BBC: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 'chưa quyết' về thép Cà Ná
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được báo Việt Nam hôm 9/3 dẫn lời nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chưa quyết" về dự án thép Cà Ná "vì chưa có căn cứ và cơ sở".
Các chuyên gia đặt dấu hỏi về tính khả thi của siêu dự án Hoa Sen ở Cà Ná, Ninh Thuận |
"Thủ tướng giao các bộ liên quan phải nghiên cứu. Khi nào các bộ có báo cáo, Thủ tướng mới xem xét," báo này viết.
Hôm 9/3, Luật sư Lê Nguyễn Lê Vi, một người dân Ninh Thuận, nói với BBC: "Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa quyết về dự án thép Cà Ná là tín hiệu đáng mừng."
"Với một dự án được công luận quan tâm, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội, trong bối cảnh ngành thép còn vấn đề gây quan ngại về môi trường thì việc xem xét sáu vấn đề đó thận trọng là quyết định sáng suốt."
'Cơ sở pháp luật'
"Tôi không dự đoán được kết quả thủ tướng sẽ quyết định thế nào về thép Cà Ná nhưng với những gì đang diễn ra thì có thể thấy việc cân nhắc này đang theo cơ sở pháp luật."
"Nếu nhà đầu tư chứng minh họ đáp ứng được những yêu cầu mà thủ tướng đưa ra, nhất là việc thiết bị sản xuất, công nghệ có đảm bảo yếu tố môi trường hay không, thì dự án có thể được thông qua."
Cùng ngày, Bộ Công thương phát đi bản tin cho hay hai nhà nhà thầu tư vấn Deloite (Nhật) và Roland Berger (Đức) "gửi thư bày tỏ sự quan tâm" đến Dự thảo Quy hoạch ngành thép Việt Nam.
"Hai nhà thầu nước ngoài này được đánh giá là đảm bảo đủ năng lực để trở thành đơn vị tư vấn quy hoạch thép Việt Nam," bản tin viết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc |
"Hiện Vụ Công nghiệp Nặng đang tiến hành lập hồ sơ và lập tổ tư vấn lựa chọn nhà thầu."
"Trên cơ sở hồ sơ và bản chào của các đơn vị này, Tổ tư vấn sẽ đánh giá năng lực và lựa chọn đơn vị có phương án tối ưu, giải pháp tốt nhất và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam."
"Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo quy hoạch hệ thống sản xuất thép VN là một việc làm mới."
"Việc thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập cũng là cách để đánh giá, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành".
Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo Quy hoạch hệ thống sản xuất thép Việt Nam của Bộ Công Thương được cho là việc chưa có tiền lệ.
Bản tin viết thêm: "Bộ [Công Thương] đã lắng nghe ý kiến dư luận xã hội, của các chuyên gia, các nhà phản biện trong thời gian qua về lĩnh vực sản xuất thép và quy hoạch các dự án thép."
"Với việc thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập, Bộ Công Thương quyết tâm đi đầu trong cảnh cách hành chính vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo".
Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ đôla gây nhiều tranh cãi về tác động môi trường, trách nhiệm giám sát và tính minh bạch sau khi tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Hoa Sen đề xuất triển khai.
Đầu tháng 1/2017, Bộ trưởng Công thương được chú ý nhiều sau khi cam kết ông 'sẽ chịu trách nhiệm nếu thép Cà Ná gây hệ lụy'.
Thời điểm đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được một tờ báo Việt Nam dẫn lời: "Với dự án này, Bộ Công Thương phải bằng mọi cách nỗ lực để đảm bảo không xảy ra bất kì hệ lụy nào."
"Bởi nếu xảy ra thì lúc ấy cũng không thể ngồi tính với nhau là hình thức xử phạt như vậy phù hợp chưa."
(BBC)
Nếu ông Phúc “sảy tay” ký thông qua dự án thép Cà Ná thì đương nhiên ông sẽ chính là tiêu điểm chỉ trích và lên án của rất nhiều dư luận, và có khi cả “đòn dưới thắt lưng” của các đối thủ chính trị.
Đồng thuận với Thủ tướng Phúc về ‘chưa quyết dự án thép Cà Ná’ |
Tạm thời, Thủ tướng Phúc đã giữ được thái độ tỉnh táo và thận trọng cần thiết trước đề xuất có vẻ quá nôn nóng của Bộ Công thương để thông qua dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận càng sớm càng tốt.
Ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa cho báo giới biết trong cuộc họp ngày 8/3/2017 với Thủ tướng Chính phủ về dự án thép Cà Ná, Bộ Công Thương “chưa báo cáo cụ thể về các nhà đầu tư sẽ đăng ký tham gia dự án, cũng như mời nhà tư vấn nước ngoài đánh giá về dự thảo Quy hoạch ngành thép”.
Ông Mai Tiến Dũng cũng tiết lộ: “Hiện mới có báo cáo tổng hợp của tỉnh và nhà đầu tư, chưa có báo cáo đánh giá quan điểm, kết quả, cũng như chưa có nhà đầu tư cụ thể nào muốn tham gia. Mới nghe báo cáo chung, nên không đủ căn cứ để cho ý kiến là nên hay không nên, Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục làm thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng và công khai về dự án này”, do đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa quyết về dự án thép Cà Ná vì chưa có căn cứ và cơ sở.
Sự thật là Bộ Công thương, trong khi không (hoặc không dám) thể hiện rõ quan điểm về dự án thép Cà Ná, nhưng vẫn cố trình dự án bị xem là “Formosa thứ hai” lên Chính phủ đã cho thấy rõ quan điểm “cố đấm ăn xôi” và chạy theo lợi ích nhóm của cơ quan này, bất chấp trước đó công luận đã phản ứng quyết liệt dự án thép Cà Ná và đặc biệt phản ứng vụ dự án này đã được Bộ Công thương đưa vào quy hoạch thép một cách đầy nghi ngờ.
Cần nhắc lại rằng từ quý 3 năm 2016, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Truyền thuyết ngược dòng vào quy hoạch như thế lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Ngay sau khi diễn ra động tác “bế vào quy hoạch” trên, công luận đã lập tức biết đến một tình tiết thú vị và “lật lưng”: tân Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chính là anh em cọc chèo với Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ - người đã đi vào lịch sử kinh tế học phát triển mang đặc thù Việt Nam với thành ngữ “Ngu gì không làm thép!”.
Chỉ sau khi công luận phản ứng mạnh mẽ với dự án thép Hoa Sen - Cà Ná, Bộ Công thương mới bỏ cái tên “Hoa Sen” mà chỉ để “dự án thép Cà Ná” trong quy hoạch ngành thép. Đồng thời, có quan chức ngành công thương còn cố bao biện như thể dự án thép Cà Ná đã được nghiên cứu đến từng chi tiết và chỉ còn chờ tìm ra chủ đầu tư.
Song căn cứ vào những thông tin của Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, toàn bộ dự án thép Cà Ná cho tới lúc này vẫn mang tính chung chung, đặc biệt chưa đánh giá được những tác động và tác hại của dự án về môi trường. Thêm một lần nữa, công luận được chứng kiến thái độ tắc trách ghê gớm của Bộ Công thương.
Chúng ta có thể đồng thuận với Thủ tướng Phúc về thái độ kềm chế của ông trước hàng loạt hành động có vẻ như “dồn ép” của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và giới lãnh đạo Bộ Công thương. Bởi nếu ông Phúc “sảy tay” ký thông qua dự án thép Cà Ná thì đương nhiên ông sẽ chính là tiêu điểm chỉ trích và lên án của rất nhiều dư luận, và có khi cả “đòn dưới thắt lưng” của các đối thủ chính trị.
“Chưa quyết” dự án thép Cà Ná mới chỉ là ánh sáng cuối đường hầm. Không có gì bảo đảm là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông chủ Tập đoàn Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ sẽ không tiếp tục “chạy” các bộ ngành liên quan và thậm chí lên cả “BCT” để dự án thép Cà Ná được thông qua và cuối cùng sẽ có được cụm từ đầy đủ là “Dự án thép Hoa Sen - Cà Ná”.
Cuộc chiến đấu của công luận và người dân chống lại thủ phạm môi trường vẫn còn lắm chông gai…
Minh Quân
(VNTB)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét