉ 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài nhà riêng, bà Quỳnh Anh từng sở hữu nhiều bất động sản giá trị khác và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Bà Quỳnh Anh là người được các trang mạng xã hội đòn đoán là “bồ nhí” của ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ngay sau khi thông tin lan truyền, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU bác bỏ những thông tin bịa đặt, sai sự thật về việc ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, có “bồ nhí”.
Tin-ảnh: Tuấn Minh




Lùm xùm về đường quan lộ của bà Trần Vũ Quỳnh Anh: Những phát ngôn từ giới chức Thanh Hóa

Thành Công | 
Lùm xùm về đường quan lộ của bà Trần Vũ Quỳnh Anh: Những phát ngôn từ giới chức Thanh Hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã có phản hồi về con đường thăng chức "thần tốc" của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986, Trưởng Phòng Quản lý nhà và bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa) được truyền thông trong nước gọi bằng cụm từ "hot girl xứ Thanh". Bà đang vướng vào lùm xùm về đường quan lộ "thần tốc" và sở hữu khối tài sản khủng.
Giới chức Thanh Hóa phát ngôn những gì về sự việc này?
Ông Nguyễn Đình Xứng (Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) nói trên tờ Thanh niên: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất giao cho 3 cơ quan (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh và Sở Xây dựng) làm rõ.
Ông Đầu Thanh Tùng (Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa) thông tin trên tờ Người lao động: Ông đã đọc thông tin sự việc trên báo, nhưng chưa nhận xét được gì vì chưa xem hồ sơ.
Vị này cho hay, quy trình bổ nhiệm bà Quỳnh Anh do Sở Xây dựng thực hiện và quyết định theo thẩm quyền, không cần phải xin ý kiến Sở này.
Ông Ngô Hoàng Kỳ (Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Thanh Hóa) thông tin với tờ Zing.vn: "Tôi đã đọc bài báo này, lãnh đạo chắc cũng đã đọc rồi... Tỉnh sẽ chỉ đạo làm rõ nội dung báo nêu, nhưng cụ thể thế nào thì đang triển khai".
Trong thông báo chính thức về vụ việc vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa phát đi hôm 8/3, tỉnh này cho hay đã tiến hành các thủ tục theo quy định để tiến hành thanh tra việc bổ nhiệm bà Anh. Đồng thời, phía tỉnh khẳng định đã chủ động chỉ đạo xử lý vụ việc trước khi có thông tin trên báo chí.
Báo giới trong nước đưa tin, nhiều phóng viên đã gọi vào số điện thoại của bà Trần Vũ Quỳnh Anh nhưng tổng đài báo không liên lạc được, phòng làm việc của bà thì cửa đóng then cài và các nhân viên khác cũng không biết bà Anh đi đâu nhiều ngày nay.
Đường quan lộ của bà Quỳnh Anh được tờ Vietnamnet thông tin như sau:
2010: Làm tạp vụ ở Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa.
2011: Làm nhân viên Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh này rồi chuyển sang làm nhân viên Phòng Quản lý nhà và bất động sản.
2012: Làm nhân viên Phòng Quản lý nhà và bất động sản của Sở Xây dựng tỉnh được mấy tháng, bà được thi tuyển công chức.
2013 -2015: Học thạc sĩ kinh doanh tại ĐH Quốc gia Hà Nội, hệ chính quy. Được đề bạt, bổ nhiệm, được ưu ái cho đi học lớp cao cấp lý luận chính trị, bổ sung quy hoạch Phó Giám đốc Sở.
Tháng 8/2013: Vào Đảng; Trở thành ủy viên ban chấp hành Đảng ủy Sở tại Đại hội Đảng bộ Sở Xây dựng nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngoài ra, nguồn tin từ một tờ báo trong nước đưa thêm:
Tháng 4/2015: Được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 10/2015: Được bổ nhiệm làm trưởng phòng (chỉ sau 6 tháng giữ chức Phó Trưởng phòng).
Tin từ tờ Thanh niên cho hay, bà Quỳnh Anh được cho là sở hữu tài sản khủng lên đến hàng chục tỷ đồng; Từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P.Đông Hương, TP.Thanh Hóa (nay đã sang tên cho mẹ ruột); Một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỷ đồng.
(Tổng hợp)
theo Trí Thức Trẻ


Bắt đối tượng đăng tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước


- Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hoá bắt quả tang một đối tượng thực hiện quản trị, đăng tải video có nội dung phản động, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
XEM CLIP:

