Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 5; Ông Phạm Thế Duyệt ngợi ca hành động của Trung ương XII...

Thứ 6, 15:10, 05/05/2017

VOV.VN - Sáng 5/5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. VOV trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
toan van phat bieu cua tong bi thu khai mac hoi nghi trung uong 5  hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
"Thưa các đồng chí Trung ương, 
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, 
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương bắt đầu họp Hội nghị lần thứ năm để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ; và một số vấn đề quan trọng khác. 
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, các đại biểu khách mời đã về dự Hội nghị và xin gửi tới các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất. 
Thưa các đồng chí, 
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần này, ngay từ tháng 10/2016, Ban Bí thư đã thành lập các ban chỉ đạo việc nghiên cứu, tổng kết, xây dựng các đề án, báo cáo về các nội dung nêu trên để báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định.
Các ban chỉ đạo đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, các nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội XII, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tình hình thực tiễn của đất nước, khu vực và thế giới để tiến hành tổng kết, nghiên cứu, xây dựng các đề án, tờ trình, dự thảo các nghị quyết trình Trung ương. Bộ Chính trị đã dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện các báo cáo, đề án nêu trên.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã nghiêm túc kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Báo cáo trình Hội nghị Trung ương lần này. 
Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Trung ương Đảng đã gửi các tài liệu để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu lưu ý thêm một số khía cạnh có liên quan đến nội dung của các đề án, báo cáo, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.

1- Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
Trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn xác định đổi mới, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, trong đó cốt lõi là tập trung ưu tiên đổi mới tư duy kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển; coi đây là công việc thường xuyên, liên tục. 
Trong 10 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X "Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh... 
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, hiện vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, đặc biệt là: Kinh tế phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững như mục tiêu, yêu cầu đề ra. Chưa tạo được đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể chậm đổi mới và phát triển; kinh tế tư nhân phát triển chưa thật nhanh, bền vững và lành mạnh.
Một số loại thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, kém hiệu quả. Việc tiếp cận các nguồn lực xã hội chưa bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chất lượng chưa cao và việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, mức độ minh bạch, ổn định chưa cao. Quyền sở hữu tài sản, nhất là quyền của người góp vốn chưa được bảo đảm thực thi đầy đủ. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự theo nguyên tắc thị trường. Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa cao; việc tự do hóa thương mại, đầu tư trong một số thị trường, lĩnh vực chưa sát hợp với thực tế phát triển của nền kinh tế... 
toan van phat bieu cua tong bi thu khai mac hoi nghi trung uong 5  hinh 2
Các đại biểu dự Hội nghị
Nhiệm vụ của Hội nghị chúng ta lần này là trên cơ sở quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị tập trung nghiên cứu tài liệu, thảo luận thật kỹ, cho nhiều ý kiến đóng góp, tạo sự thống nhất cao về những nhận định, đánh giá tình hình, nhất là những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
Từ đó đi sâu phân tích, đánh giá về sự đúng đắn, phù hợp của mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những chủ trương, giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới. Tập trung vào những điểm mới cụ thể hóa về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; đặc biệt là về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nhất là những nhiệm vụ và giải pháp có tính đột phá, góp phần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ khóa XII. 
2- Về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước 
Đây là vấn đề lớn, khó và phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã bàn nhiều lần, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phát triển doanh nghiệp nhà nước, và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, và đến thời điểm tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Không ít doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân… 
Có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là: Vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn. Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do: Chưa xác định rõ ràng, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ chính trị - xã hội của doanh nghiệp nhà nước; chưa có chuẩn mực trong hạch toán kinh doanh đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá thông thường với sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích.
Việc quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Thể chế quản lý, kiểm tra, giám sát về đầu tư và tài chính đối với doanh nghiệp, nhất là về bảo lãnh vốn vay, định giá đất đai, tài sản hữu hình, vô hình còn nhiều bất cập.
Công tác cán bộ, chính sách tiền lương của doanh nghiệp chưa phù hợp với cơ chế thị trường; quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp chưa đủ rõ. Việc tách chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện chậm.
Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp còn bất cập, dễ bị lợi dụng để trục lợi; tham nhũng, tiêu cực. Việc đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp chưa theo kịp yêu cầu cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng những vấn đề nêu trên, cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có tính đột phá trong thời gian tới. Tập trung thảo luận, tạo sự thống nhất cao về những vấn đề Bộ Chính trị xin ý kiến Trung ương như nêu trong Tờ trình, bao gồm: Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; xây dựng mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn; phương án đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước; sự cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới… 
toan van phat bieu cua tong bi thu khai mac hoi nghi trung uong 5  hinh 3
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
3- Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân 
Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 - 2017) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân" đã được xây dựng, biên tập, chỉnh sửa nhiều lần trên cơ sở các báo cáo tổng kết và ý kiến đóng góp của hầu hết các ban, bộ, ngành và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; kế thừa kết quả tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới; tham vấn ý kiến các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội ngành nghề và nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. 
Qua tổng kết cho thấy, trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn.
Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỉ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39% - 40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp; chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể.
Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng. 
Đề nghị các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự hội nghị xuất phát từ thực tiễn, thảo luận, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực tế đất nước, tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ và giải pháp lớn cần được quán triệt và triển khai thực hiện để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng đắn và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 
4- Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng 
Thực hiện Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong tháng 3/2017, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 7 ngày để tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 
Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được thực hiện bài bản, theo từng bước hợp lý. Các báo cáo kiểm điểm đều chuẩn bị đúng hướng dẫn. Không khí kiểm điểm dân chủ, đoàn kết, thẳng thắn, chân tình. Các đồng chí được góp ý đã tiếp thu nghiêm túc, cầu thị, coi đây như là cơ hội quý để học tập, chia sẻ lẫn nhau. Trong quá trình kiểm điểm, từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã liên hệ đến trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực được phân công, thấy rõ những ưu điểm để phát huy, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để khắc phục. 
Qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Năm 2016, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, có một số vấn đề phức tạp mới nảy sinh (như sự cố ô nhiễm môi trường biển ở miền Trung, tình trạng khô hạn gay gắt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long,...).
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn vững vàng, đoàn kết, kiên định và sáng tạo, có các quyết sách đúng đắn, kịp thời và phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, hoan nghênh, bạn bè thế giới đánh giá cao.
Cụ thể là: Ngay sau thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã lãnh đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - ­2021. Nhanh chóng kiện toàn tổ chức, nhân sự các cơ quan đảng và bộ máy nhà nước, bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển ổn định. Khẩn trương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà Đại hội XII của Đảng đề ra. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá (6,21%), lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, dự trữ ngoại hối đạt mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Văn hóa, xã hội có tiến bộ; tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; niềm tin của nhân dân được củng cố.
Công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính và cải cách tư pháp được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh, trật tự được ổn định.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai mạnh mẽ, toàn diện; quan hệ đối ngoại, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác tiếp tục đi vào chiều sâu, ngày càng thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng đã được đưa ra xét xử; nhiều sai phạm trong công tác cán bộ, nhiều cán bộ cấp cao vi phạm đã được kết luận và xử lý, kỷ luật nghiêm minh, công khai, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Dù vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng những kết quả đạt được trong năm qua là đáng khích lệ, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. 
Mặc dù vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng còn những hạn chế, khuyết điểm như đã nêu trong Báo cáo của Bộ Chính trị gửi các đồng chí Ủy viên Trung ương. Đề nghị Trung ương với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trên các lĩnh vực. Đặc biệt, cần chỉ rõ những nguyên nhân, bài học và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 
Thưa các đồng chí, 
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn và quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp. 
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn"./.

Ông Phạm Thế Duyệt: Hành động của Trung ương XII ngày càng thuyết phục

VOV.VN - "Những vấn đề lớn Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu ra, Trung ương cần làm việc hết sức thận trọng, công tâm, đặt lên lợi ích của nhân dân, của Đảng trong xử lý cán bộ vi phạm".

VOV.VN phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. 
 PV: Thưa ông, từ thời điểm ra Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đến nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, những hạn chế nào được nêu ra những chậm được khắc phục nhất?
Ông Phạm Thế Duyệt: Quyết tâm của Trung ương đã rõ. Sau nhiều năm đã triển khai thực hiện chưa tốt Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII năm 1999) nếu quyết tâm làm thì giờ khác nhiều rồi. Tôi rất hoan nghênh và đánh giá cao Trung ương khóa XI, khóa XII đặt vấn đề rất rõ ràng phải làm tiếp xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đó là điều rất đúng.
Nghĩ đến Bác Hồ thì càng thấy có lỗi vì mấy chục năm nay rồi mà vẫn làm lúng túng, làm không dứt khoát, không rõ ràng quan điểm của Đảng cầm quyền trong việc lãnh đạo một dân tộc cách mạng trong việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng. Việc gương mẫu cho nhân dân và tiền phong cho đất nước còn nhiều day dứt.
ong pham the duyet dat loi ich cua dang cua dan len tren khi xu ly can bo sai pham hinh 1
Ông Phạm Thế Duyệt
So sánh giữa Trung ương XI và Trung ương XII thì rõ ràng ràng Trung ương XII có nhiều tiến bộ, đã triển khai tốt nhiều việc, giữa Nghị quyết và hành động, giữa nói và làm, giữa chỉ đạo trên và dưới. Hành động của Trung ương XII ngày càng có sức thuyết phục đối với Đảng bộ các cấp, đảng viên nghỉ hưu và nhân dân.
Rõ ràng Trung ương XI có nhiều quyết tâm nhưng còn thể hiện sự thiếu thẳng thắn trong nội bộ, cho nên có những lúc biết sai nhưng cũng không dám nói thẳng. Khi bỏ phiếu, khi công bố có nhiều biểu hiện trong Đảng thiếu tinh thần chân thành, thẳng thắn. Khi thiếu sự nghiêm túc trong nội bộ, nhất là nội bộ cấp cao thì sẽ ảnh hưởng đến lòng tin, đến suy nghĩ của đảng viên và người dân.
Rõ ràng Trung ương XI có nhiều cố gắng nhưng tôi cho rằng nhược điểm trên còn lớn.
Sang Trung ương XII thì những nhược điểm này được khắc phục rõ hơn, biểu hiện ở việc từ đầu năm 2016 đến nay, nhiều việc kể cả những vụ việc xảy ra ở Trung ương, địa phương, việc cũ, việc mới đều được đề cập và nhiều cán bộ cũng có vị trí, trách nhiệm ở các tỉnh, thành phố, Trung ương và các bộ ngành cũng đã được đề cập đến để xem xét đúng sai và xử lý đúng mức.
Tôi cũng rất đồng tình với việc kể cả những người về hưu đừng nghĩ là “hạ cánh an toàn” mà ai có khuyến điểm đều được làm rõ. Đây không phải là sự moi móc, mà là sự công bằng trong đánh giá để giữ gìn kỷ cương của Đảng. Còn xử lý đến đâu và mức độ nào, căn cứ vào tính lịch sử và tiến trình của thời gian để xử lý đúng mức, rõ ràng công tội, không ngoại trừ một ai.
Một vấn đề nữa kể cả các lãnh đạo của các Bộ ngành, các Ủy viên Trung ương, các đồng chí đã nghỉ hưu, rồi cả những đồng chí đương chức có trọng trách lớn khi có sai phạm đều được chỉ rõ và xử lý.
Tôi cho việc thẳng thắn như vậy là rất tốt, nên làm và làm sẽ được tuyệt đại bộ phận nhân dân và các đảng viên đã nghỉ hưu, những người có công với cách mạng đồng tình.
Phải thẳng thắn nhìn rõ hạn chế để khắc phục
PV: Thưa ông, trong Nghị quyết Trung ương 4 vừa qua, Đảng ta đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái tư tưởng đạo đức chính trị và nhận định đây là nguy cơ trực tiếp đối với sự tồn vong của Đảng và của chế độ. Đây không phải là lần đầu tiên Đảng ta cảnh báo sự suy thoái này. Theo ông, vì sao sau nhiều năm tình trạng này không giảm mà ngày càng nghiêm trọng?
Ông Phạm Thế Duyệt: Nguyên nhân khách quan, chủ quan có thể nói đến, nhưng tôi cũng đã là người có trách nhiệm trong Đảng, trách nhiệm trong lãnh đạo, tôi cho rằng lỗi ấy chính là ở lãnh đạo, ở Trung ương đã chậm trễ, đã không kiên quyết, đã không nêu gương, đã không thẳn thắn trong xem xét, trong kiểm tra, trong đánh giá đội ngũ, trong xử lý cán bộ có sai phạm, không làm cho cả hệ thống chính trị mạnh lên để thực hiện chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đặt ra từ lâu.
ong pham the duyet dat loi ich cua dang cua dan len tren khi xu ly can bo sai pham hinh 2
PV VOV.VN phỏng vấn ông Phạm Thế Duyệt
Nếu nhìn ở dưới, nói triển khai kém thì cũng đúng nhưng trách nhiệm chính của việc sau nhiều năm tình trạng này không giảm mà ngày càng nghiêm trọng là của Trung ương, của lãnh đạo chủ chốt gánh vác những nhiệm vụ quan trọng. Tôi cho rằng việc này phải thẳng thắn nhìn nhận để khắc phục chứ đừng nên tránh né.
PV: Trong 27 biểu hiện được Đảng ta điểm mặt gọi tên, theo ông những biểu hiện nào là nghiêm trọng và khá phổ biến trong tình hình hiện nay?
Ông Phạm Thế Duyệt: Tôi thấy Trung ương đã nêu ra khá kỹ lưỡng như vậy để mọi người cùng liên hệ xem mình vấp phải những biểu hiện suy thoái gì, sai gì để tự sửa. Nhưng tôi thấy quan trọng nhất của người lãnh đạo là đạo đức và lối sống.
Bác Hồ thường nói cán bộ phải có đức và tài, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức thì không thể làm được việc gì. Tôi cho rằng trong 27 biểu hiện mà Trung ương đã nêu ra, thì sự xuống cấp về đạo đức và lối sống là biểu hiện quan trọng nhất dẫn đến sự tha hóa. Cái đó là cái gốc của vấn đề. Tư lợi, cục bộ, coi trọng địa vị cá nhân, đề cao cá nhân, hãnh diện hão huyền nó cũng từ sự tha hóa phẩm chất đạo đức của người cách mạng.
Mỗi người cán bộ hãy tự soi mình vào cuộc sống của trên 90 triệu dân, tự soi mình vào hoàn cảnh của đất nước, tự thấy mình là người lãnh đạo, là người đảng viên thì phải sống thế nào cho đúng mực. Dù có đổi mới, hội nhập, nhưng là người cộng sản, là người thực hiện đường lối của Bác Hồ, đã hứa là phải làm theo những lời thề trước Đảng.
Toàn hệ thống vào cuộc thì người dân mới yên tâm
PV: Trong thời gian vừa qua, công tác cán bộ ở nhiều nơi có nhiều sai phạm ở nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy chúng ta đã có những chỉ đạo, biện pháp nghiêm khắc xử lý vi phạm nhưng người dân vẫn lo lắng là chúng ta làm theo kiểu “hổng đâu, bịt đó” mà chưa thực sự giải quyết một cách bài bản, thậm chí có kết luận sai phạm nhưng chúng ta vẫn gặp khó khăn trong quá trình xử lý cán bộ. Thưa ông, ông có thể cắt nghĩa nguyên nhân và giải pháp để xử lý việc này?
Ông Phạm Thế Duyệt: Việc này đừng nghĩ là người dân nghĩ quá, mà phải nghĩ là  người dân nghĩ đúng. Đúng là vì mình chưa làm đúng những thực tế mà mình đã đặt ra. Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đã nói rõ, vấn đề này đang thách thức cả chế độ, thách thức cả với Đảng cầm quyền.
Từ những nhận thức đó nếu làm không kiên quyết, hiệu quả, đồng bộ, mà mới chỉ rõ được những việc mà do Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính làm. Nếu mới chỉ làm được như thế thì người dân chưa thể yên tâm được.
Nhìn xuống 61 tỉnh, thành, nhìn xuống hơn 20 Bộ, ngành, Mặt trận, các đoàn thể có "sôi" lên không, hay chỉ có đồng chí Tổng Bí thư cương quyết, hay chỉ trông chờ vào 8 đoàn kiểm tra do Tổng Bí thư thành lập kiểm tra giám sát việc xử lý tham nhũng tới đây?
Nếu là một cấp ủy, ở đâu chả có cấp ủy, còn nếu là chính quyền thì cũng toàn đảng viên được cử ra để làm việc ấy, thì những nơi này hãy làm đi, đừng ỷ lại vào các đoàn kiểm tra hỏi đến mới nói. Tôi tin nếu làm được như vậy thì dân sẽ phấn khởi, sẽ tin ngay.
Đáng lẽ ra các thanh tra của Nhà nước, của các bộ, Ban cán sự Đảng của các bộ, Bí thư và Thường vụ của các Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn của Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể, đâu cũng thể hiện những việc làm về trách nhiệm của mình thì dân sẽ vui, đảng viên sẽ tin. Nhưng mới chỉ làm theo cách chỉ trông chờ vào Ban Nội chính, Ủy Ban kiểm tra… thì người dân vui nhưng cũng chưa thể yên tâm coi đó đã là quyết tâm của toàn Đảng.
Cần phải làm rành rọt, căn cơ, công bằng trước dư luận
PV: Ông có bình luận gì khi trong thời gian gần đây, nhiều cán bộ cấp cao mắc phải những sai phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, bị đề xuất xem xét kỷ luật?
Ông Phạm Thế Duyệt: Tôi nhìn chung thấy các đồng chí làm thận trọng, đánh giá một cách nghiêm túc. Kể cả đối với những người về nghỉ hưu cũng đã được kết luận, đánh giá thận trọng. Riêng bản thân tôi thấy rất đúng đắn và ủng hộ.
Chỉ có điều, trong vấn đề thông tin mang hiện nay lớn, tư duy trình độ của cán bộ đảng viên khác trước, nên không thể không đặt các dấu hỏi còn cấp này cấp kia, người này người khác có liên quan đến việc đó hay không?
Cho nên cần phải làm rành rọt, căn cơ, công bằng trước dư luận những vấn đề đã xử lý và đang xử lý. Cái đó rất cần.
PV: Quan điểm của ông như thế nào trong việc xử lý vi phạm đối với các cán bộ, tập thể sai phạm, nhất là những người giữ trọng trách cao mắc sai phạm?
Ông Phạm Thế Duyệt: Việc xử lý như thế nào cho đúng mức giữa công và tội, quá khứ và hiện tại là việc phải làm một cách thận trọng, công tâm.
Khi làm, mong Trung ương làm như thế nào cho sáng suốt, đúng sai đến đâu làm cho rõ, mức độ thế nào đánh giá cho đúng, xử lý thế nào để giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, hợp với lòng dân, đúng với mức độ sai phạm. Việc này Trung ương và Bộ Chính trị phải cân nhắc làm cho tốt để giữ được lòng dân.
Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân lên trên trong xử lý cán bộ
PV: Hội nghị Trung ương 5 lần này đang họp và bàn nhiều nội dung quan trọng. Ông có mong mỏi gì vào Hội nghị lần này?
Ông Phạm Thế Duyệt: Tôi chỉ mong đây là một quyết tâm triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, với tinh thần của Bộ Chính trị, của Trung ương đã đề ra, đã phát hiện ra các vấn đề như vậy thì Trung ương cần thảo luận thẳng thắn.
Những vấn đề lớn Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nêu ra thì Trung ương phải làm hết sức thận trọng, công tâm vì Đảng, vì chế độ XHCN, đặt lên lợi ích của nhân dân, của Đảng trong xử lý cán bộ vi phạm.
Xử lý ở đây vừa thể hiện tính nghiêm minh của Đảng, vừa thể hiện tính giáo dục đối với toàn Đảng, vừa nêu tấm gương cho tất cả các cấp phía dưới, vừa tạo được lòng tin của nhân dân với Đảng trong tình hình mới.
Qua những vấn đề này phải thấy đây là một bài học. Tuy đạt được những kết quả nhưng phải nhấn mạnh đây là bài học. Bài học là Đại hội XII mới chưa được một năm rưỡi, việc chuẩn bị Đại hội các cấp, việc chuẩn bị nhân sự, quyết định nhân sự những nơi quan trọng mà diễn ra như vậy thì cũng là vấn đề lớn đối với Đảng. Đây là bài học rất sâu sắc, cần phải tự nghiêm túc xem xét thật đúng mức.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Minh Hòa/VOV.VN (thực hiện)

BẮC TRIỀU TIÊN DÙNG CHƯƠNG TRÌNH HẠT NHÂN ĐỂ..." TỐNG TIỀN" CẢ THẾ GIỚI

Triều Tiên đòi 600 tỉ USD/năm để bỏ chương trình hạt nhân?

05/05/2017 12:59

(NLĐO) – Trung Quốc và Triều Tiên được cho là đang đàm phán các điều kiện để Bình Nhưỡng ngừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.

Báo The Korea Times (Hàn Quốc) và cổng tin tức Aboluowang (Hồng Kông) ngày 4-5 cho biết Trung Quốc và Triều Tiên bắt đầu hội đàm bí mật từ tháng 8 năm ngoái. Cuộc đối thoại tiến triển đến mức hai bên đã thảo luận về những điều khoản chi tiết nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THE KOREA TIMES
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THE KOREA TIMES
Triều Tiên được cho là đưa ra 4 điều kiện:
- Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga phải viện trợ tài chính vô điều kiện cho nước này số tiền 600 tỉ USD/năm trong 10 năm tới
- Rút lại toàn bộ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và quốc tế
- Thiết lập hiệp ước hòa bình Mỹ - Triều Tiên
- Đảm bảo an toàn cho chế độ nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ tạm ngừng phát triển công nghệ tên lửa và hạt nhân trong vòng 3 năm kể từ ngày ký kết thỏa thuận.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán dường như bị đình trệ do Trung Quốc muốn gửi chuyên gia hạt nhân tới Triều Tiên để giám sát việc dỡ bỏ các chương trình này nhưng Bình Nhưỡng không đồng ý.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ đang xác minh những thông tin trên.

Ông Kim thăm 2 đảo Jangjae và Mu hôm 4-5. Ảnh: YONHAP
Ông Kim thăm 2 đảo Jangjae và Mu hôm 4-5. Ảnh: YONHAP
Trong một diễn biến khác liên quan tới Triều Tiên, hãng tin KCNA ngày 5-5 thông báo nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa tới thăm các đơn vị quân đội đóng tại hai hòn đảo nhỏ phía Tây Nam đất nước. Đồng thời, KCNA tiết lộ Bình Nhưỡng đang cân nhắc kế hoạch tấn công láng giềng miền Nam.
Theo hãng tin này, ông Kim đã tới 2 hòn đảo Jangjae và Mu, cách không xa đảo tiền tuyến Yeongpyeong của Hàn Quốc. Tháng 11-2010, Triều Tiên nã đạn pháo vào đảo Yeongpyeong, giết chết 4 người, bao gồm 2 dân thường. Đây là vụ tấn công đầu tiên của Triều Tiên vào lãnh thổ Hàn Quốc kể từ cuộc chiến 1950-1953.
Một nguồn tin quân sự Seoul cho hay ông Kim ghé thăm 2 đảo Jangjae và Mu trên một chiếc thuyền nhỏ hôm 4-5 (giờ địa phương). Trên 2 đảo này, Bình Nhưỡng trang bị nhiều bệ phóng rốc-két đa nòng cùng pháo binh, trong đó có một đơn vị pháo binh trên đảo Mu đứng sau vụ tấn công đảo Yeongpyeong cách đây 7 năm.
Phạm Nghĩa (Theo The Korea Times)

NHÂN VỤ ĐINH LA THĂNG-MỘT BÀI VIẾT TRÊN BÁO GIÁO DỤC.NET TRUY TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG

Người dân đồng tình với ý kiến của Tổng Bí thư song cũng có nguyện vọng muốn Đảng chỉ rõ, đến mức nào thì “không còn tư cách đảng viên”?

Người viết từng khen hành động “đu dây” của ông Đinh La Thăng trong vụ tai nạn ôtô tại Lào Cai, từng phê phán chuyện BOT (Build-Operate-Transfer, Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao) thời ông Thăng còn làm bên Giao thông Vận tải qua bài “Đâu là tế bào gốc của xã hội nhóm lợi ích” [1], cũng phản đối mạnh mẽ chuyện Thành phố Hồ Chí Minh xin được in sách giáo khoa riêng, tổ chức thi quốc gia tốt nghiệp Trung học Phổ thông riêng. [2]

Nói một cách công bằng, với ông Đinh La Thăng, không phải mọi việc ông làm đều sai lầm, nhờ có BOT mà diện mạo hệ thống đường bộ Việt Nam thay đổi rõ rệt, ông là con người nói mạnh, làm nhiều và vì thế mắc một số sai lầm cũng là bình thường. 

Chỉ có ai đó suốt ngày chờ xin ý kiến thì mới không sợ mắc khuyết điểm, dù có mắc khuyết điểm thì đã có chữ ký của cấp trên bảo lãnh, không việc gì phải sợ.

Có thể một số người cảm thấy ngạc nhiên một lãnh đạo “nổi” như ông Đinh La Thăng, thăng tiến nhanh như ông vì sao lại bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật. 

Còn nhớ một vị đại biểu Quốc hội đã từng đề cập đến “văn hóa từ chức” với một vị lãnh đạo cao cấp, thế nên việc Trung ương xem xét kỷ luật một Ủy viên Bộ Chính trị chỉ là thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí của Ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới và cũng là đáp ứng đòi hỏi của nhân dân.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố, ông Đinh La Thăng có trách nhiệm với nhiều sự việc xảy ra trong thời gian làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí. ảnh: VOV.
Thất thoát ngân sách, làm ăn thua lỗ ở Vinashin, Vinalines, Gang thép Thái Nguyên, Đạm Ninh Bình, Xơ sợi Đình Vũ… không chỉ làm mất một lượng lớn tiền thuế của dân mà cũng tổn thất một lượng không nhỏ cán bộ, trong đó có những cán bộ cao cấp.

Việc “kết bè, kéo cánh” đưa thành viên của nhóm - dù khuyết điểm rất nặng - vào các vị trí quan trọng trong cả ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp từ trung ương xuống địa phương đã được đề cập trong các Nghị quyết 4 khóa 11 và Nghị quyết 4 khóa 12: 

“Đang có một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ có chức quyền không giữ nổi mình trước cám dỗ của bạc tiền, sa vào tham nhũng, tiêu cực, "kết bè kéo cánh" che chắn, o bế nhau, "thò vòi bạch tuộc" khuynh đảo kinh tế - xã hội ở đủ các lĩnh vực, đến độ thò được cả tay vào tham nhũng từ chính sách! Và đây là mối lo lớn của Đảng, của nhân dân”. [3]

Chẳng ai vui mừng khi trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp có người yếu về năng lực quản lý, người khác có vấn đề về đạo đức, lối sống,…

Điều nguy hiểm cho sự tồn vong của đất nước là khi các cá nhân ấy “kết bè, kéo cánh” hình thành nên các “nhóm lợi ích” cấu kết, lũng đoạn công tác cán bộ theo phương châm “tìm người nhà, không tìm người tài”. 

Ông Đinh La Thăng là người nhạy bén, điều này nhiều người đã công nhận.

Vấn đề là vì sao một người được xem là có năng lực như ông Thăng lại không đủ nhạy bén trước những bê bối của ngành Dầu khí và Giao thông khi ông giữ vị trí lãnh đạo?

Việc ông không đủ “tiềm lực” thoát khỏi sợi dây ràng buộc của “nhóm lợi ích” có phải là một trong các nguyên nhân khiến con đường ông đi trở nên không bằng phẳng hay cũng còn vì ông chính là người góp công không nhỏ trong việc tạo dựng không phải chỉ một “nhóm lợi ích”?

Ngoài “nhóm lợi ích Dầu khí”, liệu có phải ông cũng là người đặt nền móng cho “nhóm lợi ích BOT” trong ngành Giao thông khi mà quá nhiều bất cập trong các dự án BOT liên quan đến giao thông đường bộ khiến người dân, doanh nghiệp lên tiếng phản đối?

Có hay không trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo các đơn vị thuộc bộ này trong các vụ việc liên quan đến thu phí ở cầu Bến Thủy, cầu Rác, cầu Việt Trì, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang hoặc tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ,…

Nhiều ý kiến cho rằng “buông lỏng quản lý” là nguyên nhân chính dẫn tới “mất cán bộ” và cũng là nguyên nhân thua lỗ tại hàng loạt dự án công nghiệp.

Báo điện tử Dangcongsan.vn số ra ngày 12/10/2016 trích dẫn:

“Vụ án Trương Văn Cam với 155 bị can được đưa tra xét xử công khai, có đến 21 người nguyên là cán bộ, đảng viên, trong đó có 2 Ủy viên Trung ương Đảng và hàng trăm cán bộ, đảng viên có liên quan phải xử lý kỷ luật, trong đó có 6 người thuộc ngành công an và 15 người thuộc ngành kiểm sát”. [4]

Quản lý cán bộ và giám sát quyền lực để cán bộ không ngộ nhận quyền được trao là vấn đề nổi cộm hiện tại nhưng theo người viết đó là chuyện “trên ngọn”, không phải “dưới gốc”.

Gốc của mọi vấn đề là việc chọn người để trao quyền lực.

Khi công tác tổ chức còn bị định hướng bởi “tìm người nhà, không tìm người tài”, khi các “nhóm lợi ích” đủ sức mạnh đưa người của mình ngồi vào chiếc ghế quyền lực thì rất khó giám sát hay quản lý, đơn giản chỉ bởi cá nhân đó sẽ làm theo mệnh lệnh của “nhóm” chứ không phải theo nghị quyết hay pháp luật. 

Mặt khác, nhiều năm qua khi phát hiện ra các đối tượng “có vấn đề” thì hình thức kỷ luật mới chỉ là “gãi từ vai trở xuống”.

Điều này có phải là để bảo vệ cán bộ, để khỏi “mất cán bộ” hay còn là do bị chi phối bởi chính công tác cán bộ dưới sự điều khiển của các “nhóm lợi ích”?

Tháng 5/2016, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:

"Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ…  

Điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên”.[5]

Phải chăng chính hiện tượng “kéo bè, kéo cánh” - như ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - là nguyên nhân khiến một số người dù mắc khuyết điểm “rất nghiêm trọng” vẫn hội đủ số phiếu bầu qua các kỳ đại hội?

Nếu một (hoặc một số) cá nhân được đề cử giữ các vị trí quan trọng khi các khuyết điểm bị đánh giá là “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” thì không thể là do “Quản lý cán bộ và giám sát quyền lực” có vấn đề mà bởi một số nguyên nhân khác.

Vậy “nguyên nhân khác” ở đây là gì, để trả lời câu hỏi này cần phải làm rõ mấy điểm sau:

Thứ nhất, đó là việc vì sao và bằng cách nào những người mắc khuyết điểm “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” không bị xử lý kịp thời, vẫn được cơ cấu vào những vị trí quan trọng hoặc rất quan trọng trong hệ thống chính trị?

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội: “Bên cạnh việc kỷ luật nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cao cấp có vi phạm trước đó, cần phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan tới công tác đề bạt, bổ nhiệm những người này” [6] rất đúng song người viết vẫn băn khoăn, hình như có gì đó chưa đủ.  

Theo nguyên tắc, việc “đề bạt, bổ nhiệm” chức vụ trong hệ thống chính trị chỉ được thực hiện nếu ứng viên vượt qua kỳ bỏ phiếu tại đại hội các cấp.

Với những vị trí quan trọng - Bí thư tỉnh hoặc Bộ trưởng trở lên - thì phải được bầu vào Trung ương.

Ở đây không thể bỏ qua ý thức trách nhiệm của những “lá phiếu” trong bầu cử, nói rõ hơn “lá phiếu” bầu cho ai đó thể hiện bản lĩnh chính trị của người bầu.

Bầu cho người mắc khuyết điểm “rất nghiêm trọng” liệu có phải là do thiếu thông tin, do ngây thơ tin vào sự giới thiệu hay còn vì lý do khác?

“Công tác đề bạt, bổ nhiệm” những người mắc khuyết điểm liên quan đến việc kiểm soát quyền lực.

Khi quyền lực không tập trung, bị “cát cứ” bởi “kết bè, kéo cánh” thì hệ quả không thể tránh là số phiếu sẽ (tạm thời) nghiêng về bên chiếm ưu thế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn rất xa khi di huấn: “giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, tồn tại “bè cánh” có phải là làm trái di chúc của Người?

Thứ hai, những sai phạm “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” đó thuộc vào phạm trù năng lực, tư cách, đạo đức hay pháp luật?

Nếu thuộc phạm trù “năng lực, tư cách, đạo đức” thì việc phê bình kiểm điểm theo Điều lệ Đảng, kèm theo đó là kỷ luật về chính quyền là phù hợp. 

Tuy nhiên, nếu khuyết điểm là những việc làm vi phạm pháp luật thì không thể dừng ở mức kiểm điểm hoặc kỷ luật nội bộ mà phải xử lý hình sự. Đây là nguyên tắc tối thượng của một Nhà nước pháp quyền.

Chỉ khi nào làm được điều này chúng ta mới có thể khẳng định nguyên tắc “trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng”.

Dư luận từng có nhiều phản ứng khi một cựu lãnh đạo thành phố Hà Nội bị đánh giá là vi phạm pháp luật song lại được đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cách thức bao che cán bộ như thế không làm tổ chức Đảng mạnh lên và hậu quả là người dân suy giảm niềm tin vào vai trò lãnh đạo.

Thứ ba, nếu một đảng viên bị Ủy ban Kiểm tra các cấp đánh giá mắc khuyết điểm “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” thì có còn phù hợp với tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ Đảng, có còn xứng đáng đại diện cho nhân dân tại các cơ quan dân bầu - Hội đồng Nhân dân hoặc Quốc hội?

Khi một Huyện ủy viên ăn cắp hơn chục quả trứng (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) vẫn là đảng viên thì thật khó để người dân xem đó là người lãnh đạo của mình.

Trở lại ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên”.

Người dân đồng tình với ý kiến của Tổng Bí thư song cũng có nguyện vọng muốn Đảng chỉ rõ, đến mức nào thì “không còn tư cách đảng viên”?

Cán bộ khối công quyền bị điều chỉnh bởi nhiều đạo luật như Luật Hình sự, Luật Công chức, Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng,… mỗi tội danh đều có mức xử lý cụ thể. 

Nên chăng Điều lệ Đảng cũng cần có những quy định chi tiết, xem đó là “Luật của Đảng”?

Nếu Điều lệ là văn bản tối thượng giống như Hiến pháp thì cần các văn bản “quy phạm” hướng dẫn thi hành Điều lệ thật cụ thể, chẳng hạn quy định “ăn cắp bất cứ thứ gì, bất kể giá trị như thế nào” thì đều “không còn tư cách đảng viên”.

Làm được việc đó nhân dân sẽ không còn phải nêu câu hỏi, những người như các ông Trần Văn Truyền, Hồ Xuân Mãn, Vũ Huy Hoàng,… còn hay không còn tư cách đảng viên?

Tuy nhiên, muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” thì Hiến pháp phải là văn bản pháp luật tối thượng.

Thứ tư, nếu chỉ xử lý trực tiếp những cá nhân mắc khuyết điểm, liệu đã có thể khẳng định cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí không có vùng cấm?

Có thể thấy, ít có cá nhân nào “mắc khuyết điểm một mình”, họ đều có “phe cánh” và “ô dù” vậy nên nếu không tìm đến “tổ con tò vò” thì việc xử lý cũng như tỉa cành, vặt lá còn “sâu đục thân” vẫn tiếp tục vòng đời trong bóng tối để cho ra đời các thế hệ “sâu non”.

Một nhà nghiên cứu nước ngoài khá quen thuộc với độc giả Việt Nam - ông Jonathan London - đã có ý kiến đáng suy ngẫm:

“Cái chúng ta cần là sự dũng cảm đưa đất nước đến những cải tổ định chế, trong đó nỗ lực chống tham nhũng (cần) nhận được sự quan tâm và ủng hộ cần thiết của công chúng”.

Theo quan điểm của người viết, cách chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả là cải cách thể chế, là công khai, minh bạch trong đánh giá công và tội, cùng với đó là lắng nghe ý kiến nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Chỉ với sự ủng hộ của toàn dân thì cuộc chiến chống nội xâm mới có thể thắng lợi.

Với cá nhân ông Đinh La Thăng, nếu ông nhận rõ khuyết điểm, người viết cho rằng nên tạo điều kiện để ông sửa chữa.

Một cá nhân dám nghĩ, dám nói, dám làm phạm sai lầm vẫn tốt hơn rất nhiều so với những kẻ âm thầm giật dây, những kẻ giấu mặt chờ ngày hạ cánh an toàn.

Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương

(Giáo Dục)

ĐÁP ÁN CHO CÂU HỎI LỚN CỦA TBT NẰM Ở..."CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN"-DỄ RỨA MÀ KHÔNG HIỂU ?!; VŨ NGỌC HOÀNG: K.MARX KHÔNG PHẢI CÁI GÌ CŨNG ĐÚNG...

Câu hỏi lớn của Tổng bí thư

Tại hội nghị Trung ương 5, về DNNN, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là, vì sao những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5, khi đề cập đến nội dung về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn, khó và phức tạp. 
"Đảng và Nhà nước ta đã bàn nhiều lần, ban hành và lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phát triển doanh DNNN và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng", Tổng bí thư nói.
Hạn chế chỉ rõ, sao chậm chuyển biến?
Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 DN 100% vốn Nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 DN và đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 DN 100% vốn Nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay DNNN vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước; chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…
Hội nghị Trung ương 5, Trung ương Đảng khóa 12, Tổng bí thư, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Phú Trọng, doanh nghiệp nhà nước, DNNN
Ảnh: VGP
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là, vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu, nhưng qua nhiều nhiệm kỳ đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn?
Phải chăng nguyên nhân chủ yếu là do: Chưa xác định rõ ràng, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và chức năng, nhiệm vụ chính trị-xã hội của DNNN; chưa có chuẩn mực trong hạch toán kinh doanh đúng đắn và phù hợp với DNNN trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá thông thường với sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích.
Việc quản lý, quản trị DNNN chậm được đổi mới, hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế. Thể chế quản lý, kiểm tra, giám sát về đầu tư và tài chính đối với DNNN, nhất là về bảo lãnh vốn vay, định giá đất đai, tài sản hữu hình, vô hình còn nhiều bất cập. 
Công tác cán bộ, chính sách tiền lương của DNNN chưa phù hợp với cơ chế thị trường; quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý DNNN chưa đủ rõ.
Việc tách chức năng quản lý Nhà nước đối với DNNN và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DNNN thực hiện chậm. Cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN còn bất cập, dễ bị lợi dụng để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực.
Việc đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong DN chưa theo kịp yêu cầu cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng những vấn đề nêu trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có tính đột phá trong thời gian tới.
Tập trung thảo luận, tạo sự thống nhất cao về những vấn đề Bộ Chính trị xin ý kiến Trung ương như nêu trong Tờ trình, bao gồm: Khái niệm và vai trò của DNNN trong bối cảnh đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại DN 100% vốn Nhà nước; xây dựng mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước lớn; phương án đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong DNNN; sự cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trong thời gian tới…
TƯ sẽ ban hành nghị quyết mới về kinh tế

TƯ sẽ ban hành nghị quyết mới về kinh tế

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị Trung ương 5 cho hay Trung ương sẽ ban hành một nghị quyết mới về kinh tế.
Khai mạc Hội nghị Trung ương 5

Khai mạc Hội nghị Trung ương 5

Sáng nay, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã khai mạc tại Hà Nội.
Theo Chinhphu.vn

Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH.

Hôm nay, 5/5 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Một trong những nội dung quan trọng là thảo luận về kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Với mong muốn góp một tiếng nói, ông Vũ Ngọc Hoàng gửi tới Tuần Việt Nam bài viết này như một cách trao đổi ý kiến. Mời bạn đọc tham khảo.

Từ sau đại hội XII đến nay, các cơ quan trung ương và các đồng chí lãnh đạo đã quan tâm đáng kể đối với vấn đề doanh nghiệp, khởi nghiệp, kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân. Tôi nghĩ thế là rất đúng. Nếu như trước đây, trong thời chiến tranh giữ nước, việc xây dựng các đơn vị bộ đội “Cụ Hồ” để làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi, thì ngày nay, trong hòa bình phát triển kinh tế, việc xây dựng các doanh nghiệp Việt Nam để làm nòng cốt trong kinh tế thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng tương tự.

Trong lịch sử nhân loại, khi con người bắt đầu xuất hiện, hoạt động kinh tế lúc bấy giờ là hái lượm. Nói cách khác, là kinh tế hái lượm. Sau đó, do tác động của thực tiễn, nhận thức của con người tiến bộ dần, công cụ lao động được cải tiến, sản xuất (kinh tế) tự cấp tự túc bắt đầu. Khi sản xuất có dư thừa và nhu cầu của cuộc sống đa dạng hơn, con người đã thực hiện trao đổi các sản phẩm làm ra, thì kinh tế hàng hóa xuất hiện.

Vũ Ngọc Hoàng, Hội nghị Trung Ương 5, Kinh tế nhà nước, Kinh tế tư nhân
Hôm nay, 5/5 Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc tại thủ đô Hà Nội.
Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định, trong xã hội hình thành các phạm trù giá trị và giá cả, quan hệ cung cầu và cạnh tranh, không phải cá biệt, đơn lẻ mà thành các xu hướng, thì đó là lúc kinh tế thị trường bắt đầu, cùng với các quy luật khách quan, vô hình, nhưng mạnh mẽ, tác động chi phối nền kinh tế, thay thế cho những ý muốn chủ quan của các chủ thể có quyền lực trước đó.

Có nhiều loại kinh tế thị trường. Như kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng XHCN… và các tên gọi kiểu khác nữa. Việc thảo luận, tranh luận về các tên gọi khác nhau này dài dòng và phức tạp, kể cả về học thuật và chính trị, với những nhận thức đúng và chưa đúng, với những ý kiến khoa học và sự dung hòa thỏa hiệp.

Ở Mỹ, suốt một thời kỳ dài, người ta luôn nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do, mọi việc của nền kinh tế do thị trường quyết định, nhà nước không can thiệp. Cho đến một lần, khi nước Mỹ bị khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ bị buộc phải chi ra nhiều ngàn tỷ USA để can thiệp vào thị trường. Từ đó, người ta không nhấn mạnh kinh tế thị trường tự do như trước nữa.

Tại một số nước Châu Âu, nhất là nước Đức, vào những năm 50 của thế kỷ trước, đã có những cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Cuối cùng vẫn không có thắng thua, nhưng từ những cuộc tranh luận ấy đã làm nảy sinh và xuất hiện một cụm từ- khái niệm mới về “kinh tế thị trường xã hội” mà trong đó, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước vì các mục tiêu xã hội. Tôi nghĩ đây là một khái niệm, một loại hình đang và sẽ thịnh hành nhất trong tương lai.

Tại Trung Quốc, với tư tưởng xây dựng một xã hội XHCN đặc sắc Trung Quốc, người ta đã nghĩ ra kinh tế thị trường XHCN, trong khi họ chưa có CNXH. Việt Nam thì mềm hơn, phù hợp hơn so với Trung Quốc, đã chọn cụm từ “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Vậy là thế giới đã có nhiều tên gọi khác nhau về các loại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, rộng rãi nhất, phổ biến ở các văn bản quốc tế, đó là cụm từ-tên gọi “kinh tế thị trường”. Chỉ gọn vậy thôi. Thế giới đã thống nhất cao đối với cụm từ đó.

Việt Nam, mặc dù viết trong các nghị quyết và văn bản là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhưng cũng vẫn phải kêu gọi thế giới công nhận ta là nước có nền “kinh tế thị trường”. Ta không thể yêu cầu họ công nhận ta là “kinh tế thị trường định hướng XHCN” vì thế giới chưa hiểu về khái niệm này, mà có công nhận cũng chẳng để giải quyết vấn đề gì giữa ta với họ. Đó là một thực tế.

Từ ngữ cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội hàm của khái niệm. Cần hiểu đúng để không làm sai. Suốt một thời gian dài, trên thế giới, không ít người, nhất là ở các nước theo định hướng XHCN, cho rằng kinh tế thị trường là đặc điểm của CNTB, còn CNXH thì phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Ngày ấy, ai nói khác, ai chủ trương phải chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường thì bị Liên Xô và phe XHCN phê phán và quy chụp là xét lại. Thậm chí còn nâng lên là chủ nghĩa xét lại. Năm 1968, khi ban lãnh đạo Tiệp Khắc chủ trương cải tổ bằng cách chuyển qua kinh tế thị trường và thực hiện dân chủ hóa thì Liên Xô lập tức đổ quân vào Tiệp Khắc và tuyên bố ban lãnh đạo ấy là xét lại, phế truất họ và lập ban lãnh đạo mới để kiên định cách làm như cũ.

Những năm sau đó, nhất là sau khi Liên Xô bị đổ, mọi người đã nhận thức lại, với tư duy thoáng mở và đúng đắn hơn, cho rằng kinh tế thị trường không phải riêng của CNTB, mà các nước XHCN cũng cần phải thực hiện kinh tế thị trường thay cho kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Đó là giai đoạn cải cách, đổi mới ở các nước theo định hướng XHCN. Tư duy đó là đúng, nhưng lại chưa đi đến cùng, vẫn còn cho rằng kinh tế thị trường ở các nước XHCN phải khác về chất so với kinh tế thị trường ở các nước TBCN.

Với tư duy chưa đúng này đã dẫn đến những lúng túng trong xử lý công việc cụ thể, kể cả cách gọi tên. Tất nhiên việc lúng túng trong cách gọi tên cũng có thể một phần do sự dung hòa, thỏa hiệp khi có ý kiến khác nhau trong nội bộ. Đã mất một thời gian khá dài để tìm kiếm các điểm khác nhau đó.

Tư duy chưa đúng về kinh tế thị trường đã chịu ảnh hưởng của tư duy không đúng về vấn đề CNTB và CNXH.

Lúc đầu là tư duy của một bộ phận quan trọng trong giới chính trị, kể cả bên phe này và bên phe kia, từ đó lan rộng ra trong hai hệ thống chính trị của thế giới và tác động sang lĩnh vực khoa học xã hội và truyền thông.

Với tư duy sai lầm đó, người ta đã chia thế giới ra thành hai phần chủ yếu, hai phe, TBCN và XHCN, đi về hai hướng khác nhau, với tư tưởng và ý thức hệ riêng của mỗi bên, đối địch với nhau, chạy đua vũ trang đến mức chưa từng có, tạo ra kể cả các loại vũ khí giết người hàng loạt, đủ để có thể tiêu diệt nhiều lần trái đất, có lúc đã đối đầu xe tăng, đại bác và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào nhau, đã gây nên một số cuộc chiến tranh làm chết nhiều chục triệu người. Để rồi bây giờ, sau gần một thế kỷ đối đầu như vậy, đã phải bắt tay nhau để cùng giải quyết nhiều việc của song phương, của khu vực và của toàn cầu, kể cả coi nhau là đối tác chiến lược, toàn diện. Từ cựu thù thành bạn giữa con người với con người là việc đáng mừng, đáng ủng hộ. Nhưng bản thân sự ấy cũng đã chứng minh sai lầm trước đó, chứng minh sự “lẩm cẩm” từng có ở tầm nhân loại.

Xét riêng ở một bên (một phe), thì có thể biện minh cho họ là không sai, vì chính bên kia đã đẩy họ đến đó. Nhưng xét cả hai bên cùng lúc, thì sẽ thấy sai lầm của họ- của cả hai bên. Sai lầm này, xét đến cùng, là do cả hai bên đều không chấp nhận sự đa dạng của tư tưởng, văn hóa và mô hình phát triển, trong khi họ đang và phải sống trong một thế giới ngày càng đa dạng và hội nhập. Sai lầm ấy là do tư duy không khoa học và thiếu biện chứng.

Vũ Ngọc Hoàng, Hội nghị Trung Ương 5, Kinh tế nhà nước, Kinh tế tư nhân
Quản trị quốc gia là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH.
Cũng với tư duy sai lầm nói trên, người ta cho rằng nhân loại có hai con đường riêng. Một con đường của chủ nghĩa tư bản lâu dài. Và một con đường khác, gần như khác hẳn, dẫn đến CNXH. Hai con đường này đi về hai hướng khác nhau, mãi mãi, không dung hòa, không chấp nhận, không gặp lại nhau. Đó là cách tư duy siêu hình, không phải biện chứng, khác với tư duy của K.Mark. K.Mark không tư duy như vậy.

Theo K.Mark, CNTB sẽ phát triển lên, phát triển tiếp, và dần dần hình thành trong lòng nó, trong chính nó, những nhân tố mới, khác nó, không phải là nó, như một quy luật tất yếu. Đến khi nhiều nhân tố mới hợp lại, tích tụ lại, đến mức đủ nhiều, dẫn đến sự thay đổi về chất, khi ấy, CNTB không còn là nó như trước nữa, mà trở thành một xã hội khác nó, tiến bộ hơn nó. Đó là CNXH. Tư duy đó của K.Mark là biện chứng, có cơ sở khoa học. Mặc dù không phải cái gì ông nghĩ ra cũng đều đúng, và điều đó cũng là dễ hiểu. Mọi người, kể cả các nhà khoa học lớn, kể cả các vĩ nhân cũng vậy, vẫn có nhiều điều, ngay từ đầu hoặc khi thời gian đi qua, không đúng hoặc không còn phù hợp nữa.

Trong tư duy của K.Mark, một phần đáng kể thuộc về khoa học, một phần khác thuộc về tư biện, và trong đó, có những hạn chế của yếu tố lịch sử.

Nghiên cứu thực tiễn của thế giới cho thấy, CNTB hiện đại ngày nay đã khác rất xa so với CNTB thời K.Mark sống và viết tư bản luận. Nó đã không còn như trước nữa, đã có một bước tiến rất dài về mục tiêu xã hội và phương thức xã hội hóa. Tức là đã gần hơn một cách đáng kể với CNXH. Họ đã tiến gần hơn đến CNXH không chỉ so với chính họ trước đây, mà kể cả so với các nước đã từng hoặc đang định hướng XHCN trên thế giới. Cũng tức là thực tiễn lịch sử đã và đang chứng minh tư duy của K.Mark về CNTB và CNXH là có cơ sở. Đó là ta nói về CNXH chân chính, lành mạnh, hợp quy luật, chứ không phải cái CNXH hình thức, nhân danh, giả mạo hoặc do tư duy và cách hiểu sai lầm, duy ý chí khá phổ biến lâu nay trong thực tế. Những tư duy sai lầm đó mãi đến nay, dù đã có những đổi mới nhất định, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát ra khỏi tư duy cũ. Việc này xin sẽ tiếp tục bàn sâu hơn trong một chuyên đề khác.

Trở lại vấn đề kinh tế thị trường. Trong CNXH, kinh tế thị trường sẽ có gì giống hoặc khác so với kinh tế thị trường trong CNTB? Nói trong CNTB là nói cái thực tế đã có. Nói trong CNXH là nói về cái dự báo, chứ chưa có. Dự báo thì dù có cơ sở khách quan vẫn thường chứa đựng cùng lúc cả khoa học và tư biện, chưa được kiểm nghiệm trong thực tế.

Kinh tế thị trường thì dù trong CNTB hay trong CNXH vẫn phải là kinh tế thị trường, chứ không thể là cái khác, không để biến tướng thành dị dạng tật nguyền. Bản chất là giống nhau. Cơ bản không khác nhau. Điểm khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển. Trong đó, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa là những nội dung hàng đầu.

Cũng xin nói thêm rằng, các mặt ấy, tức là về trình độ phát triển, thì hiện nay kinh tế thị trường ở nước ta và Trung Quốc còn thua xa nhiều nước mà ta gọi họ là TBCN. Đáng lưu ý hơn nữa là trong vòng 40 năm qua, nước ta dù có phát triển khá nhiều so với chính mình, nhưng lại vẫn bị tụt hậu xa hơn so với họ. Ta muốn thành CNXH thì phải hơn họ. Mà muốn hơn họ thì trước tiên là phải phấn đấu cho bằng họ. Và muốn bằng họ, trong khi ta đang ở phía sau, thì chỉ có một con đường là phải phát triển với tốc độ, nhịp độ và hiệu quả cao hơn họ. Việc đó không hề đơn giản, có người còn cho là ảo tưởng. Tôi nghĩ vẫn có cách nếu đủ thông minh. Phải có cán bộ giỏi, thật sự có năng lực, hết lòng tâm huyết với việc chung, không tham nhũng và “lợi ích nhóm”, cộng với việc biết tập họp, phát huy trí thức và sử dụng tối đa kinh nghiệm và chất xám của nhân loại.

XHCN trước nhất phải là kết quả của hoạt động trí tuệ sáng tạo, chứ nhất định không thể là bảo thủ giáo điều. Đương thời khi còn sống, K.Mark đã từng không phải một lần có nói rằng, ông làm khoa học, muốn dự báo khoa học, chứ ông không định làm “chủ nghĩa”. Ông nói ông không phải là người Mác-xít. Sau này, khi K.Mark đã qua đời, một số đồng chí của ông cho rằng, để chiếu cố phong trào công nhân, cần có một ngọn cờ lý luận, thì không ai xứng đáng bằng K.Mark, vậy là từ đó, người ta gọi các quan điểm của ông là “Chủ nghĩa Mác”.

Vũ Ngọc Hoàng, Hội nghị Trung Ương 5, Kinh tế nhà nước, Kinh tế tư nhân
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đại hội XII của Đảng CSVN đã khẳng định sự cần thiết của một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đó là quan điểm đúng đắn nhằm bảo đảm cho kinh tế thị trường không bị biến dạng bởi sự chủ quan duy ý chí. Tiếp đến, nếu phân loại sâu hơn thì, kinh tế thị trường trong CNXH sẽ là một nền kinh tế thị trường xã hội. Trong đó, có vai trò đáng kể của nhà nước đối với việc điều tiết nền kinh tế vì mục tiêu xã hội. Nhà nước điều tiết một cách khoa học chứ không phải can thiệp thô bạo vào thị trường, càng không làm thay hoặc chống lại thị trường. 

Chính sách của nhà nước phải phù hợp với kinh tế thị trường, dựa vào các quy luật của thị trường để điều tiết chính nó. Nhà nước không kinh doanh, không để các cơ quan hành chính đi kinh doanh, các cơ quan chuyên chính càng phải thế. Việc chính của nhà nước là tạo điều kiện cho mọi chủ thể trong xã hội được kinh doanh thuận lợi, bình đẳng thật sư, không bị thị trường ngầm, không có buôn gian bán lậu, càng không để cho cán bộ của nhà nước tham gia hoạt động trong và cho các “nhóm lợi ích”.

Trong nền kinh tế thị trường đó, năng suất lao động, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế-xã hội, phạm vi của thị trường và tính chất xã hội hóa phải cao hơn các nước phát triển hiện nay.

Quản trị quốc gia là cần thiết. Nước nào cũng vậy. Nhưng không thể tư duy rằng, có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước là đương nhiên thành một đặc trưng của kinh tế thị trường trong CNXH. Cách suy nghĩ này có phần chủ quan, không biện chứng. Giống như cách lý luận rằng, cái do ta làm ra là cái tốt nhất. Chắc gì! Nếu lãnh đạo và quản lý đúng, phù hợp quy luật khách quan, thì mới có nền kinh tế thị trường trong CNXH. Còn nếu lãnh đạo và quản lý không đúng, bị sai lầm, thì sẽ không có nền kinh tế như ta mong muốn.

Sự lãnh đạo và quản lý chưa thể là một đặc điểm của nền kinh tế. Đặc điểm của nền kinh tế sẽ hình thành trong thực tế một cách khách quan, nó không phải là sự lãnh đạo và quản lý của ai, mà là kết quả của sự lãnh đạo và quản lý ấy thế nào.

Đón đọc tiếp kỳ 2: Ông Vũ Ngọc Hoàng bàn về lòng tin đối với nhà nước

Vũ Ngọc Hoàng 

(Tuần Việt Nam)

Nội dung trình Hội nghị Trung ương 5 là những vấn đề rất lớn

VOV.VN - Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, những nội dung trình Hội nghị Trung ương 5 là những vấn đề rất lớn và quan trọng.

Sáng 5/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể. 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị, nêu rõ, những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn và quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
noi dung trinh hoi nghi trung uong 5 la nhung van de rat lon hinh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
Tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của  Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý các vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương một số khía cạnh liên quan đến các nội dung và nhiệm vụ của Hội nghị lần này.
Về vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư chỉ rõ, trong 10 năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã góp phần quan trọng duy trì tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là kinh tế phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững như mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhiệm vụ của Hội nghị lần này là trên cơ sở quán triệt thật sâu sắc Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, kế thừa, bổ sung phát triển Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Do đó, Tổng Bí thư đề nghị tập trung nghiên cứu tài liệu, thảo luận thật kỹ, cho nhiều ý kiến đóng góp, tạo sự thống nhất cao về những nhận định, đánh giá tình hình, nhất là những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Từ đó đi sâu phân tích, đánh giá về sự đúng đắn, phù hợp của mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những chủ trương, giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới. Tập trung vào những điểm mới cụ thể hóa về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; đặc biệt là về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nhất là những nhiệm vụ và giải pháp có tính đột phá, góp phần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ khóa XII”.
noi dung trinh hoi nghi trung uong 5 la nhung van de rat lon hinh 2
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương 5 là những vấn đề rất lớn và quan trọng.
Đề cập đến vấn đề cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Tổng Bí thư cho biết, đây là vấn đề lớn, khó và phức tạp. Đảng và Nhà nước đã bàn nhiều lần, ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phát triển doanh nghiệp nhà nước, và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; chưa thực hiện được nhiện vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu tực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng “đắp chiếu”, làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân.
Theo Tổng Bí thư, có một câu hỏi lớn đặt ra cần được giải đáp thấu đáo là: Vì sao những hạn chế, yếu kém nêu trên đã được chỉ ra từ lâu nhưng qua nhiều nhiệm kỳ, đến nay tình hình vẫn chậm chuyển biến, thậm chí có mặt còn trầm trọng hơn.
Tổng Bí thư nêu rõ, trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng những vấn đề nêu trên, cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có tính đột phá trong thời gian tới. Tập trung thảo luận, tạo sự thống nhất cao về những vấn đề Bộ Chính trị xin ý kiến Trung ương như nếu trong Tờ trình, bao gồm: Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; xây dựng mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn; phương án đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của tổ chức đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước; sự cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Trung ương để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới….
Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư cho rằng, trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
Vai trò, ví trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân cũng đã bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp.
“Xuất phát từ thực tiễn, các đồng chí Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị thảo luận, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và thực tế của đất nước, tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ và giải pháp lớn cần được quán triệt, triển khai thực hiện để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng đắn và lành mạnh hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” - Tổng Bí thư đề nghị.
noi dung trinh hoi nghi trung uong 5 la nhung van de rat lon hinh 3
Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XII
Về vấn đề kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính Trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư chỉ rõ, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được thực hiện bài bản theo từng bước hợp lý.
Qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, năm 2016, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, một số vấn đề phức tạp mới nảy sinh, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn vững vàng, đoàn kết, kiên định và sáng tạo, có các quyết sách đúng đắn, kịp thời và phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, hoan nghênh, bạn bè thế giới đánh giá cao.
Tuy nhiên theo Tổng Bí Thư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm qua cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm.
“Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đề nghị Trung ương đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trên các lĩnh vực. Đặc biệt cần chỉ rõ những nguyên nhân, bài học và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới” -Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư mong các đồng chí Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện và xem xét, quyết định các nội dung trên vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị Trung ương 5 (khoá XII) làm việc đến ngày 10/5./.
Xuân Dần/VOV