Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Tàu lạ liên tục xả thải đen ngòm trên biển Thanh Hóa - Nghệ An

Thứ Tư, 10/05/2017 - 11:46

Dân trí Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vừa phát hiện tàu lạ đổ chất thải xuống vùng biển giáp ranh giữa 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Hiện phía tỉnh Nghệ An đã có văn bản gửi UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn phối hợp xác minh.

Thông tin ban đầu được biết, ngày 3/5, UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) nhận được phản ánh của người dân xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai về hiện tượng tàu lạ đổ bùn thải xuống vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Tàu đang xả thải xuống biển
Tàu đang xả thải xuống biển
Ngay sau đó, UBND thị xã Hoàng Mai đã phối hợp với Trạm kiểm soát Lạch Cờn, Đồn Biên phòng Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai tiến hành kiểm tra thực địa.
Thông tin từ UBND thị xã Hoàng Mai cho biết, vào khoảng 8h20 ngày 3/5, tại tọa độ 19o17`200``N 105o 48`620``E, người dân địa phương phát hiện 2 tàu với dung tích khoảng 300 m3/tàu đang đổ bùn thải xuống vùng biển xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thành Hóa), cách địa phận vùng biển xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) khoảng 250 - 300m và cách địa phận xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khoảng 150m.
Tiếp đó, khoảng 9h35 cùng ngày, có thêm một tàu khác tiếp cận vùng biển nêu trên để xả thải. Theo phản ánh của người dân địa phương, các tàu đã xả bùn, đất được một tuần nay, mỗi ngày có khoảng 7 - 10 lượt tàu đến khu vực biển này đổ thải.
Theo ghi nhận của cơ quan chức năng thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), vùng biển gần bờ thuộc xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai có hiện tượng nước biển chia thành 3 màu, gần bờ là màu đen, cách bờ khoảng 35 - 40m là màu đục, phía ngoài là màu xám.
Chất thải đang được xả xuống biển
Chất thải đang được xả xuống biển
Tình trạng trên đã làm ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản và hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của địa phương, khiến nhiều hộ dân xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai hết sức lo lắng và bức xúc.
Phía UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cũng đã có văn bản gửi UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn về việc phối hợp kiểm tra tàu xả bùn thải nêu trên. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan chức năng của địa phương đánh giá cụ thể quy mô, phạm vi, mức độ tác động đến môi trường, hệ sinh thái trong khu vực đổ thải và vùng lân cận...
Ngày 4/5, Đồn biên phòng Quỳnh Phương (Nghệ An) đã có báo cáo về việc tác động môi trường biển tại khu vực Đông Hồi, xã Quỳnh Lập từ việc xả bùn nạo vét Cảng Nghi Sơn ra biển của Công ty cổ phần Gang Thép Nghi Sơn.
Nội dung báo cáo có nêu: Quá trình tuần tra, kiểm tra phát hiện các phương tiện nạo vét, đổ thải không đúng vị trí như trong giấy phép, chủ yếu đổ tại tọa độ (X = 05.84600 – Y = 21.33138) cách ranh giới biển Nghệ An và Thanh Hóa 87m, cách bờ 112m; vật liệu khi đổ, thải xuống biển chủ yếu là bùn nạo vét. Do quá trình đổ thải kết hợp với dòng chảy, gió, sóng đã đẩy bùn sang vùng biển Nghệ An, làm nước biển đổi màu đen, đỏ chảy dài từ các vị trí đổ thải đến hết khu vực Cảng Đông Hồi, ảnh hưởng đến quá trình khai thác hải sản và cuộc sống của người dân khu vực Cảng Đông Hồi, xã Quỳnh Lập.
Đặc biệt, có thời điểm luồng nước đục, đen còn kéo theo vào tận gần cửa Lạch Cờn (từ vị trí đổ thải đến Lạch Cờn là 8km) cũng bị đục. Vấn đề trên đang gây hoang mang cho người dân...
Hiện các cơ quan chức năng 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đang phối hợp làm rõ
Hiện các cơ quan chức năng 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đang phối hợp làm rõ
Sáng ngày 9/5, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hoàng Mai đã tiến hành lấy mẫu nước tại khu vực xả thải bùn để tiến hành kiểm tra.
Sáng 10/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hữu Tuy - Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cho biết: "Sau khi nhận được thông tin, chúng tôi đã cử cán bộ ra ngoài biển để xem xét và xác định vị trí tàu hút bùn thải họ đổ đúng ở vị trí được cấp phép, đúng toạ độ (tức là thuộc địa bàn Thanh Hoá). Về mặt nguyên tắc là họ đổ đúng".
Cũng theo ông Tuy, việc tiếp nhận thông tin có hay không việc đổ bùn thải hay đổ chất thải khác thị xã đã báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Hôm qua (9/5) Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cũng đã ra lấy mẫu để kiểm tra.
"Nếu là bùn bình thường thì không vấn đề gì cả. Vì họ có giấy phép nạo hút và đổ. Bây giờ lấy mẫu để xem bùn đó thế nào, độc hại hay không độc hại. Vì sợ rằng họ bảo là bùn thải nhưng trên thực tế họ lại lợi dụng để đổ chất thải công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm sẽ xảy ra", ông Tuy cho biết.
Nguyễn Duy - Duy Tuyên

ĐINH LA THĂNG LÀ QUÂN TỬ THÌ NHỮNG KẺ BỎ PHIẾU KỶ LUẬT, CÁCH CHỨC ÔNG TA LÀ " ĐẠI QUÂN TỬ" HAY ĐẠI TIỂU NHÂN ?

Phúc Lộc Thọ.
Ông Đinh La Thăng nhận nhiệm vụ làm Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương /// Ảnh: Độc Lập
...Đời vẫn tươi màu lá rau xanh; Đây miếng đất của anh đòi giải phóng; Đây máu thịt của anh đòi cuộc sống...( Ra trận-Tố Hữu )


Dân mạng ù tai, nhức óc về vụ Đinh La Thăng bị tổ chức Đảng của ông ta mở cả một hội nghị chuyên đề, họp bàn để tìm hình thức kỷ luật. Thôi thì đủ chiều dư luận đoán già đoán non về vụ này trước những hậu quả mà Đinh La Thăng đã gây ra khi còn làm Chủ tịch HĐQT tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam PETROVIETNAM…
Những thông tin này không phải do cư dân mạng tung ra, lan truyền với nhau  mà do Ủy ban kiểm tra của Đảng đưa ra và báo nhà nước đưa lên. Mặc dù nghe tội thì rất to nhưng kết cục cuối cùng vụ này có vẻ gầng giống với cái chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, chuyện “Chị Núi ở cữ”:
Một chị núi trở dạ 
Kêu, la, hét quá sá 
Hàng xóm tới xúm quanh 
Tưởng chị đẻ một thành 
To hơn Paris nọ 
Chị đẻ con chuột nhỏ
Thôi chuyện Đinh La Thăng thoát vòng lao lý chỉ bị hạ một cấp, từ BCT chỉ còn UVTU, thôi chức Bí thư TPHCM chuyển làm Phó ban kinh tế là chuyện nội bộ của Đảng…
Về vụ này, không chỉ cư dân mạng nổi sóng lên là do bởi những thông tin chính thống do cơ quan đảng, báo đảng đưa ra chứ đâu có phải bị kích động bới thế lực thù địch…Nhiều vị một thời từng là quan chức cao cấp của Đảng lên tiếng trên báo của đảng…

Đọc Statt của facebooker Nguyễn Như Phong trên “ phây” của anh ta có nhan đề " Đinh La Thăng là người Quân Tử" làm cho người xem không khỏi ù tai về caí đức quân tử mà Nguyễn Như Phong vinh danh cho Đinh La Thăng.
Nguyễn Như Phong bỏ ngoài tai, không thèm đếm xỉa đến những thông tin do cơ quan của Đảng đưa ra và cả những ý kiến bàn luận của nhiều vị có chức danh rõ ràng tuyên bố: “Việc anh Thăng bị kỷ luật, tôi xin không bàn luận, bởi đã có kết luận của các cơ quan chức năng”… và đưa ra các tiêu chí sau đây để vinh danh Đinh La Thăng là người quân tử:
Nghiệp” làm người Nhà nước là thế. Chỉ cần sai 1 ly là coi như “đời ra cái lạt”!

Ở đây, tôi chỉ nói về những gì tôi biết, tôi cảm thấy và nhận thấy ở Đinh La Thăng.

Nếu có người lãnh đạo nào, đêm 30 Tết là có mặt ở các công trường trọng điểm để chúc Tết, động viên công nhân. Và chỉ có một mong muốn là đừng để công nhân trốn về nghỉ Tết, để công trình sớm đi vào hoạt động - Đó chính là Đinh La Thăng!

Nếu có một người nào, dám ra lệnh cách chức, hoặc thay đổi vị trí người đứng đầu ngay tại công trường - Đó chính là Đinh La Thăng.

Nếu có một người nào dám chỉ thẳng vào mặt, mắng nhà thầu Trung Quốc về chậm tiến độ và làm ăn cẩu thả - Đó chính là Đinh La Thăng.

Nếu có người lãnh đạo nào, đi công tác nước ngoài, ở khách sạn 5 sao, nhưng không dám xuống ăn tại khách sạn vì tính tiền quá đắt (Khách sạn Melia - Thủ đô Caracas, Venezuela ), mà cứ mỗi bữa xơi 3 gói mỳ ăn liền - Đó chính là Đinh La Thăng. (Mà có thể ăn cả tuần, không biết chán)

Nếu có người nào, cảm thấy cực kỳ xấu hổ khi mình ngồi ghế hạng C (mặc dù là Ủy viên T.Ư), mà thầy giáo dạy mình lại ngồi hạng E… - Đó chính là Đinh La Thăng.

Nếu có người nào yêu quý bạn bè đến “mờ cả mắt”, đến hơn cả bản thân mình - Đó chính là Đinh La Thăng…
Và nếu có ai hỏi tôi rằng: Vậy Đinh La Thăng là người thế nào? - Người Quân Tử - Đó là câu trả lời của tôi!
Còn nhớ cách đây không lâu có vụ một cậu bé vị thành niên do bị bổ mẹ bỏ đói, cùng quẫn cướp mấy chiếc bánh mỳ nên đã bị đưa ra tòa kết án tù. Nhờ sự lên tiếng của báo chí mà Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã phải can thiệp để xóa án tù cho cậu…
Dư luận thế giới đang chủ ý tới vụ án liên quan tới những khoản tiền đen mà nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye dính vào khiến bà bị phế truất và bị bắt giam chờ ngày chờ xét xử…Qua thông tin bào chí thì khoản tiền mà bà này dính vào không vượt qua con số 1 tỷ USD…Còn những thất thoát do “ tập đoàn” của Đinh La Thăng gây ra tại PETROVIETNAM lên tới nhiều tỷ USD…
Về những tiêu chí mà Nguyễn Như Phong căn cứ để xếp hạng Đinh La Thăng là “ quân tử” như không ở nhà ăn tết với vợ con mà ra công trường đốc thúc công nhân thì Việt nam có hàng triệu thằng quân tử trốn vợ kiểu đó?
Chuyện Đinh La Thăng sang Venezuela ở khách sạn 5 năm sao, ăn mỳ tôm cả tuần không biết chán được coi là một trong những tiêu chí để xếp hạng quân tử thì thưa nhà báo Nguyễn Như Phong: không có 1 thằng công chức,quan chức nào của CHXHCNVN đi nươc ngoài bằng tiền túi của cá nhân mình cả. Tất cả đều có chế độ nhà nước sòng phẳng cấp cho từng que tăm, chén nước…Còn ra nước ngoài rồi ông ăn tiêu thế nào cho tiết kiệm thì đó là chuyện riêng, anh ky cóp cho cá nhân anh chứ nhà nước đâu có bắt anh phải ăn mỳ tôm…
Vấn đề là anh ăn gì là chuyện của anh nhưng anh để mất hàng trăm triệu USD vào cái dự án ma này đấy mới là điều mà dư luận nổi sóng, xót xa và Đinh La Thăng bị quy trách nhiệm về sự thất thoát đó. Cùng với dự án khai thác dầu với hàng loạt các dự án đầu tư không hiệu quả do PETROVIETNAM chỉ định thầu hoặc đầu tư xây dựng dưới thời Đinh La Thăng…Không thể đem cái chuyện anh ta ăn mì tôm cả tuần không biết chán để bù cho khoản tiền hàng trăm triệu USD mất tăm ?
Còn chuyện Đinh La Thăng chỉ mặt nhà thầu Trung Quốc mắng chậm tiến độ làm ăn cẩu thả được coi là cái đức của người quân tử ? Thế việc  nhiều thanh thiếu niên, nhiều trí thức, quan chức có tên tuổi xuống đường hô khẩu hiệu đả đảo những hành vi gây hấn, xâm lược của Trung Quốc bị cơ quan chức năng đánh đập, bắt bớ như tội phạm thì xếp họ vào loại gì? Có người bị tù vì viết kiến nghị, điều tra đòi bạch hóa cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược ? Họ là quân tử hay tội phạm ?! 
Để kết thúc statt này, xin mượn một câu thơ của Hồ Xuân Hương để vịnh cái “tiêu chí quân tử” mà Nguyễn Như Phong dùng để vinh danh Đinh La Thăng: “Quân tử trót thương thì “ đóng gạch”; Xin đừng mó máy nhựa ra tay…” mà hôi, mà bẩn…
P.L.T.