Đối tượng được xác định là Nguyễn Danh Dũng (29 tuổi), trú tại phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa. 
Dũng là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube “ThienAn TV” đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và phát tán trên mạng Internet.
Tại thời điểm cơ quan chức năng Bộ Công an và Công an tỉnh Thanh Hoá ập vào bắt quả tang ngày 14/12, đối tượng này đang đăng tải các video có nội dung phản động.
Công an đã thu giữ tang vật gồm 2 máy tính xách tay, 2 điện thoại di động và nhiều tài liệu khác có liên quan.
Qua điều tra ban đầu, Nguyễn Danh Dũng đã thừa nhận hành vi sai phạm. 
Dũng khai khoảng tháng 10/2015, đối tượng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn”, “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com” để đăng tải các video clip xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
lợi dụng quyền tự do dân chủ, nguyễn danh dũng, điều 258, bộ luật hình sự, đăng tin bôi nhọ lãnh đạo
Đối tượng Nguyễn Danh Dũng
Thủ đoạn hoạt động của đối tượng là biên tập các video clip với lời bình là bài viết được Dũng thu thập từ trang mạng phản động hoặc sử dụng các video clip được thu thập từ các trang mạng xã hội; sau đó, biên tập lại nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện, điều chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước để gây sự chú ý, thu hút được nhiều lượt người xem.
Kết quả điều tra ban đầu xác định đối tượng đã đăng hơn 700 video clip, thu hút hàng triệu lượt xem.
Ngày 16/12, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam 3 tháng đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại điều 258 bộ luật Hình sự để mở rộng điều tra và làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này.
lợi dụng quyền tự do dân chủ, nguyễn danh dũng, điều 258, bộ luật hình sự, đăng tin bôi nhọ lãnh đạo
Đại tá Dương Văn Tiến
Đại tá Dương Văn Tiến, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết, trong quá trình phá án, lực lượng công an đã tập trung cao độ, huy động tối đa lực lượng và các phương tiện, đặc biệt là các chuyên gia giỏi để thu thập tài liệu chứng cứ, củng cố hành vi sai hạm của đối tượng do loại tội phạm này phải bắt quả tang mới xử lý được.
“Xin khuyến cáo nhân dân hết sức tỉnh táo trước những thông tin này vì đây là những thông tin, hình ảnh với nội dung xấu. Đồng thời người dân cần tích cực tố giác những hành vi, đối tượng có những hành động vi phạm như trên”, Đại tá Tiến nhấn mạnh.

Trang facebook Vịt Bầu gồm 3 đối tượng quản trị, một trong số này là Nguyễn Xuân Long.

Đối tượng bị bắt giữ nằm trong đường dây lô đề lớn nhất miền Tây cầm dao tấn công lực lượng công an, sau đó quay clip vu khống công an đánh người...
T.Hạnh

Trung Quốc, cường quốc không bạn bè



Thụy My


mediaLàm thế nào cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ, khi Trung Quốc không hề có đồng minh ?REUTERS/Tyrone Siu
Nhà nghiên cứu địa chính trị Brahma Chellaney trong bài viết « Một cường quốc mới nổi không hề có đồng minh » trên Japan Times ngày 06/03/2017 đã nhận định, càng tăng cường thêm sức mạnh, thì Trung Quốc lại càng khó có được những đồng minh thực sự. Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn là chỉ bằng vũ lực thô bạo.







Tác giả nêu ra sự tương phản với mạng lưới đồng minh và đối tác rộng rãi mà Hoa Kỳ duy trì tại châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác. Sự xuống cấp trong mối quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên, nước chư hầu trước đây, đã minh họa cho tình thế khó khăn của Bắc Kinh.
Năm ngoái, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương đã nói : « Chúng tôi có các đồng minh, bạn bè và đối tác mà Trung Quốc không có được ». Còn bộ trưởng Quốc phòng Ashton Caster nhấn mạnh, Bắc Kinh « đang dựng lên một bức tường lớn để tự cô lập ».
Cô đơn khi hục hặc với « nước anh em » Bắc Triều Tiên
Quan hệ nhanh chóng xấu đi giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – vốn sở hữu trữ lượng lớn quặng sắt, than đá, magnesit, than chì, đồng, kẽm và các khoáng vật khác – chắc chắn càng làm tăng lên cảm giác cô độc của Trung Quốc.
Mới đây khi tố cáo Trung Quốc có « thái độ nghiệt ngã » và « múa may theo Mỹ », Bình Nhưỡng đã làm rõ không chỉ sự rạn nứt trầm trọng trong quan hệ với người láng giềng khổng lồ, mà cả thực tế hiện nay Bắc Kinh chỉ còn duy nhất một đồng minh thực sự là Pakistan. Theo tác giả, cho dù đang là công cụ hữu ích cho Trung Quốc để kìm hãm Ấn Độ, Pakistan vẫn là một đồng minh đáng ngờ - trong bối cảnh rộng hơn.
Sự rạn nứt giữa Trung Quốc – Bắc Triều Tiên diễn ra sau khi ảnh hưởng của Bắc Kinh lên Miến Điện đã yếu hẳn đi. Miến Điện cũng là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, từ dầu khí cho đến ngọc bích, gỗ. Ngày nay, quan hệ Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ở mức thấp nhất từ khi quốc gia Bắc Triều Tiên được thành lập năm 1948.
Cái chết của Kim Jong Nam : Đòn nặng cho Trung Quốc
Vụ hạ độc làm chết người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un là ông Kim Jong Nam tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, là một đòn nặng cho Trung Quốc. Bắc Kinh coi Kim Jong Nam – một tay chơi có dinh cơ ở Macao và Bắc Kinh – là một quân cờ chủ chốt để đối phó với nhà độc tài Bắc Triều Tiên.
Cụ thể hơn, quan hệ được Trung Quốc khoe là « máu mủ » với Bắc Triều Tiên đã xấu hẳn đi từ lúc Kim Jong Un lên nắm quyền sau khi Kim Jong Il qua đời tháng 12/2011. Nhà lãnh đạo trẻ tuổi ở Bình Nhưỡng cố chứng tỏ không phải là chư hầu của Trung Quốc, kể cả việc nhen nhóm lại chủ thuyết Juche (tức thuyết Chủ Thể : tự cung tự cấp, tự chủ về chính trị và quân sự, xã hội không giai cấp). Kim Jong Un thách thức Trung Quốc qua nhiều vụ thử nguyên tử và hỏa tiễn, cho thấy ý hướng muốn thoát khỏi móng vuốt của Bắc Kinh thông qua mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ - một lời mời gọi không được Washington lắng nghe.
Cái chết của Kim Jong Nam, chắc chắn là một đòn không chỉ đối với Trung Quốc mà cả với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, vốn khai thác những tin tức mà ông này cung cấp được về nội tình của chế độ độc tài Bình Nhưỡng. Ba quốc gia này, ý thức được tầm quan trọng của dòng họ nhà Kim ở Bắc Triều Tiên, đã chăm chút Kim Jong Nam như một nhân vật có tiềm năng thay thế người em cùng cha khác mẹ đang nắm quyền. Theo tác giả Brahma Chellaney, thế nên nhà độc tài Bình Nhưỡng có lý do để trừ khử Kim Jong Nam.
Trước đó vào năm 2013, Bình Nhưỡng đã hành quyết người bạn quý giá nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ông Jang Song Thaek, tướng bốn sao vốn là chú dượng của Kim Jong Un. Ông Jang, người cố vấn của Kim Jong Nam và là đầu mối chính trong quan hệ Bắc Kinh – Bình Nhưỡng, bị chế độ cáo buộc đã lạm dụng quyền lực để ưu đãi Trung Quốc, nhất là bán rẻ tài nguyên như than đá, đất đai và kim loại quý.
« Thoát Trung » và yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh
Nhưng Kim Jong Un, 33 tuổi, nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới và Tập Cận Bình, lớn tuổi gấp đôi, đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng Trung Quốc – Bắc Triều Tiên. Khi Tập Cận Bình viếng thăm chính thức Hàn Quốc giữa năm 2014, ông ta đã lật đổ truyền thống từ nhiều thập kỷ qua, theo đó các lãnh đạo Trung Quốc luôn công du Bắc Triều Tiên đầu tiên. Ông Tập vẫn chưa đi thăm Bình Nhưỡng, cũng như Kim Jong Un từ chối đến Bắc Kinh. Trong khi đó ông nội và cha của Kim Jong Un vốn luôn tỏ ra ngoan ngoãn trước thiên triều : Kim Il Sung, nhà lập quốc đã thăm Trung Quốc đến 37 lần, còn người con kế nhiệm Kim Jong Il viếng thăm Bắc Kinh 9 lần.
Nỗ lực của nhà lãnh đạo trẻ nhằm vạch ra một hướng đi độc lập đã khiến báo chí nhà nước Trung Quốc tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền chống lại Kim Jong Un, tố cáo ông này tiếp tục chính sách « thoát Trung » và tìm cách tháo gỡ những bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Dù rất bực tức, nhưng Trung Quốc không có nhiều chọn lựa để đối phó với chế độ Kim Jong Un. Bắc Kinh không hề muốn Nhà nước Bắc Triều Tiên bị tan rã – một kịch bản sẽ dẫn đến việc Triều Tiên thống nhất, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ. Triển vọng quân đội Hoa Kỳ hiện diện ở gần biên giới là cơn ác mộng của Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và có thể tiến về biên giới Trung Quốc.
Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc vẫn coi bán đảo Triều Tiên là gót chân Achille của mình về mặt chiến lược. Triều Tiên có thể là con đường thuận tiện cho các cường quốc nước ngoài xâm lăng, hay đóng vai trò đầu cầu cho việc tấn công Trung Quốc.
Hiện nay Trung Quốc đang có những tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên với Bắc Triều Tiên, mà một nước Triều Tiên thống nhất sẽ kế thừa và đấu tranh. Trung tâm của tranh chấp lãnh thổ là Chonji, miệng núi lửa trên đỉnh Paektu (nơi mà 33 kilomet chiều dài dọc theo biên giới Trung-Triều vẫn chưa được giải quyết xong), và một số hòn đảo nằm giữa hai dòng sông biên giới Áp Lục (Yalu) và Đồ Môn (Tumen).
Để chứng tỏ vấn đề biên giới với Bắc Triều Tiên vẫn chưa ngã ngũ, Trung Quốc đưa ra yêu sách lịch sử đã sửa đổi, rằng vương quốc Koguryo – được thành lập trên lưu vực sông Tongge ở miền bắc bán đảo Triều Tiên – là thuộc về Trung Quốc chứ không phải Triều Tiên như các nhà sử học quốc tế vẫn khẳng định. Năm 2012, một báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc « có thể đang tìm cách đặt nền móng cho yêu sách lãnh thổ tại bán đảo Triều Tiên trong tương lai ».
Lá bài Bình Nhưỡng mất giá
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc coi việc giữ nguyên trạng trên bán đảo Triều Tiên là có lợi nhất cho mình. Bắc Kinh có thể chấp nhận Triều Tiên thống nhất chỉ với điều kiện Trung Quốc có thể chi phối mạnh mẽ bán đảo này, có được những nhượng bộ thường xuyên về chiến lược.
Cho đến nay, hành động mạnh mẽ nhất của Trung Quốc chống lại Bắc Triều Tiên là việc ngưng nhập khẩu than đá gần đây, có thể cho là từ « hiệu ứng Trump ». Chính sách khó đoán định của tổng thống Mỹ Donald Trump, được phản ánh qua sự dao động về chủ trương « Một nước Trung Hoa », và thái độ cứng rắn hơn trước sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, đã khiến Trung Quốc phải có hành động để làm dịu bớt những chỉ trích của Hoa Kỳ, là đã không làm đúng mức để giúp áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng căng thẳng đang tăng cao giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cũng mang ý nghĩa là giá trị của lá bài Bắc Triều Tiên khi mặc cả với Hoa Kỳ có vẻ đã bị hao mòn. Trong nhiều năm, Washington đã giao phó vấn đề Bắc Triều Tiên cho Trung Quốc, đổi lại Mỹ nhiều lần nhượng bộ Bắc Kinh. Ngày nay, thay vì đóng vai trung gian tin cậy giữa Washington và Bình Nhưỡng, Trung Quốc lại bị Bắc Triều Tiên tỏ ra khinh khỉnh.
Tác giả bài viết nhận định, Bắc Kinh vẫn phải đánh vật với câu hỏi mang ý nghĩa bao trùm hơn, là liệu Trung Quốc có thể trở thành đối thủ ngang hàng với Hoa Kỳ, trong khi không có được bất kỳ một đồng minh nào ?

 

TÔI NHẬN ĐƯỢC THÔNG TIN VIỆT NAM BÁN CÁT CHO TRUNG QUỐC TỪ TRUNG QUỐC…

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Khai thác cát
Người cung cấp thông tin này cho tôi là một dịch giả tiếng Trung Quốc, ông là người thân thiết với blog của tôi vì ông rất quan tâm tới các nội dung tin và bài mà blog của tôi thường đưa…
Vào khoảng tháng 3 hay 4 gì đó năm 2016, ông nhắn tôi tới Hội nhà văn VN để có chuyện cần trao đổi; Tôi tưởng ông gọi tôi tới để ông tặng sách…Nhưng không, ông đề nghị tôi đưa lên blog thông tin: Một số đầu nậu ( doanh nghiệp) Việt đang bán cát cho Trung Quốc; Số cát này được đưa ra Trường Sa bồi đắp đảo…
Ông cho biết: Nguồn tin ông có được qua một số bạn bè Trung Quốc, những người thường vẫn có quan hệ giao lưu văn học với ông thông tin cho ông biết ? Điều này có nghĩa, thông tin này tương đối phổ biến rộng, nhiều người Trung Quốc biết…Còn tại Việt Nam, bạn tôi là người đầu tiên và ông cho biết; tôi là người đầu tiên được ông bật mí chuyện bán cát chui này…
Hôm đấy, tại một phòng làm việc của Hội Nhà văn VN ở số 9 Nguyễn Đinh Chiểu, Hà Nội có mấy nhà văn cùng nghe thông tin này…
Cũng như thông tin mà Hà Minh Thành năm 2009 cung cấp cho tôi về việc một sĩ quan quân báo Việt Nam bán bí mật các trận đánh Lão Sơn cho phía Trung Quốc; thông tin này đến 1 người dân bình thường của Trung Quốc ở ngay vùng heo hút ở vùng giáp giới với Việt Nam cũng biết; vì nó được đăng trên mạng Chinese Defence New ghi lại ý kiến này của một trung tá pháo binh Trung Quốc chứ không phải là thông tin rỉ tai hay lan truyền trên blog hay do Hà Minh Thành phịa ra, "chuyển lửa về quê"…
Sau khi nghe xong, tuy bị “nổi rôm” nhưng tôi thành thực: Em không dám đưa lên blog thông tin này đâu bác ạ…Bác biết đấy, em chưa được xóa án tích, nêu tung thông tin này lên, có thể là thông tin thật nhưng bác chẳng có bằng chứng gì cung cấp cho em cả..Mà em thì lại không thể đứng ra làm một cuộc điều tra độc lập để kiểm chứng thông tin bán cát này ?!
Do đó, với loại thông tin nhạy cảm này, nếu em đưa lên, người ta dễ dàng chụp cho mình cái mũ hoang báo với ý đồ chống phá nhà nước thì ăn “cái giải 79-88” là cầm chắc; ( Điều 79-Tội lật đổ; Điều 88 Tội chống phá nhà nước )…
Em tin thông tin của bác và người cung cấp thông tin của bác vì cát từ Khánh Hòa, Đà Nẵng mà chở ra Trường Sa chắc chắn là gần hơn từ Hải Nam xuống vài trăm hải lý nên bài toán kinh doanh cát này rất khả thi…
Kết quả hình ảnh cho Phạm Viết Đào-Lưu Đức Hữu
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Lưu Đức Hữu bắt 2 tay chúc mừng P.V.Đ được trao Giải đặc biệt cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa TQ Cup Gia Lệ do CRI tổ chức 1992...
Người đứng sau Lưu Đức Hữu là GĐCRI Hứa Hạo Đình
Lễ trao giải tổ chức tại Đại Lễ đường nhân dân Bắc Kinh 11/1992...

Thứ 2 giới trí thức Trung Quốc, những người dân bình thường Trung Quốc không phải ai cũng tán thành với các hành vi gây hấn với láng giềng của lãnh đạo nước họ; Bởi vì nếu xảy ra chiến tranh can qua thì con em họ chết chứ con em lãnh đạo của họ thì đang du học bên tây, bên Mỹ…
Còn nhớ, có lần tôi đến gặp đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa khi ông đang khỏe mạnh để tìm hiểu một số thông tin liên quan tới quan hệ giữa ông Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, đạo diễn Phạm Văn Khoa là người nhiều lần đi dịch cho ông Hồ Chí Minh trong các chuyến bí mật sang Trung Quốc; vì ông thông thạo tiếng Bắc Kinh và Quảng Đông…
Đạo diễn Phạm Văn Khoa có kể với tôi là: sau năm 1992, sau khi quan hệ Việt Nam Trung Quốc khôi phục bình thường, trong một dịp mang phim của mình sang Trung Quốc tham dự một tuần phim Việt Nam, đạo diễn Phạm Văn Khoa có liên hệ lại với một số bạn văn nghệ Trung Quốc từng quen biết và thân thiết trước đây, hiện vẫn đang rất nổi tiếng của Trung Quốc để mời xem phim của ông, nhân tiện muốn xem thái độ vì sao họ lên tiếng ủng hộ cuộc chiến 1979 ?
Theo đạo diễn Phạm Văn Khoa thì: phần lớn các bạn bè văn nghệ sĩ Trung Quốc mà ông quen, thân trước đây đều lảng tránh; ông đoán chắc họ ngượng…Họ thì cũng như mình đâu có thích 2 nước đẩy con em ra cầm súng bắn giết nhau…
Tôi có nói với dịch giả tiếng Trung Quốc rằng: Tôi tin người cung cấp thông tin cho bác là người chân thành; họ không làm cái việc đưa thông tin giả để chia rẽ nội bộ Việt Nam, để cài bẫy P.V.Đ. Thế nhưng, nếu em đưa lên blog thì rất dễ bị “ nhóm lợi ích nào đó”  chụp cho “cái mũ 79-88” thì lại quay lại trại…
Bác biết, đã có chuyến đi Hà Giang về em đã nhận được những bức thư dài, hàm ý đe dọa, viết bằng thơ, ném vào nhà khuyên đừng đi Vị Xuyên nói xấu ai đó… Chuyện này em đã báo với cảnh sát khu vực nơi em cư trú…
Nhiều lần lên Hà Giang, ngủ ở khách sạn nào, vào quán nét nào để truy cập thông tin, đọc báo mạng, đi xe nào em đều cảm thấy có đuôi bám theo. Em kệ, vì mình có vi phạm hay tham gia hội kín hội mở gì đâu.
Khi “nhập kho” ra, nhiều bạn bè ở Hà Giang cho biết: họ được thăm hỏi kỹ càng các quan hệ với P.V.Đ, kể cả những người mà P.V.Đ thường gọi cho họ bằng sim rác…
Khi bị bắt, em còn phải khai báo mỗi lần đi Hà Giang như thế có ai đài thọ cho ăn ở đi lại không ? Em bảo: đi chung với anh em CCB xe họ thuê tôi muốn góp thì họ không chịu; Các bữa ăn chung muốn chia phần họ không chịu. Riêng ngủ khách sạn thì họ chấp nhận cho mình tự trả để ngủ riêng vì mỗi tối giá nhà nghỉ từ 120.000 tới 150.000 với lương của tôi chấp nhận được… Sở dĩ anh em CCB mời đi cùng là do họ muốn được đưa chuyện đánh nhau của họ lên blog, báo chí có thời đâu có dám đưa chuyện đánh nhau với Trung Quốc…
Thê nhưng sau khi ra tù, rất nhiều cựu chiến binh lảng không dám nghe P.V.Đ gọi điện thoại. Có vẻ họ không sợ chết khi đánh nhau với Trung Quốc nhưng bây giờ thời bình họ lạ sợ AN ??? Họ lo cho vợ con kể cũng thông cảm thôi…
Có lần 1 ông bạn ở Mặt trận Tổ quốc Hà Giang cho P.V.Đ mượn xe máy để đi thăm một ông bạn ở bản…Đang đi thì nhận được điện thoại của chủ xe: Này, mũ bảo hiểm của em để trong cốp sao bác không lấy mà đội. Tôi bảo vào bản thì đội mũ bảo hiểm làm gì cho nóng. Ông bạn cho biết: Có người gọi điện cho em định chặn P.V.Đ để xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm nhưng nể chủ xe nên cho qua…
Đấy, tình thế của em hiện nay là thế đấy bác ạ…Hiện nay các cơ quan chức năng chắc đang tập trung nhân tài và vật lực để giám sát những kẻ như em nên họ không đủ người theo dõi, quản lý đám cát tặc xuất cát bán cho Trung Quốc bồi đắp đảo…
Có lần, nhà văn Nguyễn Văn Thọ gọi điện cho P.V.Đ từ Đức, trao đổi về một bài viết trên blog, điện thoại có dấu hiệu rất khó nghe. Tôi nghe nhà văn Nguyễn Văn Thọ quát rất to trong máy: Tôi nhà văn Nguyễn Văn Thọ gọi điện cho P.V.Đ từ Đức đây, sau đấy mới nghe được bình thường…
Nhưng thôi để em tìm cách khác, an toàn hơn về cái thông tin bác cung cấp làm sao để nó hữu ích…
Tôi có một số bạn sáng sáng vẫn gặp nhau trong các cuộc đạp xe quanh Hồ Tây; Trong số này tôi biết có 1 CCB là một sĩ quan cao cấp từng là quan chức của Bộ Quốc phòng, để tôi thông tin với ông này xem ông phản ứng thế nào? Vì như nguồn tin nói: Cát được tập kết từ Cam Ranh chở thẳng ra Trường Sa…
Mấy hôm sau đó, tôi cố ý “mai phục” để gặp được ông bạn CCB kia và tranh thủ vừa đạp xe vừa kể về thông tin mà tôi được bạn tôi cung cấp hy vọng sẽ đến được nơi cần…Và sau khi kể câu chuyện kia với ông bạn thường hay đạp xe quanh Hồ Tây, tôi có phần nhẹ người đi phần nào…
Có điều sau cuộc gặp trao đổi chuyện đó, tôi rất khó gặp lại ông bạn CCB kia để chuyện trò, ông có vẻ lảng tôi…
Khi đọc được loạt bài điều tra của báo Tuổi trẻ tôi thấy mình có thể đưa cái thông tin “ một số đầu nậu Việt Nam bán cát cho Trung Quốc để bồi đắp Trường Sa” mà không lo bị “ăn cái giải 79-88”…
Thông tin này tuy blog P.V.Đ đưa hơi muộn, nhưng dẫu sao thì còn hơn là cứ ấm ức ôm nó trong lòng, cảm thấy phụ lại lòng tốt của bạn mình trong đó có một số bạn văn người Trung Quốc…
Hôm nay blog P.V.Đ mạnh dạn đưa bài này lên vì thấy hôm qua Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố một số vụ cát tặc mà báo Tuổi trẻ đã đưa !

P.V.Đ.


“Cát tặc” áp giải cả Bí thư huyện uỷ, kiện ngược chính quyền



Dân trí “Chúng tôi có trang bị cho lực lượng của tỉnh một số ca nô nhưng ra đến điểm hút cát, người của chính quyền còn bị cát tặc chở tuốt ra sông luôn, như vụ Bí thư Huyện uỷ Tứ Kỳ, bị kéo đi mười mấy cây số trên sông đó, rất nguy hiểm” – Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương kể.

Chiều 7/3, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp bàn về tình hình khai thác cát trái phép đang làm nóng dư luận hiện nay.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp bàn về nạn cát tặc lộng hành hiện nay.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chủ trì cuộc họp bàn về nạn cát tặc lộng hành hiện nay.
Than khó việc xử lý “cát tặc”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh thanh minh, tỉnh đã ngưng việc cho phép khai thác cát trên hệ thống sông Đồng Nai từ năm 2004 nhưng do nhu cầu xây dựng lớn, khan hiếm cát, dẫn đến trình trạng “hút trộm”, hút chui.
2016, Đồng Nai đã bắt 12 nhóm đối tượng, xử lý 157 vụ khai thác cát trái phép, thu hàng trăm ghe, thuyền. Theo đó, trước đây, trên toàn địa bàn có 10 nhóm “cát tặc”, đến nay chỉ còn 2 nhóm đang hoạt động lén lút.
“Khó khăn là các đối tượng thường hoạt động từ 24h đêm đến 3h sáng, nếu bị phát hiện thì các đối tượng nhấn chìm ghe, thuyền luôn và hành động đối phó của “cát tặc” cũng rất manh động trong khi chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe” – ông Chánh phân trần.
Phó Chủ tịch Đồng Nai cũng thông tin thêm, dù bắt tận tay được 157 vụ hút trộm cát như thế nhưng hầu hết các vụ chỉ có thể xử lý hành chính vì để xử lý hình sự thì phải chứng minh được hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cát thì được vận chuyển đi rồi, việc mua bán trái phép ở đâu cũng khó xác định, có bắt được cũng khó truy nguồn gốc cát khai thác ở đâu ra mà xử.
Chia sẻ những bức xúc của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đại diện tỉnh Hải Dương cũng giải thích, lợi nhuận từ việc khai thác cát quá lớn, mỗi ngày chỉ cần chạy tàu cuốc, máy hút khoảng 30 phút là “cát tặc” có thể gom được ngay vài trăm khối cát.
“Cát tặc manh động, toàn tàu không số, người không giấy tờ. Các lực lượng truy đuổi có ra đến nơi thì cũng toàn người trùng trục đứng đó, không danh tính, không nhân thân, chẳng xử lý được gì. Chúng tôi có trang bị cho lực lượng của tỉnh một số ca nô nhưng ra đến điểm hút cát, người của chính quyền còn bị cát tặc chở tuốt ra sông luôn, như vụ Bí thư Huyện uỷ Tứ Kỳ, bị kéo đi mười mấy cây số trên sông đó, rất nguy hiểm” – Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương than.
Vị đại biểu đại diện tỉnh Khánh Hoà tham dự cuộc họp cũng “cười như mếu” kể trường hợp, vây bắt cát tặc không thành, để các đối tượng kịp đánh chìm tàu khai thác. Thậm chí sau đó họ quay lại “kiện ngược” chính quyền là gây thiệt hại tài sản của dân. Cán bộ dính cảnh “há miệng mắc quai” như thế bởi những kẽ hở, hạn chế trong quy định pháp luật.
“Cát tặc” mà có tên có tuổi, được cấp phép hút cát công khai?
Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an bày tỏ sự chia sẻ với những cái khó của các địa phương và cũng đề nghị phải chỉ rõ mặt “cát tặc” để đối phó.
Tướng Vương dẫn báo cáo về số liệu thống kê về những vi phạm của các đơn vị được cấp phép khai thác cát, những đơn vị thực hiện dự án nạo vét luồng lạch kết hợp với tận thu khoáng sản để thấy tài nguyên thất thoát lớn qua cả con đường “chính thống” này. Cụ thể, cả nước có hơn 306 mỏ cát đã cấp cho các doanh nghiệp khai thác, hơn 200 dự án nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản được triển khai.
“Tất cả những hoạt động này đều có tên có tuổi, người làm được cấp phép, nhà nước có thu thuế chứ không phải “đạo tặc”, làm trộm làm vụng gì nhưng có nhiều sai phạm đã xảy ra, ví dụ khối lượng nạo vét đáng lẽ chỉ sâu 5 m nhưng thực tế họ cho tàu hút sục xuống tới 15 m, khai thác vượt quá phạm vi luồng lạch nạo vét, đe doạ an toàn đê sông, đê biển… chưa nói tới việc thất thoát tài nguyên” – ông Vương dẫn chứng bằng vụ một doanh nghiệp được Cục đường thuỷ giao nạo vét trên sông Cầu mà dư luận, báo chí đã phản ánh nhiều là có đoạn đơn vị khai thác, sục hút, vét cát chỉ cách bờ có 2,5m, gây sụt lún lớn ven sông, địa phương cuối cùng phải bỏ tiền để khắc phục hậu quả.
“Cát tặc”, theo Thứ trưởng Lê Quý Vương, là hoạt động khai thác trộm diễn ra trên các dòng sông, thậm chí chỉ là đoạn suối nhỏ. Ở nhóm này thì có một biểu hiện đáng quan tâm là hầu hết các vụ bắt giữ phương tiện khai thác cho thấy các nhóm đối tượng hoạt động đằng sau đó đều có “xã hội đen” đứng ra bảo kê. Ông Vương kể, Bộ Công an từng phá một vụ án ở Phú Thọ, bắt nhóm bảo kê còn trang bị đầy súng đạn, vũ khí quân dụng để chuẩn bị đối phó với các lực lượng. Theo dõi để vây bắt những “cát tặc” này, ông Vương xác nhận nhiều khó khăn, vướng mắc đúng như lãnh đạo các tỉnh đã chia sẻ.
“Lực lượng chúng tôi phải lập chuyên án, có khi phải đưa tới hàng trăm cảnh sát cơ động mới làm được 1 vụ vì bắt tội phạm hoạt động trên sông không đơn giản, việc thu giữ phương tiện trên sông đòi hỏi chế độ bảo quản, tạm giữ tài sản… cũng không đơn giản” – tướng Vương cảnh báo, không quản lý chặt chẽ, nguồn tài nguyên quý của đất nước sẽ cạn kiệt, mà thực tế là cát xây dựng bây giờ đã bắt đầu khan hiếm, khó kiếm rồi.
Theo ông Vương, quyết tâm xử lý “cát tặc” thì phải thực hiện nghiêm túc, truy đến tận cùng vấn đề như ai là người cấp phép khai thác, ai chịu trách nhiệm quản lý. Hơn 300 mỏ cát được cấp phép hiện đang hoạt động ra sao, các dự án nạo vét luồng lạch quản lý thế nào, phải rà soát, đánh giá thật kỹ.
“Không được bó tay với cát tặc”
Phó Thủ tướng: Không lý gì để cát tặc tự đánh chìm tàu rồi quay lại kiện cơ quan nhà nước rồi lại phải bồi thường họ.
Phó Thủ tướng: "Không lý gì để cát tặc tự đánh chìm tàu rồi quay lại kiện cơ quan nhà nước rồi lại phải bồi thường họ".
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình khái quát, nạn cát tặc để lại nhiều hệ quả nặng nề như làm cạn kiệt tài nguyên, làm sói mòn, ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên, gây nguy hiểm cho tính mạng, tài sản của người dân, mất an ninh, gây bức xúc với người dân…
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do diễn biến tội phạm phức tạp, số lượng đối tượng hoạt động lớn, trên địa bàn rộng, hoạt động chuyên nghiệp, tinh vi, thường tổ chức ban đên, ở những địa bàn giáp ranh, có mạng lưới chân rết rộng để cảnh giới nên việc bắt giữ, xử lý còn khó khăn.
Nhưng quan trọng hơn, nguyên nhân chủ quan khiến cát tặc lộng hành là do địa phương buông lỏng quản lý, còn nương tay, thậm chí bao che cho hành vi sai phạm.
“Phải thấy là thực tế, hoạt động hút cát nhiều khi vẫn diễn ra công khai, ban ngày mà không bị xử lý. Có tình trạng cơ quan chức năng địa phương buông lỏng quản lý, thậm chí bao che cho tội phạm nếu không nói là bảo kê. Đằng sau hoạt động của lực lượng này có bóng dáng của tội phạm có tổ chức, “xã hội đen”, có xu hướng tiêu cực từ cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Cần nhìn nhận thực tế này để đánh giá cho đúng tình hình” – Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành thời gian tới để ngăn chặn vấn nạn này, như Bộ Giao thông, Bộ TN-MT rà soát toàn bộ các giấy phép cấp mỏ, các dự án nẹo vét luồng lạch…
“Bộ Công an phải có nhiều chuyên án trinh sát, đi sâu, làm rõ các đường dây “cát tặc” để khi tiến hành phá án có đủ chứng cứ, tài liệu để truy tố, xét xử đối tượng. Bộ Tư pháp cùng hỗ trợ để nghiên cứu vấn đề xử lý hành chính sao cho đủ sức răn đe. Phải làm chặt chẽ để đối tượng không thể quay ngược lại kiện cơ quan chức năng. Quy định thu giữ phương tiện vi phạm ra sao phải chặt chẽ, ví dụ ràng buộc là quá trình đưa phương tiện vi phạm vào bờ, chủ phương tiện vẫn phải chịu trách nhiệm quản lý tài sản của chính mình chứ không lý gì để họ tự đánh chìm tàu rồi quay lại kiện cơ quan nhà nước rồi lại phải bồi thường họ. Phải có hướng xử lý chứ để bó tay là không được” – Phó Thủ tướng lưu ý.
P.Thảo