Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

“CÓC NHÁP” CÓ GIỐNG “ CÓC NHỚP”-TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH-HÀ ĐÔNG?; TRUNG QUỐC ĐÒI " BẢO KÊ" BIỂN ĐÔNG

Phạm Viết Đào.
Đài RFI vừa đưa tin:”Theo ngoại trưởng Trung Quốc, bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông ( COC ) đã hoàn tất và căng thẳng ở vùng biển này đã giảm đáng kể
Trong cuộc họp báo thường niên vào hôm nay, 08/03/2017, bên lề kỳ họp của Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo là đã có dự thảo đầu tiên về COC.
Từ năm 2010, Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN đã thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử nhằm tránh xảy ra xung đột giữa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã từng bày tỏ hy vọng là COC sẽ được hoàn tất trong năm nay và sẽ giúp làm giảm căng thẳng.
Theo ngoại trưởng Trung Quốc, các cuộc đàm phán vào tháng trước đã đạt « những tiến bộ rõ rệt » và đã soạn ra được bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Ông Vương Nghị còn khẳng định, những căng thẳng ở vùng biển này không chỉ đã giảm, mà còn giảm « đáng kể » trong năm qua.
Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố rằng những ai muốn « gây rối loạn » sẽ bị các nước trong khu vực lên án, ám chỉ việc Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra nhằm bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.
Cho tới nay Bắc Kinh vẫn yêu cầu các nước « ngoài khu vực », thường là ám chỉ Hoa Kỳ, không được can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, khẳng định là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á muốn giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình...”
Qua những thông tin trên cho thấy phải chăng Trung Quốc đã xuống tông, đã hạ giọng, đã biết điều hơn và bắt đầu có những thay đổi lớn trong các chính sách đối ngoại nước lớn của mình, nhất là vấn đề Biển Đông; Trung Quốc đã biết  ăn nhường ở nhịn không còn hung đồ như mấy tháng trước đây, mấy năm trước đây…
Thực ra để nhận xét về đường ăn, nét ở của một con người, các chính sách đối nội, đối ngoại của một Chính phủ thì không thể kiếm chứng qua một vài tuyên bố đầu môi chót lưỡi của con người đó, của các đầu lĩnh đại diện cho quốc gia đó…
Để nhận chân ra con người đó, chính sách của một nước lớn như Trung Quốc phải căn cứ vào thể cờ chiến lược tổng thể của tất cả các mối quan hệ đang chi phối con người đó, quốc gia đó…
Cái bản “COC nháp” này đầu cua tai nheo như thế nào không thấy Ngoại trưởng Vương Nghị xì ra nhưng cái lõi của nó thì người tinh ý cũng không khó nhận ra điều này BBC và RFI cũng đã bắt bài:
Trung Quốc lâu nay vẫn kêu gọi các bên mà Bắc Kinh nói là "các nước bên ngoài khu vực" - chủ yếu nhằm để ám chỉ Hoa Kỳ - hãy đứng ngoài cuộc tranh chấp, và nói Trung Quốc và Đông Nam Á quyết tâm giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết toàn bộ vùng Biển Đông vốn giàu trữ lượng tài nguyên, cũng là nơi có tuyến hàng hải tấp nập trị giá chừng 5 nghìn tỷ đôla qua lại mỗi năm…
Có đúng như ngoại trưởng Trung Quốc nói: các cuộc đàm phán vào tháng trước đã đạt « những tiến bộ rõ rệt » và đã soạn ra được bản thảo đầu tiên của Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Ông Vương Nghị còn khẳng định, những căng thẳng ở vùng biển này không chỉ đã giảm, mà còn giảm « đáng kể » trong năm qua…”
Đưa tin về sự kiện này, Đài CRI Trung Quốc thì không che dấu những lời lẽ rắn đanh, huỵch toẹt:” Theo Hãng tin Trung Quốc: Sáng ngày 8/3, tại Bắc Kinh, khi đề cập đến vấn đề Nam Hải, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, "trong năm vừa rồi, tình hình Nam Hải bấp bênh, cuối cùng đã trở lại yên ổn, không phải là 'có phần hạ nhiệt', mà là 'hạ nhiệt rõ rệt'. Đây là kết quả của những nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, là sự may mắn của khu vực, cũng là niềm vui của thế giới".
Bộ trưởng Vương Nghị cho biết, "Vào lúc này, nếu còn có người muốn làm mưa làm gió, gây sự, không những chẳng được lòng người, mà chắc chắn sẽ vấp phải sự tẩy chay của các nước trong khu vực. Chúng tôi tuyệt đối không cho phép cục diện ổn định không dễ có được lại bị quấy nhiễu và phá vỡ"…
Đây là một đòn gió, một đòn khí công mà Ngoại trưởng Vương nhắm vào nắn gân chuyến làm việc sắp tới của với Ngoại trưởng Hoa Kỳ…
Thực ra vấn đề Biển Đông có bị quấy nhiễu hay bị phá vỡ hay không phụ thuộc vào Trung Quốc và do Trung Quốc là chủ yếu.
Trong 10 quốc gia trong khu vực ASEAN thì không một quốc gia nào đủ khả năng, cả gan đứng ra quấy nhiễu Trung Quốc, trêu chọc Trung Quốc; thậm chí chính thức gây áp lực với Trung Quốc thì cũng mới có Chính phủ trước của Phillippines đưa vấn đề Trung Quốc xây đảo trên Biển Đông ra Tòa án quốc tế La Hay…
Nước mà nhiều nước trên thế giới và khu vực nhìn vào đó là Việt Nam thì chủ yếu vẫn là “võ mồm” từ phía Chính phủ; Còn một lực lượng thật sự đang chống lưng cho Chính phủ, Chính phủ dựa vào để “mặc cả” với Bắc Kinh khi đối ngoại nhưng đối nội lại đang bị Chính phủ bạc đãi không hơn “con sen đứa ở” trong nhà: đó là nhân dân Việt Nam…
Mặc dù biết thế, đây thật sự là lực lượng được dư luận thế giới và ASEAN trông đợi, tin cậy, kỳ vọng. Họ là đông đảo những người dân bình thường Việt Nam, những con người mà như cụ Đồ Chiểu từng mô tả:
“Côi cút làm ăn, 
Riêng lo nghèo khổ, 
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung 
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ; 

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; 
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa. 
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ…” 
Họ sẽ là những con người quyết liệt không dung tha những tên lính xâm lược nếu Trung Quốc gây chiến tranh nóng, làm càn trên Biển Đông…
Còn trước thông tin Trung Quốc đã ưng thuận “COC nháp” chỉ có ký nữa là xong khiến cho những người có bề dày kinh nghiệm trong quan hệ đối nhân xử thế với Trung Quốc thừa biết: đây chỉ là một “bài ru” sống sượng cất lên trước buổi bình minh của những ngày sắp bão…
Những người am tường và tỉnh táo về thế sự tin rằng: Biển Đông là chiếc bánh gateaux không dễ ngã giá giữa các vị khách sộp như khi ngã giá cuộc chiến Việt Nam. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã từng ngã giá về cuộc chiến Việt Nam nhưng đã không thành trong Tuyên bố Thượng Hải 1972…
Trước thông tin do phía Trung Quốc chủ động đưa ra rằng đã có “COC nháp” dư luận Việt Nam không thể không chủ ý tới việc Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung lẻn vào Khánh Hòa để gặp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân…
Tại sao 2 quan chức của Bộ Ngoại giao Việt-Trung lại phải nhiêu khê rủ rê nhau bay rồi transite máy bay để gặp nhau tại Khánh Hòa mà không direct tại Hà Nội cho gần, đỡ tốn tiền máy bay? Phải chăng do tại lý do thời tiết…
Đây là đòn đánh tiếng ngoài ngõ thôi, các chú Việt cộng đứng có giàu trí tưởng bở ?
Kết quả hình ảnh cho Tuyến đường sắt trên cáo Cát Linh-Hà đông
Số phận “ COC nháp” liệu rồi có giống với cái dự án “CÓC nhớp”, cò cử kéo ròng rã ra hàng năm trời, đội giá lên hàng 2,3 lần mà rồi vẫn chềnh ềnh ra đó: Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.
Việt Nam đã từng phải chịu trận cái Cầu Thăng Long cũng do Trung Quốc xây cuối cũng phải nhờ “Nga ngố” vào mới xong…
Việt Nam và các quốc gia ASEAN còn lâu mới yên ổn với Trung Quốc nếu không tự mình củng cố nội lực, khoan sức dân, tin dựa vào dân, quan chức bới ăn gian ăn bẩn của dân, bán tống bán tháo tài sản, tài nguyên quốc gia…
Chỉ cho đông đảo người dân Việt Nam bình thường, yêu nước là chủ nhân thật sự của Biển Đông; Họ mới đủ sức, đủ khả năng ngăn chặn mọi sự mặc cả, ngã giá của các ông khách sộp về chiếc “gateaux-Biển Đông”...

P.V.Đ.

Trung Quốc lại đòi bảo kê Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Với tư duy đòi "bảo kê" Biển Đông như những gì ông Ngoại trưởng Nghị mới tuyên bố, thì cho dù có COC đi nữa cũng không có ý nghĩa nhiều trong thực tế.
Tân Hoa Xã ngày 8/3 dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố: Trung Quốc không cho phép ai quấy rối ổn định ở Biển Đông.
Ông Nghị phát biểu trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội hàng năm đang diễn ra tại bắc Kinh. Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, tình hình Biển Đông đã "ổn định trở lại".
Theo ông, đây là kết quả nỗ lực chung của Trung Quốc với ASEAN, đó là phúc lành cho khu vực và thế giới. DOC đang được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, các bên liên quan quay trở lại cách giải quyết tranh chấp đúng hướng.
Ông Vương Nghị nói:
"Tại thời điểm này, nếu ai đó cố gắng khuấy động hay gây rắc rối, họ sẽ không được ủng hộ, trái lại họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối của cả khu vực.
Ngay cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, nếu chúng ta thay đổi suy nghĩ của mình, các vùng biển rộng lớn sẽ trở thành môi trường rộng lớn cho hợp tác". [1]
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Tân Hoa Xã.
Cũng đưa tin về cuộc họp báo này, Channel News Asia, Singapore dẫn lời ông Nghị cho biết, bản dự thảo đầu tiên của COC đã hoàn thành, "căng thẳng trên Biển Đông đã giảm đáng kể".
Ngoại trưởng Nghị nói, các cuộc đàm phán tháng trước về COC đã tiến bộ rõ ràng và đã đưa ra được bản dự thảo đầu tiên. Trung Quốc và ASEAN cảm thấy hài lòng về điều này.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ không cho phép tình trạng ổn định này vốn phải rất khó khăn mới có được, bị phá hoại hoặc cản trở", ông Nghị nói. [2]
Trong một động thái khác có liên quan đến Biển Đông, ABS CBN News ngày 8/3 cho biết, ông Perfecto Yasay đã không vượt qua phiên bỏ phiếu chuẩn thuận của Quốc hội sau khi được Tổng thống Duterte bổ nhiệm làm Ngoại trưởng lâm thời.
Điều này có nghĩa là ông Rodrigo Duterte sẽ phải bổ nhiệm một người mới vào ghế Ngoại trưởng. 
Cuối tuần trước ông Duterte đã trấn an Bắc Kinh rằng họ đã hiểu lầm tuyên bố của ông Yasay về lo ngại của ASEAN với các động thái Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. [3]
Người viết cho rằng, thứ nhất phát biểu trên của ông Vương Nghị cho thấy tư duy xưng hùng xưng bá, bành trướng làm chủ Biển Đông trong một số nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn không thay đổi.
Biển Đông là một vùng biển quốc tế, có tuyến hàng hải thương mại huyết mạnh, trọng yếu của cả khu vực và thế giới.
Không nước nào có quyền bảo kê, cho phép hay không cho phép nước khác tham gia bảo vệ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế, an ninh an toàn hàng hải hàng không ở đây.
Do đó, một quốc gia đòi cho phép hay không cho phép các quốc gia khác can thiệp vào các tranh chấp hàng hải quốc tế ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ, thì đó chỉ là lập luận kẻ cả của những tay anh chị, dư luận khu vực và nhân loại tiến bộ sẽ phản đối.
Thứ hai, nói "Biển Đông đã ổn định trở lại" chỉ là cách cố tình lấp liếm hiện trạng quân sự hóa đáng báo động mà Trung Quốc tiến hành ở vùng biển này, bằng cả thủ đoạn quân sự lẫn phi quân sự.
Cái gọi là ổn định trở lại "vốn phải rất khó khăn mới đạt được" có lẽ là tâm tư của riêng ông Nghị, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc do áp lực trong nước về thất bại to lớn của nước này trong vụ kiện trọng tài Philippines khởi xướng.
Chính vì thế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng cả hệ thống truyền thông hùng hậu đã phải huy động tổng lực để kiềm chế dư luận sau Phán quyết Trọng tài 12/7/2016, trong đó không loại trừ cả những đổi chác với chính quyền Hoa Kỳ thời Barack Obama.
Bởi vậy ngày nay Mỹ cứ nhắc đến Phán quyết Trọng tài, là Trung Quốc lại rêu rao, quy chụp Washington "gây rối", "phá hoại ổn định" ở Biển Đông.
Thứ ba, với tư duy đòi "bảo kê" Biển Đông như những gì ông Ngoại trưởng Nghị mới tuyên bố, thì cho dù có COC đi nữa cũng không có ý nghĩa nhiều trong thực tế, khi Bắc Kinh khăng khăng đòi giải thích luật pháp quốc tế theo ý đồ chủ quan và mục tiêu chính trị của mình.
Bắc Kinh vẫn cứ tiếp tục quân sự hóa, lắp đặt vũ khí ra đảo nhân tạo, bành trướng bằng giàn khoan khổng lồ, quan trắc đáy biển, thủ đoạn phát triển du lịch...
Cứ nhìn vào những gì diễn ra trên Biển Đông từ tháng 4/2012 đến nay với không ít căng thẳng, thậm chí khủng hoảng mà ông Nghị vẫn xem đó là "DOC đang được thực hiện đầy đủ và hiệu quả" thì có lẽ không ai tỉnh táo mà lại tin lời ông.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy

TÂN HOA XÃ ĐƯA TIN: THỦ TƯỚNG VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN PHÚC MONG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG CHÂU Á ( DO TRUNG QUỐC"CHỦ XỊ" )

Thủ tướng Việt Nam mong các dự án được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay

2017-03-08 11:30:11     Xin Hua
Theo Tân Hoa xã: Ngày 7/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam mong các dự án được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm 2017.Cùng ngày, tại Hà Nội, khi tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á Kim Lập Quần đến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phụ trách kết nối các hoạt động liên quan của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á tại Việt Nam. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng, Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng việc hợp tác với Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, việc Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á cung cấp các khoản vay ưu đãi với chi phí thấp và không cần bảo lãnh Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục làm đối tác đáng tin cậy và có trách nhiệm của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, sẽ dốc sức thực thi nghĩa vụ của nước thành viên.

Nạn hối lộ ở Việt Nam cao gần nhất châu Á, tệ hơn cả Trung Quốc

204

Một cuộc khảo sát mới đây do tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện chỉ rõ, Việt Nam đứng thứ 2 về tệ nạn hối lộ ở châu Á Thái Bình Dương, vượt cả Trung Quốc về khoản này.

Cuộc khảo sát do tổ chức theo dõi chống tham nhũng Minh bạch Quốc tế đặt ở Berlin thực hiện và công bố kết quả ngày 7/3.
Khảo sát cho thấy, khoảng 900 triệu người, tương đương 1/4 dân số ở 16 nước Châu Á-Thái Bình Dương phải hối lộ để được tiếp cận các dịch vụ công. Sau khi phỏng vấn 22.000 người trong khoảng thời gian 18 tháng từ tháng 7/2015 đến tháng 1/2017, Minh bạch Quốc tế cho biết cảnh sát là những viên chức hay đòi hối lộ nhất với gần 1/3 số người tham gia khảo sát nói rằng họ phải hối lộ trong năm qua.
Ấn Độ có tỷ lệ hối lộ cao nhất trong số 16 quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương mà Minh bạch Quốc tế khảo sát. 69% người được phỏng vấn ở Ấn Độ nói họ phải trả tiền hối lộ. Đứng thứ nhì sau Ấn Độ là Việt Nam với khoảng 2/3 số người, tương đương 65%, đã phải hối lộ khi tiếp cận các dịch vụ công.
Cuộc khảo sát cho thấy Trung Quốc có tỉ lệ thấp hơn nhiều với mức 26%, trong khi đó ở Pakistan là 40%.
Trái ngược lại, nước có mức tham nhũng ít nhất là Nhật Bản, chỉ có 0,2% số người được hỏi cho biết họ đã trả tiền hối lộ.
Trong khi ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan, những người nghèo thường là mục tiêu của nạn hối lội, lại có xu hướng ngược lại ở những nước như Việt Nam, Myanmar và Campuchia.
Trên toàn khu vực, chỉ có 20% cho biết họ nghĩ rằng số vụ tham nhũng đã giảm đi, trong khi 40% nói rằng tình hình đã tồi tệ hơn. Ở Trung Quốc, gần 3/4 số người được hỏi cho biết tình hình đã xấu đi trong ba năm qua kể từ khi báo cáo gần đây nhất về khu vực được công bố vào năm 2013.
Theo VOA tiếng Việt

Người Việt làm Tổng giám đốc tập đoàn Nhật chia sẻ bí quyết để thành công

Ông Đinh Văn Phước – nguyên tổng giám đốc Tập đoàn Tsubaki Yamakyu Chain của Nhật – chia sẻ những trải nghiệm và gợi ý cho tuổi trẻ VN những phương cách làm việc để thành công.
Ông Đinh Văn Phước: “Khi xem kỷ luật là một đức tính, nghiêm khắc là một tư cách phải có, hai yếu tố đó sẽ giúp ta tiến bộ” - Ảnh: ĐHHS
Ông Đinh Văn Phước: “Khi xem kỷ luật là một đức tính, nghiêm khắc là một tư cách phải có, hai yếu tố đó sẽ giúp ta tiến bộ” – Ảnh: ĐHHS
Đến Nhật với học bổng của Bộ Giáo dục Nhật từ năm 1961 khi đang là sinh viên Đại học Khoa học Sài Gòn, ông Đinh Văn Phước vào Công ty Yamakyu Chain năm 1966 với vai trò kỹ sư tập sự, làm cho công ty này suốt 50 năm, về hưu với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn Tsubaki Yamakyu Chain của Nhật.
Ông có nhiều bằng sáng chế Nhật Bản và quốc tế dưới tên Fukukazu Kato, giúp tái cấu trúc Yamakyu Chain thành công ty hàng đầu chế tạo xích băng tải phục vụ dây chuyền công nghệ thực phẩm, cung cấp toàn Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…
Chia sẻ những trải nghiệm của mình, ông mong muốn gợi ý cho tuổi trẻ VN những phương cách làm việc để thành công.
Bí quyết chỉ một chữ: “hết lòng”
* Khi ở VN, ông từng học tại những ngôi trường có điều kiện giáo dục tốt nhất thời bấy giờ (Petrus Ký, Đại học Khoa học Sài Gòn). Sang Nhật, ông thấy sự khác biệt nào là lớn nhất về giáo dục giữa VN và Nhật Bản?
– Điều khác biệt đáng nói nhất là môi trường giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người. Ở Nhật Bản, ngay từ tiểu học, học sinh tham gia các CLB: thể thao, hợp xướng, hòa nhạc, hội họa, diễn kịch, thí nghiệm khoa học… Các em càng lớn, CLB càng tự do, nhà nghề hơn.
Theo tôi, chính trong không khí vang lừng tiếng reo hò ở sân vận động, không khí trang nhã của phòng triển lãm tranh, quang cảnh tráng lệ của nhà hát lớn mà các em hình thành, ấp ủ nhiều ước mơ.
* Tuổi trẻ ngày nay thường sốt ruột, muốn thành công sớm, không ngại khó nhưng dễ bỏ cuộc, nhảy việc khi có thêm lựa chọn… Tuổi trẻ của ông có những lúc như vậy không? Ông có những trải nghiệm nào để rút ra phương châm “không nghĩ khó, không lạc quan, không bi quan, không bỏ cuộc”?
– Tôi tin tuổi trẻ dù ở đâu, thời đại nào đều có hoài bão và bầu máu nóng, là động lực thúc đẩy cải cách và tiến bộ xã hội. Khi còn trẻ, có một thời kỳ ngắn tôi hầu như bỏ cuộc vì bất mãn với cấp trên.
Nhưng tôi đã may mắn thoát ra khỏi vực thẳm ấy khi nhận ra rằng tất cả đều là do mình, không thể đổ thừa cho ai – cấp trên, bạn đồng nghiệp, môi trường xung quanh, và nếu bỏ cuộc thì vĩnh viễn tôi sẽ là người thua cuộc.
Tuổi trẻ muốn thành công sớm? Nên khích lệ vô điều kiện. Bill Gates, Honda So-ichiro, Mark Zuckerberg đều thành công khi còn rất trẻ.
Tuổi trẻ thích nhảy việc? Nhảy việc cũng là một cơ hội tiến thân. Hãy tin vào sức phán đoán của tuổi trẻ, chỉ cần họ biết chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Nên tự hỏi: Mình nhắm đến cái gì mà nhảy việc?
Điều đó có thực hiện được trong môi trường mới không? Nếu chỉ vì hơn kém chút ít đồng lương thì không nên, vì sẽ phải bắt đầu lại từ con số 0.
Còn “sốt ruột và bỏ cuộc” thì tuyệt đối không nên. Tôi tin bạn trẻ VN biết các câu “Nước chảy đá mòn”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”…
Cùng chạy
* Thành công nào làm ông tự hào nhất? Ông đã đạt được điều đó như thế nào?
– Điều nức lòng nhất là khi công ty chúng tôi dần chiếm được ưu thế trong cạnh tranh, cuối cùng dẫn đầu trong ngành, dù chúng tôi chỉ là tập hợp của những người bình thường về khả năng, bắt đầu từ vị trí yếu kém về vốn, nhân tài, tích lũy kỹ thuật, cơ cấu tổ chức…
Vai trò của tôi có thể gói ghém trong vài chữ: chia sẻ – hỗ trợ – động viên. Người chỉ huy không thể là người chạy một mình phía trước. Anh ta phải cùng chạy với mọi người.
* Trong mấy mươi năm làm việc của ông, thất bại nào lớn nhất? Ông đã vượt qua và khắc phục bằng cách nào?
– Gần nửa thế kỷ chỉ làm việc cho một công ty, thất bại thì nhiều nhưng tôi không phạm thất bại nào lớn. Ngược lại khi công ty kiệt quệ vì thua lỗ, tôi được ủy thác nhiệm vụ xây dựng lại. Cũng chỉ với chừng ấy người cũ, chúng tôi đã vươn lên vị trí đầu ngành.
Bí quyết chỉ một chữ: hết lòng. Hết lòng làm việc thì vận dụng được khả năng của mình; hết lòng với mọi người thì được sự tận tình của người khác; hết lòng tính toán đến cả tình huống xấu nhất thì không gì lại không thể giải quyết. Người thất bại là người không hết lòng, cứ ỷ vào người kia, chuyện khác.
Làm một người Nhật
* Ngày hôm nay, ông nhận mình là người VN hay Nhật Bản? Ông nghĩ điều tiên quyết người Việt nên học ở người Nhật là gì?
– Gốc rễ tôi là VN. Tôi nghĩ điều tiên quyết nên học người Nhật là “khao khát cầu học – cầu tiến và tinh thần chia sẻ”. Qua những tiếp xúc tuy giới hạn nhưng trải dài suốt đời, tôi nhận xét người VN không thực sự cầu học – cầu tiến.
Không nhiều thì ít, ai trong chúng ta cũng thường tự hào đến mức tự mãn, hoặc về dân tộc, hoặc về hiểu biết. Và như thế, ta tự đánh mất cơ hội học hỏi. Khi tự mãn, bạn sẽ vô tình hay cố ý biến thành người cản trở cải cách.
Quá trình dựng nước của Nhật Bản từ ngàn xưa đến giờ là quá trình không ngừng cầu học – cầu tiến. Ngày xưa triều đình phái nhân tài sang học Trung Quốc. Cuối thế kỷ 19, thành phần lãnh đạo chủ trương “thoát Á nhập Âu” vì thấy được sức mạnh cơ giới.
Giai tầng bên trên tiếp cận kiến thức mới, họ lập chiến lược, phát động truyền bá rộng rãi. Sự cộng hưởng của dân chúng đã giúp canh tân được đất nước. Trong đời thường, tính cầu học – cầu tiến thể hiện rõ trong cách làm việc. Dù làm đôi dép rơm, người Nhật cũng muốn nâng lên hàng nghệ thuật.
* Nhiều người nhận xét cuộc sống của người Nhật quá căng thẳng vì sự kỷ luật, nghiêm khắc, ông có cảm giác đó không?
– Cuộc sống ở Nhật có sự cạnh tranh khắc nghiệt và tinh thần trách nhiệm cao. Nhận xét người Nhật sống căng thẳng là đúng, nhưng cho đó là vì sự kỷ luật, nghiêm khắc thì không đúng.
Kỷ luật là dân tộc tính của người Nhật. Đợi lên xe, người ta xếp hàng. Đứng chờ nhận thức ăn hay đồ cứu trợ sau thiên tai, họ kiên nhẫn, không chen lấn, giành giật. Điều đó tự nhiên như ta hít và thở. Hít thở mà căng thẳng là đã mắc bệnh.
Trong công việc người Nhật nghiêm nghị, tỉ mỉ và thiện chí. Công ty tôi đã phạm nhiều lỗi kỹ thuật, gây thiệt hại trầm trọng cho một số khách hàng. Nếu họ khắt khe, hẳn chúng tôi đã phá sản.
Điều họ buộc chúng tôi làm là tìm ra nguyên nhân sai sót, giải quyết bằng cách nào, khi nào xong? Mục đích là để nhà máy có thể sớm chạy lại được, chuyện trách nhiệm, tiền bạc tính sau.
Khi xem kỷ luật là một đức tính, nghiêm khắc là một tư cách phải có, hai yếu tố đó sẽ giúp ta tiến bộ. Tất cả tùy thuộc vào cách nhận định tiêu cực hay tích cực. Tôi đề nghị chọn tích cực.
Vấn đề của Việt Nam: chiến lược
* Ông có nhiều bằng sáng chế về băng tải, đó có phải là đam mê thời trẻ của ông không? Kinh nghiệm nào để nuôi sự sáng tạo, nhất là công việc kỹ thuật khô khan? Theo ông, vì sao các nhà khoa học VN ít sáng tạo, để nên nỗi “không sản xuất được con ốc đúng tiêu chuẩn”?
– Thực ra lúc trẻ tôi không có ước mơ hay đam mê nào đáng nói. Tôi chỉ cắm đầu học, đi thi cho đậu, bởi thi rớt sẽ bị bắt đi lính.
Sáng chế của tôi là kết quả của khổ công ngày đêm suy nghĩ, tìm hết cách để giải quyết khiếm khuyết của sản phẩm, nỗ lực đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Mỗi bằng sáng chế là chứng nhận một tính năng mới cho sản phẩm.
Trong thời đại của ôtô điện, Internet, trí tuệ nhân tạo, kinh tế chia sẻ… dù có làm được mấy con ốc đúng tiêu chuẩn cũng không thể đưa VN lên hàng có sức cạnh tranh với thế giới.
Đáng thảo luận hơn là phải có tầm nhìn để đầu tư vào một trọng điểm, tham gia “chuỗi cung ứng” trên toàn cầu. Nếu sản xuất con ốc, phải là loại chỉ riêng nhà máy mình chế tạo được, mới đủ sức cạnh tranh theo đúng luật chơi, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong điều kiện VN, tôi không hoang tưởng về các sáng tạo mở cửa cho một “chân trời mới”. Tôi đề nghị nên tập trung vào sáng kiến trong lĩnh vực chế tạo, kết hợp một số tính năng có sẵn để sinh ra tính năng mới trong điều kiện ứng dụng mới.
Say mê, trực giác, hiếu kỳ, nỗ lực cải tiến đều là cội nguồn sáng tạo. Ý tưởng như một tia chớp bắt nguồn từ cá nhân, nhưng để có một sản phẩm hữu dụng phải có sự hợp sức của nhiều người, nhiều ngành. Để phát huy được sáng tạo, cần có chiến lược và tạo môi trường khiến mọi người hăng say làm việc.
* Một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng tại VN là môi trường bị ô nhiễm trước chất thải công nghiệp. Nhiều năm làm việc trong ngành công nghiệp ở nơi vốn khắt khe trong bảo vệ môi trường như Nhật Bản, quan điểm của ông về vấn đề này?
– Nước nào trong quá trình công nghiệp hóa đều vấp vấn đề ô nhiễm môi trường, vì dành ưu tiên cho phát triển, ưu đãi các tập đoàn, và nhất là vì không biết trước đâu là vấn đề. Là nước đi sau, chuyện diễn ra ở VN chắc chắn đã xảy ra ở đâu đó. Chỉ cần truy cập tin tức sẽ biết cách mà họ đã giải quyết.
Song song phải là minh bạch thông tin. Không có sự tích cực và chính xác trong thông tin, tự nó là sự giấu giếm, ém nhẹm. Chính ở đây báo chí đóng vai trò rất quan trọng.
Giải quyết an toàn thực phẩm, chặt cây xanh, cá chết hay các vấn đề khác trong tương lai, theo tôi, không khó về kỹ thuật, mà khó trong xây dựng chiến lược phát triển quốc gia biết chú trọng bảo vệ môi trường. Trách nhiệm đó thuộc về nhà nước, hoàn toàn nằm ngoài tầm tay một cá nhân.
Biết ơn
* Ông đã từng được chia sẻ, giúp đỡ như thế nào khi còn là một sinh viên, một người Việt trẻ ở xứ lạ?
– Sự giúp đỡ của người Nhật và xã hội Nhật khó nói hết được. Họ giúp chúng tôi vô vụ lợi, từ các thầy trong nhà trường đến các đàn anh trong CLB bóng bàn, karate tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, các bạn sinh viên ủng hộ phong trào đòi hòa bình cho VN…
Tôi tin rằng dù sống ở đâu, thành công của mỗi người tuy xuất phát từ nỗ lực và tài năng cá nhân, nhưng tất cả chỉ thực hiện được trong lòng xã hội. Ở đó có cha mẹ, anh em, bà con, vợ/chồng, con cái, bạn bè, láng giềng, môi trường giáo dục, đồng nghiệp, khách hàng, tiện nghi do xã hội cung cấp… Không một ai thành công mà không nhận ơn huệ của xã hội. Quan niệm sống của tôi là “biết ơn”.
* Điều gì ông đang dự định làm sắp tới?
– Tôi đang tự cho phép mình nghỉ ngơi sau nửa thế kỷ làm việc cật lực. Nếu có làm gì, đó là các công việc hướng đến giới trẻ VN.

Bộ Nội vụ kết luận: Ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm 97 cán bộ; Kiến nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 trường hợp ở Bộ Công Thương

08/03/2017 21:26

(NLĐO)- Từ 1-2015 đến 6-2016, ông Vũ Huy Hoàng đã quyết định bổ nhiệm 97 trường hợp cán bộ và được Thanh tra Bộ Nội vụ chỉ ra nhiều vi phạm các quy định của Nhà nước.


Ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm 97 cán bộ
Ngày 8-3, Thanh tra Bộ Nội vụ đã công bố Kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn từ ngày 1-1-2015 đến ngày 30-6-2016 của Bộ Công Thương.
Theo đó, trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương thời điểm đó là Vũ Huy Hoàng quyết định bổ nhiệm 97 trường hợp (năm 2015 có 63 trường hợp, năm 2016 có 34 trường hợp) gồm 55 trường hợp cấp vụ, 42 trường hợp cấp phòng; điều động, bổ nhiệm ngang cấp 10 trường hợp (năm 2015 có 8 trường hợp, năm 2016 có 2 trường hợp); bổ nhiệm lại 5 trường hợp và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu 1 trường hợp (cấp vụ).
Theo báo cáo của Bộ Công Thương từ năm 2011 đến năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm 248 trường hợp, đa số công chức, viên chức được bổ nhiệm đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bổ nhiệm đã vi phạm ở các mức độ khác nhau. Cụ thể: có 2 trường hợp không đáp ứng về tuổi khi bổ nhiệm lần đầu (quá 2 tháng và 8 tháng), 31 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị, 3 trường hợp không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, 3 trường hợp không có chứng chỉ ngoại ngữ, 3 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị và ngoại ngữ, 4 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý nhà nước, 1 trường hợp không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và không có bản đánh giá, nhận xét của nơi cư trú.
Ông Vũ Huy Hoàng- ảnh Ngọc Thắng
Ông Vũ Huy Hoàng- ảnh Ngọc Thắng
Ngoài ra, có 2 trường hợp được tiếp nhận, tuyển dụng không qua kỳ thi tuyển công chức; hồ sơ của 1 trường hợp được Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp nhận năm 2008 hiện không có đầy đủ tài liệu xác định việc tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; 4 trường hợp thời điểm tiến hành quy trình bổ nhiệm lại chậm từ 45 đến 107 ngày, trong đó có 3 trường hợp thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại chậm từ 7 đến 76 ngày.
Bộ Công Thương không quản lý hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Đáng chú ý, trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương còn bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức vụ Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Cán sự, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương hiện không quản lý hồ sơ công chức của ông Trịnh Xuân Thanh vì ông Thanh đã chuyển công tác về tỉnh Hậu Giang từ ngày 27-5-2015, mặt khác các nội dung liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 7 trường hợp cấp Phó Vụ trưởng ở 6 cơ quan, đơn vị, vượt quá số lượng cấp phó theo quy định.
Trên cơ sở kết luận, Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các vi phạm đã được kết luận để xử lý theo quy định của pháp luật; Thực hiện đúng số lượng cấp phó của người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 2 trường hợp không được tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật và các quyết định khác có liên quan (tuyển dụng, tiếp nhận, nâng ngạch...); kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tuyển dụng công chức đối với 1 trường hợp được tiếp nhận năm 2008 nêu trên và các công chức, viên chức hiện đang công tác để xử lý theo quy định đối với những trường hợp không được tuyển dụng đúng quy định của pháp luật (nếu có).
Mặt khác, Bộ Công Thương cần rà soát, cử công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng và quy định thời hạn bắt buộc để hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn còn thiếu về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ; xem xét việc miễn nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với các trường hợp sau thời hạn vẫn không đáp ứng yêu cầu.
N.Quyết

Kiến nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 trường hợp ở Bộ Công Thương

Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ Công Thương thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 2 trường hợp không theo đúng quy định.
Trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm 97 trường hợp (năm 2015 có 63 trường hợp, năm 2016 có 34 trường hợp) gồm 55 trường hợp cấp vụ, 42 trường hợp cấp phòng; điều động, bổ nhiệm ngang cấp 10 trường hợp (năm 2015 có 8 trường hợp, năm 2016 có 2 trường hợp); bổ nhiệm lại 5 trường hợp và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu 1 trường hợp (cấp vụ). Đây là kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016 của Bộ Công Thương, vừa được Thanh tra Bộ Nội vụ tiến hành.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ năm 2011 đến năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định bổ nhiệm 248 trường hợp, trong đó, năm 2011 có 38 trường hợp, gồm 29 trường hợp cấp vụ, 9 trường hợp cấp phòng. Năm 2012 có 55 trường hợp, gồm 27 trường hợp cấp vụ, 28 trường hợp cấp phòng. Năm 2013 có 74 trường hợp, gồm 26 trường hợp cấp vụ, 48 trường hợp cấp phòng. Năm 2014 có 81 trường hợp, gồm 43 trường hợp cấp vụ, 38 trường hợp cấp phòng.
Bộ Công Thương
Nhận định của Đoàn cho thấy, trong giai đoạn thanh tra, đa số công chức, viên chức được bổ nhiệm đã đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, có 2 trường hợp không đáp ứng về tuổi khi bổ nhiệm lần đầu (quá 2 tháng và 8 tháng), tại thời điểm bổ nhiệm còn 31 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị, 3 trường hợp không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, 3 trường hợp không có chứng chỉ ngoại ngữ, 3 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị và ngoại ngữ, 4 trường hợp không đáp ứng trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý nhà nước, 1 trường hợp không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và không có bản đánh giá, nhận xét của nơi cư trú.
Ngoài ra, có 2 trường hợp được tiếp nhận, tuyển dụng không qua kỳ thi tuyển công chức là không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (trong đó có 1 trường hợp được nâng ngạch từ ngạch nhân viên kỹ thuật lên ngạch chuyên viên không qua kỳ thi nâng ngạch là không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP). Bên cạnh đó, hồ sơ của 1 trường hợp được Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp nhận năm 2008 hiện không có đầy đủ tài liệu xác định việc tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Có 4 trường hợp thời điểm tiến hành quy trình bổ nhiệm lại chậm từ 45 đến 107 ngày, trong đó có 3 trường hợp thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại chậm từ 7 đến 76 ngày là không đúng quy định tại Khoản 3 Điều 41 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Ngoài các trường hợp nêu trên, trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương còn bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức vụ Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Cán sự, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Quyết định số 1169/QĐ-BCT ngày 04/02/2015). Theo báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương hiện không quản lý hồ sơ công chức của ông Trịnh Xuân Thanh vì ông Thanh đã chuyển công tác về tỉnh Hậu Giang từ ngày 27/5/2015, mặt khác các nội dung liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Trong giai đoạn thanh tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 7 trường hợp cấp Phó Vụ trưởng ở 6 cơ quan, đơn vị vượt quá số lượng cấp phó theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (Văn phòng Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Công nghiệp địa phương).
Trên cơ sở kết luận thanh tra, Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các vi phạm đã được kết luận để xử lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện đúng số lượng cấp phó của người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ cũng kiến nghị Bộ Công Thương thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 2 trường hợp không được tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật và các quyết định khác có liên quan (tuyển dụng, tiếp nhận, nâng ngạch...); kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tuyển dụng công chức đối với 01 trường hợp được tiếp nhận năm 2008 nêu trên và các công chức, viên chức hiện đang công tác để xử lý theo quy định đối với những trường hợp không được tuyển dụng đúng quy định của pháp luật (nếu có). Rà soát, cử công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng và quy định thời hạn bắt buộc để hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn còn thiếu về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ; xem xét việc miễn nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với các trường hợp sau thời hạn vẫn không đáp ứng yêu cầu.
Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nội dung hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ để phù hợp với quy định hiện hành. Nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu) trong công tác tổ chức cán bộ. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về công tác tổ chức cán bộ nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý vi phạm./.


Theo TTXVN

Ông Vũ Huy Hoàng mắc nhiều sai phạm


08/03/2017 22:53

Theo kết luận Thanh tra của Bộ Nội vụ, trong thời gian làm bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng đã bổ nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo không đúng quy định pháp luật


Ngày 8-3, Thanh tra Bộ Nội vụ đã công bố kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn từ ngày 1-1-2015 đến 30-6-2016 của Bộ Công Thương.
Ông Vũ Huy Hoàng lúc còn là bộ trưởng Bộ Công Thương Ảnh: NGỌC THẮNG
Ông Vũ Huy Hoàng lúc còn là bộ trưởng Bộ Công Thương Ảnh: NGỌC THẮNG
Theo đó, trong giai đoạn thanh tra, bộ trưởng Bộ Công Thương thời điểm đó là ông Vũ Huy Hoàng quyết định bổ nhiệm 97 trường hợp (năm 2015 có 63 trường hợp, năm 2016 có 34 trường hợp), trong đó 55 trường hợp cấp vụ, 42 trường hợp cấp phòng; điều động, bổ nhiệm ngang cấp 10 trường hợp (năm 2015 có 8 trường hợp, năm 2016 có 2 trường hợp); bổ nhiệm lại 5 trường hợp và kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu 1 trường hợp (cấp vụ).
Còn tính từ năm 2011 đến 2014, bộ trưởng Bộ Công Thương ký quyết định bổ nhiệm 248 trường hợp. Báo cáo của bộ cho biết đa số trường hợp bổ nhiệm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý.
Tuy nhiên, qua thanh tra, Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện có một số trường hợp bổ nhiệm vi phạm ở các mức độ khác nhau. Cụ thể: có 2 trường hợp không đáp ứng về tuổi khi bổ nhiệm lần đầu (quá 2 tháng và 8 tháng); 45 trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ… Ngoài ra, có 2 trường hợp được tiếp nhận, tuyển dụng không qua kỳ thi tuyển công chức; hồ sơ của 1 trường hợp được bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp nhận năm 2008 hiện không có đầy đủ tài liệu xác định việc tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; 4 trường hợp thời điểm tiến hành quy trình bổ nhiệm lại chậm từ 45 đến 107 ngày, trong đó có 3 trường hợp thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại chậm từ 7 đến 76 ngày.
Đáng chú ý, trong giai đoạn thanh tra, bộ trưởng Bộ Công Thương còn bổ nhiệm các chức vụ đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, bộ này hiện không quản lý hồ sơ công chức của ông Thanh vì đã chuyển công tác về tỉnh Hậu Giang từ ngày 27-5-2015; mặt khác, các nội dung liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Một vi phạm khác là bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 7 trường hợp cấp phó vụ trưởng ở 6 cơ quan, đơn vị vượt quá số lượng cấp phó theo quy định.
Trên cơ sở kết luận, Bộ Nội vụ kiến nghị bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các vi phạm đã được kết luận để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng số lượng cấp phó của người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
Đồng thời thu hồi quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với 2 trường hợp không được tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật và các quyết định khác có liên quan (tuyển dụng, tiếp nhận, nâng ngạch...); kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tuyển dụng công chức đối với 1 trường hợp được tiếp nhận năm 2008 nêu trên và các công chức, viên chức đang công tác để xử lý theo quy định đối với những trường hợp không được tuyển dụng đúng quy định của pháp luật (nếu có).
Xem xét miễn nhiệm một số chức danh lãnh đạo
Cũng tại kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công Thương xem xét việc miễn nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với các trường hợp sau bổ nhiệm không đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, bộ rà soát việc cử công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời quy định thời hạn bắt buộc để hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn còn thiếu về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ…
Bộ Công Thương: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra
Tối cùng ngày, Bộ Công Thương cho biết trước khi Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng đã chỉ đạo rà soát lại toàn bộ công tác tổ chức - cán bộ của bộ trong giai đoạn trước đó. Căn cứ kết quả rà soát, Ban Cán sự Đảng đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ 10-10-2016 về việc kiện toàn công tác tổ chức - cán bộ của Bộ Công Thương. Căn cứ nghị quyết này, Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-BCT ngày 13-10-2016 về việc kiện toàn công tác tổ chức - cán bộ.
“Bộ Công Thương sẽ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu đặt ra trong kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ; đồng thời sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 02 và Chỉ thị 09 để công tác cán bộ của bộ thực sự đi vào nề nếp, tuân thủ đúng các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” - bộ này cho hay. P.Nhung
NGUYỄN QUYẾT

TỶ PHÚ HOÀNG KIỀU CÚ BÁO CHÍ VIỆT ĐÃ BÔI BÁC MÌNH: YÊU CŨNG BỊ CHỬI, KHÔNG YÊU CŨNG BỊ CHỬI; TUYÊN BỐ SẼ CẠCH LÀM TỪ THIỆN VỚI VN



Tỷ phú người Mỹ gốc Việt mới nói với VOA Việt Ngữ lý do ông trao tặng 5 triệu đôla giúp các nạn nhân lụt lội ở thành phố San Jose, tiểu bang California, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng ông làm từ thiện để "xóa những điều tiếng trong cuộc tình chớp nhoáng" với một người mẫu trong nước kém ông hàng chục tuổi.

Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều.
Tỷ phú Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều
Phát biểu giữa tuần trước trong sự tán thưởng của nhiều người, trong đó có thị trưởng San Jose Sam Liccardo, ông Hoàng Kiều trích câu thành ngữ “An cư lạc nghiệp” để nói về khoản tiền nhiều triệu đôla đóng góp vào quỹ cứu trợ lũ lụt của thành phố.

Tỷ phú Hoàng Kiều trong buổi trao tặng tấm séc trị giá 5 triệu đôla cho Thị trưởng thành phố San Jose Sam Liccardo.

Sau khi đi thăm và chứng kiến công tác cứu trợ ở nơi có nhiều người Mỹ gốc Việt sinh sống hôm 6/3, người đàn ông 73 tuổi có tài sản trị giá gần 3 tỷ đôla theo đánh giá của tạp chí Forbes, nói thêm với VOA Việt Ngữ: “Đó là truyền thống của cha ông chúng tôi từ năm 1800. Nó có trong dòng máu của gia đình chúng tôi. Và hơn nữa, trong hoàn cảnh lụt lội của đồng bào, nhất là người Việt Nam của mình, trong số đó là những người Việt Nam nghèo ở tại San Jose".

Ông nói tiếp: "Lý do đó là động lực để cho tôi có dịp để giúp đỡ, thứ nhất, là người Mỹ gốc Việt của mình, và thứ hai, đó là một cái để tôi muốn trả ơn lại cho những người Mỹ đã cho phép chúng ta được vào đây. Bây giờ, chúng tôi đã có cái dịp để trả lại, đền đáp cái ơn đó của họ”.

Ông Kiều cho hay rằng ông đã nói với thị trưởng Liccardo rằng số tiền trên “dùng cho 500 căn nhà như theo yêu cầu”.

Một người tham gia lễ trao tặng, nghị viên Nguyễn Tâm, cho biết rằng cuối tháng trước mưa bão kéo dài khiến nước dự trữ tại một hồ lớn ở San Jose tràn bờ, gây ngập lụt nghiêm trọng ở những vùng trũng, nhất là tại Khu vực 7, nơi ông đại diện.

Ông cho VOA Việt Ngữ hay rằng tới nay, lụt lội ảnh hưởng tới khoảng 15 nghìn người, trong đó có hàng trăm người Việt bị ảnh hưởng nặng nhất, “đa phần là người lao động, nghèo khó và lớn tuổi”.

Trong tình cảnh như vậy, ông Tâm nói rằng khoản tiền lớn của tỷ phú Hoàng Kiều “có nhiều ý nghĩa”.

Ông nói thêm: “Nó đem lại niềm an ủi và hy vọng cho những người nạn nhân ở khu vực 7 của chúng tôi. Nhưng ngoài ra nó có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là, ông Hoàng Kiều ngày xưa là người tị nạn mới qua Mỹ và xuất thân từ thủa hàn vi. Nhưng ông đã thành công và ông không quên ơn đó khi ông trở lại San Jose và tặng món tiền 5 triệu đó. Nó đem lại một chút hãnh diện chung đối với người tị nạn Việt Nam ở Mỹ. Kể cả chính quyền và những người dòng chính tại Mỹ cũng còn rất là khâm phục thái độ cao thượng đó”.

Ông Hoàng Kiều chụp cùng gia đình.
Ông Hoàng Kiều chụp cùng gia đình.
​Khoản tiền 5 triệu đô một lần nữa khiến báo chí đưa tin nhiều về tỷ phú Hoàng Kiều, không lâu sau khi tên của ông “nóng” trên báo chí trong nước, sau khi ông công khai và chấm dứt chuyện tình cảm với người mẫu Ngọc Trinh hồi đầu năm.

Khi được hỏi về ý kiến cho rằng ông làm từ thiện để “xóa bỏ những điều tiếng trong cuộc tình chớp nhoáng” với người được mệnh danh là "nữ hoàng ncủa Việt Nam", tỷ phú Hoàng Kiều nói rằng ông “không cần phải xóa”.

Ông nói thêm: “Tôi có làm điều gì sai không? Có cái gì mà tôi yêu một người yêu, yêu cũng bị chửi, không yêu cũng bị chửi rồi bây giờ hết yêu rồi lại càng chửi thêm nhiều. Báo chí Việt Nam câu view [người đọc, người xem]. Tôi chứng minh ra rồi. Tôi nói trước, tôi sắp đưa ra tòa đấy. Tôi không nói ai hết, mà tôi sắp đưa ra tòa. Sau khi tôi đã xong rồi, tôi cấm, không cho một tờ báo nào bằng tiếng Việt, kể cả ở Mỹ, đả động tới tên Hoàng Kiều nữa”.

Đó là truyền thống của cha ông chúng tôi từ năm 1800. Nó có trong dòng máu của gia đình chúng tôi. Và hơn nữa, trong hoàn cảnh lụt lội của đồng bào, nhất là người Việt Nam của mình, trong số đó là những người Việt Nam nghèo ở tại San Jose. Lý do đó là động lực để cho tôi có dịp để giúp đỡ, thứ nhất, là người Mỹ gốc Việt của mình, và thứ hai, đó là một cái để tôi muốn trả ơn lại cho những người Mỹ đã cho phép chúng ta được vào đây.
Tỷ phú Hoàng Kiều

Còn về ý kiến cho rằng ông “dùng chiêu trò để đánh bóng tên tuổi” trong vụ này, ông Kiều nói rằng “tên tuổi tôi nổi bật quá rồi, cần gì đánh bóng”.

Hiện trên mạng vẫn có thể tìm thấy những bài viết có tựa đề như: “Tỷ phú Hoàng Kiều nổi tiếng Mỹ, tai tiếng Việt Nam” hay “Tỷ phú Hoàng Kiều bị báo Mỹ chê tơi tả”…

Trong một bài viết hôm 3/3 khi đưa tin về khoản tiền tặng 5 triệu đôla, tờ San Jose Mercury gọi ông Kiều là một “vị cứu tinh bí ẩn”, “hiệp sĩ của San Jose”, hay “doanh nhân anh hùng”. Tỷ phú này đã cho người dịch toàn bộ bài viết và đăng trên trang Facebook cá nhân với gần 100 nghìn người “like” (thích).

Về khả năng trở về Việt Nam làm từ thiện sau khi tặng San Jose 5 triệu đôla, tỷ phú hiện đứng thứ 214 trong danh sách 400 tỷ phú trên thế giới của Forbes nói:

“Tôi bỏ về Việt Nam số tiền gấp ba lần như vậy, gần bốn lần như vậy. Tôi được những cái gì? Cho tới bây giờ các báo chí vẫn nói tôi thiếu nợ, thiếu nần, tôi hứa, tôi không cho. Báo chí bôi nhọ, làm nhục mạ tôi. Tôi đã ngậm đắng nuốt cay, và bây giờ đến giai đoạn tôi nói thật, đừng có nói từ thiện, từ đồ đối với Việt Nam. Tôi nói, xin chia ly từ đây”.

Tờ VietNamNet cuối năm ngoái dẫn lại tờ Một Thế giới đưa tin rằng “bà Nguyễn Thị Tình, Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nói rằng ông Kiều đã không thực hiện đúng cam kết trao nhà tình nghĩa cho người nghèo’”.

