Lính Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc diễn tập bộ binh vào tháng 6 năm 2009 tại Trại Casey của Mỹ ở Hàn Quốc (Ảnh: Quân đội Hoa Kỳ)
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị so sánh tình trạng căng thẳng leo thang giữa Triều Tiên và Mỹ – Hàn là “hai đoàn tàu tăng tốc, tiến về phía nhau và không bên nào chịu nhường đường”, theo AP.
“Câu hỏi đặt ra là: Hai bên có thực sự sẵn sàng cho vụ va chạm đối đầu?”, ông Vương nói với các phóng viên hôm nay (8/3). “Ưu tiên của chúng tôi hiện giờ là bật đèn đỏ và áp phanh đối với cả hai đoàn tàu.”
Ông Vương nói rằng Trung Quốc đề xuất bước đầu tiên để xoa dịu cuộc khủng hoảng đang diễn ra là: Triều Tiên sẽ đình chỉ các hoạt động hạt nhân và tên lửa nếu Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung.
“Việc đình chỉ đổi lấy đình chỉ này có thể giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan về an ninh và đưa các bên trở lại bàn đàm phán”, ông Wang nói.
Hôm 18/2, Bắc Kinh đã có động thái trừng phạt Bình Nhưỡng khi ra lệnh ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên. Quyết định này được đưa ra sao nhiều lần Trung Quốc bị yêu cầu phải có hành động mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn các hoạt động gây hấn của Triều Tiên.
Một trong các lý do khiến Bắc Kinh không muốn quá cứng rắn với Bình Nhưỡng là mối lo ngại rằng chính quyền Kim Jong-un sẽ sụp đổ và người dân Triều Tiên chạy sang biên giới với Trung Quốc, theo ý kiến của một số chuyên gia.
VOV.VN - Công ty ô tô Trường Hải chỉ chào giá, việc đánh giá lựa chọn nhà thầu là của Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Lô xe buýt nhanh đầu tiên nhập về được xếp trong bến xe Yên Nghĩa.
Sau gần 10 năm chậm tiến độ và nhiều lần hoãn chạy thử thì đến cuối năm 2016, tuyến xe buýt nhanh BRT chạy bến Yên Nghĩa - Kim Mã chính thức đưa vào vận hành sử dụng.
Theo báo cáo, tổng mức đầu tư toàn tuyến buýt nhanh BRT, gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (tương đương trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Những ngày gần đây, trên một số trang báo có thông tin cho rằng giá xe bus mà Hà Nội mua phục vụ cho tuyến bus nhanh BRT cao hơn nhiều giá xe có cùng chiều dài và công suất máy bán ngoài thị trường tới cả tỷ đồng mỗi chiếc xe.
Cụ thể, theo thông tin trên báo Nhân Dân điện tử, việc mua số xe bus trên đã được thực hiện qua hai cuộc đấu thầu, với thời gian cách nhau chỉ vỏn vẹn có một tháng.
Cận cảnh những chiếc xe.
Điều này có nghĩa, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ra hai quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đoàn xe BRT và Liên danh Công ty cổ phần Thiên Thành An - THACO là bên thắng cuộc trước thương hiệu xe Volvo Thụy Điển.
Hợp đồng cung cấp 35 xe buýt nhanh BRT đã được ký vào ngày 9/11/2015. Đoàn xe này đã được lắp ráp trong nước, tại các nhà máy của THACO. Và nếu chia bình quân với giá này, thì giá mỗi xe buýt nhanh BRT của Hà Nội là vào khoảng… 5,03 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Báo Nhân Dân, tổng giá trị lô 35 xe của THACO cung cấp cho Hà Nội là 194 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,543 tỷ đồng/xe.
Mức giá này là tương đối cao, nếu đem so sánh với giá xe 47 chỗ cao cấp nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam là Hyundai Universe Nobel 410PS, nhập khẩu mới 100%, đời 2016, tiện nghi lựa chọn cao cấp và đầy đủ nhất, cũng không quá 4,2 tỷ đồng/chiếc, đã bao gồm thuế.
VOV.VN - Nhiều chuyên gia đô thị, giao thông cho rằng tuyến buýt nhanh đầu tiên trên cả nước không tránh khỏi những hạn chế ban đầu.
Từ đó, tờ báo này đặt nghi vấn: “Vì sao 35 chiếc xe thuộc đoàn xe buýt nhanh BRT, với tiện nghi đã được lược bớt, nội thất thấp cấp hơn hẳn, dùng ghế nhựa và chủ yếu dùng để đứng…, lại được THACO bán và Hà Nội đồng ý mua với giá hơn 5 tỷ đồng/chiếc?”.
Chiều 7/3, trao đổi qua điện thoại với phóng viên VOV.VN, ông Trần Anh Tú, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết, ông không nắm được việc mua bán này vì đã chuyển công tác từ trước.
“Thời điểm triển khai gói thầu mua sắm đoàn xe BRT thì tôi đã chuyển công tác sang làm Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội nên không nắm rõ việc này”, ông Trần Anh Tú nói.
Còn theo ông Vũ Hà, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội (việc mua sắm đoàn xe BRT diễn ra trong thời kỳ ông Hà làm Giám đốc), trước khi chuyển sang đơn vị khác, đã bàn giao toàn bộ hồ sơ cho người kế nhiệm là ông Hoàng Tuấn.
Xe buýt nhanh BRT lần đầu tiên vận hành lăn bánh thử trong bến xe Kim Mã ngày 15/12/2016.
Ông Vũ Hà cho biết, hiện Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội đã nắm được thông tin và sẽ có báo cáo giải trình về sự việc.
Đồng thời, ông Vũ Hà khẳng định việc mua đoàn xe bus này công khai, minh bạch và sẵn sàng cùng Ban Quản lý báo cáo, giải trình chi tiết việc mua số xe bus trên.
Cùng ngày, ông Hoàng Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội cho biết Ban sẽ sớm có báo cáo gửi cơ quan quản lý và thông tin rộng rãi tới công luận trong vài ngày tới.
VOV.VN - Sau khoảng 10 năm “trăn trở” với dự án, Hà Nội chi tiêu nhiều gói thầu giá chục tỷ, trăm tỷ đồng...
Trước những thông tin liên quan đến Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, đại diện công ty này cho hay công ty chỉ chào giá, việc đánh giá lựa chọn nhà thầu là của Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển Giao thông đô thị Hà Nội./.
Phi Long/VOV.V
Hà Nội khẳng định dự án buýt nhanh BRT đã được Kiểm toán nhà nước kiểm toán toàn diện
Hà Nội nói gì về việc mua 5 tỷ đồng mỗi xe buýt nhanh?
N. Huyền
Trước thông tin Hà Nội mua buýt nhanh với giá hơn 5 tỷ đồng mỗi xe, chiều 8/3 ông Phạm Hoàng Tuấn, Giám đốc BQL Dự án ĐTXD giao thông TP HN cho biết dự án đã được kiểm toán nhà nước kiểm toán toàn diện.
Giá trị gói thầu phê duyệt điều chỉnh là giá trị dự toán
Ông Tuấn cho hay, dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội được phê duyệt từ năm 2007, sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (theo hiệp định tín dụng được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 22/11/2007). Tại Quyết định phê duyệt dự án lần đầu (số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007) tổng mức đầu tư là 452,42 triệu USD (vốn vay WB là 134,35 triệu USD; Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) viện trợ không hoàn lại là 11,15 triệu USD; vốn NSTP là 306,92 triệu USD);
Trong quá trình thực hiện dự án, do thay đổi quy mô, phạm vi và chế độ chính sách trong công tác GPMB nên Dự án phải phê duyệt điều chỉnh 3 lần và tổng mức đầu tư tại lần điều chỉnh cuối cùng là 332,599 triệu USD. Riêng về hạng mục BRT, tổng giá trị thực hiện đến thời điểm kết thúc dự án khoảng 35 triệu USD thấp hơn so với giá trị trong tổng mức đầu tư được duyệt là 53,6 triệu USD.
Đối với công tác đấu thầu gói đoàn xe BRT, ông Tuấn cho biết, gói thầu đoàn xe được tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi trong năm 2014 theo đúng các quy định của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới; Kết quả đấu thầu đã được Sở GTVT (chủ đầu tư) phê duyệt tại Quyết định số 1367/QĐ-SGTVT ngày 20/10/2014 với giá trúng thầu là 11.656.061 USD (trong đó đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế); Nhà thầu trúng thầu là Liên danh Openasia Equipment Limited – Volvo Bus.
Tuy nhiên do việc thương thảo, đàm phán hợp đồng với nhà thầu liên danh này không thành công nên Sở Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 329/QĐ-SGTVT ngày 18/3/2015 hủy đấu thầu. Lý do cơ bản của việc đàm phán, thương thảo hợp đồng không thành công là do nhà thầu đã đưa ra các điều kiện làm thay đổi các điều kiện chung đã quy định trong hồ sơ mời thầu và không chấp nhận yêu cầu của bên mời thầu (nhằm tránh các rủi ro cho phía mời thầu) về điều khoản tạm ứng, thanh toán hợp đồng, đồng thời không chấp nhận thực hiện gia hạn hiệu lực của HSDT cũng như gia hạn bảo lãnh dự thầu tương ứng theo yêu cầu của bên mời thầu.
Sau khi hủy thầu và được sự thống nhất của Ngân hàng Thế giới, Ban QLDA đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (cũ) thuộc Sở GTVT triển khai công tác đấu thầu lại theo đúng các quy định và đã được Sở GTVT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (Quyết định số 2257/QĐ-SGTVT, ngày 05/11/2015) với giá trị trúng thầu là 176,29 tỷ đồng (tương đương 7,9 triệu USD), trong đó đã bao gồm chi phí vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí kiểm tra xe và thuế. Nhà thầu trúng thầu là Liên danh công ty cổ phần Thiên Thành An và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Thời gian giữa lần đấu thầu thứ nhất và thứ 2 cách nhau khoảng 8 tháng (không phải 1 tháng như báo đã nêu).
Liên quan đến thông tin về giá trị gói thầu phê duyệt điều chỉnh là 12.349.855 USD, ông Tuấn khẳng định, thực chất đây là giá trị dự toán (không phải giá trúng thầu) đã được cập nhật bổ sung thêm các chi phí trong nước cho các loại thuế, phí và lệ phí cũng như chi phí dự phòng theo quy định và một số khoản chi phí trong dự toán này sẽ không tính trong giá gói thầu để xét thầu.
Giá xe buýt có cao?
Đối với giá xe buýt BRT, ông Tuấn cho biết, thực tế giá xe buýt BRT do Nhà thầu Trường Hải cung cấp theo quyết định phê duyệt trúng thầu khoảng 5,03 tỷ/xe (trong đó giá xe đã bao gồm thuế là 4,91 tỷ/xe, còn lại là các chi phí vận hành, đào tạo lái xe và nộp thuế VAT...).
Xe buýt BRT có thiết kế riêng với sàn xe cao và cửa mở bên trái (khác xe buýt thông thường) với sức chứa 90 hành khách và có hệ thống đóng mở cửa tự động khi tiếp cận cửa nhà chờ, xe buýt BRT được thiết kế với các đặc tính, thông số kỹ thuật cao như: động cơ Hino của Nhật Bản; hộp số tự động 6 cấp của Cộng hòa Liên Bang Đức; hệ thống treo khí nén, kết hợp với hệ thống điều khiển nâng hạ sàn tự động của Cộng hòa Liên Bang Đức; hệ thống điều khiển bậc tự động tiếp cận thuận lợi với bậc nhà chờ; chế độ bảo hành kéo dài hơn và xe được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để đảm bảo cho việc vận hành đoàn xe BRT được thuận lợi, sau khi thống nhất với Ngân hàng Thế giới và được UBND Thành phố chấp thuận cho phép bổ sung thêm các hạng mục vào gói thầu đoàn xe bao gồm: Hệ thống dây cáp tín hiệu và tủ rack, thiết bị lắp đặt trên xe đảm bảo vận hành cho xe BRT; hệ thống đóng, mở cửa tự động giữa nhà chờ và trên xe (hệ thống này được lắp trên nhà chờ)...với kinh phí khoảng 17,7 tỷ đồng. Các hạng mục bổ sung này đã được Sở GTVT phê duyệt thiết kế, dự toán và được triển khai lắp đặt trên xe và tại các nhà chờ đảm bảo đưa xe BRT vào vận hành đồng bộ. Hiện tại toàn bộ gói thầu đoàn xe chưa được quyết toán.
Ông Tuấn cũng cho biết, do đây là dự án sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới nên ngoài việc thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng thì trong quá trình thiết kế, lập dự toán, đấu thầu còn phải tuân thủ theo các quy định và thông lệ quốc tế cũng như chịu sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên của Ngân hàng Thế giới.
Đối với dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội, trong đó có hợp phần xe buýt nhanh (BRT) ông Tuấn khẳng định lần đầu tiên triển khai đầu tư tại Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ và có ảnh hưởng đến chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng, phát triển hạ tầng đô thị của Thủ đô.
“Dự án được triển khai trong nhiều năm, qua nhiều thời kỳ và đến nay đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Dự án đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán toàn diện và hiện nay Ban QLDA, Sở GTVT đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức giao thông để vận hành tuyến BRT một cách hiệu quả theo đúng mục tiêu của dự án”- ông Tuấn khẳng định.
Ông Daniel Russel trong chuyến công tác Hà Nội năm 2016. Ảnh: Reuters.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói với Zing.vn rằng nếu Tổng thống Donald Trump có dịp công du đến Việt Nam, ông sẽ rất thích món bún chả.
"Tôi tin rằng nếu Tổng thống Trump có cơ hội thưởng thức bún chả như Tổng thống Obama đã từng, ông Trump sẽ ngay lập tức trở thành người hâm mộ của món này và Việt Nam", Trợ lý Ngoại trưởng Russel nói với Zing.vn trong cuộc họp báo sáng 8/3 (giờ Hà Nội).
Cuộc họp báo là dịp để ông Daniel Russel chia tay với các phóng viên trong khu vực. Là người đứng đầu Cục Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Russel đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và xúc tiến những chính sách của Mỹ với khu vực.
Ông Russel chia sẻ việc tham gia chuẩn bị và tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam năm ngoái là một trong những mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông.
"Chúng tôi đã có một chuyến thăm đáng nhớ, khám phá vẻ đẹp của Việt Nam. Nhưng điều quan trọng và ấn tượng nhất là chúng tôi đã chứng kiến tinh thần và sự hiếu khách tuyệt vời của người dân Việt Nam. Tổng thống Obama đã được chào đón vô cùng nồng hậu", ông nói.
Ông Russel nhắc lại về những hợp tác đạt được không chỉ là dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mà còn là cho phép Đội Hoà bình hoạt động ở Việt Nam, cũng như những hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác…
"Xét về các yếu tố như lợi ích chiến lược và cơ hội, Việt Nam có nhiều lý do để chính quyền của Tổng thống Trump tiếp tục phát huy quan hệ dựa trên những thành tựu và xu thế mà hai bên đã có", ông Russel khẳng định với Zing.vn.
Tổng thống Obama thưởng thức bún chả trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Ảnh: CNN.
Trả lời Zing.vn về khả năng Tổng thống Trump sẽ đến Việt Nam dự APEC, ông Russel nói: "Tôi hy vọng và cũng kỳ vọng rằng Tổng thống Trump sẽ tích cực tham gia vào những cuộc họp cấp cao như APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra Philipines. Nhưng quyết định chính thức sẽ do Nhà Trắng thực hiện và công bố".
Ông Russel khẳng định ASEAN vẫn là một khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại Mỹ.
Ông cho biết Tổng thống Trump đã duy trì trao đổi thư tín, điện đàm với lần lượt lãnh đạo các nước trong khu vực, như trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam, Quốc vương Brunei, Tổng thống Duterte của Philippines, Tổng thống Jokowi của Indonesia, Thủ tướng Najab của Malaysia, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi của Myanmar, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và lãnh đạo của Đông Timor… cùng hàng loạt cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Tillerson với các quan chức trong khu vực.
Daniel Russel là một trong số ít quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ tiếp tục làm nhiệm vụ trong chính quyền mới, tham gia việc chuẩn bị và tổ chức chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến gặp Tổng thống Trump… Rời chức vụ lãnh đạo ở Bộ Ngoại giao, ông Russel trở thành nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Xã hội châu Á (ASPI).
(GDVN) - Một nguồn tin từ Bắc Kinh nói với tờ Hankuk Ilbo (Nhật báo Hàn Quốc) rằng, nên chuẩn bị tinh thần về những hành động khiêu khích hơn nữa từ Trung Quốc.
Mục Quân sự và Tình báo tờ Sputnik News, Nga ngày 8/3 đưa tin, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi Quốc hội nước này cho phép tăng quân tiếp viện, tăng sự hiện diện ở các vùng biển Bắc Kinh tuyên bố là "lãnh thổ không thể tách rời".
Sputnik News cho hay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin này, tuy nhiên không dẫn nguồn là cơ quan truyền thông nào.
Tờ báo Nga bình luận, động thái này có thể thổi bùng căng thẳng giữa các nước ở Biển Đông và Hoa Đông.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ảnh: uk.pinterest.com.
Tờ báo cho biết, một nguồn tin từ Bắc Kinh nói với tờ Hankuk Ilbo (Nhật báo Hàn Quốc) rằng, nên chuẩn bị tinh thần về những hành động khiêu khích hơn nữa từ Trung Quốc.
Ông Lý Khắc Cường đề nghị gia tăng các đơn vị quân sự hiện diện tại những "khu vực ngoài khơi", một sự ám chỉ rõ ràng với yêu sách của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Trung Quốc ngày càng quân sự hóa khu vực này khiến Mỹ đặc biệt lo ngại, nhất là Ngoại trưởng Rex Tillerson. [1]
Ông Tillerson sẽ gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh tuần tới, theo South China Morning Post. [2]
Hiện chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng thông tin trên được Sputnik News trích dẫn chính xác đến đâu, nhưng các thủ đoạn bành trướng xuống Biển Đông mà Trung Quốc đang theo đuổi ngày càng tinh vi và khó đối phó, cả về quân sự lẫn phi quân sự.
Tiếp theo thông tin Trung Quốc bố trí hỏa lực phòng không, bệ phóng tên lửa bất hợp pháp ở Trường Sa, Bắc Kinh còn thực hiện một số thủ đoạn bành trướng phi quân sự, thông qua cái gọi là "du lịch hàng không" xuống Biển Đông và xây dựng các trạm quan trắc đáy biển, hay giàn khoan khổng lồ mà chúng tôi đã phản ánh.
VOA ngày 8/3 cho biết, Thời báo Hoàn Cầu hôm 27/2 đã loan tin chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một hệ thống quan trắc dưới lòng biển, cung cấp số liệu thời gian thực.
Theo các chuyên gia, hệ thống này không chỉ thu thập các thông tin về khoáng sản dưới lòng biển hay phục vụ khoan dầu, mà còn phục vụ cho các mục đích quân sự. [3]
South China Morning Post ngày 7/3 đưa tin, các quan chức Trung Quốc đang lên kế hoạch khởi động các chuyến "du lịch hàng không" bất hợp pháp đến quần đảo Hoàng Sa và đang tìm kiếm sự chấp thuận từ chính phủ, quân đội nước này. [4]
TP - Theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hút bùn cát ven bờ biển để bán là tự bán công thổ quốc gia. Do tác động tổng hợp, trong đó có lòng tham của con người, nhiều bãi biển ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất đi.
PGS.TS Vũ Thanh Ca
PGS Vũ Thanh Ca chia sẻ, những năm gần đây, tình trạng xói lở bờ biển xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Năm 2015, báo chí nói nhiều đến việc sạt lở bờ biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam - một trong những bờ biển đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng xói lở bờ biển diễn ra ở nhiều địa phương. Miền Bắc, xói lở mạnh ở khu vực Cát Hải (Hải Phòng), Hải Hậu (Nam Định). Ở miền Trung, xói lở đang diễn ra ở hầu hết các kiểu cấu tạo bờ, từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận. Xói lở xảy ra hầu như trên toàn bộ bờ biển vùng Đồng bằng Nam bộ, có nơi biển lấn vào đất liền gần 1km như khu vực Gò Công Đông của Tiền Giang. Nếu không có kè bảo vệ thì xói lở đã làm ta mất cả Mũi Cà Mau.
Theo PGS Vũ Thanh Ca, nhiều người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng sạt lở trên là do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cá nhân ông cho rằng, cũng có nguyên nhân biến đổi khí hậu, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính. Nghiên cứu cho thấy, 50 năm qua, mực nước biển Việt Nam dâng lên 20 cm nhưng không đều nhau, có khu vực dâng khá cao, có khu vực thấp hơn. Riêng ở miền Trung, nơi có nhiều bờ biển sạt lở, mực nước biển dâng thấp hơn mức trung bình cả nước. Mực nước biển dâng này có thể làm gia tăng xói lở nhưng không đáng kể. Hiện tượng sạt lở bờ biển gần đây gia tăng chủ yếu là do các hoạt động của con người mà chủ yếu là hệ thống thủy điện trên các dòng sông và tình trạng khai thác cát trái phép ở trong sông, ven biển.
Quá trình xói lở bờ biển là do mất cân bằng bùn cát. Nếu lượng bùn cát mang tới một vị trí nào đó của bãi biển lớn hơn lượng bùn cát mang đi, bờ biển sẽ được bồi đắp. Trong trường hợp ngược lại, bờ biển sẽ bị xói lở.
Trong quá trình vận chuyển bùn cát, sẽ luôn có một lượng bùn cát mất đi vào các độ sâu lớn. Lượng bùn cát mất đi này sẽ được bù đắp nhờ các con sông đưa phù sa ra biển. Bây giờ, các nhà máy thủy điện đã chặn dòng phù sa ra biển nên xói lở xảy ra mạnh mẽ là hậu quả có thể dễ dàng dự báo được. Trong trường hợp hút cát để bán, hiện tượng xói lở sẽ ngày càng nghiêm trọng. Ta cần chú ý rằng, bãi cát mịn có khả năng tiêu tán từ 80% đến 95% năng lượng sóng, nên đã mất bãi cát thì dù có công trình tốt như nào cũng mau sập đổ.
Hút bùn cát ven bờ biển để bán là tự bán công thổ quốc gia. Do tác động tổng hợp, trong đó có lòng tham của con người, nhiều bãi biển ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất đi. Đến một thời điểm nào đó, “chúng ta sẽ phải nhập cát với giá gấp nhiều lần để cứu những bờ biển đã sạt lở”, PGS.TS Vũ Thanh Ca nói.
Vậy phải làm gì với lượng bùn cát nạo vét ven biển? Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về việc sử dụng lượng cát này để “bồi hoàn” cho bờ biển. Bằng cách nghiên cứu, tìm vị trí đổ cát thích hợp ở khu vực gần bờ, người ta sẽ tạo ra các “máy cát” để vào mùa hè, sóng biển mang lượng bùn cát này vào bồi lại cho bờ biển.
TTO - Cát tận thu từ dự án nạo vét cửa Tư Hiền - Tư Dung của Thừa Thiên - Huế đã xuất sang Singapore. Theo tờ khai hải quan, công ty 55 đã khai đơn giá 1 USD/m3 và nộp thuế hơn 4,4 tỉ đồng.
Tháng 4-2013, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công văn đồng ý cho Công ty cổ phần Khai thác sản xuất khoáng sản 55 (gọi tắt là Công ty 55) nạo vét cửa biển Tư Hiền - Tư Dung và tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu.
Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, tháng 7-2013 Bộ Xây dựng đã cấp phép cho Công ty 55 tận thu cát nhiễm mặn từ dự án nạo vét cửa biển Tư Dung - Tư Hiền để xuất khẩu với khối lượng 1,1 triệu m3.
Dự án nạo vét thực hiện trên vùng cửa biển Tư Hiền - Tư Dung dài 2km, rộng 70m. Việc nạo vét của Công ty 55 gặp sự phản đối của người dân địa phương vì họ cho rằng công ty này chỉ khai thác cát để bán chứ không lo việc nạo vét cửa biển.
Trả lời Tuổi Trẻ sau cuộc họp tại Hà Nội chiều 7-3, ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kiểm tra và báo cáo với Chính phủ toàn bộ việc khai thác và xuất khẩu cát ở tỉnh này.
Ông Cao nói việc xuất khẩu cát trắng (trong đất liền) là xuất lậu, tỉnh không hề cấp phép. Còn xuất khẩu cát nhiễm mặn thì hiện ở Thừa Thiên - Huế chỉ có một dự án tận thu cát từ nạo vét cửa biển của Công ty 55 và dự án này do Bộ Xây dựng cấp phép.
Theo ông Cao, hiện dự án này đã tạm dừng hoạt động và có tiếp tục hay không là do Chính phủ và Bộ Xây dựng quyết định. Trả lời câu hỏi ông có biết cát tận thu ở cửa biển của tỉnh đưa đi xuất khẩu ở đâu không, ông Cao nói việc này do Tổng cục Hải quan quyết định, tỉnh không có quyền hạn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cát tận thu từ dự án nạo vét cửa Tư Hiền - Tư Dung của Thừa Thiên - Huế đã xuất khẩu sang Singapore. Công ty 55 đã mở tờ khai tại Cục Hải quan Thừa Thiên - Huế với đơn giá 1 USD/m3 và đã nộp thuế hơn 4,4 tỉ đồng.