Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Có hay không “Cột đồng Mã Viện” ?

This entry was posted on Tháng Năm 5, 2017, in Lịch sử Việt Nam and tagged , , , . Bookmark the permalink. 2 phản hồi


cot dong ma vien
Theo truyền thuyết, đỉnh núi Lam Thành – nơi chôn “đồng trụ” của Mã Viện ở Hưng Nguyên
Tôn Thất Thọ
 Xem thêm:

Trụ đồng Mã Viện Thời Nay - Mạn Đàm - Diễn đàn Lý Học Đông ...

diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/12890-tru-dong-ma-vien-thoi-nay/
         
 Trong sách Việt Nam sử lược, khi nói về cột đồng Mã Viện, tác gỉa Trần Trọng Kim chép:
         “Mã Viện đánh được Trưng Vương đem đất Giao Chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành lũy đến đấy và biến cải mọi cách chính trị trong các châu quận. Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ mà đổ thì người Giao Chỉ mất nòi. 
         Sử chép rằng người Giao Chỉ đia qua lại chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng trụ một hòn đá, cho nên về sau chỗ ấy thành ra núi, phủ mất cả, đến bây giờ không biết cột ấy ở vào chỗ nào”. ( VNSL T1, sđd, tr.41)
         1.png
  Thật ra, trong các sách sử cổ của Trung Quốc, không có sách nào chép là trên cột đồng mà Mã Viện dựng nên để làm mốc biên giới có ghi sáu chữ nói trên.
          Sách Hậu Hán thư (quyển 54) của Trung Quốc chỉ chép một câu rằng:
      “ Viện đáo Giao Chỉ, lập đồng trụ vi Hán chi cực gián dã”, nghĩa là : “Mã Viện đến Giao Chỉ, dựng cột đồng làm bờ cõi cùng cực của nhà  Hán”.
         Về địa điểm dựng cột đồng, sách Thủy Kinh (không rõ tác giả) soạn dưới thời Tam Quốc (khoảng năm 220-265) chép:
        “ Sông Uất Thủy lại chảy về phía nam, từ huyện Thọ Linh chảy vào biển. Ngày xưa Mã Văn Uyên (tức Mã Viện) chất đá làm bờ đê đến sông ngách Tượng Phố, dựng cột kim tiêu làm biên giới của vùng cực nam…
      “Tiên” của Du Ích Kỳ nói: “Mã Văn Uyên dựng hai cột đồng ở bờ bắc Lâm Ấp, có 10 gia đình binh lính sót lại không trở về, ở bờ nam Thọ Linh, đối mặt với cột đồng. Tất cả đều lấy họ là Mã, tự kết hôn với nhau, nay có 200 hộ. Người Giao Châu cho họ là người lưu ngụ, nên gọi là Mã lưu. Ngôn ngữ ăn uống còn giống với người Hoa. Núi sông dời đổi, cột đồng nay lại ở trong biển, chính nhờ vào những người dân này mà biết được chỗ xưa của cột đồng”. (Thủy kinh chú sớ,…sđd, tr. 395). 
         Về nội dung ghi trên cột đồng, Lịch Đạo Nguyên (466 hoặc 472-527) khi biên soạn Thủy Kinh chú sớ đã chú thêm:
       “Theo Cựu Đường chí, Mã Viện đi đánh dân Man Lâm Ấp, đến quận Nhật Nam, lại đi về phía Nam hơn 400 dặm là đến nước Lâm Ấp, lại đi về phía nam hơn 2000 dặm, có nước di Tây Đồ. Viện trồng hai cột đồng ở biên giới phía nam quận Tượng Lâm, phân ranh giới với nước di Tây đồ để ghi lại đức tốt của nhà Hán”. ( Thủy Kinh chú sớ, sđd, tr 395). 
          Ở nước ta, các sử thần ở các triều đại đã chép về chuyện cột đồng đó như sau:
  – Trong  Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục (Cương mục) :
         “Năm Quý Mão (43 SCN). Tháng Giêng, mùa Xuân. Trưng Trắc cùng em gái là Nhì cự chiến với quân Hán. Hai bà bị thua và mất- Trưng Vương cùng em gái là Trưng Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ, thế cô, đều bị thất trận chết. Mã Viện đuổi đánh tàn quân của hai bà là bọn Đô Dương, đến huyện Cư Phong thì hàng phục được họ. Mã Viện lập cột đồng để ghi địa giới tận cùng của nhà Hán. Khi Mã Viện về rồi, người trong nước thương nhớ Trưng Vương, lập đền thờ bà.” ( Cương mục…, sđd, tr 109). 
    –  Sách Đại Việt sử ký tiền biên (in 1800) chép:
        “Mã Viện dựng cột đồng ở Kiều Nam biên giới cuối cùng của nhà Hán, nêu rõ pháp chế cũ để cai quản, từ đấy về sau xứ Lạc Việt phải làm theo công việc của Mã tướng quân. Nước Việt ta lại phụ thuộc nhà Hán”. ( ĐVSKTB, sđd, tr. 91) .
       “Khâm Châu ở phía tây châu hải Đông nước ta 300 dặm, có núi Phân Mao, ở giữa núi có cột đồng lớn độ 2 thước. Khoảng năm Nguyên Hòa (806 – 820) nhà Đường, đô hộ là Mã Tổng dựng cột đồng ở chỗ cũ của nhà Hán” (ĐVSKTT, sđd, tr. 92). 
         Qua những nội dung trên, ta thấy việc Mã Viện cho dựng cột đồng chỉ để phân ranh biên giới là có thật, nhưng địa điểm của nó rất khó xác định, vì Lâm Ấp về sau đã trở thành một nước riêng biệt, tên địa danh thường thay đổi, và như Thủy Kinh chú đã chép là chỉ biết rằng do “núi sông dời đổi, cột đồng nay lại ở trong biển”.   
          Điều cần lưu ý ở đây là trong các tài liệu nói trên, không thấy đề cập gì đến sáu chữ  “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được lưu truyền.Vậy từ đâu mà có có sáu chữ đó như trong Việt Nam sử lược và các sách sử biên soạn về sau đã ghi ? 
           Khi soạn Cương mục, các sử gia của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn cho biết:
          “ Sách Nhất Thống chí nhà Đại Thanh có chép: Tương truyền, cột đồng ở về đông Cổ Sâm châu Khâm, Mã Viện có thề rằng “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là “cột đồng ấy gãy thì Giao Chỉ bị diệt” nên người Việt đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao. Đó là vì sợ cột đồng ấy bị gãy đổ.” (Cương mục…, sđd, tr 110) 
         Như thế, nguồn gốc của 6 chữ này về sau được các sử thần nhà Thanh khi soạn Nhất Thống chí viết ra, nhưng nhấn mạnh rằng, đó chỉ là  tương truyền ! (Tổng chí đời Thanh có ba bộ, soạn lần đầu với tên “Đại Thanh nhất thống chí” (342 quyển, làm xong năm 1743), lần hai với tên “Khâm định Đại Thanh nhất thống chí” do Hòa Thân nhuận sắc soạn thêm (gồm 424 quyển, làm xong năm 1784), lần ba với tên “Gia Khánh trùng tu Đại Thanh nhất thống chí” do Hàn lâm viện biên tu Lý Tá Hiền soạn thêm theo sắc chỉ của vua Gia Khánh (650 quyển, làm xong năm 1842) . 
          Theo chúng tôi, có lẽ nội dung này không phải do sử gia triều Thanh viết nên, lý do là trước đó, Lê Tắc khi soạn An Nam chí lược (khoảng đầu thế kỷ XIV) đã có ghi với nội dung tương tự:
           “Xưa có truyền lại rằng: Ở nơi  động Cổ Sum, tại Khâm Châu có cái cột đồng của Mã Viện và lời thề rằng: “Hễ cái trụ đồng này gãy, thì nước Giao Chỉ tiêu diệt”, vì thế, người Giao Chỉ mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá, ngói, ném vào dưới chân cột đồng, nên chẳng bao lâu, nơi ấy hóa thành gò…”( An Nam chí lược, sđd, tr. 63). 
           Cần nói thêm về nhân vật Lê Tắc : đây một nhân vật mà khi quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta dưới triều Trần, y đã cùng với Trần Ích Tắc theo đầu hàng Thoát Hoan và chạy trốn sang Trung Quốc. Trần Ích Tắc được phong An Nam Quốc vương, còn Lê Tắc được phong Thị Lang. Năm 1961, khi Viện Đại Học Huế xuẩt bản tác phẩm này, LM Cao Văn Luận đã có nhận định về Lê Tắc như sau: 
          “Lê Tắc quên mình là người Việt, dựa vào lập trường và quan điểm của người Nguyên để soạn tập. Chẳng hạn như những lời nịnh nọt a dua của soạn giả, những đoạn văn kiêu ngạo, tự tôn tự đại trình bày trong các chiếu chỉ của nhà Nguyên và trong các bài tựa các danh nhân hồi ấy, đều khiến chúng ta vô cùng uất ức và đau đớn”. ( An Nam chí lược …sđd, tr. 8).  
         Về cuốn sử này, nhà văn Trần Thanh Mại đã có nhận định rất nghiêm khắc và gay gắt trên tạp chí Tao Đàn số 3 ngày 1-4-1939 với bài viết tựa đề “Một nhà viết sử bán nước, một quyển sử nhục nhã”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng tán thành cách đánh giá của Trần Thanh Mại. 
        Qua đó ta thấy, có thể  dựa vào những điều mà Lê Tắc đã viết , khi soạn Nhất thống chí, các sử thần nhà Thanh, cũng như các tác giả Đại Việt sử ký toàn thư (cuối thế kỷ XV) ở nước ta đã căn cứ vào đó để ghi lại, từ đó được lưu truyền về sau. 
        Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi  “Viện mới dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, Cột đồng tương truyền là ở trên động Cổ Lâu thuộc Khâm Châu. Viện có đề câu thề rằng “Cột đồng gãy thì Giao Châu diệt”. Người Việt ta đi qua dưới cột ấy, thường lấy đá chất vào, thành như gò đống, vì sợ cột ấy gãy”. (ĐVSKTT, sđd, tr.113). 
           Dưới thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), triều đình nhà Nguyên bên Trung Quốc có sai sứ sang nước ta đề nghị xác định và làm rõ địa điểm cột đồng này. Sách Cương mục chép:
          “Nhâm Thân, năm thứ 15 (1272)…Tháng 4, mùa hạ : Nhà Nguyên sai Ngột Lương sang hổi mốc đồng trụ ngày trước, nhà vua phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Kính Phu nói với người nhà Nguyên rằng: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng nên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi”. (Khâm Định…, sđd, tr. 481).
           Đến năm Ất Dậu 1345, dưới thời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), nhà Nguyên lại sang Vương Sĩ Hạnh sang hỏi lại chuyện đó. Sách Cương mục chép:
        “Ất Dậu, năm thứ 5 (1345) Tháng 8, mùa thu – Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch việc này”. (Cương mục…, sđd, tr 597).
           Từ đó trở đi, không thấy nhắc đến chuyện này nữa, Sau đời Trần, nhà Minh sang đô hộ Đại Việt suốt 14 năm, cũng không tìm thấy dấu tích gì về cột đồng trụ này . 
*** 
         Tóm lại, theo Hậu Hán thưThủy Kinh và Thủy Kinh chú là những cổ sử do các tác giả Trung Quốc ghi chép thì địa điểm cột đồng do Mã Viện cho dựng nên rất lờ mờ; hơn nữa, qua thời gian dài nhiều biến động nên rất khó xác định địa điểm. Căn cứ vào Thủy Kinh chú sớ ta chỉ biết rằng : cột đồng này đã bị vùi lấp xuống biển.Về nội dung được khắc trên đó, các sách đã chép là ghi những đức tốt của nhà Hán hoặc nêu rõ pháp chế để cai quản chứ không hề nói đến sáu chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” như đã được chép trong An Nam chí lược và Đại Việt sử ký toàn thư mà sau này Trần Trọng Kim dùng làm căn cứ để ghi lại. Vì thế có thể nói rằng sáu chữ nói trên được cho là ghi trên cột đồng Mã Viện chỉ là một giai thoại không có căn cứ trong lịch sử.

 —————————————————————————————————
 Tài liệu tham khảo:
–  Thủy kinh chú sớ, Lịch Đạo Nguyên chú, Nxb Thuận Hóa & TTVHNNĐT xuất bản, 2005.
–  Khâm Định Việt sử thông giám cương mục T1, QSQTN, Nxb Giáo Dục, 2007.
–  Việt Nam sử lược T1, Trần Trọng Kim, TTHL Bộ GD SG, 1971.
– An Nam chí lược, Lê Tắc, Nxb Lao Đông, TTVHNNĐT, 2009.
– Đại Việt sử ký toàn thư T1, Nxb VHTT, 2004.
– Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb VHTT, 2011.

Số phận Đinh La Thăng đã an bài; Bùi Quang Vơm - Kỷ luật Đinh La Thăng con sóng ngầm từ Sài Gòn có thể bắt đầu làm cho biển động.

Theo tin vỉa hè Hà Nội, phiên trù bị vừa kết thúc, Đinh La Thăng đã kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện. Ông Thăng xin rút khỏi Bộ Chính trị, xin thôi chức Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

Trong hình ảnh có thể có: 12 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Tất cả các đồn đoán, cá cược rằng ông Thăng sẽ trắng án và lật ngược thế cờ, như ông Dũng từng làm, đã chính thức phá sản.

Ông Nguyễn Phú Trọng rút kinh nghiệm vụ kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng bất thành, đã ban hành Nghị quyết 30-QĐ/TW vào cuối năm 2016 nhằm bịt tất cả các ngõ ngách. Đối thủ không còn đường thoát hiểm. Hay nói cách khác, ông Trọng đưa ra luật chơi mới, buộc đối phương phải chơi theo kiểu của riêng ông.

Nội dung của luật chơi mới: Ban Chấp hành Trung ương không có quyền quyết định: Kỷ luật hay không kỷ luật đương sự nữa. Quyền này, nay thuộc về Bộ Chính trị.

Hình thức kỷ luật theo mức độ từ nhẹ đến nặng bao gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Khai trừ.

Những tay cá cược chính trị Sài Gòn đoán rằng Ban Chấp hành Trung ương chỉ chọn hình thức nhẹ nhàng “Khiển trách” hoặc “Cảnh cáo”. Ông Thăng không mất một chức vụ nào, như Trương Tấn Sang bị trước đây, cũng phá sản hoàn toàn.

Bởi vì, Ban Chấp hành Trung ương không có quyền chọn hình thức kỷ luật. Quyền này, nay cũng thưộc Bộ Chính trị.

Ban Chấp hành Trung ương chỉ còn một cửa rất hẹp: Chọn một trong các hình thức kỷ luật mà Bộ Chính trị đưa ra.

Hình như, người ta đã giành cho ông Thăng bản án: “Cảnh cáo” và “Cách chức”.

Ông Thăng đang giữ ba chức: Ủy viên Trung ương; Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Thành ủy Thành phố HCM.

Như vậy, có ba khả năng xảy ra:

1) Cảnh cáo và phế truất cả ba chức vụ. Ông Thăng trắng tay, chỉ còn lại là một đảng viên thường như trường hợp của người đồng hương Nam Định Trần Xuân Bách bị trước đây.

2) Cảnh cáo và phế truất hai chức từ cao xuống thấp. Ông Thăng còn giữ được ghế Trung ương Ủy viên.

3) Cảnh cáo và phế truất một chức cao nhất. Ông Thăng còn lại hai chức. Khả năng này không thể hoặc rất khó xảy ra.

Hình như, số phận ông Thăng đã an bài ở lựa chọn thứ hai. Ông giữ được ghế trong Trung ương.

Ông Nguyễn Văn Linh từng bị Lê Duẩn đưa ra khỏi Bộ Chính trị. Nhưng khi Lê Duẩn hấp hối, ông Linh trở lại chính trường và trở thành Tổng Bí thư sau đó. Liệu ông Thăng có thể bơi ngược dòng?

Ai sẽ nhận chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Thăng sẽ là một đề tài hấp dẫn, tốn nhiều giấy mực trong những ngày tới.

Tin thì tin không tin thì thôi

(Đàn Chim Việt)



Theo nguồn tin từ nội bộ TƯ còn chưa thể kiểm chứng, ngay sau khi Ban kiểm tra Trung ương ngày 27/04/2017 công bố kiến nghị Bộ chính trị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng, thì cùng ngày, Ban thường vụ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp đột xuất, thông qua bản tự kiểm điểm của ông Đinh La Thăng và gửi lên Ban bí thư TƯ đảng một phong bì gồm một bản tự kiểm điểm của ông Đinh La Thăng dày 20 trang, kèm theo biên bản kết luận của cuộc họp ban thường vụ, với nội dung "không chấp nhận bản tự kiểm điểm và xin nhận mức kỷ luật khiển trách" của ông Đinh La Thăng, đồng thời "kiến nghị TƯ không áp dụng hình thức kỷ luật với đồng chí Đinh La Thăng". Bên cạnh đó, có một việc khác thường là, đáng lẽ chỉ được gửi đến Ban bí thư, phong thư này được "gửi tới tất cả các ủy viên Trung ương, có tên trên mặt phong bì".

Kết quả hình ảnh cho nguyễn phú trọng đinh la thăng


Nếu có chuyện như vậy thật, thì đây là một điều bất ngờ, thậm chí là không ngờ đối với Ban bí thư, nhất là với riêng ông Nguyễn Phú Trọng.

Có cái gì giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại hội nghị Trung ương 6 khóa XI, tháng 10/năm 2012. Trung ương đảng khi đó đã biểu quyết chống lại quyết định của Bộ Chính trị thi hành kỷ luật đồng chí X. Lần này là thường vụ thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Không lẽ, định mệnh một lần nữa lại "chơi khăm" ông Trọng?

Thường vụ thành ủy TPHCM đã làm như nghiêm chỉnh và khẩn trương kiểm điểm đảng viên thuộc đảng bộ của mình ngay sau khi có kết luận của ủy ban kiểm tra Trung ương, nhưng thực chất là lợi dụng việc báo cáo biên bản cuộc kiểm điểm để gửi kiến nghị miễn áp dụng kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng tới Ban bí thư và các ủy viên TƯ.

Không biết đây là sáng kiến của ai trong Đảng ủy thành phố, nhưng là một sáng kiến do nhầm lẫn. Trước đây thì là khôn ngoan, nhưng từ sau Hội nghị trung ương 6 khóa XI, cái kẽ hở dẫn đến sự lọt lưới của đồng chí X, đã bị ông Trọng bịt lại rồi. Kỷ luật do Bộ chính trị quyết định, TƯ chỉ quyết định mức kỷ luật cụ thể.

Năm 2011, Quyết định số 46-QĐ/TƯ của BCH TƯ quy định: "Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng sau khi xem xét, kết luận và biểu quyết bằng bỏ phiếu kín việc kỷ luật hay không kỷ luật. Nếu có quá nửa số phiếu dề nghị kỷ luật thì tiến hành bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật cụ thể."

Đây là một quyết định mà sau đó ông Trọng và Bộ chính trị nhận ra kẽ hở, dẫn đến cuộc bỏ phiếu của Trung Ương chống lại quyết định của Bộ chính trị, mặc dù trước đó Bộ chính trị đã quyết định kỷ luật với số phiếu 100%. Ông Dũng thoát kỷ luật nhờ thao túng được TƯ.

Sau Đại hội 12, Quyết định 46-QĐ/TƯ, nhanh chóng được thay bằng Quyết định 30-QĐ/TƯ tại hội nghị Trung ương 4, ngày 14/10/2016. Quyết định này được sửa lại: "Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật".

Theo quyết định này, Ban chấp hàng trung ương không còn là cấp quyết định kỷ luật hay không kỷ luật, mà chỉ bỏ phiếu để quyết định lựa chọn hình thức kỷ luật.

Để ý tới cách hành văn, đọc cả hai quyết định mới và cũ đều giữ nguyên mệnh đề "Ban Chấp hành Trung ương là cấp quyết định kỷ luật cuối cùng", nhưng câu tiếp thì ở quyết định 46: "biểu quyết việc kỷ luật hay không kỷ luật", trong khi ở Quyết định 30: "phải biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật".

Ở đây, rất tự nhiên, có thể nghi ngờ ý định của người soạn thảo, vì khi phải đọc để thông qua cùng một lúc rất nhiều quyết định có nội dung rất khác nhau, người bỏ phiếu rất dễ sơ xuất, nhất là khi sự tập trung có thể bị vô tình hay cố ý cuốn vào những quyết định khác có tầm quan trọng hơn. Nhiều người có thể tưởng rằng vẫn là Quyết định cũ đã từng thông qua.

Theo quyết định 30-QĐ/TƯ năm 2016 thì việc thi hành kỷ luật sẽ tiến hành theo quy trình sau:

1-Theo kiến nghị của Ủy ban kiểm tra Trung ương, Bộ chính trị sẽ họp toàn thể, nghiên cứu báo cáo kiểm tra, suy xét, cân nhắc và bỏ phiếu kín quyết định có áp dụng kỷ luật hay không.

2- Bộ Chính trị, sau đó, sẽ triệu tập hội nghị Trung ương, theo định kỳ hoặc bất thường, để công bố quyết định thi hành kỷ luật. Sau đó, Trung Ương sẽ tổ chức bỏ phiếu kín lựa chọn hình thức kỷ luật. Hình thức quyết định sẽ là hình thức có số phiếu tính cộng dồn từ trên xuống cho tới mức kỷ luật tương ứng số phiếu quá bán.

3- Đảng bộ nơi sinh hoạt sẽ tổ chức kiểm điểm và thực hiện quyết định kỷ luật của Trung ương, gửi biên bản báo cáo về Ban bí thư.

Như vậy là việc tự tổ chức kiểm điểm đảng viên và tự thông qua kiến nghị hình thức kỷ luật của thường vụ đảng ủy thành phố Hồ Chí Minh là việc làm sai nguyên tắc.

Thêm nữa, việc gửi kiến nghị kỷ luật tới tất cả các ủy viên trung ương, theo quyết định 30-Q/DTƯ, là cấp không có chức năng quyết định kỷ luật, là việc vi phạm điều lệ đảng, và kỷ luật đảng.

Chính vì vậy, sợ bức thư này đến tay các ủy viên TƯ, Ban bí thư đã phải ra một thông báo khẩn cấp, yêu cầu tất cả những ủy viên trung ương nếu nhận được phong bì này thì không được mở mà gửi ngay về Ban bí thư.

Việc vi phạm quyết định TƯ của cả tập thể thường vụ đảng ủy thành phố Hồ Chí Minh là một việc vi phạm kỷ luật tập thể hết sức nghiêm trọng đối với đảng cộng sản.

Nó cho thấy mấy vấn đề:

- Nếu là việc sơ xuất chưa quán triệt nội dung tinh thần của Quyết định 30- Q/ĐTƯ, thì, ban thường vụ thành ủy phải kiểm điểm tập thể, báo cáo về Ban bí thư và xin rút đơn kiến nghị nói trên.

- Nếu không do sơ xuất thì đây là việc bất tuân tập thể, Đảng bộ TP Hồ Chí Minh bất tín nhiệm Ủy ban kiểm tra TƯ, bất chấp nghị quyết Trung Ương, bất tín nhiệm thường trực Ban bí thư, bao gồm cả Tổng bí thư?

- Hiện tượng "bất tuân dân sự" này là của riêng đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, hay chỉ là bề nổi của tảng băng?

- Tư tưởng cát cứ của đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh được đồn đại lâu nay là có thật?

Suốt thời gian 5 năm làm chủ tịch, 9 năm làm bí thư, ông Lê Thanh Hải đã biến đảng ủy thành Hồ thành một thứ hội kín, bao bọc che chắn nhau chống lại mọi tác động từ bên ngoài. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh vẫn được mệnh danh là một thứ bunker bê tông cốt thép.

Ông Nguyễn Tấn Dũng ba lần bảy lượt cài người thân tín, thâm nhập công phá đều thất bại. Đến ngay cả cậu con trưởng, cắm vào trường Đại Học kiến trúc Sài Gòn với ý định cơ cấu vào Ban chấp hành đảng bộ Thành phố, nhưng bị ông Hải cự tuyệt. Nguyễn Thanh Nghị không vào được Ban chấp hành Thành ủy, không có tên đi dự đại hội đảng toàn quốc, đồng nghĩa với việc không thể vào Trung ương, buộc ông Dũng phải nuốt hận nhờ tay chân thân tín khác, đi bằng con đường khác.

Nguyễn Khắc Định, phó chánh văn phòng chính phủ, người chấp bút tất cả các diễn văn nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng suốt 7 năm, được "luân chuyển" vào Thành phố với ý định tiếp quản vị trí phó bí thư thành ủy khi Nguyễn Văn Đua nghỉ hưu, nhưng bị bật trở lại Văn phòng chính phủ cùng với ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh, vốn được ông Dũng cài vào từ 5 năm trước, nhưng bị ông Hải bọc kín, cô lập, không phát triển được. Và có một nguyên tắc là nếu không "lên" được thì phải "ra hoặc đi".

Bộ chính trị điều một lúc cả Võ Văn Thưởng và Nguyễn Thành Phong về làm phó bí thư từ tháng tư, chuẩn bị cho Đại hội X của thành phố vào tháng 10/2015, nhưng Võ Văn Thưởng vẫn bị đẩy ra, vì không đủ phiếu bầu. Thành phố luôn dị ứng với bên ngoài, mặc dù Võ Văn Thưởng vốn từ thành phố đi ra.

Người ta đã biết từ rất lâu rằng, ở thành phố Hồ Chí Minh, kể cả khi nội bộ đang có việc đâm chém nhau, nếu trung ương tìm cách can thiệp, họ sẽ co cụm lại thành khối, đánh bật những phần tử đến từ bên ngoài, rồi sau mới xử nhau. Ở đây có một nguyên tắc cứng là không bao giờ được phép tiết lộ nội tình. Kẻ để lộ nội tình, vi phạm quy tắc chống ngoại nhập, lập tức bị loại.

Đinh La Thăng thời kỳ mới vào, chưa biết gì về quy tắc sắt thép này, nên hung hăng, múa may ầm ĩ, không hợp với phong cách "anh Hai Sài Gòn". Lâu dần hiểu luật chơi, gần đây mới trở nên ít ồn ào, thậm chí còn "kiệm lời" nữa.

Nhưng khi đã được nhập cuộc, ông Đinh trở thành tài sản chung, Trung ương không được phép động tới. Tuy vậy, mặc dù chắc chắn có chỉ đạo của "anh hai" Lê Thanh Hải, phản ứng lần này có thể đã phạm sai lầm, có lẽ vì "anh Hai" không còn trong Trung ương, nên cái 30-QĐ/TƯ kia bị thay mà "anh Hai" không biết?!

Cho dù có sơ xuất, thì chẳng lẽ, 15 ủy viên thường vụ, tất cả đều cho rằng ông Đinh La Thăng không có tội? 7 tỷ đô lúc nhậm chức, còn 1,9 tỷ khi rời đi, hơn 5 tỷ đô thất thoát chỉ trong hai năm, là không có tội?

Thành ủy Sài Gòn không thể không biết số tiền này đi đâu, bởi vì luật lại quả 2% ra đời từ Sài Gòn vào khoảng năm 2006 rồi mới lan ra cả nước. Hơn 5 tỷ đô giải ngân từ két PVN, sẽ có bao nhiêu tiền quay lại cho ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng qua tay ông Trịnh Xuân Thanh và ông Vũ Đức Thuận? Nếu ông Trịnh Xuân Thanh có biệt thự triệu đô trên đỉnh Ba Vì, biệt thự triệu euros ở Berlin thì ông Thăng sẽ có ở những đâu?

Cho nên, dù thường vụ Sài Gòn có kiến nghị xin miễn, ông Đinh La Thăng nhất định không thoát được kỷ luật. Nhưng Bộ chính trị, Ban bí thư đối diện với một vấn đề quá phức tạp.

Kỷ luật tập thể, hay bỏ qua?

Với 20% tổng thu nhập quốc dân, 35% tổng vốn đầu tư toàn quốc, 31% tổng thu ngân sách. Trung ương sẽ phải xử sự như thế nào với một đảng bộ như vậy? Chính trong tiền lương, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng hàng tháng của bộ máy của TƯ đảng, của Ban bí thư, có 1/3 đến từ tiền nộp ngân sách của thành phố. Rõ ràng, thành phố có thể không cần TƯ, chứ TƯ không thể không cần thành phố.

Đảng bộ thành phố kiến nghị TƯ phê duyệt Cơ chế đặc khu, chính quyền đô thị đặc biệt, Trung ương vốn đã sợ thành phố cát cứ, bây giờ đòi tăng quyền tự chủ, dẫu có đúng và cần, cũng không thể chấp nhận, nhưng cũng không thể từ chối, chỉ có thể cho từng chút một, không ngay lập tức.

Người ta nhớ lại, hôm chia tay ông Thưởng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Thanh Hải đã không kìm nén được xúc động, bật khóc và nghẹn giọng: "Em là người con ưu tú, tiêu biểu của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Thành phố rất tự hào về em".

Muốn hiểu đúng, người ta phải dịch nghĩa câu nói của ông như thế này: "em là con ta, đứa con cưng nhất của ta, ta đã hy vọng ở em, nhưng em đã rời ta, con ngựa thành Troya. Đó là sự đau đớn nhất trong lòng ta, cũng là sự oán hận lớn nhất của ta".

Cho nên, nếu phải thay ông Đinh La Thăng, Bộ chính trị sẽ gặp lại khó khăn trước đây.

Ông Thưởng là giải pháp hoàn hảo, nhưng nếu bóng của ông Lê Thanh Hải vẫn quanh quẩn đâu đó, thì ông Thưởng sẽ khó qua cửa, vì nếu trước đây đã không chấp nhận, bây giờ, ông Thưởng bị cho là đã Hà Nội hoá, Trung ương hoá thì càng ít khả năng được chấp nhận. Ngược lại, ngay cả khi ông Thưởng được chấp nhận, khả năng bị vô hiệu hoá hay Sài Gòn hoá, như dạng ông Nguyễn Thành Phong, hay ngay chính ông Đinh La Thăng, cũng có thể xảy ra. Nghĩa là trước sau, TƯ cũng không thể quản được Sài Gòn.

Trên góc nhìn khác, hiện tượng bất tuân TƯ của đảng bộ Sài Gòn chứa đựng bản chất bất tín nhiệm Bộ chính trị của đảng bộ cơ sở, nếu không phải chỉ ở đảng bộ Sài Gòn, thì khủng hoảng chia rẽ đã tới mức tan rã của toàn hệ thống. Tất cả các đảng bộ địa phương đều bất tín nhiệm Ban bí thư? Các quết định của Ban bí thư sẽ không tự động có hiệu lực?

Đảng bộ Sài Gòn, đầu tầu kinh tế cả nước, nơi cọ xát từng ngày với năng lực cạnh tranh quốc tế, nơi mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và nhu cầu thích ứng của thể chế chính trị luôn bộc lộ lớn nhất và gay gắt nhất. Chính ở đây, đòi hỏi bứt phá, giải phóng khỏi những tư duy giáo điều, lạc hậu, cản trở tiến bộ, là động lực đẩy đảng bộ Sài Gòn tách xa dần lối mòn tư duy của TƯ, đặc biệt là của Tổng bí thư. Sức ép của mâu thuẫn giữa tăng trưởng với tư duy giáo điều sẽ buộc Đảng bộ Sài Gòn thành nhân tố cách mạng.

Con sóng ngầm từ Sài Gòn đang mở màn sự tan rã không có gì cản được. Hãy nhìn xem toàn cảnh Việt Nam. Nông dân và những cuộc bùng nổ ruộng đất sẽ tiếp tục với trung tâm từ đồng bằng bắc bộ. Formosa sẽ là rốn của vùng lũ miền Trung, công nhân sẽ tiếp tục đốt cháy nhà máy công xưởng Tàu từ khu vực miền Nam. Phong trào tự chủ và tự do tín ngưỡng của đồng bào công giáo, phật tử, dân tộc thiểu số Tây nguyên sẽ tiếp tục lan rộng trên cả nước. Tổng biểu tình tuy không rầm rộ nhưng không tắt, âm thầm chờ lửa, sẽ bùng lên bất cứ lúc nào. Ban bí thư và bộ chính trị bị cô lập, mất tín nhiệm, mất khả năng kiểm soát.

Nếu sự tan rã của đảng cộng sản đang là hiện tượng có thật, thì một biểu hiện gắn liền với nó có tính quy luật là hiện tượng tập quyền của bộ máy lãnh đạo. Sự hoang mang, hoảng sợ sẽ đẩy đảng tới độc tài.

Chúng ta vừa nhắc đến một hiện tượng tập quyền thông qua tiểu xảo, như động tác giành quyền kỷ luật đảng viên của Ban Bí thư bằng cách sửa nghị quyết 46-QĐ/TƯ năm 2011 thành 30-QĐ/TƯ năm 2016 một cách mập mờ. Đó là phương pháp "biển thủ" quyền lực một cách vụng trộm. Cũng là một sự "sa đọa, suy thoái đạo đức".

Chúng ta sẽ chứng kiến cuộc vận động nhất thể hóa sắp tới, tại hội nghị TƯ 6 vào cuối năm. Đảng sẽ tràn sang nắm chính phủ. Khi không thể kiểm soát được bằng các biện pháp thông thường, ít nhiều được che đậy bằng dân chủ hình thức, việc tập trung quyền lực theo hướng độc tài là xu hướng không thể tránh khỏi.

Ở Trung Quốc, việc tập quyền hóa đã thực hiện từ hơn 20 năm, vì một thực tế là đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và tập quán độc lập gần như tự trị của các địa phương có nguồn gốc từ khoảng cách địa lý là đặc điểm truyền thống nền chính trị Trung Quốc. Mức độ tập quyền đạt tới mức cao độ hiện nay dưới tay Tập Cận Bình có nhu cầu từ công cuộc "đập hổ diệt ruồi", nguồn gốc sự phân rã trong đảng.

Những hình ảnh của Trung Quốc có thể lặp lại trên đất Việt Nam, vì lịch sử đã chứng minh đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ làm được gì trước và khác Trung Quốc.

Tham vọng chia quyền cai trị thế giới với Mỹ, Tập Cận Bình tất yếu tiến hành Dân chủ hóa Trung Quốc theo mô hình dân chủ đa nguyên phổ cập. Thủ tướng Úc đã nói với Tập Cận Bình tại Singapore: "Trung Quốc không thể dẫn dắt châu Á, vì Trung Quốc không phải là quốc gia Dân chủ".

Tuy nhiên, ông Tập chỉ mới bắt đầu những bước khởi động kín đáo. Vì vậy, chắc chắn, Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ dân chủ hóa xã hội Việt Nam, nhưng có thể phải mười năm sau.

Đảng cộng sản Trung Quốc với 86,7 triệu đảng viên, gấp 10 lần số đảng viên cộng sản trên toàn bộ phần còn lại của thế giới, nếu còn tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, thì đương nhiên Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới. Nhưng từ năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố, "mèo trắng, mèo đen, miễn là bắt được chuột". Giang Trạch Dân đưa ra thuyết Ba đại diện xóa bỏ khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp, cho phép kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào đảng.

Về thực chất, đảng cộng sản Trung Quốc đã từ lâu không còn là đảng cộng sản Mác-xít. Mục đích của đảng cộng sản Trung quốc là đưa Trung Quốc lên vị trí siêu cường, chia sẻ quyền cai trị thế giới với Mỹ và vượt Mỹ, bất phân biệt ý thức hệ tư tưởng.

Trong khi đó, trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, nhiều kẻ từng ấp ủ mơ ước đưa đảng cộng sản Việt Nam vào vị trí đứng đầu, dẫn dắt phong trào cộng sản quốc tế. Trong những cái đầu bệnh tật này, có cựu tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thế đấy, biết mười mươi rằng sớm hay muộn cũng phải dân chủ hoá bằng cách tạo ra nền chính trị đa đảng cạnh tranh, nhưng, những cái đầu cố thủ kỳ lạ trong Bộ chính trị vẫn cố níu kéo bằng được, cho đến khi không thể níu kéo được nữa. Đến lúc, không chịu được, người ta sẽ phải lôi những cái đầu điên ấy đi. Thế gọi là lú lẫn hay là "lừa ưa nặng".


Những con sóng ngầm từ Sài Gòn có thể bắt đầu làm cho biển động.

Bùi Quang Vơm 

(Blog Thụy My)

Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo!

Long Phạm | 

Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo!

"Việc nổi tiếng vùn vụt, từ một cô tỳ nữ biến thành công chúa đã làm cho tính sân si trong tôi phát triển quá nhanh...", Việt Trinh chia sẻ.

Trong một buổi trò chuyện với các Phật tử tại chùa Hoằng Pháp, diễn viên danh tiếng Việt Trinh đã kể lại những thăng trầm trong cuộc đời mình. Nữ diễn viên xinh đẹp cũng bật khóc khi nhớ về mẹ, người cô yêu thương nhất và gây nhiều tội nhất.  
"Tao đánh mày què chân què tay để mày khỏi đi làm mướn"
Tôi không được may mắn như những đứa trẻ khác, ba mẹ chia tay từ khi còn nhỏ, nên mẹ luôn thương yêu và muốn đền bù tất cả cho các con.
Trong tuổi thơ, tôi phải chứng kiến mẹ một thân một mình nuôi bảy anh em, rất cực khổ. Cho nên, từ trong tâm và hoài bão, tôi đã luôn cố gắng mạnh mẽ hơn, lớn nhanh hơn nữa để có thể bảo vệ mẹ.
Hồi bé, mấy mẹ con tôi về Bình Phước đi kinh tế mới, rất vất vả. Có một lần, mẹ leo xe về thành phố, nhưng vì xe đông nên mẹ phải đu ngoài cửa xe. Đến một đoạn, người ta chen lấn quá nên mẹ tôi bị trượt tay rớt ra ngoài. Tôi thấy mẹ lăn mấy vòng, máu chảy rất nhiều. Mẹ rất đau nhưng vẫn dặn các con hãy kệ mẹ mà đi tiếp không tháng sau sẽ đói.
Tôi nhìn mẹ và tự hứa trong lòng sẽ không để mẹ bị đau thêm lần nào nữa. Vì vậy, tôi luôn gắng kiếm thật nhiều tiền để mẹ mình không phải té đau như vậy.
Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo! - Ảnh 1.
Thế rồi, tôi đi gặt đậu phộng thuê cho người ta sau giờ học. Các bạn gặt rất giỏi, một ngày được bảy, tám thùng nhưng tôi chỉ được hai, ba thùng thôi, lại trầy hết tay, máu chảy rất nhiều. Vậy mà tôi không cảm thấy đau, còn hạnh phúc vì không phải xin tiền quà sáng nữa.
Những đồng tiền làm được, tôi cất dưới giường đợi khi nào nhiều sẽ đưa cho mẹ.
Sau đó, mẹ biết tôi đã nghỉ học 10 ngày để đi làm nên giận lắm, bắt nằm ra giường, vừa đánh vừa la: "Mày muốn đi làm mướn suốt đời phải không? Tao đánh mày què chân què tay để mày khỏi đi làm mướn nữa. Tao không muốn con tao thất học".
Sau này, tôi đi dạy học mới biết mẹ thương lắm mới đánh mình. Nếu mình còn đi làm mướn thì không biết bây giờ mình ra sao.
Không làm mướn nữa, tôi chuyển sang đi cào đầu đạn đồng trên đường đất đỏ và trong rừng để đem bán, kiếm được rất nhiều tiền.
Tới một hôm, tôi phải chứng kiến cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Có anh bạn làm cùng tôi đào được một trái bom bi và tò mò đâp vào bánh xe bò khiến nó phát nổ.
Cú nổ này làm anh ta cụt mất một cánh tay, mặt biến dạng. Một anh bạn khác bị thương khắp lưng, máu chảy gục xuống, chết sau khi được đưa đi. Còn một cô bạn của tôi thì bị mảnh bom xoáy vào tim nên mất tại chỗ.
Lúc đó, tôi về nhà, mẹ lập tức nắm đầu đánh không nói không rằng, đánh xong mới ôm con khóc vì quá sợ hãi và lo lắng.
Sau chuyện đó, tôi quyết định bỏ luôn việc thu lượm ve chai, cố gắng chuyên tâm học hành. Học hết lớp 12, tôi về hẳn Thành phố Hồ Chí Minh sống.
Hai năm diễn vai tỳ nữ mới được nhận vai chính
Hồi bé, cứ mỗi năm một lần vào mùa hè, tôi được về thành phố để học tiếng Anh. Năm đó, trước hẻm nhà tôi có đóng phim. Tôi bèn chen lấn vào xem. Anh Thương Tín thấy mình đen và to nhất đám nên gọi tới và bảo: "Con nhỏ này số mốt làm diễn viên nè. Thích đóng phim không qua kia với chú!".
Chỉ có chút xíu như vậy nhưng lại reo vào đầu tôi suy nghĩ mãnh liệt là muốn trở thành một diễn viên.
Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo! - Ảnh 2.
Kể từ đó, tôi đam mê nghiệp diễn lắm. Ngày nào giặt đồ cũng treo mền lên, giả làm cánh gà sân khấu để bước ra chào. Tiếp đó, tôi còn rủ tụi trong xóm đóng cải lương, bày bán vé trả bằng kẹo. Hết lớp 12, gia đình muốn tôi theo nghề cô giáo giống chị, nhưng mình vẫn đam mê đóng phim.
Đúng ngày chuẩn bị thi vào sư phạm thì tôi đọc được thông báo tuyển diễn viên ở 16 Lê Quý Đôn nên chạy vội đi thi và xung phong lên trước để còn về nấu cơm kịp.
Nhờ đó mà tôi được cộng điểm vì tinh thần mạnh dạn, không sợ mắc cỡ. Cái duyên điện ảnh đến từ đó. Cả gia đình biết tôi muốn theo điện ảnh đều phản đối gay gắt. Lúc đó, tôi chỉ biết cầu trước Phật rồi đem cầm nhẫn và đôi bông tai vàng của mẹ để đóng tiền học. Tôi hứa sẽ chuộc lại sau khi có tiền catse.
Vai diễn đầu tiên tôi được nhận là một vai phụ trong bộ phim Đêm hoang tưởng. Sau 2 năm tất bật với vai tỳ nữ, tôi được diễn vai chính và nổi tiếng.
Từng háo thắng, kiêu căng và chèn ép người khác để trả thù
Có một lần, tôi được diễn với chiếc bình cổ và chẳng may làm rớt nó vỡ làm ba làm bốn. Anh thiết kế ra chửi thật nặng: "Diễn viên gì mà ngu! Mày đền cho tao!".
Tôi khi ấy còn trẻ nên cảm thấy bị xúc phạm ghê lắm, liền nuôi ý định trả thù. Vài năm sau nổi tiếng, tôi luôn tìm cách hành hạ anh ta mỗi lần làm phim, đòi anh ta đi khắp nơi để kiếm bằng được thứ này thứ kia cho mình.
Khi tôi đóng Ngọc trong đá với Trần Cảnh Đôn, đã bị đạo diễn phê bình nặng lời. Tương tự với anh thiết kế, tôi cũng tìm cách để trả thù bằng những yêu sách, bắt đạo diễn phải chờ rất lâu và liên tục hủy hẹn.
Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo! - Ảnh 3.
Việt Trinh đóng phim Ngọc trong đá.
Lúc đó mình quá háo thắng và sân si, cảm thấy thích vì được trả thù. Sau này gặp phải nhiều vấp ngã trong cuộc đời, tôi mới hối hận về những gì mình làm với anh ta.
Việc nổi tiếng vùn vụt, từ một cô tỳ nữ biến thành công chúa đã làm cho tính sân si trong tôi phát triển quá nhanh. Lúc đó, tôi coi thường cả những người bạn đồng trang lứa, tự cho mình giỏi hơn, làm ra tiền nhiều hơn.
Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo! - Ảnh 4.
Thấy người khác đi xe đẹp, tôi kiểu gì cũng mua chiếc xe đẹp hơn. Thấy bạn mặc đồ đẹp, tôi sẽ mua đồ đẹp hơn. Ai mà khen cô diễn viên khác đẹp là trong lòng rất khó chịu.
Đi vô nhà hàng là kêu đủ món đắt tiền chỉ để chứng tỏ mình giàu có, rồi để thừa mứa. Không những vậy, mình còn đi trễ về sớm, hẹn mà không đến.
Có lần, tôi còn hất tung nồi canh cá lóc của chị giúp việc lớn tuổi hơn mình vì không vừa ý. Sau này, tôi đã phải nhận quả lớn do gieo những nhân đó. Nếu không có biến cố, không biết mình sẽ đi vào đâu.
Khi nổi tiếng, mình cứ ngỡ hào quang là thật, nên sống giả trước mọi người. Nhưng khi về nhà lại vô cùng cô đơn, không thể chia sẻ với ai. Thậm chí có lúc, mình muốn bỏ cuộc đời này ra đi.
Những lúc bị công chúng quay lưng, tôi thực sự mất phương hướng, nhìn mọi thứ nhòe đi. Ba ngày liền không ra khỏi phòng, không ăn không uống, và muốn tự tử.
Thế rồi, tôi uống rượu tới phát phì cả người, xuống dốc cả về nhan sắc lẫn sức khỏe. Tôi chỉ bỏ rượu khi nghe được lời của đứa cháu nhỏ: "rượu là kẻ thù của sắc đẹp".
Bởi vậy, tôi nhận ra, khi may mắn được hưởng ân huệ tiền kiếp, thì phải sống với chánh niệm. Đừng ngủ quên trong chiến thắng, gây nhân rồi gặp quả.
Quy y sau cái chết của mẹ: "Thà người ta phụ mình chứ mình không phụ người ta"
Cũng có những lúc tôi quỳ khóc dưới chân Phật Quan Âm, nhưng rồi lại đâu vào đấy. Chỉ tới khi biến cố lớn xảy ra, tôi mới thay đổi. Trong hai năm, tôi mất cả anh trai lẫn mẹ. Giữa cơn đau tận cùng, tôi bén duyên và quy y cửa Phật.
Ban đầu, tôi cũng chưa thực sự quy y đâu. Ngồi đọc kinh mà đầu cứ nghĩ này nghĩ nọ. Đến một ngày, tôi đọc được kinh sám hối và thấy quá đúng với mình. Tôi càng đọc càng khóc khi nhận ra mình đã phạm quá nhiều tội lỗi. Lúc đó, tôi nhớ lại hết những người mình đã từng gây tội, rồi gọi điện cho từng người để xin lỗi.

Việt Trinh: Khi nổi tiếng, tôi chèn ép, trả thù người khác và gặp phải quả báo! - Ảnh 5.
Sau khi được mọi người tha lỗi, tôi cảm thấy tảng đá sau lưng nhẹ đi rất nhiều. Kể từ ấy, tôi đã suy nghĩ khác và sống theo phương châm: "Thà người ta phụ mình chứ mình không phụ người ta". Mình sống bằng cái tâm ngay thẳng, sống tốt, sống nhẹ nhàng và không làm ai đau khổ vì mình nữa.
Nói vậy chứ làm không có dễ, theo Phật khó lắm. Tôi nhớ có một lần tôi lễ Phật mà lòng vẫn nặng trĩu buồn phiền, hận thù.
Nhưng khi vừa bước ra thì đọc được câu, hận thù không thể xóa được hận thù, chỉ có lòng từ bi xóa được hận thù, lúc đó, tôi bật khóc và quyết thực hành trong cuộc sống.
Bây giờ, tôi làm đạo diễn áp lực còn nhiều hơn diễn viên, nhưng không bao giờ cạnh tranh, triệt hạ nhau. Trong công ty của tôi, mọi người luôn nhẹ nhàng, nói năng bình tĩnh với nhau.
theo Trí Thức Tr

Thủ tướng Phúc đi Mỹ mua vũ khí vào cuối tháng 5?

Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 4/5, một phóng viên đã đề nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận thông tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi thăm Mỹ vào cuối tháng 5 năm nay, cũng như trọng tâm của chuyến thăm, khả năng thoả thuận hợp tác nào trong lĩnh vực quân sự đặc biệt là việc mua sắm vũ khí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Báo Thanh Niên và Tiền Phong trích lời bà Lê Thị Thu Hằng:

“Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có thư mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mỹ. Nội dung cụ thể của chuyến thăm đang được hai bên thu xếp.”

Tuy bà Hằng không xác nhận ý định của Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ, cũng như tin liệu Thủ tướng Phúc có chính thức đi thăm Mỹ vào cuối tháng này hay không, nhưng việc báo chí trong nước “đánh tiếng” trước cho thấy Việt Nam đang muốn gây ấn tượng với Mỹ.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, bang Virginia, cho rằng nếu có một thỏa thuận mua bán vũ khí trong chuyến thăm này thì đây là thông điệp cho thấy Việt Nam “muốn thuyết phục Mỹ về tầm quan trọng chiến lược của mình, bằng cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.”

“Muốn có ấn tượng thì người ta nói đến việc mua vũ khí. Bây giờ thì việc mua vũ khí có thể là món quà, hay có thể gọi là món hối lộ để có được sự ủng hộ của ông Trump. Đằng sau cái đó là gì? Tuy không nói ra, nhưng họ rất cần một đối trọng với Trung Quốc.”

Với “món quà ra mắt gây ấn tượng này”, liệu Việt Nam có thật sự đạt được một thỏa thuận mua vũ khí từ Mỹ hay không? Giáo sư Hùng phân tích các khía cạnh có khả năng xảy ra như sau:

“Quan trọng đằng sau việc mua súng thì người ta muốn biết ổng muốn mua cái gì? Để làm gì? Và mua như vậy thì có cần huấn luyện của Mỹ không? Nếu có huấn luyện thì ở Việt Nam hay ở Mỹ? Nếu ở Việt Nam thì dính dáng đến việc sự của quân nhân Mỹ tại Việt Nam. Đằng sau việc mua bán này là cả vấn đề chiến lược. Không biết Việt Nam có chiến lược rõ rệt về việc này hay không?”

Tháng 5 năm ngoái, trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Khi đó báo chí Việt Nam cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí “không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, mà nó có giá trị thực tế, giúp chúng ta nâng cao sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển.”

Phản ứng trước quyết định của Mỹ xóa cấm vận vũ khí, Trung Quốc đã có phản ứng dè dặt. Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói: “Là một nước láng giềng thân cận với Việt Nam, chúng tôi hoan nghênh mối quan hệ hợp tác bình thường giữa Việt Nam và các nước khác, và chúng tôi hy vọng chắc rằng một diễn biến như thế trong bang giao song phương là thuận lợi cho hòa bình và an ninh trong khu vực.”

Báo An Ninh Thủ đô nói “mua sắm trang bị tiên tiến để tiến thẳng lên hiện đại, có thể nói rằng, hướng đi này là rất đúng đắn.”

Bài viết trên tờ báo này nói trong bối cảnh ngân sách quốc phòng còn eo hẹp, Việt Nam nên ưu tiên cho một số quân, binh chủng như hải quân, phòng không-không quân, thông tin liên lạc.

Báo Sputnik dẫn lời nhà phân tích quốc phòng Konstantin Sivkov nói rằng Việt Nam không phải là quốc gia giàu có nên khó có khả năng mua vũ khí từ nhiều nước khác nhau. Tờ báo nhận định:

“Có phần chắc họ sẽ tiếp tục duy trì chiến lược mua sắm đồng bộ. Ví dụ, nếu Việt Nam quyết định chuyển sang sử dụng máy bay của Hoa Kỳ, thì sẽ phải đầu tư vào đào tạo bổ sung, trang thiết bị, kinh phí, v.v…”

Theo ông Sivkov thì “có nhiều khả năng Hà Nội sẽ mua một số thiết bị khác nhau của Hoa Kỳ “để làm quen” với vũ khí và thiết bị quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, sẽ không có chuyện mua bán với số lượng lớn.”

Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mua vũ khí của Nga và còn hợp tác để phát triển vũ khí với nước này. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Sputnik hồi đầu năm nay, Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt, Quân đoàn 2, nhấn mạnh “vũ khí Nga có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các nước tương tự.

Tuy rằng Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Hà Nội từ lâu, vị thế đó sẽ dần dà bị xói mòn khi thị trường mở và các thương nhân vũ khí Mỹ bắt đầu nắm bắt cơ hội. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hôm 20/2/2017 công bố phúc trình mới nhất về tình hình mua sắm quốc phòng trên thế giới, Việt Nam xếp hạng 10, chiếm khoảng 3% thị phần vũ khí thế giới, giá trị nhập khẩu ước đạt gần 5 tỷ USD.

Đáng chú ý là so với giai đoạn 2007 - 2011, Việt Nam đã nhảy vọt từ vị trí 29 lên thứ hạng nằm trong top 10, giá trị nhập khẩu vũ khí tăng tới 202%.

Vào tháng trước, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, Mỹ đã đồng ý chuyển giao tàu tuần duyên Morgenthau cho Việt Nam, sau khi tàu này bị loại biên. Tàu tuần duyên USCGC Morgenthau của Hoa Kỳ sẽ sớm có mặt trong biên chế lực lượng vũ trang Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu mua lại 3 chiếc, nhưng Mỹ chỉ đồng ý bán lại một chiếc.



(VOA)