Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

12 hours trước 10,065 lượt xem

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quan, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Việt cổ. (Ảnh: Wikipedia)
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.

Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Ảnh qua vietbao.vn)

Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.

Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay


Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục).  (Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Trần Hưng
Xem thêm:

Bệnh “tình chí” dùng cách gì để chữa? Buồn bực vui sướng cũng là thuốc

Hoàng đế nội kinh có nói “nóng giận tổn thương gan, hân hoan tổn thương tim, ưu tư tổn thương tỳ (lá lách), sợ hãi tổn thương thận”. Mừng vui buồn giận đều có thể sinh bệnh. Trong điển tích của trung y có rất nhiều câu chuyện vận dụng chính liệu pháp tâm lý “mừng vui buồn giận” để trị bệnh.

cách trị, bệnh tình chí,
Trung y cổ đại cho rằng, ngoài ảnh hưởng từ bên ngoài, nhân tố tinh thần nội tại cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. (Ảnh minh họa từ internet)
Liệu pháp trêu cười
Đời nhà Thanh có một vị tuần án đại nhân, mắc bện tinh thần hậm hực, cả ngày mặt ủ mày nhau, ỉu xìu rầu rĩ. Sau nhiều lần trị liệu không có kết quả, bênh tình ngày càng nghiêm trọng. Lão trung y sau khi tứ chẩn: nhìn, nghe, hỏi, sờ, nói với vị đại nhân: “Bệnh của ông mắc phải là kinh nguyệt không đều, chỉ cần điều dưỡng là sẽ khỏi”. Tuần án sau khi nghe xong ôm bụng cười lớn, lão thầy thuốc này già quá rồi nên hồ đồ, đến nam nữ cũng phân biệt không được.
Từ đó về sau mỗi lần nghĩ đến chuyện này tuần án đại nhân đều phì cười không nín được. Cứ như vậy sau một khoảng thời gian, bệnh hậm hực của ông tự nhiên khỏi.
Một năm sau, lão trung y và tuần án đại nhân gặp nhau, lúc này lão trung y mới nói: “Bệnh hậm hực lúc trước của đại nhân nguyên nhân là do chán nán, không thuốc nào có thể chữa, nhưng nếu tâm trạng vui vẻ, miệng hay cười, khí tắc được khai thông, thì có thể không cần trị mà cũng tự khỏi. Bệnh của đại nhân là không qua nhiều lần ngài cười sảng khoái mà tự khỏi”.
Đến lúc này tuần án đại nhân mới hiểu chuyện, liền cảm tạ lão trung y đã chữa khỏi bệnh cho mình.
Liệu pháp chọc giận
Trong thời Chiến Quốc, Tề Mẫn Vương, mắc chứng bệnh u buồn, mời danh y Tấn Quốc là Văn Chí đến để chẩn trị. Sau khi Văn Chí chẩn đoán kỹ lưỡng liền nói với Thái Tử: “Bệnh của Tề Vương chỉ dùng phương pháp chọc giận chữa thì mới khỏi, nếu ta chọc giận Tề Vương thì chắc chắn ngài sẽ cho người chém đầu ta”.
Thái tử nghe xong liền khẩn cầu: “Chỉ cần có thể trị khỏi bệnh cho phụ thân, ta và mẫu hậu bảo đảm ông sẽ không sao cả”. Thế là Văn Chí áp dụng phương pháp này để trị bệnh cho Tề Vương.
Lúc đó Văn Chí hẹn thời gian đến xem bệnh cho Tề Vương, nhưng ông lại không đến, rồi tiếp tục hẹn lần 2, lần này ông cũng không đến, Văn Chí lại hẹn Tề Vường lần thứ 3, cuối cùng cũng giống 2 lần trước. Tề Vương thấy Văn Chí 3 lần thất hẹn nên đã vô cùng tức giận, không ngừng thống mạ ông.
Vài ngày sau Văn Chí đột nhiên xuất hiện, ngay cả lễ cũng không thấy, giầy cũng không cởi ra, ngồi lên nệm giường của Tề Vương để xem bệnh, lại còn nói lời thô tục chọc giận Tề Vương, Tề Vương thật sự không thể nhịn nổi nữa, liền ngồi dậy chửi mắng Văn Chí, vừa giận vừa chửi, phiền muộn đều ào ra, bệnh u buồn của Tề Vương liền khỏi.
Nhưng đáng tiếc là Thái Tử và mẫu hậu đã không giữ lời hứa bảo toàn mạng sống cho Văn Chí, cuối cùng ông đã bị Tề Vương chém đầu. Văn Chí đã căn cứ theo nguyên tắc tình chí trị bệnh của trung y “nộ thăng tư”, chữa khỏi bệnh ưu buồn cho Tề Vương, ông để lại trong lịch sử trung y một kiểu mẫu điển hình của việc sử dụng liệu pháp tâm lý trị bệnh.
cách trị, bệnh tình chí,
Hỷ, nộ, ái, ố đều có thể sinh bệnh, chỉ có đạt được nội tâm an hòa mới là tốt nhất. (Ảnh minh họa từ internet)
Liệu pháp thống khổ
Triều Minh có một người con nhà nông tên là Lý Đại Gián, từ thủa nhỏ đã chăm chỉ hiếu học, khi lớn lên năm đầu đi thi đã đỗ tú tài, năm thứ 2 thi hương, trúng cử nhân, năm thứ 3 thi hội, liền thi đậu tiến sĩ, tin vui mấy năm liên tiếp không ngừng được truyền đi, phụ thân ông làm nghề nông, vì quá vui mừng nên gặp ai cũng khoe khoang.
Mỗi lần khoe đều cười khoái chí, cười lâu không ngớt, sau một thời gian thì không thể tự chủ, trở thành người mắc bệnh cuồng tiếu, đã mời rất nhiều thấy thuốc đến chẩn bệnh, nhưng đều không có hiệu quả. Lý Đại Gián đành bất đắc dĩ mời một số ngự ý đến trị liệu cho phụ thân của mình. Ngự y suy nghĩ rất lâu: “Bệnh có thể chữa, nhưng có chỗ thất kính, mong được bỏ quá cho”.
Lý Đại Gián nói: “Cẩn tôn y minh, ta không dám không tuân theo”. Ngự y lập tức phái người về quê của Lý Đại Gián báo tang, nói với phụ thân của ông rằng: “Con trai của ông bà vì bị bệnh cấp tính, không may qua đời rồi”. Phụ thân của Lý Đại Gián sau khi nghe tin dữ lập tức khóc chết đi sống lại, vì quá đau buồn nên bệnh cười nhiều cũng biến mất.
Không lâu sau ngự y lại sai người đến Lý Gia thông báo cho phụ thân của Lý Đại Gián nói: “Con trai công sau khi chết, may mắn gặp được thái y nên đã diệu thủ hồi xuân, khởi tử hoàn sinh, được cứu sống lại rồi”. Phụ thân của Lý Đại Gián sau khi nghe vậy đã không còn đau buồn nữa, và bệnh cuồng tiếu cũng khỏi hẳn.
Liệu pháp xấu hổ
Cảm thấy thẹn là bản năng của con người, trung y lợi dụng bản năng này, để điều trị một số bệnh kỳ quái, và đã thu được hiệu quả rất kỳ diệu. Dân gian lưu truyền câu chuyện, có một nữ tử, cứ lúc ngáp là hai tay đưa lên không thể hạ xuống được, đã thử uống nhiều thuốc, nhưng không có hiệu quả.
Danh y Du Dụng Thạch, đã lợi dụng tâm lý thẹn thùng này của cô gái, lúc đến chữa trị cho cô, ông nói sẽ châm cứu cho cô, rồi giả bộ đến gỡ bỏ đai lưng cột áo của nữ tử này, bị rơi vào tình cảnh bất lình này đã vô cùng kinh sợ, hai tay của cô tự nhiện hạ xuống yểm trợ thân lúc nào mà cô cũng không tự biết, trong lúc gấp gáp mà sinh biến, hai tay tự hạ xuống được, và chứng bệnh này của cô cũng khỏi từ đó.
Lê Hiếu, Theo Kannewyork

Khoảnh khắc lính Trung Quốc xả đạn vào chiến sỹ vây quanh lá cờ trên đảo Gạc Ma


(VTC News) - Những người lính tham gia trận hải chiến Gạc Ma 29 năm về trước kể lại, họ đã phải dùng các hộp đạn ghép làm hòm rồi khâm liệm và án táng thiếu úy Trần Văn Phương ngay trên đảo Sinh Tồn.
Dùng hộp đạn khâm liệm người lính hy sinh
Chúng tôi tìm về vùng đất Quảng Trị anh hùng vào những ngày tháng 3 lịch sử. Cũng gần vào dịp này của 29 năm về trước (14/3/1988), Trung Quốc đã nổ súng sát hại 64 chiến sĩ của lực lượng Hải quân Việt Nam.
Gạc Ma tháng 3/1988 đối với hai cựu binh là anh Trần Quang Dũng (SN 1966) và Trần Xuân Bình (SN 1970), cùng trú tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là những dòng kí ức chẳng thể nào quên.
Trò chuyện với chúng tôi, cựu binh Trần Quang Dũng phóng đôi mắt nhìn về phía biển và bồi hồi nhớ lại: "Ngày 12/3/1988, anh em chúng tôi lên tàu HQ 604 đi ra làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Trường Sa. Chiều 13/3/1988 tàu của tôi cùng tàu HQ.605 và HQ.606 đến Gạc Ma.
Video: Lời nói trước lúc hy sinh của những liệt sĩ Gạc Ma trong trí nhớ đồng đội

Khoảng 5h ngày 14/3, tôi và anh Bình là hai người dân biển Quảng Trị, bơi giỏi nên được giao nhiệm vụ vào đảo Gạc Ma cắm cờ. Khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi mang theo xà beng cùng cây dương bơi lên đảo để cắm cờ và cắm cọc buộc dây từ tàu vào đảo.
Sau đó, thiếu úy Trần Văn Phương (quê ở Quảng Bình) cùng một số đồng đội nữa lần lượt vào và vây quanh bảo vệ lá cờ Tổ quốc vừa được cắm lên Gạc Ma. 
Không lâu sau đó, từ phía xa tàu Trung Quốc xuất hiện. Bọn chúng chia nhau lên ca nô rồi lái vào đảo. Hai bên đều nói Gạc Ma là chủ quyền của mình và buộc phía bên kia rời khỏi đảo.
a2

Đã 29 năm trôi qua nhưng anh Dũng và anh Bình chẳng thể nào quên được những câu nói cuối cùng của đồng đội trước lúc hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: Trần Anh)

Sau hồi tranh luận, bất ngờ lính Trung Quốc tiến đến dùng lưỡi lê đâm vào anh Nguyễn Duy Lân rồi chúng bắt đầu nổ súng. Ở loạt đạn đầu tiên, thiếu úy Phương đã gục xuống và hi sinh bên cạnh lá cờ Tổ quốc”.
Khi tiếng súng ngưng, anh Dũng cùng đồng chí của mình là anh Trần Xuân Bình cố gắng đưa thiếu úy Trần Văn Phương (lúc này đã hi sinh) cùng hơn 30 người lên chiếc xuồng cao su rồi lênh đênh trên biển.
Sau khoảng thời gian lênh đênh trên biển, những người lính Gạc Ma may mắn gặp tàu tiếp nước của quân ta và đưa về đảo Sinh Tồn. Khi ấy mọi người mới biết là mình thoát chết.
Khẽ lau giọt lệ còn đang lăn dài trên gò má, anh Trần Xuân Bình cho biết: "Tôi cùng anh Dũng đưa được thiếu úy Trần Văn Phương vào đảo Sinh Tồn. Vào đến nới, chúng tôi dùng các hộp đạn ghép làm hòm rồi khâm liệm và án táng anh ấy ngay trên đảo”.
Đến giờ anh Trần Quang Dũng vẫn còn nhớ như in câu nói của liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương trước lúc hi sinh: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam anh hùng”.
IMG_8509

Anh Trần Thiên Phụng chỉ vào vết sẹo do trúng đạn Trung Quốc bắn trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. (Ảnh: Trần Anh)

Thoát chết trong trận hải chiến Gạc Ma, anh Dũng và anh Bình tiếp tục tham gia làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mãi đến năm 1991, hai anh mới ra quân và trở về quê hương làm lụng xây dựng cuộc sống gia đình.
Vì nặng lòng với vùng biển đảo Tổ quốc mà cựu binh Trần Xuân Bình đã lấy tên các đảo đặt tên cho 3 con mình là Trần Xuân Trường, Trần Xuân Sa (bắt nguồn từ tên đảo Trường Sa) và Trần Xuân Sinh (bắt nguồn từ tên đảo Sinh Tồn).
 
Sau hồi tranh luận, bất ngờ lính Trung Quốc tiến đến dùng lưỡi lê đâm vào anh Nguyễn Duy Lân rồi chúng bắt đầu nổ súng. Ở loạt đạn đầu tiên, thiếu úy Phương đã gục xuống và hi sinh bên cạnh lá cờ Tổ quốc.
Cựu binh Trần Quang Dũng
Ký ức “Vòng tròn bất tử”
Quảng Trị có 6 chiến sĩ thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam tham gia cuộc hải chiến Gạc Ma năm 1988. Trong 6 chiến sĩ thì có 2 người mãi mãi nằm lại nơi vùng biển đảo linh thiêng của Tổ quốc và 1 người bị Trung Quốc cầm tù 3 năm mới được trở về quê hương.
Tiếp chúng tôi, 3 trong 4 cựu cựu binh may mắn thoát chết tại trận hải chiến Gạc Ma năm xưa là anh Trần Thiện Phụng (SN 1962, trú thành phố Đông Hà), anh Trần Quang Dũng (SN 1966, trú huyện Gio Linh), Trần Xuân Bình (SN 1970, trú huyện Gio Linh) lại sụt sùi nước mắt khi kể lại những ký ức về đồng đội.
Ngày 11/3/1988, các cựu binh được lệnh ra đảo Gạc Ma cùng với các chiến sĩ khác để xây dựng đảo. Họ cùng đi trên tàu HQ.604 và đến Gạc Ma vào chiều 13/3/1988.
Cựu binh Trần Thiện Phụng nhớ lại: “Khi vừa cập bến thì thấy một số tàu Trung Quốc cũng đang ở gần đảo Gạc Ma nhưng chưa có động thái gây hấn nào. Đêm 13/3, Trung tá Trần Đức Thông – Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 nói với mọi người: "Các đồng chí yên tâm. Tôi sẽ điện vào Bộ Tư lệnh vùng 4 để xin chỉ thị cho tàu ra viện trợ."
Đêm hôm ấy, tâm lý anh em rất thoải mái, mọi người cùng nhau hát hò.
bao tu

Thời gian bị Trung Quốc cầm tù, đồng đội tưởng anh Phụng đã hi sinh nên làm giấy báo tử gửi về gia đình anh ở Quảng Trị. (Ảnh: Nguyễn Vương)

“Tui còn nhớ mãi câu nói anh Đông nói với tôi đêm hôm ấy: "Mai mi chết tau về báo với vợ con mi, còn nếu tau chết mi về báo với gia đình tau. Cuối cùng anh Đông hy sinh còn tui thì bị quân Trung Quốc bắt nên không ai báo được cho ai”, cựu binh Trần Thiên Phụng nhớ lại.
 Còn cựu binh Trần Quang Dũng thì mãi không thể nào quên những câu nói của thiếu úy Nguyễn Văn Phương (quê Quảng Bình) vào đêm 13/3/1988: “Chắc đêm đó anh Phương có linh tính về điều chẳng lành đến với mình nên đã nhắn tôi rằng: "E tau không về được! Nếu tụi bây về được thì bắt xe ra Đồng Hới động viên vợ tau với. Vợ tau là giáo viên và còn có con nhỏ của tau nữa"”.
Đúng như linh tính của thiếu úy Trần Văn Phương, sáng hôm sau (14/3/1988) cựu binh Trần Quang Dũng và Trần Xuân Bình được giao nhiệm vụ vào đảo Gạc Ma cắm cờ. Sau đó, thiếu úy Trần Văn Phương cùng một số đồng chí nữa lần lượt vào bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Thế nhưng, đúng lúc này, tàu Trung Quốc ập tới và bắt đầu xả súng về phía quân ta.
Video: Nước mắt người mẹ ôm chai nước biển thờ con
Sau loạt đạn xối xả đầu tiên của Trung Quốc, thiếu úy Trần Văn Phương, các anh Tống Sĩ Bái và Hoàng Ánh Đông (cùng quê Đông Hà, Quảng Trị) đã hy sinh bên lá cờ Tổ quốc.
Anh Trần Xuân Bình sụt sùi nói: “Trước lúc hy sinh và đang đứng tại vòng tròn bảo vệ lá cờ, đồng chí Tống Sĩ Bái còn nói với tôi: "Ước gì bây giờ hoàn thành xong nghĩa vụ để tau được về với mẹ". Lúc sinh tử đó trong đầu ai cũng mong muốn được về đoàn tụ với gia đình. Ấy vậy mà vừa nói ra cái ước nguyện ấy thì đồng chí Bái cũng hy sinh”.
“Nhìn đồng đội ngã xuống mà đau đớn lòng. Tiếc rằng trong tay không có súng để bắn lại chúng”, anh Trần Thiên Phụng nói trong cay đắng.
a3 (1)
Đã nhiều năm qua, mẹ Hằng coi chai nước biển như chứa máu và linh hồn của con trai mình trong đó. (Ảnh: Trần Anh)
Sau ngày thảm sát đẫm máu tại Gạc Ma, anh Dũng và anh Bình may mắn ôm được khúc gỗ trôi dạt trên biển và được cứu về đảo Sinh Tồn. Sau khi được điều tri tại bệnh viện, các anh tiếp tục tham gia vào nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Mãi đến năm 1991 các anh mới ra quân, trở về quê hương làm lụng, xây dựng cuộc sống gia đình.
Riêng anh Trần Thiện Phụng, trong trận hải chiến Gạc Ma bị dính đạn và bị thương ở cánh tay trái, tay còn lại thì cố bám trên thanh gỗ và trôi dạt trên biển.
Sau đó anh được quân Trung Quốc vớt lên tàu và bị bắt làm tù binh trong suốt 3 năm mới được trao trả về nước đoàn tụ với gia đình. Hoàn cảnh và những năm tháng trong tù của Phụng cũng đã được chúng tôi thuật lại trong bài viết "Nhật ký người lính Gạc Ma và câu chuyện trong nhà tù Trung Quốc".
a4

 Mỗi lần nhớ lại những hồi ức về người con đã hy sinh tại Gạc Ma năm 1988, mẹ Hằng lại ôm mặt khóc. (Ảnh: Trần Anh)

Khát vọng bám biển trên chiếc “thuyền bộ đội”
Trở về từ Gạc Ma, hai cựu binh Trần Quang Dũng và Trần Xuân Bình lại quay về với nghề đánh bắt hải sản, vừa là để mưu sinh nhưng cũng là để nuôi khát vọng vươn khơi, bám biển trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau nhiều năm đi biển tích cóp, năm 2010 cựu binh Trần Quang Dũng đã đóng được cho mình chiếc tàu 52 CV để ra khơi bám biển.  Anh Dũng tự gọi chiếc tàu này của mình là “thuyền bộ đội”.
Theo lời bộc bạch của anh, tên gọi đó xuất phát từ việc những người đi trên tàu đều là lính Hải Quân. Ngoài anh Dũng và anh Bình thì còn có các Nguyễn Công Vinh, Hoàng Phát và Võ Nam (đều là lính Hải quân Việt Nam tham gia xây dựng đảo Cô Lin, Sơn Chà).
a4-0018

Thoát chết và trở về từ Gạc Ma nhưng ý chí đóng tàu để vươn khơi, bám biển góp phần bảo vệ biển đảo quê hương luôn chảy trong huyết quản của cựu binh Dũng. (Ảnh: Trần Anh) 

“Tôi là người lính Hải quân nên những năm tháng lênh đênh trên biển in sâu trong máu rồi nên không thể dứt ra được. Hơn nữa mỗi lần mình vươn khơi bám biển vừa thỏa được nỗi lòng ra biển vừa góp phần bảo vệ biển đảo quê hương”, anh Dũng tâm sự.
Những người cựu lính Gạc Ma này cũng tổ chức một ngày giỗ chung cho các đồng đội là ngày 26/2 Âm lịch. Hằng năm, khi đến ngày này những cựu binh trên chiếc “thuyền bộ đội” lại chuẩn bị vòng hoa, làm mâm cơm lên thuyền ra cửa lạch và hướng về phía đảo xa bái vọng.
Ngày hôm đó cũng được những cựu binh chọn là ngày xuất hành đầu năm của chiếc “thuyền bộ đội”.
“Bao nhiêu ngày đi biển của tôi là bấy nhiêu kí ức lại ùa về. Giữa mênh mông sóng nước tôi lại nhớ kí ức cùng đồng đội ngày còn trên tàu ra đảo Gạc Ma. Mỗi lần lênh đênh trên biển tôi lại thắp nén hương, thả vài bông hoa xuống dưới biển cầu mong cho linh hồn các đồng đội được siêu thoát”, anh Trần Xuân Bình sụt sùi.
a3-0021

Những cựu lính của Quân chủng Hải quân Việt Nam anh hùng năm xưa lại tiếp tục cùng nhau vươn khơi, bám biến. (Ảnh: Trần Anh) 

Anh Nguyễn Công Vinh (Cựu binh Trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân Việt Nam – người có ra và tham gia xây dựng đảo Cô Lin vào tháng 3/1988) chia sẻ: “Đi trên thuyền của anh Dũng chúng tôi xem nhau như anh em. Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Có lúc đánh bắt được nhiều cá có lúc không, nhưng đã là tình đồng chí thì không tính toán thiệt hơn.
Tôi là lính Hải quân nên dù không còn trong quân ngũ nhưng trái tim luôn hướng về biển đảo. Tôi bám biển cũng chỉ muốn góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta”.
Được biết, sau sự cố môi trường biển xảy ra ở 4 tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc bám biển, vươn khơi của những cựu binh trên.
Trong tâm khảm cựu binh Trần Xuân Dũng giờ đây luôn mong mỏi sớm đóng được chiếc tàu trên 400 CV để có thể ra được những vùng biển xa.
“Vừa qua có nghị định 67 cho ngư dân vay vốn đóng tàu, mong rằng tôi có thể vay vốn để đóng chiếc tàu trên 400 CV. Có thuyền lớn vừa tạo công việc cho những cựu binh vừa có thể bám biển bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc”, cựu binh Dũng trải lòng.
Trần Anh – Nguyễn Vương

Vì sao Thủ tướng CSVN Phúc mong muốn ‘đi Mỹ’?

Vì sao Thủ tướng CSVN Phúc mong muốn ‘đi Mỹ’?
Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak tới thăm Việt Nam và nói chuyện với ông Nguyễn Xuân Phúc hôm 9/3. Ảnh: VOA
Một động tác “bắn tiếng” chưa từng có tiền lệ vừa xảy ra: trang facebook của chính phủ CSVN đăng tải những thông tin về tâm thế của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “sẵn sàng đi thăm Mỹ”.

Trước đây, các hoạt động vận động và thỏa thuận về những chuyến thăm cao cấp Việt – Mỹ đều thông qua kênh ngoại giao, và thường gần đến lúc “đi” mới công bố thông tin trên báo chí nhà nước, chứ hoàn toàn không có chuyện bày tỏ mong muốn như vừa đây trên trang facebook của chính phủ.

Thậm chí, trang facebook chính phủ còn nhắc lại “kỷ niệm” về việc ông Trump nói trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Việt Nam sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, rằng ông sẽ tiếp ông Phúc “bất cứ lúc nào, dù là ở Washington hay là New York…”.

Cần lưu ý rằng động tác thông tin trên diễn ra trong bối cảnh chưa rõ phía Mỹ đã chính thức mời Thủ tướng Phúc công du Hoa Kỳ hay chưa. Nhưng theo một số tin tức ngoài lề thì cho tới giờ này, người Mỹ còn đang quá bận rộn với công việc nên “chưa có thời giờ nghĩ dến Việt Nam”.

Thông tin trên trang facebook của chính phủ lại xuất hiện ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng và Hoàng hậu. Không biết vô tình hay hữu ý, đã không có bất kỳ hứa hẹn nào từ “thắt chặt quan hệ chính trị” đến “viện trợ không hoàn lại của Nhật bản cho Việt Nam” được công bố sau chuyến thăm này.

Nhưng có thể hiểu rằng Nhật lại là một đồng minh thân cận của Mỹ. Không loại trừ chuyến thăm Việt Nam của Nhật hoàng đã có một tác động nào đấy đến thái độ “sẵn sàng đi thăm Mỹ” của Thủ tướng Phúc.

Không những “sẵn sàng đi thăm Mỹ”, vào ngày 9/3/2017 ông Phúc còn gián tiếp thông qua một đoàn doanh nhân Hoa Kỳ để đề nghị phía Mỹ “quan tâm lại vấn đề TPP”, cho dù quan điểm của Tổng thống Trump đã xác quyết ngay từ ngày đầu ông nhậm chức bằng việc ký quyết định hủy bỏ việc Mỹ tham gia hiệp định này.

Tình thế khó khăn kinh tế của chế độ Việt Nam nói chung và của Thủ tướng Phúc cũng bởi thế càng cám cảnh. Đã từng hy vọng TPP là cứu vãn gần như duy nhất cho nền kinh tế Việt đã trượt vào chu kỳ suy thoái đến năm thứ 9 liên tiếp, giới chóp bu Việt Nam càng tỏ ra thất vọng sâu sắc khi doanh nghiệp Việt Nam gần như mất khả năng kiếm lợi thông qua TPP, khiến chân đứng chế độ càng bị lung lay.

Nếu không thể thuyết phục Mỹ về TPP, Việt Nam chỉ còn hy vọng Mỹ sẽ không quá làm khó đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ và do đó vẫn duy trì được xuất siêu Việt Nam sang Mỹ khoảng 25 tỷ USD/năm. Trong những năm gần dây, do chất lượng không bảo đảm nên một số mặt hàng của Việt Nam như gạo, cá ba sa, tôm… đã bị hàng rào kiểm định chất lượng của Mỹ chặn lại, khiến giá trị của xuất khẩu Việt bắt đầu giảm sút.

Đó là chưa kể một tác động không nhỏ vừa được nêu ra bởi tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế – Credit Suisse. Một báo cáo của tổ chức này nhận định rằng các biện pháp kiểm soát biên giới gắt gao hơn của chính quyền Tổng thống Trump có thể làm giảm một lượng kiều hối tương đương với 0.4% GDP của Việt Nam. Tổng lượng kiều hồi từ Mỹ về chiếm 4% GDP của Việt Nam. Báo cáo cho rằng điều này sẽ tác động mạnh nhất đến thị trường bất động sản và bán lẻ.

Bên cạnh đó, nếu dự luật về thuế biên giới đánh vào hàng nhập khẩu của chính quyền ông Trump được thông qua, Việt Nam có thể bị giảm thêm 0.9% GDP.

Lê Dung

 (SBTN)

THIẾU TƯỚNG TRƯƠNG GIANG LONG: VIỆT NAM TRÙNG ĐIỆP THÙ NGOÀI, GIẶC TRONG

Thiếu tướng Công an Trương Giang Long về những bức xúc của Việt Nam hiện nay

Video: Tiết lộ động trời của Thiếu tướng Công an Cộng sản Trương Giang Long về những bức xúc của Việt Nam hiện nay

``Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển đông! ``


Phát biểu của Thiếu tướng GS.TS Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục chính trị Công an nhân dân. Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân.

(Thoibao.de)

Năm người Trung Quốc làm gì ở khu nhà không phép xây lén lút ở Đà Nẵng?

TẤN TÀI

(GDVN) - Phía chủ đầu tư thì cho rằng, năm người khách Trung Quốc là chuyên gia về trà đạo, được mời đến góp ý cho các khu nhà, gian trưng bày hàng.
Tuy nhiên, trước đó, khi làm việc với cơ quan chức năng, hướng dẫn viên cho nhóm này đã khai báo là đưa khách đi du lịch, tham quan.
Sẽ xem xét cấp phép hoặc đập bỏ
Liên quan đến phản ảnh của Báo điện tử giáo dục Việt Nam về khu phố rộng 1.500m2 không có phép, được xây lén lút phía sau những bức tường bê – tông tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành (Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng đã kiểm tra và có kết luận ban đầu về việc này.
Hộ chiếu Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò phi pháp. Ảnh: TT
Theo đó, công trình này do Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm chủ đầu tư.

Phát hiện khu xây dựng không phép trông giống “phố Trung Quốc” giữa Đà Nẵng

(GDVN) - Được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê-tông kiên cố, phía bên trong là hệ thống những ngôi nhà cổ kiểu dáng của người Hoa được xây dựng liền kề nhau.
Theo hợp đồng thuê kho ngày 11/11/2016 giữa Công ty cổ phần đầu tư – thương mại Việt May (chủ sử dụng đất) và Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy do ông Bùi Đăng Thiên làm giám đốc thì mục đích thuê là kho trưng bày trà.
Thanh tra xác định, công trình xây dựng nêu trên chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định.
Hiện tại công trình đã dừng thi công và Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ cũng có công văn đề nghị Sở Xây dựng có ý kiến và cảnh quan kiến trúc để làm cơ sở áp dụng hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đối với công trình vi phạm nêu trên.
Sở Xây dựng cho biết, sẽ xem xét và sớm có văn bản phản hồi cho Ủy ban nhân dân quận Cẩm Lệ.
5 người Trung Quốc là du khách hay chuyên gia tư vấn?
Theo tìm hiểu, tại thời điểm lực lượng chức năng phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) phát hiện có năm người Trung Quốc ở đây.
Sở Xây dựng sẽ có phương án xử lý đối với khối kiến trúc được xây dựng không phép. Ảnh: TT
Nhóm người trên gồm: Lin Li Yun, Huang Wen Yi, Chen Xin Hong, Lin Sheng Yu và Hsieh Chih Wei được hướng dẫn viên của Công ty TNHH Việt Nam Overseas Travel Đà Nẵng (trụ sở đường Nguyễn Hữu Thọ, quận Cẩm Lệ) hướng dẫn.

Cận cảnh bên trong khu nhà trông giống “phố Trung Quốc” không phép ở Đà Nẵng

(GDVN) - Toàn bộ những ngôi nhà giống kiểu của người Hoa cũng như các công trình bên trong đều được che chắn bởi bốn bức tường bê-tông kiên cố cao hàng chục mét.
Kiểm tra hộ chiếu của năm người này thì phát hiện có một hộ chiếu in hình đường lưỡi bò đứt đoạn phi pháp.
Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân cho biết, nhóm này khai báo là dẫn khách đến để du lịch.
Tuy nhiên, trong một hệ thống hầm bê-tông kiên cố che chắn kín bưng thì có gì để mà du lịch (!?).
Trong cuộc làm việc mới đây, ông Bùi Đăng Thiên, Giám đốc Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (chủ đầu tư công trình xây dựng không phép) đã thừa nhận sai phạm.
Ông Thiên cho rằng, do suy nghĩ việc không thay đổi nhà kho bên ngoài mà chỉ làm bên trong thì không cần xin giấy phép. Công ty đã nhầm lẫn giữa việc cải tạo và xây dựng do chưa hiểu rõ quy định.
Tuy nhiên, theo quan sát thực tế thì cả bức tường bên ngoài cũng bị thay đổi bởi những lối gạch xây bịt kín.
Trước đó, ông Quyết cho biết, sau khi công ty này đập bức tường bao bọc bên ngoài thì mới lộ ra các kiến trúc bên trong.
Về đoàn khách 5 người Trung Quốc có mặt tại công trình không phép, ông Thiên lý giải đây là “nhóm chuyên gia” về trà đạo được công ty mời tới khảo sát và góp ý kiến về vấn đề trưng bày, bài trí các gian hàng sao cho hút khách.
Lý giải này đã trái ngược hoàn toàn với lời khai của hướng dẫn viên du lịch khai nhận trước đó.
Theo thông tin ban đầu, cả năm người Trung Quốc này nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch.
Do vụ việc có dấu hiệu tổ chức du lịch trái phép nên Công an quận Cẩm Lệ đã yêu cầu những người này về trụ sở làm việc.
Hiện công an đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, xử lý đối với đơn vị lữ hành dẫn đoàn khách Trung Quốc này.
Tấn Tà