Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Hôm thứ Sáu tuần rồi, cả thế giới hết sức ngạc nhiên khi bộ trưởng Tài Chánh của Trung Cộng Tiêu Thiệp (Xiao Jie) đã buộc phải hủy bỏ cuộc gặp gỡ tay ba vô cùng quan trọng với hai vị bộ trưởng Tài Chánh của Nhật và Nam Hàn tại Yokohama để bay về xứ cấp tốc.
Rời Nhật Bản trong vội vã và bất ngờ, giới chức Trung Cộng chỉ loan báo cáo lỗi là bộ trưởng Tài Chánh Tiêu Thiệp cần phải trở về Bắc Kinh gấp để dự "cuộc họp nội bộ vì lý do khẩn cấp!" Giữa ba vị bộ trưởng không có xích mích lời qua tiếng lại gì cả trước đó, và đều mong gặp nhau để tiếp tục bàn thảo tiến trình hợp tác sâu rộng về trong lãnh vực tài chánh giữa ba nước bên lề hội nghị hợp tác phát triển của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB, cho nên hành đồng hủy bỏ cuộc họp không phải là vì tình hình căng thẳng về mặt ngoại giao mà hoàn toàn là vì nội bộ Trung Cộng đang có những vấn đề đột biến khẩn cấp buộc bộ trưởng Tiêu Thiệp phải quay về Bắc Kinh ngay lập tức. Xin được lưu ý Việt Nam Cộng Hòa là thành viên sáng lập ngân hàng đa quốc gia ADB này.
Bắc Kinh xưa nay thường tìm đủ cách giữ mặt mũi về ngoại giao, che giấu tối đa nội tình chính trị kinh tế tài chánh của mình thì hành động "hở sườn" lần này cho thấy Bắc Kinh đã hết cách, lâm vào thế "giấy thì làm sao giấu được lửa," buộc phải để lộ cho thế giới thấy nội tình Trung Cộng đang bất ổn rất nghiêm trọng. Hãng tin Reuter cũng không nhận được thêm chi tiết gì từ Trung Cộng ngoại trừ biết rõ bộ trưởng Tiêu Thiệp rời Nhật rất vội vã (1).
Giới phân tích hy vọng sự vội vã trở về Bắc Kinh của Tiêu Thiệp chỉ đơn thuần là do tình trạng thị trường tài chánh chứng khoán tại Trung Cộng đang bị rớt thảm hại không phanh vì rối loạn hệ thống ngân hàng cũng như giá cả nhu vật liệu tại Trung Cộng đang rớt giá thảm hại, một dấu hiệu nền sản xuất đang bị tê liệt đóng băng.
Nhưng trên thực tế, những lý do này không đủ để Bắc Kinh buộc phải mất mặt về ngoại giao và bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ bộ trưởng Tài Chánh Nhật và Nam Hàn, nhằm thúc ép các nước thành viên ADB, nhất là Nhật và Nam Hàn, mở cửa rộng hơn nữa để hàng hóa của Trung Cộng được dễ dãi tràn vào cũng như khuyến khích hai quốc gia này tăng thêm đầu tư vào Trung Cộng.
Suốt hai ngày qua, Bắc Kinh bưng bít hết mọi cổng thông tin để lý giải tại sao có sự quay về vội vã này của Tiêu Thiệp càng khiến cho mọi người thấy rõ mức độ nghiêm trọng của bốn chữ "lý do khẩn cấp" được loan báo trước đó hôm thứ Sáu. Đối với Trung Cộng, thế giới ai cũng biết rõ Bắc Kinh càng bưng bít chặt chẽ bao nhiêu thì tình hình càng tồi tệ bấy nhiêu.
Đi tìm câu trả lời cho lý do gì mà Bắc Kinh lại bấn loạn bất ổn nghiêm trọng đến như vậy, có lẽ cần phải để ý đến một ám ảnh lớn nhất của nền kinh tế Trung Cộng, đó là nợ xấu (non-performing loan- NPL).
Các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng trung ương đã không chịu làm sổ sách một cách minh bạch mà tìm cách giấu diếm, che đậy ngụy tạo những con số khiến tình trạng nợ xấu của nền kinh tế không những tiếp tục tồn động mà còn tác hại trầm trọng thêm lên nền kinh tế.
Để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, tín dụng hay mức cho vay cần phải được tăng, thế nhưng nợ xấu do lề lối điều hành đảng trị phe nhóm bao năm qua đã làm các ngân hàng chao đảo đuối sức và không thể duy trì nhu cầu đòi hỏi cho vay của nền kinh tế vào tình trạng suy thoái như hiện nay. Các ngân hàng quốc doanh lại không thể nào báo cáo đúng sự thật vì làm như thế là bể mặt về chính trị cho đảng Cộng Sản độc tài. Các ngân hàng quốc doanh bèn tìm cách lấp liếm sổ sách, và kêu cứu quỹ dự trữ quốc gia. Quỹ dự trữ quốc gia tung tiền ra che lấp các khoảng nợ xấu một cách âm thầm ngoài sổ sách để ngân hàng tiếp tục có sức mà cho vay. Hệ thống ngân hàng quốc doanh do đó không có cơ hội cải cách để tự sức mình làm ăn minh bạch và hiệu quả hơn, mà cứ tiếp tục dựa dẫm vào ngân hàng trung ương, để rồi tình trạng nợ xấu còn nguyên không hề thuyên giảm, dẫn đến chảy máu dự trữ quốc gia một cách kinh khiếp và lần hồi làm kiệt sức nền tài chánh dù trên sổ sách chính thức của nhà nước không thấy sự chảy máu này.
Theo Bloomberg, NPL của Trung Cộng tăng chóng mặt vào năm ngoái như biểu đồ trình bày dưới đây:
Khi nền tài chánh của quốc gia bị kiệt sức do mức nợ xấu tăng quá mạnh ngoài tầm kiểm soát, thì bất luận là mức tín dụng cho sản xuất có tăng đi nữa thì nền kinh tế cũng yếu đi và chậm lại một cách tự nhiên, vì thặng dư thu nhập từ nền sản xuất cứ phải mãi lấp vào các khoảng nợ xấu khổng lồ để sổ sách được chu toàn. Do đó, nền sản xuất không thể thoát nợ được nữa để có thể tiếp tục đầu tư mạnh vào kỹ thuật và nghiên cứu nhằm đầy mạnh tăng trưởng sản xuất mà cứ yếu dần đi do phải gánh chịu nợ xấu của nền tài chánh. Khi nền sản xuất bị đuối thì thị trường nhu vật liệu bắt đầu suy giảm, rồi thị trường tài chánh do đó mà bắt đầu cùng nhau rớt không phanh (sinking together) như biểu đồ của hãng tin Bloomberg trình bày dưới đây:
Thay vì sửa đổi và bãi bỏ điều hành kinh tế theo đường lối đảng trị tồi tệ mờ ám thì Bắc Kinh lại ngoan cố tiếp tục khống chế nền kinh tế, tiếp tục thúc đẩy tín dụng bất chấp nền tài chánh đang có quá nhiều nợ xấu để nêu cao vai trò lãnh đạo của đảng. Để làm được đều này, Bắc Kinh cần một lượng ngoại tệ khổng lồ đầu tư vào Trung Quốc để cứu vãn thâm hụt tài chánh. Do đó mà tại Davos vào tháng Giêng năm nay, Tập Cận Bình kêu gọi đầu tư gia tăng vào Trung Cộng. Đó là lý do tại sao họ Tập đã bị luật sư Gordon Chang gọi là "tên ăn mày" (2).
Đều khó khăn cho Bắc Kinh là khi mà nền tài chánh không điều hành một cách khoa học và trong sạch thì cũng gây cản trở đến sức đầu tư của thế giới vào Trung Quốc, nhất là khi những quy định về các khoảng giao dịch chuyển tiền ra ngoại quốc không hợp lý mà chỉ mang tính đảng trị. Trung Cộng do chảy máu quỹ dự trữ để lấp liếm nợ xấu nên buộc phải kiểm soát ngặt nghèo lượng ngoại tệ giao dịch ra ngoại quốc nhằm giảm bớt thâm hụt khiến giới đầu tư bị vạ lây, không thể chuyển dịch thặng dư đầu tư về lại quốc gia của mình. Do đó, lượng tiền đổ vào Trung Cộng tiếp tục giảm vì các nhà đầu tư ngại ngần chẳng ai muốn đầu tư vào Trung Cộng nữa cả.
Trong lúc nợ xấu của Trung Cộng tiếp tục tăng mà đầu tư thế giới vào Trung Quốc lại giảm, nền sản xuất của Trung Cộng lại bị đuối hơi do gồng gánh nợ nần nên co cụm lại, thì sự rối loạn sụp đổ về tài chánh là điều không thể tránh khỏi. Và hiện tượng bỏ họp chạy khẩn cấp về nhà của bộ trưởng Tiêu Thiệp hôm thứ Sáu tuần qua chỉ là một biểu hiện mới bắt đầu của một sự sụp đổ. Tương lai, Bắc Kinh sẽ còn đóng cửa họp kín khẩn cấp dài dài cho đến khi không thể nào giấu giếm nổi nữa, mà buộc phải công khai thừa nhận nền kinh tế đảng trị đã bị phá sản và vỡ nợ.
Không có một phương thức điều hành kinh tế thiếu minh bạch và độc đoán đảng trị nào có thể tồn tại lâu dài cả. Mọi nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay theo định hướng độc tài đảng trị đều phải sụp đổ. Càng gắng gượng chống đỡ một cách bịp bợm thì sự sụp đổ càng thê thảm hơn mà thôi.
8/5/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét