Hoàng đế nội kinh có nói “nóng giận tổn thương gan, hân hoan tổn thương tim, ưu tư tổn thương tỳ (lá lách), sợ hãi tổn thương thận”. Mừng vui buồn giận đều có thể sinh bệnh. Trong điển tích của trung y có rất nhiều câu chuyện vận dụng chính liệu pháp tâm lý “mừng vui buồn giận” để trị bệnh.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Liệu pháp trêu cười
Đời nhà Thanh có một vị tuần án đại nhân, mắc bện tinh thần hậm hực, cả ngày mặt ủ mày nhau, ỉu xìu rầu rĩ. Sau nhiều lần trị liệu không có kết quả, bênh tình ngày càng nghiêm trọng. Lão trung y sau khi tứ chẩn: nhìn, nghe, hỏi, sờ, nói với vị đại nhân: “Bệnh của ông mắc phải là kinh nguyệt không đều, chỉ cần điều dưỡng là sẽ khỏi”. Tuần án sau khi nghe xong ôm bụng cười lớn, lão thầy thuốc này già quá rồi nên hồ đồ, đến nam nữ cũng phân biệt không được.
Từ đó về sau mỗi lần nghĩ đến chuyện này tuần án đại nhân đều phì cười không nín được. Cứ như vậy sau một khoảng thời gian, bệnh hậm hực của ông tự nhiên khỏi.
Một năm sau, lão trung y và tuần án đại nhân gặp nhau, lúc này lão trung y mới nói: “Bệnh hậm hực lúc trước của đại nhân nguyên nhân là do chán nán, không thuốc nào có thể chữa, nhưng nếu tâm trạng vui vẻ, miệng hay cười, khí tắc được khai thông, thì có thể không cần trị mà cũng tự khỏi. Bệnh của đại nhân là không qua nhiều lần ngài cười sảng khoái mà tự khỏi”.
Đến lúc này tuần án đại nhân mới hiểu chuyện, liền cảm tạ lão trung y đã chữa khỏi bệnh cho mình.
Liệu pháp chọc giận
Trong thời Chiến Quốc, Tề Mẫn Vương, mắc chứng bệnh u buồn, mời danh y Tấn Quốc là Văn Chí đến để chẩn trị. Sau khi Văn Chí chẩn đoán kỹ lưỡng liền nói với Thái Tử: “Bệnh của Tề Vương chỉ dùng phương pháp chọc giận chữa thì mới khỏi, nếu ta chọc giận Tề Vương thì chắc chắn ngài sẽ cho người chém đầu ta”.
Thái tử nghe xong liền khẩn cầu: “Chỉ cần có thể trị khỏi bệnh cho phụ thân, ta và mẫu hậu bảo đảm ông sẽ không sao cả”. Thế là Văn Chí áp dụng phương pháp này để trị bệnh cho Tề Vương.
Lúc đó Văn Chí hẹn thời gian đến xem bệnh cho Tề Vương, nhưng ông lại không đến, rồi tiếp tục hẹn lần 2, lần này ông cũng không đến, Văn Chí lại hẹn Tề Vường lần thứ 3, cuối cùng cũng giống 2 lần trước. Tề Vương thấy Văn Chí 3 lần thất hẹn nên đã vô cùng tức giận, không ngừng thống mạ ông.
Vài ngày sau Văn Chí đột nhiên xuất hiện, ngay cả lễ cũng không thấy, giầy cũng không cởi ra, ngồi lên nệm giường của Tề Vương để xem bệnh, lại còn nói lời thô tục chọc giận Tề Vương, Tề Vương thật sự không thể nhịn nổi nữa, liền ngồi dậy chửi mắng Văn Chí, vừa giận vừa chửi, phiền muộn đều ào ra, bệnh u buồn của Tề Vương liền khỏi.
Nhưng đáng tiếc là Thái Tử và mẫu hậu đã không giữ lời hứa bảo toàn mạng sống cho Văn Chí, cuối cùng ông đã bị Tề Vương chém đầu. Văn Chí đã căn cứ theo nguyên tắc tình chí trị bệnh của trung y “nộ thăng tư”, chữa khỏi bệnh ưu buồn cho Tề Vương, ông để lại trong lịch sử trung y một kiểu mẫu điển hình của việc sử dụng liệu pháp tâm lý trị bệnh.
Liệu pháp thống khổ
Triều Minh có một người con nhà nông tên là Lý Đại Gián, từ thủa nhỏ đã chăm chỉ hiếu học, khi lớn lên năm đầu đi thi đã đỗ tú tài, năm thứ 2 thi hương, trúng cử nhân, năm thứ 3 thi hội, liền thi đậu tiến sĩ, tin vui mấy năm liên tiếp không ngừng được truyền đi, phụ thân ông làm nghề nông, vì quá vui mừng nên gặp ai cũng khoe khoang.
Mỗi lần khoe đều cười khoái chí, cười lâu không ngớt, sau một thời gian thì không thể tự chủ, trở thành người mắc bệnh cuồng tiếu, đã mời rất nhiều thấy thuốc đến chẩn bệnh, nhưng đều không có hiệu quả. Lý Đại Gián đành bất đắc dĩ mời một số ngự ý đến trị liệu cho phụ thân của mình. Ngự y suy nghĩ rất lâu: “Bệnh có thể chữa, nhưng có chỗ thất kính, mong được bỏ quá cho”.
Lý Đại Gián nói: “Cẩn tôn y minh, ta không dám không tuân theo”. Ngự y lập tức phái người về quê của Lý Đại Gián báo tang, nói với phụ thân của ông rằng: “Con trai của ông bà vì bị bệnh cấp tính, không may qua đời rồi”. Phụ thân của Lý Đại Gián sau khi nghe tin dữ lập tức khóc chết đi sống lại, vì quá đau buồn nên bệnh cười nhiều cũng biến mất.
Không lâu sau ngự y lại sai người đến Lý Gia thông báo cho phụ thân của Lý Đại Gián nói: “Con trai công sau khi chết, may mắn gặp được thái y nên đã diệu thủ hồi xuân, khởi tử hoàn sinh, được cứu sống lại rồi”. Phụ thân của Lý Đại Gián sau khi nghe vậy đã không còn đau buồn nữa, và bệnh cuồng tiếu cũng khỏi hẳn.
Liệu pháp xấu hổ
Cảm thấy thẹn là bản năng của con người, trung y lợi dụng bản năng này, để điều trị một số bệnh kỳ quái, và đã thu được hiệu quả rất kỳ diệu. Dân gian lưu truyền câu chuyện, có một nữ tử, cứ lúc ngáp là hai tay đưa lên không thể hạ xuống được, đã thử uống nhiều thuốc, nhưng không có hiệu quả.
Danh y Du Dụng Thạch, đã lợi dụng tâm lý thẹn thùng này của cô gái, lúc đến chữa trị cho cô, ông nói sẽ châm cứu cho cô, rồi giả bộ đến gỡ bỏ đai lưng cột áo của nữ tử này, bị rơi vào tình cảnh bất lình này đã vô cùng kinh sợ, hai tay của cô tự nhiện hạ xuống yểm trợ thân lúc nào mà cô cũng không tự biết, trong lúc gấp gáp mà sinh biến, hai tay tự hạ xuống được, và chứng bệnh này của cô cũng khỏi từ đó.
Lê Hiếu, Theo Kannewyork
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét