Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Trà Vinh: Bảng hiệu chữ Trung Quốc khắp nhà máy nhiệt điện; Chính sách kinh tế của Trump nguy cơ khiến dệt may Việt Nam thiệt hại lớn

(Xã hội) - Người dân gọi khu vực gần nhà máy nhiệt điện này là “xóm Trung Quốc”. 

Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Ngôn ngữ Trung Quốc được ưu tiên tại “xóm Trung Quốc”. Ảnh: Dương Cầm
Bước chân đến ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, người ta không nghĩ đây là Việt Nam vì những bảng hiệu tiếng Trung Quốc trước những quán ăn, cửa hàng tạp hóa, massage…
Nhiều bảng hiệu có tiếng Trung Quốc to, nổi bật, bên dưới là những hàng chữ tiếng Việt nhỏ. Quán nhậu, tiệm hớt tóc, massage, cửa hàng tạp hóa đều…ưu tiên ngôn ngữ Trung Quốc.
Buổi chiều tà, hết giờ làm việc, công nhân từ nhà máy nhiệt điện túa ra. Tiếng “xì xồ” bằng ngôn ngữ Trung Quốc, Việt Nam xen lẫn nhau, làm con đường nhỏ trở nên náo nhiệt. Những chiếc xe chở hàng quá tải trọng vẫn còn ra vào nhà máy, chạy ầm ầm, khói bụi mịt mù.
Các quán nhậu bắt đầu tấp nập. Từng tốp công nhân Trung Quốc í ới rủ nhau vào quán “làm vài ve” trước khi trở về khu nhà nghỉ. Các tiệm hớt tóc, massage bắt đầu chuẩn bị đón khách….
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Một góc “xóm Trung Quốc” trước nhà máy nhiệt điện tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Chàng trai trẻ Đỗ Xuân Dũng, chủ quán nhậu tiết canh vịt cho biết: “Người Trung Quốc chỉ uống khoảng 2 chai bia là nghỉ. Họ có thói quen đi nhậu chừng 2 người, nhiều nhất là 4 người. Không như công nhân Việt Nam, đi từng top từ 5 người trở lên và uống đến say quắc”.
Trước đây Xuân Dũng cũng là kỹ sư kiểm tra độ nhún cọc công trình ở nhà máy nhiệt điện. Dũng chán cảnh đi làm thuê, bỏ ra ngoài thuê mặt bằng, mở quán tiết canh vịt. Chàng trai trẻ gốc Biên Hòa này đang cố gắng bám trụ, làm giàu ở vùng đất ven biển miền Tây.
Từ ngày có nhà máy nhiệt điện do người Trung Quốc xây dựng, dân tứ xứ đổ về Láng Cháo, biến vùng đất hẻo lánh này không còn yên tĩnh. Lần đầu tiên có những tiệm massage, hớt tóc máy lạnh xuất hiện ở vùng đất ven biển hẻo lánh này. Người Việt tranh thủ mở nhiều hàng quán, treo bảng hiệu tiếng Trung Quốc, chủ yếu phục vụ cho các “thượng đế mắt một mí”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
Buổi chiều tà, “xóm Trung Quốc” trở nên nhộn nhịp. Thỉnh thoảng có những chiếc xe chở quá tải gầm gừ, khói bụi mịt mù con đường nhỏ. Ảnh: Dương Cầm
Lai rai rượu đế ở một quán nhậu, phóng viên nghe kể chuyện công nhân Trung Quốc gây gổ với người dân tại chỗ. Mới đây nhất là một tốp người Trung Quốc đánh nhau với người Việt trong một vụ quẹt xe, họ liều lĩnh định đốt xe người Việt, may mắn công an đến can thiệp kịp thời. Những cuộc tình giữa thanh niên Trung Quốc và gái Việt Nam đẫm nước mắt. Chuyện những công nhân làm việc trên cao trong nhà máy nhiệt điện chẳng may bị phóng điện hoặc trời mưa trơn trợt, bị té ngã xuống đất chết tức tưởi, được mang xác đi âm thầm, không ai biết. Chuyện dân miền biển rủ nhau góp tiền chơi hụi, bị giật tiền tỷ…
Chiều tà nhộn nhạo, nắng tắt, những câu chuyện buồn làm lòng người nặng trĩu.
Những hình ảnh ở “xóm Trung Quốc” tại nhà máy nhiệt điện tại ấp Láng Cháo, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh:
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nhà máy nhiệt điện giờ tan tầm.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Buổi chiều tà, người đàn ông này bồng con ra đón khách Trung Quốc đến mua hàng tạp hóa. 
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Những bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc nhan nhản trước nhà máy nhiệt điện.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Kỹ sư, công nhân Trung Quốc kết thúc một ngày làm việc, đạp xe về nhà.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Những hàng quán treo bảng hiệu chữ Trung Quốc chào đón những “thượng đế mắt một mí”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Bảng hiệu của một công ty viết bằng hai ngôn ngữ Việt Nam-Trung Quốc.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Tiệm hớt tóc thanh lịch “Hồng Song Hỷ” toàn chữ Trung Quốc.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Chữ Trung Quốc chiếm hết diện tích bảng hiệu một quán hủ tiếu, rất khiêm tốn chữ Việt Nam bên dưới.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Cạo mặt, ráy tai mang thương hiệu …Young Lady.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Ngôn ngữ Trung Quốc được ưu tiên nằm bên trên Tiếng Việt trên bảng hiệu công ty xây dựng Hải Vinh.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Một góc “phố” ẩm thực ở “xóm Trung Quốc”.
Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nắng chiều trên mái tranh quán nhậu Minh Ngọc.

Tra Vinh, nha may nhiet dien, Trung Quoc
 Nhịp sống hối hả theo những vòng bánh xe, công nhân kết thúc ngày làm việc, “xóm Trung Quốc” bắt đầu sinh hoạt nhộn nhịp.
(Theo Một Thế Giới)

Chính sách kinh tế của Trump nguy cơ khiến dệt may Việt Nam thiệt hại lớn


Không chỉ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tổng thống Mỹ Donald Trump còn đang có kế hoạch áp thuế biên giới đối với hàng hóa nhập khẩu, nguy cơ ảnh hưởng lớn tới ngành dệt may Việt Nam.

Trump, Dệt may,
Dệt may ứng phó với yếu tố bất định mang tên “Trump”.(Ảnh sưu tầm từ internet)
Ác mộng thuế biên giới
Kể từ khi tranh cử cho tới lúc nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục tuyên bố sẽ áp thuế mạnh đối với hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài và bán tại thị trường Mỹ như là một biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Loại thuế mà chính quyền ông Trump dự kiến sử dụng là thuế biên giới đánh vào hàng hóa nhập khẩu với mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại và làm cho hàng hóa trong nước trở nên cạnh tranh hơn.
Theo các chuyên gia, những nước chịu thiệt hại lớn về mặt kinh tế từ thuế biên giới của Mỹ là những nước mà hàng hóa của họ dễ bị thay thế khi giá tăng.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, các chuyên gia kinh tế từ Deutsche Bank cho hay, Mexico sẽ là quốc gia chịu thiệt hại lớn nhất nếu Mỹ áp dụng mức thuế biên giới lên tới 20% như tuyên bố ban đầu. Các quốc gia khác là Việt Nam, Canada, Malaysia và Thái Lan cũng sẽ phải chịu thiệt hại nhiều về kinh tế vì đây là những nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Hiện nay, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất hàng dệt may của nước ta, với kim ngạch thu về khoảng hơn 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016, chiếm khoảng 40% thị phần xuất khẩu ngành dệt may. Như vậy, nếu Mỹ áp thuế biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành dệt may trong nước.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và xuất khẩu được hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ buộc phải nâng cao năng suất, tiết giảm chi phí hoặc nếu không thể trụ lại được thì có thể tìm kiếm thị trường khác có tiềm năng như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu, nơi mà Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do. Thực tế, thị trường EU vẫn còn rất tiềm năng khi hàng dệt may Việt Nam chỉ đứng ngoài tốp 10 nước xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này.
Trump, Dệt may,
Tổng thống Trump áp dụng thuế biên giới thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại lớn vì chúng ta không có biện pháp đối trọng đủ sức ảnh hưởng là áp thuế nhập khẩu với hàng hóa từ quốc gia này.( Ảnh minh họa từ internet)
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho hay hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này hàng năm rất thấp. Vì vậy, nếu Tổng thống Trump áp dụng thuế biên giới thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại lớn vì chúng ta không có biện pháp đối trọng đủ sức ảnh hưởng là áp thuế nhập khẩu với hàng hóa từ quốc gia này.
Một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cho hay, việc áp thuế biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty ông nhưng nhìn rộng hơn, chi phí này không chỉ công ty gánh chịu mà cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ phải chịu. “Liệu họ có chịu đựng được mức giá mới, cao hơn rất nhiều mức giá hiện tại, là việc cần phải bàn”, vị này nói và cho hay khi đó, vì lợi ích quốc gia, có thể ông Trump sẽ phải suy nghĩ lại hoặc chính sách này cũng có thể bị người dân phản đối như là chính sách cấm người nhập cư gây tranh cãi vừa qua.
Trump, Dệt may,
Một công nhân đang ủi những chiếc quần để chuẩn bị đóng gói. (Ảnh sưu tầm từ internet)
TPP vẫn là ẩn số?
Liên quan đến việc Mỹ rút khỏi TPP, theo ông Cẩm, nhìn về dài hạn, sẽ là một bất lợi đối với ngành may mặc vì kỳ vọng giảm thuế suất về 0%, từ mức 17,5% hiện nay, đã không còn. Hơn nữa, ngành dệt may khó có thể thu hút được các doanh nghiệp FDI đầu tư vào khâu thượng nguồn như bông, sợi, dệt, nhuộm, nếu không có TPP.
Song, để nói việc Mỹ rút khỏi TPP ảnh hưởng tiêu cực và ngay lập tức tới thị trường dệt may trong nước thì chưa có. Thực tế, để hưởng mức thuế 0%, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, trong đó có quy định về xuất xứ hàng hóa. “Hiện nay, nội lực các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa được hưởng lợi nhiều như mong muốn khi vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu của những nước ngoài TPP”, ông Cẩm nói và đưa ra dự đoán, có thể vài năm nữa, khi các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào khâu nguyên phụ liệu thì khi đó có TPP sẽ tốt hơn.
Có cái nhìn lạc quan hơn, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên, cho hay: “Ngành dệt may đã nhiều năm chấp nhận cạnh tranh với các nước mà không có sự bảo hộ nào của Nhà nước thì chúng tôi tin rằng ngành dệt may sẽ tìm được bước đi thích hợp trước thử thách này”. Thực tế, người Mỹ sản xuất rất ít hàng may mặc, dù muốn sản xuất thì cũng không thể cạnh tranh được hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo ông Dương, không loại trừ khả năng Mỹ có thể tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm dệt may Trung Quốc và cả Việt Nam. Với động thái này hàng hóa vào Mỹ sẽ đắt hơn trước và người tiêu dùng sẽ mua sắm ít đi. Ngoài ra, các nước có tiềm lực lớn về dệt may như Ấn độ, Bangladesh, Myanmar đang phát triển hàng may mặc hướng mạnh tới xuất khẩu. Họ sẽ là đối thủ cạnh tranh chính với hàng dệt may Việt Nam do chi phí lao động ở những nước này chỉ bằng một nửa chi phí lao động tại Việt Nam. Do đó nhiều khả năng khách hàng Mỹ sẽ tìm tới nguồn cung này.
Theo ông Dương, để ứng phó với những yếu tố bất định thời Tổng thống Trump, May Hưng Yên ngoài việc phải tăng năng suất thông qua việc đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường quản trị doanh nghiệp, còn phải tính tới việc đa dạng hóa thị trường mà Việt Nam có ký kết các hiệp định thương mại.
Ông Dương cũng kiến nghị Nhà nước nên giảm tốc độ tăng lương hàng năm và các khoản phí như bảo hiểm, công đoàn, môi trường, giao thông, bến bãi, chi phí vốn vay để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp ở các nước khác.
Hiện tại, theo các doanh nghiệp, TPP vẫn là một ẩn số vì nó chưa hoàn toàn chấm hết.
Theo ndh.vn

Không có nhận xét nào: