Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

ĐẤT NƯỚC KHÁNH KIỆT VÌ QUÁ NHIỀU DỰ ÁN THUA LỖ

Khánh kiệt vì quá nhiều dự án thua lỗ

LĐ - 100 LÊ THANH PHONG
Hiệu quả của xe buýt nhanh (BRT) ở Hà Nội chưa được như kỳ vọng. Ảnh: Lao Động
Vì sao nền kinh tế đất nước vẫn không có những bước đột phá để bắt kịp các nền kinh tế trong khu vực? Trả lời câu hỏi này có nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến nguyên do là có nhiều dự án của Nhà nước đầu tư rất lớn nhưng không phát huy hiệu quả, thậm chí thua lỗ trầm trọng.
Đơn cử như xe buýt nhanh (BRT) ra lò với triển vọng thay đổi bộ mặt giao thông Hà Nội, nhưng càng ngày càng thấy bất hợp lý. Quỹ mặt bằng giao thông quá nhỏ hẹp lại chi một khoản không nhỏ cho BRT, cuối cùng chỉ chở được một lượng khách ít ỏi, không phát huy được tính năng. Chi tiền nhiều, giao thông vẫn không thay đổi, thậm chí tệ hơn.
Lãng phí rất cụ thể, hơn 1.000 tỉ đồng cho 14,7km. Chưa kể nhiều loại phương tiện khác bị BRT giành không gian kể cả khi không có chiếc xe buýt nhanh nào lăn bánh trên tuyến dành riêng đó. Nay thì buýt nhanh cũng như buýt chậm, chênh nhau vài ba phút chẳng ích gì, cho nên cứ thế mà trở lại vòng quay cũ.
Một số nước triển khai BRT thành công, nhưng áp dụng vào Việt Nam còn tùy thuộc vào thực tế của đô thị trong nước. TPHCM nên lấy BRT Hà Nội làm bài học cảnh báo. Không phải cái gì nước ngoài làm tốt thì áp dụng thành công.
Nhìn lại chuyện làm ăn, Bộ Công Thương liệt kê 12 dự án nghìn tỉ thua lỗ là Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và Nhà máy đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai. Cứ đưa vào hoạt động là thua lỗ con số nghìn tỉ đồng, quá sốt ruột vì tiền cứ thế mà bốc hơi như mây như khói.
Nhìn sang dự án Bô xít Tây Nguyên, sau 3 năm chạy máy, lỗ 3.700 tỉ đồng, trong đó khoản lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm gần 70%, khoảng 2.520 tỉ đồng. Câu hỏi đặt ra là nếu lỗ như vậy thì tại sao cứ tiếp tục làm. Tài nguyên có sẵn trong lòng đất, đào lên bán, nhưng vẫn cứ lỗ. Có những chuyện thật vô lý nhưng đang tồn tại như thách thức dân chúng, biết lỗ cả nghìn tỉ đồng mỗi năm nhưng không ngừng dự án để cắt lỗ.
Dự án nào cũng mất hàng nghìn tỉ đồng nhưng không hiệu quả, đất nước không khánh kiệt sao được.

TKV nợ hơn 100.000 tỷ đồng, hàng loạt công ty con thua lỗ

VOV  1 liên quan

Hàng loạt dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của TKV đã bị phanh phui các vấn đề đội vốn, chậm tiến độ…
TKV no hon 100.000 ty dong, hang loat cong ty con thua lo - Anh 1
Hơn 100.000 tỷ đồng là số nợ mà Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang phải gánh vì việc đầu tư ngoài ngành và đầu tư dài hạn thiếu hiệu quả. Con số này vừa được thanh tra Bộ Tài chính đưa ra.
Được Nhà nước giao quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên trữ lượng than, bô xít và các khoáng sản khác với nhiều ưu đãi, nhưng hàng loạt dự án có vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng của TKV đã bị phanh phui các vấn đề đội vốn, chậm tiến độ, thậm chí có những dự án phải tạm dừng.
Chỉ mỗi việc đào khoáng sản lên bán nhưng TKV đang trở thành “con nợ” khổng lồ./.
Hoài Thương – Mạnh Hùng/VTC1

'Nghi ngờ kết luận về dioxin của Formosa'

Ống khói của nhà mày thép Formosa ở Hà Tĩnh, 3/2017
Ống khói của nhà mày thép Formosa ở Hà Tĩnh, 3/2017
Cách đây ít ngày, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ tin đồn rằng khí thải từ nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh chứa các hóa chất độc hại là dioxin và furan.
Tin đồn xuất hiện ngày 24/4 trên Facebook và lan truyền nhanh chóng. Sau gần một tuần, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra thông cáo báo chí nói rằng họ bác bỏ thông tin nhà máy thép của Formosa phát ra khí thải từ lò luyện cốc có chứa dioxin/furan.
Bộ nói trong quá trình luyện thép của nhà máy Formosa “có thể phát sinh ngoài chủ ý một lượng không đáng kể dioxin/furan” từ công đoạn thiêu kết quặng sắt, tuy nhiên “hoàn toàn có thể kiểm soát được” quá trình phát thải này.
Thông cáo hôm 30/4 của bộ cho biết Viện Công nghệ môi trường, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tiến hành 3 lần lấy mẫu khí thải ống khói xưởng thiêu kết của nhà máy trong hai ngày vào nửa cuối tháng 2.
Thông tin này nó chưa rõ là ‘ông’ lấy mẫu ở vị trí nào, thời điểm nào, lúc đó máy chạy theo công suất gì, bao nhiêu mẫu, được phân tích băng phương pháp gì, quy theo phương pháp nào của USEPA [Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ], phân tích ở đâu, phải có những yếu tố như thế mới tin được. Viện Công nghệ Môi trường chưa bao giờ được coi là chỗ phân tích dioxin cả.
Kết quả phân tích, theo lời bộ, cho thấy tổng độ độc tương đương (TEQ) của dioxin/furan là chưa đến 0,4 phần tỉ gam (ng) trên một mét khối khí thải chuẩn (Nm3). Bộ nói nồng độ như vậy “nhỏ hơn nhiều” so với quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về khí thải công nghiệp sản xuất thép. Quy chuẩn này cho phép tổng lượng Dioxin/Furan tính theo TEQ nhỏ hơn 0,6 ng/Nm3.
Bộ cho biết Formosa sử dụng công nghệ mới của Nhật Bản trong lò chuyển thổi oxy. Theo bộ, khả năng phát thải dioxin/furan của lò này là “rất thấp” và “thấp hơn nhiều” so với quy chuẩn cho phép.
Sau khi dẫn ra các thông tin này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói “hoàn toàn có đủ cơ sở khoa học” để khẳng định tin đồn trên mạng xã hội là “không chính xác”.
Nhưng một chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm về dioxin nói vị này chưa thấy thuyết phục về thông cáo của bộ.
Đề nghị VOA không nêu danh tính, chuyên gia này giải thích rằng nơi nào “có lửa và có các hợp chất chứa clo cũng như carbon”, nơi đó “đều có dioxin”. Như vậy, theo lời vị này, vấn đề không phải là “có phát thải hay không”, mà là “nồng độ cao hay thấp”.
Điều đáng chất vấn về kết quả Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố, theo chuyên gia, là việc lấy mẫu ra sao và phân tích ở phòng thí nghiệm nào. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả.
Chuyên gia nói việc lấy mẫu “không đơn giản” và ông “nghi ngờ” Viện Công nghệ Môi trường có khả năng làm việc đó. Chuyên gia đặc biệt lưu ý đến vị trí và thời điểm lấy mẫu: “Lấy mẫu ở đầu ống khói hay cách đó mấy chục mét, lấy mẫu khi máy chạy công suất cao, khi công suất thấp hay khi không chạy đều cho kết quả khác nhau”.
Yếu tố quan trọng nhất, theo chuyên gia, là phòng lab nào phân tích các mẫu. Vị này đặt câu hỏi rằng phòng lab đó có được công nhận không, nó có thiết bị phân tích mẫu sắc ký khối phổ phân giải cao (GC/MS) hay không, và có nhân viên chuyên môn giàu kinh nghiệm hay không.
Vị chuyên gia nói đó là những thông tin mà thông cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường không đề cập đến nên có thể xem là chưa đáng tin cậy:
“Thông tin này nó chưa rõ là ‘ông’ lấy mẫu ở vị trí nào, thời điểm nào, lúc đó máy chạy theo công suất gì, bao nhiêu mẫu, được phân tích bằng phương pháp gì, quy theo phương pháp nào của USEPA [Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ], phân tích ở đâu, phải có những yếu tố như thế mới tin được. Viện Công nghệ Môi trường chưa bao giờ được coi là chỗ phân tích dioxin cả”.
Biểu tình lớn phản đối Formosa gây ô nhiễm nổ ra ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành, 1/5/2016
Biểu tình lớn phản đối Formosa gây ô nhiễm nổ ra ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành, 1/5/2016

Dự án của Formosa trở thành tiêu điểm chú ý của công chúng Việt Nam, nhất là các nhà hoạt động vì môi trường, sau khi nó xả chất thải độc trái phép hồi tháng 4 năm ngoái, gây ra thảm họa cá chết ven biển 4 tỉnh miền trung. Vụ này đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế nhiều người sống nhờ vào du lịch biển và đánh bắt, buôn bán hải sản.
Giữa năm ngoái, Formosa đã nhận trách nhiệm và chấp nhận bồi thường cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla.
Ít ngày trước khi ra thông cáo bác bỏ lời đồn về khí thải của Formosa chứa dioxin/furan, hôm 27/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã họp với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và công ty gang thép Formosa về việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Báo chí Việt Nam dẫn lại thông tin của bộ nói đến nay Formosa Hà Tĩnh đã cơ bản khắc phục 52/53 lỗi vi phạm về bảo vệ môi trường. Lỗi cuối cùng là chuyển đổi công nghệ từ dập cốc ướt sang dập cốc khô dự kiến hoàn thành vào 2019.
Trong một năm qua, nhiều người dân, nhất là ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, đã biểu tình hàng chục lần chống Formosa. Họ cho rằng dự án này không an toàn về mặt môi trường, vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh kế của họ.

http://www.voatiengviet.com/a/chuyen-gia-nghi-ngo-ket-luan-cua-bo-moi-truong-ve-dioxin-cua-formosa/3834384.html

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

10:00 AM - 03/05/2017 Thanh Niên

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Không chỉ vung tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2006 - 2011, PVN còn tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Từ dự án “khủng” trên giấy...
Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) xin phép Chính phủ được đàm phán với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập một liên doanh khai thác dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công ty con là TCT thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trực tiếp làm việc với TCT dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).
Tháng 6.2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” được chính thức ra mắt. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm hai giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD. Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.
Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.
Song, sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu. Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.
Tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela - ảnh 3
Mỏ dầu Junin 2ẢNH: PVN
… đến “cái chết” được báo trước
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela - ảnh 4
Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela - ảnh 5
Để thuyết phục sự chấp thuận của các bộ, ngành, PVN đã báo cáo rằng sản lượng của Junin 2 lên đến "200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm". Ngay trong báo cáo ngày 11.8.2010 gửi Thủ tướng, Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 9.1.2010 mất 50% giá trị) và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã yêu cầu "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của DNNN".
Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bày tỏ lo ngại khi dự án chưa làm rõ được rủi ro tại quốc gia đầu tư, khả năng huy động vốn, trong đó làm rõ về thời gian ân hạn khoản vay. Thực tế, theo NHNN, để thu xếp được các khoản vay giá trị lớn, trong suốt 6 năm như báo cáo là vô cùng khó khăn. Về nguồn vốn góp của PVN, theo NHNN cơ cấu nguồn vốn của công ty con PVEP bao gồm vốn chủ sở hữu, các nguồn để lại cho Tập đoàn đầu tư phát triển (547 triệu USD) và vốn vay thương mại (1,278 tỉ USD). PVEP ở thời điểm đó đang triển khai khá nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên tới hàng tỉ USD (và đều không hiệu quả). Do đó, NHNN đề nghị Bộ KH-ĐT lưu ý PVN làm rõ phương án sử dụng vốn cho dự án.
Bộ Tài chính cũng cảnh báo về một loạt các yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của VN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỷ suất thu hồi vốn… Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn cái gọi là "phí tham gia hợp đồng (bonus)" cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng 6 tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực). Theo Bộ Tài chính "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" vô lý này mới được PVN đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela - ảnh 6

TIN LIÊN QUAN

5 dự án 'tai tiếng' của ngành dầu khí
Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng, đang phải xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng thì Tập đoàn dầu khí VN 'đóng góp' tới 5 dự án. 
Không xin chủ trương của Quốc hội
Ngày 5.8.2010, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã có văn bản gửi PVN, yêu cầu phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngày 10.8.2010, Bộ Tài Chính cũng có công văn khẳng định rằng, theo Nghị quyết 49/2010/QH12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.
Cụ thể, Nghị quyết 49 nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn góp của PVN trong dự án này lên tới 956 triệu USD và dự án đã được ra mắt từ tháng 6.2010.
Biện hộ rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên, tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về "Quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11.
Chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5.2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán và từ ngày 29.6.2010 đã ký hợp đồng với nhiều điều kiện phi lý, ràng buộc chính PVN vào tình huống nếu không làm tiếp là phải chịu phạt rất nặng.
Mất hàng trăm triệu USD phi lý
Như trên đã nói, PVN đã ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela vào ngày 29.6.2010, trước khi các cấp có thẩm quyền chính thức cho phép. Nhưng điều đáng nói là như công văn của Bộ Tài chính chỉ ra, trong hợp đồng này, PVN đã chấp nhận một điều khoản cực kỳ phi lý: Phía VN phải trả "phí tham gia" (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu. Trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không, PVN vẫn phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt.
Trước ngày 12.5.2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho Venezuela; ngày 12.5.2012, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Trong khi "kết quả khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kỳ vọng nên bức tranh sản lượng toàn mỏ có khả năng không được như dự kiến", ngày 12.5.2013, PVN vẫn phải nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 3). 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở Junin 2.
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela - ảnh 7

TIN LIÊN QUAN

Tài chính dầu khí và 'vũng lầy' PVN
Những sai phạm ở PVFC đã tạo thêm một "vũng lầy" cho PVN có phần nghiêm trọng hơn cả khoản thua lỗ của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và khoản góp vốn mất trắng theo OceanBank.
Năm 2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện bản cam kết này vì nếu có góp thêm 142 triệu USD cũng chưa chắc thu được thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn khác mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.
Không chỉ sai phạm về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư; ký hợp đồng khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép..., tiến trình thực hiện dự án còn cho thấy rằng, PVN đã báo cáo sai sự thật về kết quả thăm dò, về đánh giá trữ lượng, bỏ qua các cảnh báo rủi ro, làm mất mát một lượng vốn khổng lồ của nhà nước. Chưa kể nhiều chi phí khác, ai chịu trách nhiệm về khoản thất thoát 532 triệu USD - hơn 11.000 tỉ đồng "tiền tươi thóc thật" này?
Anh Vũ

‘Võ Tòng’ diệt hổ khổng lồ, giải thoát cho cả trăm kiếp ma trành ở Thanh Hóa

Thứ tư, 03/05/2017, 07:20 AM
(VTC News) - Ngọn lao phóng trúng ức, thần hổ xám như một đống thịt khổng lồ, theo đà lao, cắm vào gốc cây lim già, nằm giãy đành đạch, thở hồng học, máu tuôn xối xả.
Loạt bài về ma trành ở Thanh Hóa:
Kỳ 6 (kỳ cuối): Diệt hổ khổng lồ
Hai thiếu nữ mất mạng
Sau khi đoạt mạng thợ săn hổ khét tiếng Đinh Văn Riệc (Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa), tưởng rằng sẽ khép lại chuỗi ngày trả thù dài dằng dặc của thần hổ xám, với vô số người đã mất mạng, thế nhưng, thần hổ xám vẫn tiếp tục hoành hành, biến vô số kiếp người Mường thành ma trành oan trái.
Ông Đinh Văn Trinh, con trai của ông Riệc nghe lời thầy cúng, lập thêm bát hương ở gốc cây cổ thụ bên suối Vó Ấm cúng bái thần hổ ghê gớm lắm, nên thần hổ tạm tha cho dòng họ Đinh thôn Yên Sơn. Tuy nhiên, thần hổ xám lại tiếp tục đoạt mạng hai cô gái xinh đẹp bên ngoại nhà ông Trinh ở làng cạnh.
Từ thôn Yên Sơn cuốc bộ sang Lệ Cẩm chỉ 2 giờ leo núi, nhưng đi đường vòng thì khá xa, lắt léo trong rừng. Làng Lệ Cẩm là những thung lũng, mom đồi yên ngựa, vốn là những bãi cỏ gianh ngút ngát, là nơi hổ thích tìm đến kiếm ăn. Đại gia đình này hiện có ông Trương Văn Nhởn, là người nắm rõ nhất chuyện về thần hổ xám và những kiếp ma trành đi theo hổ.
Ông Trương Văn Nhởn sống trong ngôi nhà nhỏ ngay chân núi đá vôi. Ngay sau nhà ông vẫn là rừng già rậm rạp nguyên sinh.
Ông Nhởn sinh năm 1952. Khi ông mới sinh, thế hệ cha ông vẫn còn đánh nhau, vật lộn với hổ dữ. Bản thân ông từng có nhiều năm làm thợ săn, đối mặt với hổ vô số lần, nhưng chỉ là hổ bình thường, nên ông vẫn sống đến ngày hôm nay.
Theo ông Nhởn, ông nội ông là cụ Trương Văn Tiện, cao 1,8 mét, nặng 80kg, thợ săn khét tiếng, từng sát hại vô số hổ, cùng ông Đinh Văn Riệc nhiều năm vào rừng tìm giết thần hổ xám, nên thần hổ xám đã trả thù tàn khốc cả dòng họ Trương bên Lệ Cẩm. Cùng thời kỳ thần hổ xám trả thù họ Đinh ở Thành Yên, thì bên Lệ Cẩm, họ Trương cũng có 2 mạng người bị hổ xám ăn thịt, biến thành ma trành nổi tiếng một thời trong vùng.
Sau khi thần hổ xám ăn thịt hai mẹ con ở nương ngô làng Dàm, thì hổ xám vòng sang tận làng Lệ Cẩm ăn thịt bà Trương Thị O, là em con dì của ông Trương Văn Tiện, em bên ngoại của ông Riệc.
Ngày đó, đại gia đình ông Nhởn sống ở ngay chân đồi Si. Cạnh đồi là đầm Dọ, ngay sát bìa rừng, cách nơi ở hiện tại của gia đình ông Nhởn 1 cây số. Vì ngay bìa rừng là đầm nước, nên hổ thường tìm về kiếm mồi, rồi uống nước. Chúng dầm nước vào những ngày hè oi ả.
Các cụ kể lại, thì ngày đó, thần hổ xám làm kinh động khắp vùng. Hổ ăn thịt khá nhiều người ở Lệ Cẩm, nhưng những người trong gia đình ông thì lại bị thần hổ xám tìm mọi cách tấn công.
Bữa đó, đầu giờ chiều, thiếu nữ 17 tuổi, chưa chồng, tên Trương Thị O đi chăn trâu. Đến chiều tối, không thấy về, nghĩ có chuyện chẳng lành, nên gia đình tổ chức đi tìm. Mọi người mang theo súng ống, dao kiếm vào khe núi Rọc Than, thì thấy trâu núp bên gốc cây sổ khổng lồ, ánh mắt cực kỳ sợ hãi.
Cây sổ có thân màu đỏ, quả to, ăn hơi chua, nên các thiếu nữ Lệ Cẩm thường thả trâu ở đó, rồi lấy quả sổ ăn cho đỡ nhạt miệng.
Hinh anh ‘Vo Tong’ diet ho khong lo, giai thoat cho ca tram kiep ma tranh o Thanh Hoa 4
 Ông Trương Văn Nhởn chỉ nơi cụ Tiện giết hổ xám khổng lồ 
Mọi người tìm quanh, song không thấy Trương Thị O đâu, mà chỉ thấy những dấu chân hổ rất lớn. Nhìn dấu chân, những thợ săn Lệ Cẩm đều tin rằng, đó là một con hổ khổng lồ. Mọi người theo dấu chân hổ đến bãi nước Cồ Cáp, là một khe nhỏ, có một vũng nước rộng độ 200 mét vuông, nơi các loài thú thường mò về uống nước.
Xung quanh bãi nước là rừng lim cổ thụ, với những thân cây vài người ôm. Từ xa, tất thảy đều sững sờ, khi tận mắt một con hổ xám khổng lồ, thân to như bò lớn, đang ăn nằm ngay mép bãi nước gãi tai.
Nhìn con hổ, ai cũng sợ hãi cực độ. Ông Trương Văn Tiện, anh con bá của bà O nhìn con hổ đã nói với mọi người rằng, đó chính là thần hổ xám, từng ăn thịt cả trăm người, khiến cả vùng Thạch Thành kinh thiên động địa.
Ông Tiện bảo mọi người lùi lại, để ông tiếp cận giết hổ xám. Ông Tiện lặng lẽ mò lại gần phía con hổ, bóp cò. Khẩu súng hạt nẻ phát tiếng nổ inh tai. Hổ xám nhỏm dậy, nhảy phốc vào rừng, biến mất tiêu.
Phát súng sượt da, trúng vào tảng đá tóe lửa. Mọi người cùng chạy lại vũng nước gom nhặt xác cô gái Trương Thị O. Tuy nhiên, thiếu nữ 17 tuổi chẳng còn gì. Dân làng gom nhặt mãi chỉ được cái đầu, mớ tóc, quần áo, vài mẩu xương. Con hổ khổng lồ đã ăn sạch thiếu nữ tuổi trưởng thành.
Theo lời ông Nhởn, các cụ kể lại rằng, vì cú bắn sượt da của ông Tiện, nên thần hổ xám quay sang thù hằn khốc liệt với họ Trương ở Lệ Cẩm. Đêm nào hổ xám cùng với bọn hổ lâu la cũng mò về Lệ Cẩm phá phách, bắt lợn, dê, cắn chết trâu, bò. Cuộc sống người dân ở ngôi làng này hoàn toàn đảo lộn. Không ai dám ra khỏi nhà một mình nữa.
Ông Tiện được dòng họ và dân làng bầu làm đội trưởng đội diệt hổ. Hàng trăm cái bẫy được đặt ở các ngóc ngách, các con đường mòn từ rừng dẫn vào làng Lệ Cẩm. Xung quanh các ngôi nhà dân cũng được đặt bẫy kín kẽ. Trâu, bò, lợn, dê của nhân dân được huy động làm mồi bẫy hổ.
Trong vòng 3 năm sau cái chết của bà Trương Thị O, có cả chục con hổ dính bẫy, hoặc bị ông Tiện bắn chết. Con hổ to nhất xông vào nhà ông Tiện, quắp con lợn nhảy phốc qua hàng rào chạy vào rừng. Phát hiện hổ, mọi người vác súng đuổi. Con hổ này bị lùa vào đường mòn dẫn đến gốc thị, chỗ rặng tre, đã được đặt bẫy chi chít, và đã dính bẫy.
Nhìn thấy con hổ, ông Tiện vác dao xông đến chém đứt cổ, máu tuôn ồng ộc. Hổ chết ngay tại chỗ. Mọi người căng dây đo từ đầu đến hết đuôi, thấy con hổ này dài 4 mét. Riêng phần thân của nó đã dài hơn 3m. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là thần hổ xám.
Hinh anh ‘Vo Tong’ diet ho khong lo, giai thoat cho ca tram kiep ma tranh o Thanh Hoa 3
 Người Mường ở Thạch Thành tin rằng, khi người bị hổ ăn thịt, thì sẽ biến thành ma trành. 
Việc ông Tiện giết hàng chục hổ trong vòng 3 năm, khiến người dân khắp vùng kính nể, tôn ông làm Võ Tòng diệt hổ. Có mối thâm thù với loài hổ, nên ông không ngại ngần khi người dân ở nơi khác mời ông đến giết hổ quấy nhiễu nhân dân. Ông nuôi 12 con chó săn, đi xuyên khắp rừng Cúc Phương giết hổ. Nghe tin thần hổ xám ăn thịt người ở vùng Thạch Quảng, ông đã vác súng phục kích nhiều ngày và bắn thêm được mấy ác hổ. Tiếc rằng, thần hổ xám vẫn biệt tăm tích.
Sau nhiều ngày vào rừng săn hổ, nửa đêm về sáng, ông Tiện về nhà, vừa chợp mắt, thì cả làng náo loạn, vợ con ông khóc lu loa. Người em trai của ông chạy sang nhà khóc rống lên rằng, con gái, tức cháu ruột của ông Trương Văn Tiện vừa bị hai con hổ gớm ghiếc cắn cổ tha đi.
Hôm đó, khoảng 5 giờ sáng, cô cháu gái Trương Thị Sen, 18 tuổi, dậy sớm xay ngô làm bánh. Ngày đó, phụ nữ Mường thường dậy từ 3-4 giờ sáng, xay xong một thúng ngô, rồi mới lên nương làm việc. Trước khi xay ngô, Sen ngồi ở bậc cầu thang phụ, dưới cái chạn (chạn là giàn tre hoặc gỗ sau nhà sàn, nơi rửa ráy, tắm giặt) chải tóc.
Cô đang chải tóc, thì thần hổ xám khổng lồ xông đến đoạt mạng. Nghe tiếng “óe”, người em trai ông Tiện mở cửa chạy ra, thấy hổ xám khổng lồ cắn vào gáy con gái lững thững tha đi. Phía sau nó còn một con hổ rất lớn đi hộ tống.
Nhìn cảnh con hổ cắn con gái tha đi, em trai ông Tiện không dám đuổi theo, bởi nếu đuổi theo, con hổ hộ tống sẽ đoạt nốt mạng ông. Đợi con hổ tha con gái vào sâu trong rừng, ông mới hớt hải thông báo dân làng, rồi chạy sang nhà ông Tiện.
Mọi người nghe kể có 2 con hổ khổng lồ, thì không ai dám ra khỏi nhà. Riêng ông Tiện dắt dao vào lưng, rồi vác súng đuổi theo. Đuổi đến bãi nước, chỗ hổ xám từng ăn thịt bà Trương Thị O, thì thấy thần hổ xám đang xé xác người cháu gái Trương Thị Sen.
Không chút sợ hãi, ông Tiện xông đến ngắm bắn. Súng nổ, thần hổ xám bỏ lại xác, nhảy tót vào rừng. Tuy nhiên, con hổ đi cùng thì không bỏ trốn, mà nó xông thẳng về phía ông Tiện. Con hổ vả một phát, khẩu súng bay đi vài mét. Nó chụp xuống, đè nghiến ông Tiện xuống đất, ra sức vả, cắn.
Mặc dù cú vả của con hổ khiến cánh tay toạc da, nhưng ông Tiện vẫn chống trả quyết liệt. Con hổ há miệng đớp, một tay ông bóp họng, một tay nắm lưỡi nó kéo tuột ra. Con hổ đớp một cái, rụng luôn 3 ngón tay phải của ông Tiện.
Vật nhau một hồi, thì cả người và hổ lăn xuống khe. Khi lăn đến thân cây khổng lồ, đổ ngang dốc, lợi dụng đà lăn, ông Tiện nhanh như sóc, dùng hết sức bình sinh ấn đầu con hổ chúi vào khe cây đổ.
Con hổ bị ấn vào khe, không đứng dậy được. Ông ghì chặt thân không cho nó chui ra. Khi ông Tiện và hổ đánh nhau, dân làng kéo đến, nhưng sợ quá, trèo tót hết lên cây, không ai dám xuống.
Khi ông thông báo đã khống chế được hổ, mọi người vẫn không dám xuống, còn hỏi lại là “đã chắc chắn chưa”. Khi ông Tiện bảo đã chắc chắn rồi, thì mọi người mới dám đến gần.
Mọi người dùng thừng trói con hổ khổng lồ này lại. Mấy người dùng dao chọc vào cổ, nhưng da hổ dai nhoách, dao chọc không ăn thua gì.
Ông Tiện dùng dao nhọn dắt bên hông xiên thẳng vào cổ hổ, khiến da cổ toạc ra, máu chảy ồng ộc. Con hổ rống lên thảm thiết, rồi tắt thở.
Khi con hổ chết, thì ông Trương Văn Tiện cũng lăn ra ngất xỉu vì kiệt sức và mất máu. Một nhóm người chặt nứa ghép thành cáng khiêng ông về. Một nhóm khiêng thi hài cô gái Trương Thị Sen về làng mai táng. Con hổ xám mới xé bụng cô gái, chưa kịp ăn, nên xác Sen vẫn còn nguyên vẹn.
Mọi người khiêng xác be bét máu của ông Tiện về làng đặt ở giữa nhà sàn. Nhìn thân thể bị xé tơi tả bởi hổ, không ai tin ông có thể sống được. Mọi người cùng xẻ thịt con hổ, tính làm ma cho ông. Tuy nhiên, ăn xong hổ, thì ông Tiện tỉnh dậy, nhăn nhó kêu đau. Vậy là ông sống được.
Thầy lang giỏi nhất trong vùng được huy động đến bó thuốc cho ông. Hàng ngày, ông nhai tằm sống để tăng cường sức khỏe. Khi ăn hết hai nong tằm, thì ông khỏe lại như thường, tiếp tục sống đến 83 tuổi. Để trả thù cho hai cô em gái, ông Tiện đã quyết tâm vào rừng giết bằng được thần hổ xám.
Theo lời đồn của người Mường, ngoài lúc ma trành đi theo phục dịch hổ, thì thời gian còn lại ngụ ở nơi bị hổ ăn thịt. Cái vũng đó giờ vẫn còn, nhưng không có nước và cây cối rậm rạp, chẳng có lối đi. Người Mường ở Lệ Cẩm chẳng ai dám lại gần vũng nước và tảng đá đó. Họ sợ bị ma trành bắt mất vía, hoặc dẫn dụ vào rừng cho hổ ăn thịt.
Cái chết của thần hổ
Ông Trương Văn Nhởn dẫn tôi đi vòng vèo quanh những quả đồi, tìm đến đồi Si, quả đồi nằm giáp rừng già rậm rạp. Ngôi mộ ông Trương Văn Tiện, “Võ Tòng diệt hổ” là nấm đất nằm trên đồi.
Đứng trên đồi phóng tầm mắt xuống thung lũng, cây cối rậm rạp, là bãi nước Cồ Cáp cạnh tảng đá lớn, nơi hai người cháu gái của ông bị hổ ăn thịt, cũng là nơi ông từng đánh nhau tay không với hổ, nơi ông giết thần hổ xám khổng lồ, giải thoát cho hàng trăm ma trành oan trái bị hổ biến thành nô lệ.
Chuyện “Võ Tòng” Trương Văn Tiện tiêu diệt thần hổ xám mang màu sắc liêu trai, vừa hư vừa thực. Câu chuyện đó giống như huyền thoại mà những thợ rừng thường kể cho nhau nghe trong những đêm lửa bập bùng nơi rừng già hoang vu.
Câu chuyện qua miệng các cụ già Mường nơi núi rừng hoang vu được thêu dệt nhiều cho thêm phần kỳ bí, hấp dẫn. Nhưng, không thể không công nhận rằng, ông Trương Văn Tiện là một “Võ Tòng diệt hổ” cực kỳ tài ba. Ông đã trở thành nhân vật thần thoại trong vô số những câu chuyện miền sơn nước này.
Theo lời ông Trương Văn Nhởn, thì không ai được chứng kiến tận mắt cuộc tiêu diệt thần hổ xám của ông nội ông, tức ông Trương Văn Tiện. Tuy nhiên, ngày còn nhỏ, ông nội thường kể cho ông Nhởn chuyện giết thần hổ xám.
Hồi ấy, mùa hè năm 1959, đêm 14 trăng sáng vằng vặc, sao đầy trời, nhưng rất nóng nực, chừng nửa đêm, nằm không ngủ được, ông Tiện vác súng vào rừng kiếm con thú về ăn.
Xuống đến chân nhà sàn, ông lại quay lên, dắt theo con dao nhọn và cầm thêm cây lao. Ông Tiện đi dọc đồi Si, vòng xuống thung lũng, rồi lang thang ra vũng nước Cồ Cáp xem có con nai, con hoẵng nào đến uống nước không.
Mon men lại một gốc cây lim lớn, nhìn xuống vũng nước với những bụi lau lác lưa thưa, ông Tiện giật thót mình, khi thấy một cục than đỏ rực đong đưa phía sau bụi lau thưa.
Là thợ săn thiện nghệ, nên nhìn ánh mắt đỏ rực thành tia đó, ông Tiện biết ngay là hổ. Ông tiến về phía bên phải tránh vật cản là bụi lau để quan sát rõ hơn. Không phải đoán mò gì nữa, đó chính là thần hổ xám, con hổ bị chột một mắt bởi thợ săn khét tiếng xứ Thành Yên.
Thần hổ xám đã ăn thịt cả trăm người, giết chết 2 cô cháu gái yêu quý tuổi mới 17-18 của ông Tiện, biến hai thiếu nữ xinh đẹp mơn mởn đó thành con ma trành nơi rừng thiêng nước độc chẳng thể siêu thoát.
Biết đó là thần hổ xám, ông Tiện khá hãi, nhưng nghĩ đến mối thù, ông bình tĩnh hơn, tìm cơ hội giết thần hổ, trừ hại cho dân.
Ông Tiện lách nòng khẩu súng kíp dài qua rễ cây lim già, ngắm trúng con mắt đỏ như cục than của thần hổ xám. Đang định siết cò, thì ông bỗng nghe thấy tiếng cười rúc rích, rõ ràng là tiếng con gái.
Ông Tiện trộm nghĩ, chẳng lẽ là ma? Ông dụi mắt quan sát kỹ, thì thấy một đàn con gái, thân thể trắng muốt, quấn những tấm vải trắng mỏng manh đi lên từ dưới vũng nước Cồ Cáp, đến bên thần hổ xám.
Lúc này, ông Tiện mới biết đó chính là ma trành. Lời đồn của dân gian rằng, khi hổ ăn thịt người, thì người đó biến thành ma trành, hay còn gọi là hổ trành. Những người con gái này bị hổ ăn thịt, bị biến thành ma, không siêu thoát được, mà tiếp tục phải đi theo thần hổ để hầu hạ.
Hinh anh ‘Vo Tong’ diet ho khong lo, giai thoat cho ca tram kiep ma tranh o Thanh Hoa
Ông Nhởn chỉ mộ cụ Trương Văn Tiện 
Khi những nữ ma trành như những bóng trắng thướt tha di chuyển đến cạnh thần hổ, thì ông Tiện kinh ngạc với hình ảnh trước mắt: Thần hổ xám ngồi bệt như người trên tảng đá với đôi mắt vẫn đỏ rực, hai tay trước huơ huơ như tay người.
Mấy con ma trành đến bên thần hổ hầu hạ. Con thì vạch lưng bắt chấy, con thì bóp vai, con vuốt râu trêu đùa thần hổ.
Khi đó, người dân Thạch Thành vẫn đồn rằng, vào những ngày rằm mùa hạ, trời nóng, trăng sáng, thì thần hổ sẽ đùa giỡn với ma trành.
Lời đồn ấy ông Tiện cho là tào lao, nhưng lúc này, ông mới tin là thật. Con hổ đã thành tinh, đã thành thần hổ, vô cùng khôn ngoan, nên bao nhiêu thợ săn đã mất mạng mà vẫn không giết được nó.
Kẻ thù đang ở trước mặt, cơ hội trả thù, trừ hại cho dân chỉ còn gang tấc, nên ông Tiện bình tĩnh, kiểm tra lại súng, đạn, thấy mọi thứ đều ổn, thì ông quyết định bóp cò.
Tiếng súng nổ đinh tai, xé toạc màn đêm yên tĩnh. Tiếng hổ gầm khiến cả làng Lệ Cẩm thức giấc. Khói súng tan, nhìn về phía bụi lau, không thấy màu đỏ rực như hòn than của mắt hổ đâu nữa. Như vậy, phát đạn của ông đã trúng mắt, xuyên vào đầu thần hổ xám. Tuy nhiên, quan sát kỹ lại, thì ông Tiện thấy khối xám xịt đang phi về phía mình với tốc độ vũ bão.
Ông Tiện quăng súng, rút cây lao, nhằm thẳng về phía thần hổ khổng lồ đang đà lao tới, phóng một cú trời giáng. Cây lao xé gió, cắm phập vào ức hổ xám khổng lồ. Thần hổ xám như một đống thịt khổng lồ, theo đà lao, cắm vào gốc cây lim già, nằm giãy đành đạch, thở hồng học, máu tuôn xối xả.
Quyết không để thần hổ xám có cơ hội nào, ông Tiện rút dao đâm thủng tim, phổi, cắt đứt họng. Thần hổ xám hôi rình nằm chết thảm khốc trên vũng máu. Ông Tiện dùng dao cắt đứt đầu hổ, quăng xuống vũng Cồ Cáp. Ông đo bằng bước chân, thấy mình hổ dài 4 bước, tức khoảng 4 mét. Đó là con hổ to chưa từng có.
Giết hổ xong, ông Tiện chạy về làng báo với mọi người. Tuy nhiên, không ai dám vào rừng lúc trời đang tối. Sáng hôm sau, phải đến 8 giờ, mọi người mới tổ chức vào vũng Cồ Cáp. Thế nhưng, điều lạ lùng là không thấy xác thần hổ xám đâu, mà chỉ thấy vũng máu đen sì. Mọi người nhảy xuống vũng nước mò, cũng không thấy đầu thần hổ. Quanh vũng nước, có rất nhiều dấu chân hổ lớn, phải đến cả chục con. Mọi người tin rằng, bầy hổ đã tha xác thần hổ xám đi nơi khác.
Câu chuyện diệt thần hổ xám của cụ Tiện có người tin, người không, nhưng có một sự thực, là từ năm 1959 về sau, người dân khắp vùng Thạch Thành không gặp thần hổ xám nữa, và cũng không có ai bị thần hổ xám ăn thịt. Chuyện về ma trành cũng ít dần và giới trẻ người Mường xứ Thạch Thành cũng không còn biết đến huyền thoại về ma trành nữa.
Dương Phạm