Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Vì sao người Hà Nội hay bị thần kinh, ung thư, suy thận, vô sinh, sẩy thai..?

Theo khảo sát, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội mới đây: có tới 98% mẫu thủy sản, đặc biệt là cua ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asenic, cadmium…
Vì sao người Hà Nội hay bị thần kinh, ung thư, suy thận, vô sinh, sẩy thai..?
Cá chết ngày 3.10.2016 tại Hồ Tây vẫn được người dân ở đây cắt khúc đem về ăn
100% mẫu cua không đạt chuẩn
Hiện nay ở Hà Nội, diện tích nuôi trồng thủy sản có hơn 17 nghìn ha, được phân bố chủ yếu tại các ao hồ như Hồ Tây, Yên Sở, khu vực phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), xã Đại Áng và xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì)… Nhưng trong đó tập trung nhiều nhất ở 9 huyện thuộc Hà Tây cũ và huyện Sóc Sơn. Với diện tích ao hồ như vậy, mỗi năm lượng thủy sản đánh bắt ở đây đạt 3 tấn/ha, đáp ứng chỉ 25-30% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố. Tuy nhiên, điều đáng nói là các ao hồ này đều ô nhiễm nặng dẫn đến các thủy sản đánh bắt ở đây bị nhiễm kim loại. Các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội đã cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome...
Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. ThS. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu nói: "Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa".
100% mẫu cua nhiễm kim loại nặng nồng độ cao 
Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng "ngấm" kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt "chuẩn". Trong khi cá chép, rô phi, mè được coi là "an toàn" thì cũng có tới 50-60% không đạt tiêu chuẩn do WHO đặt ra. Cách đây 10 năm cũng đã có một nghiên cứu cảnh báo về chất lượng cá tươi ở khu vực Định Công, Đầm Vực về hàm lượng arsenic, thủy ngân có trong thịt cá. Đến nay, không những các chỉ số này không được cải thiện mà thủy sản ở đây còn bị nhiễm nặng hơn và nhiễm nhiều kim loại hơn. Cụ thể, hàm lượng chì và thủy ngân đã tăng 200-300% so với mức ô nhiễm năm 2000.
Sông hồ nào cũng ô nhiễm
Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và cộng đồng tại 120 hồ ao, đầm, thủy vực tại 6 quận trung tâm gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… chỉ có 6 hồ đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn lại ô nhiễm nặng trong khi, đó là nơi cung cấp thủy sản cho thị trường Hà Nội. Trả lời vì sao các ao hồ, thủy vực ấy bị ô nhiễm thì đại diện nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Y Hà Nội nhận định với báo giới: chính là do nguồn nước cung cấp bắt đầu từ các sông ngòi bị ô nhiễm nên đã làm cho nước ở các ao hồ, thủy vực trong thành phố bị ô nhiễm theo.
Để chứng minh cho điều này thì một nghiên cứu, khảo sát của Trường ĐH Y Hà Nội đã cho thấy nước ở các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Nhuệ ô nhiễm nặng nhất đến mức mất cả khả năng làm sạch tự nhiên vốn có lại là nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi trồng thủy sản lớn nhất Hà Nội là Hoàng Mai, Thanh Trì.
Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hà Nam sau khi phân tích mẫu nước sông Nhuệ tại khu vực này đã kết luận nước sông Nhuệ ô nhiễm trên mức báo động 3 với các chỉ số: nồng độ ammoni vượt 151 lần tiêu chuẩn cho phép, COD vượt 4 lần, nồng độ oxygen hòa tan chỉ đạt 1,18mg/l, thấp hơn 5 lần chỉ số chuẩn. Đó cũng là lý do vì sao tất cả các mẫu thủy sản ở hồ Yên Sở rộng 137ha thuộc quận Hoàng Mai, không có một mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép và đây cũng là hồ nước bị ô nhiễm nặng nhất trong số 16 hồ khảo sát ở Hà Nội.
Theo các nhà khoa học sở dĩ nguồn nước ở các sông bị ô nhiễm nặng là do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp qua hệ thống cống và tiêu thoát ra các sông chính là Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ… với khối lượng đã được Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội tính khoảng 500 nghìn m3/ngày. Lượng nước thải này chảy trực tiếp ra sông mà không thông qua một hệ thống xử lý nào, đặc biệt là nước thải công nghiệp. Trong khi đáng lẽ nước thải công nghiệp, theo quy định trước đi đổ ra sông phải xử lý để giảm sự độc hại. Ngay UBND TP Hà Nội cũng thừa nhận: Năm 2013, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Còn các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, chưa đến 10% trong số ấy được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cụ thể trong tổng số có 83 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, có 7 khu là có hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, ngay cả hệ thống nước thải được đầu tư ở 7 khu công nghiệp ấy cũng có điều cần nói là chưa đạt chuẩn. Chẳng hạn khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 3.000m3/ngày đêm. Công suất đó được xem là quá thấp so với yêu cầu. Tại khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn cũng vậy, nước thải công nghiệp đậm đặc dầu mỡ, kim loại nặng không được thu gom xử lý tập trung mà để cho các nhà máy tự xử lý rồi thải trực tiếp ra môi trường. Việc tự xử lý như vậy không có cơ sở để bảo đảm chất lượng nước thải đạt chỉ số cho phép.
Cùng với nguồn nước - môi trường sống của thủy sản nhiễm kim loại nặng thì việc nuôi trồng một cách cảm tính của người nuôi thủy sản lại càng làm cho sản phẩm của mình thêm độc hại. Ấy là họ không biết cách quản lý môi trường nước để bên cạnh phòng trừ dịch bệnh còn làm cho thủy sản giảm tình trạng nhiễm kim loại độc hại. Có sẵn môi trường nước như thế nào thì họ thả, nuôi trồng thủy sản thế ấy và chỉ quan tâm đến số lượng chứ không quan trọng chất lượng (trừ khi nuôi để ăn). Chưa kể đến họ còn cho ăn thêm thức ăn công nghiệp, bột tăng trọng như đối với cá, cua. Mà bột tăng trọng này hiện không quản lý được chất lượng do có nhiều người nuôi trồng mua không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ còn cách… nhịn!
Trước tình trạng thủy sản nhiễm kim loại như vậy, PGS.TS Phạm Duy Tường, thành viên nhóm nghiên cứu cảnh báo với hàm lượng nhiễm độc cao như chrome, nikel có thể gây nhiễm độc gan, thận đồng thời làm tổn hại hệ hô hấp. Còn đối với chì, theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai... Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.
Asenic cũng có tác hại tương tự. Do vậy, để tránh ngộ độc kim loại và bảo vệ sức khỏe không bị "nhiễm" chì, asenic, thủy ngân, không có cách nào khác ngoài "cạch" những thủy sản nhiễm kim loại ấy, nhất là trong hoàn cảnh môi trường sống của thủy sản chưa có cách xử lý, vệ sinh an toàn thực phẩm đang báo động nghiêm trọng như hiện nay!
Một người dân sống gần khu vực hồ Tây, bắt được con cá chép 9 kg chết nổi lềnh bềnh gần bờ, liền đem xẻ thịt nấu ăn ngay mà không cần biết lý do vì sao cá chết !
Cá chết bị trôi dạt vào khu vực đầy bùn tại hồ Tây ngày 3.10.2016.
 Trên 200 tấn cá đã chết từ hồ Tây chỉ trong 3 ngày 2-3-4.10.2016, nhiều nơi được vớt lên để la liệt trên vỉa hè, ruồi bâu nhằng nhịt xung quanh.
Hoàng Anh (Petrotimes)

