Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

GHI ĐIỂM CHO THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

Kết quả hình ảnh cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc


Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được báo Việt Nam hôm 9/3 dẫn lời nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chưa quyết" về dự án thép Cà Ná "vì chưa có căn cứ và cơ sở".

thép
Các chuyên gia đặt dấu hỏi về tính khả thi của siêu dự án Hoa Sen ở Cà Ná, Ninh Thuận
 Báo Zing cùng ngày ghi nhận sáu vấn đề mà Thủ tướng Phúc yêu cầu phải làm rõ về dự án thép Cà Ná: "Quy hoạch ngành thép, cung cầu thị trường, điện năng/nước, cạnh tranh sản phẩm (sản phẩm đưa ra thị trường có cạnh tranh được với Trung Quốc hay không), nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, công nghệ/thiết bị".

"Thủ tướng giao các bộ liên quan phải nghiên cứu. Khi nào các bộ có báo cáo, Thủ tướng mới xem xét," báo này viết.

Hôm 9/3, Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi, một người dân Ninh Thuận, nói với BBC: "Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa quyết về dự án thép Cà Ná là tín hiệu đáng mừng."

"Với một dự án được công luận quan tâm, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội, trong bối cảnh ngành thép còn vấn đề gây quan ngại về môi trường thì việc xem xét sáu vấn đề đó thận trọng là quyết định sáng suốt."

'Cơ sở pháp luật'

"Tôi không dự đoán được kết quả thủ tướng sẽ quyết định thế nào về thép Cà Ná nhưng với những gì đang diễn ra thì có thể thấy việc cân nhắc này đang theo cơ sở pháp luật."

"Nếu nhà đầu tư chứng minh họ đáp ứng được những yêu cầu mà thủ tướng đưa ra, nhất là việc thiết bị sản xuất, công nghệ có đảm bảo yếu tố môi trường hay không, thì dự án có thể được thông qua."

Cùng ngày, Bộ Công thương phát đi bản tin cho hay hai nhà nhà thầu tư vấn Deloite (Nhật) và Roland Berger (Đức) "gửi thư bày tỏ sự quan tâm" đến Dự thảo Quy hoạch ngành thép Việt Nam.

"Hai nhà thầu nước ngoài này được đánh giá là đảm bảo đủ năng lực để trở thành đơn vị tư vấn quy hoạch thép Việt Nam," bản tin viết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
 "Hiện Vụ Công nghiệp Nặng đang tiến hành lập hồ sơ và lập tổ tư vấn lựa chọn nhà thầu."

"Trên cơ sở hồ sơ và bản chào của các đơn vị này, Tổ tư vấn sẽ đánh giá năng lực và lựa chọn đơn vị có phương án tối ưu, giải pháp tốt nhất và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam."

"Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo quy hoạch hệ thống sản xuất thép VN là một việc làm mới."

"Việc thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập cũng là cách để đánh giá, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành".

Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo Quy hoạch hệ thống sản xuất thép Việt Nam của Bộ Công Thương được cho là việc chưa có tiền lệ.

Bản tin viết thêm: "Bộ [Công Thương] đã lắng nghe ý kiến dư luận xã hội, của các chuyên gia, các nhà phản biện trong thời gian qua về lĩnh vực sản xuất thép và quy hoạch các dự án thép."

"Với việc thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập, Bộ Công Thương quyết tâm đi đầu trong cảnh cách hành chính vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo".

Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ đôla gây nhiều tranh cãi về tác động môi trường, trách nhiệm giám sát và tính minh bạch sau khi tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Hoa Sen đề xuất triển khai.

Đầu tháng 1/2017, Bộ trưởng Công thương được chú ý nhiều sau khi cam kết ông 'sẽ chịu trách nhiệm nếu thép Cà Ná gây hệ lụy'.

Thời điểm đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được một tờ báo Việt Nam dẫn lời: "Với dự án này, Bộ Công Thương phải bằng mọi cách nỗ lực để đảm bảo không xảy ra bất kì hệ lụy nào."

"Bởi nếu xảy ra thì lúc ấy cũng không thể ngồi tính với nhau là hình thức xử phạt như vậy phù hợp chưa."

(BBC)


Nếu ông Phúc “sảy tay” ký thông qua dự án thép Cà Ná thì đương nhiên ông sẽ chính là tiêu điểm chỉ trích và lên án của rất nhiều dư luận, và có khi cả “đòn dưới thắt lưng” của các đối thủ chính trị.

 Đồng thuận với Thủ tướng Phúc về ‘chưa quyết dự án thép Cà Ná’
Tạm thời, Thủ tướng Phúc đã giữ được thái độ tỉnh táo và thận trọng cần thiết trước đề xuất có vẻ quá nôn nóng của Bộ Công thương để thông qua dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận càng sớm càng tốt.

Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa cho báo giới biết trong cuộc họp ngày 8/3/2017 với Thủ tướng Chính phủ về dự án thép Cà Ná, Bộ Công Thương “chưa báo cáo cụ thể về các nhà đầu tư sẽ đăng ký tham gia dự án, cũng như mời nhà tư vấn nước ngoài đánh giá về dự thảo Quy hoạch ngành thép”.

Ông Mai Tiến Dũng cũng tiết lộ: “Hiện mới có báo cáo tổng hợp của tỉnh và nhà đầu tư, chưa có báo cáo đánh giá quan điểm, kết quả, cũng như chưa có nhà đầu tư cụ thể nào muốn tham gia. Mới nghe báo cáo chung, nên không đủ căn cứ để cho ý kiến là nên hay không nên, Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục làm thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng và công khai về dự án này”, do đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa quyết về dự án thép Cà Ná vì chưa có căn cứ và cơ sở.

Sự thật là Bộ Công thương, trong khi  không (hoặc không dám) thể hiện rõ quan điểm về dự án thép Cà Ná, nhưng vẫn cố trình dự án bị xem là “Formosa thứ hai” lên Chính phủ đã cho thấy rõ quan điểm “cố đấm ăn xôi” và chạy theo lợi ích nhóm của cơ quan này, bất chấp trước đó công luận đã phản ứng quyết liệt dự án thép Cà Ná và đặc biệt phản ứng vụ dự án này đã được Bộ Công thương đưa vào quy hoạch thép một cách đầy nghi ngờ.  

Cần nhắc lại rằng từ quý 3 năm 2016, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Truyền thuyết ngược dòng vào quy hoạch như thế lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.

Ngay sau khi diễn ra động tác “bế vào quy hoạch” trên, công luận đã lập tức biết đến một tình tiết thú vị và “lật lưng”: tân Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chính là anh em cọc chèo với Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ - người đã đi vào lịch sử kinh tế học phát triển mang đặc thù Việt Nam với thành ngữ “Ngu gì không làm thép!”.

Chỉ sau khi công luận phản ứng mạnh mẽ với dự án thép Hoa Sen - Cà Ná, Bộ Công thương mới bỏ cái tên “Hoa Sen” mà chỉ để “dự án thép Cà Ná” trong quy hoạch ngành thép. Đồng thời, có quan chức ngành công thương còn cố bao biện như thể dự án thép Cà Ná đã được nghiên cứu đến từng chi tiết và chỉ còn chờ tìm ra chủ đầu tư.

Song căn cứ vào những thông tin của Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, toàn bộ dự án thép Cà Ná cho tới lúc này vẫn mang tính chung chung, đặc biệt chưa đánh giá được những tác động và tác hại của dự án về môi trường. Thêm một lần nữa, công luận được chứng kiến thái độ tắc trách ghê gớm của Bộ Công thương. 

Chúng ta có thể đồng thuận với Thủ tướng Phúc về thái độ kềm chế của ông trước hàng loạt hành động có vẻ như “dồn ép” của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và giới lãnh đạo Bộ Công thương. Bởi nếu ông Phúc “sảy tay” ký thông qua dự án thép Cà Ná thì đương nhiên ông sẽ chính là tiêu điểm chỉ trích và lên án của rất nhiều dư luận, và có khi cả “đòn dưới thắt lưng” của các đối thủ chính trị.

“Chưa quyết” dự án thép Cà Ná mới chỉ là ánh sáng cuối đường hầm. Không có gì bảo đảm là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông chủ Tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ sẽ không tiếp tục “chạy” các bộ ngành liên quan và thậm chí lên cả “BCT” để dự án thép Cà Ná được thông qua và cuối cùng sẽ có được cụm từ đầy đủ là “Dự án thép Hoa Sen - Cà Ná”.

Cuộc chiến đấu của công luận và người dân chống lại thủ phạm môi trường vẫn còn lắm chông gai… 

Minh Quân

(VNTB)


Thủ tướng chưa quyết định việc làm hầm chui qua sông Hàn

09/03/2017 10:57 GMT+7
TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 9-3, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa quyết định số phận hầm chui qua sông Hàn ở TP Đà Nẵng.
Thủ tướng chưa quyết định việc làm hầm chui qua sông Hàn
Mô hình hầm chui qua sông Hàn ở TP Đà Nẵng - Ảnh: Hữu Khá
“Thủ tướng chưa quyết định cho phép hay không cho phép thực hiện dự án này. Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, từ sự cần thiết, tính hiệu quả, các phương án thiết kế, phương án huy động vốn… Nếu đủ thuyết phục, thực sự cần thiết thì mới xem xét đưa vào quy hoạch” - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết.
Trong sáng cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Trung, giám đốc Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng khẳng định không có chuyện dừng dự án hầm qua sông Hàn. 
Trước đó, sau khi TP Đà Nẵng đưa ra phương án xây hầm qua sông Hàn, dư luận ở Đà Nẵng đã có phản ứng với 2 luồng ý kiến, một bên đồng tình quan điểm làm hầm, một bên cho rằng không nên.
Trong đó, có ý kiến của ông Trần Văn Minh - nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, nguyên phó Ban Tổ chức trung ương đề nghị không làm hầm với nhiều lý do như kinh phí đầu tư quá lớn, thời tiết ở Đà Nẵng không thích hợp cho việc làm hầm…
Riêng lãnh đạo TP Đà Nẵng quyết định làm hầm qua sông Hàn.
Theo ông Trung, tại cuộc làm việc chiều 6-3 của Thủ tướng với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và các bộ ngành có liên quan, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp UBND TP Đà Nẵng xem xét điều chỉnh qui hoạch báo cáo Thủ tướng quyết định. Ông Trung nói hiện tại chưa có một quyết định nào yêu cầu dừng dự án hầm qua sông Hàn. 
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin trước đó, ngày 28-12, ông Lê Văn Trung cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã quyết định xây dựng hầm chui qua sông Hàn với tổng vốn 4.700 tỉ đồng.
Theo ông Trung, do có nhiều ý kiến nên làm hầm cong hay thẳng qua sông Hàn, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thảo luận, tham khảo nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn và cuối cùng, lãnh đạo thành phố quyết định chọn làm hầm thẳng.
Phương án làm hầm thẳng dự kiến sẽ giải tỏa khoảng 210 hộ dân. Hầm chui sẽ nối thẳng từ nút giao Đống Đa - Như Nguyệt (quận Hải Châu) qua nút Vân Đồn (quận Sơn Trà) và dự kiến khởi công năm 2018. 
LÊ KIÊN - HỮU KHÁ

Bổ nhiệm ồ ạt thời ông Vũ Huy Hoàng: Sao “thu hồi” nổi thiệt hại của những sai lầm?

(Chính trị) - Đầu năm nay, ông Vũ Huy Hoàng bị xóa tư cách Bộ trưởng nhiệm kỳ 2011-2015, nhiều người thân tín của ông này cũng bị thu hồi chức vụ. Thế nhưng, hơn 3.200 tỷ đồng lỗ lũy kế tại PVC ai có thể thu hồi, sự suy giảm uy tín của Bộ Công Thương, sự thất bại của một nền công nghiệp… làm sao đo đếm và phải mất bao lâu mới khắc phục được?

Một không tin khá “sốc” không mấy vui vẻ được công bố chiều qua (8/3) – một ngày mà dường như ai cũng đang hân hoan với những niềm vui rất đời thường, bình dị – đó là kết luận thanh tra của Bộ Nội vụ việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý tại Bộ Công Thương.
Bản kết luận cho thấy, giai đoạn từ 1/1/2015 đến 30/6/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã quyết định bổ nhiệm 97 trường hợp. Trong giai đoạn này, phần lớn rơi vào nhiệm kỳ Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng (ông Hoàng đảm nhiệm chức vụ này đến tháng 4/2016 thì nghỉ hưu theo chế độ, chức vụ này được bàn giao lại cho ông Trần Tuấn Anh). Hay nói cách khác, trong 97 quyết định bổ nhiệm nói trên, hầu hết đều do người tiền nhiệm của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là ông Vũ Huy Hoàng ký.
Ngoài ra, từ năm 2011 đến năm 2014, trên cương vị Bộ trưởng, ông Vũ Huy Hoàng còn bổ nhiệm 248 trường hợp.
Những quyết định bổ nhiệm sai có thể thu hồi, nhưng thiệt hại từ những quyết định đó khó mà đong đếm, thu hồi được
Những quyết định bổ nhiệm sai có thể thu hồi, nhưng thiệt hại từ những quyết định đó khó mà đong đếm, thu hồi được
Là một bộ quản lý đa ngành, “ôm” nhiều lĩnh vực lớn từ năng lượng (than, điện, khí) đến công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, thương mại, thị trường… rất khó để đánh giá con số trên.Thế nhưng dù sao, với chức năng quyền hạn của Bộ trưởng trong vấn đề quyết định bổ nhiệm với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, bao gồm: tổng cục và tổ chức tương đương, cục, vụ, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập và phòng trong vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ… thì có thể nói số lượng quyết định bổ nhiệm nhân sự mà ông Hoàng phê duyệt trong thời gian nói trên là tương đối lớn.
Nhìn vào một số trường hợp điển hình về luân chuyển nhân sự tại Bộ Công Thương thời kỳ trước mới thấy tốc độ bổ nhiệm đối với từng cá nhân đã ở mức “chóng mặt”. Có cảm giác như chưa kịp ngồi ấm chỗ (và không rõ người đó đã kịp làm quen công việc hay chưa chứ chưa nói đến công hiến được gì) thì đã được cất nhắc lên vị trí mới.
Chẳng hạn trường hợp Trịnh Xuân Thanh: Năm 2007 là Phó Tổng giám đốc PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN), năm 2009 làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, năm 2013 làm Phó chánh Văn phòng Bộ Công Thương, năm 2014 làm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công Thương. Đến tháng 5/2015 thì ông này được luân chuyển làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Chức vụ Vụ trưởng – Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công Thương mà Trịnh Xuân Thanh từng giữ để làm bước đệm tiến thân vào Hậu Giang chính là do ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm. Thậm chí, dù không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn nhưng ông Thanh vẫn được ông Hoàng ưu ái đưa vào diện quy hoạch làm Thứ trưởng. Thật đúng là một đường quan lộ đầy kỳ ảo và “đẹp như mơ”!
Rồi trường hợp ông Vũ Quang Hải – con trai ông Vũ Huy Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) từng bình luận như sau: “Chỉ hơn 1 năm ở Bộ Công Thương, Vũ Quang Hải được lên 4 chức: Chức danh kiểm soát viên của một tập đoàn kinh tế lớn là Vinataba, chức danh Phó Vụ trưởng, chức danh thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Sabeco – Đây là một kỷ lục về tốc độ thăng chức”.
Ngày 23/1 vừa qua, ông Vũ Huy Hoàng đã bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng nhiệm kỳ 2011-2016 và Ban cán sự Đảng cũng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thu hồi các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định, bao gồm một loạt trường hợp: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, Vũ Đình Duy, Vũ Thúy Huệ… Dù vậy, hệ lụy để lại từ những quyết định bổ nhiệm nhân sự sai lầm khó mà “thu hồi” được.
Đằng sau những quyết sách nhân sự sai lầm là hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, mất mát tại các dự án, công trình
Đằng sau những quyết sách nhân sự sai lầm là hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ, mất mát tại các dự án, công trình
Có những thiệt hại có thể quy ra con số, nên cân đo đong đếm được và ai cũng phải thừa nhận, như con số lỗ lũy kế hơn 3.200 tỷ đồng tại PVC thời Trịnh Xuân Thanh lãnh đạo, cho đến nay, tổng công ty này phải oằn mình chống đỡ vẫn chưa thể nào khắc phục được. Rồi 12 dự án vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nơi thua lỗ, nơi nợ nần, nơi đứng bên bờ vực phá sản.
Song, có những thiệt hại khác khó đo đếm, khó nhìn thấy, mà để khắc phục thì còn khó hơn rất nhiều. Đó là thiệt hại về uy tín của Đảng, Nhà nước, của chính Bộ Công Thương trong lòng nhân dân. Đó là thiệt hại kinh khủng về kinh tế đất nước khi ngành công thương – một ngành đóng vai trò rường cột quốc gia nhưng nhiều khâu quan trọng lại được vận hành bởi những lãnh đạo, cán bộ không đủ phẩm chất năng lực, thay vì dốc thời gian, tâm huyết cống hiến lại mải mê cho công cuộc “leo cao chui sâu”, vinh thân phì gia.
Có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nên một khi lãnh đạo Bộ không gương mẫu thì cũng không thể đòi hỏi cán bộ cấp dưới chuẩn mực, không thể kỳ vọng về sự trung thực, chuẩn tắc trong những quyết định bổ nhiệm cấp nhỏ hơn. 97 quyết định bổ nhiệm trong hơn 1 năm cuối nhiệm kỳ của ông Vũ Huy Hoàng được ban hành, làm sao khẳng định không có bóng dáng của những “chuyến tàu vét” như đã từng thấy qua vụ ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ?
Gần 10 năm dưới thời ông Vũ Huy Hoàng, nhìn lại ngành công thương vẫn ngổn ngang bao mục tiêu, tham vọng. Không phủ nhận những đóng góp của ông Hoàng với những kết quả hội nhập kinh tế qua các FTA, qua thành tích xuất khẩu, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chỉ có một ngành công nghiệp, cơ khí lạc hậu, công nghiệp phụ trợ èo uột, yếu kém, doanh nghiệp Việt Nam bị đẩy ra ngoài lề của chuỗi giá trị toàn cầu.
Thật chua xót khi phải thừa nhận thất bại của mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Ông Vũ Huy Hoàng và những người thân tín của ông suốt một thập kỷ ấy, liệu có băn khoăn tự hỏi trách nhiệm mình ở đâu không?
(Theo Dân Trí)

Báo Nhân Dân "Ly Phang" một số blogger: "Tin vịt" và cái gọi là "truyền thông lề dân"!

Thứ Ba, 07/03/2017, 02:33:35

 Font Size:     |        Print
Xưa nay, tung "tin vịt" là thủ đoạn mà kẻ bất lương thường sử dụng để gây nhiễu loạn thông tin trong xã hội, từ đó làm tổn hại uy tín tổ chức, cá nhân mà họ nhắm vào. Và trên in-tơ-nét đã có một số kẻ như vậy, họ lập ra một số trang điện tử, đặc biệt là trang cá nhân trên mạng xã hội, để cho ra đời cái gọi là "truyền thông lề dân" (!), rồi sử dụng làm phương tiện tung "tin vịt" nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam...
Vừa qua, các trang facebook của Lê Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Dũng Vova,… lan truyền một vi-đê-ô clíp quay cảnh một cống thoát có nước mầu đỏ, được cho là do "phóng viên lề dân" quay tại khu vực xả thải của Công ty Formosa. Cũng thời điểm này, sáng 18-2-2017, tại khu vực cảng Sơn Dương thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xuất hiện một dải nước mầu đỏ đục. Lập tức qua các website, fanpage gắn mác "đấu tranh dân chủ cho Việt Nam", thông tin nhanh chóng được lan truyền, mấy "nhà dân chủ" cũng lập tức tham gia bình luận, treo avatar (ảnh đại diện), vẽ khẩu hiệu, chế ảnh đả kích... Dù nhiều người chơi facebook (facebooker) lập luận hệ thống xả thải của Formosa đi ngầm, kích thước lớn chứ không lộ thiên và bé như ống xả trong clíp kể trên, nhưng ý kiến phản biện của họ đều bị chụp mũ "dư luận viên" đứng ra bao biện cho chính quyền; một số kẻ khác thì ra sức gán ghép clíp trên vào nhà máy Formosa, rồi ca ngợi "đẳng cấp, vai trò" của cái gọi là "truyền thông lề dân"!
Trước hiện tượng đó, tỉnh Hà Tĩnh đã cử đoàn công tác kiểm tra thực địa, sau đó khẳng định dải nước mầu đỏ, đường ống xả thải trong clíp không phải từ Formosa. Ðúng lúc "vụ ống xả thải Formosa" đang nóng trên in-tơ-nét thì một số cư dân mạng phát hiện ống xả thải đó là thuộc cầu cảng 4 - cảng Tiên Sa (Ðà Nẵng). Trước bằng chứng rõ ràng chứng minh thông tin kia chỉ là bịa đặt, một vài "nhà truyền thông lề dân" vội vàng xin lỗi vì chia sẻ... thiếu kiểm chứng, còn phần lớn thì lẳng lặng gỡ bài hoặc là im lặng! Về mấy "nhà dân chủ" trong "sự cố ống xả thải Formosa" mà họ đã dựng lên, blogger Nguyễn Biên Cương bình luận đại ý: việc làm này của cái gọi "truyền thông lề dân" là bỉ ổi, vô liêm sỉ, vì một số "nhà dân chủ" từng đến quanh nhà máy, bơi thuyền ra khu vực xả thải của Formosa làm loạt bài "tố cáo", ngay đến "nhà hoạt động" chuyên cung cấp tin bài, hình ảnh cho RFA, BBC... từng lặn xuống biển làm clíp về xả thải chứng minh "biển chết" cũng im lặng, không cảnh báo đồng bọn! Blogger này dẫn ra hàng loạt "tin vịt" của cái gọi "truyền thông lề dân" và khẳng định: "Ðây không phải "sự cố" lần đầu, mà lần thứ N!", tiêu biểu nhất là facebook Thuy Trang Nguyen. 18 năm trên in-tơ-nét với đủ loại danh hiệu "bác sĩ, tiến sĩ", Thuy Trang Nguyen đã cho "truyền thông lề dân" liên tục xơi "tin vịt". Mỗi lần trong nước có sự kiện gì là y như rằng Thuy Trang Nguyen lại "đẻ ra tin "hot", tin sốc, tin chưa được kiểm chứng". Thuy Trang Nguyen tiếp tục "đẻ" ra hàng loạt tin khác như: "giới nghiên cứu châu Âu" công bố kết quả xét nghiệm "nước biển Vũng Áng chứa 5 hóa chất cực độc", 200 người tắm ở cảng Gianh - Quảng Bình vào viện vì chất độc, Formosa cam kết bồi thường cho Việt Nam 2,4 tỷ USD, không phải 500 triệu USD như công bố,… và loại "tin vịt" như thế vẫn gây nóng trên mạng xã hội. Chán nản vì bị cơn say "tin vịt" của "truyền thông lề dân" đã hết thuốc chữa, "nhà dân chủ" có nick Bạch Tuộc bình phẩm: "bác sĩ Thùy Trang Nguyễn ngày nào cũng tung lên những tin vịt, có hai kiểu đưa tin, hoặc là bịa đặt hoàn toàn và bảo là "nguồn tin nội bộ" chẳng có ai kiểm chứng được, hoặc là "theo đóm ăn tàn" dựa theo những thông tin thật mà người khác đã đưa trước rồi thêm mắm thêm muối vào, từ 1 phóng lên thành 100, cái nick này đưa tin sai lệch rất nhiều lần nhưng vẫn có một đám đông cứ mù quáng share lại những tin vịt của nó, có lẽ là do thói quen cứ thấy những tin tức nào giật gân và hợp với "thị hiếu" của mình thì share bất kể đúng sai"!
Cũng theo blogger Nguyễn Biên Cương, chuyên gia sản xuất "tin vịt" nổi tiếng khác là Kami - cộng tác viên tích cực của RFA, từng công khai đưa ra luận điểm "Phải coi thuyết âm mưu và tin đồn là một vũ khí đấu tranh của blogger" để bảo vệ quyền "hành nghề sản xuất tin vịt" của mình. Người này là tác giả của vô khối "tin vịt". Ðiểm khác duy nhất là "tin vịt" của người này luôn được RFA trân trọng, sử dụng, trả nhuận bút, cũng như được BBC, VOA… tung hứng! Vụ "tin vịt hiệp ước Thành Ðô" do Kami dựng lên mà sau đó chính Kami thừa nhận và cười vào mũi những kẻ tin theo và a dua, song vẫn là chủ đề được mấy "nhân sĩ trí thức yêu nước", "tổ chức xã hội dân sự độc lập" sử dụng trong các "tuyên bố, bản lên tiếng", được một số đài báo quốc tế khai thác. Kỳ quái nhất là một số kẻ tụ tập trong cái gọi "mạng lưới blogger Việt Nam" còn biến "tin vịt" thành một "phong trào xã hội", tụ tập kéo nhau đi đưa kiến nghị đòi "bạch hóa"! Tất cả liệu có biết, khi "tin vịt" vượt khỏi tầm kiểm soát và bị dư luận chất vấn, Kami đã bỡn cợt đầy mỉa mai: "Nhà hàng đã ghi rất rõ là món thịt lợn - giả cầy trong thực đơn, song các vị sư hổ mang cứ xơi đẫy rồi cố tình bảo đấy là món thịt chó giả. Không những thế lại còn trách nhà hàng không cho mình ăn thịt chó"! Một kẻ đam mê dựng chuyện, tung "tin vịt" khác là Bùi Thanh Hiếu (nick "người buôn gió"). Trước, trong và sau Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, "truyền thông lề dân" tha hồ thưởng thức các "vụ đấu đá cung đình" giữa phe này với phe khác do Bùi Thanh Hiếu bịa ra. Về sau, khi các hành vi bỉ ổi của mình bị vạch trần, Bùi Thanh Hiếu lại thản nhiên thừa nhận một cách bỉ ổi rằng: "Không có mà bịa ra là có hai phe, thế mới vui"!
Còn vô vàn sự việc có thể dễ dàng kiểm chứng nhưng một số cơ quan truyền thông quốc tế và cái gọi là "truyền thông lề dân" đã không làm như vậy. Như sau khi Dương Thị Tân (vợ cũ của Nguyễn Văn Hải - tức blogger Ðiếu cày) la lối "Ðiếu cày bị mất tay trong tù", họ thi nhau hô hoán: "Ðiếu cày bị công an chặt mất tay", đến khi hình ảnh cho thấy Nguyễn Văn Hải còn nguyên hai tay thì họ tảng lờ! Và họ lại dựng chuyện "Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực", rồi khi hình ảnh cho thấy ở trong tù Cù Huy Hà Vũ vẫn ăn uống đầy đủ, béo khỏe, thì họ bịa "Ðiếu cày tuyệt thực" vì một lý do kỳ quái là "bị buộc ký vào bản nhận tội"! Tới hôm nay, nhờ lượng khoan hồng của Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Hải đã sống nhởn nhơ trên đất Mỹ, không thấy họ hỏi thăm Nguyễn Văn Hải để xem cánh tay của anh ta đã "mọc ra" như thế nào! Lại nữa, thấy đàn anh ở hải ngoại đưa lên mạng bức ảnh "cờ vàng bốn sọc đỏ" tung bay giữa rừng người trên đường phố và chú thích đó là biểu tình phản đối Việt Nam ở Mỹ (!), họ hí hửng đưa lên facebook, sau đó cư dân mạng nhanh chóng vạch trần là bịp bợm, vì đó là cờ của một câu lạc bộ bóng đá ở Tây Ban Nha! Gần đây hơn, họ công bố bức ảnh cá chết xếp hàng xếp lớp và lu loa xảy ra tại ven biển miền trung Việt Nam, nhưng sau khi được chứng minh là ảnh chụp cá chết ở hồ Michigan (Mỹ) vào năm 2008, thì họ vẫn tảng lờ, và tiếp tục đăng lại mỗi khi muốn đề cập tới vấn đề "cá chết"...!
Ngày 15-8-2016, Khánh Ðặng - người Mỹ gốc Việt rất thiếu thiện chí với Việt Nam, đăng trên facebook cá nhân một status nhan đề "Tôi không muốn nói đến chính trị nữa. Vì...". Theo Khánh Ðặng, một lý do làm anh ta "không muốn nói đến chính trị nữa" là vì "trên facebook, nhiều người đấu tranh cho dân chủ lại dùng những thủ đoạn dơ bẩn như photoshop hình, tung tin sai sự thật, lừa tình, lừa tiền. Hay lắm lúc tự họ phe nhóm khen tặng lẫn nhau đến trơ trẽn. Nếu ai có phản bác lại ý kiến, họ xóa comment hay block nick lại ngay. Nếu một ai trong bọn họ bị ai đó vạch mặt những sai lầm, họ vội nhảy vào bênh vực và đả kích lại người lên tiếng. Mặc dù bọn họ đều biết những việc làm sai trái này". Nhận xét của Khánh Ðặng không những chỉ rõ sự dối trá, mà còn vạch trần bản chất xấu xa của mấy kẻ đang nấp dưới chiêu bài "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" với sự tiếp tay của tổ chức khủng bố "Việt tân" và những kẻ hơn 40 năm trước phải vứt mũ, quăng áo và sống ngày tàn ở nơi xứ người để phá hoại sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Ðất nước càng phát triển, mấy kẻ rắp tâm đi ngược sự nghiệp đổi mới đất nước còn bày nhiều mưu ma chước quỷ. Vì thế hơn lúc nào hết, một mặt, chúng ta cần nâng cao nhận thức và tăng cường bản lĩnh chính trị, cảnh giác không để "tin vịt" mê hoặc, lung lạc; mặt khác, chúng ta cần chủ động đấu tranh không chỉ trên hệ thống truyền thông, mà cả trên mạng xã hội, để làm sáng tỏ sự thật, để kẻ xấu không thể thao túng.
VÕ KHÁNH LINH

DỰ ÁN KỲ QUÁI: CHI HƠN 2000 TỶ BIẾN THANH HÓA VƯỢT LÊN THÀNH " TỈNH THÔNG MINH"...CHẮC CÁC TỈNH KHÁC THÀNH " TỈNH NGU"

Dự toán kinh phí cho đề án khoảng 2.280 tỷ đồng (giai đoạn 2017-2020), trong đó phân kỳ vốn đầu tư 2017 là hơn 500 tỷ đồng; giai đoạn 2018-2020 là 1.776 tỷ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội thảo khoa học “Triển khai mô hình xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh thông minh giai đoạn 2017-2020”. 

Để xây dựng mô hình "tỉnh thông minh", Thanh Hóa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, chính quyền điện tử, công dân điện tử, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với công nghệ tự động hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu, phân tích tổng hợp dữ liệu… nhằm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính.

Mô hình này sẽ được kỳ vọng tạo ra môi trường sống thân thiện, tiện lợi nhất cho người dân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại cuộc hội thảo. Ảnh: Thanhhoa.gov.vn.
Tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, xã đảm bảo kết nối liên thông nhằm tiếp nhận xử lý, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.

Tỉnh sẽ đầu tư các trang thiết bị xây dựng các trường học thông minh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, công tác khám chữa bệnh của ngành y.

Xây dựng trung tâm điều hành và hệ thống các trạm quan trắc môi trường tự động tại Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh.

Xây dựng một số hệ thống giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông trên các tuyến đường chính, khu vực trọng điểm của thành phố Thanh Hóa và các thành phố, thị xã khác trong tỉnh...

Dự toán kinh phí cho đề án khoảng 2.280 tỷ đồng (giai đoạn 2017-2020), trong đó phân kỳ vốn đầu tư 2017 là hơn 500 tỷ đồng; giai đoạn 2018-2020 là 1.776 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhất lấy tên của đề án là: Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa, để bảo đảm yếu tố pháp lý và phù hợp với thực tiễn.

Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, việc thực hiện đề án cần chia thành từng giai đoạn và có tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cho việc thực hiện từng giai đoạn. Việc thực hiện đề án cần tập trung vào 3 nội dung lớn gồm:

Xây dựng chính quyền điện tử theo lộ trình; xây dựng trung tâm đào tạo chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển các dịch vụ thành phố thông minh, như: Y tế thông minh, giáo dục thông minh, an ninh thông minh...

Trước đó, tỉnh này đã thực hiện việc trưng bày mô hình Công viên văn hóa, để lấy ý kiến nhân dân về ý tưởng táo bạo này. 

Công trình có tổng mức kinh phí theo dự toán lên tới gần 2.500 tỷ đồng.

XUÂN QUANG

(Giáo Dục)

Tin thất kinh: Trong khô, mắm có gì mà ruồi ngửi chết lăn quay, người ăn không sao ?

Tại nhiều quầy hàng bán khô, mắm trong chợ không hề có bóng dáng con rồi nào trong khi đây là những thực phẩm rất thu hút ruồi. Điều này khiến nhiều người thắc mắc trong khô có chất gì mà ruồi không dám bén mảng tới?

ruồi bu, mắm cá, khô cá, hoa chat,
Hàng bán khô cá nhưng không có một bóng ruồi bén mảng. (Ảnh: TRẦN NGỌC)
Lạ thật, tôi thấy nhiều sạp bán cá khô và mắm trong chợ tự phát (phường 2, quận 8, TP.HCM) không bóng dáng một con ruồi trong khi chỗ bán thịt, cá cách đó vài bước chân thì ruồi nhặng bu đầy. Tôi không biết cơ quan quản lý và chính quyền địa phương có biết chuyện này, có lấy mẫu xét nghiệm chưa?”. Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP.HCM, thốt lên như vậy ngay tại buổi khảo sát thực tế công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn phường 2 (quận 8) mới đây.
Một thành viên trong đoàn giám sát HĐND TP.HCM cầm miếng khô cá tra lên, hỏi người bán: “Sao ruồi không đậu trên khô hả chị? Khô này chị mua ở đâu?”. Chị bán hàng trả lời: “Tôi cũng không biết vì sao ruồi “chê” khô, khô này người quen ở Bình Thuận bỏ mối, tôi mua sao bán vậy”.
Tương tự, tại một sạp bán mắm gần đó, một thành viên khác trong đoàn giám sát sau khi quan sát cũng thắc mắc: “Tôi thấy nhiều chị bán cá, thịt, đồ ăn quanh đây… quạt mỏi tay đuổi ruồi, sao ở đây không có một con ruồi nào bu thau mắm?”.
Trong vai một người đi chợ, PV bạo miệng hỏi một người bán khô, mắm tại một chợ quận 5: “Khô tra, lóc, sặc, mắm cá linh… có hóa chất gì hay sao mà ruồi không dám bu vậy chị?”, người bán lườm PV rồi trả lời thản nhiên: “Sao tôi biết được, khô mắm mua sao bán vậy chớ tôi đâu có biết thứ gì trong đó mà trả lời”.
Những thắc mắc này của ban giám sát HĐND và nhiều người tiêu dùng đã được làm rõ tại hội nghị “Đánh giá thực hiện chính sách pháp luật về ATVSTP giai đoạn 2011-2016 khu vực phía Nam” do Quốc hội tổ chức mới đây.
Tại hội nghị, TS Phùng Đức Nhật, Phó Viện trưởng Viện Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế), cho biết kết quả khảo sát trên địa bàn TP.HCM từ năm 2012 đến nay ghi nhận cá khô có chứa trichlorfon và sorbitol, mắm có chứa Cd. “Điều đáng quan tâm là trichlorfon ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe”, TS Nhật nói.
TS Nguyễn Tuần, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (Bộ NN&PTNT), cho biết trichlorfon là chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. “Người nuôi thủy sản sử dụng trichlorfon để diệt các loại ký sinh trùng trong nước nhưng cá cũng rất dễ hấp thụ chất này. Khi ăn cá còn tồn dư trichlorfon, con người đã vô tình đưa chất này vào cơ thể”, ông Tuần giải thích.
ruồi bu, mắm cá, khô cá, hoa chat,
Hàng bán các loại mắm lóc, mắm sặc, mắm cá cơm.. cũng không một bóng ruồi.( Ảnh: TRẦN NGỌC)
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mặc dù là chất cấm nhưng trichlorfon còn được dùng làm thuốc diệt côn trùng như gián, ruồi, rệp… “Do vậy, khi cho trichlorfon vào cá khô thì chẳng con ruồi nào dám bén mảng là đương nhiên rồi. Bằng mắt thường không thể xác định cá khô có hoặc không có trichlorfon”, ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, độc tính của trichlorfon rất cao. Khi hấp thụ vào cơ thể gây ra hiện tượng líu lưỡi, suy nhược, mất phản xạ… Nặng hơn có thể khiến nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến tử vong.
Sorbitol thường được sử dụng trong chế biến cá khô để lớp da bên ngoài bắt mắt hơn, nhìn tươi ngon và mềm mại như cá vừa chế biến. Ngoài ra, sorbitol cũng được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm nhưng với hàm lượng nhất định. Nếu hóa chất này vượt ngưỡng cho phép, người sử dụng có nguy cơ bị đau dạ dày, chảy máu trực tràng…”, ông Thịnh khuyến cáo.
Đối với chất Cd trong các loại mắm, TS Phan Thế Đồng, Trưởng dự án An toàn thực phẩm Trường ĐH Hoa Sen (TP.HCM), giải thích Cd (Cadmium) là kim loại nặng, rất độc. “Sở dĩ mắm chứa Cd là do các loại cá được nuôi hoặc sống trong môi trường nước có chứa Cd, mà khi Cd đã thấm vào cá thì không đào thải ra ngoài. Ngoài ra, muối dùng làm mắm được sản xuất lại vùng nước biển có chứa Cd nên mắm có Cd cũng là điều dễ hiểu. Con người ăn mắm có chứa Cd thì cũng sẽ hấp thụ chất này luôn. Cd vào cơ thể có thể gây buồn nôn, đau bụng, tổn thương gan và thận”, ông Đồng lưu ý.
Theo plo.vn

Trung Quốc bất ngờ nhập siêu lần đầu tiên trong 3 năm, đồng Nhân dân tệ xuống thấp; Tổng thống Trump hoan nghênh 298 nghìn việc làm mới trong tháng 2; Số người vượt biên vào Mỹ giảm 40 % trong tháng đầu tiên của Tổng thống Trump

Trung Quốc ngày 8/3 bất ngờ công bố nước này bị thâm hụt thương mại lần đầu tiên trong vòng 3 năm do hoạt động xây dựng bùng nổ thúc đẩy kim ngạch nhập khẩu và do lo ngại về một chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ.
Kênh CNBC dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết cán cân thương mại của nước này thâm hụt 9,15 tỷ USD trong tháng 2/2017 – ghi nhận tháng nhập siêu đầu tiên kể từ tháng 2/2014. Trong tháng 1, Trung Quốc vẫn xuất siêu 51,35 tỷ USD.
Kết quả này là do xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 2 giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước tính theo giá trị đồng USD, trong khi nhập khẩu tăng vọt 38,1%.
Nếu tính theo đồng Nhân dân tệ, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng 4,2%, trong khi nhập khẩu tăng 44,7% so với cùng kỳ trong tháng 2.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng 11,5% trong tháng 2, trong khi nhập khẩu tăng tới 41%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh phản ánh việc giá hàng hóa nhập khẩu tăng gần đây và nhu cầu nội địa của Trung Quốc vẫn mạnh.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể chịu thiệt hại nặng nề bởi các biện pháp bảo hộ thương mại trong năm nay nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện cam kết hồi tranh cử là gán nhãn cho Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và áp mức thuế suất cao đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Một chuyên gia kinh tế ước tính nếu Mỹ đánh thuế nhập khẩu 10% đối với hàng hóa Trung Quốc, xuất khẩu của nước này sang Mỹ sẽ giảm khoảng 25%. Đó là một con số rất lớn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Trong tháng 2, Trung Quốc xuất siêu sang Mỹ giảm xuống còn 10,42 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2014. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 4,2%, trong khi nhập khẩu tăng 38%.
Hãng tin Reuters cho biết Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa đặt mục tiêu xuất khẩu cho năm 2017, cho thấy họ đang lo ngại về triển vọng toàn cầu và nguy cơ về chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ.
Điều này phần nào được thể hiện ngày 6/3 khi cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro, cho biết mức thâm hụt thương mại 65 tỷ USD với Đức – một đối tác thương mại lớn khác của Mỹ, là một trong những vấn đề thương mại gai góc nhất.
Số liệu thương mại mới nhất của Trung Quốc khiến đồng nội tệ của nước này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tháng.
Đồng Nhân dân tệ giảm 0,3% vào chiều ngày 8/3 xuống mức 9,9130 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 11/1/2017.
Hạo Nhân

trump


Tổng thống Trump hoan nghênh 298 nghìn việc làm mới trong tháng 2

Báo cáo về của LinkedIn được công bố hôm 7/3 cho biết hai tháng vừa qua nước Mỹ có mức tuyển dụng mạnh mẽ nhất kể từ giữa năm 2015.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến báo cáo này trên trang Twitter của ông.trump
Báo cáo này cho thấy nền kinh tế đang được củng cố dưới thời Tổng thống Trump và các doanh nghiệp đang gia tăng hoạt động tuyển dụng nhân sự, theo Fox News.
Viện nghiên cứu ADP cũng công bố một báo cáo về tình trạng việc làm vào ngày 7/3, trong đó cho thấy khối tư nhân đã gia tăng 298.000 việc làm vào tháng trước, nhiều hơn mức dự đoán của các nhà kinh tế là 190.000 việc làm.
Chỉ số niềm tin của người Mỹ vào nền kinh tế cũng tăng đáng kể, theo kết quả khảo sát của Gallup được công bố hôm 7/3. Con số này tăng lên đến +16, mức trung bình hàng tuần cao nhất trong vòng 9 năm khảo sát của Gallup, Fox News cho biết.
Trong quá trình tranh cử, ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố sẽ đưa việc làm trở lại nước Mỹ. Chưa đầy 2 tháng sau khi ông Trump nhậm chức, nhiều doanh nghiệp đã cam kết chung sức vào nỗ lực của ông Trump.
Theo Fox News, các doanh nghiệp này bao gồm Exxon Mobil được kỳ vọng tạo ra hơn 45.000 việc làm, Amazon với kế hoạch tạo ra 100.000 việc làm mới, SoftBank Group, IBM, Walmart, Sprint, OneWeb, Bayer / Mosanto, Intel và một loạt các công ty khác.
Mai Lan

Số người vượt biên vào Mỹ giảm 40 % trong tháng đầu tiên của Tổng thống Trump

Bộ trưởng An ninh Nội địa John Kelly cho biết số người vượt biên trái phép qua biên giới phía Nam của Mỹ đã giảm 40% trong tổng tháng đầu tiên sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, theo Fox News.
“Kể từ khi chính quyền thực hiện các mệnh lệnh hành pháp để thi hành luật nhập cư, các vụ bắt giữ nhập cảnh trái phép và các trường hợp bị từ chối nhập cảnh có xu hướng giảm tới mức thấp nhất trong vòng ít nhất 5 năm qua”, ông Kelly tuyên bố hôm 8/3.
Cụ thể, số lượng vượt biên bất hợp pháp đã giảm từ 31.578 người xuống còn 18.762 người, theo báo cáo của Hải quan Mỹ và lực lượng tuần tra biên giới. Trong những năm trước, các nhân viên biên giới thường thấy số người nhập cư bất hợp pháp gia tăng từ 10 đến 20 phần trăm từ tháng Giêng đến tháng Hai, ông Kelly cho biết.
Ông Kelly cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục cảnh giác trước những thay đổi về xu hướng này vì số lượng các trường hợp vượt biên bất hợp pháp thường tăng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu cho thấy rằng việc thực thi pháp luật là có hiệu quả, việc ngăn chặn là có hiệu quả, và việc thực thi toàn diện về hoạt động nhập cư có thể tạo nên sức ảnh hưởng.”
Kết quả này là một tin tốt lành đối với Tổng thống Trump khi ông từng vận động tranh cử với lời kêu gọi về việc ngăn chặn hoạt động nhập cư bất hợp pháp, theo Fox News.
Mai Lan
Xem thêm:

Xem thêm:

Xem thêm: