Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

PHÓ SỞ DÙNG NGHIỆP VỤ TƯ PHÁP ĐỂ CÃI CÙN, CHÀY CỐI...CHUYỆN BẺ HOA LÀM XÍ HỔ CẢ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ BÌNH THUẬN



Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp

Văn Toàn | 
Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp
Bà Hiếu cầm hoa chụp ảnh tại thời điểm xảy ra sự việc

Bà Hiếu cho rằng khu vực hồ Tuyền Lâm không có biển cấm bẻ hoa nên bà không có lỗi mà chỉ có lỗi là không giữ gìn hình ảnh cá nhân nơi công cộng, để kẻ xấu lợi dụng làm mất uy tín cá nhân bà và hình ảnh Sở Tư pháp nơi bà công tác.




Liên quan đến nội dung mạng xã hội và báo chí phản ánh thông tin việc bà Phạm Thi Minh Hiếu, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận nghi bẻ hoa mai anh đào khi đi tham quan tại hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt. 
Ngày 6/3, bà Hiếu đã có buổi giải trình với cán bộ công chức nơi mình công tác.
'Tài xế bẻ hoa'
Bà Hiếu đã thuật lại (nguyên văn) rằng: “Có một cành đào lớn sà xuống đất, thấy hoa đẹp quá, tôi ôm lấy chụp hình, thì em tài xế nói là để em bẻ cho chị. Sự thật diễn biến như thế. Mà tôi cũng vô tư lắm, đó là một cành đào nhỏ chứ không phải lớn.
Tôi vẫn vô tư cầm chụp ảnh với suy nghĩ rất chủ quan. Sau đó tôi đi về đến đường bê tông thì gặp một tốp thanh niên đi xuống.

Lúc này có 1 thanh niên nói với tôi rằng: Chị ơi, ở đâu mà chị hái hoa đào như thế? Tôi nói, chị ở xa lắm em à, chị rất thích hoa đào… thì người thanh niên sừng cồ lên, nói những câu rất khó nghe.
Thấy tôi cầm hoa đào, người này quy chụp cho tôi là bẻ hoa đào, nói những lời lẽ khó nghe, lúc đó tôi rất nóng, không xử lý được tình huống ngay lúc đó.
Tôi có nói: Em làm gì ở đây, em quản lý ở đây hả, em cho chị xem giấy tờ… Lúc đó thanh niên này nói rất to tiếng, còn anh kia cầm máy ảnh chụp.
Chuyện này tôi không đôi co làm gì, quay lưng bỏ ra xe rất nhanh… Diễn biến là như thế, nhưng câu chuyện trên mạng xã hội lại khác. 
Mạng xã hội nói thiệt với các đồng chí là con dao 2 lưỡi, tôi biết chuyện đó. Một số báo mạng copy nên thông tin nó không đúng diễn biến. Anh em báo chí không thấy tôi bẻ cành mà cứ quy chụp”.
Không có biển cấm bẻ hoa
Gần kết thúc buổi họp, bà Hiếu đứng dậy nhắc nhở công chức trong cơ quan đừng nên suy nghĩ tiêu cực là bà có lỗi phải điều tra, kỷ luật gì cả, vì ở đây không có biển cấm hái, cấm bẻ hoa, và đây là một chuyện rất nhỏ.

Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp - Ảnh 1.
Cành hoa mai anh đào bị bẻ

Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp - Ảnh 2.
Biển cấm bẻ hoa tại hồ Tuyền Lâm
Bà nói: “Một số vấn đề tôi muốn anh em nắm thông tin, sự việc có ồn ào, tuy nhiên nói cho nó rõ ràng là khu vực đó không có biển cấm hái, cấm bẻ, cấm thăm, cấm viếng gì cả. Báo chí cũng muốn quy chụp cho tôi vào cái việc đó rồi nói thế này thế nọ.
Thế thì anh em phải hết sức bình tĩnh đừng suy nghĩ theo hướng tiêu cực.
Kể cả một số lãnh đạo nói phải giải trình hay điều tra gì đó, tôi có nói với các đồng chí, đến giờ này các đồng chí lãnh đạo điện cho tôi, cũng động viên tôi thế này thế nọ nhưng chưa bao giờ nói là phải giải trình, hay chỉ đạo điều tra như thế nào hết, bởi đây làm một việc nó hết sức là nhỏ…
Tôi nói lại cho các đồng chí hiểu, chứ không các đồng chí suy nghĩ cấp trên chỉ đạo điều tra thế này thế nọ. Đến giờ này chưa có vi phạm gì hết mà chỉ có là hình ảnh chưa giữ gìn trước công cộng mà thôi…”.
Tuy nhiên, thực tế sau khi vụ việc được thông tin lên báo chí, trong ngày 6/3, ông Bùi Trung Đường - Giám đốc Công ty CP dịch vụ đô thị Đà Lạt và Đội thanh tra công trình đô thị và trật tự vệ sinh đã đến kiểm tra vị trí vườn hoa nơi bà Hiếu bị chụp ảnh đưa lên mạng với bó hoa mai anh đào trên tay.
Đội thanh tra thống kê có 4 cây mai anh đào đang trổ hoa rất đẹp bị bẻ mất 6 cành.
Theo ông Đường, theo quy định chung, nếu ai bị bắt quả tang bẻ hoa mai anh đào đều bị lập biên bản và tùy theo mức độ có thể xử phạt từ 200- 500 ngàn đồng.

Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp - Ảnh 3.
Sự việc theo vị nữ phó Giám đốc Sở là rất nhỏ, nhưng bị mạng xã hội và báo chí quy chụp

Ngoài ra, cũng trong ngày 6/3, ông Võ Thành Huy - Phó văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Đức Hoà - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, xác minh cụ thể làm rõ thông tin mà các trang báo điện tử, mạng xã hội facebook đã phản ánh, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trước ngày 10/3.
Bà Hiếu đã xin lỗi điều gì?
Sau khi báo cáo diễn biến câu chuyện, bà Hiếu đã phát biểu: “Sự việc xảy ra trước hết cá nhân tôi cũng bị ảnh hưởng đến uy tín bởi vì một số người xấu lợi dụng chuyện này làm giảm uy tín của tôi, kể cả làm ảnh hưởng đến hình ảnh Sở Tư pháp, tôi cũng thừa nhận chuyện đó và tôi cũng xin lỗi Giám đốc, Phó giám đốc, các bộ công chức của sở vì sự cố đáng tiếc xảy ra….”.
Trước những phát biểu của bà Hiếu, ông Hồ Ngọc Được – Giám đốc sở Tư pháp Bình Thuận đã yêu cầu bà Hiếu và các thành viên trong đoàn phải làm tường trình một cách trung thực bằng văn bản nộp cho ông trong ngày 8/3.
Kết thúc buổi họp ông Được đã nhắn nhủ: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, đó là cái quan trọng nhất mà tôi muốn các đồng chí hiểu”.

theo Vietnamnet

Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ cuối: Thành hoàng làng

TP - Như vậy, có người thân trong gia đình ông Trường Chinh lao đao trong cơn lốc cải cách ruộng đất (CCRĐ). Liệu khi ấy Tổng Bí thư của Đảng có biết không? Phần nào để giải đáp câu hỏi khó ấy, xin dẫn ra đây câu chuyện của NSND Đặng Xuân Hải, con trai cụ Đặng Xuân Quát, người hiện đóng chức Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam.
Cung trầm làng Hành Thiện - Kỳ cuối: Thành hoàng làngTổng Bí thư Trường Chinh và phu nhâN
Một ngày hòa bình mùa thu năm 1955, anh chiến sĩ Vệ quốc đoàn Đặng Xuân Phi (em ruột ông Đặng Xuân Quát) về ấp Tả Hành quê nhà. Khung cảnh xác xơ tiêu điều bởi cơn gió độc CCRĐ không làm anh bận tâm mà anh đang nóng lòng được gặp lại người thân sau bao năm chinh chiến. Bất đồ bên anh một giọng nói khẽ nhưng rành rọt như níu lấy chân:  ghé ngay vào đây
Người đó kéo anh vào cái gian lụp xụp như cái lều vịt giọng như rên: Nhà mày đang bị đấu tố như thế về để chết à?
Thoáng nhanh trong đầu người chiến sĩ vệ quốc đoàn quả cảm nọ khi nghe toàn bộ khúc nhôi nọ kia của cơn bão cải cách ập xuống nhà mình. Cả chuyện ông Mậu bên Hành Thiện nữa. Không ngờ cuộc đoàn viên mà anh tưởng tượng ra lại có kết cục phũ phàng như thế? Không thể để người anh ruột trong hoàn cảnh ngặt nghèo, đương đêm Đặng Xuân Phi bí mật lặng lẽ rời Ấp Tả Hành mang theo một câu hỏi bỏng rát, người thân của mình, TBT Trường Chinh có biết chuyện tang thương này không?
Nhưng có một thực tế,  thông tin lẫn sự thực thời điểm ấy luôn trong cảnh bít bùng tắc tỵ. Không thiếu người ở Hành Thiện ở Tả Hành biết chữ nhưng ai có gan dám và cách nào để biên thư lên Hà Nội? Chợt nhớ mãi những năm bảy tám mươi sau này, không hiếm chuyện bố mẹ chết ở quê, con làm ngay Hà Nội mà mấy tuần mới nhận được điện tín.
Lại đang nói hành trình của anh bộ đội Đặng Xuân Phi. Ghé qua Hà Nội, Phi xăm tới con phố có cái tên Nguyễn Cảnh Chân. Rồi anh cũng được vào nhà số 3.
… Cả nhà ông Trường Chinh sửng sốt khi nghe người em kể hết nguồn cơn ở quê nhà. Đó cũng là lần đầu và là cái kênh thông tin duy nhất gia đình ông Trường Chinh tiếp nhận chính thức việc người thân của mình ở quê bị đấu tố!
Nói cơn lốc CCRĐ  mới dừng chân ở chân rệ tre nhà cụ Đặng Xuân Viện có lẽ cũng chưa chuẩn? Nghe thêm chuyện của NSND Đặng Xuân Hải thì không hẳn thế… Đội cải cách đã bất lực trước lý lẽ của người được cử trông nom khu nhà thời gian cụ Viện đi tản cư rằng không biết ông bà ấy đi đâu từ hồi năm 1946 đến giờ? Thực ra người quản lý cũng không tường  cụ Viện đang ở đâu cụ thể? Chỉ biết gia đình cụ đi tản cư từ hồi toàn quốc kháng chiến. Và thực ra cũng chỉ có cái xác nhà với những là hoành phi câu đối vô tri. Đội cải cách đã đưa ra một phương án là hẵng cứ đóng cửa để đấy cái đã!
Nhưng việc này đã mở đường cho bọn đạo chích dòm ngó nội thất nhà cụ Viện. Một bộ đỉnh đồng lư hương, hai bộ câu đối đã bị kẻ gian thó mất trong thời điểm đó. May mà mãi sau này cuối những năm bảy mươi mới chuộc lại được bộ đỉnh đồng. Còn đôi câu đối đến giờ vẫn bặt tăm?
Một chút rùng mình nghĩ đến cái đoạn nếu như song thân ông Trường Chinh, cụ ông cụ bà từ nơi tản cư không đi ngay Hà Nội mà vuột về quê Hành Thiện thì sự thể sẽ ra sao trong tình trạng trên dưới không thông và mọi thông tin đều bị nghẽn thời ấy?
… Tôi rụt rè với câu hỏi với NSND  Chu tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải là sao cụ Quát là em ruột cụ Trường Chinh, mà khi đã yên hàn sau tao loạn ấy, cụ anh không tạo điều kiện cho cụ em về Hà Nội công tác? Chả gì cụ em cũng là cán bộ tiền khởi nghĩa có công với cách mạng?    
 Cũng liền ngay đó, bắt gặp cái cười của NSND Đặng Xuân Hải, tôi  thoáng hiểu? Nghĩa là những người thân trong gia đình ông Trường Chinh đừng có bao giờ trông mong vào sự chiếu cố, tư tình nào hết. Nghĩa là phải tự đi bằng đôi chân của mình. Nhớ chuyện GS Trần Nhâm - trợ lý của Tổng Bí thư Trường Chinh kể, có lần khi trả lời gợi ý của tổ chức về việc giới thiệu đề bạt cho anh con trai Đặng Xuân Kỳ, ông Trường Chinh nói: “Tôi rất tiếc anh Đặng Xuân Kỳ là con trai tôi”. Ông Đặng Xuân Kỳ đi bộ đội từ khi còn thiếu sinh quân, sau đó vào pháo binh và rồi trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng lực lượng hải quân Việt Nam. Từ cuối năm 1960 đến năm 1963, ông Kỳ học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Lomonoxov, Mátxcơva (Liên Xô). Từ một người lính, ông vươn lên trở thành Giáo sư triết học, từng giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng hai khóa VI và VII.
Ông Đặng Xuân Đôn, cháu gọi ông Trường Chinh bằng bác ruột tại đền thờ cụ Đặng Xuân Bảng ở Tả Hành , Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình.
Năm 1973, ông Trường Chinh tình cờ trông thấy tấm ảnh chụp anh con trai út Đặng Việt Bắc đang học về nguyên tử ở Liên Xô, mặc quần loe, để tóc dài cùng với các bạn bè quốc tế. Quần loe tóc dài cái thời ấy là cả một vấn đề! Ngay sau đó, Đặng Việt Bắc bị triệu hồi về nước dù đang học dở năm thứ tư, đã đi thực tập và sắp tốt nghiệp. Đặng Việt Bắc về nước, lập tức đi thẳng vào chiến trường, trở thành một người lính - quyết định đó của ông Trường Chinh gây sốc cho các thành viên trong gia đình. Ông có ba người con trai thì cả ba đều qua quân ngũ. Rồi thời điểm đổi tiền năm 1985, mãi khi nghe Đài tiếng nói Việt Nam công bố lệnh đổi tiền thì các thành viên gia đình ông Trường Chinh mới hay. Mặc dù ai cũng biết ông Trường Chinh là người ký quyết định đổi tiền.  Ông nói với các con mãi về sau này rằng đó là bí mật quốc gia, “nói là có tội với nhân dân”.
Lẩn thẩn nghĩ thêm, ông con Đặng Xuân Hải hình như cũng vướng cái không may như ông bố nhưng may mắn lại gỡ thoát được? Thời điểm đại tá nguyên Giám đốc Điện ảnh Quân đội, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đặng Xuân Hải chuẩn bị được phong danh hiệu  NSND thì đùng cái, xảy ra đơn kiện chuyện này, chuyện kia. Chuyện loang ra. Rất nhiều ý kiến phẫn nộ  bênh vực cho ông rằng nhà quay phim chính tại chiến trường Đặng Xuân Hải từng sát sạt cận kề cái chết hết Mậu Thân lại chiến dịch Hồ Chí Minh chứ không phải như những điều vu khống. Trong đó có cả ý kiến của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi đó là Chính ủy Trung đoàn 9 dự Mậu Thân ở Huế luôn sát cánh  và thông hiểu tổ quay phim chiến trường Đặng Xuân Hải.
Một rụt rè nữa mà mãi cũng mới buông ra được  rằng, NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh hai khóa liền có nhiều phim nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng này nhưng đã có dự định, một kịch bản về ông bác ruột Trường Chinh của mình chưa? Ông Hải ngập ngừng rằng đã từng có nhưng chưa có điều kiện thực hiện.
… NSND Đặng Xuân Hải kể về một sự kiện ở Tả Hành.  Là cách nay ít năm, đại diện cư dân Tả Hành lên Hà Nội tìm đến nhà BS Đặng Xuân Phương là chi trên và cả nhà ông Hải nữa, mời các ông về Tả Hành để dân đề đạt một việc quan trọng!
Tôi đã về Tả Hành, cái trại ấp thèo đảnh ven sông ấy nay có hàng trăm hộ. Được gặp ông Đặng Xuân Đôn cháu gọi ông Trường Chinh bằng bác ruột. Được biết thêm, khi mất, cụ Đặng Xuân Bảng được an táng tại trại ấp Tả Hành. Mãi sau này những năm tám mươi, mộ cụ Đặng Xuân Bảng mới được di dời về Hành Thiện. Ngày đàng gang nước, nhưng đằng thằng ra chỉ khoảng gần 2 tiếng cả đi đò và cuốc bộ từ hành Thiện về trại ấp Tả Hành. Cái trại ấp cụ Bảng khai mở và đặt tên là Tả Hành từ thời Vũ Thư thuộc Phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam Hạ hình như cũng là cái cách để đối với Hữu Hành của làng Hành Thiện? Năm 1976, Tả Hành của Vũ Hợp, Vũ Nghĩa (Vũ Thư) được nhập lại thành xã Duy Nhất bây giờ. Cái trại ấp ven sông Hồng thuở cụ Bảng làm quan hoang vắng. Cụ Bảng đã chiêu tập dân lưu tán trong đó có dân Hành Thiện về lập nhà khẩn hoang dần dà nên một xóm mạc trù phú.
 Việc quan trọng, như ông Hải kể là dân xóm Tả Hành của xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư đã nhất trí truy tôn cụ Đặng Xuân Bảng làm thần thành hoàng làng. Thần thành hoàng thì phải có nơi thờ tự phải có Đền có Nghè, Miếu chứ? Trong khi đó ngôi nhà cụ Bảng bị Pháp đốt trụi trong kháng chiến và ngôi từ đường bị xẻ thịt hồi CCRĐ. Ông Hải nghĩ lại vẫn tiếc bởi trong ngôi từ đường cụ Bảng dựng và sau cụ Viện chăm chút gia cố thêm, có khá nhiều hoành phi câu đối với những ngữ nghĩa uẩn súc nhưng cũng bị mất sạch!
Thế rồi họp làng. Rồi họp họ. Thuận theo yêu cầu dân làng, chi họ Đặng ở Hà Nội gom góp phụ với bà con dưới Tả Hành sửa sang thêm nhà văn hóa thôn  tạm coi như đình như nghè làm nơi thờ ông thành hoàng làng Đặng Xuân Bảng.  Cứ mỗi năm nhằm ngày mồng Một tháng Một (tháng mười một) kế sau tháng 10 ÂL, làng Tả Hành lại mở hội tế thành hoàng. Ngày ấy cũng là ngày mất cụ Đặng Xuân Bảng.
Vậy là ngoài Hành Thiện, họ Đặng Hành Thiện còn có một nơi hương khói cho tiền nhân ở đất Vũ Thư, Thái Bình. Ấy là cũng vận vào câu Quang ư tiền hậu ư dụ, tiền nhân mở lối con cháu đắp bồi vậy! Và dịp kỷ niệm 110 năm sinh cố TBT Trường Chinh cũng có hương khói ấm nồng ở cái đình thờ thần thành hoàng Đặng Xuân Bảng.
Nói thêm, sau cơn lốc cải cách ruộngđất, dẫu có xộc xệch nhưng cả 5 anh em nhà NSND Đặng Xuân Hải đều trụ vững trước sóng gió, vượt lên được hoàn cảnh. Người con trai cả của ông Quát trước khi về hưu từng phụ trách một Vụ của Thanh tra Nhà nước. Thứ hai là NSND Đặng Xuân Hải. Thứ ba là TSKH Đặng Xuân Cự. Người thứ tư nguyên là bộ đội xe tăng sau là cán bộ Bộ KHCN. Riêng chú út đang công tác ở ĐH Y Thái Bình. Tất cả đều là Đảng viên. 
Xuân Ba

“Tháo chạy” khỏi Khu kinh tế Vũng Áng; Công ty Sen Hoàng Giang tay sai cho Trung Quốc hủy diệt vựa lúa lớn nhất Việt Nam

Bán tháo tài sản, chạy khỏi Vũng Áng

Cùng với cảnh đìu hiu của các dịch vụ khách san, nhà hàng... thì hàng loạt mỏ đá, đất trên địa bàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng “thoi thóp”. Nhiều chủ mỏ đã phải bán tống bán tháo tài sản để rời khỏi nơi mà họ từng xem là mảnh đất hứa.
Từ sôi động đến bất động
Cách đây ít năm, đến địa bàn huyện Kỳ Anh, ​người ta có thể dễ dàng thấy được ngoài sự hoạt động nhộn nhịp tại đại dự án Formosa, thì phía ngoài đại công trường có hàng chục mỏ khai thác đá, đất cũng hoạt động nhộn nhịp không kém.
Suốt ngày đêm xe, cộ tấp nập vận chuyển hàng chục ngàn khối đá được vận chuyển để cung cấp cho thị trường Formosa và các công trình khác tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Hàng loạt mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh nói chung và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nói riêng đang nằm trong tình trạng “thoi thóp” chờ chết.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nguồn cầu về đá, đất đột ngột giảm mạnh, đồng nghĩa với việc các mỏ ​không còn khách dẫn đến việc phải đóng cửa, số ít còn lại sống lay lắt, hoạt động cầm chừng qua ngày.
Một chủ doanh nghiệp khai thác đá cho biết, để được cấp quyền khai thác một mỏ có thời hạn 20 -30 năm họ phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn, chưa kể đến việc đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cho các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, trả lương công nhân… nhưng mới đi vào hoạt động chưa đầy 1/6 thời hạn thì đã lâm vào cảnh dở sống, dở chết.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có đến hơn 100 mỏ khai thác đất, đá, thì riêng địa bàn Kỳ Anh có đến 51 mỏ đá, 2 mỏ đất (trong đó thị xã Kỳ Anh 25 mỏ, huyện Kỳ Anh 26 mỏ), mức đầu tư từ 50 tỷ đến 150 tỷ đồng/ mỏ, nhưng hiện tại chỉ còn 5/51 mỏ hoạt động, với công suất hoạt động khoảng 10%.
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Hầu hết các mỏ khai thác đá chất thành đống như núi nhưng không thể bán được.
Bán tống bán tháo tài sản
Đến các mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh vào những ngày cuối tháng 2/2017, khác với sự sôi động, nhộn nhịp trước đây, đập vào mắt chúng tôi là một khung cảnh ảm đạm, trầm lắng, vắng bóng công nhân, xe cộ thưa thớt, máy móc và các loại dây chuyền nằm đắp chiếu không hoạt động​. Tại các mỏ chỉ còn nhân viên bảo vệ trông giữ máy móc thiết bị.
Ông Anh, chủ mỏ đá Rú Con cho biết: “Thuế tài nguyên mỏ chúng tôi đã đóng đến năm 2018, tuy nhiên từ tháng 8/2016 đến nay, mỏ ngừng hoạt động, đá khai thác ra chất đống bán không được, công nhân thì cho nghỉ, máy móc thì bán rẻ, nói chung là quá khó khăn”.
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Máy móc, xe cộ xếp một chỗ đã nhiều tháng nay không hoạt động.
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Dây chuyền tiền tỷ cũng nằm đắp chiếu, hoen gỉ.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Tuấn Anh chủ mỏ đá Khe Đá Giàn cũng cho biết: “Để khai thác thuận lợi hơn tôi đã đầu tư hệ thống dây chuyền 150 tỷ đồng chưa nói đến hàng trăm tỷ đồng các hệ thống máy móc, thiết bị khác, nhưng hiện tại phải di dời máy móc vào miền Nam làm.
Còn mỏ đã hơn một năm nay đá sản xuất ra chất thành núi không bán được do nhu cầu các công trình trên địa bàn và Khu kinh tế Vũng Áng giảm mạnh…”.
Thê thảm hơn là mỏ đất của Công ty VLXD&TMDV Hồng Hà, chủ mỏ cho biết: “Mỏ được cấp phép gần chục năm nay, được đầu tư hàng chục tỷ đồng vào cải tạo, mua máy móc thiết bị, tuy nhiên đất không bán được, trong khi đó hàng năm vẫn phải đóng thuế tài nguyên.
Điều đáng nói là rất nhiều công trình trên địa bàn họ chỉ lấy hồ sơ từ mỏ tôi để làm hồ sơ đấu thầu nhưng không lấy đất, không hiểu sau khi đấu thầu xong họ lấy đất ở đâu để xây dựng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã khó khăn thêm chồng chất khó khăn”.
Hầu hết các chủ mỏ đều cho biết, để đầu tư vào khai thác mỏ đá ở đây, họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, đến nay thu hồi lại chưa được 1/3 vốn, chứ chưa nói đến lời. Máy móc, trang thiết bị được đầu tư cả trăm tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm này nằm đắp chiếu án binh bất động, hoặc đóng cửa không thể hoạt động.
Trước tình trạng trên, các chủ mỏ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, thì đời sống công nhân cũng bị ảnh hưởng. Không có thị trường tiêu thụ, sản lượng giảm vì vậy công nhân từ các mỏ cũng phải nghỉ làm. Chính những khó khăn chung như vậy nên nhiều công nhân đã phải tự bỏ ra đi tìm việc làm khác, nhiều công nhân thất nghiệp không có việc làm…
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Hầu hết các mỏ công nhân vắng bóng chỉ còn bảo vệ trông giữ trang thiết bị
Trao đổi với PV, ông Phan Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến đá thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết: “Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh có 25 mỏ thì nay chỉ còn 3 mỏ hoạt động, tuy nhiên hoạt động chỉ với công suất 10%, nhiều mỏ đã đóng cửa hoặc án binh bất động”.
Theo ông Hồng, nguyên nhân thứ nhất dẫn đến việc hàng loạt mỏ đá lâm vào tình trạng như vậy là do khi cấp phép mỏ các ngành chức năng không tiên lượng được nguồn cung cầu của thị trường đá cung cấp cho các công trình xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng nói chung và Formosa nói riêng nên cấp phép mỏ ồ ạt dẫn đến cung vượt xa cầu.
Nguyên nhân thứ hai là do phía dự án Formosa đã hoàn thành giai đoạn 1, chưa giai đoạn 2 nên việc dùng vật liệu đá ít đi, đồng thời cùng với đó là việc gây ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung nên đại dự án này đang phải tạm dừng hoạt động.
Nguyên nhân thứ ba đó là đơn giá tính thuế, phí tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác quá cao so với đơn giá bán thực tế.
Mặc dù, hơn một năm qua Hiệp hội khai thác đá thị xã Kỳ Anh đã đề xuất kiến nghị các ban ngành nhưng đến nay mới điều chỉnh được một mức (từ 120 ngàn xuống còn 100 ngàn/m3) nhưng vẫn còn cao hơn các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa.
Từ những vấn đề bất cập như vậy dẫn đến các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị xã Kỳ Anh thua lỗ, nợ đọng thuế và thậm chí có doanh nghiệp phá sản…”.
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Formosa, tháo chạy, phá sản, thua lỗ, dự án
Ông Phan Xuân Hồng – Chủ tịch Hiệp hội khai thác và chế biến đá thị xã Kỳ Anh (ngồi bên phải) trao đổi với PV về những khó khăn của các doanh nghiệp khai thác mỏ đất đá trên địa bàn Kỳ Anh.
Với bối cảnh khó khăn như hiện nay của các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thị xã Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung, đâu là lối thoát cho doanh nghiệp vẫn còn là một câu hỏi lớn cho các ngành chức năng.
(Theo Infonet)

Công ty Sen Hoàng Giang tay sai cho Trung Quốc hủy diệt vựa lúa lớn nhất Việt Nam

Mới đây dư luận lại xôn xao về dự án trồng sen ở Đồng Tháp, của công ty TNHH Sen Hoàng Giang do ông Trần Văn Hòa làm Giám đốc. Nếu trồng sen thì chẳng có gì đáng nói, nhưng công ty này lợi dụng việc trồng sen dẫn người Trung Quốc về phá lúa “lén” thả nuôi tôm hùm đỏ, gây hại nền nông nghiệp. Dự án trồng sen chỉ là cái vỏ bình phong, để công ty này tiếp tay cho Trung Quốc thực hiện âm mưu tàn phá nông nghiệp Việt Nam?
Tôm hùm đỏ được người dân nơi đây gọi đó là loại “tôm 10 càng”, 2 càng trước chỉ cần kẹp cái “tách” là cây lúa đứt làm đôi…
Phải chăng đây là đợt tấn công quy mô lần thứ 2 của Trung Quốc vào nông nghiệp Việt Nam? Theo thông tin được biết tôm hùm đỏ là loài tôm bị cấm nuôi ở Việt Nam vì sức tàn phá mùa màng của chúng hơn cả ốc bưu vàng.
Theo các tài liệu nghiên cứu, tôm hùm đỏ lớn rất nhanh ngay cả trong điều kiện ít nước. Tác hại của tôm hùm đỏ rất lớn, chúng đào hang sâu hơn cả cua, khỏe hơn cả chuột nên sẽ phá hại hệ thống kênh mương, có thể làm tan hoang các hệ sinh thái bản địa do ăn tạp. Đặc biệt, chúng mang theo nhiều virút gây bệnh trên tôm, kể cả loài giun ký sinh trên động vật có vú và người.
Những sinh vật ngoại lai gây nguy hiểm cho môi trường Việt Nam
Được biết, công ty này ở tận Hà Nội nhưng lại vào tận miền Nam và chọn tỉnh Đồng Tháp triển khai dự án trồng sen. Khi đến thuê đất, ngoài ông Hòa còn có thêm 1 người đàn ông TQ đến để khảo sát địa hình. Doanh nghiệp này bất chấp thuê đất giá cao, xúi người dân phá lúa khi gần đến ngày thu hoạch. Người dân nơi đây cho biết: “Doanh nghiệp này “xúi” người dân phá bỏ lúa dù gần đến ngày thu hoạch. Họ sẽ bồi thường 10 tấn/ha, với giá bán thị trường thời điểm này là 6.000 đồng/kg. Người dân sẽ giao đất bất cứ lúc nào khi DN cần”.
Lúa sắp thu hoạch nhưng người dân phá bỏ để cho doanh nghiệp thuê đất – Ảnh: THÀNH NHƠN
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, toàn bộ gần chục hecta đất công ty Sen Hoàng Giang thuê đều dùng nuôi tôm hùm đỏ, ngụy trang dưới vỏ bọc trồng sen.
Không phải ngẫu nhiên mà công ty này chọn Đồng Tháp – đầu nguồn sông Cửu Long là nơi thí điểm nuôi loại tôm hùm đỏ. Công ty này muốn lợi dụng mùa nước nổi hàng năm để phát tán tôm hùm đỏ đi khắp 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long. Âm mưu của Trung Quốc là phá hủy vựa lúa lớn nhất miền Nam, nơi cung cấp lương thực chính của cả nước, đe dọa an ninh lương thực, khiến Việt Nam phải dựa hoàn toàn vào nhập khẩu lương thực, tất nhiên, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Khu vực nhà xưởng của Công ty TNHH Sen Hoàng Giang do ông Trần Văn Hòa làm giám đốc
Một điều bất thường khác là, chỉ thực hiện dự án trồng sen, nhưng công ty này lại đưa người Trung Quốc có visa du lịch đã hết hạn đến tư vấn kỹ thuật, điều này khiến người ta không khỏi nghi ngờ. Rồi đây công ty này sẽ lặp thêm những khu nhà ở, khu dân cư riêng của người Trung Quốc. Để họ sinh sống và làm việc, thực hiện mưu đồ Trung Quốc hóa. Đây chỉ là 1 phần nhỏ trong kế hoạch xâm chiếm Việt Nam của TQ.
Để thôn tính Việt NamTQ còn tấn công Việt Nam trên tất cả các mặt trận. TQ cho người dân của họ sang Việt Nam sinh sống và làm việc hầu như ở khắp cả các tỉnh thành. Họ ở tất cả các vùng trọng yếu của nước ta như Quảng Trị, Đà Nẵng Hà Tĩnh.
Tại Hà Tĩnh, không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài (20-30 năm), thời gian này đủ để người Trung Quốc sinh sống làm ăn tạo ra 1 thế hệ con cháu, thay thế người dân ở địa phương này. Đây là dải đất hẹp nhất của Việt Nam, nếu Trung Quốc phát động chiến tranh, thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bị chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Xuất hiện phố Trung Quốc ở Trà Vinh bảng hiệu Láng Cháo.
Ngoài ra, TQ còn cho người dân du lịch sang Việt Nam tấp nập, chỉ riêng năm 2016 số lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đạt 2,7 triệu người “đông chưa từng có” chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 10 triệu du khách nước ngoài tới Việt Nam. Khách du lịch TQ đi đến đâu gây sức ép đối với chính quyền địa phương đến đây, đây là vũ khí ngoại giao lợi hại của TQ.
Không dừng lại ở đó, TQ còn tấn công trên lĩnh vực kinh tế, hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia do thầu TQ thực hiện. Có tới 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện.
Trong bối cảnh này, có ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng lợi thế này làm “lá bài”, “công cụ chính trị”, để “gây sức ép” đối với Việt Nam.
Với âm mưu “xóa sổ” vựa lúa lớn nhất nước, TQ đang từng bước tấn công nền nông nghiệp, phá hoại an ninh lương thực Việt Nam, và công ty Sen Hoàng Giang tiếp tay cho “giặc” hại chính đồng bào của mình.
Tường Vân

CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG CÓ ĐỨNG SAU CHỦ TRƯƠNG XUẤT KHẨU CÁT NHIỄM MẶN NHẰM ĐỂ PHỤC VỤ LỢI ÍCH TRUNG QUỐC ?

Lãnh thổ Việt Nam đang bị đe dọa bởi hành vi bán nước của các doanh nghiệp Việt trong suốt một thời gian dài thông qua xuất khẩu cát sang các quốc gia láng giềng, tiếp tay bồi đắp biển đảo, mở rộng phạm vi lãnh thổ cho các nước này. Vấn đề đặt ra là hành động kinh doanh bất hợp pháp này tại sao lại được các doanh nghiệp thực hiện một cách trơn tru mà không gặp bất kỳ bất cập nào từ các ban ngành? Phải chăng phía sau đó là một đường dây cấu kết ngầm, ký kết ăn chia, tạo kênh vận chuyển dễ dàng đưa cát ra nước ngoài, âm thầm bán cát kiếm lợi nhuận?

Cát là một phần trong hệ thống tự nhiên biển, tạo nên một thực thể biển hoàn chỉnh. Cát cũng tạo nên phần lãnh thổ quốc gia tương tự như đất, thậm chí là quý hơn đất vì nó giữ vững đường bờ biển cho lãnh thổ. Nếu nói đất quý hơn vàng, thì không ngoa khi cho rằng không loại vàng nào có thể sánh bằng cát, nhất là đối với các quốc gia có đường biển dài dọc suốt lãnh thổ như Việt Nam. Thế mà trong suốt nhiều năm qua, để tìm kiếm lợi ích kinh tế ngắn hạn, bỏ qua các tác động bên ngoài từ môi trường, rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khai thác cát vô tội vạ. Các doanh nghiệp này dựa vào mối quan hệ đặc biệt với chính quyền địa phương và các ban ngành, công khai tiến hành các hoạt động buôn lậu cát.

Các ghe tàu bơm hút cát bất chấp tình trạng sạt lở đất, thủy sản chết hàng loạt
Từ năm 2010, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê chuẩn văn bản cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn. Tuy nhiên, đến năm 2013, Bộ Xây dựng đã cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn thông qua hình thức “xã hội hóa” với lý do lấp liếm là “nhằm tiết kiệm chi phí nạo vét thông luồng”. Rõ ràng, đây là nhiệm vụ của Bộ Giao thông Vận tải và dùng ngân sách nhà nước để thực hiện. Vì sao phải tiến hành xã hội hóa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán cát sang nước ngoài? Phải chăng đằng sau nó là cả một nhóm lợi ích đang chia chác, xà xẻo tài nguyên quốc gia?

Lộ diện thế lực đứng sau “bảo kê” cho hoạt động từ khai thác đến xuất khẩu cát

Theo số liệu thống kê, từ năm 2016, cả nước đã có hơn 10 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cát nhiễm mặn được Bộ Xây dựng cấp giấy phép. Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng và các địa phương đã phê duyệt 40 dự án nạo vét, khối lượng cát tận thu khoảng 250 triệu m3. Nếu tính theo gía khai báo hải quan của các doanh nghiệp là 1USD/m3 cát, thậm chí là thấp hơn chỉ 0,8 và 0,9USD/m3, thì tổng số tiền thu được nhờ bán cát là 5,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, một bản hợp đồng bằng tiếng Anh được ký kết giữa công ty Hải Dương KG và Công ty JIA DA Investment & Construction, có trụ sở tại Campuchia vào tháng 05/2015 lại cho thấy thông tin ngược lại. Theo đó, Công ty Hải Dương KG bán cát tại Phú Quốc cho Công ty JIA DA Investment & Construction với giá 4,4 USD/m3 .

Trung Quốc mua cát đắp cho các đá, đảo xâm chiếm từ Việt Nam để xây dựng căn cứ quân sự
Với giá bán cát thực tế là 4,4 USD/m3 thì con số 5,7 tỷ đồng thu được nhờ bán cát nói trên chỉ là trên văn bản khai báo, còn số thực tế mà các doanh nghiệp thu về tính ra gấp hơn 4 lần. Vậy số tiền khổng lồ còn lại đã chảy đi đâu? Phải chăng nó được dùng để bôi trơn cho mọi khâu hoạt động, từ cấp phép khai thác phi pháp, gia hạn thời gian nạo vét đến quá trình thông quan?

Theo thông tin điều tra, các văn bản đề nghị gia hạn cho doanh nghiệp nạo vét, khai thác cát của UBND các tỉnh Kiên Giang và tỉnh Khánh Hòa trình lên Bộ Xây dựng, chỉ HAI hay BỐN NGÀY sau đã có văn bản chấp thuận. Hiệu quả làm việc cao hay một quy trình siêu tốc cho thấy sự khuất tất mịt mờ, bảo kê doanh nghiệp khai thác tài nguyên xuất khẩu ra nước ngoài với giá rẻ mạt?

Bán “lãnh thổ” cho các nước láng giềng

Các nước khu vực Đông Nam Á rất coi trọng vấn đề cải tạo biển đảo, đặc biệt, đối với Singapore mở rộng lãnh thổ luôn là phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Từ khi độc lập vào năm 1965, diện tích của quốc gia này đã mở rộng thêm 22%, tăng từ 580 km vuông lên 710 km vuông. Chính phủ Singapore dự kiến đến năm 2030 sẽ mở rộng thêm 56 km vuông đất.

Cát được chuyển xuống đảo Tekong, Singapore, tiếp tay cho quốc đảo này mở rộng phạm vi lãnh thổ
Ngoài Singapore, Trung Quốc cũng đang tích cực thu mua cát giá cao nhằm tăng cường bồi đắp cho các đảo, đá đã xâm chiếm từ Việt Nam. Các hoạt động nạo vét, lấn biển để bồi đắp, cải tạo trên diện rộng nhằm mở rộng diện tích các vị trí Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam như: Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan vẫn đang diễn ra. Diện tích đảo, đá mà nước này xâm chiếm trên Biển Đông của Việt Nam đã tăng lên 400lần, tương đương 800ha từ tháng 01/2014.

Việc các quốc gia này tăng diện tích đá, đảo, lãnh thổ đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng giảm diện tích đất, lãnh thổ, trong đó biểu hiện rõ ràng nhất chính là tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng, cứ mỗi năm bờ sông lại mất đi 2 -3m đất.

Trong trường hợp này, rõ ràng lãnh thổ không tự nhiên mất đi, nó chỉ bị chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua hành vi bán cát kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Lãnh thổ Việt Nam 4.000 năm dựng và giữ giờ đang bị các doanh nghiệp và sự tiếp tay của lực lượng bảo kê phía sau bán đi với giá rẻ mạt hơn bao giờ hết.

Mai Nguyên