Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Kinh tế của Trung Cộng đang rối loạn mạnh!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Hôm thứ Sáu tuần rồi, cả thế giới hết sức ngạc nhiên khi bộ trưởng Tài Chánh của Trung Cộng Tiêu Thiệp (Xiao Jie) đã buộc phải hủy bỏ cuộc gặp gỡ tay ba vô cùng quan trọng với hai vị bộ trưởng Tài Chánh của Nhật và Nam Hàn tại Yokohama để bay về xứ cấp tốc.

Rời Nhật Bản trong vội vã và bất ngờ, giới chức Trung Cộng chỉ loan báo cáo lỗi là bộ trưởng Tài Chánh Tiêu Thiệp cần phải trở về Bắc Kinh gấp để dự "cuộc họp nội bộ vì lý do khẩn cấp!" Giữa ba vị bộ trưởng không có xích mích lời qua tiếng lại gì cả trước đó, và đều mong gặp nhau để tiếp tục bàn thảo tiến trình hợp tác sâu rộng về trong lãnh vực tài chánh giữa ba nước bên lề hội nghị hợp tác phát triển của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB, cho nên hành đồng hủy bỏ cuộc họp không phải là vì tình hình căng thẳng về mặt ngoại giao mà hoàn toàn là vì nội bộ Trung Cộng đang có những vấn đề đột biến khẩn cấp buộc bộ trưởng Tiêu Thiệp phải quay về Bắc Kinh ngay lập tức. Xin được lưu ý Việt Nam Cộng Hòa là thành viên sáng lập ngân hàng đa quốc gia ADB này. 

Bắc Kinh xưa nay thường tìm đủ cách giữ mặt mũi về ngoại giao, che giấu tối đa nội tình chính trị kinh tế tài chánh của mình thì hành động "hở sườn" lần này cho thấy Bắc Kinh đã hết cách, lâm vào thế "giấy thì làm sao giấu được lửa," buộc phải để lộ cho thế giới thấy nội tình Trung Cộng đang bất ổn rất nghiêm trọng. Hãng tin Reuter cũng không nhận được thêm chi tiết gì từ Trung Cộng ngoại trừ biết rõ bộ trưởng Tiêu Thiệp rời Nhật rất vội vã (1).

Giới phân tích hy vọng sự vội vã trở về Bắc Kinh của Tiêu Thiệp chỉ đơn thuần là do tình trạng thị trường tài chánh chứng khoán tại Trung Cộng đang bị rớt thảm hại không phanh vì rối loạn hệ thống ngân hàng cũng như giá cả nhu vật liệu tại Trung Cộng đang rớt giá thảm hại, một dấu hiệu nền sản xuất đang bị tê liệt đóng băng.

Nhưng trên thực tế, những lý do này không đủ để Bắc Kinh buộc phải mất mặt về ngoại giao và bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ bộ trưởng Tài Chánh Nhật và Nam Hàn, nhằm thúc ép các nước thành viên ADB, nhất là Nhật và Nam Hàn, mở cửa rộng hơn nữa để hàng hóa của Trung Cộng được dễ dãi tràn vào cũng như khuyến khích hai quốc gia này tăng thêm đầu tư vào Trung Cộng. 

Suốt hai ngày qua, Bắc Kinh bưng bít hết mọi cổng thông tin để lý giải tại sao có sự quay về vội vã này của Tiêu Thiệp càng khiến cho mọi người thấy rõ mức độ nghiêm trọng của bốn chữ "lý do khẩn cấp" được loan báo trước đó hôm thứ Sáu. Đối với Trung Cộng, thế giới ai cũng biết rõ Bắc Kinh càng bưng bít chặt chẽ bao nhiêu thì tình hình càng tồi tệ bấy nhiêu.

Đi tìm câu trả lời cho lý do gì mà Bắc Kinh lại bấn loạn bất ổn nghiêm trọng đến như vậy, có lẽ cần phải để ý đến một ám ảnh lớn nhất của nền kinh tế Trung Cộng, đó là nợ xấu (non-performing loan- NPL). 

Các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng trung ương đã không chịu làm sổ sách một cách minh bạch mà tìm cách giấu diếm, che đậy ngụy tạo những con số khiến tình trạng nợ xấu của nền kinh tế không những tiếp tục tồn động mà còn tác hại trầm trọng thêm lên nền kinh tế. 

Để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, tín dụng hay mức cho vay cần phải được tăng, thế nhưng nợ xấu do lề lối điều hành đảng trị phe nhóm bao năm qua đã làm các ngân hàng chao đảo đuối sức và không thể duy trì nhu cầu đòi hỏi cho vay của nền kinh tế vào tình trạng suy thoái như hiện nay. Các ngân hàng quốc doanh lại không thể nào báo cáo đúng sự thật vì làm như thế là bể mặt về chính trị cho đảng Cộng Sản độc tài. Các ngân hàng quốc doanh bèn tìm cách lấp liếm sổ sách, và kêu cứu quỹ dự trữ quốc gia. Quỹ dự trữ quốc gia tung tiền ra che lấp các khoảng nợ xấu một cách âm thầm ngoài sổ sách để ngân hàng tiếp tục có sức mà cho vay. Hệ thống ngân hàng quốc doanh do đó không có cơ hội cải cách để tự sức mình làm ăn minh bạch và hiệu quả hơn, mà cứ tiếp tục dựa dẫm vào ngân hàng trung ương, để rồi tình trạng nợ xấu còn nguyên không hề thuyên giảm, dẫn đến chảy máu dự trữ quốc gia một cách kinh khiếp và lần hồi làm kiệt sức nền tài chánh dù trên sổ sách chính thức của nhà nước không thấy sự chảy máu này.

Theo Bloomberg, NPL của Trung Cộng tăng chóng mặt vào năm ngoái như biểu đồ trình bày dưới đây:


Khi nền tài chánh của quốc gia bị kiệt sức do mức nợ xấu tăng quá mạnh ngoài tầm kiểm soát, thì bất luận là mức tín dụng cho sản xuất có tăng đi nữa thì nền kinh tế cũng yếu đi và chậm lại một cách tự nhiên, vì thặng dư thu nhập từ nền sản xuất cứ phải mãi lấp vào các khoảng nợ xấu khổng lồ để sổ sách được chu toàn. Do đó, nền sản xuất không thể thoát nợ được nữa để có thể tiếp tục đầu tư mạnh vào kỹ thuật và nghiên cứu nhằm đầy mạnh tăng trưởng sản xuất mà cứ yếu dần đi do phải gánh chịu nợ xấu của nền tài chánh. Khi nền sản xuất bị đuối thì thị trường nhu vật liệu bắt đầu suy giảm, rồi thị trường tài chánh do đó mà bắt đầu cùng nhau rớt không phanh (sinking together) như biểu đồ của hãng tin Bloomberg trình bày dưới đây:


Thay vì sửa đổi và bãi bỏ điều hành kinh tế theo đường lối đảng trị tồi tệ mờ ám thì Bắc Kinh lại ngoan cố tiếp tục khống chế nền kinh tế, tiếp tục thúc đẩy tín dụng bất chấp nền tài chánh đang có quá nhiều nợ xấu để nêu cao vai trò lãnh đạo của đảng. Để làm được đều này, Bắc Kinh cần một lượng ngoại tệ khổng lồ đầu tư vào Trung Quốc để cứu vãn thâm hụt tài chánh. Do đó mà tại Davos vào tháng Giêng năm nay, Tập Cận Bình kêu gọi đầu tư gia tăng vào Trung Cộng. Đó là lý do tại sao họ Tập đã bị luật sư Gordon Chang gọi là "tên ăn mày" (2).

Đều khó khăn cho Bắc Kinh là khi mà nền tài chánh không điều hành một cách khoa học và trong sạch thì cũng gây cản trở đến sức đầu tư của thế giới vào Trung Quốc, nhất là khi những quy định về các khoảng giao dịch chuyển tiền ra ngoại quốc không hợp lý mà chỉ mang tính đảng trị. Trung Cộng do chảy máu quỹ dự trữ để lấp liếm nợ xấu nên buộc phải kiểm soát ngặt nghèo lượng ngoại tệ giao dịch ra ngoại quốc nhằm giảm bớt thâm hụt khiến giới đầu tư bị vạ lây, không thể chuyển dịch thặng dư đầu tư về lại quốc gia của mình. Do đó, lượng tiền đổ vào Trung Cộng tiếp tục giảm vì các nhà đầu tư ngại ngần chẳng ai muốn đầu tư vào Trung Cộng nữa cả. 

Trong lúc nợ xấu của Trung Cộng tiếp tục tăng mà đầu tư thế giới vào Trung Quốc lại giảm, nền sản xuất của Trung Cộng lại bị đuối hơi do gồng gánh nợ nần nên co cụm lại, thì sự rối loạn sụp đổ về tài chánh là điều không thể tránh khỏi. Và hiện tượng bỏ họp chạy khẩn cấp về nhà của bộ trưởng Tiêu Thiệp hôm thứ Sáu tuần qua chỉ là một biểu hiện mới bắt đầu của một sự sụp đổ. Tương lai, Bắc Kinh sẽ còn đóng cửa họp kín khẩn cấp dài dài cho đến khi không thể nào giấu giếm nổi nữa, mà buộc phải công khai thừa nhận nền kinh tế đảng trị đã bị phá sản và vỡ nợ.

Không có một phương thức điều hành kinh tế thiếu minh bạch và độc đoán đảng trị nào có thể tồn tại lâu dài cả. Mọi nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay theo định hướng độc tài đảng trị đều phải sụp đổ. Càng gắng gượng chống đỡ một cách bịp bợm thì sự sụp đổ càng thê thảm hơn mà thôi. 

8/5/2017

Đổi 70 héc-ta đất ở Hà Nội lấy tuyến đường 3,5km liệu có xứng đáng?

MAI ANH

(GDVN) - Theo các chuyên gia xây dựng, chuyên gia giao thông cần thanh tra, kiểm tra làm rõ cơ sở nào để Hà Nội "đánh đổi" 70 héc-ta đất lấy 3,5km đường của Tasco.
Ngày 28/4 vừa qua, Thành phố Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường dài 3,5km thuộc Dự án đường Lê Đức Thọ kéo dài được xây dựng trong phạm vi quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) với điểm đầu dự án là nút giao thông với đường Lê Đức Thọ và điểm cuối là nút giao với đường 70 do Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư theo hình thức BT.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao BT (một dạng đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức xây dựng – chuyển giao).
Tuyến đường có quy mô 8 làn xe; trên tuyến có 2 cầu: cầu vượt sông Nhuệ dài 71m và cầu vượt đường sắt dài 365m.
Ngày 28/4 vừa qua, Thành phố Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường dài 3,5km, để có được tuyến đường này Hà Nội phải "đánh đổi" 70 héc-ta đất - ảnh: H.Lực.
Được biết dự án này khởi công năm 2009, khi đã thi công xong 800m nối từ đường Lê Đức Thọ đến nhà thi đấu điền kinh trong nhà để kịp tổ chức đại hội thể thảo Châu Á trong nhà Asian Indoor game năm 2010. Sau đó dự án ngừng thi công. 
Dự án này đã bị thanh tra và theo công bố trên báo giới vào đầu năm 2012, chủ đầu tư Tasco đã vi phạm nghiêm trọng trong tính toán áp dụng định mức, đơn giá, tỷ lệ chi phí, khối lượng của nhiều hạng mục, tính vào giá trị công trình các khoản chi phí vô lý… khiến tổng mức đầu tư của dự án bị đội lên 437 tỷ đồng.
Từ tháng 4/2015, dự án thi công trở lại và ngày 28/4/2017 chính thức được thông xe. Để có được tuyến đường này Hà Nội phải ký với Tasco hợp đồng BT. Theo đó, Tasco sở hữu quỹ đất lên tới gần 70 héc-ta ở Hà Nội.

Doanh nghiệp hưởng lợi, còn hậu quả thì ai gánh chịu?

Ngay khi thông tin dự án hoàn thành đi vào sử dụng dư luận đặt vấn đề về xuất đầu tư dự án cũng như việc Hà Nội phải đổi gần 70 héc-ta đất lấy đoạn đường được ví “dát kim cương”.
Liên quan đến vấn đề này trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ông Nguyễn Văn Điệp – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, do hiện nay chúng ta đang thiếu nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, vì thế việc chính quyền các địa phương trong đó có Hà Nội đưa ra giải pháp đổi đất lấy hạ tầng là chính sách đúng.
“Hà Nội đang có chủ trương mở rộng về phía Tây, vì vậy việc cho phép Tasco đầu tư tuyến đường 3,5km nối từ đường Lê Đức Thọ đến Quốc lộ 70 theo hợp đồng BT – đổi đất lấy hạ tầng về mặt chủ trương chính sách là rất đúng và đột phá”, ông Điệp đánh giá.
Theo ông Điệp tuyến đường này hoàn thành sẽ tác động phát triển khu vực xã Xuân Phương, phường Cầu Diễn và phường Mỹ Đình.
Theo các chuyên gia xây dựng tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho 3,5km đường (tương đương suất đầu tư hơn 400 tỷ đồng/km không phải là thấp) - ảnh: H.Lực.
Tuy nhiên, ông Điệp cho rằng một dự án đường có chiều dài 3,5km nhưng mức đầu tư lên đến hơn 1.500 tỷ đồng (khoảng hơn 400 tỷ đồng/ km) không phải là nhỏ.
“Vì thế, phải kiểm tra lại các khâu xem có vấn đề gì không nhất là khi dư luận đang đặt ra nghi vấn về chi phí đầu tư cao. Qua kiểm tra nếu có sai phạm sẽ giúp củng cố về cơ chế chính sách tránh hiện tượng lợi dụng chính sách”, ông Điệp đề nghị.
Ông Điệp nhấn mạnh, Hà Nội là trái tim của cả nước để phát triển thủ đô cần kết cấu hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, trong đó huy động vốn xã hội hóa là cần thiết để kết cấu hạ tầng nâng lên.
“Tuy nhiên chúng ta phải đánh giá đúng, công bằng phải xem việc đổi đất cho Tasco đầu tư dự án như vậy đã xứng đáng chưa? Hay có sự xông xênh, tạo điệu kiện cho nhà đầu tư”, ông Điệp nói.
Đồng quan điểm, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, xuất đầu tư 3,5km từ đường Lê Đức Thọ và điểm cuối là nút giao với đường 70 là quá cao.
Với mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng cho 3,5 Km có nghĩa mỗi Ki-lô-mét đường đầu tư hơn 400 tỷ đồng (tương đương gần 20 triệu USD/km), mức đầu tư này cao hơn ở các nước.
Nêu ví dụ, ông Liên cho biết: 1 km đường cao tốc 4 làn được tại 25 bang ở Mỹ chỉ có giá 7 triệu USD, tại Ả Rập Thống Nhất cao tốc 12 làn xe không hạn chế tốc độ chi phí xây dựng chỉ 4 triệu USD/km.
Mặt khác, trong thu hút đầu tư hạ tầng giao thông tại Hà Nội không nên lấy đất đổi bởi đất ở khu vực như Hà Nội có giá trị cao, việc lấy đất cũng dễ dẫn đến khiếu kiện gây bất ổn về an ninh trật tự.
“Cần thẩm định dự án này xem trong suất đầu tư lên đến hơn 400 tỷ đồng/km bao nhiêu chi cho giải phóng mặt bằng, bao nhiêu chi cho xây dựng. Đồng thời phải làm rõ việc vì sao phải dành 70 héc-ta đất cho Tasco, con số 70 héc-ta đất dựa trên tính toán nào”, ông Liên cho biết.
Mai Anh

Tháp biểu tượng với cổng chào: biểu tượng gì và để chào ai

08/05/2017  10:19 GMT+7

Công trình dù đồ sộ đến đâu, nếu không gắn với hồn cốt, phản ánh bản sắc, ý nguyện của cộng đồng sẽ chỉ là những khối vật liệu vô tri, bất quá để đôi người ghé qua chụp vài bức ảnh.
Gần đây,  Quảng Ninh đã dình rang khánh công trình Cổng chào tỉnh được xây dựng trên quy mô 120 ha với tổng số vốn 368 tỷ đồng. Thái Bình cũng đang hoàn tất thủ tục phê duyệt dự án tháp Thái Bình với tổng mức đầu tư 300 tỷ, có quy mô 25 tầng, 126m trên tổng diện tích 16.870 m2.. 
Dù được viện dẫn kinh phí dành cho việc xây dựng đến chủ yếu từ việc xã hội hóa, người ta vẫn không thể giật mình tự hỏi mục đích của những công trình đó là gì? hướng tới ai? Có thực sự cần thiết không? Có việc gì lãng phí hơn thế nữa không? Điều đáng nói là những “dự án” dạng này có khuynh hướng nảy nở ở nhiều nơi, bất chấp chủ trương thực hành tiết kiệm và chính phủ đang kêu gọi.
tượng đài, cổng chào, ngân sách, lãng phí, xã hội hóa
Cổng chào 200 tỷ tại Quảng Ninh. Ảnh: Zing
Công trình biểu tượng để làm gì?
Thông thường, các công trình biểu tượng được xây dựng nhằm ghi nhớ, truyền tải thông điệp về một giai đoạn, sự kiện lịch sử, một danh nhân hay giá trị tín ngưỡng, văn hóa của một cộng đồng nhất định. Việc xây dựng chúng trước hết phải phù hợp với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường tại chỗ, xuất phát ý nguyện của cộng đồng, phục vụ cộng đồng ấy trước khi hướng tới công chúng ở phạm vi rộng hơn.
Vì lẽ đó, các công trình biểu tượng luôn được coi như công cụ truyền tải bản sắc, phản ánh tinh túy, hồn cốt của một cộng đồng, giá trị, con người cụ thể. Chúng tuyệt đối không thể là sự pha dung hỗn tạp các dạng thức kiến trúc, kết cấu và khiến người xem không thể hiểu thông điệp ẩn chứa là gì. Chúng càng không nên được dựng nên dựa trên ý chí chủ quan của một số cá nhân có quyền lực dưới danh nghĩa phát triển du lịch, thúc đẩy đầu tư hay chỉnh trang cảnh quan đô thị…
Giá trị của một công trình nằm ở đâu?
Giá trị của một công trình không nhất thiết tỷ lệ thuận với quy mô, mức độ “hoành tráng” về mặt vật chất, thể tích của nó. Không biết tự bao giờ, người ta đua nhau làm mọi thứ to nhất, dài nhất, rộng nhất… mà quên mất rằng điều đó chưa chắc đã nâng tầm vóc cho những nỗ lực của họ. Giá trị đích thực của một công trình nhiều khi nằm ở những điều người ta không thể nhìn mà chỉ có thể cảm nhận, tương tác…
Một công trình muốn tồn tại mãi với thời gian, được số đông thừa nhận cần phải là sự kết hợp hài hòa của mọi giá trị: kinh tế, thẩm mỹ, văn hóa, xã hội, môi trường...Việc xây dựng các công trình ở quy mô lớn, tiêu tốn nhiều tiền của, chiếm dụng diện tích đất đáng kể trong bối cảnh hiện nay là sự lãng phí không cần thiết. Sẽ là chủ quan duy ý trí nếu coi đây sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, cải thiện đời sống cho người dân. Quan niệm này có khi chỉ đúng khi nhằm “cải thiện đời sống” cho một vài người nào đó…
Đừng nhân danh xã hội hóa!
Không ít lãnh đạo địa phương biện giải cho việc sử dụng nguồn vốn “xã hội hóa”, thực chất chủ yếu do các doanh nghiệp tại chỗ tài trợ để xây dựng những công trình dạng này, như lời thanh minh rằng những công trình đó không sử dụng ngân sách nhà nước cấp, không ảnh hưởng đến đời sống của người dân, chỉ có “lợi” mà không có “hại”.
Trên thực tế, cách giải thích này là ngụy biện. Ai cũng đều biết, chẳng doanh nghiệp nào cho không ai điều gì bởi công việc của họ là hướng tới lợi nhuận trước hết cho chính mình. Ngay việc tặng xe cho tỉnh, huyện gần đây cũng được cho là nhằm một mục đích sâu xa nào đó và do đó đã bị chính phủ tuýt còi. Có quá nhiều cách để doanh nghiệp “đòi” lại địa phương sau khi họ hào phóng góp vốn đầu tư theo dạng “xã hội hóa” mà chính quyền kêu gọi: đổi đất lấy công trình, ưu đãi thuế đủ loại thuế, buông lỏng quản lý để doanh nghiệp “xé rào”, “lách luật”.
Giá trị lớn nhất là lòng dân
Công trình dù đồ sộ đến đâu, nếu không gắn với hồn cốt, phản ánh bản sắc, ý nguyện của cộng đồng sẽ chỉ là những khối vật liệu vô tri, bất quá để đôi người ghé qua chụp vài bức ảnh.
Người ta sẽ chẳng nhớ gì về chúng sau vài phút.
Người ta sẽ nhớ về một địa phương nhiều hơn ở chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường… mà đa số người dân nơi đó được hưởng thụ. Niềm tin của người dân với chính quyền cũng là chỉ số quan trong, có giá trị hơn bất cứ công trình đồ sộ nào.
Nguyễn Công Thảo

Trần Đình Triển - Cái được, chưa được và chưa rõ về ông Đinh La Thăng?!; Tướng Thước: Tổng bí thư đã quy tụ ý chí của toàn Đảng, toàn dân

Lời bình của Lê Diễn Đức (Fb): Bị cảnh cáo, mất chức Uỷ viên Bộ Chính Trị là một hình thức kỷ luật nặng đối với Đinh La Thăng. Tất nhiên, chức Bí Thư Thành Uỷ thành phố HCM cũng sẽ không còn. Các toan tính từ trước Hội nghị Trung ương 5 diễn ra bình thường, không có vụ anh Thăng đọc kiểm điểm nêu ra vợ của Nguyễn Phú Trọng nhận hối lộ mà nhân chứng là ông Tô Huy Rứa, như báo lề trái đồn đại vô cớ.

Nếu vụ án ở PVN bị khởi tố, số phận anh Thăng chắc khó tránh được vòng lao lý, bởi mức độ sai phạm và hậu quả của nó quá nghiêm trọng. Không biết ông Trọng có giữ lời là sẽ quyết tâm tóm được Trịnh Xuân Thanh hay không? Tôi thì tin lưới trời lồng lộng, Thanh khó mà thoát!

Trong hình ảnh có thể có: 2 người

Tôi còn nhớ, năm 2015 khi ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông đã mắng bổ thẳng vào mặt nhà thầu Trung Quốc về dự án đường sắt cao tốc trên không Cát Linh - Yên Nghĩa;...theo quan điểm của cá nhân tôi, thì đó là việc được - rất được.

Còn cái dự án Peru 67 đầu tư khai thác dầu khí, thương thảo và ký kết ở nước ngoài, ném qua cửa sổ gần tỷ đô la Mỹ. 

Việc mua hay thuê cả 1 sàn Toà nhà Chan - Vít trên đường Trần Duy Hưng - Hà Nội , với giá cắt cổ , làm trụ sở cho 1 Tổng công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí VN; tin đồn ở nhiều " Quán cóc liêu xiêu một câu thơ" rằng: đây là tài sản của một nàng " công chúa" gái rượu của một vị ở trong tốp tứ trụ nào đó, nấp dưới danh nghĩa một tập đoàn đầu tư nước ngoài bán cho Tập đoàn Dầu khí VN?

Khi nói đến lĩnh vực dầu khí, " Bãi trước và bãi sau, mãi mãi là của nhau" thì còn vô vàn chuyện để làm, để giải quyết.

Tuy nhiên, Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua đã đặc biệt quan tâm, xử lý nghiêm túc bước đầu một số cán bộ có sai phạm ,...được sự tín nhiệm và đồng tình của tuyệt đại đa số đồng bào đất Việt; góp phần đem lại, củng cố vị thế vốn có của Đảng trong lòng dân.

Trần Đình Triển

(FB Trần Đình Triển)

Tướng Thước: Tổng bí thư đã quy tụ ý chí của toàn Đảng, toàn dân

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ sự cảm phục đối với quyết tâm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nói: Tổng bí thư đã bắt nhịp và quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân. Sức mạnh của Tổng bí thư lúc này là ý chí, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân.Tổng bí thư: Truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước phục vụ điều tra
Trong bối cảnh dư luận đang rất quan tâm về những vấn đề mà Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thực hiện quyết liệt trong thời gian qua, PV đã có buổi trao đổi với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khoá 8, 9, 10 xoay quanh vấn đề này.
Lần đầu tiên, kết luận của UB Kiểm tra TƯ Đảng được công khai trước xã hội
Vừa qua, sau 3 ngày họp (24-26/4), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật với Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009 -2015 cùng một số cá nhân liên quan.
Theo đó, cơ quan kiểm tra kết luận Ban thường vụ Đảng uỷ PVN giai đoạn nêu trên và một số cá nhân liên quan, trong đó có ông Đinh La Thăng (ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN) có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng.
kỷ luật ông Đinh La Thăng, Đinh La Thăng, Dinh La Thang, hội nghị trung ương 5, Nguyễn Quốc Thước, tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: "Tổng bí thư đã bắt nhịp và quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân"
Từ kết luận này, Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng. Theo thông cáo mới nhất của Văn phòng Trung ương Đảng, ngày 7/5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường đã xem xét và thi hành kỷ luật cán bộ. Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khoá 12 với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%).
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11, Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 đã tạo ra một bước ngoặt trong công tác xây dựng Đảng, mục tiêu là để bảo đảm lợi ích của quốc gia, của dân tộc, của nhân dân, để đảm bảo cho sự trong sạch của Đảng.
Theo ông, nhìn lại, sự thoái hoá của một số cán bộ Đảng viên không chỉ trong nhiệm kỳ khoá 11, khoá 12 mà là khởi nguồn từ khoá 8, khoá 9.
Tại khoá 8, khi có Nghị quyết Trung ương 6 (1) về kinh tế - xã hội, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã thấy được vấn đề và ra Nghị quyết Trung ương 6 (2) chống tiêu cực, tham nhũng. Sau đó Nghị quyết triển khai có thời kỳ đã đạt được kết quả nhất định.
“Tuy nhiên, đến giữa khoá 9, lại bỏ Ban chỉ đạo Trung ương 6 (2) – Ban chỉ đạo mà trực tiếp Tổng bí thư nắm quyền để xây dựng Đảng. Khi đó, tôi nghĩ nguy cơ rồi! Sự việc đang nhen nhóm như vậy lại bỏ đi! Bỏ cả một tổ chức trực tiếp chỉ đạo vấn đề chống tiêu cực, tham nhũng”, Tướng Thước nói.
Vì thế, những sự việc vừa được Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố đều bắt nguồn từ những sai phạm từ khoá 9, khoá 10, sang khoá 11. Giữa khoá 11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thấy nguy cơ không có một Nghị quyết chuyên đề mạnh mẽ nên mới ra Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11.
“Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đạt như mong muốn, chưa quyết liệt. Cần phải có “phương thuốc” mạnh mẽ hơn. Tôi từng phát biểu: “Bệnh nan y, ung thư mà đưa dầu cù là ra chữa thì làm sao khỏi? Phải xạ trị, phải phẫu thuật. Vì thế, tại khoá 12, Trung ương thấy rằng, kết quả bước đầu đã tạo ra một tiền đề để tích cực, nhưng phải làm mạnh hơn nữa và sau đó tiếp tục ra Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12.
Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12 là kế thừa của Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11, nhưng đã tạo ra “phương thuốc” mẽ hơn để có thể đối phó với “căn bệnh” mà như Tổng Bí thư nói “uy hiếp đến vai trò lãnh đạo của Đảng, uy hiếp đến xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Đảng không còn cách nào khác ngoài bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 12. Và Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan Đảng đã thực hiện khá tích cực. Từ những nỗ lực đó, vừa qua đã công bố một số vụ việc thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương”, Tướng Thước nhận định.
Chia sẻ quan điểm đối với việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố rộng rãi về những thất thoát của PVN, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, điều này cho thấy, Đảng quyết tâm chính trị làm trong sạch bộ máy, thải ra những “ung nhọt”. Những thất thoát của PVN là một tổn thất quá nặng nề về kinh tế đối với đất nước. Và tất nhiên, ai sai phạm thì phải chịu trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, trước Đảng.
Theo tiền lệ, các trường hợp như Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố phải kỷ luật trong Đảng rồi mới công khai ra công chúng.
Vì thế, trước câu hỏi của phóng viên về việc “’công bố dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật với Ban thường vụ Đảng ủy PVN, giai đoạn 2009 -2015 cùng một số cá nhân liên quan trước khi kỷ luật trong Đảng” – liệu có đúng không ? – Tướng Thước nói rằng, việc trong Đảng cũng là việc của dân. Mọi việc trong Đảng đều liên quan đến lợi ích của dân.
Việc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương lần đầu tiên công khai sự việc ra công chúng trước khi kỷ luật trong Đảng như vừa qua đã cho thấy tính công khai dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng.
“Đảng phục vụ lợi ích của dân, vì thế những việc phục vụ lợi ích cho dân, hại đến dân thì Đảng cho dân biết để dân có ý kiến đóng góp! Tính dân chủ công khai ngày càng được mở rộng thì vai trò của Đảng sẽ được tăng thêm”, vị Tướng này nói.
Xa hơn nữa, trong câu chuyện này, Tướng Thước cho rằng, PVN đã làm thất thoát một số tiền quá lớn, gây mất mát cho nền kinh tế, cho nhân dân. Vậy mà sự việc phải mất hơn nửa năm mới đi đến kết luận. Điều này cho thấy sự yếu kém của các cơ quan quản lý của Đảng, Chính phủ.
“Nếu các cơ quan chức năng giám sát mạnh mẽ hơn thì chắc chắn bộ máy của PVN không thể lộng hành như vậy được. Nguyên nhân kéo dài thời gian điều tra vụ việc có thể là do biết nhưng né tránh vì nể nang. Ngoài ra, nếu vấn đề này có liên quan đến các cơ quan tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nội chính thì cực kỳ nguy hiểm.
Các cơ quan liên quan phải trả lời trước Đảng, trước dân về việc tại sao sự việc lại kéo dài như vậy?”, Tướng Thước đặt câu hỏi.
Cảm phục đối với quyết tâm của Tổng bí thư
Nói về những giải pháp chống tham nhũng sắp tới, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho rằng, quan trọng nhất là phải phòng, để xảy sự việc xảy ra hàng chục năm rồi mới xử lý là hạ sách.
Theo ông, để ngăn chặn sự thoái hoá của một số bộ phận cán bộ đảng viên thì chức năng giám sát là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, đối với bộ máy chuyên trách về quản lý, phải chọn lựa những người tiêu biểu, vì Đảng vì dân. Đặc biệt, quá trình công tác phải của họ phải được theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra...
“Tôi cho rằng, chức năng bộ máy tham mưu của Đảng để giữ vững cho đội ngũ cán bộ trong sạch có trách nhiệm rất lớn lao.
Nếu sai lầm trên phạm vi một tổ chức nào đó thì cơ quan tham mưu của Đảng, của Nhà nước ở cấp đó phải chịu trách nhiệm một phần lớn...Trong nội bộ thì phải công khai, minh bạch, mọi hoạt động phải vì lợi ích của dân, của Tổ quốc, trừ bí mật quốc gia”, ông chia sẻ.
Đặc biệt, trong trao đổi, Tướng Thước đã bày tỏ sự cảm phục đối với quyết tâm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nói: “Tổng bí thư đã bắt nhịp và quy tụ được ý chí của toàn Đảng, toàn dân. Sức mạnh của Tổng bí thư lúc này là ý chí, sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân. Yêu cầu Đảng phải trong sạch, vững mạnh. Yêu cầu Đảng phải đưa ra những sai lầm để làm cho Đảng trong sạch, từ đó lấy lại lòng tin của dân, của Đảng viên đối với cơ quan lãnh đạo”.
Phải hành động để Đảng trở lại là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Người cầm cờ là như vậy! Tổng bí thư đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng làm được những việc mà trước đây chưa làm được. Điều này cho thấy Tổng Bí thư đã lắng nghe dân, lắng nghe Đảng... từ đó phát động phong trào trực tiếp với Ban chỉ đạo chống tham nhũng để đưa ra được vấn đề như vừa qua”, Tướng Thước chia sẻ thêm.
Ông Đinh La Thăng bị thôi chức ủy viên Bộ Chính trị

Ông Đinh La Thăng bị thôi chức ủy viên Bộ Chính trị

TƯ quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo, cho thôi chức ủy viên Bộ Chính trị với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao, trên 90%.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật: Nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ lên tiếng

Về thông tin đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nói “rất hoan nghênh kết luận của UB Kiểm tra TƯ”.
Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật?

UB Kiểm tra TƯ kết luận những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh La Thăng là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.
Hy vọng người dám nghĩ, dám làm thì cũng dám nhận sai phạm

Hy vọng người dám nghĩ, dám làm thì cũng dám nhận sai phạm

Nguyên Phó chủ nhiệm thường trực UB Kiểm tra TƯ hy vọng ông Đinh La Thăng - một người dám nghĩ dám làm - cũng dám nhận sai phạm.
Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm

Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ tại kỳ họp thứ 14 đã nhận được sự hoan nghênh, đồng tình cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Theo Tổ quốc

LẦN ĐẦU TIÊN BÁO TUỔI TRẺ ĐƯA TIN CHI TIẾT VỀ ÔNG ĐINH LA THĂNG

Vì sao ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, thôi ủy viên Bộ Chính trị?

08/05/2017 08:01 GMT+7
TTO - Trong ngày làm việc thứ ba Hội nghị trung ương 5, trên 90% ủy viên trung ương bỏ phiếu thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Vì sao ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo, thôi ủy viên Bộ Chính trị?
Ông Đinh La Thăng phát biểu tại một hội nghị diễn ra ngày 28-2 - Ảnh: T.L
Theo thông cáo của văn phòng trung ương phát đi tối 7-5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy ông Đinh La Thăng có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị ông giữ cương vị lãnh đạo. 
"Vi phạm rất nghiêm trọng"
Thế nhưng trên cương vị ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan. 
Cụ thể, Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009 - 2015 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên; không kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm vẫn được Tập đoàn điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, có trường hợp điều động, bổ nhiệm chức vụ cao hơn; để nhiều cán bộ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị khai trừ ra khỏi Đảng và xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn.
Chấp hành không nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm điểm trách nhiệm để Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thua lỗ nghiêm trọng.
Thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Đảng ủy Tập đoàn ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU, ngày 17-8-2009 có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật.
Để Hội đồng Thành viên ban hành các nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các dự án đầu tư dẫn đến Hội đồng Thành viên và một số đơn vị thành viên có vi phạm rất nghiêm trọng, để mất vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng; trong đó góp vốn vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương (OceanBank) mất 800 tỷ đồng.
Để Hội đồng thành viên ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN, ngày 16-5-2011 góp vốn đầu tư vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho Tập đoàn.
Nhiều khoản đầu tư của Tập đoàn bị tổn thất, tiềm ẩn rủi ro khó thu hồi vốn đầu tư với tổng số tiền rất lớn.
"Trách nhiệm người đứng đầu"
Trong đó, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.
Chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17-3-2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;       
Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18-9-2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐQT Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN.
Chịu trách nhiệm trong việc Hội đồng Thành viên ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.
Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
T.T