Theo tờ báo với cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông, "UBND xã Cảnh Hóa cho biết năm 2009, ông Hoàng Kiều, một thương gia Mỹ gốc Việt về xã Cảnh Hóa hứa tặng địa phương này 1 tỉ đồng để giúp 100 hộ dân khó khăn nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương xóa mái tranh nghèo. Tuy nhiên đến nay đã 7 năm nhưng ông không thực hiện lời hứa".

Viễn Đông

(VOA)

TIN NÓNG HỔI VỪA THỔI VỪA XEM: CÓ DẤU HIỆU BỒ NHÍ TIN ĐỒN CỦA BT THANH HÓA ĐÃ CHUỒN RA NƯỚC NGOÀI...RUỒI

Bà Trần Vũ Quỳnh Anh đã dừng đóng BHXH từ tháng 9-2016?

08/03/2017 17:28

(NLĐO)- Theo thông tin từ BHXH tỉnh Thanh Hóa, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, người được bổ nhiệm “thần tốc” gây xôn xao dư luận ở tỉnh này, đã dừng đóng BHXH từ tháng 9-2016.



Sở Xây dựng Thanh Hóa - nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang công tác

Chiều ngày 8-3, thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thanh Hóa cho biết bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng quản lý nhà và Thị trường bất động sản của Sở Xây dựng Thanh Hóa được thăng tiến “thần tốc”, đã được cơ quan là Sở Xây dựng thông báo dừng đóng BHXH từ tháng 9-2016.
Sở Xây dựng Thanh Hóa - nơi bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang công tác
Theo đó, tại bảng kê khai quá trình đóng BHXH tại BHXH tỉnh Thanh Hóa, bà Trần Vũ Quỳnh Anh (SN 1986, ngụ số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), mang số bảo hiểm 3811007347.
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh bắt đầu đóng BHXH từ tháng 1-2011, lúc đó thông tin thể hiện bà Quỳnh Anh là cán bộ thủ quỹ của Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng cho đến hết tháng 4-2012. Từ tháng 5-2012 đến tháng 9-2013, bà Quỳnh Anh được chuyển sang làm chuyên viên Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 10-2013 đến tháng 3-2014, bà Quỳnh Anh nghỉ chế độ thai sản.
Lúc nghỉ chế độ thai sản, bà Quỳnh Anh vẫn đang là chuyên viên của Sở Xây dựng. Bắt đầu từ tháng 4-2014 đến tháng 10-2014, bà Quỳnh Anh từ chuyên viên Phòng quản lý nhà và Thị trường bất động sản Sở Xây dựng lên Phó Trưởng phòng này.
Từ tháng 11-2014 đến hết tháng 9-2016, bà Quỳnh Anh đóng BHXH với chức danh Trưởng Phòng quản lý nhà và Thị trường bất động sản.
Một cán bộ Phòng quản lý thu, BHXH tỉnh Thanh Hóa cho biết cuối tháng 9-2016, BHXH nhận được thư điện tử từ Sở Xây dựng báo giảm nên đơn vị cho dừng thu. Hiện bà Quỳnh Anh đã không còn tham gia đóng BHXH nữa. “Trường hợp mà cơ quan chủ quản báo giảm là những trường hợp nghỉ việc, nghỉ hưu hoặc chuyển công việc sang đơn vị khác”- cán bộ này nói.

Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban chấp hành đảng bộ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh: TNO
Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bầu vào Ban chấp hành đảng bộ Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015-2020 - Ảnh: TNO
Để làm rõ thông tin bà Quỳnh Anh còn làm việc tại Sở Xây dựng hay không, phóng viên Báo Người Lao Động đã nhiều lần liên hệ tới lãnh đạo sở này và để lại câu hỏi, nội dung làm việc nhưng không nhận được phản hồi.
Liên quan đến vụ việc này, sáng ngày 8-3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thông báo số 128/VP-THKH gửi các cơ quan báo chí về nội dung liên quan đến việc bổ nhiệm "thần tốc” bà Trần Vũ Quỳnh Anh, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Thanh Hóa, gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Thanh tra tỉnh khẩn trương tổ chức thanh tra việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng, trong đó có bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30-3.
Trước đó, như báo chí đã thông tin, sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức), đầu năm 2011, bà Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm Kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, bà Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản của sở này và đến tháng 4-2015 được bổ nhiệm làm phó trưởng phòng. Chỉ 6 tháng sau, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ngoài nhà riêng, bà Quỳnh Anh từng sở hữu nhiều bất động sản giá trị khác và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng.
Bà Quỳnh Anh là người được các trang mạng xã hội đồn đoán là “bồ nhí” của ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ngay sau khi thông tin lan truyền, ngày 19-9-2016, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Công văn số 297-CV/TU bác bỏ những thông tin bịa đặt , sai sự thật về việc ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa, có “bồ nhí”.
Tin-ảnh: Tu

Thanh Hóa không biết nữ trưởng phòng thăng tiến 'thần tốc' ở đâu?

 - Trao đổi với VietNamNet chiều nay, Sở Xây dựng Thanh Hóa từ chối trả lời bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang làm gì, ở đâu. 
Xung quanh việc bổ nhiệm “thần tốc” nữ trưởng phòng Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa thông tin: Nội dung báo chí nêu về bà Trần Vũ Quỳnh Anh trong mấy ngày qua, UBND tỉnh đang có chỉ đạo làm rõ. 
Trần Vũ Quỳnh Anh, nữ trưởng phòng, con ông cháu cha, Thanh Hóa, thi tuyển công chức, sở Xây dựng Thanh Hóa, Thanh Hóa, quan lộ thần tốc 
Khi được hỏi cán bộ Quỳnh Anh đi đâu, đang làm hay nghỉ việc tại Sở Xây dựng, ông Việt từ chối trả lời và nói: “Phải chờ có kết luận thanh tra sẽ thông tin chính thức”.
Liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng, ông Nguyễn Bá Tải, Phó GĐ Sở Nội vụ khẳng định: “Việc bổ nhiệm và quản lý cán bộ đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng. Do vậy việc cô Quỳnh Anh đang làm việc hay nghỉ thì Sở Xây dựng phải biết”, ông Tải khẳng định.
Trước đó, sáng nay, ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, hiện nay UBND tỉnh không biết và cũng không được Sở Xây dựng báo cáo việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh đang ở đâu, đang làm việc hay nghỉ.
Từ nhiều ngày nay, phòng làm việc của bà Quỳnh Anh tại Sở Xây dựng đóng cửa.
Thanh Hóa khẩn trương thanh tra vụ bổ nhiệm 'thần tốc' nữ trưởng phòng

Thanh Hóa khẩn trương thanh tra vụ bổ nhiệm 'thần tốc' nữ trưởng phòng


Tỉnh ủy Thanh Hóa đã giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, chỉ đạo UBND tỉnh khẩn trương thanh tra việc bổ nhiệm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh và báo cáo theo quy định. Thời gian thanh tra trước ngày 30/3/2017.
Thanh Hóa đề nghị xử lý 'tin xuyên tạc về Bí thư tỉnh'

Thanh Hóa đề nghị xử lý 'tin xuyên tạc về Bí thư tỉnh'


Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị xử lý các thông tin sai sự thật về Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.
Thanh Hoá lên tiếng vụ nữ trưởng phòng 'thăng tiến thần tốc'

Thanh Hoá lên tiếng vụ nữ trưởng phòng 'thăng tiến thần tốc'


Tỉnh Thanh Hóa cho biết sẽ xem lại các văn bản liên quan và xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo về việc thăng chức của bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Vũ Điệp – Lê Anh