HOA SEN VẪN CỐ ĐẤM ĂN XÔI: TÌM MỌI CÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰ ÁN THÉP CÀ NÁ


Hoa Sen vẫn muốn đầu tư vào Cà Ná

10/03/2017 22:04

Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa có chủ trương đồng ý đầu tư dự án thép Cà Ná ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận do báo cáo Bộ Công Thương về dự án này chưa đủ căn cứ để quyết định

Đến thời điểm này, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Công ty Hoa Sen) vẫn mong muốn được đầu tư KCN và cảng tổng hợp ở biển Cà Ná.
Thẩm định kỹ dự án
Ngày 8-3, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để báo cáo về dự án thép Cà Ná. Tuy nhiên, tại cuộc họp, Bộ Công Thương mới chỉ đưa ra “báo cáo tổng thể” về dự án, do vậy Thủ tướng chưa có đủ căn cứ để cho ý kiến nên hay không triển khai.
Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt với tỉnh Ninh Thuận để tiếp tục đánh giá, thẩm định kỹ dự án này. Cụ thể, Bộ Công Thương đánh giá về quy hoạch, tính khả thi, hiệu quả dự án; Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá về công nghệ vận hành; Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tác động môi trường... Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ một số vấn đề quan trọng của dự án như nguồn vốn đầu tư, công nghệ, xử lý nước thải, khí…
Vùng biển Cà Ná, nơi Công ty Hoa Sen muốn xây khu công nghiệp
Vùng biển Cà Ná, nơi Công ty Hoa Sen muốn xây khu công nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lại việc phát triển phải gắn với tính bền vững, hiệu quả, không để xảy ra những hệ lụy không thể lường trước. Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là phải làm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, minh bạch, không đánh đổi môi trường lấy những tham vọng viển vông.
Từ cuối tháng 8-2016, tại hội nghị xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Hoa Sen về dự án Khu Liên hợp luyện cán thép Cà Ná. Hợp tác này đã khiến dư luận cả nước lo lắng về một phiên bản Formosa có thể xảy ra tại vùng biển đẹp Cà Ná. Hơn nữa, các xã Cà Ná, Phước Diêm (huyện Thuận Nam) là vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của tỉnh, do vậy việc đầu tư dự án thép ở đây khiến người dân địa phương bức xúc.
Quyết định cuối cùng là của Chính phủ!
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 10-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu cho rằng Cà Ná đã được tỉnh quy hoạch xây dựng KCN từ năm 2008 để kêu gọi đầu tư. Ngày 19-5-2011, Thủ tướng Chính phủ có quyết định điều chỉnh, bổ sung quy hoạch KCN Cà Ná với quy mô hơn 900 ha vào hệ thống các KCN Việt Nam. “Dự án thép chỉ là một trong những dự án thành phần của KCN” - ông Hậu nói.
Theo ông Hậu, hiện Công ty Hoa Sen vẫn mong muốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN ở Cà Ná nên tỉnh đã chấp thuận chủ trương. Theo đó, tổng diện tích đất dành cho KCN Cà Ná là 827 ha, chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp nặng, chế biến… “Tuy nhiên, với quy mô lớn của dự án nên tỉnh đã có hồ sơ gửi các bộ, ngành thẩm định để trình Chính phủ cho ý kiến” - ông Hậu cho biết.
Ngoài ra, Công ty Hoa Sen cũng đã có hồ sơ đầu tư dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná gần KCN nói trên với số vốn dự kiến trên 10.600 tỉ đồng và được tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương. Theo đó, tổng diện tích xây dựng cảng hơn 420 ha (diện tích đất gần 180 ha, còn lại là mặt nước). Theo Công ty Hoa Sen, quy mô bến chuyên dùng của cảng sẽ tiếp nhận được tàu trọng tải đến 300.000 DWT, bến tổng hợp cho tàu trọng tải từ 30.000-50.000 DWT, lượng hàng chuyên dụng qua cảng trên 53 triệu tấn/năm; lượng hàng tổng hợp qua cảng 1,5-3,2 triệu tấn/năm. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2017 đến 2031, chia làm 3 giai đoạn.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động xung quanh “câu chuyện thép Cà Ná”, ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, khẳng định việc kêu gọi đầu tư là nhằm phát triển địa phương nhưng phải tuân thủ pháp luật. Tỉnh đã có văn bản gửi các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải để thẩm định dự án cảng biển này. Tỉnh đang chờ ý kiến của các bộ. Quyết định cuối cùng là của Chính phủ.
Môi trường sạch, đời sống tốt mới mừng
Ngày 10-3, phóng viên Báo Người Lao Động đã trở lại vùng Cà Ná, Phước Diêm - nơi Công ty Hoa Sen đề xuất xây dựng KCN và cảng biển. Dân địa phương mong muốn Chính phủ cân nhắc thấu đáo về dự án thép Cà Ná. Môi trường sạch, đời sống người dân ổn định là điều mong mỏi nhất của hàng chục ngàn người. “Làm sao tránh khỏi ô nhiễm nặng khi xây dựng dự án thép. Đa phần bà con là ngư dân, khi biển bị hủy hoại thì sống sao?” - ông Tư Thính, một người dân địa phương, bộc bạch.
Bài và ảnh: Lê Trường

DN tặng xe sang cho Nghệ An đã nắm những dự án “khủng” nào?

15:48 - 10/03/2017

Hà Vũ - Sông Lam

CIENCO 4 đã có nhiều năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tham gia xây dựng nhiều công trình quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, những dự án thu phí BOT với mức phí chưa thực sự hợp lý đã khiến người dân phản ứng một cách rất gay gắt.
Những công trình trọng điểm đã đưa vào khai thác
Tuyến đường tránh TP. Vinh có chiều dài gần 26 km, với tổng mức đầu tư là 362 tỷ đồng
Dự án xây dựng tuyến tránh TP. Vinh - tỉnh Nghệ An theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) được Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4) làm chủ đầu tư vừa làm đơn vị thi công. Được khởi công từ tháng 1/2003 đến 5/2005 tại điểm giao giữa QL 1A phía Bắc thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc đến điểm cuối tại Km 23+995 (TP Vinh). Công trình có chiều dài tuyến đường 25,8km, mặt cắt ngang nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, có 11 cầu (trong đó 2 cầu lớn và 9 cầu nhỏ, trung). Với tổng giá trị dự án 362 tỷ VNĐ (tương đương 24 triệu USD).
Năm 1990, Cầu Bến Thủy được đưa vào sử dụng, tuy nhiên do quá trình khai thác cũng như tác động của thiên nhiên, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể đáp ứng được năng lực vận tải hiện tại và tương lai.
Đường dẫn vào cầu Bến Thủy II
Tháng 3/2010, Cầu Bến Thủy 2 chính thức được khởi công (cách cầu Bến Thủy cũ khoảng 800 mét về phía thượng lưu). Điểm đầu nối với tuyến đường tránh Tp. Vinh ở KM 23+800 thuộc địa bàn xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An và kết nối với QL 8B thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Cầu có tổng mức đầu tư 1.260 tỷ đồng do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Công trình trên do 7 nhà thầu tham gia thi công trong đó có Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 4 (Cienco 4).
Ngày 7/9/2012, Cầu Bến Thủy 2 chính thức được thông xe.
Đến tháng 11/2012, Cienco 4 được giao đưa vào khai thác, sử dụng thêm Trạm thu phí phụ tuyến tránh TP. Vinh tại cầu Bến Thủy 2; vậy là 2 trạm thu phí đóng ở 2 cầu Bến Thủy 1 và cầu Bến Thủy 2 chỉ cách nhau vài trăm mét.
Sau một thời gian hoạt động, 2 trạm thu phí đã bị người dân hai đầu cầu của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh phản ứng gay gắt khi cho rằng mức thu phí quá cao và không phù hợp.
Đỉnh điểm, đầu tháng 12/2016, tình trạng người dân huyện Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và TP. Vinh (tỉnh Nghệ An) tập trung chặn xe tại trạm thu phí BOT Bến Thủy phản đối việc thu phí, khiến tình hình an toàn giao thông lộn xộn trong nhiều ngày liền.
 Việc đặt 2 trạm thu phí BOT khá gần nhau với mức phí cao tại Cầu Bến Thủy khiến người dân phản ứng gay gắt trong một thời gian dài.
Trước phản ứng khá gay gắt của người dân địa phương, vào giữa tháng 12/2016, Cienco 4 - Chủ đầu tư dự án BOT cầu Bến Thủy đã quyết định giảm phí vé tháng cho người dân địa phương với mức hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như tình hình trật tự an ninh trên địa bàn.
Dự án Xây dựng cầu đường bộ Yên Xuân bắc qua sông Lam ​
Đầu năm 2015, Cienco 4 tiếp tục khởi công dự án Xây dựng cầu đường bộ Yên Xuân bắc qua sông Lam (Nghệ An) nối huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng. Thời gian thi công từ tháng 1/2015 – 8/2016, cầu Yên Xuân là hạng mục bổ sung vào Dự án BOT tuyến tránh TP.Vinh và mở rộng Quốc lộ 1, đoạn Nam cầu Bến Thủy - tuyến tránh TP.Hà Tĩnh do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 - CTCP làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án 6 là đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp dự án là Chi nhánh BOT tuyến tránh TP.Vinh.
Yên Xuân là cầu đường bộ thứ ba, sau 2 cầu Bến Thủy, nối Nghệ An với Hà Tĩnh. Công trình này cùng với tỉnh lộ 558, quốc lộ 15A và hệ thống hạ tầng các huyện Nam Đàn, Đức Thọ... trở thành mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh, ngắn nhất nối từ TP Vinh đến cửa khẩu Việt - Lào, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Ads by AdAsia
You can close Ad in {5} s
Cầu Yên Xuân bắc qua sông Lam với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng, có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng Nam nghệ - Bắc Hà
Đến những dự án tỷ đô trong tương lai...
Mới đây nhất, tháng 10/2016, Cienco 4 và Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan) đã ký thỏa thuận đầu tư với UBND tỉnh Nghệ An về Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị Hemaraj tại khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An trị giá 23.000 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) được xây dựng trên diện tích khoảng 3.200 ha. Dự án sẽ được chủ đầu tư chia làm 7 giai đoạn, bắt đầu triển khai từ năm 2017 và hoàn thành trong năm 2038.
Giai đoạn 1 của dự án với diện tích gần 500 ha trên địa bàn huyện Nghi Lộc sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2017 và hoàn thành vào năm 2021.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội​​
Song song với đó, Cienco 4 cũng vừa đề xuất Bộ GTVT; UBND 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An về dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Hội, bắc qua sông Lam, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP). Nếu không có gì thay đổi, dự kiến dự án sẽ khởi công tháng 1/2017 hoàn thành vào cuối tháng 3/2019.
Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam trên tuyến đường bộ hành lang ven biển nối thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tổng chiều dài tuyến chính khoảng 2,3km, trong đó chiều dài cầu khoảng 1.757m. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.985 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng là 1.435 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, Cienco 4 cũng đề xuất xây dựng bổ sung trạm thu phí cầu Cửa Hội để cùng thu phí hoàn vốn với trạm thu phí Bến Thủy (cũ) và Bến Thủy 2.
 Dự án Xây dựng Khu du lịch dịch vụ hỗn hợp và nhà nghỉ dưỡng Cầu Cau tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách trong tương lai
Dự án Khu du lịch dịch vụ hỗn hợp và nhà nghỉ dưỡng Cầu Cau
Một trong những dự án lớn mà Cienco 4 chuẩn bị đầu tư là Dự án Khu du lịch dịch vụ hỗn hợp và nhà nghỉ dưỡng Cầu Cau tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư 1.532 tỷ đồng, chia làm 5 giai đoạn thời gian thực hiện từ 2017 – 2022.
Dự án sẽ được triển khai trên diện tích hơn 449 ha, trong đó khai thác mặt hồ 83,9 ha; diện tích cây xanh 280 ha; diện tích còn lại hơn 85 ha, nhà đầu tư sẽ xây dựng thành 5 khu chức năng gồm: Khu đón tiếp; khu nghỉ dưỡng; khu vui chơi, giải trí; khu làng nghề và khu thiền viện.
Ngoài ra, nhiều công trình trọng điểm đang được Cienco 4 triển khai, gấp rút hoàn thành tiến độ trong năm 2017 như Cụm công trình cảng Nghệ An bao gồm: Cảng Vissai giá trị xây lắp hơn 317 tỷ, tiến độ hoàn thành 30/4/2017. Cảng xăng dầu DKC giá trị xây lắp 139 tỷ, tiến độ hoàn thành 30/5/2017 hay chuẩn bị đầu tư Dự án Cảng nước sâu Cửa Lò...
Trong những năm qua, Cienco 4 đã xây dựng nhiều hệ thống công trình trọng điểm lớn, nhỏ trên địa bàn của tỉnh Nghệ An thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Tháng 1/2015, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 - CTCP (Cienco 4) đã có công văn đề nghị và sau đó đã trao tặng một chiếc xe ô tô Toyota Land Cruiser 4.7 VX mới 100 % có giá trên 2,7 tỷ đồng (loại 2 cầu, 7 chỗ ngồi) mang biển số đăng ký 80A – 167.68 cho Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An để phục vụ lãnh đạo tỉnh đi công tác và chỉ đạo thường xuyên trên địa bàn.
( Infonet)

Muốn loại bỏ các loại “tặc”, cần lời nói thẳng như tướng Chung

Không phải đến khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã nói về nạn “cát tặc”, mà chữ “tặc” từ lâu đã được dư luận gắn cho rất nhiều nạn: từ lâm tặc, cát tặc, đất tặc, đinh tặc cho đến ngư tặc, cẩu tặc, vàng tặc, cà phê tặc, cao su tặc... cho dù chúng không hề hiện diện trong bất kì cuốn từ điển nào. Vậy vì đâu hiện nay chữ “tặc” lại phổ thông tới mức như hiện nay? Cần làm gì để loại bỏ được các loại “tặc”?


Hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từng bước được kiểm soát.
Hoạt động khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từng bước được kiểm soát.
Nguyên nhân do băng nhóm “xã hội đen” hay …
Trong từ điển Hán – Việt (Nguyễn Văn Khôn - 1960), từ “tặc” trong tiếng Hán là “Giặc cướp. Người làm loạn” đã được dư luận sử dụng rất linh hoạt, hợp lý.
Hiện, hầu như ở lĩnh vực nào cũng có “tặc” như vậy thì chí nguy. Do đó, không phải vô cớ, ngày 7.3 vừa qua, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phải tổ chức cuộc họp với các cơ quan chức năng và một số tỉnh để bàn chuyên đề nạn “cát tặc”.
Phó thủ tướng phải nhấn mạnh: “không được bó tay trước “cát tặc”. Điều đó chứng tỏ tình hình đã nghiêm trọng. Mặc dù, Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo nhưng cho đến nay lĩnh vực khai thác cát diễn biến rất phức tạp.
Tại cuộc họp này, một số vị đại diện của chính quyền, cơ quan chức năng đã giải trình những khó khăn cả khách quan, chủ quan để ngăn chặn nạn nạo vét lòng sông vô tội vạ, bất chấp việc đổi dòng, lở đất và hàng ngàn ngôi nhà đổ ập xuống dòng sông.
Về nguyên nhân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết: “Chế tài pháp luật là vấn đề đáng nói. Cách đây vài năm chúng tôi bắt một vụ, sau đó họ đánh chìm tàu, cuối cùng chủ tịch xã bị xử lý kỷ luật”. Hoặc đại diện tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết việc xử lý cát tặc “ dễ gây họa cho cấp huyện, xã bởi giữ một cái tàu mà để họ đánh chìm, sau đó ra tòa là mình thua trắng”. Nhưng, dư luận có quyền hỏi: liệu đây có phải là lý do chính hay bởi chính những khoảng tối, tối nhưng dư luận vẫn biết, chỉ có điều chưa ai, chưa cơ quan chức năng nào nói thẳng huỵch ra?
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã nói thẳng: “Đằng sau các hoạt động khai thác trái phép lại có bóng dáng của tội phạm, tổ chức bảo kê cho hoạt động này.
Vậy những ai, những tổ chức nào có thể đứng ra bảo kê cho các đối tượng “cát tặc” này?
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương , cho biết có cả bóng dáng “xã hội đen” đứng đằng sau các chủ tàu khai thác cát trái phép, thực tế đã có vụ bắt tàu vi phạm thu giữ được mấy khẩu súng. Đúng, nhưng chưa đủ. Bởi, mấy khẩu súng đó liệu có chống đối được các cơ quan chức năng?
…do một số vị có chức sắc?
Theo từ điển Hán – Việt, “tặc” có nghĩa là “người làm loạn”, thì ta có thể gọi những người lấn chiếm hè đường là “hè tặc”. Để dẹp “hè tặc”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung không ngần ngại gọi thẳng tên những người có thể đứng ra bảo kê. Đó có thể là một số vị công an, là bí thư, là chủ tịch quận, huyện.
Đã đến lúc, để hạn chế tối đa các loại “tặc”, dư luận rất mong, các vị có thẩm quyền nói thẳng, rất thẳng nguyên nhân chính của vấn nạn này như tướng Chung : “ hơn 180 quán bia vỉa vè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau…”, “Các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường có người nhà, có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không? Có đấy.”
Nếu không minh bạch phơi bầy nó ra, thì "thành phố ra quân bao nhiêu lần theo các kế hoạch đều thất bại” như tướng Chung đã thống kê.
Đấy mới là gốc của các vấn nạn do đủ các loại “tặc” gây nên.
Dư luận hy vọng, tiếp theo tướng Chung, các vị có chức trách, thẩm quyền dũng cảm “ xé toạc” những khoảng tối che giấu cho thủ phạm thật sự của các loại “tặc”. Nếu không, đâu vẫn hoàn đấy và ngày càng trầm trọng hơn.
Vương Hà

Đời người 2 chữ có và không, được mất hơn thua ý bởi lòng…; Phụ nữ xưa dùng văn chương để cản trở chồng bồ bịch

Mỗi chúng ta, sống trong thế giới này, đều đang mong cầu hạnh phúc, đều muốn tìm về với chính mình. Tuy nhiên, chúng ta lại không ý thức được rằng, tất cả những thứ đó đều có sẵn ở nơi ta.

tìm về chính mình, thành tựu sinh mệnh, dụng tâm, Bài chọn lọc,
Buông bỏ được mất, sẽ tìm được chính mình. (Ảnh sưu tầm từ Interne)
Có một con cá nhỏ hỏi một con cá lớn rằng: “Tôi thường nghe người ta nói những câu chuyện về biển, nhưng lại không biết biển là gì?”.
Cá lớn nói: “Ngươi được sinh ra ở trong biển và cũng sẽ chết ở biển, nhưng lại không biết biển là gì, ngươi còn đi đâu để tìm biển đây?”.
Mỗi chúng ta ngay bản thân đang ở trong hạnh phúc vui vẻ nhưng vẫn muốn đi khắp nơi tìm kiếm hạnh phúc, khi trong lòng chúng ta không có buồn phiền thì hạnh phúc tự nhiên sẽ đến. Hãy ngẫm nghĩ một chút, xem thử mình có giống con cá nhỏ kia không?
Chúng ta thường nói “tìm được con người thực sự của mình”, cho rằng trong thân thể thực sự có mình, nếu chúng ta xem thân thể như một ngôi nhà, thì chúng ta chính là chủ nhân ngôi nhà, mà chúng ta thường hiểu sai rằng thân thể là chủ nhân của ngôi nhà.
tìm về chính mình, thành tựu sinh mệnh, dụng tâm, Bài chọn lọc,
Sinh mệnh chỉ là một ngôi nhà, trí huệ mới chính là chủ nhân thực sự. (Ảnh minh họa từ internet)
Sinh mệnh chỉ là một ngôi nhà, trí huệ mới chính là chủ nhân thực sự. Chúng ta thường bỏ công sức vào việc tu sửa ngôi nhà, mà ít quan tâm đến chủ nhân của nó. Hãy khai phát trí huệ trong sinh mệnh của mình. Chịu khổ là tiêu khổ, hưởng phúc là tiêu phúc.
Học vấn, thành tựu, những kinh nghiệm, lý lẽ bạn biết, rất dễ trở thành vật cản trở khiến trí huệ thực sự của bạn không thể hiển hiện được.
Một người có thành tựu, có địa vị, họ cho rằng sẽ có chúng mãi mãi, kỳ thực chỉ là tạm trú trong danh lợi mà không nhận ra, là khách trong danh lợi.
Chúng ta cần phải luôn thấu hiểu lòng mình, cần hiểu rõ mình có gì, thiếu gì. Cuộc đời chúng ta huy hoàng như thế nào, có thành tựu lớn đến đâu… không thể chỉ định vị ở những được mất trước mắt trên tầng bề mặt.
Bình thản chính là tìm sự cân bằng thực sự, nếu bạn không đủ dụng tâm, thì tâm dễ động, dễ mất cân đối, hoang mang phiền não cũng từ đó mà ra.
Đức Hạnh, theo Wise99

Phụ nữ xưa hành xử như thế nào khi biết chồng có ý định nạp thiếp?

Thời xưa, tuy nói rằng đàn ông “tam thê tứ thiếp”, thế nhưng, đâu có người vợ nào lại chấp nhận để chồng mình có thêm những người phụ nữ khác, nên tất nhiên sẽ nghĩ biện pháp khiến cho người chồng bỏ đi ý niệm nạp thiếp này.

Vợ chồng, phụ nữ, nạp thiếp,
Thời cổ đại, dù thân là giai nhân, cũng không tránh được số kiếp chung chồng. (Ảnh minh họa từ internet)
Trong “Quốc nhã phẩm” của triều Minh có một đoạn thi thoại mang tên “Vợ Trần Thiểu Khanh” như sau: Tương truyền rằng, Trần Thiểu Khanh muốn ruồng bỏ vợ mà lấy thêm tiểu thiếp, người vợ bi phẫn mà làm một bài thơ gửi chồng:
Người mới dung mạo tựa như hoa
Có bằng người cũ đêm ngày đan áo sợi?
Dệt vải giúp chàng thêm áo ấm

Hoa nở trước mắt, rồi hoa héo tàn.
Những câu thơ mang chút trách móc nhẹ nhàng cũng có tác dụng nhất định đến tư tưởng người chồng, khiến họ cảm thấy khó xử mà suy nghĩ lại.
Trong cuốn “Tùy viên thi thoại” có một câu chuyện như sau: Vương Mạnh có một người bạn, khi sống tại Bắc Kinh đã vụng trộm với một người phụ nữ, hai người quấn quýt không rời, ngày đêm vui thú.
Vợ của người bạn kia đương nhiên cảm thấy khó chịu, liền tìm tới Vương Mạnh nhờ đi khuyên giải người chồng. Vương Mạnh liền mạo danh cô vợ viết một bức thư gửi cho người bạn. Bài thơ như sau (tạm dịch):
Sắc hoa mới nở lấn hoa nồng,
Để lòng vô tâm mong ly biệt
Ai hỡi biết chăng đêm Tần Hoài?
Có người mòn mỏi ngóng ngày về.
Không ai ngờ rằng, từ đó trở đi, mỗi lần đôi tình nhân ăn chơi vui thú, người chồng đều cảm thấy hối hận, day dứt không yên.
Lúc hôn nhân xuất hiện nguy cơ đổ vỡ, cho dù người phụ nữ có là quốc sắc thiên hương cũng cần nghĩ biện pháp làm lay động tâm ý người chồng
Tài tử Giang Nam triều đại nhà Nguyên là Triệu Mạnh Phủ, có thể nói là bậc toàn tài, thơ văn thư họa gì cũng đều thông thạo, chữ Khải thư của ông được xưng là “Triệu thể”, mang nét riêng của nhà họ Triệu, có ảnh hưởng rất lớn đối với thư pháp nhà Minh, Thanh.
Vợ của ông ta tên là Quản Đạo Thăng, cũng là một tài nữ, giỏi vẽ tranh trên thân cây trúc, lưu truyền “mặc trúc phổ” cho hậu thế, đối với hậu nhân họa thân trúc đều có lợi ích.
Xã hội thời đó, những danh sĩ nạp thiếp là chuyện thường tình, Triệu Mạnh Phủ cũng không chịu cô đơn, đã nghĩ đến việc nạp thiếp. Khi đó, Triệu Mạnh Phủ dù tuổi đã gần 50 nhưng lại ái mộ những thiếu nữ xinh đẹp, chỉ là ông ngại nói rõ với vợ.
Nhưng văn nhân có phương pháp giải quyết vấn đề của văn nhân, ông ta đã viết một lá thư cho vợ:
“Ta là học sĩ, nàng là phu nhân, sao không biết chuyện Vương học sĩ có Đào Diệp, Đào Căn; Tô học sĩ có Triêu Vân, Mộ Vân. Ta nay muốn kiếm vài Ngô cơ Việt nữ có gì là quá đáng. Nàng niên kỷ đã quá tứ tuần, chỉ nên yên phận quản việc chính phòng là được”.
Trong thư nhắc đến Vương học sĩ tức Vương An Thạch, có hai người thiếp là Đào Diệp, Đào Căn. Tô học sĩ tức Tô Thức, cũng có hai người thiếp là Triêu Vân, Mộ Vân. Ý muốn nói rằng, bản thân dù có lấy thêm thiếp thì cũng không có gì quá đáng.
Sau khi Quản thị đọc xong, cũng tiện tay viết một bài thơ gửi chồng, trong đó ẩn chứa nỗi lòng của mình.
“Chàng đấy, thiếp đây thật đậm đà
Nhiều khi tình thắm nồng như lửa
Lấy một nắm bùn, nặn thành chàng, thành thiếp
Rồi đập vỡ cả hai, lại dùng nước hòa tan
Lại nặn thành hình chàng, đắp thành dáng thiếp
Trong thiếp có chàng, trong chàng có thiếp
Sống đắp chung mền, chết thì liệm chung quách”.
Triệu Mạnh Phủ sau khi đọc xong những lời này, lập tức vứt bỏ ý định muốn nạp thiếp.
Đoạn đối thoại này được lưu truyền lại về sau, như một giai thoại đẹp về tình yêu. Mọi người về sau cũng dùng tượng đất để ví von giữa vợ chồng với nhau không thể chia lìa.

Tuệ Tâm, theo Secretchina