Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Đỗ Minh Tuấn - Trộm đêm ,cướp ngày và minh triết của lòng dân

Tôi viết status này giải mã ngắn gọn toàn bộ bối cảnh, nhân vật, lộ trình và thái độ nhân dân xung quanh vụ Đinh La Thăng đang sôi nổi bàn luận trên mạng xã hội hiện nay. Cảm hứng viết bài này xuất phát từ hai nguồn:

Nguyễn Phú Trọng tung đòn “huỷ diệt” Đinh La Thăng trước thềm Hội nghị Trung ương 5

1/Những câu hỏi và những bình luận trên FB với tôi: Đại loại vì sao tôi đã viết những status phê phán Đinh La Thăng thời ông còn ở Bộ Giao thông liên quan đến dự án đường sắt trên cao, và viết nhiều status lên án bọn tham nhũng nhân danh phát triển để vay tiền và bảo lãnh vay tiền, ăn chia trong nhóm lợi ích khủng và làm những công trình kém chất lượng vì bị rút ruột quá nhiều, chất lên vai dân tộc núi nợ ngàn đời chưa trả hết....mà bây giờ lại có vẻ bênh vực bọn tham nhũng, vay nợ, xây núi nợ ngàn đời cho dân ấy?

2. Những vấn đề anh Lưu Trọng Văn gợi ra trong một status sâu sắc về tâm lý và thái độ lựa chọn của nhân dân trong bối cảnh phải lựa chọn giữa hai cái xấu thì nhân dân lựa chọn cái ít xấu hơn và có nhiều hy vọng đổi đời hơn.

Trong status này tôi vừa gián tiếp trả lời những câu hỏi về ứng xử của tôi, vừa giải mã cội nguồn, bản chất thái độ ứng xử của xã hội, nói gọn là lòng dân, với vụ Đinh La Thăng, vụ Đồng Tâm nói riêng và thể chế chính trị hiện hành nói chung. Đây là góc nhìn của một người nhân sỹ trí thức văn nghệ sỹ, không phải đảng viên, nhưng gắn bó xây dựng Đảng CSVN có hiệu quả thực tế từ 30 năm nay theo phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh chuyển hoá, và tự ý thức rằng sự dũng cảm nhất của mình không phải là đối mặt trắng phớ với cường quyền trong nhiều phát ngôn và ứng xử, mà là dám đối mặt với sự hồ nghi, chê trách, dèm pha, lo lắng và ngờ vực của bạn bè, xã hội để “chơi với Đảng”, để bênh vực Đảng trong nhiều chuyện (điều được đa số nhân dân mấy thập kỷ nay coi là xấu là cơ hội), với một niềm tin sâu thẳm của Thị Kính, biết mình là ai trong cuộc đời này như tôi đã giải mã trong bài “Bản lĩnh phớt đời của Thị Kính” đăng trên An ninh thế giới ngày 20-5-2009 (http://antgct.cand.com.vn/…/Ban-linh-phot-doi-cua-Thi-Kinh…/).

1.TRỘM ĐÊM VÀ CƯỚP NGÀY: Trộm đêm thì ai cũng biết. Trong vấn đề ta đang bàn, đó là những kẻ tham nhũng, trộm cắp lén lút, không để lại dấu vết nhưng ai cũng biết, phải bắt quả tang hay điều tra mới có thể kết tội. Còn cướp ngày là những kẻ đặt ra những nguyên tắc, những luật chơi, những chuẩn mực công khai để cướp ngang nhiên của cải, quyền sống và quyền nhìn nhận, phán xét của người khác, cho dù, những phán xét và nhận định đó là đúng với nhân tính, văn hoá và luật chơi truyền thống. 

Chẳng hạn, Lưu Linh, tự là Bá Luân, người đất Bái Trung Hoa xưa, thân hình xấu xí, thường thu nhỏ vũ trụ của nhân gian coi như đồ vật của mình và hành xử với đời như chủ nhân của vũ trụ ấy. Có lần khách vào nhà Lưu Linh, thấy ông ta trần truồng trong nhà bật cười, Lưu Linh mắng: “Ta lấy trời làm nhà, lấy nhà làm quần áo, sao lại chui vào ống quần ta và cười như vậy?”. 

Câu chuyện trên có thể dùng để làm rõ bản chất điều 4 Hiến pháp và Luật đất đai của Việt Nam. Các nhóm lợi ích, các thế lực cướp ngày trong Đảng CSVN đã chiếm dụng quyền điều hành đất nước và quyền sở hữu đất đai theo nguyên tắc: “Ta lấy Trời làm nhà, lấy nhà làm quần áo” để cấp đất, cướp đất, bán rẻ các nguyên tắc, rước các dự án của Trung Quốc vào khắp đất nước. Khi người dân bị cướp đất, bị mất biển, bị mất nghề đánh cá, bị đầu độc môi trường trong những vụ Formosa, Đồng Tâm gần đây và hàng ngàn vụ trước đây kiện cáo và thắc mắc thì những kẻ cướp ngày không trả lời minh bạch, lại đàn áp những người đấu tranh đòi đất quyền sống, kết tội họ: “Sao lại để các thế lực thù địch kích động mà chui vào ống quần ta để tụ tập gây mất trật tự công cộng, chống đối ta như vậy?”. Ngược lại, với kẻ thù của nhân dân là bọn Trung Quốc chiếm đất, chiếm đảo, đầu độc thực phẩm và môi trường, thao túng thị trường, o ép lãnh đạo…thì luận điệu của đám cướp ngày là “Ta coi Trời là nhà, nhà của ta, ta cho ai vào chẳng được? Ta coi nhà là quần áo, ta muốn cho ai tụt quần ra là việc của ta. Việc tiếp khách nào, chơi với ai, tụt quần làm tình với ai cứ để ta lo”.

2. MINH TRIẾT CỦA LÒNG DÂN: Với nhân dân, bọn cướp ngày hành nghề bằng những Hồ lô pháp lý vĩ mô để công khai cướp bóc đất đai, của cải, tiền bạc và quyền sống của đồng bào, đày đoạ nhân dân và rước hoạ ngoại xâm, diệt tộc vào một cách hợp pháp…đó là mối bức xúc, lo âu và căm giận lớn nhất, lâu dài nhất và sâu thẳm nhất. Vì thế, khi thấy các vị lãnh đạo hiện hành giơ cái Hồ lô pháp lý vĩ mô (mà dân biết tỏng là cái gì) để bắt đám trộm đêm, thì dân vốn ghét bọn này lại quay ra nổi điên lên với cái Hồ lô đã nhốt chặt mình và đồng bào mình trong đó từ gần thế kỷ nay. Và thay vì khoái chí với việc bọn bị coi là trộm đêm bị bắt, bị trừng phạt, dân lại nhớ đến những cơ hội đổi đời mà đám này hứa hẹn (thoát Hồ lô, thoát Tàu, Luật Biểu tình.v.v) nhưng luôn bị những đám cướp ngày ngăn chặn nên không thực hiện được những lời hứa đó. 
Thế là sự đồng cảm với trộm đêm cũ được tăng lên. Hơn nữa, đại đa số nhân dân đều tin rằng đám cướp ngày cũng có bọn trộm đêm của mình đang núp sau Hồ Lô quyền lực và pháp lý lén lút hành nghề trong các vụ Formosa, Đồng Tâm.v.v.nhưng chủ Hồ lô lại không dơ Hồ lô ra bắt chúng, mà chỉ mải mê giơ Hồ lô bắt bọn trộm đêm trong quá khứ. 

Vì thế, với sự nhân hậu, từ bi, công bằng thẳm sâu trong tâm thức truyền thống, người dân Việt Nam thấy bọn trộm cũ hoá ra cũng có chút gì đó bị đối xử bất công. Nên khi Đinh La Thăng bị thông báo và đồn đại là một kẻ trộm đêm, nhân dân vẫn không đồng thuận với kế hoạch dùng Hồ Lô cướp ngày của Lưu Linh để thu nạp kẻ trộm đêm trong quá khứ. 

Đó chính là minh triết của lòng dân.

Đỗ Minh Tuấn



(FB Đỗ Minh Tuấn)

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên

Print Friendly
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:
Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.
Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng.
Khi tình hình bán đảo ngày một xấu đi, mối quan hệ Trung-Triều rất có thể sẽ tồi tệ hơn hiện nay, Bình Nhưỡng có thể sẽ công khai phê bình chỉ tên Bắc Kinh, thậm chí có một số động tác không hữu hảo, phía Trung Quốc nên chuẩn bị đối phó với tình hình đó.
Hai nước Trung-Triều từng có mối tình hữu nghị kết bằng máu nóng, tương ứng với logic địa chính trị Đông Bắc Á hồi thế kỷ trước, cũng như phù hợp với lợi ích quốc gia của hai nước Trung-Triều hồi đó. Mối quan hệ Trung-Triều ngày nay trước tiên nên là mối quan hệ quốc gia bình thường, hai nước cũng có thể trên cơ sở đó trở thành bạn bè thân thiết hơn với nhau, nhưng tiền đề của việc đó ắt phải là việc không đi ngược lợi ích quốc gia của Trung Quốc, không để Bắc Kinh phải trả giá vì chính sách cực đoan của Bình Nhưỡng.
Việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân sẽ vi phạm nghiêm trọng lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hơn nữa việc đó bị HĐBA nhất trí phản đối. Bình Nhưỡng muốn Bắc Kinh dung túng họ triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa, muốn đòi Trung Quốc từ chối tham gia sự trừng phạt của HĐBA, đây là điều Trung Quốc quyết không thể nào đồng ý.
Vấn đề bán đảo Triều Tiên về tổng thể là sự thể hiện mâu thuẫn Mỹ-Triều, nhưng việc Triều Tiên làm thí nghiệm hạt nhân ở địa điểm cách biên giới Trung Quốc chưa đến 100 km đã đe dọa an toàn vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngoài ra việc Triều Tiên phát triển công nghệ tên lửa đã kích thích tình hình Đông Bắc Á, đem lại cho Mỹ cái cớ để tăng cường sự bố trí chiến lược ở vùng này. Tất cả những điều đó làm cho Trung Quốc không thể đứng ngoài [vấn đề bán đảo Triều Tiên].
Thái độ của Trung Quốc phản đối Triều Tiên sở hữu hạt nhân không được có chút nào buông lỏng. Mối quan hệ Trung-Triều bị tổn hại, và cũng vì vấn đề tên lửa THAAD mà mối quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc nhanh chóng xấu đi, Trung Quốc đồng thời căng thẳng với cả hai miền Nam Bắc bán đảo Triều Tiên, hơn nữa chúng ta còn giống như “giúp tay cho Mỹ”, mất công sức mà không được lòng thiên hạ, một số người Trung Quốc thắc mắc về chuyện này. Nhưng phải nói rõ một điều: Trung Quốc-Mỹ mỗi nước đều có lợi ích chiến lược của mình, khác nhau rất lớn, thế nhưng trên vấn đề phản đối Triều Tiên phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa, hai bên đích thực có lợi ích chung. Bắc Kinh gây sức ép với Bình Nhưỡng trước tiên là để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình chứ không phải là “làm công cho Mỹ”.
Mối quan hệ Trung-Triều xấu đi khiến một số người Trung Quốc lo ngại, điều đó làm cho Trung Quốc càng không có con bài để chơi với Mỹ và Hàn Quốc, cũng sẽ làm cho Trung Quốc để mất tấm bình phong chiến lược ở Đông Bắc Á. Cần thấy là ít nhất thì Triều Tiên trước mắt đã đi ngược lại lợi ích chiến lược của Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài thì có thể khẳng định quyền chủ động trong mối quan hệ Trung-Triều vẫn nằm trong tay Trung Quốc. Chỉ cần Triều Tiên từ bỏ hạt nhân thì mối quan hệ Trung-Triều sẽ rất dễ dàng trở lại quỹ đạo chính, Bắc Kinh sẽ khuyến khích Bình Nhưỡng có thái độ mềm dẻo trên vấn đề hạt nhân.
Nếu vấn đề hạt nhân Triều Tiên tiếp tục nóng lên, cuối cùng bán đảo này khó tránh khỏi nguy cơ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến đó mang lại cho Trung Quốc những rủi ro nghiêm trọng hơn nhiều so với những rắc rối mang lại từ việc nghiêm khắc trừng phạt Triều Tiên. Nếu Trung Quốc bây giờ không gắng sức thì trong tương lai, sự lựa chọn sẽ càng khó khăn.
Bình Nhưỡng sẽ có thể có phản ứng lớn nhất như thế nào đối với sự trừng phạt của Trung Quốc? Chúng ta tin rằng việc Trung Quốc tiếp tục trừng phạt Triều Tiên có sự khác nhau về chất so với việc Mỹ-Hàn Quốc tiến hành đe dọa quân sự Triều Tiên. Chỉ cần Triều Tiên còn một chút lý trí thì họ sẽ không đi tới bước đường đối lập quân sự với Trung Quốc. Nếu Bình Nhưỡng đẩy mâu thuẫn Trung-Triều tới sự tiếp tục thay đổi về chất một cách mất lý trí hơn, thì Trung Quốc có đủ năng lực để chế ngự tình thế, bảo đảm an ninh quốc gia của mình.
Chỉ cần Trung Quốc triệt để phá tan ảo tưởng của Bình Nhưỡng cho rằng có thể dùng biện pháp ngoại giao để thúc đẩy Bắc Kinh nới lỏng sự trừng phạt [Triều Tiên], thì sự uy nghiêm của Trung Quốc đối với Triều Tiên sẽ được xác lập và phát huy tác dụng. Triều Tiên sẽ phải một lần nữa lựa chọn giữa con đường bị cô lập lâu dài không thể nào đảo ngược và một con đường khác bảo đảm an ninh quốc gia của họ.
Cố nhiên, mục đích thực sự của Trung Quốc là “hai bên [Triều Tiên và Mỹ-Hàn] đều dừng lại”. Mỹ-Hàn Quốc không ngừng tăng cường bố trí quân sự ở bán đảo Triều Tiên là đi ngược với việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Trong tay Trung Quốc không có nhiều quân bài để gây sức ép với Mỹ-Hàn Quốc. Thúc đẩy Mỹ-Hàn Quốc đi song song với các cố gắng của Trung Quốc là một thách thức khác mà Bắc Kinh đang đối mặt.
Cần nói rõ với Mỹ-Hàn Quốc rằng Trung Quốc không phải là chiếc chìa khóa chủ yếu trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Trung Quốc cũng quyết không lấy lợi ích của Mỹ-Hàn Quốc làm điểm xuất phát để ấn định chính sách đối với Triều Tiên. Cách suy nghĩ của Mỹ-Hàn Quốc phải đi gần với cách suy nghĩ của phía Trung Quốc, chứ không phải là mối quan hệ bên này áp đảo bên kia. Bắc Kinh mong muốn giúp tìm ra mẫu số chung lớn nhất cho lợi ích và chủ trương của các bên. Nếu thất bại thì tình thế bán đảo Triều Tiên sẽ cuối cùng đi tới một ván bài ngửa, Trung Quốc đã không sợ Triều Tiên lại cũng không sợ Mỹ-Hàn Quốc. Chúng ta có đủ sức mạnh trả đũa bất kỳ bên nào mặc ý giẫm đạp lên lằn ranh giới đỏ lợi ích của Trung Quốc.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/04/30/trung-quoc-ngua-bai-ve-van-de-trieu-tien/#sthash.aKCbzfqP.dpuf

BA CÂU HỎI ỨNG VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO PHẠM SANH CHÂU




Bữa nay mới có chút thời gian theo dõi phần thi vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO của ông Phạm Sanh Châu. 

Tôi không thất vọng vì ông mang theo chai trà xanh đang bị đông đảo quần chúng tẩy 
chay. (Thật ra chúng ta không có quyền tức giận hay thất vọng vì ai đó không có chung niềm ghét như mình.)
BA CÂU HỎI GỬI ĐẠI SỨ PHẠM SANH CHÂU


Pham Tuong Van

BA CÂU HỎI GỬI ĐẠI SỨ PHẠM SANH CHÂU

Khi vào trang FB cá nhân, tôi cũng rưng rưng khi ông nhắc tới song thân đã khuất, ấm lòng khi ông bày tỏ bức xúc về mấy vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra gần đây. 
Nhưng khi thấy ông nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn lãnh đạo thì tôi bắt đầu thất vọng.
Đây có thể nói là điểm yếu, rất yếu về tâm thế của ông so với các ứng viên còn lại, vốn là những chính khách có cỡ (Bộ trưởng nước lớn hoặc Phó Tổng thống nước vừa vừa). 

Nếu ở vị trí của hội đồng tuyển chọn, tôi sẽ đặt câu hỏi:
- Tài trí như vậy sao bấy lâu ông không phát huy hết vai trò của mình, để làm nhiều hơn cho cái đất nước vốn luôn là mối quan tâm của chính cái tổ chức mà ông đang ứng cử vào vị trí dẫn đầu?
- Bấy lâu nay tiếng nói ông cất lên ở đâu, giữa cơn bão suy thoái trầm trọng của văn hoá, giáo dục, khi quyền tối thiểu của trẻ em, phụ nữ và các nhóm đối tượng bị đối xử bất bình đẳng vẫn bị xem nhẹ ở các nhà hoạch định chính sách mà ông luôn có dịp kề cận?
- Là một mắt xích (lâu năm) trong thể chế toàn trị, liệu ông có đủ năng lực, tầm nhìn lẫn chiều sâu để trưởng dưỡng những giá trị phổ quát của nhân loại, điều mà cái thể chế mà ông đại diện đang vận hành theo chiều ngược lại?

Người ta sẽ bào chữa rằng: ông lớn lên trong một đất nước mà nhân tài không được trọng dụng, và ông sẽ phát huy tốt hơn nếu được đặt ở vị trí thích hợp. 

Tôi không tin lắm. 

Ông có thể có trí, có sự nhu hoà nhưng dường như thiếu hẳn dũng khí, điều mà mỗi người muốn làm việc không nhỏ lắm đều phải có trước tiên.

--------------

TS Nguyễn Hồng Kiên

VỚI CÁ NHÂN NHÀ CHÁU, PHẠM SANH CHÂU không chỉ là 1 KẺ VÔ VĂN HOÁ !

TRẺ CON CŨNG NHẬN THẤY VIỆC MANG 1 SẢN PHẨM THƯƠNG MẠI VÀO ĐÓ LÀ 1 HÀNH ĐỘNG PR THƯƠNG MẠI CHỨ CHẲNG PHẢI YÊU QUÝ GÌ ĐẤT NƯỚC.

VÌ AI CHẤP NHẬN ĐƯỢC VIỆC 1 QUAN CHỨC VĂN HOÁ muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam LẠI chỉ biết CHỌN CHAI NƯỚC DR.RUỒI ??? 

VẦNG, THẾ THÌ không chỉ quá ngu dốt, MÀ CÒN QUÁ khốn nạn KHI MANG CÁI THƯƠNG HIỆU BỊ NHIỀU NGƯỜI VIỆT TẨY CHAY VÌ lừa đảo, bẩn thỉu, đẩy 1 người vào tù... ĐỂ giới thiệu Việt Nam VỚI THẾ GIỚI.

ĐI PHỎNG VẤN LÀM TGĐ 1 CƠ QUAN CỦA LIÊN HỢP QUỐC MÀ LẠI MUỐN THỂ HIỆN DÂN TỘC TÍNH, SAU KHI "định chọn áo dài truyền thống nhưng không được phép "? 

NẾU TRÚNG NGÀI SẼ ĐIỀU KHIỂN ngân sách 676 triệu USD, 2.500 nhân sự thuộc 200 quốc tịch và gần 70 văn phòng, trung tâm ĐỂ PHỤC VỤ CHO ĐẤT NƯỚC CỦA NGÀI? 

NHÀ CHÁU, TRONG TƯ CÁCH 1 NGƯỜI LÀM VĂN HOÁ, CỰC KỲ LO NGẠI NẾU được sự phò hộ của Dr Dzuồi ÔNG TA LẠI NGỒI VÀO CÁI GHẾ KIA. 

"Giải đáp thắc mắc của khá nhiều người vì sao có chai nước của một doanh nghiệp Việt Nam để trên bàn khi ông thực hiện phần thi, ông Châu cho biết: Ông muốn giới thiệu cái gì đó của Việt Nam trong phần thi nhưng khó chọn quá. Đầu tiên ông định chọn áo dài truyền thống nhưng không được phép vì ban tổ chức cho rằng nó sẽ tạo ra ấn tượng quá nổi bật. Cuối cùng ông chọn 2 chai nước trà xanh và trà thanh nhiệt ông mang theo trong suốt chuyến công tác."
-------------------

Nguyen Thanh Toan 



Thấy anh viết tâm sự cho ba mẹ anh là sẽ mang vinh quang về cho Tổ Quốc nhưng khi đi anh đã mang theo một nỗi nhục của doanh nghiệp để đi, chẳng lẻ cứ bán nhục để lấy vinh quang tự sướng mãi à?

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt quân sự hóa biển Đông; Biển Đông: Bàn tay Trung Quốc tại ASEAN 2017 ?; ASEAN ra tuyên bố chung nêu việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

29/04/2017 12:04

(NLĐO) – Các nhà lãnh đạo ASEAN nhiều khả năng kêu gọi chấm dứt các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa ở biển Đông khi nhóm họp tại thủ đô Manila - Philippines trong ngày 29-4.

Theo tờ The Straits Times, bản dự thảo tuyên bố được đưa ra vào cuối Hội nghị cấp cao ASEAN không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague - Hà Lan về vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Tuy nhiên, bản dự thảo ghi nhận nỗi lo ngại sâu sắc của một số nhà lãnh đạo ASEAN về những diễn biến gần đây và sự leo thang các hoạt động ở biển Đông, đe dọa làm gia tăng căng thẳng và gây xói mòn lòng tin ở khu vực. Bản dự thảo còn nhấn mạnh “cần tránh những hoạt động có thể làm tình hình thêm phức tạp, như cải tạo đất và quân sự hóa”.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị cấp cao hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị cấp cao hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Một nội dung như thế có thể khiến Trung Quốc không hài lòng. Tờ The Straits Times dẫn một số nguồn tin ngoại giao cho biết đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã tìm cách vận động các quan chức nước chủ nhà loại bỏ lời kêu gọi chấm dứt “cải tạo đất và quân sự hóa” trong bản dự thảo cuối cùng.
Tuy nhiên, 4 quốc gia ASEAN không đồng ý điều này.
Bản dự thảo cũng cho biết các nhà lãnh đạo ASEAN “hết sức lo ngại” trước những vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Các nước ASEAN cũng chỉ trích “mọi hình thức và biểu hiện” của chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.
Trước đó, vào hôm 27-4, Tổng thống Duterte nhận định việc thảo luận về vấn đề xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông hoặc phán quyết của tòa trọng tài là “vô nghĩa”.
“Thảo luận mà không thể giải quyết được vấn đề thì thảo luận làm gì?” – ông Duterte nhấn mạnh, ám chỉ 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Ông Duterte còn tuyên bố: “Đừng mơ mộng về phán quyết của tòa trọng tài nữa trừ khi chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh”.

Tổng thống Duterte phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Tổng thống Duterte phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN hôm 29-4. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, đối mặt phản ứng không hài lòng của một số nước thành viên, ông Duterte hôm 29-4 nhấn mạnh đến nền pháp trị và giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Tổng thống Philippines cũng kêu gọi sự tuân thủ luật pháp quốc tế trong phát biểu được cho là nhằm vào Trung Quốc dù không nêu đích danh nước này.
Cao Lực (Theo The Straits Times)

Biển Đông: Bàn tay Trung Quốc tại ASEAN 2017 ?

mediaLogo ASEAN logo trước Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế tại Manila (Philippines), nơi diễn ra Thượng Đỉnh ASEAN 2017. Ảnh chụp ngày 25/04/2017.TED ALJIBE / AFP
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 sẽ mở ra ngày 29/04. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua





Trả lời phỏng vấn của ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ) đã nêu bật một số sai lầm của tổng thống Philippines khi chạy theo Trung Quốc.
Trước hết giáo sư Long xác định tầm quan trọng của ASEAN đối với an ninh Đông Nam Á, và đặc biệt là của các hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay.
Ngô Vĩnh Long : ASEAN hiện nay là tổ chức đa phương duy nhất có các cơ chế để 10 nước Đông Nam Á trao đổi với nhau cũng như với các nước ngoài khu vực về các vấn đề an ninh và hoà bình chung. Hoa Kỳ đã thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức này cho nên từ thời Tổng thống Obama đã cố gắng củng cố quan hệ với ASEAN trên nhiều mặt, đặc biệt là trên mặt trận an ninh.
Năm 2009 Obama là tổng thống đầu tiên của Mỹ đã gặp lãnh tụ của tất cả 10 nước ASEAN trong một cuộc họp thượng đỉnh và sau đó đã đi thăm một số nước này sáu lần nữa. Năm 2010 Mỹ là nước đầu tiên ngoài hiệp hội này đã thiết lập văn phòng thường trực cấp đại sứ ở trụ sở ASEAN tại Jakarta để có thể thường xuyên và trực tiếp tham gia các hoạt động của các cơ chế mà Mỹ đã được làm thành viên. Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ cũng hàng năm tham gia các cuộc họp của ASEAN.
Hội Nghị Thượng Đỉnh năm nay có tầm quan trọng đặc biệt, vì đang có nhiều vấn đề an ninh nổi cộm cần đem ra thảo luận mà sẽ được sự chú ý của dư luận nhiều hơn các năm trước vì đây cũng là dịp kỷ niệm 50 năm thành lập của hiệp hội này.
Manila 2017 sẽ giống như Phnom Penh 2012?
RFI : Mỗi lần ASEAN họp là mỗi lần hồ sơ Biển Đông nổi cộm lên, với mối quan ngại là Trung Quốc sẽ tìm cách thao túng nội bộ khối Đông Nam Á để tránh bị vạch mặt chỉ tên là kẻ hung hăng đang lấn chiếm biển đảo của các láng giềng Đông Nam Á. Căn cứ vào những tuyên bố thuận thảo theo Trung Quốc, thậm chí là khiếp nhược trước Trung Quốc, của tổng thống Duterte của Philippines, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay, theo ý giáo sư, liệu Manila có lại chơi một vố theo kiểu Phnom Penh năm 2012 là áp đặt một cái gì đó theo ý Bắc Kinh hay không ? Câu hỏi này được đặt ra vì lẽ bản dự thảo thông cáo chung của các lãnh đạo ASEAN có vẻ rất thuận lợi cho Trung Quốc ?
Ngô Vĩnh Long : Chưa có thể biết chắc là Tổng thống Duterte của Philippines lại chơi một vố theo kiểu Campuchia năm 2012 hay không trong việc áp đặt ý kiến của Trung Quốc. Tuy ông ta rất muốn thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc cũng như tăng cường quan hệ mậu dịch giữa hai nước, đến nay những tuyên bố của vị tổng thống này cho thấy ông ta không có lập trường kiên định. Có thể ông sẽ thay đổi thái độ đối với Trung Quốc nếu bị áp lực hay phản ứng mạnh hơn của người dân trong nước và của dư luận từ các nước trong khu vực và các nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên ta có thể nhận định rằng bản dự thảo nghị quyết của ASEAN hiện nay rõ ràng là rất mềm mỏng và thuận lợi cho Trung Quốc. Dự thảo đó không đề cập gì đến phán quyết tháng 7 năm 2016 của Toà Trọng Tài Thường Trực (PCA) về việc Trung Quốc không có cơ sở lịch sử hay nền tảng pháp lý để đòi chủ quyền ở Biển Đông. Phán quyết cũng phê phán việc Trung Quốc phá hoại môi trường để bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực này. Thêm vào đó phán quyết cũng nói rõ rằng Trung Quốc không có quyền cấm đoán ngư dân các nước khác hành nghề trong khu vực đánh bắt truyền thống của họ như Trung Quốc đã và đang làm.
Sai lầm lớn của Duterte: Tuyên bố rằng PCA là việc riêng giữa Trung Quốc và Philippines
Phán quyết của PCA là một thắng lợi lớn về mặt pháp lý và ngoại giao cho Philippines, nói riêng, và cho các nước ven Biển Đông, nói chung, trong việc đối phó sự bành trướng và đe doạ an ninh của Trung Quốc. Không dựa vào phán quyết này để vận động sự hợp tác của các nước trong khu vực và sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới để bảo vệ lợi ích chung là một thiếu sót lớn.
Hơn thế nữa, Duterte đã rất sai lầm khi tuyên bố nhiều lần là Trung Quốc quá mạnh cho nên Philippines không thể làm gì được ngoài việc gác lại phán quyết PCA để khỏi mất lòng Trung Quốc. Ông ta tại càng sai lầm lớn hơn khi tuyên bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này là phán quyết PCA chỉ là vấn đề riêng giữa Philippines và Trung Quốc chứ không phải là vấn đề chung với ASEAN.
Trong khi đó thì Duterte đã công khai nguyền rủa Mỹ đã không can thiệp khi Trung Quốc đánh chiếm các đảo hay đã không ngăn chặn việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo. Không những Duterte đã đổ thừa Mỹ về các hành động chiếm đóng của Trung Quốc mà ông ta lại còn đã chửi đích danh cựu Tổng thống Obama làm như Mỹ là một nước nhược tiểu dễ bắt nạt. Nhưng không có sự hỗ trợ và hiện diện của Mỹ về lâu về dài, thì Trung Quốc sẽ gặm nhấm dần hết các vùng biển đảo của Philippines cũng như đe đoạ trầm trọng an ninh toàn khu vực.
RFI : Giáo sư thấy chiều hướng Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào nếu Manila áp đặt văn kiện đó ?
Ngô Vĩnh Long : Nếu Manila áp đặt được văn kiện như dự thảo hiện nay thì điều này chứng tỏ rằng Việt Nam đã chưa vận động tích cực đủ, hoặc là vì có cản trở trong nội bộ hay là vì có áp lực từ bên ngoài. Hoặc là cả hai. Cho nên khi văn kiện này được công bố thì có thể chiều hướng là Việt Nam sẽ tuyên bố rằng đang có “quan ngại sâu sắc về những diễn biến leo thang gần đây” như đã thường phát biểu trước đây.
COC: Thủ thuật giúp Trung Quốc mua thời gian
RFI : Về bộ Quy Tắc Ứng Xử COC giữa ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông mà cả Philippines lẫn Trung Quốc đều tỏ vẻ sốt sắng, giáo sư nghĩ sao ? Có người cho rằng Bắc Kinh vẫn giả vờ sốt sắng để « câu giờ » ?
Ngô Vĩnh Long : Cả Philippines lẫn Trung Quốc đều tỏ vẻ sốt sắng, nếu không nói là hồ hởi, về bản Quy Tắc Ứng Xử (COC) hiện nay là vì nó chưa có gì thật sự cụ thể và thực tế. Nó chỉ rất chung chung cho nên có thể sẽ được thoả thuận chung là đến tháng 6 sắp tới sẽ có bộ khung của COC.
Nhưng từ bộ khung chung chung đó đi đến việc cụ thể hoá thì còn sẽ mất nhiều năm nữa. Trung Quốc sẽ dùng việc này để chứng tỏ là Trung Quốc thực sự có thiện chí. Trong khi đó thì thật ra đây là một thủ thuật giúp Trung Quốc mua thời gian cho việc bồi đắp và xây dựng thêm để thực thi việc đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông như là việc đã rồi.
Những nước có quyền lợi lớn ven Biển Đông, như Philippines và Việt Nam, nên có chiến lược đối phó rõ ràng và cương quyết trước mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc. Không thể làm như Duterte gần đây là khi thấy nguy thì tuyên bố bừa là sẽ đưa quân ra bồi đắp và củng cố các thực thể ở Trường Sa. Nhưng ngay sau khi Trung Quốc lên tiếng lại vội vàng rụt cổ. Làm như thế không khác nào là vừa chấp nhận sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc và vừa thừa nhận sự bất lực và hèn nhát của chính mình.
Phải có chiến lược đối phó với Trung Quốc
RFI : Giáo sư vừa nói là "Những nước có quyền lợi lớn ven Biển Đông, như Philippines và Việt Nam, nên có chiến lược đối phó rõ ràng và cương quyết trước mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc " .Riêng đối với Việt Nam thì chiến lược đối phó đó phải như thể nào ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ vì Việt Nam là nước có bờ biển dài nhất ở khu vực Biển Đông và là nước đã phải chịu đựng nhiều nhất trước những hành động đánh chiếm và đe doạ an ninh của Trung Quốc thì ít ra Việt Nam cũng có thế để vận động các thành viên ASEAN cũng như những nước đã gia nhập tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Việc Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi tổ chức này không có nghĩa những quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên còn lại đã hoàn toàn bị triệt tiêu. Trump và Duterte càng thụ động thì Việt Nam lại càng có cơ hội để năng động hơn.

ASEAN ra tuyên bố chung nêu việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

mediaẢnh chụp các lãnh đạo ASEAN dự hội nghị thượng đỉnh tại Manila (Philippines) ngày 29/04/2017.REUTERS/Mark Crisanto/Pool
Hôm nay, 29/04/2017, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Manila, thủ đô Philipines, các lãnh đạo ASEAN đã đạt được một bản tuyên bố chung trong đó có nêu lên vấn đề Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các đảo này, mặc dù Bắc Kinh đã nỗ lực gây tác động để gạt bỏ những vấn đề đó ra khỏi văn kiện của ASEAN.







Tuy nhiên, cũng như tại thượng đỉnh năm ngoái ở Lào, các lãnh đạo ASEAN không nêu đích danh Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của khối này. Bản tuyên bố cũng không nói đến việc Bắc Kinh bị thua trước Tòa Trọng tài Thường trực. Xử đơn kiện của Philippines, tòa này đã ra phán quyết đầu tháng 7 năm ngoái cho rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.
Hồ sơ Biển Đông quả là đã được thảo luận sôi nổi trong hậu trường hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Manila. So sánh khác biệt về cách nói về Biển Đông giữa bản dự thảo ban đầu về tuyên bố chung đúc kết hội nghị với bản cuối cùng vào hôm nay, 29/04/2017, thì thấy ngay điều đó.
Trong bản dự thảo đầu tiên được chủ tịch hội nghị là Philippines đưa ra thảo luận, đã có hai vấn đề bị bỏ qua : Việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông và phán quyết tháng Bẩy năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Tuy nhiên, ngay từ trưa nay, trong một bản dự thảo mới mà các hãng thông tấn ngoại quốc đọc được, vấn đề quân sự hóa các đảo nhân tạo đã được ghi nhận trở lại, dù theo thông lệ, Trung Quốc không hề bị nêu đích danh.
Theo hãng tin Anh Reuters, hai nguồn tin ngoại giao ASEAN đã tiết lộ rằng có bốn quốc gia thành viên ASEAN không đồng ý với việc xóa bỏ các từ ngữ « cải tạo đất và quân sự hóa », đã có trong bản tuyên bố chung hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào năm ngoái..
Hãng Reuters đã dẫn hai nguồn tin ngoại giao ASEAN cho biết là trong những ngày qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã tăng cường vận động các quan chức Philippines để tìm cách thay đổi nội dung của bản tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Một nguồn tin xác nhận rằng phía Philippines đã bị phía Trung Quốc áp lực rất dữ dội.
Theo hãng tin Anh, Bắc Kinh không muốn thấy bất cứ điều gì mà họ cho là nói đến việc Trung Quốc mở rộng bảy hòn đảo nhân tạo mà họ chiếm giữa tại quần đảo Trường Sa, và xây dựng trên đó nào là phi đạo, nhà chứa máy bay, đài radar, bệ phóng tên lửa… Trung Quốc cũng không muốn thấy nhóm từ « các tiến trình ngoại giao và pháp lý », gợi đến phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye mà Bắc Kinh phủ nhận.
Nhưng một số nước ASEAN đã không chịu khuất phục. Theo hãng tin Pháp AFP, giới ngoại giao tại Manila khẳng định rằng trong các cuộc họp, các nước này đã cố tìm cách làm cho bản tuyên bố cứng rắn hơn đối với các hành động của Bắc Kinh, dẫn đến việc đưa một số từ ngữ trở lại vào văn kiện.
Một nhà ngoại giao đã tiết lộ với AFP rằng chính Việt Nam đã yêu cầu đưa trở lại nhóm từ liên quan đến hành động quân sự hóa và cải tạo đất vào trong dự thảo tuyên bố chung.
Một nhà ngoại giao khác đã nói với AFP rằng : « Không thể cho rằng ASEAN đã hoàn toàn đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc ».
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc thượng đỉnh Manila, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã không đả động gì đến Biển Đông, mà chỉ nói đến Hồi giáo cực đoan, cướp biển, chống ma túy và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau… Đặc biệt ông kêu gọi các lãnh đạo ASEAN hợp lực chống ma túy để tiêu diệt tệ nạn này « trước khi nó tiêu diệt xã hội chúng ta ». Chiến dịch bài trừ ma túy do ông Duterte phát động bị quốc tế phản đối, do đã có hàng ngàn người bị sát hại trong thời gian qua.
Trước cuộc họp thượng đỉnh ASEAN, trả lời hãng tin Reuters, tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh cho rằng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ( COC ) cần phải mang tính ràng buộc pháp lý để ngăn chận « những hành động đơn phương »). ASEAN và Trung Quốc hy vọng là trong năm nay sẽ đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc nói trên. Nhưng theo Reuters, một số nhà ngoại giao ASEAN tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Bắc Kinh trên vấn đề này.

Kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những hoạt động trên của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Kiên quyết phản đối hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt NamNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 29/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 5 ở quần đảo Hoàng Sa, thành lập văn phòng Cục Kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập cảnh Hải Nam trên đảo Phú Lâm, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những hoạt động trên của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn hành động tương tự”.

Theo Vietnamplus

Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập-Truyện dài của Nguyễn Tiến Hưng ( Phần 1)

Trung Quốc đóng cửa 29 nhà máy thép: Động thái lạ ( tăng cường mua nhà máy của Việt Nam?)

(Doanh nghiệp) - Đóng cửa nhà máy thép trong nước, doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường mua lại nhà máy thép thua lỗ của Việt Nam

Theo Channel News Asia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc mới đây đã công bố danh sách 29 công ty sẽ bị loại khỏi danh sách chính thức của ngành thép.
Trung Quoc dong cua 29 nha may thep: Dong thai la
Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy thép trong nước nhưng lại tăng cường mua lại của Việt Nam?
Hầu hết trong số này đã ngừng sản xuất, một số lại mở rộng sản xuất bất hợp pháp hoặc vi phạm lệnh đóng cửa của nhà nước.
Bên cạnh đó, 40 công ty thép khác cũng được yêu cầu phải thay đổi một số hoạt động có liên quan đến bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Theo giải thích, Trung Quốc buộc phải làm vậy để giá thép trong nước không bị sụt giảm thêm nữa.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nhắm đến việc giảm từ 100 triệu đến 150 triệu tấn sản lượng thép dư thừa trong giai đoạn 2016 - 2020. Nước này cũng có kế hoạch sẽ loại bỏ khoảng 100 triệu tấn thép chất lượng thấp vào cuối tháng 6/2017.
Số liệu công bố từ China Metalurgical News vào đầu tháng này cho thấy 292 trên tổng số 635 công ty thép ở 12 tỉnh thành của Đại lục đã ngừng sản xuất hoặc đóng cửa hoàn toàn vì hoạt động không hiệu quả.
Đứng trên phương diện kinh tế, đây là tính toán rất bình thường của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh phải đóng cửa nhà máy thép trong nước, cắt giảm sản lượng thép thì phía doanh nghiệp Trung Quốc lại đang có động thái lạ.
Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới đây cho biết, hiện đang xuất hiện nhiều nhà đầu tư Trung Quốc tìm mua lại các nhà sản xuất thép thua lỗ của Việt Nam.
Phía Hiệp hội cũng cho biết, từ năm 2016, các đoàn xúc tiến của Trung Quốc đã gặp Hiệp hội để trao đổi, tìm kiếm cơ hội giới thiệu những máy móc, thiết bị.
Hiện tượng trên không tránh khỏi những lo ngại Trung Quốc đang muốn đẩy công nghệ lạc hậu sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Đưa ra nhận định về vấn đề trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn: Trung Quốc sang Việt Nam mang theo những máy không dùng nữa, những công nghệ cũ gây khó khăn và ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam. Bên cạnh đó, họ mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường trung chuyển sản xuất các sản phẩm hàng Việt Nam nhưng gắn mác Tàu ("made in Vietnam by Chinese”).
Trong đó, điều bà lo nhất là câu chuyện hàng “made in VietNam by Chinese” khi xuất ra thế giới hưởng lợi trực tiếp là Trung Quốc nhưng có vấn đề xảy ra Việt Nam phải chịu tai tiếng.
Bà dẫn chứng câu chuyện thời gian vừa qua Mỹ, Úc nghi ngờ xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường này thực chất là hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam hay các nước khác.
“Tôi vừa ở Châu Phi tham dự một diễn đàn về. Tôi thấy các nước chung niềm trăn trở với chúng ta. Người Châu phi cũng rất lo lắng khi phần lớn sản phẩm sản xuất tại châu Phi hiện này đều gắn mácTrung Quốc”.
Bà đưa ra lời cảnh báo: "Nếu tình trạng trên còn tiếp diễn, vô hình trung người được lợi là Trung Quốc, Việt Nam chỉ mang tiếng là nước xuất khẩu hộ, làm bàn đạp sang các nước khác"..
Đây cũng là lý do khiến hàng loạt thương vụ liên doanh giữa Trung Quốc và các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc đã bị hủy bởi nhiều mối lo ngại về an ninh quốc phòng, ăn cắp công nghệ, tham nhũng...
An An

Lạc Sơn Đại Phật 4 lần rơi lệ muốn nhắn nhủ điều gì tới thế nhân?

Lạc Sơn Đại Phật, bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tọa lạc tại thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã 4 lần nhắm mắt và nhỏ lệ mỗi khi bách tính gặp nguy nan.

rơi lệ, lạc sơn đại phật,
Lạc Sơn Đại Phật tọa lạc uy nghi sững sững tựa vào núi Lăng Vân. (Ảnh: epochweekly.com)
Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, được ghi nhận là bức tượng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét.  Bức tượng tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân là khu vực hợp lưu giữa ba con sông Mân Giang, Thanh Long Giang, sông Đại Độ, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng từ năm 713 đời Đường Huyền Tông và phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành.
Tương truyền, trước khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy rất xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền bè không rõ nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành thay nhau gặp nạn, cho rằng ắt hẳn có thủy quái ẩn mình.
Ông đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng lên bức tượng Phật nhằm trấn hung. Thật kỳ lạ, từ sau khi có Lạc Sơn Đại Phật, thuyền bè qua lại thuận lợi không xảy ra vụ đắm nào.
rơi lệ, lạc sơn đại phật,
Lạc Sơn Đại Phật không chỉ bảo vệ lão bách tính mà còn có cảm xúc buồn đau. (Ảnh: NetNews)
Có lẽ xuất phát từ tấm lòng tôn kính và chân thành của con người, với hi vọng tượng Phật sẽ bảo hộ cho con người nên mỗi khi có tai nạn to lớn xảy ra, tượng Phật đều rơi lệ. Cụ thể, Lạc Sơn Đại Phật đã bốn lần nhắm mắt và rơi lệ vào những năm 1962, 1963, 1976 và 1994.
Lần thứ nhất năm 1962 – Nạn đói lớn dưới thời Mao Trạch Đông
Năm 1962, là năm đỉnh điểm của thời kỳ đói khát, thiếu lương thực trầm trọng, ba năm liền hạn hán tại Trung Quốc do chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông. Khắp đường phố, xóm làng đâu đâu cũng thấy người chết, chỉ tính riêng tỉnh Tứ Xuyên ước tính đã có gần 10 triệu người chết, xác người thối rữa nổi đầy sông Mân Giang.
Chính vào lúc này những người còn sống đã chứng kiến hai mí mắt bức tượng nghìn năm tuổi bỗng nhiên như khép lại và có vệt đen như vệt nước chảy dài từ đôi mắt. Họ tin rằng đức Phật hiển linh âm thầm nhỏ lệ bày tỏ sự xót thương người dân lành vô tội. 
rơi lệ, lạc sơn đại phật,
Bức tượng Phật Di Lặc nhắm mắt vào năm 1963, thời điểm xảy ra nạn đói trầm trọng. (Ảnh: hutufan)
Chính quyền Trung Quốc đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Họ đã không thể đưa ra câu trả lời nào và cũng không có một báo cáo nào được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã tự động trở lại trạng thái mở mắt khi xưa.
Lần thứ hai năm 1963 – Cách mạng Văn hóa
Hiện tượng kỳ bí của Lạc Sơn Đại Phật diễn ra lần thứ 2 vào một đêm năm 1963, khi nạn đói tại Trung Quốc và Tứ Xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm. Năm 1963 cũng là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng.
rơi lệ, lạc sơn đại phật,
Vệt nước mắt trên khuôn mặt bức tượng Phật không thể bị phai mờ. (Ảnh: Pinterest)
Điều hết sức kinh ngạc là, mặc dù đã tiêu tốn gần 6,5 triệu USD vào cho công việc tu sửa nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể bị phai mờ.
Lần thứ 3 năm 1976 – Động đất tại Đường Sơn, Tứ Xuyên
Tháng 7/1976, người dân Lạc Sơn lại một lần nữa chứng kiến Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ khi trận đại địa trấn xảy ra ở Đường Sơn cướp đi sinh mạng của khoảng 650.000 người do thiếu sự cảnh báo từ trước và do chính phủ từ chối viện trợ quốc tế.
Không chỉ hai mắt nhắm lại và chảy nước mắt, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ.
Lần thứ 4 năm 1994 – Nước mắt biến thành nụ cười
Năm 1994, Lạc Sơn Đại Phật đã trở thành điểm thăm quan thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ngày 7/6 năm đó, du khách đến thăm tượng Phật khi đi thuyền trên sông đều khẳng định đã chứng kiến tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy, cả khuôn mặt, cơ hàm và cơ thể dường như cũng rung chuyển.
rơi lệ, lạc sơn đại phật,
Lạc Sơn Đại Phật thu hút hàng triệu khách du lịch tới thăm mỗi năm. (Ảnh: FOCUS-ASIA)
Tuy nhiên, khi một chiếc thuyền cập bến neo vào bờ, mọi người liền nhìn thấy tượng Phật bắt đầu mỉm cười, mặc dù hàng nước mắt vẫn còn trên khuôn mặt. Trên chiếc thuyền đó là một vị Sư phụ truyền giảng Phật Pháp và một số đệ tử của ông.
Khi một trong những đệ tử hỏi Sư phụ tại sao bức tượng Phật lại khóc, Sư phụ đã trả lời: “Bức tượng Phật bảo ta rằng con người ngày nay không còn tôn kính Thần Phật nữa. Ngài ấy đang lo lắng cho con người”.
Có lẽ bức tượng Phật mỉm cười vì ông nhìn thấy rằng hy vọng đang ở ngay trước mắt và con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu họ biết nắm bắt hy vọng đó.
Cho đến nay, mặc dù chính quyền Trung Quốc đã phái nhiều nhà khoa học, bỏ ra nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên công nghệ tiên tiến nhưng vẫn không thể lý giải được những hiện tượng bí ẩn xung quanh Lạc Sơn Đại Phật. Thiết nghĩ có những vấn đề mà nếu chúng ta chỉ dựa vào khoa học kĩ thuật và bài trừ những giá trị tâm linh thì sẽ mãi mãi không thể đột phá đến được.
TinhHoa tổng hợp