Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng

Xem thêm bài của P.V.Đ:

"Trụ đồng Mã Viện" đặt ở Tân Rai Lâm Đồng để diệt quyền lực ĐCSVN ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../tru-ong-ma-vien-at-o-tan-rai-lam-ong-e.html

Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Tổ hợp Bauxit -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016).
 >> Rót 32.000 tỷ vào bauxit, alumin Tây Nguyên, kết quả giờ ra sao?
 >> Vỡ đường ống alumin Nhân Cơ: Đã nhìn trước nguy cơ từ nhà thầu Trung Quốc
 >> Vỡ đường ống nhà máy alumin Nhân Cơ: “Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!


Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng (Nhân Rai và Tân Cơ) lỗ gần 3.700 tỷ đồng tính đến tháng 9/2016. Ảnh: M.Q
Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng (Nhân Rai và Tân Cơ) lỗ gần 3.700 tỷ đồng tính đến tháng 9/2016. Ảnh: M.Q
Cụ thể, theo nguồn tin của Dân trí, một đoàn thanh tra vừa kết thúc thanh tra và ra kết luận tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Cuộc thanh tra trên làm rõ nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư của tập đoàn này. Đáng chú ý, các kết quả thanh tra tại Tổ hợp dự án Bauxit -Nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, trong thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu.
Tại dự án Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng, theo quyết định ban đầu (ban hành năm 2006) của Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV, tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỷ đồng (khoảng 493,5 triệu USD) với công suất 600 ngàn tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009.
Tuy nhiên, qua 4 lần điều chình, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10/2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỷ đồng (tương đương 805 triệu USD), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.
Theo cơ quan thanh tra, nguyên nhân việc đội vốn này do việc điều chỉnh tăng công suất thêm 50 ngàn tấn thành 650 ngàn tấn/năm, do thay đổi công nghệ sản xuất Alumin, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng...
"Nhưng cũng có nguyên nhân do trượt giá, do kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu hạn chế", nguồn tin của Dân trí dẫn thông tin từ kết luận thanh tra cho biết.
Đáng chú ý, cũng theo nguồn tin trên, Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồngsau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ 10/2013 đến hết tháng 9/2016 đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá)
Việc thời gian dự án bị kéo dài được cho là một nguyên nhân gây lỗ do thời gian triển khai chậm làm phát sinh chi phí đầu tư. Một loạt các nguyên nhân khác: Giá Alumin-nhôm thế giới bất ngờ sụt giảm, thuế tài nguyên, phí môi trường tăng, phát sinh thêm thuế xuất khẩu Alumin...đã làm gia tăng số lỗ của dự án.
Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng cho rằng, tính đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017, dây chuyền sản xuất của dự án đã vận hành ổn định, đạt xấp xỉ công suất thiết kế, giá thành sản xuất đã giảm, giá Alumin, nhôm trên thế giới đã hồi phục.
"Dự kiến năm 2017, dự án sẽ hết lỗ theo đúng như tính toán của dự án (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm)", kết luận thanh tra đánh giá.

Quá trình đầu tư các dự án bauxit cũng đã có một số sự cố gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường
Quá trình đầu tư các dự án bauxit cũng đã có một số sự cố gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường
Còn tại dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu. Cụ thể, theo quyết định đầu tư ban đầu (năm 2007), vốn đầu tư cho dự án này chỉ là 3.285 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, tổng vốn đầu tư cho dự án đã tăng lên đến 16.821 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu.
Nguyên nhân chính là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300 ngàn tấn/năm lên đến 650.000 tấn/năm. Dự án cũng phải dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả, do thay đổi tỷ giá, do một số thay đổi về chính sách tiền lương, giải phóng mặt bằng làm tăng chi phí nhân công và có cả yếu tố trượt giá.
Tính đến thời điểm cuối tháng 11/2016, dự án Nhà máy sản xuấtAlumin Nhân Cơ đã cơ bản hoàn thành, chạy thử có tải và ra sản phẩm hydrat, Alumin. Dự án này vào chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.
Trong quá trình đầu tư các dự án này, đã xảy ra một số sự cố, trong đó đáng nói nhất là sự cố vỡ đường ống dẫn sút Nhà máy Alumin Nhân Cơ vào ngày 23/7/2016 tại Đăk Nông gây ra một số hậu quả nhất định với môi trường.
Mạnh Quân

Nghệ An: Vỡ đập chứa bùn thải quặng, cá chết hàng loạt

12/03/2017  11:54 GMT+7
 - Đập chứa chất thải quặng bị vỡ, một khối lượng lớn chất thải đổ ra sông suối khiến cá chết hàng loạt ở Quỳ Hợp (Nghệ An).
Hôm nay, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp Nguyễn Đình Tùng cho biết, UBND huyện đã lập đoàn kiểm tra phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường để kiểm tra sự việc vỡ đập chất thải quặng khiến cá chết hàng loạt tại địa phương này.
Vỡ đập chứa quặng, cá chết, chất thải kim loại
Vỡ đập chứa quặng khiến cá chết trắng bờ
Trước đó, khoảng 21h ngày 8/3, bể lắng (gồm nước và bùn thải quặng) khai thác quặng thiếc ở khu vực Suối Bắc của công ty TNHH MTV kim loại màu Nghệ Tĩnh (đóng ở suối Bắc, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp) bị vỡ một đoạn khoảng 12m.
Hàng trăm tấn chất thải kim loại, đã đổ xuống dòng Nậm Huống làm cá chết hoàng loạt.
Vỡ đập chứa quặng, cá chết, chất thải kim loại
Cá chết được người dân vớt lên bờ
Ông Quang Cảnh Dung, cán bộ khuyến nông - khuyến lâm xã Châu Cường cho biết, từ 4h sáng 10/3, phát hiện cá chết bất thường trên sông Nậm Huống, xã lập tức thông báo cho bà con không ăn cá, không cho nước chảy vào đồng ruộng.
Ngay khi sự việc xảy ra, chính quyền huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất để khắc phục sự cố.
Ngày 10/3, Chi cục Môi trường Nghệ An và Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh đã lấy mẫu nước về phân tích, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của sự cố.
Sự cố cũng khiến trên 300ha lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trưa nay, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp Vi Thanh Tường cho biết, đoàn liên ngành của Sở, ban ngành đang trực tiếp xuống hiện trường để thống kê thiệt hại. Vị trí đập bị vỡ đến điểm cá chết cách nhau khoảng 15km.
UBND huyện Quỳ Hợp chưa đưa ra được số liệu thiệt hại ban đầu. Tuy nhiên, sự cố vỡ đập chứa quặng khiến 3 xã bị ảnh hưởng, trong đó có 2 xã bị thiệt hại nặng.
Chỉ tính riêng xã Châu Quang đã có 22/26 xóm bị ảnh hưởng với trên 300ha. 
Hiện tại, cơ quan chức năng đang tích cực đánh giá hậu quả, nguyên nhân của sự cố.
Vỡ đập chứa quặng, cá chết, chất thải kim loại

Vỡ đập chứa quặng, cá chết, chất thải kim loại
Cơ quan chức năng kiểm tra sau sự cố

Văn Bình - Q.Huy

Trà Vinh: Bảng hiệu chữ Trung Quốc khắp nhà máy nhiệt điện; Chính sách kinh tế của Trump nguy cơ khiến dệt may Việt Nam thiệt hại lớn

(Xã hội) - Người dân gọi khu vực gần nhà máy nhiệt điện này là “xóm Trung Quốc”. 

Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Ngôn ngữ Trung Quốc được ưu tiên tại “xóm Trung Quốc”. Ảnh: Dương Cầm
Bước chân đến ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, người ta không nghĩ đây là Việt Nam vì những bảng hiệu tiếng Trung Quốc trước những quán ăn, cửa hàng tạp hóa, massage…
Nhiều bảng hiệu có tiếng Trung Quốc to, nổi bật, bên dưới là những hàng chữ tiếng Việt nhỏ. Quán nhậu, tiệm hớt tóc, massage, cửa hàng tạp hóa đều…ưu tiên ngôn ngữ Trung Quốc.
Buổi chiều tà, hết giờ làm việc, công nhân từ nhà máy nhiệt điện túa ra. Tiếng “xì xồ” bằng ngôn ngữ Trung Quốc, Việt Nam xen lẫn nhau, làm con đường nhỏ trở nên náo nhiệt. Những chiếc xe chở hàng quá tải trọng vẫn còn ra vào nhà máy, chạy ầm ầm, khói bụi mịt mù.
Các quán nhậu bắt đầu tấp nập. Từng tốp công nhân Trung Quốc í ới rủ nhau vào quán “làm vài ve” trước khi trở về khu nhà nghỉ. Các tiệm hớt tóc, massage bắt đầu chuẩn bị đón khách….
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Một góc “xóm Trung Quốc” trước nhà máy nhiệt điện tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Chàng trai trẻ Đỗ Xuân Dũng, chủ quán nhậu tiết canh vịt cho biết: “Người Trung Quốc chỉ uống khoảng 2 chai bia là nghỉ. Họ có thói quen đi nhậu chừng 2 người, nhiều nhất là 4 người. Không như công nhân Việt Nam, đi từng top từ 5 người trở lên và uống đến say quắc”.
Trước đây Xuân Dũng cũng là kỹ sư kiểm tra độ nhún cọc công trình ở nhà máy nhiệt điện. Dũng chán cảnh đi làm thuê, bỏ ra ngoài thuê mặt bằng, mở quán tiết canh vịt. Chàng trai trẻ gốc Biên Hòa này đang cố gắng bám trụ, làm giàu ở vùng đất ven biển miền Tây.
Từ ngày có nhà máy nhiệt điện do người Trung Quốc xây dựng, dân tứ xứ đổ về Láng Cháo, biến vùng đất hẻo lánh này không còn yên tĩnh. Lần đầu tiên có những tiệm massage, hớt tóc máy lạnh xuất hiện ở vùng đất ven biển hẻo lánh này. Người Việt tranh thủ mở nhiều hàng quán, treo bảng hiệu tiếng Trung Quốc, chủ yếu phục vụ cho các “thượng đế mắt một mí”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Buổi chiều tà, “xóm Trung Quốc” trở nên nhộn nhịp. Thỉnh thoảng có những chiếc xe chở quá tải gầm gừ, khói bụi mịt mù con đường nhỏ. Ảnh: Dương Cầm
Lai rai rượu đế ở một quán nhậu, phóng viên nghe kể chuyện công nhân Trung Quốc gây gổ với người dân tại chỗ. Mới đây nhất là một tốp người Trung Quốc đánh nhau với người Việt trong một vụ quẹt xe, họ liều lĩnh định đốt xe người Việt, may mắn công an đến can thiệp kịp thời. Những cuộc tình giữa thanh niên Trung Quốc và gái Việt Nam đẫm nước mắt. Chuyện những công nhân làm việc trên cao trong nhà máy nhiệt điện chẳng may bị phóng điện hoặc trời mưa trơn trợt, bị té ngã xuống đất chết tức tưởi, được mang xác đi âm thầm, không ai biết. Chuyện dân miền biển rủ nhau góp tiền chơi hụi, bị giật tiền tỷ…
Chiều tà nhộn nhạo, nắng tắt, những câu chuyện buồn làm lòng người nặng trĩu.
Những hình ảnh ở “xóm Trung Quốc” tại nhà máy nhiệt điện tại ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh:
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nhà máy nhiệt điện giờ tan tầm.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Buổi chiều tà, người đàn ông này bồng con ra đón khách Trung Quốc đến mua hàng tạp hóa. 
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Những bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc nhan nhản trước nhà máy nhiệt điện.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Kỹ sư, công nhân Trung Quốc kết thúc một ngày làm việc, đạp xe về nhà.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Những hàng quán treo bảng hiệu chữ Trung Quốc chào đón những “thượng đế mắt một mí”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Bảng hiệu của một công ty viết bằng hai ngôn ngữ Việt Nam-Trung Quốc.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Tiệm hớt tóc thanh lịch “Hồng Song Hỷ” toàn chữ Trung Quốc.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Chữ Trung Quốc chiếm hết diện tích bảng hiệu một quán hủ tiếu, rất khiêm tốn chữ Việt Nam bên dưới.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Cạo mặt, ráy tai mang thương hiệu …Young Lady.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Ngôn ngữ Trung Quốc được ưu tiên nằm bên trên Tiếng Việt trên bảng hiệu công ty xây dựng Hải Vinh.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Một góc “phố” ẩm thực ở “xóm Trung Quốc”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nắng chiều trên mái tranh quán nhậu Minh Ngọc.

Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nhịp sống hối hả theo những vòng bánh xe, công nhân kết thúc ngày làm việc, “xóm Trung Quốc” bắt đầu sinh hoạt nhộn nhịp.
(Theo Một Thế Giới)

Chính sách kinh tế của Trump nguy cơ khiến dệt may Việt Nam thiệt hại lớn


Không chỉ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đang có kế hoạch áp thuế biên giới đối với hàng hóa nhập khẩu, nguy cơ ảnh hưởng lớn tới ngành dệt may Việt Nam.

Trump, Dệt may,
Dệt may ứng phó với yếu tố bất định mang tên “Trump”.(Ảnh sưu tầm từ internet)
Ác mộng thuế biên giới
Kể từ khi tranh cử cho tới lúc nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tuyên bố sẽ áp thuế mạnh đối với hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và bán tại thị trường Mỹ như là một biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Loại thuế mà chính quyền ông Trump dự kiến sử dụng là thuế biên giới đánh vào hàng hóa nhập khẩu với mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại và làm cho hàng hóa trong nước trở nên cạnh tranh hơn.
Theo các chuyên gia, những nước chịu thiệt hại lớn về mặt kinh tế từ thuế biên giới của Mỹ là những nước mà hàng hóa của họ dễ bị thay thế khi giá tăng.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, các chuyên gia kinh tế từ Deutsche Bank cho hay, Mexico sẽ là quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất nếu Mỹ áp dụng mức thuế biên giới lên tới 20% như tuyên bố ban đầu. Các quốc gia khác là Việt Nam, Canada, Malaysia và Thái Lan cũng sẽ phải chịu thiệt hại nhiều về kinh tế vì đây là những nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Hiện nay, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng dệt may của nước ta, với kim ngạch thu về khoảng hơn 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016, chiếm khoảng 40% thị phần xuất khẩu ngành dệt may. Như vậy, nếu Mỹ áp thuế biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành dệt may trong nước.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và xuất khẩu được hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ buộc phải nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí hoặc nếu không thể trụ lại được thì có thể tìm kiếm thị trường khác có tiềm năng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu, nơi mà Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do. Thực tế, thị trường EU vẫn còn rất tiềm năng khi hàng dệt may Việt Nam chỉ đứng ngoài tốp 10 nước xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này.
Trump, Dệt may,
Tổng thống Trump áp dụng thuế biên giới thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại lớn vì chúng ta không có biện pháp đối trọng đủ sức ảnh hưởng là áp thuế nhập khẩu với hàng hóa từ quốc gia này.( Ảnh minh họa từ internet)
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho hay hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này hàng năm rất thấp. Vì vậy, nếu Tổng thống Trump áp dụng thuế biên giới thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại lớn vì chúng ta không có biện pháp đối trọng đủ sức ảnh hưởng là áp thuế nhập khẩu với hàng hóa từ quốc gia này.
Một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cho hay, việc áp thuế biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty ông nhưng nhìn rộng hơn, chi phí này không chỉ công ty gánh chịu mà cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải chịu. “Liệu họ có chịu đựng được mức giá mới, cao hơn rất nhiều mức giá hiện tại, là việc cần phải bàn”, vị này nói và cho hay khi đó, vì lợi ích quốc gia, có thể ông Trump sẽ phải suy nghĩ lại hoặc chính sách này cũng có thể bị người dân phản đối như là chính sách cấm người nhập cư gây tranh cãi vừa qua.
Trump, Dệt may,
Một công nhân đang ủi những chiếc quần để chuẩn bị đóng gói. (Ảnh sưu tầm từ internet)
TPP vẫn là ẩn số?
Liên quan đến việc Mỹ rút khỏi TPP, theo ông Cẩm, nhìn về dài hạn, sẽ là một bất lợi đối với ngành may mặc vì kỳ vọng giảm thuế suất về 0%, từ mức 17,5% hiện nay, đã không còn. Hơn nữa, ngành dệt may khó có thể thu hút được các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khâu thượng nguồn như bông, sợi, dệt, nhuộm, nếu không có TPP.
Song, để nói việc Mỹ rút khỏi TPP ảnh hưởng tiêu cực và ngay lập tức tới thị trường dệt may trong nước thì chưa có. Thực tế, để hưởng mức thuế 0%, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, trong đó có quy định về xuất xứ hàng hóa. “Hiện nay, nội lực các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa được hưởng lợi nhiều như mong muốn khi vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu của những nước ngoài TPP”, ông Cẩm nói và đưa ra dự đoán, có thể vài năm nữa, khi các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào khâu nguyên phụ liệu thì khi đó có TPP sẽ tốt hơn.
Có cái nhìn lạc quan hơn, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên, cho hay: “Ngành dệt may đã nhiều năm chấp nhận cạnh tranh với các nước mà không có sự bảo hộ nào của Nhà nước thì chúng tôi tin rằng ngành dệt may sẽ tìm được bước đi thích hợp trước thử thách này”. Thực tế, người Mỹ sản xuất rất ít hàng may mặc, dù muốn sản xuất thì cũng không thể cạnh tranh được hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Dương, không loại trừ khả năng Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dệt may Trung Quốc và cả Việt Nam. Với động thái này hàng hóa vào Mỹ sẽ đắt hơn trước và người tiêu dùng sẽ mua sắm ít đi. Ngoài ra, các nước có tiềm lực lớn về dệt may như Ấn độ, Bangladesh, Myanmar đang phát triển hàng may mặc hướng mạnh tới xuất khẩu. Họ sẽ là đối thủ cạnh tranh chính với hàng dệt may Việt Nam do chi phí lao động ở những nước này chỉ bằng một nửa chi phí lao động tại Việt Nam. Do đó nhiều khả năng khách hàng Mỹ sẽ tìm tới nguồn cung này.
Theo ông Dương, để ứng phó với những yếu tố bất định thời Tổng thống Trump, May Hưng Yên ngoài việc phải tăng năng suất thông qua việc đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường quản trị doanh nghiệp, còn phải tính tới việc đa dạng hóa thị trường mà Việt Nam có ký kết các hiệp định thương mại.
Ông Dương cũng kiến nghị Nhà nước nên giảm tốc độ tăng lương hàng năm và các khoản phí như bảo hiểm, công đoàn, môi trường, giao thông, bến bãi, chi phí vốn vay để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp ở các nước khác.
Hiện tại, theo các doanh nghiệp, TPP vẫn là một ẩn số vì nó chưa hoàn toàn chấm hết.
Theo ndh.vn

Vương Kỳ Sơn tung đòn “hồi mã thương” đối với tỉnh Vân Nam

Trong thời gian diễn ra lưỡng hội, Vương Kỳ Sơn đã đề xuất dò xét (đòn “hồi mã thương”) đối với tỉnh Vân Nam. Điều này đã đặt các quan chức cấp cao nơi này vào tình cảnh nguy hiểm.

Vương Kỳ Sơn, hồi mã thương, chống tham nhũng,
Sau mỗi lần đòn “hồi mã thương” được áp dụng các tỉnh khác thì có rất nhiều quan chức cấp cao bị ngã ngựa. (Ảnh sưu tầm từ interne)
Trước đây, sau mỗi lần đòn “hồi mã thương” được áp dụng các tỉnh khác thì có rất nhiều quan chức cấp cao bị ngã ngựa. Vì thế lần này Bí thư Tỉnh ủy Tần Quanh Vinh và các quan chức cấp cao khác của tỉnh Vân Nam đang ở trong tình cảnh nguy hiểm.
Theo Tân Hoa Xã, ngày 09/03 Bí thư Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – Vương Kỳ Sơn đã nghe báo cáo của đoàn đại biểu tỉnh Vân Nam.
Sau đó Vương kỳ Sơn đã chỉ ra rằng, việc dò xét lại cũng giống như kiểm tra sức khỏe của chính phủ, là kiểm tra lại tình hình chỉnh đốn và cải cách lần trước, tìm ra các vấn đề tồn tại trong nội bộ đảng, chủ nghĩa hình thức, xét xem có tồn tại quan liêu, chủ nghĩa hình thức trong việc thực hiện các quyết sách của Trung ương không.
Ngày 07/03, có thông tin chính thức công bố, Thường ủy châu tự trị Tây Song Bản Nạp tỉnh Vân Nam, Bộ trưởng Bộ Mặt trận thống nhất Mã Lực Dũng, Viện phó Học viện nghệ thuật Vân Nam Vương Hồng Tinh bị điều tra.
Ngày 22/02/2017, Vương Kỳ Sơn đã công bố công tác tuần tra lần thứ 12, trong đó có triển khai “dò xét lại” đối với 4 tỉnh Vân Nam, Nội Mông Cổ, Cát Lâm, Thiểm Tây.
Cuối tháng 02/2016, Vương Kỳ Sơn đã tiến hành dò xét lại 4 tỉnh bao gồm Liêu Ninh, Sơn Đông, Hà Nam, An Huy. Sau đó các quan chức cấp cao của các tỉnh này liên tiếp ngã ngựa. Trong đó các quan chức cấp cao phe Giang ở tỉnh Liêu Ninh ngã ngựa rất nhiều, bao gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh – Vương Mân, phó Chủ nhiệm Hội đồng nhân dân tỉnh Liêu Ninh – Vương Dương, Bí thư chính trị và pháp luật Liêu Ninh – Tô Hồng Chương.
Từ cuối Tháng 6 đến cuối tháng 8/2016, Vương Kỳ Sơn cũng tiến dò xét lại 4 tỉnh Thiên Tân, Giang Tây, Hà Nam, Hồ Bắc. Các quan chức cấp cao trong hang ổ Thiên Tân của Thường ủy Bộ chính trị của phe Giang – Trương Cao Lệ ngã ngựa rất nhiều. Trong đó có thị trưởng Thiên Tân – Hoàng Hưng Quốc, phó thị trưởng – Doãn Hải Lâm, Cục trưởng Cục an toàn và giám sát – Dương Đống Lương, v.v. Họ đều là đàn em cũ của Trương Cao Lệ.
Tần Quang Vinh có thể sẽ có kết cục giống như Vương Mân
Tháng 10/2014, Tần Quang Vinh bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam; tháng 05/2015, Vương Mân bị cách chức Bí thư Tỉnh Ủy Liêu Ninh. Cuối tháng 2/2016, tổ dò xét lại đã tùng đòn “hồi mã thương”; ngày 04/03 Vương Mân ngã ngựa.
Bình luận viên của Thời báo bình luận – Tạ Thiên Kỳ bày tỏ, cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam – Bạch Ân Bồi, Tần Quanh Vinh đều là người của phe Giang; Tần Quanh Vinh đã từng nhiều lần lên tiếng khiêu chiến với ông Tập Cận Bình. Đòn “hồi mã thương” lần này đã được áp dùng đối với tỉnh Vân Nam. Điều này chứng tỏ rằng việc thanh trừ quan trường tại tỉnh Vân Nam đã càng ngày càng tiến sâu hơn.
Tỉnh Vân Nam là một hang ổ lớn của phe Giang Trạch Dân, sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, các quan chức cấp cao của tỉnh Vân Nam đã liên tiếp ngã ngựa, trong đó bao gồm, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bạch Ân Bồi, phó thị trưởng Thẩm Bồi Bình, phó Bí thư Tỉnh ủy Thù Hòa, Bí thư Thành ủy thành phố Côn Minh Cao Kình Tùng, v.v.
Lê Hiếu, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Không phải Mỹ, Trung Quốc,… đây mới là quốc gia dẫn đầu thế giới về mọi mặt

Tại đất nước này, bạn có thể thấy rất nhiều chỉ số về xã hội và kinh tế thuộc top đầu trên thế giới như: Thuận lợi kinh doanh, tham nhũng (hầu như không có) hay đổi mới sáng tạo, cuộc sống cho người cao tuổi…

thuy dien, Thế Giới, quốc gia, dẫn đầu,
Thụy Điển là quốc gia đang dẫn đầu thế giới ở mọi khía cạnh. (Ảnh minh họa từ Internet)
Thật dễ dàng để làm ăn kinh doanh tại Thụy Điển
Lúc này, chuyện làm ăn kinh doanh thực sự là rất dễ dàng tại Thụy Điển. Bạn có thể trở thành ông chủ một cách rất thuận lợi, miễn là bạn có một ý tưởng tốt.
Chẳng thế mà quốc gia này đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng thường niên của Forbes về những quốc gia tốt nhất để khởi sự kinh doanh. Cần nhớ rằng, trong bảng xếp hạng này, cường quốc kinh tế là Mỹ chỉ xếp thứ 23.
Còn nhớ 10 năm trước, Thụy Điển vẫn còn xếp hạng thứ 17. Kể từ đó, Thụy Điển đã bắt tay khởi động một loạt các sáng kiến mới nhằm thay đổi hình ảnh của cả nền kinh tế.
Theo đó, Forbes viết: “Trong hơn hai thập kỷ qua, Thụy Điển đã cắt giảm nguồn chi cho phúc lợi xã hội của mình, bãi bỏ bớt các quy định và cũng thay đổi các chính sách kiềm chế ngân sách cho nhiều đối tượng”.
Nhờ đó, “trái ngọt” đã đến với nền kinh tế đất nước Bắc Âu này. Thụy Điển giờ đây là ngôi nhà của rất nhiều đổi mới công nghệ tiên phong. Thậm chí, nhiều thương hiệu rất nổi tiếng trên thế giới cũng đã đặt chân tới Thụy Điển, bao gồm có Volvo, Electrolux, Ericsson, IKEA và H&M…
Ở Thụy Điển, tham những tuyệt nhiên không có
Thụy Điển có tỷ lệ tham nhũng thấp đến độ dường như không có trên đất nước Bắc Âu này. Đồng thời, Thụy Điển cũng xếp thứ 4 trong Chỉ số nhận thức tham nhũng từ người dân được Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố mới nhất. Điều này chứng tỏ nền dân trí cao của người dân Thụy Điển.
thuy dien, Thế Giới, quốc gia, dẫn đầu,
Thụy Điển ở nhóm màu sáng – nhóm các nước có tỷ lệ tham nhũng thấp. (Ảnh: Transparency International)
Một đất nước của sự đổi mới sáng tạo không ngừng
Năm 2016 vừa qua, Ủy ban Đổi mới châu Âu đã ghi nhận Thụy Điển ở vị trí hàng đầu về đổi mới sáng tạo trên khắp châu Âu. Cùng với Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Thụy Điển chính là một trong số những đất nước đang dẫn dắt phong trào đổi mới sáng tạo tại lục địa già.
“Thụy Điển, một trong các nhà dẫn dắt sự đổi mới sáng tạo, cùng với Đan Mạch, Phần Lan, Đức và Hà Lan”
Khả năng đổi mới sáng tạo này được đo bằng hiệu suất sáng tạo trung bình, thường tính trên cả thảy 25 chỉ tiêu. Ở đó, Thụy Điển dẫn đầu trong chỉ tiêu về “nguồn nhân lực”. Điều đó có nghĩa là đất nước này có số lượng lớn các lao động có tay nghề cao và được đào tạo bài bản, cũng như có nhiều các bài nghiên cứu khoa học đạt chất lượng tốt nhất.
Cầm hộ chiếu Thụy Điển trong tay, gần như bạn có thể đi đến khắp các quốc gia thế giới
Sức mạnh của một hộ chiếu được định nghĩa theo số quốc gia mà một cá nhân nắm giữ hộ chiếu đó có thể nhập cảnh vào mà không có sự khó khăn nào hết.
thuy dien, Thế Giới, quốc gia, dẫn đầu,
Thụy Điển nằm vào nhóm có hộ chiếu mạnh trên thế giới (màu ngả xanh) (Ảnh: Getty Images)
Theo đó, Đức và Thụy Điển đang đứng đầu danh sách các quốc gia có hộ chiếu mạnh nhất. Trong đó, Đức hơn Thụy Điển với chỉ một nước, vì thế hộ chiếu Thụy Điển tuy mạnh thứ hai nhưng vô hình chung vẫn được coi là thuộc top mạnh nhất thế giới.
(Bảng xếp hạng được biên soạn bởi công ty Henley & Partners đã chỉ ra người mang hộ chiếu Đức có thể đi đến 177/218 quốc gia, còn người mang hộ chiếu Thụy Điển thì có thể ghé thăm 176/218 quốc gia).
Nơi ở hoàn hảo cho những người cao tuổi
Thụy Điển đứng thứ ba trong chỉ số Global Index AgeWatch được đo năm 2015, một chỉ số đo chất lượng cuộc sống cho những người cao tuổi. Ở chỉ số này, Thụy Điển có thứ hạng khá cao ở các hạng mục như tỷ lệ người lớn tuổi có việc làm (73,6%) hay tỷ lệ người học vấn có trình độ học vấn cao (68,7%).
Đúng là như vậy, ở đất nước này, đến những người già khó tính nhất cũng phải hài lòng với cuộc sống. Thủy Điển đạt điểm an toàn là 7,3/10 điểm, điểm tự do dân sự là 9,4/10 điểm và điểm về các hình thức giao thông công cộng luôn có sẵn là 6,5/10 điểm.
Thụy Điển cũng xếp hạng rất cao tại các lĩnh vực bảo vệ an toàn cho thu nhập người dân, với phạm vi bảo hiểm thu nhập hưu trí lên tới 100%. Nhờ đó, ở đất nước này, tỷ lệ hộ nghèo mà là những người cao tuổi chỉ ở mức 5,3%, thấp hơn hẳn 3% so với mức trung bình trong khu vực.
Đến Thụy Điển không cần lo biết tiếng địa phương, vì người Thụy Điển nói tiếng Anh “siêu” giỏi
Người Thụy Điển nói tiếng Anh, phải nói là rất rất tốt, chỉ thua mỗi những người đến từ Hà Lan hay Đan Mạch. Thậm chí nhiều người khi nghe người Thụy Điển nói tiếng Anh còn nói đùa rằng: “Thụy Điển nằm ở phần nào của nước Anh ?”
Có được điều này là do ở Thụy Điển trong khoảng 40 năm qua, Tiếng Anh đã luôn là một môn học bắt buộc trong suốt quá trình tiểu học và trung học của học sinh. Các phương tiện truyền thông cũng rất ưu tiên tiếng Anh qua một loạt các kênh, chương trình bằng tiếng Anh.
Vì thế, không khó hiểu khi thấy Tiếng Anh là thế mạnh của người Thụy Điển, đồng thời cũng là một yếu tố giúp Thụy Điển vượt trội hơn các quốc gia khác về nhiều khía cạnh.
Cuối cùng là điều không ai có thể phủ nhận: Thụy Điển chính là đất nước danh tiếng nhất thế giới
Với tất cả những điều trên, không là khó hiểu khi Bảng xếp hạng danh tiếng RepTrak xếp Thụy Điển đứng đầu bảng trong các quốc gia có danh tiếng tốt nhất trên thế giới, chứ không phải vẫn thường xuyên phải đi marketing hình ảnh của mình thông qua khía cạnh văn hóa như một số đất nước khác.
thuy dien, Thế Giới, quốc gia, dẫn đầu,
Điều không thể phủ nhận: Thụy Điển có danh tiếng quốc gia đứng đầu thế giới. (Ảnh sưu tầm từ Internet)
Theo đó, RepTrak đã mô tả Thụy Điển như một chốn đáng sống nhất trên thế giới với không gian sống xanh, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, là một đất nước an toàn cho phụ nữ, có sự minh bạch trong các phương tiện truyền thông và cuối cùng, đơn giản, đó là một đất nước xinh đẹp.
Theo Cafebiz

3 anh em Pakistan kỳ lạ “ngày sống, đêm chết”

Ban ngày, 3 anh em đang sống tại Baclochistan, Pakistan này không khác gì những đứa trẻ bình thường khác, nhưng khi màn đêm buông xuống, chúng đột nhiên không thể đi lại hay cử động.

bệnh kỳ lạ, bệnh hiếm gặp,
Abdul Rasheed (9 tuổi), Shoaib Ahmed (13 tuổi). (Ảnh: theguardian.com)
“Những đứa trẻ mặt trời” là cách người dân xung quanh gọi anh em Abdul Rasheed (9 tuổi), Shoaib Ahmed (13 tuổi) và Mohammed Ilyas (1 tuổi) đang sống tại làng Mian Kundi, cách thành phố Quetta 15km. Bởi lẽ, ban ngày, trông cả 3 không khác gì những đứa trẻ bình thường khác, nhưng khi màn đêm buông xuống, cả ba đột nhiên không thể đi lại hay cử động. 
Cha của ba anh em – ông Mohammed Hashim, hiện đang làm bảo vệ tại đại học công nghệ thông tin Quetta, cho biết kể từ vừa chào đời, cả ba đều đã mắc hội chứng kì quặc này.
“Cơ thể của con tôi dường như phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời kể từ khi vừa chào đời. Khi người dân làng nghe về chuyện này, họ rất ngạc nghiên và họ gọi con tôi là những đứa trẻ mặt trời”. Trong khi 3 người con khác, 2 trai và 1 gái, của ông Hashim lại hoàn toàn bình thường.
bệnh kỳ lạ, bệnh hiếm gặp,
Kể từ vừa chào đời, các cậu bé đều đã mắc hội chứng kì quặc này. (Ảnh: theguardian.com)
Chúng như bao đứa trẻ bình thường khác vậy. Hàng ngày hai anh em nó đi học ở trường làng. Dường như ánh nắng mặt trời mang năng lượng và sự sống đến cho các cháu. Nhưng khi mặt trời vừa khuất dạng, năng lượng của chúng như bị hút cạn, cơ thể chúng bắt đầu bất động” – ông Hashim kể về tình trạng của con mình.
Các bác sĩ chẩn đoán ba anh em đã mắc một chứng bệnh hiếm thấy, khiến cả ba gần như tê liệt vào chiều tối, không thể cử động, bước đi hay thậm chí là ăn uống. “Đó là một hiện tượng y khoa cực hiếm mà chúng tôi chưa từng gặp trước đó bao giờ. Chính vì thế, chúng tôi đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu” – bác sĩ Javed Akram – giám đốc Viện Khoa học Y khoa Pakistan nói.
bệnh kỳ lạ, bệnh hiếm gặp,
Ngay cả ăn uống, các em cũng không thể tự làm được. (Ảnh: theguardian.com)
Một ban nghiên cứu gồm 9 thành viên được thành lập để tiến hành kiểm tra mẫu máu. Kết quả kiểm tra được gửi đến 13 viện nghiên cứu quốc tế, trong đó có Mayo Clinic and John Hopkins Medical Institute ở Mỹ và Guys Hospital ở London.
Theo như chẩn đoán ban đầu, 3 cậu bé có thể mắc hội chứng bẩm sinh có tên gọi là Masthenia – một chứng bệnh hiếm gặp với chỉ 600 trường hợp được báo cáo trên thế giới cho đến nay.
bệnh kỳ lạ, bệnh hiếm gặp,
Ba cậu bé có thể mắc hội chứng bẩm sinh có tên gọi là Masthenia – một chứng bệnh hiếm gặp với chỉ 600 trường hợp được báo cáo trên thế giới cho đến nay. (Ảnh: theguardian.com)
Theo những gì chúng tôi biết thì trường hợp của 3 cậu bé là trường hợp đầu tiên ở Pakistan. Chúng tôi đang cố gắng xử lí vấn đề với sự trợ giúp của khoa học y khoa” – bác sĩ Javed nói thêm.
Tuy nhiên, may mắn thay, số phận đã không bạc đãi 3 anh em này khi cuối cùng, khoa học tiên tiến và sức mạnh của lòng người đã tìm ra phương pháp cứu chữa hội chứng kì quặc này.
Hiện nay, “những đứa trẻ mặt trời” đã có thể hoạt động, vui chơi vào chiều tối như bao người. Khỏi phải nói, ông Hashim không thể hạnh phúc hơn khi thấy con trai mình khỏe mạnh và vui vẻ trở lại.
bệnh kỳ lạ, bệnh hiếm gặp,
Ba anh em Abdul Rasheed đã được chữa trị và sống cuộc sống như bao đứa trẻ khác.Ba anh em Abdul Rasheed đã được chữa trị và sống cuộc sống như bao đứa trẻ khác. (Ảnh: theguardian.com)
Đến nay, mặc dù vẫn phải đến Viện Khoa học Y khoa Pakistan để kiểm tra định kì và chữa trị dứt điểm nhưng tình trạng của 3 cậu bé đã khá hơn rất nhiều. Sau giờ học, 2 anh em Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed thường chơi đánh cầu cùng bè bạn. Ngoài ra, 2 em còn phụ giúp cha mình chăn nuôi gia súc nữa.
Theo yan.vn

Cổng trời nổi tiếng thế giới bất ngờ đổ sập xuống biển...báo thế giới sắp đại loạn

Cổng vòm Azure Window, một biểu tượng du lịch của đảo quốc Malta, nơi mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan đã bị sụp xuống biển sau một trận bão lớn hôm 8/3.

Cổng trời Azure Window,
Cổng vòm Azure Window thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm. (Ảnh: timesofmalta.com)