Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Không thể “nuôi báo cô” mãi được ( Cứ nuôi thì nhà báo làm gì nào?)

LĐ - 106 ĐÀO TUẤN
Quản lý hạ tầng đồ sộ với 3.000km đường sắt, 287 nhà ga... trên tổng quỹ đất 6.0000ha, nhưng hằng năm, ngân sách nhà nước vẫn phải cấp 1.200 tỉ đồng cho công tác bảo trì của ngành đường sắt.
Đây là những con số quá lạnh lùng, nhưng khách quan, vừa được Bộ Tài chính đưa ra trong một báo cáo về quản lý và hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt.
1.200 tỉ từ ngân sách cho bảo trì ấy, để mỗi cuối năm, ngành đường sắt thu lại cho ngân sách nhà nước 350 tỉ đồng.
Quá vô lý. Nói là kinh doanh ngược cũng đúng, mà bảo là “nuôi báo cô” một ngành chỉ được mỗi cái “kềnh càng” cũng chẳng sai.
Và không thể không thêm những gạch đầu dòng: Năng lực vận tải chỉ đạt khoảng 4,5 tổng lượng hành khách.
Và những ưu thế vận tải hạng nặng, siêu trường, siêu trọng ấy đang chỉ vận chuyển 1,8% tổng lượng vận tải hàng hóa.
Hồi đầu năm, ông Đinh La Thăng, khi đó còn là Bộ trưởng Bộ GTVT, ngay trong hội nghị sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt đã thẳng thắn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCty này còn quá yếu. 
Yếu đến độ ngay cả đơn vị chủ lực là Cty vận tải đường sắt Sài Gòn cũng chỉ lãi nổi... 5 tỉ đồng mỗi năm. (Kế hoạch 2016 lãi... 10 tỉ đồng). Rồi cả TCty chỉ lãi 65 tỉ và kế hoạch năm 2016 “phấn đấu” lên 69 tỉ. Trong khi bộ máy “cồng kềnh” không kém với 30.000 nhân viên.
Lãi như không! Lãi như hạt cát trong khi khối hạ tầng khổng lồ. Không thể cạnh tranh cả với đường bộ và hàng không ngay trong thế mạnh nhất của mình là vận tải hàng hóa.
Trong bản báo cáo hôm qua, ngay Bộ Tài chính cũng nhận thấy rằng chính nguyên nhân bao cấp, chẳng hạn không cả thu tiền sử dụng đất với những diện tích được sử dụng với mục đích kinh doanh - chính là yếu tố triệt tiêu động lực cạnh tranh của 
ngành này.
Có thể, đã đến lúc để đặt câu hỏi có nên “nuôi báo cô” những doanh nghiệp nhà nước chỉ bởi đó là doanh nghiệp nhà nước!
Có lẽ, đã đến lúc cần chấm dứt bầu sữa bao cấp để các doanh nghiệp này có thể tự ăn, tự hít thở, tự lớn dậy.
Có lẽ, ngay trong việc bổ nhiệm người đứng đầu, không thể thiếu chỉ tiêu hiệu quả qua những con số.
Và có lẽ, đừng mãi say sưa với cái bình tái cơ cấu khi thứ “rượu” trong đó vẫn là những con người cũ, vẫn là những tư duy cũ, vẫn là những cơ chế cũ, vẫn là sự bao cấp cũ.
Nhìn ngay sang láng giềng, trong khi ngành đường sắt Trung Quốc đang bị hội chứng phát triển quá nóng thì ở ta vẫn loay hoay đặt câu hỏi với cái khổ đường sắt đã có từ thế kỷ trước. Thế thì bao giờ mới lớn được! 
[QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.

“Quan hệ Trung-Việt bước sang giai đoạn phát triển toàn diện, ổn định” ( nhưng đầy rủi ro, nguy hiểm, đảo điên, đe nẹt, lừa đảo...)

(Thời sự) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc và tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” từ ngày 11-15/5.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh đã có cuộc phỏng vấn ông Lăng Đức Quyền – nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa xã, thành viên Hội hữu nghị Trung-Việt, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Việt Nam.
Đánh giá về thực trạng quan hệ Trung-Việt, ông Lăng Đức Quyền khẳng định dưới sự nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước ngày càng được củng cố, sự tin cậy chính trị không ngừng gia tăng, hợp tác giữa hai nước đạt nhiều kết quả thực chất, giao lưu nhân dân ngày càng sôi động.
Quan hệ Trung-Việt thực chất đã bước sang một giai đoạn mới với xu thế hợp tác bền vững, phát triển toàn diện, lành mạnh, ổn định.

Chuyên gia Lăng Đức Quyền. (Nguồn: PV/TTXVN)
Theo ông, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, là cộng đồng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược.
Hai bên đã nghiêm túc thực hiện nhận thức chung quan trọng từng đạt được giữa hai Tổng Bí thư, luôn xem xét và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và góc độ lâu dài dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Hai nước kiên trì tôn trọng lẫn nhau, gia tăng kết nối chiến lược, tăng cường sự tin cậy chính trị, đẩy mạnh hợp tác thực chất, kiểm soát ổn thỏa bất đồng, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Bên cạnh đó, chuyên gia Lăng Đức Quyền cũng nhận định rằng trong bối cảnh tình hình mới, hai nước cần tiếp tục nỗ lực trong 7 mặt.
Một là, tăng cường giao lưu cấp cao, gia tăng sự tin cậy chính trị. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần duy trì tiếp xúc thường xuyên nhằm phát huy vai trò định hướng chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương.
Hai là, tăng cường hợp tác, thúc đẩy giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Quan hệ hai Đảng có vai trò định hướng quan trọng đối với quan hệ hai nước. Hai bên cần xây dựng quan hệ giao lưu sâu rộng, toàn diện, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý Đảng, lãnh đạo đất nước, qua đó cùng nâng cao năng lực lãnh đạo và tính khoa học trong xây dựng Đảng.
Ba là, đẩy mạnh hợp tác thiết thực, gia tăng kết nối chiến lược. Hai bên cần phát huy vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương, gia tăng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển chung của hai nước.
Bốn là, mở rộng giao lưu quân sự, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh. Hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an ninh, thực thi pháp luật giữa hai nước, nhằm thực hiện những Thỏa thuận và Cơ chế hợp tác đã ký kết giữa hai bên.
Năm là, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tăng cường nền tảng tình cảm giữa nhân dân hai nước. Hai bên cần đẩy mạnh giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là sự giao lưu của thế hệ thanh niên, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, truyền thông, du lịch, thể thao…
Sáu là, kiểm soát thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy hợp tác trên biển. Hai bên cần đẩy mạnh kết nối chiến lược, tiếp tục gia tăng sự tin cậy chính trị, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho việc giải quyết vấn đề trên biển, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác, cùng khai thác trên biển.
Bảy là, tăng cường sự phối hợp trong các vấn đề quốc tế, khu vực quan trọng, duy trì hòa bình, ổn định, bảo vệ lợi ích chung giữa hai nước. Nhận định về tiềm năng hợp tác kinh tế, xã hội, ngoại giao giữa hai nước trong tương lai, đặc biệt là sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc, chuyên gia Lăng Đức Quyền cho rằng hai nước Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, nhân dân hai nước có tình hữu nghị lâu đời, cả hai nước đều đang trong quá trình đi sâu cải cách, vì vậy, tiềm năng hợp tác trong tương lai giữa hai nước là rất lớn và đầy triển vọng.
Ông nhấn mạnh rằng hợp tác kinh tế thương mại luôn là một phần quan trọng trong quan hệ Trung-Việt. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 13 năm liên tục.
Năm 2016, Việt Nam đã vượt Malaysia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), kim ngạch thương mại hai nước đạt 98,2 tỷ USD (theo thống kê của phía Trung Quốc).
Vấn đề mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai bên đang từng bước được thu hẹp. Theo thống kê, năm 2016 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng hơn 20%; con số này trong Quý I/2017 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, cơ cấu thương mại song phương đang dần hướng đến sự cân bằng.

Phóng viên TTXVN phỏng vấn chuyên gia Lăng Đức Quyền
Ngoài ra, lĩnh vực quan trọng khác của hợp tác kinh tế thương mại là đầu tư. Cùng với sự phát triển của quan hệ hai nước, đầu tư của Trung Quốc đối với Việt Nam tăng khá nhanh trong năm 2016, từ vị trí thứ 9 lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các nước, khu vực đầu tư vào Việt Nam.
Mức độ tăng trưởng này trong quý 1/2017 còn nhanh hơn so với năm 2016: kim ngạch đầu tư của Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 3 trong tổng số 38 nước, khu vực đầu tư vào Việt Nam.
Trong các lĩnh vực ngoại giao, giao lưu nhân dân… không gian giao lưu, hợp tác thiết thực giữa hai nước cũng rất lớn. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu năm 2017 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước xác định cần tăng cường kết nối qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai.”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” là sự kiện lớn trong quan hệ song phương. Theo nhà nghiên cứu Lăng Đức Quyền, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông trên cương vị Chủ tịch nước, sẽ được Đảng và lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc nhiệt liệt chào mừng và tiếp đón trọng thể.
Gần đây, các cơ quan hữu quan của hai bên tăng cường bàn thảo về các văn kiện liên quan đến vấn đề kết nối, chính phủ hai nước cũng đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác năng lực sản xuất. Điều đó có nghĩa là, về mặt chính sách, mục đích hợp tác giữa hai chính phủ là rất rõ ràng.
Về mặt dự án, hợp tác cụ thể cũng có nhiều tiến triển và đạt được những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực giao thông, điện lực, ngành chế tạo, xây dựng khu công nghiệp…
Sắp tới, Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2017. Khi đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị và thăm chính thức Việt Nam.
Ông Lăng Đức Quyền tin tưởng rằng sự thường xuyên thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt lên tầm cao mới, qua đó đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Hiện nay, ông cùng toàn thể nhân dân Trung Quốc rất tin tưởng và trông đợi điều này.
(Theo Vietnam+)

Nguyên nhân nào khiến hàng ngàn ha lúa tại Hà Tĩnh bị mất trắng? ( Do mua giống của TQ)

Người nông dân tại Hà Tĩnh đang điêu đứng trước nguy cơ mất trắng vụ mùa đông xuân, sau khi đồng loạt triển khai gieo trồng giống lúa Thiên ưu 8.

Chưa bao giờ, nông dân ở Hà Tĩnh phải hứng chịu cảnh mất mùa như năm nay. Chỉ còn gần 20 ngày nữa là bước vào vụ thu hoạch, nhưng họ lại đang điêu đứng trước nguy cơ mất trắng vụ lúa đông xuân, do bệnh đạo ôn.
Ông Nguyễn Văn Tình, trú xóm Đông Sơn, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà xót xa: “Gia đình tôi có 8 sào (ở Trung Bộ 1 sào = 490,7m2) ruộng, thì đã mất trắng 6 sào rồi. Bao nhiêu vốn liếng đổ vào đó cả, giờ chúng tôi không biết phải làm sao nữa”.
Gần như toàn bộ diện tích lúa vụ Đông Xuân của người dân Hà Tĩnh đều bị bệnh đạo ôn.
Theo ghi nhận, ngoài 2 huyện Cẩm Xuyên và Thạch Hà, ở các huyện khác như: Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê… cũng đều xảy ra tình trạng tương tự. Đáng nói, tại các địa phương này, diện tích gieo trồng những giống lúa khác chỉ bị rất nhẹ, hầu như không đáng kể, riêng diện tích trồng giống lúa Thiên ưu 8 thì thiệt hại rất nặng nề.
“Chúng tôi đã trồng giống lúa Thiên ưu 8 mấy năm nay. Những năm trước không sao nhưng vụ mùa này lại bị bệnh, lúa có bông nhưng lại bị lép hết, tôi đành phải gặt về cho bò ăn. 5 sào ruộng coi như mất trắng rồi”, bà Trần Thị Thanh, trú xã Cẩm Vĩnh, huyện Cẩm Xuyên buồn bã nói.
Theo tìm hiểu, Thiên ưu 8 là giống lúa được bà con nông dân mua, một số được cấp miễn phí theo chương trình hỗ trợ vùng bị bão lụt của Trung ương, do chi nhánh công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương tại miền Trung cung cấp.
Lúa vẫn có bông nhưng hạt đều bị lép.
Theo số liệu thống kê, tại Cẩm Xuyên, toàn huyện có 9.500 ha diện tích gieo trồng thì có đến 3.200 ha triển khai giống lúa Thiên ưu 8; bình quân mất 40% diện tích. Tương tự, tại huyện Thạch Hà, có 3.298 ha gieo trồng giống lúa Thiên ưu thì có hơn 1.285 ha đã bị mắc bệnh.
Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Khi lúa bắt đầu trổ bông, phát hiện sự việc, huyện đã khuyến cáo người dân phun thuốc kịp thời nên đã phần nào giảm thiểu được thiệt hại. Những giống lúa khác cũng bị nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với giống lúa Thiên ưu 8. Hiện, huyện đã giao các ngành chuyên môn phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với trung tâm cấp giống, để tìm ra nguyên nhân lúa bị bệnh”.
Phần lớn diện tích gieo trồng giống lúa Thiên ưu 8 đều bị thiệt hại rất nặng nề
Bàn về nguyên nhân hàng ngàn ha diện tích lúa Thiên ưu 8 bị nhiễm bệnh đạo ôn, nông dân điêu đứng trước nguy cơ mất trắng vụ mùa đông xuân, ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà cho biết, trên toàn huyện, các giống lúa khác cũng bị nhưng rất nhẹ, không đáng kể, chỉ riêng giống lúa Thiên ưu 8 là thiệt hại nặng nề.
Theo ông Sáu, nguyên nhân do giống lúa thì cũng không hoàn toàn đúng, bởi Thiên ưu 8 đã triển khai trồng từ những năm trước và không xảy ra tình trạng như vụ mùa năm nay. Còn nguyên nhân vì thời tiết thì cũng chưa chính xác vì các giống khác không hề bị, nhưng riêng giống Thiên ưu 8 lại nhiễm nặng.
“Theo nhận định của chúng tôi, nguyên nhân lúa bị bệnh đạo ôn trên diện rộng như thế là do nhiều yếu tố cộng hưởng, cả về giống và thời tiết. Đặc biệt, thời điểm trổ bông từ ngày 22/4 đến 25/4 trùng lúc mưa ẩm, đã khiến loại nấm này phát triển mạnh”, ông Sáu cho biết thêm.
“Hiện, chúng tôi đã có thống kê về con số thiệt hại. Sắp tới, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có văn bản đề nghị công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, chi nhánh miền Trung, có thể hỗ trợ, chia sẻ phần nào khó khăn với bà con nông dân. Có thể là hỗ trợ cấp giống miễn phí cho vụ mùa tiếp theo”, ông Sáu nói.
Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, trên cổ bông hoặc trên hạt.
Trên lá: Bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, cổ bông và hạt. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy, cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.
Trên cổ bông: Nấm bệnh tấn công trên cổ bông làm cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi bông, nuôi hạt, hạt lúa sẽ bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn. Vết bị bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu độ ẩm không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, dễ bị gãy, làm ruộng llúa trở nên xơ xác.
Trên hạt: Vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1 – 2 mm, làm hạt lúa bị lép; nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn
Ngân Hà
http://www.nguoiduatin.vn/nguyen-nhan-nao-khien-hang-ngan-ha-lua-tai-ha-tinh-bi-mat-trang-a324979.html

Bà lão hiến tặng 4,8 tấn vàng của quân Nhật Bản chôn giữa Sài Gòn

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Ông Tập Cận Bình đang… diễn biến?

(Tôi vừa nhận được bài này từ nhà giáo Phạm Toàn, do Đạo diễn Trần Văn Thủy gửi cho. Nếu đúng vậy, mừng cho nhân dân TQ quá. Xin đưa lên để bà con theo dõi xem thực hư thế nào)?

Những chính sách mới của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu thi hành từ 18/6/2017
1. Từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách trên 50% dùng vào dân sinh, giảm chi tiêu hành chính xuống còn dưới 20%, khống chế nghiêm ngặt việc chi hành chính.
2. Thực hiện miến phí y tế và học phí toàn dân.
3. Khống chế vật giá, mạnh mẽ gia tăng thu nhập nhân dân và lương tối thiểu.
4. Giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân lên 10.000 NDT.
5. Khai đao với độc quyền, loại bỏ mọi hình thức độc quyền, kể cả lĩnh vực vũ khí đạn dược.
6. Học tập Đông Âu, dân doanh hóa toàn bộ xí nghiệp QD, chia cổ phần cho toàn dân; đình chỉ kết toán ngoại hối bắt buộc, thực hiện gửi ngoại hối trong nhân dân.
7. Không nâng đỡ thị trường nhà đất, dù chỉ mảy may tơ hào; triệt để cải cách thị trường chứng khoán.
8. Bỏ hẳn sinh đẻ có kế hoạch, giải tán UBKHHGĐ.
9. Loại bỏ mọi đặc quyền cũng như chế độ cung cấp đặc biệt.
10. Trừ các cơ quan đầu não nhà nước, loại bỏ tất cả trạm gác tại các cơ quan đảng và chính phủ.
11. Bãi bỏ mọi cơ cấu mang tính chất đoàn văn công, giải tán tán tất cả nhân viên.
12. Ngừng tuyển công chức, tài giảm công chức hàng năm, mạnh tay đốn bỏ các cơ cấu na ná như cơ quan hành chánh nhưng không thuộc các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, quân sự, ngưng đài thọ họ bằng ngân sách.
13. Vào thời điểm thích hợp, giảm cấp hành chánh từ 5 cấp xuống còn 3 cấp, tức trung ương, tỉnh, huyện (dưới cấp huyện bỏ hết, thực hiện chế độ nhân dân tự trị).
14. Tài sản quan chức công khai, nhân dân được phép kiểm tra trên mạng bất cứ lúc nào.
15. Tách bạch quốc khố và đảng khố, quốc khố thuộc nhà nước, đảng khố thuộc đảng.
16. Từng bước ngưng viện trợ nước ngoài, chi tiêu từng đồng cũng phải được nhân dân hoặc đại biểu nhân dân đồng ý.
17. Phúc lợi xã hội phải tuân thủ cùng 1 pháp quy, quan và dân như nhau, toàn dân bình đẳng.
18. Từng bước loại bỏ hết toàn bộ xe công, các quan chức phải đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc tự lái xe. Muốn làm giàu thì đừng “làm quan”.
19. Xây dựng “Luật chống hủ bại”. Lập pháp quy định: dù tham ô 1 xu cũng có tội; nhận hối lộ phạm tôi, đưa hối lộ vô tôi.
20. Từng bước loại bỏ hạn chế ngôn luận, cho phép nhân dân tự do làm báo, tự do ăn nói. Chỉ khi nhân dân có quyền giám sát, hiện tượng tham ô hủ bại mới không nơi lẩn trốn.
21. Cho phép nông dân thành lập nông hội, cho phép công nhân thành lập công đoàn tự do, cho phép các ngành nghề thành lập tổ chức tương trợ và tự quản. Mao Chủ tịch từng nói: mọi quyền lực ở nông thôn thuộc về nông hội; Lưu Thiếu Kỳ từng nói: mọi quyền lực ở nhà máy thuộc về công đoàn. Đảng Cộng sản không quên những lới nói đó của Mao Chủ tịch và Lưu Thiếu Kỳ.
22. Khôi phục toàn diện truyền thống văn hóa của dân tộc Trung Hoa, khôi phục tín ngưỡng, hãy để cho linh hồn của mọi người TQ đều có nơi nơi nương tựa.
Chủ trương trên của ông Tập được thông qua trong hội nghị TW lần thứ 4 (Đại hội 18). Theo phân tích của học giả Singapore Trịnh Vĩnh Niên, ông Tập không chỉ lo cho 2 nhiệm kỳ của mình, còn lo cho 30 năm sau.

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?

MAI ANH

(GDVN) - Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng cũng như Bộ Giao thông vận tải trong phê duyệt đầu tư các dự án BOT giao thông có nhiều bất cập, sai phạm.
Trong thông báo phát đi 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là người chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011.
Ngoài trách nhiệm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dư luận cũng đặt ra câu hỏi trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đối với những tồn tại ở các dự án BOT.
Ngày 3/8/2011, tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Thời gian ông Đinh La Thăng giữa cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2011 – 2016) cũng là thời gian bùng nổ các dự án BOT giao thông (đầu tư theo hình thức: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).
Trước việc nhiều dự án BOT giao thông sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều số liệu sai trong chi phí đầu tư dẫn tới kéo dài thời gian thu phí nhiều năm, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Sau khi chỉ ra trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, liệu Ủy ban Kiểm tra Trung ương có tiếp tục làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng với những dự án BOT giao thông có vấn đề bất thường?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011. Ảnh: NQ.
“Méo mó” chủ trương đúng của Chính phủ?
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. 
Sau 5 năm triển khai, đầu tư BOT giao thông đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền. 
Nhiều dự án BOT giao thông sau khi hoàn thành đi vào thu phí gây bức xúc người dân - ảnh: H.Lực.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Trong đó đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng, chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015. 
Ngành Giao thông vận tải cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng.
“Chúng ta có thể thấy, đầu tư BOT giao thông đã khiến hạ tầng giao thông được nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do tính chất mới của hình thức đầu tư này nên đã nảy sinh không ít hạn chế, bất cập. 
Những “méo mó” trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”, ông Liên cho biết.

Phí BOT "thu vo - thu quạ" gây bức xúc cho người dân


Làm đường kiểu “tráng men”, thu phí không minh bạch khiến người dân bức xúc

Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, những bất cập dự án BOT giao thông chủ yếu từ vấn đề trạm thu phí BOT giao thông.
Theo quy định, cứ 70Km thì đặt một trạm thu phí. 
Thế nhưng thực tế không như vậy, số liệu từ Bộ Giao thông vận tải cho thấy, cả nước có 86 trạm thu phí, trong đó 9 trạm có khoảng cách từ 60-70km, 24 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60km; cá biệt tại một số tuyến đường, trạm thu phí dày đặc. 
Thực tế khảo sát ông Liên dẫn chứng, đi từ Hà Nội - Thái Bình chỉ khoảng 110 km nhưng có tới 4 trạm thu phí.
Hay như trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, Bến Thủy 2, người dân đi bên này cầu sang bên kia cầu phải "cõng phí" 25km đường tránh Thành phố Vinh và hoàn phí cho 50km đường Bến Thủy - Hà Tĩnh. 
“Mức phí cao, không phù hợp với sức mua của người dân cũng là một nguyên nhân khiến người dân bức xúc. Thậm chí qua thực nghiệm chúng tôi thấy chi phí đi nhiều tuyến đường phí BOT còn cao hơn chi phí nhiên liệu”, ông Liên nói.
Trước những bất cập các trạm thu phí BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc, qua thanh tra, kiểm tra 7 tháng đầu năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại các dự án giao thông được xây dựng theo hình thức BOT. 
Cụ thể, sau khi kiểm toán công trình BOT Cổ Chiên - Trà Vinh, Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều sai sót và đã giảm tới 5,5 năm thời gian thu phí của dự án này. Có nghĩa, thay vì phải trả tiền phí khi qua trạm BOT Cổ Chiên (Trà Vinh) tới 20 năm, người dân sẽ chỉ phải trả tiền phí cho 14,5 năm.
Tương tự một dự án trên quốc lộ 19 được kiến nghị giảm 7 năm 7 tháng và một dự án BOT ở khu vực Tây Nguyên được kiến nghị giảm thời gian thu phí đến 10 năm.
Thậm chí, có trạm BOT thời gian thu phí 24 năm, Kiểm toán Nhà nước đề nghị giảm 11 năm, thu phí 13 năm. 
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam - ảnh: Hoàng Lực.
Trước đó cuối năm 2015, kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư về một số sai phạm trong việc lập dự toán và quản lý dự án đối với dự án BOT Nghi Sơn - Cầu Giát và BOT Hà Nội - Bắc Giang.
Cụ thể, dự án Nghi Sơn – Cầu Giáp đã bị khai khống tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Theo tính toán trong phương án tài chính của dự án lập ngày 10/3/2015, tổng vốn đầu tư dự án này là hơn 3.581 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính toán của đoàn thanh tra cho thấy, mức đầu tư chỉ là hơn 2.378 tỷ đồng, chênh lệch hơn 1.202 tỷ đồng.
Ngoài ra tại dự án Nghi Sơn – Cầu Giáp, đoàn thanh tra phát hiện dù dự án này được khởi công từ 26/3/2013 nhưng đến ngày 4/8/2014 mới có bản thiết kế thi công.
Trong khi đó với dự án Hà Nội – Bắc Giang, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng phương án tính toán tài chính dự án bị đội lên 3.581 tỷ đồng. Theo tính toán của của đoàn thanh tra mức đầu tư chỉ 2.378 tỷ đồng.
Theo ông Liên những vấn đề bất cập tại các dự án BOT giao thông vừa qua cần phải được xử lý kiên quyết, rút kinh nghiệm triệt để nhằm thực hiện tốt nhất trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong kêu gọi đầu tư BOT giao thông.

Trách nhiệm thuộc Bộ Giao thông vận tải
Trước những vấn đề bất cập được chỉ ra tại nhiều dự án BOT giao thông, ông Bùi Danh Liên đặt câu hỏi: Sai phạm trong phê duyệt tổng mức đầu tư, trong giám sát thực hiện dự án mà có sai phạm thì sẽ dẫn đến thất thoát vậy ai phải chịu trách nhiệm?
Ông Liên khẳng định: “Với vai trò Bộ trưởng người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc ký kết hợp đồng BOT giao thông cũng như trách nhiệm trong giám sát thực hiện dự án BOT giao thông”.
TS.Nguyễn Xuân Thủy – nguyên Giám đốc nhà xuất bản Giao thông, người có nhiều năm nghiên cứu giao thông đô thị - ảnh Hoàng Lực.
Cùng chung quan điểm Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, chuyên gia nghiên cứu giao thông đô thị cho rằng, kêu gọi đầu tư BOT giao thông là một chủ trương đúng nhằm huy động nguồn lực xã hội nhằm hoàn thiện cơ cấu hạ tầng giao thông. 
“Tuy nhiên thời kỳ ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì dự án BOT giao thông được làm cách xô bồ, làm một cách đại trà vô nguyên tắc”, ông Thủy nhận định.
Phân tích rõ hơn Tiến sĩ Thủy cho biết, điểm vô nguyên tắc dự án BOT giao thông dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thể hiện hiện như việc “băm” Quốc lộ 1A ra làm nhiều khúc để thực hiện BOT.
“Quốc lộ 1A là huyết mạch giao thông đất nước vì vậy không thể “chặt” từng khúc để BOT thu tiền được. Hậu quả dẫn đến ùn tắc trạm thu phí do sự phản đối của người dân.
Đường quốc lộ từ trước đến nay nhà nước đầu tư, nay anh chỉ sửa mặt trên, láng nhựa lên rồi thu phí cũng là sai”, Tiến sĩ Thủy cho biết.
Ông Thủy cũng chỉ ra những bất cập của các dự án BOT giao thông như: Suất đầu tư dự án BOT quá cao, mật độ trạm thu phí BOT quá dày và cuối cùng việc thu phí thủ công gây thất thoát trong quá trình thu phí.
“Khi Kiểm toán Nhà nước vào kiểm tra phát hiện sai xót trong đó quan trọng nhất là định giá quá cao, thời hạn thu phí sai, thiếu kiểm tra giám sát dẫn đến tự tung tự tác”, ông Thủy đánh giá.
“Rõ ràng Bộ Giao thông vận tải - cơ quan trực tiếp quản lý giao thông phải chịu trách nhiệm dự án BOT giao thông, trong đó có trách nhiệm của ông Đinh La Thăng ở vai trò Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (giai đoạn 2011 – 2016).
Cũng cần nhấn mạnh, tồn tại ở các dự án BOT giao thông không chỉ là lỗi của Bộ Giao thông vận tải mà còn có lỗi của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính trong phê duyệt dự án cũng như giám sát thực hiện dự án”, ông Thủy cho biết thêm.
Mai Anh