Đọc bài liên quan:

nhin lai 15 thang lam bi thu thanh uy tphcm cua ong dinh la thang hinh 14

ÔNG NGUYỄN THIỆN NHÂN ĐƯỢC ĐƯA RA KHỎI NHÀ CŨNG VINH DỰ, ĐƯỢC ĐƯA VỀ NHÀ CHẮC VINH DỰ HƠN

Tân Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân vinh dự vì được "đưa về nhà"
PHƯƠNG LINH

(GDVN) - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân vừa được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 10/5, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công Bí thư Thành ủy Thành phố.
Tới tham dự hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; ông Đinh La Thăng – nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; tập thể lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Minh Chính – Trưởng Ban tổ chức Trung ương đọc quyết định của Bộ Chính trị phân công Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quyết định phân công nhiệm vụ cho ông Nguyễn Thiện Nhân (ảnh: P.L)
Tân Bí thư Thành ủy chia sẻ rằng, ông cảm thấy rất vinh dự khi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng, giao nhiệm vụ, được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước “đưa tôi về nhà”.
Tân Bí thư Thành ủy nhắc lại những kỷ niệm 23 năm đã gắn bó với thành phố, trên rất nhiều cương vị công tác khác nhau.
Ông nói rằng rất xúc động vì sự đón tiếp nồng hậu của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố và sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 12/6/1953, quê quán tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Năm 1979, ông Nguyễn Thiện Nhân tốt nghiệp Tiến sĩ ngành điều khiển học tại Cộng hòa dân chủ Đức.
Năm 1996, ông được phong học hàm Phó Giáo sư. Năm 2002, ông được phong học hàm Giáo sư ngành Kinh tế.
Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là giảng viên của Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phó Thủ tướng Chính phủ trước khi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam khóa VII (năm 2013), khóa VIII (năm 2014).
Ông Nguyễn Thiện Nhân là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII; là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa X, XII, XIII, XIV.
Tân Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã được trao danh hiệu giải thưởng Sao khuê vào năm 2005, là Tiến sĩ danh dự ngành thương mại của Trường Đại học RMIT Việt Nam vào năm 2006.

Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TP.HCM: Bộ Chính trị biểu quyết 100%

- Bộ Chính trị đã đã biểu quyết tuyệt đối 100% phương án phân công ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Tại hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị sáng nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, TP.HCM là địa phương giữ vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội.
TP chỉ chiếm 0,6% về diện tích, 8,6% về dân số nhưng đóng góp tới 23% GDP của cả nước, 28% tổng thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người hơn 5.500 USD/năm, thuộc nhóm dẫn đầu. Kim ngạch xuất khẩu hơn 30 tỷ USD, thu ngân sách hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Đinh La Thăng, Dinh La Thang, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyen Thien Nhan, Bí thư TP.HCM
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính quyền được Đảng bộ và các cấp ủy Đảng TP coi trọng và tập trung chỉ đạo. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao…
“Đạt được kết quả trên là nhờ sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, trong đó có sự đóng góp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, cá nhân đồng chí Đinh La Thăng trên cương vị người đứng đầu Đảng bộ TP từ đầu nhiệm kỳ đến nay”, Chủ tịch QH nói.
Phương án nhân sự tương đối phù hợp nhất
Chủ tịch QH cho biết, tại hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 12 đã xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Đinh La Thăng với trách nhiệm người đứng đầu Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) từ 2009-2011.
“Đồng chí Đinh La Thăng đã có đơn gửi đồng chí Tổng bí thư xin thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị. Bộ Chính trị đã trình Ban chấp hành TƯ đồng ý. Bộ Chính trị đã quyết định để đồng chí Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 và điều động, phân công giữ chức Phó Ban Kinh tế TƯ”, Chủ tịch QH cho biết.
Bộ Chính trị đã thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, khách quan, toàn diện, phân tích nhiều mặt, nhiều chiều các phương án kiện toàn phân công và đã biểu quyết tuyệt đối 100% phương án phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN làm Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 và sẽ phân công ông làm Trưởng đoàn ĐBQH khóa 14 của TP. 
UBTVQH sẽ sớm có chủ trương để đoàn ĐBQH TP tiến hành thủ tục bầu trưởng đoàn ĐBQH TP.
Đinh La Thăng, Dinh La Thang, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyen Thien Nhan, Bí thư TP.HCM
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và tân Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân
UB Thường vụ QH cũng sẽ phân công ông Đinh La Thăng tham gia sinh hoạt ở một đoàn ĐBQH của địa phương khác cho thuận tiện, phù hợp với công việc.
“Bộ Chính trị nhận thấy đây là phương án tương đối phù hợp nhất trong những phương án được đưa ra xem xét, lựa chọn, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của thành phố hiện nay cũng như yêu cầu của TƯ. Bảo đảm sự kế thừa, phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, góp phần xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo là người miền Nam trên các lĩnh vực, các địa bàn khác nhau. Đồng thời cũng phù hợp với truyền thống của Đảng bộ, nhân dân TP trong việc đưa, đón những người con ưu tú về TƯ và các địa phương, để đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho Đảng, Nhà nước.
Đồng thời dang rộng vòng tay đón những người con ưu tú trở về TP mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, như anh Nguyễn Thiện Nhân nói, lần thứ hai trở về TP trong vòng tay ấm áp của Đảng bộ, chính quyền, quân dân TP.HCM”, bà Ngân cho biết.
Chủ tịch QH cũng nhấn mạnh, ông Nguyễn Thiện Nhân trưởng thành từ TP.HCM, đã được đào tạo cơ bản, kinh qua nhiều chức vụ, từ GĐ Sở Khoa học Công nghệ, Phó chủ tịch TP, Bộ trưởng GD-ĐT, Phó Thủ tướng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN, là ủy viên TƯ Đảng các khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; ĐBQH 4 khóa 10, 12, 13, 14.
“Đồng chí là cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống trong sáng, gương mẫu, có kiến thức, chuyên môn phù hợp yêu cầu lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị của TP, nắm vững công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, kinh qua nhiều chức vụ công tác từ địa phương đến TƯ, có uy tín, khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ, có bề dày kinh nghiệm công tác, am hiểu tình hình TP và giữ được hài hòa cân đối chung trong đội ngũ cán bộ của TP”, bà nói.
Với năng lực, trí tuệ, bề dày kinh nghiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng của mình, cùng sự giúp đỡ tận tâm tận lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân TP.HCM, Bộ Chính trị và cá nhân bà tin tưởng ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo đi trước cùng tập thể thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ đoàn kết thống nhất để lãnh đạo quân và dân TP phấn đấu hoàn thành xuất sắc nghị quyết ĐH 10 của Đảng bộ TP, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết ĐH 12 của Đảng, xây dựng TP.HCM trở thành TP năng động, tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước.
“Tôi xin bày tỏ sự trân trọng và gửi lời cảm ơn đồng chí Đinh La Thăng và mong đồng chí vượt qua khó khăn, tiếp tục có đóng góp cho Đảng và Nhà nước trên cương vị mới”, bà phát biểu.
Công bố quyết định ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TP.HCM

Công bố quyết định ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TP.HCM

Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công Bí thư Thành ủy TP.HCM diễn ra sáng nay tại Thành ủy.
Tân Bí thư TP.HCM: 'Người cũ' trở về

Tân Bí thư TP.HCM: 'Người cũ' trở về

11 năm kể từ khi 'ra Trung ương', ông Nguyễn Thiện Nhân lại trở về nơi bắt đầu sự nghiệp từ một thầy giáo Đại học Bách khoa TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, nhân dân

Ông Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, nhân dân

“Tôi xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi đồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành TƯ”, ông Đinh La Thăng nói.
Xuân Linh - Văn Bình - Clip: Văn Châu
Phương Linh

Ly kỳ chuyện thiền sư Việt hàn long mạch, phá trấn yểm của Cao Biền

Cao Biền, một bậc thầy phong thủy nhà Đường, khi đi sứ tới An Nam, nhận thấy làng Cổ Pháp là nơi sẽ sinh ra bậc đế vương, liền ra tay “cắt đứt long mạch”. Tuy nhiên, sự việc này đã không qua mắt được một vị thiền sư thời đó.

trấn yểm long mạch, phong thủy, cao biền,
Cao Biền, một bậc thầy phong thủy nổi tiếng nhà Đường. (Ảnh: Kiến thức Online)
Theo sách “Thiền Uyển tập anh” ghi chép thì vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng nhận thấy vùng đất nơi đây thời kỳ nào cũng có những nhân tài nổi lên. Vua Đường bèn tìm cách trấn yểm linh khí của nước Nam.
Năm Giáp Thân (864), vua Đường cho Cao Biền là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc thời đó đến Giao Châu làm Tiết Độ Sứ. Khi đi, vua Đường dặn dò Cao Biền rằng:
“Trưng Thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cả cơ nghiệp nhà Đông Hán; rồi lại Triệu Ẩu, Lý Bôn … Làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau có biến. Khanh đến đó trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam, đi và vẽ bản đồ về cho trẫm”.
Cao Biền đi khắp nơi xem xét địa thế và phát hiện có rất nhiều linh khí ở nước Nam. Khi cho xây thành Đại La bên sông Tô Lịch, biết đất ở làng Cổ Pháp có khí tượng Đế vương, Cao Biền đã cắt đứt long mạch nơi đây bằng cách đào đứt con sông Điềm (các nghiên cứu cho rằng có thể là sông Đuống ngày nay) và 19 điểm ở ao Phù Chẩn (thuộc làng Phù Chẩn, thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh).
Tuy nhiên, việc Cao Biền phá hoại phong thủy đã bị thiền sư nước Nam tiên đoán từ trước…
Câu chuyện bắt đầu từ thiền sư Định Không thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi (diệt hỷ), ở chùa Thiện Chúng thuộc địa phận hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên (785-805), sư dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng đào được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch, một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất mới nằm im.
Sư giải thích rằng: Thập khẩu là chữ cổ, Thủy khứ là chữ Pháp. Còn thổ là chỉ vào hương ta. Nhân đó đổi tên hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp. Và có đọc hai câu thơ rằng:
Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.
Dịch là:
Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.
Ngay từ trước khi Cao Biền nhận lệnh trấn yểm nước Nam thì năm 808, thiền sư Định Không đã cho gọi người kế tục mình là Thông Thiện đến dặn dò trước khi viên tịch rằng: “Ta muốn mở mang hương ấp, nhưng sợ ngày sau gặp nạn, tất có dị nhân đến phá hoại mạch đất của hương ta. Sau khi ta qua đời, ngươi khéo giữ đạo pháp của ta để sau gặp người họ Đinh thì truyền lại. Thế là ý nguyện của ta được toại thành”.
Vậy là vị thiền sư đã tiên đoán được việc Cao Biền phá phong thủy, và việc người kế tục đệ tử của ông sẽ mang họ Đinh.
Sau này, sư Thông Thiện gặp một đệ tử rất thông minh là Đinh La Quý. Đoán biết đây là người kế tục mình nên ông đã truyền thụ hết các sở học cho đệ tử.
Theo dân gian thì ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Thiền sư La Quý trụ trì chùa Song Lâm, làng Phù Linh, phủ Thiên Đức. Khi sắp tịch, Sư bảo đệ tử là Thiền Ông rằng: “Thuở trước Cao Biền xây thành (Đại La) bên sông Tô Lịch, vì biết vùng đất làng Cổ Pháp có khí tượng đế vương, nên cho đào đứt sông Diềm và những hồ ao liên hệ … đến mười chín chỗ mà yểm đó.
Nay ta đã sai Khúc Lãm lấp lại như xưa. Ta lại trồng một cây Miên (cây gạo) ở chùa Minh Châu để trấn chỗ bị đứt. Biết sau này ắt có vua hiền ra đời, để vun bồi chánh pháp. Sau khi ta tịch, ngươi nên đắp lên một nền đất, xây lên ngọn tháp, lấy pháp để kín trong ấy, chớ cho người thấy”.
Vậy việc nối lại khí tượng đế vương làng Cổ Pháp có tác dụng không? Vị đế vương làng Cổ Pháp là ai? Trong sách “Thiền Uyển tập anh” có ghi chép rằng, trước khi mất ngài La Quý có làm một bài thơ tiên đoán như sau:
Đại sơn long đầu khỉCù vĩ ẩn châu minhThập bát tử định thiềnMiên thọ hiện long hìnhThổ kê thử nguyệt nộiĐịnh kiên nhật xuất thanh
Dịch là:
Đại sơn đầu rồng ngửngĐuôi cù ẩn Châu minhThập bát tử định thànhBông gạo hiện long hìnhThỏ gà trong tháng chuộtNhất định thấy trời lên
Ở câu thứ 3 “thập bát tử” tức chữ thập (+), chữ bát (八), chữ tử (子) tạo thành chữ Lý (李) ý chỉ vị vua sau này mang họ Lý. Hai câu sau nói ra vị vua này lên ngôi vào tháng chuột (tháng 11) năm gà (tức năm dậu 1009). Vị vua mang họ Lý lên ngôi vua vào tháng 11 năm 1009 chính là vua Lý Công Uẩn.
Năm 1009, trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi, một tia sét lớn đánh vào cây bông gạo khiến cây bị gãy cành, nhưng cây không chết. Chính vì thế mà làng Diên Uẩn, Cổ Pháp còn gọi là làng Dương Lôi hay Đình Sấm. Có giả thiết cho rằng sự việc này cũng là do thầy phong thủy Trung Quốc làm.
Đúng như lời đoán trước khi mất của thiền sư La Quý, vua Lý Công Uẩn là người làng Cổ Pháp. Khi ông lên ngôi đã duy hộ Phật Pháp, dùng Phật Pháp để giáo hóa muôn dân, khiến đạo đức thăng hoa, xã hội ổn định. Kể từ đó, Đại Việt hùng mạnh, mở ra thời kỳ thịnh trị.
Sự lên ngôi của vua Lý Công Uẩn đã mở ra thời kỳ cường thịnh của Đại Việt, cũng cho thấy sự tài ba của các thiền sư Việt khi phá giải thuật phong thủy của Cao Biền.
TinhHoa tổng hợp

Đường tồn kho cao nhất lịch sử ngành mía đường

Thứ 3, 09/05/2017, 09:21 AM

Đến cuối tháng 4, lượng đường tồn kho tại các nhà máy và các công ty thương mại đang khá lớn, và ở mức cao nhất trong lịch sử ngành mía đường.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đến cuối tháng 4, các nhà máy đã ép được 11.264.567 tấn mía, sản xuất ra 1.041.439 tấn đường (trong đó có 313.369 tấn đường RE). Bên cạnh đó, các nhà máy đường sản xuất được 212.164 tấn đường từ đường thô.

Thu hoạch mía ở Long An
Thu hoạch mía ở Long An
Điều đáng chú ý là lượng đường tồn kho hiện đang khá lớn. Đến ngày 28/4, tồn kho tại các nhà máy đường là 674.487 tấn, tại các công ty thương mại là 43.032 tấn. Tổng cộng, ngành đường đang tồn kho 717.000 tấn. Đây là mức tồn kho kỷ lục vì mức tồn kho cao nhất trước đây là 701.680 tấn (tháng 4/2014).
Trong đó, đường trắng tồn kho 337.186 tấn, đường luyện 313.052 tấn và đường vàng/thô 66.920 tấn. Đông Nam Bộ là khu vực đang có lượng đường tồn kho lớn nhất với 235.494 tấn; tiếp đó là Miền Trung 221.659 tấn, miền Bắc 153.806 tấn và ĐBSCL 61.168 tấn.
Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tình hình tiêu thụ đường hiện đang rất chậm. Tháng 4, ngành mía đường tiêu thụ được 120.636 tấn đường. Trong khi đó, dù đã có 17 nhà máy kết thúc vụ ép 2016/2017, nhưng lượng đường sản xuất ra trong từng tháng vẫn đang cao hơn nhiều so với khả năng tiêu thụ. Tháng 4, lượng đường sản xuất từ ép mía ước tính là 165.000 tấn. Tháng 5, sẽ có thêm khoảng 150.000 tấn đường bổ sung vào nguồn cung đường vốn đang khá dồi dào.
Đường tồn tăng mạnh trước hết là do nhu cầu giảm nhiều sau Tết Nguyên đán. Đường xuất khẩu lại vẫn bế tắc. Từ đầu năm đến nay, đường Việt Nam hầu như không xuất được sang Trung Quốc, dù nước này đang phải nhập khẩu đường với số lượng khá lớn. Trong 2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã phải nhập tới 590.000 tấn đường, cao nhất so với cùng kỳ kể từ 2009. Chính phủ Trung Quốc vẫn đang cho mở rộng nhập khẩu đến 22/5. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đường Việt Nam đang gần như không xuất khẩu được sang Trung Quốc là do không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Bên cạnh đó, đường lậu và đường gian lận thương mại hoạt động mạnh trong thời gian qua cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ đường trong nước và làm tồn kho đến mức rất cao như trên.
Giá đường lậu hiện đang thấp hơn khá nhiều so với giá đường trong nước. Cụ thể, vào ngày 3/5, giá bán buôn đường kính trắng ở Hà Nội là 15.600 - 16.300 đ/kg, miền Trung 15.000 - 15.400 đ/kg, TP.HCM 15.600 - 16.400 đ/kg. Cũng trong ngày ấy, giá đường Thái Lan nhập lậu ở cửa khẩu Lao Bảo là 14.000 đ/kg, ở Đông Hà 14.500 đ/kg, ở biên giới Tây Nam 14.500 đ/kg và ở TP.HCM là 15.000 đ/kg.
Điều đáng chú ý là khoảng cách giữa giá đường trong nước với giá được lậu đang được nới ra. Nếu như ngày 27/3, giá đường lậu ở TP.HCM thấp hơn đường nội từ 500 - 1.000 đ/kg, thì hơn 1 tháng sau đó (ngày 3/5), giá đường lậu thấp hơn từ 600 - 1.400 đ/kg.
Chính vì vậy, đường lậu đang có xu hướng thâm nhập mạnh qua cả biên giới Tây Nam và biên giới với Lào. Theo phản ánh của một số doanh nhân ngành đường, đường lậu thường được hợp thức hóa bằng cách đóng bao, mang nhãn hiệu của một số công ty sản xuất, kinh doanh đường ở ĐBSCL và miền Trung, nhưng những công ty này không có nhà máy chế biến đường. Đường lậu cũng còn được đóng vào bao in tên của một số công ty đường có tên tuổi ở trong nước. Thậm chí, có nơi, đường lậu vẫn để nguyên bao bì Thái Lan mà vẫn được vận chuyển, cung cấp trên thị trường.
Đường gian lận thương mại (đường tạm nhập tái xuất nhưng lại tuồn vào thị trường nội địa), cũng đang được bán ở nhiều tỉnh phía Bắc với giá thấp hơn so với giá bán buôn của đường trong nước. Có những tàu chở đường từ Thái Lan, tạm nhập qua cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc, nhưng lại được lén đưa vào tiêu thụ ở thị trường nội địa. Lượng đường tạm nhập tái xuất đang chui vào thị trường nội địa với số lượng không nhỏ, giá lại thấp hơn, nên đã gây khó khăn không ít cho việc tiêu thụ đường của các nhà máy.
Theo Sơn Trang
Nông nghiệp Việt Nam

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, lãi vay 1,2 tỷ đồng/ngày

09:18 ngày 09 tháng 05 năm 2017
TPO - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) mấy tháng qua tiến độ chậm vì tắc vốn. Ban QLDA cho hay, nhà thầu phản ứng gay gắt vì chậm vốn (hiện nợ nhà thầu hơn 600 tỷ đồng). Nếu không giải quyết sớm, dự án này sẽ tiếp tục đội vốn vì lãi vay ít nhất 1,2 tỷ đồng/ngày.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, lãi vay 1,2 tỷ đồng/ngày
Dự án Cát Linh – Hà Đông đang được chờ đợi từng ngày.
Theo báo cáo mới nhất, dự án Cát Linh – Hà Đông hiện đã hoàn thành 90% phần xây dựng, phần việc còn lại chủ yếu liên quan đến công tác lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị và vận hành chạy thử đối với thiết bị đoàn tàu. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông coi đây là “đường găng” khó khăn nhất của dự án.
Trong cuộc họp tiến độ của Bộ GTVT hôm 4/5 vừa qua, lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, đến nay phần xây lắp, hoàn thiện nhà ga, khu depot cơ bản xong, nhưng phần đường ray, nền đường, hàng rào, đường nội bộ… chậm tiến độ.


Lãnh đạo Ban này cho hay, nguyên nhân chậm tiến độ do tắc vốn. Năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD tương đương 8.769 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%); vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.
Năm 2016, tổng mức đầu tư tăng vốn lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD); vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).
Đầu tháng 3, Ban QLDA Đường sắt cho biết, thủ tục vay vốn bổ sung (phần hơn 250 triệu USD bổ sung từ Trung Quốc) sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, đến nay, hợp đồng vay bổ sung vẫn chưa thành hiện thực.
Nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó đứng trước tình trạng đội vốn vì lãi suất tăng từng ngày. Với vốn 669 triệu USD từ Trung Quốc, theo tỷ giá hiện nay tương đương 14.718 tỷ đồng, chỉ tính lãi vay thấp nhất (3%/năm), mỗi ngày dự án phải trả lãi ít nhất 1,2 tỷ đồng. Số lãi này chưa tính vốn góp 198 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án.
Cũng như lần tăng vốn thêm 315,18 triệu USD (được đưa ra vào năm 2013, quyết định năm 2016) nêu trên, nguyên nhân chủ yếu do chậm tiến độ dẫn đến trượt giá và điều chỉnh thiết kế.
Đại diện Ban QLDA cho hay, hiện nợ nhà thầu phụ đã lên đến 600 tỷ đồng và nhà thầu phản ứng rất gay gắt. “Chúng tôi lên kế hoạch bắt đầu lắp thiết bị từ tháng 3 nhưng vốn tắc từ tháng 1 và đến nay nên công việc chậm lại. Nếu có vốn sớm nhất, phải bù tiến độ rất khó khăn” – đại diện Ban QLDA cho hay. Ông này không chắc chắn về khả năng đạt tiến độ chạy thử vào thời điểm 1/10 tới.

Sỹ Lực