Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Cấm người phụ nữ bị hất dầu luyn trộn chất thải bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can; Người nhà hai phụ nữ hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn đến "xin lỗi, mong rút đơn"

Cấm người phụ nữ bị hất dầu luyn trộn chất thải bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can

Sáng 12/5, đoàn kiểm tra liên ngành của quận Ngô Quyền (Hải Phòng) đã đến kiểm tra và yêu cầu chị Xuyến không được bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phượng, Tổ trưởng tổ quản lý chợ Lương Văn Can (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) xác nhận, sáng 12/5, đoàn kiểm tra liên ngành của quận Ngô Quyền và phường Máy Tơ đã đến kiểm tra quầy thịt lợn của chị Đỗ Thị Xuyến tại chợ Lương Văn Can.
“Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm Phòng kinh tế, Phòng Y tế, Trạm thú y quận Ngô Quyền, UBND phường, Tổ quản lý chợ Lương Văn Can.
Chị Xuyến vi phạm quy định giết mổ không qua lò mổ nên đoàn kiểm tra yêu cầu chị Xuyến không bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can nữa”, ông Phượng cho biết.
Còn theo ông Bùi Văn Luyện, Chi cục trưởng chi cục Thú y Hải Phòng, chợ Lương Văn Can là chợ lớn của Hải Phòng, do ngành Công thương quản lý.
Cấm người phụ nữ bị hất dầu luyn trộn chất thải bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can - Ảnh 1.







Chị Xuyến bán hàng vào sáng 12/5
“Sự việc ở chợ Lương Văn Can khiến chúng tôi rất đau lòng. Nếu cơ quan chức năng có xử lý thì cũng nên xét tới sự khó khăn của bà con nông dân.
Chúng ta không khuyến khích những tiểu thương bán hàng phá giá, giết mổ không có kiểm duyệt nhưng nên có hướng dẫn họ để có thể giúp bà con nông dân giải phóng thịt lợn.
Việc kiểm tra ở chợ Lương Văn Can thuộc về trạm thú y Ngô Quyền. Theo tôi, trong thời gian nhạy cảm như này, chúng ta xử lý sao có tình, có lý, đúng quy định của pháp luật để không gây bức xúc cho người dân”, ông Luyện nêu rõ.
Ông Nguyễn Văn Thạo, Chủ tịch phường Máy Tơ cũng khẳng định, đây là sự việc rất đáng tiếc.
“Ngay khi xảy ra sự việc, UBND phường đã chỉ đạo công an phường làm việc quyết liệt. Đối với những hộ vi phạm pháp luật sẽ phải xử lý nghiêm minh”, ông Thạo nhấn mạnh.
Trước đó, chị Đỗ Thị Xuyến (SN 1994, tại xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, người bị đổ luyn cùng chất thải) cho hay, chỉ muốn buôn bán kiếm miếng cơm, cũng chẳng có ý giành khách của quầy chị Hoa.
“Tôi đang chờ lời xin lỗi phía quầy thịt đã đổ chất bẩn lên phản thịt của tôi hôm qua”, chị Xuyến nói.
Nguồn : Soha.vn
http://soha.vn/cam-nguoi-phu-nu-bi-hat-dau-luyn-tron-chat-thai-ban-thit-lon-o-cho-luong-van-can-20170512145440166.htm




Người nhà hai phụ nữ hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn đến "xin lỗi, mong rút đơn"

Hoàng Đan - H.Nội | 
Người nhà hai phụ nữ hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn đến "xin lỗi, mong rút đơn"
Sạp hàng thịt của chị Xuyến.

Theo luật sư, hành vi hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn của chị Xuyến ở chợ Lương Văn Can (Hải Phòng) có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản người khác.







"Cảm ơn mọi người chia sẻ!"
Chị Phạm Thị Hòa, em dâu chị Xuyến, chủ sạp hàng thịt lợn ở chợ Lương Văn Can (Hải Phòng) cho biết, sáng nay, bà Vinh (người nhà của 2 phụ nữ hất dầu luyn trộn chất bẩn lên sạp thịt lợn) đã tới sạp hàng để "xin lỗi" đồng thời đề nghị các chị "rút đơn tố cáo để giải quyết dân sự".
"Bác Vinh đã nói chuyện với tôi. Chị em tôi ở quê ra cũng không muốn làm to chuyện. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chia sẻ giúp đỡ chị em tôi", chị Hòa nói.
Cũng theo thông tin, trong sáng nay, khi đoàn kiểm tra của quận Ngô Quyền có mặt tại sạp thịt lợn của chị Xuyến đã bị nhiều người phản ứng gay gắt.
Mọi người cho rằng khi chị Hòa bị kẻ xấu hất chất bẩn thì không thấy ai. Tới khi sự việc được dư luận chú ý thì mới thấy đoàn kiểm tra.
Trước sự phản ứng của nhiều người, sau khi lấy một số thông tin liên quan đến chị Hòa, đoàn kiểm tra đã rút đi.
Theo ông Phượng, Tổ trưởng tổ quản lý chợ Lương Văn Can, đoàn kiểm tra xác định chị Hòa vi phạm quy định giết mổ không qua lò mổ nên yêu cầu chị Xuyến không bán thịt lợn ở chợ Lương Văn Can.
Người nhà hai phụ nữ hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn đến xin lỗi, mong rút đơn - Ảnh 1.
Ảnh cắt từ clip.
Còn ông Trần Hữu Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng) cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND quận đã có chỉ đạo các ngành chức năng cùng Công an quận, phường Máy Tơ thực hiện ngay các biện pháp ổn định tình hình kinh doanh, buôn bán tại chợ.
"Lãnh đạo quận Ngô Quyền đã chỉ đạo đã các ngành chức năng của quận và phường Máy Tơ nhanh chóng kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an ninh trật tự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Đồng thời quận cũng giao cho chính quyền địa phương có phương án, nâng cao công tác quản lý các hoạt động kinh doanh tại chợ Lương Văn Can để tránh những trường hợp tương tự xảy ra", ông Xuân cho hay.
Theo ông Xuân, qua tìm hiểu ban đầu, sự việc xảy ra tại chợ Lương Văn Can nhiều khả năng do xuất phát từ việc cạnh tranh trong việc kinh doanh bán thịt lợn tại chợ.
Có dấu hiệu của tội Hủy hoại tài sản
Sáng 12/5, chị Đỗ Thị Xuyến, chủ sạp thịt lợn đã bị hai người phụ nữ đổ dầu luyn trộn chất bẩn vào người cùng hơn 90kg thịt lợn tại chợ Lương Văn Can (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) bày bán thịt lợn.
Trao đổi với PV, luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng, hành vi của hai người phụ nữ đổ dầu luyn và chất thải vào sạp thịt lợn là tài sản hợp pháp của chị Xuyến dẫn đến số thịt này không còn giá trị, gây thiệt hại cho chủ sở hữu là hành vi trái pháp luật.
Theo luật sư Út, hành vi trên có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản người khác quy định tại điều 143 BLHS.
Người nhà hai phụ nữ hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp thịt lợn đến xin lỗi, mong rút đơn - Ảnh 2.
Ảnh sạp thịt lợn trong sáng 12/5.
"Cụ thể đối với trường hợp này là hành vi hủy hoại tài sản người khác. Theo quy định của pháp luật thì tài sản bị hư hỏng phải được giám định, nếu tài sản hư hỏng có giá trị trên 2 triệu đồng thì người thực hiện hành vi trên phải chịu trách nhiệm hình sự.
Giá trị tài sản không thể căn cứ vào lời kể của chị bán thịt mà phải có cơ quan chức năng giám định, trong trường hợp giám định giá trị tài sản hư hỏng từ 2 triệu đồng đến 50 triệu thì bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm.
Nếu tài sản bị hư hỏng giám định giá trị không đến 2 triệu đồng mà người thực hiện hành vi trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trên thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự", luật sư Út nêu rõ.
Cũng theo luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội), nếu giá trị tài sản có giá trị lớn, đủ định lượng quy định, thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo điều 143 BLHS 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009).
"Việc đánh giá, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn căn cứ vào các quy định khác của pháp luật như, quy định mới tại BLHS 2015 ( hiện đang chỉnh sửa, bổ sung và chưa có hiệu lực).
Và Công văn Số: 276/TANDTC-PC hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015", luật sư Thiệp nói.
Đối với hành vi đe dọa của hai người phụ nữ này đối với chị Xuyến trước khi xảy ra việc hắt dầu luyn, chất thải, theo luật sư Thiệp, đây không phải tình tiết tăng nặng đối với hành vi này.
"Nhưng nếu là đe dọa giết người có thể cấu thành tội phạm đối với hành vi đe dọa này", luật sư Thiệp nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Luật ICC (Hà Nội) cho rằng, trong vụ việc này, có 2 người cùng tham gia hắt dầu luyn trộn chất thải vào sạp hàng của chị Xuyến nên cơ quan chức năng sẽ xác định xem ai là người cầm đầu, ai là người giúp sức để từ đó có xử lý thích đáng.
Ngoài ra, trong vụ việc này, với mức độ thiệt hại của mình, chị Xuyến sẽ có quyền yêu cầu những người gây ra phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự.

theo Trí Thức Trẻ

Xác minh để xử lý vụ đổ dầu nhớt vào quầy thịt heo

12/05/2017 09:46 GMT+7
TTO - Đang bán thịt lợn trong chợ Lương Văn Can (Hải Phòng), chị X. bất ngờ bị hai mẹ con cùng bán thịt lợn gần đó dùng nước cống trộn dầu nhớt hắt thẳng vào người và phần thịt đang bày bán.

Xác minh để xử lý vụ đổ dầu nhớt vào quầy thịt heo
Người phụ nữ "chết lặng" bên đống thịt bị hắt nước cống trộn nhớt vào - Ảnh: CTV
Ngày 11-5, trên mạng xã hội lan truyền những hình ảnh khiến dư luận bất bình trước cách hành xử thiếu văn hóa đối với một người phụ nữ dáng vẻ gầy yếu, đang ngồi "chết lặng" bên đống thịt lợn đã bị hắt nhem nhuốc chất bẩn.
Những hình ảnh này được xác định ghi lại tại khu vực chợ đầu mối Lương Văn Can, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Ngày 12-5, công an phường Máy Tơ cho biết đơn vị này đã tiếp nhận thông tin vụ việc, triệu tập các đối tượng lấy lời khai, chuyển vụ việc lên công an quận Ngô Quyền làm rõ hành vi sai trái của những đối tượng liên quan.
Theo đó, khoảng 8h ngày 11-5, chị X. bán hàng tại kiốt 12 trong chợ Lương Văn Can, quận Ngô Quyền thì bất ngờ bị hai phụ nữ tên H. và V. mang hỗn hợp nước cống trộn dầu nhớt hắt vào quầy thịt và lên người chị X. Những người này còn đe dọa sẽ chặn đánh chị trên đường về nhà.
Đoạn clip ghi lại hình ảnh người phụ nữ bần thần sau khi bị hắt chất bẩn vào người và chỗ thịt lợn mình đang bán - Clip: Anh Đức
Theo lời kể của chị X., chị bán tôm, cá trong chợ này từ năm 2014. Tuy nhiên, do thời gian gần đây gia đình nuôi nhiều lợn nhưng lại không bán được do giá lợn hơi quá rẻ nên buộc phải tự giết mổ để mang ra chợ bán nhằm gỡ gạc chút vốn.
Thịt lợn tại quầy của chị X. được bán với mức giá dao động từ 20.000 - 50.000 đồng/kg tùy loại, rẻ hơn nhiều so với quầy thịt gần đó nên dẫn tới mâu thuẫn.
"Trước đó mấy ngày tôi cũng bị một số đối tượng đến đe dọa không cho bán thịt lợn tại đây nhưng tôi nói rõ rằng chỉ bán đến khi lợn của nhà hết rồi lại tập trung bán tôm, cá chứ không tính chuyện cạnh tranh hay bán phá giá với ai cả" - chị X. cho biết.
Bà N.T.T. (53 tuổi, một tiểu thương bán rau củ gần quầy của chị X.), bức xúc cho biết giữa chị X. và hai mẹ con bà V. mâu thuẫn từ mấy ngày trước chỉ vì chị X. bán thịt lợn rẻ hơn họ.
"Người ta thuận mua vừa bán và cũng chỉ trong hoàn cảnh giá lợn hơi đang hạ quá thấp nên mới phải tự đi mổ lợn để bán gỡ vốn. Chẳng ai ngờ mẹ con bà V. lại hành xử quá quắt như vậy." - bà T. bức xúc.
Trong ngày 12-5, quầy thịt của hai mẹ con bà V. không còn hoạt động trong chợ Lương Văn Can sau khi đã gây ra sự việc khiến dư luận bức xúc.
TIẾN THẮNGThời sự

Bán thịt lợn giá rẻ bị hắt dầu luyn: Chen chân ủng hộ chị Xuyến

 - Rất đông người tại chợ Lương Văn Can (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) sáng nay tìm tới quầy thịt của chị Xuyến, người bị đổ dầu luyn và phân lên phản thịt, mua giúp chị.
XEM CLIP:
Trưa hôm qua, trên mạng xã hội lan truyền video từ trang Facebook Ngô Thị Duyên, trong đó 1 phụ nữ người ngồi thất thần trước phản thịt lợn loang lổ nước đen, trên người phụ nữ này cũng bị lấm bẩn.
Facebooker Ngô Thị Duyên viết: Chị này ở quê mang thịt lợn ra bán với giá rẻ hơn nên quán thịt gần đó cầm dầu luyn đổ vào thịt của chị ấy…
Sáng nay, chị Đỗ Thị Xuyến (SN 1994, tại xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) kể với PV VietNamNet: Tất cả 98 cân thịt lợn hôm qua bị đổ dầu luyn và phân đã được gia đình mang đi tiêu hủy.
thịt lợn, thịt lợn giá rẻ, kinh doanh thực phẩm, cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh
Quầy thịt của chị Xuyến mở cửa trở lại sáng nay
Ông Phương, tổ trưởng tổ quản lý chợ sáng nay cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng hôm qua, tại khu vực quầy hải sản. 
Chị Xuyến bán tôm, cá ở chợ Lương Văn Can 3-4 năm nay. Khoảng 1 tuần nay, do thịt lợn ở quê quá rẻ nên chị đã quay ra bán thịt lợn ở chợ. Sáng qua, chị Nguyễn Thị Hoa, con gái chủ một quầy thịt lợn nổi tiếng ở chợ cùng bà giúp việc đã lấy dầu luyn và phân đổ lên phản thịt lợn của chị Xuyến.
Theo tìm hiểu, chị Nguyễn Thị Hoa là con gái của bà Vinh. Gia đình bà Vinh đã bán thịt lợn hơn 20 năm ở chợ Lương Văn Can.
thịt lợn, thịt lợn giá rẻ, kinh doanh thực phẩm, cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh

Chị Xuyến chia sẻ: “Tôi chỉ muốn buôn bán kiếm miếng cơm, cũng chẳng có ý giành khách của quầy chị Hoa. Tôi đang chờ lời xin lỗi phía quầy thịt đã đổ chất bẩn lên phản thịt của tôi hôm qua”.
Nhà chị Xuyến còn gần 10 con lợn. Chị dự tính mổ bán hết số lợn rồi sẽ quay lại bán tôm, cá.
thịt lợn, thịt lợn giá rẻ, kinh doanh thực phẩm, cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh
Đông đảo người dân đến mua thịt giúp chị
Cô Vũ Thị Nhinh (cùng buôn bán ở chợ Lương Văn Can) kể: “Tôi cũng là người buôn bán nên tôi hiểu, trăm người bán thì vạn người mua, có gì đâu mà phải cạnh tranh thiếu lành mạnh như thế”.
thịt lợn, thịt lợn giá rẻ, kinh doanh thực phẩm, cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh

Đến sáng nay, rất đông người tìm đến quầy của chị Xuyến mua thịt ủng hộ chị. Tất cả đều bất bình với hành động cạnh tranh “bẩn” của quầy thịt nổi tiếng nhất chợ Lương Văn Can.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, hôm qua, Công an quận Ngô Quyền đã triệu tập 2 đối tượng hất dầu luyn, chất bẩn vào phản thịt lợn tại chợ Lương Văn Can để làm rõ vụ việc.
thịt lợn, thịt lợn giá rẻ, kinh doanh thực phẩm, cạnh tranh bẩn, cạnh tranh không lành mạnh
Chị Xuyến ngồi thất thần trước phản thịt bị đổ dầu luyn cùng chất thải hôm qua. Ảnh: FB Ngô Thị Duyên
Ghi nhận ban đầu, dầu luyn và chất bẩn đã làm hỏng gần 1 tạ thịt, thiệt hại khoảng 5 triệu đồng.
Công an quận đang tiếp tục điều tra làm rõ và sẽ xử lý nghiêm, nếu đủ điều kiện sẽ khởi tố hành vi hủy hoại tài sản.
Phạm Công - Quang Minh


'Lợn đến kỳ xuất chuồng mà chẳng ai mua, chúng tôi mới mổ thịt đem ra chợ bán thì bị hắt luyn và đe dọa'


Kênh 14  2 đăng lại 103 liên quan


Sáng ngày 11/5 tại khu vực chợ Lương Văn Can (thuộc phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), người phụ nữ bán thịt lợn đã bị "đối thủ" hắt luyn trộn chất thải lên người và sạp thịt vì cho rằng chị này bán phá giá, thấp hơn giá bán thông thường.

Mới đây, sự việc một người phụ nữ bị "đối thủ" hắt luyn trộn chất thải lên người và sạp thị lợn khi đang bán tại chợ Lương Văn Can (Ngô Quyền, Hải Phòng) khiến nhiều người phẫn nộ.
Theo tìm hiểu, chủ hàng thịt lợn là chị Phạm Thị Hòa, (sinh 1993, ở xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy), chị cũng bị chất thải bắn vương lên cả vùng đầu, mặt.
Liên hệ với chị Hòa, được biết, sáng ngày 11/5, gia đình chị mổ 2 con lợn từ quê rồi đem ra bày bán tại ki ốt. "Do thời gian gần đây, giá lợn đang trong thời gian thấp điểm. Lợn nuôi đến kỳ xuất chuồng mà không có người mua nên tôi cùng em gái giết mổ đem ra chợ bán. Tuy nhiên, sáng 11/5, khi tôi vừa bày bán thì có hai người phụ nữ chạy xe máy qua, cầm theo ca luyn trộn chất thải hất thẳng vào sạp thịt,kèm theo lời đe dọa".
Bị bất ngờ, chị Hòa chỉ còn biết thẫn thờ ngồi nhìn sạp thịt đã bị trộn bẩn, sau đó chị đã báo sự việc này với công an phường Máy Tơ.
Chị Hòa cũng cho biết, trước đó chị thường bán cá tôm ở chợ và thời gian gần đây mới mang thịt lợn của gia đình từ quê lên bán với giá 50.000 đồng/kg. Nguyên nhân chính được cho là do chị Hòa đã bán thịt lợn với giá thấp hơn giá bán thông thường ở chợ, do vậy đã xảy ra mâu thuẫn với 1 tiểu thương. Cho rằng chị Hòa đã bán phá giá, đối thủ đã "hắt luyn trộn chất thải để dằn mặt".
'Lon den ky xuat chuong ma chang ai mua, chung toi moi mo thit dem ra cho ban thi bi hat luyn va de doa' - Anh 1
Chị Hòa thẫn thờ ngồi bên sạp thịt lợn bị đổ đầy luyn trộn chất thải. Ảnh: CTV
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Phượng, tổ trưởng tổ quản lý chợ Lương Văn Can cho hay, hiện chợ Lương Văn Can có hơn 20 hộ đều cùng kinh doanh thịt lợn, sự việc trên khiến ban quản lý chợ cùng các hộ kinh doanh khác đều bức xúc và đã nhanh chóng báo cáo Công an phường và UBND phường Máy Tơ.
Ngay sau khi nhận tin, lực lượng Công an phường Máy Tơ đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành lấy lời khai, lập hồ sơ xử lý vụ việc. Liên hệ với ông Phạm Văn Thạo, Chủ tịch UBND phường Máy Tơ cho biết, đã nắm nhanh vụ việc, đồng thời UBND phường chỉ đạo lực lượng CAP xử lý nghiêm vụ việc theo quy định của pháp luật , nhanh chóng ổn định tình hình ANTT của chợ.
"Dù thiệt hại vật chất là không đáng kể nhưng hành vi đổ chất thải vào hàng thịt lợn là không thể chấp nhận, nhất là trong bối cảnh cả nước đang chung tay giúp đỡ bà con nông dân...", ông Thạo khẳng định.
Định Nguyễn, Theo Thời Đại

Đổ dầu luyn vào thịt lợn bị xem xét xử lý hành vi Hủy hoại tài sản

Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với bị hại là chị Phạm Thị Hoà (24 tuổi), trú ở xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, để thu thập chứng cứ, thông tin.
Đại diện CAQ Ngô Quyền (Hải Phòng) chiều 12/5 cho biết, đơn vị đang thu thập tài liệu, chứng cứ điều tra về hành vi Huỷ hoại tài sản, đối với những cá nhân có hành vi hất dầu luyn vào bàn thịt lợn bán giá rẻ của 1 phụ nữ tại chợ Lương Văn Can, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền.
do dau luyn vao thit lon bi xem xet xu ly hanh vi huy hoai tai san hinh 1
Chị Hòa thẫn thờ bên bàn thịt lợn bị hất chất bẩn
Chiều tối 11/5, một đoạn clip quay lại cảnh người phụ nữ ngồi trước phản thịt của mình tại chợ Lương Văn Can (quận Ngô Quyền) bị hắt dầu luyn trộn chất thải lên thịt và cả quần áo, đầu tóc, khiến nhiều người thương cảm, phẫn nộ.
Theo nội dung trong clip, người phụ nữ này ở ngoại thành TP. Hải Phòng. Do giá lợn xuống quá thấp, chị đã mang thịt lợn nhà mình đến chợ Lương Văn Can bán với giá rẻ (40.000 – 50.000 đồng/kg). Tại đây, có một số người cũng bán thịt lợn với giá cao hơn, nên đã xảy ra tình trạng cạnh tranh, đe dọa người phụ nữ bán thịt rẻ hơn mình. Đỉnh điểm là họ hắt chất bẩn vào phản thịt của người phụ nữ này.
Tiếp nhận tin báo, CAP Máy Tơ đã đến hiện trường ghi nhận vụ việc, đồng thời báo cáo đến CAQ Ngô Quyền để nghị phối hợp giải quyết. Trong ngày 12/5, cơ quan Công an đã triệu tập 2 phụ nữ liên quan đến vụ việc trên đến làm việc.
Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với bị hại là chị Phạm Thị Hoà (24 tuổi), trú ở xã Tú Sơn, huyện Kiến Thuỵ, để thu thập chứng cứ, thông tin. Chị Hòa tường trình ki ốt trên được gia đình thuê lại đã lâu để bán cá và mới chuyển sang bán thịt lợn giết mổ từ quê được khoảng 1 tuần nay.
Đại diện BQL chợ Lương Văn Can cho hay, chợ có hơn 20 hộ kinh doanh thịt lợn. Trước sự việc trên, các hộ kinh doanh đều hết sức bất bình trước cách hành xử chèn ép của một số cá nhân đối với chị Hòa./.
Theo Minh Minh/An ninh Thủ đô


Viện trưởng Viện KSND Tối cao: Tôi cũng bức xúc vụ sân golf trong sân bay

Tiền Phong  1 liên quan

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao Lê Minh Trí chia sẻ cá nhân ông cũng rất bức xúc việc làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất và sắp tới sẽ tiếp tục kiến nghị Quốc hội xem xét vì giải trình của các cơ quan chức năng chưa thuyết phục.
Vien truong Vien KSND Toi cao: Toi cung buc xuc vu san golf trong san bay - Anh 1
Chiều nay, 12/5, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí và Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị 4 (TPHCM) đã tiếp xúc cử tri quận 5 trước kỳ họp thứ 3 của Quốc hội (QH).
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Trần Bảo Hương (phường 9) băn khoăn: Tham nhũng, lần nào cũng tổng kết, xác định có tiến bộ nhất định nhưng không đạt yêu cầu. Nhiều lãnh đạo nói tham nhũng là nội xâm, gây hại đất nước nhưng làm thì lơ là.
Ông Hương dẫn chứng: Chuyện rút ruột xăng dầu ở TPHCM, báo chí phản ánh rất nhiều, nhiều lãnh đạo tuyên bố không để chìm xuồng nhưng rồi không quyết liệt xử lý. Dường như có một thế lực ngầm nào đó chi phối. Chuyện ở phía Nam chưa xử lý xong lại phát hiện vụ trộm cắp xăng dầu ở phía Bắc, tới bây giờ êm luôn.
“Vừa rồi có xử mấy vụ, chỉ nêu vi phạm, không đề cập đến có tham nhũng không. Như vụ 44/46 cán bộ một Sở ở Hải Dương là sếp. Đề bạt ồ ạt có phải tham nhũng, đằng sau việc này là gì? Bánh ít đi, bánh quy lại, không có chuyện vô tư nhưng chỉ xử lý trách nhiệm, phê bình, kiểm điểm sâu sắc… Kỷ luật có cũng như không”, ông Hương bức xúc.
Cử tri Mai Văn Lợi (phường 11) thắc mắc: Sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cả trên trên trời lẫn dưới mặt đất, cần phải mở rộng. Quỹ đất đang thiếu, tại sao còn cho xây dựng sân golf trong sân bay?
“Quân đội đã bàn giao đất mở rộng sân bay nhưng sân golf đến nay vẫn còn tồn tại thách thức dư luận, bất kể ngành hàng không phải tính đến phương án điều máy bay về Cần Thơ đỗ quan đêm vì sân bay Tân Sơn Nhất không đủ chỗ. Phải chăng có lợi ích nhóm?”, ông Lợi đặt vấn đề.
Vien truong Vien KSND Toi cao: Toi cung buc xuc vu san golf trong san bay - Anh 2
Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí tiếp xúc cử tri quận 5.
Ghi nhận ý kiến các cử tri, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí cho rằng những vụ việc cử tri nêu ra là những vấn đề lớn liên quan đến công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Theo ông Trí, băn khoăn của các cử tri là đúng vì công tác chống tham nhũng tuy đã nỗ lực, đạt một số kết quả, tình hình có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của người dân...
Đối với vụ ăn cắp xăng dầu diễn ra vào tháng 3 vừa qua, Bộ Công an đã khởi tố 16 bị can nhưng quá trình điều tra, truy tố, xét xử cần có thời gian.
“Vụ việc mới hai tháng, quy trình xử lý hình sự phải đúng, bài bản, không giống như con mình sai, gọi vào tát cho một cái là xong. Tôi không cho phép vụ này chìm xuồng”, ông Trí nhấn mạnh.
Về vụ làm sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, người đứng đầu Viện KSND tối cao nói: “Tôi chia sẻ với bà con vì tôi cũng rất bức xúc”.
Theo ông Trí, sân bay Tân Sơn Nhất phù hợp với sự phát triển của TPHCM nhưng hiện nay sân bay đang tắc nghẽn, ảnh hưởng đến sự phát triển.
“Đất quân sự đã bàn giao rồi. Sân golf vẫn còn. Nhiều bà con, cán bộ hưu trí bức xúc. Tôi cũng là một trong những người đã kiến nghị vấn đề này và sắp tới sẽ tiếp tục. Vừa rồi cũng có giải trình rằng dự án này hiệu quả, mỗi năm đóng góp cho ngân sách một trăm mấy chục tỷ. A, b, c, d … gì cũng giải trình hết nhưng tôi thấy chưa thuyết phục vì cái thiệt hại gây ra lớn hơn cái nhận được. Vấn đề này ảnh hưởng đến quốc gia chứ không chỉ TPHCM. Sân bay Long Thành bây giờ làm thì tiền không có, phải huy động”, ông Trí cho biết.
Huy Thịnh

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Vũ Quang Việt - Tại sao Đinh La Thăng lại bị kết án chỉ định thầu? Có nên nhìn lại vấn đề thể chế?

Vấn đề Đinh La Thăng là một vấn đề nhỏ trong một hệ thống những vấn đề lớn mà hệ thống thể chế hiện nay không thể giải quyết được nếu không có cải cách thực sự.

ong-dinh-la-thang-bi-thoi-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri

Thông báo về sai phạm của Đinh La Thăng

Đọc bài  báo về thông báo sai phạm của ông Thăng có đoạn trích sau là đáng để ý: 

Thông báo còn đề cập đến trách nhiệm của ông Thăng trong việc  “Chấp thuận cho Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005”.

Khoản 2, Điều 20, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 quy định: “Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, nhà thầu được PVN chỉ định lại không đáp ứng yêu cầu về năng lực, dẫn đến nhiều hệ lụy và không phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) được công bố cuối năm 2016, về sai phạm trong chỉ định thầu tại PVN, việc chỉ định Liên danh PVC - Alfa Laval thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhiên liệu sinh học (NLSH) Phú Thọ, Liên danh PTSC - Alfa Laval (Ấn Độ) thực hiện gói thầu EPC Dự án NLSH Dung Quất, trong đó các nhà thầu PVC và PTSC đều đảm trách thực hiện các công việc quan trọng của dự án, nhưng hạn chế năng lực, chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án NLSH, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến thi công chậm tiến độ, gây hậu quả cho các chủ đầu tư, đặc biệt nhà thầu PVC đã dừng thi công dự án Phú Thọ gần 5 năm, vi phạm Hợp đồng EPC, gây hậu quả nghiêm trọng.

 Vấn đề nằm ở đâu?

Chỉ có thể hiểu được nguyên nhân sai phạm khi xem xét nó trên cơ sở một chuỗi các quyết định rất chủ quan về điều hành kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ ảo tưởng rằng hình thành những tập đoàn lớn sẽ giúp kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Và để tạo quả đấm thép này thì yêu cầu quan trọng là giao cho một số lãnh đạo chính trị thực hiện quả đấm thép.

Năm 2001,  Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng đã đề ra việc thành lập Tập đoàn. Năm 2002, TT Phan Văn Khải quyết định giao các tổng công ty loại 91 nghiên cứu khả thi các dự án liên quan đến công nghiệp không liên quan đến quốc phòng và có vốn nhỏ.  

Năm 2003,  Đảng đưa ra Lụật Doanh Nghiệp Nhà Nước  , trong đó giao quyền lập  tập đoàn và doanh nghiệp mới cho Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh thuộc TW. Luật cũng giao  quyền bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp vào tay họ. Như thế chẳng khác gì cả nước là một tổng doanh nghiệp do Thủ tướng điều hành. Quyền lớn thế nhưng lại không có hệ thống cân bằng và hạn chế quyền lực. Quyết định của Thủ tướng, và tay chân (như Bộ trưởng) chẳng cần gì đến vài trò của Quốc hội.

Năm 2004, Đảng ra nghị quyết tổng kết thí điểm công ty mẹ - công ty con và chuẩn bị lập tập đoàn.  Có lẽ khó mà tìm thấy tờ trình tổng kết thí điểm


Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.

Trong khi ông Phan Văn Khải thận trọng xem xét vấn đề thì Nguyễn Tấn Dũng nóng vội cho ra đời ngay trước và sau khi lên nắm quyền nhiều tập đoàn lớn. Tập đoàn Than -  Khoáng sản ra đời ngày 26/12/2005.  Và sau đó ít lâu, chỉ sau vài ngày chính thức nắm quyền Thủ tướng (27 tháng 6  năm 2006), TT Nguyễn Tấn Dũng đã nhanh chóng ký quyết định cho lập hàng loạt các  tập đoàn và các công ty con cháu như Tập đoàn Tầu thủy (Vinashin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn dầu khí Petrovietnam (PVN), và nhiều nữa. Những tập đoàn sau này có quyền sở hữu ngân hàng và có ngân hàng liên kết, hầu thu vốn để đầu tư mở rộng hoặc thành lập công ty con cháu mới. Vinashin có đến hơn 100 công ty con cháu là thành viên. Những công ty con cháu này thường là nửa công nửa tư. Lợi ích lớn nhất của tư nhân góp vốn là được cấp đất cấp vốn để kinh doanh địa ốc.

Thí dụ Tâp đoàn Điện lực  (EVN) được ông Dũng ký quyết định 147/2006/QĐ-TTg  cho lập thí điểm tập đoàn vào ngày 22/6/2006, nhưng lại dồn tất cả các công ty điện lực ở Việt Nam vào một rọ, và cho phép mở thêm hàng loạt các công ty liên kết từ xây dựng đến sửa chữa, và Ngân hàng An Bình.  Cùng một ngày, ông ký thêm quyết định 148/2006/QĐ-TTg cho phép EVN kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, kinh doanh khách sạn nhà hàng, bất động sản, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, v.v.  Chỉ sau đó 2 tháng ông Dũng lại ký hai quyết định lập Tập đoàn Dầu khí (12) với hàng loạt các hoạt động tương tự. Cùng thời gian đó, là một loạt quyết định lập các tập đoàn khác như Tập đoàn Xi măng (Vicem) ngày 29/8/2006 (mặc dù có tên chính thức là công ty mẹ - công ty con), Tập đoàn Tầu Thủy (Vinashin) ngày 25/5/2006, v.v. cũng ra đời.   

Sau đó biến chúng thành chính thức với các quyết định năm 2007 và sau đó là 2009.

Rõ ràng các quyết định thành lập hàng loạt tập đoàn, nhằm cho phép chúng lập công ty con làm đầy đủ mọi thứ trên đời. Tệ nhất là cho phép chúng liên kết lập ngân hàng huy động vốn một cách rất phiêu lưu khiến vốn đi vay lớn hơn vốn tự có vài chục lần (mà nguyên tắc cho vay đẹp nhất là 2, tức là vốn tự có là 1 thì được vay 1).  Không những thế, Thủ tưởng còn lệnh cho các ngân hàng cấp vốn cho tập đoàn và công ty con cháu. Thí dụ, thông báo số 264/TB-VPCP về quyết định của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký thay Thủ tướng chỉ thị như sau:

 “Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại thực hiện các cam kết với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đặc biệt là bảo đảm lượng vốn cần thiết cho các sản phẩm đóng tàu nói trên (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2.700 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại khác 300 tỷ đồng).” 

Việc lũng đoạn hệ thống tiền tệ và tài chính nhằm dựng lên các tập đoàn lỗ vốn đã là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng năm 2008,  với lạm phát tăng vọt lên 23%, còn  tốc độ tăng GDP lại giảm từ 7-8% xuống còn dưới 6%. Quả đấm thép đã đưa kinh tế VN ngày càng rơi vào nợ nần không trả được cho đến ngày nay. Vấn đề này tác giả đã phân tích trong một bài xuất bản trên  Thời Đại Mới năm 2009.  

Vấn đề Đinh La Thăng

Ban kiểm tra Đảng lấy cơ sở Luật đấu thầu năm 2005, đòi hỏi phải có chọn thầu, thay vì chỉ định thầu.

Tuy nhiên như ta thấy, quyết định cho phép lập Tập đoàn và cho phép Tập đoàn sinh sản hàng loạt các công ty con cháu, đặc biệt thuộc lãnh vực như xây dựng, kinh doanh khách sạn, ngân hàng, tài chính và địa ốc mà các tập đoàn chưa từng làm nên cũng tất nhiên là không có kinh nghiệm thì việc chỉ định các công ty con nhận thầu từ các công ty mẹ là điều dễ hiểu.  Chỉ định thầu chính là cách tạo ra sự sống cho công ty con cháu, mà cũng vì thế mà các công ty này phải đi với 1 công  ty nước ngoài có tí kinh nghiệm. Và câu hỏi đặt ra là ông Thăng vi phạm Luật Đấu thầu từ những năm 2005 mà không ai biết? Theo Luật Doanh Nghiệp 2003 thì mọi quyết định kinh tế của ông Thăng nằm dưới quyền của Tổng chỉ huy Nguyễn Tấn Dũng, và trên đó là Đảng.Luật Đấu Thầu .   cũng viết là khi liên quan đến “trường hợp cấp bách vì lợi ích quốc gia” thì Thủ tướng có thể quyết định chỉ định thầu (Điều 20(b)).

Theo báo Tuổi trẻ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nói về việc ông Thăng lấy tiền của PV góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương rồi mất vốn. Đây chính là quyền mà Thủ tướng ký quyết định cho phép tập đoàn đầu tư vào ngân hàng. Rồi bản kiểm điểm cũng lôi ra trách nhiệm để các công ty thua lỗ lớn. Đây là kết quả từ việc đặt người không đủ năng lực vào vị trí lãnh đạo kinh doanh. Những lỗi này xảy ra gần chục năm trước đây do yếu kém năng lực, thế mà hệ thống Đảng vẫn tuần tự đưa ông ấy lên các chức vụ chính trị cao và quan trọng hơn.

Như thế, kết luận của Ban Kiểm tra rõ ràng là chưa đi vào thực chất vấn đề. Người quan sát có thể thấy đây là kết luận của một cuộc đấu đá nội bộ hơn là xem xét trách nhiệm. Và tất nhiên là Đảng chỉ dừng lại ở chỗ “trách nhiệm” và lờ đi những hành động phạm pháp (dù có).

Cứ giả thiết kết luận của Ban Kiểm tra là khách quan thì nguyên nhân nào đã tạo ra khách quan đó?

Nguyên nhân thể chế

Vấn đề là yếu kém năng lực đưa đến kinh doanh thua lỗ đã thể hiện trong quá trình dài  từ năm 2006 đến nay như thế nhưng hệ thống đảng không thấy. Thế thì nói gì đến hành vị phạm pháp như tham nhũng?

Rõ ràng là quyền lập tập đoàn, doanh nghiệp mới, bổ nhiệm người lãnh đạo  thông qua dự án đầu tư đã được giao cho quan chức hành chính (từ Thủ tướng trở xuống) mà không cần đến một cơ quan dân cử nào như Quốc hội xem xét kỹ lưỡng và bỏ phiếu. Chủ trương coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, và dựa vào tập đoàn nhà nước và các công ty con cháu là quả đấm thép, do Đảng chủ trương rõ ràng là nguyên nhân đưa đến đầy rẫy những trường hợp tương tự như Đinh La Thăng. Và chủ trương đó đang làm giầu cho một số đảng viên lãnh đạo, con cái và gia đình họ, và nhóm lợi ích bâu quanh. Còn nền kinh tế tiếp tục đi xuống và xã hội ngày càng bất ổn.

Vấn đề Đinh La Thăng là vấn đề thể chế về quyền lực, chứ đâu phải chỉ định thầu.  Quyền lực không kiểm soát là quyền lực tha hóa và bị lạm dụng. Hệ thống quyền lực hiện nay vẫn không có gì thay đổi. Việc lập doanh nghiệp mới và chỉ định người lãnh đạo phải có quyền của Quốc hội.

 Điều đáng nói Quốc hội ở Việt Nam cơ bản là bù nhìn, phần lớn là quan chức các cơ quan nhà nước và Đảng (vừa đá bóng vừa thổi còi), do đó hoạt động không thường xuyên và không chuyên nghiệp, còn hệ thống tư pháp chỉ đi vào vận hành nếu được Đảng bật đèn xanh.

Nếu không có phân quyền và sự độc lập về quyền hành để kiểm soát lẫn nhau thì khó mà đạt được một xã hội có công lý, dù có một đảng hay nhiều đảng.  Quyền quản lý doanh nghiệp nhà nước và tài nguyên đất nước đang tập trung vào tay một số cán bộ chính quyền hiện nay chỉ tạo cơ hội làm giầu cho một số ít người có quyền. Và bằng mọi cách, họ sẽ bảo vệ quyền lợi này của chính họ.


Sơ lược lịch sử thành lập các tập đoàn nhà nước

2001

Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) 2001
Nghị quyết của chính phủ cùng năm 05/2001/NQ-CP sau đó thời ông Phan Văn Khải không đả động gì đến việc lập Tập đoàn.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=8992  

Nghi quyết chính phủ năm 2002 chỉ giao nghiên cứu:
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=10525


2003

Luật doanh nghiệp 2003,  giao cho Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban cấp tỉnh thuộc TW  thành lập mới công ty quốc doanh, và đặc biệt giao rất nhiều quyền cho Thủ tướng, không đả động gì đến vai trò của Quốc hội. Luật viết như sau:

Điều 7: Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) là người đề nghị thành lập mới công ty nhà nước (sau đây gọi là người đề nghị).

Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11.

3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.

4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-doanh-nghiep-nha-nuoc-2003-14-2003-QH11-51698.aspx

 2004

TW ra nghị quyết tổng kết thí điểm và chuẩn bị lập Tập đoàn. Nghị quyết NQ/TW số 34 ngày 3/2/2004 của BCHTU viết như sau:

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.

http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-11520162411956/index-1152016258155643.html

2006

Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng.

 2007

Nghị quyết chính phủ 2007 thời NTD, 7/11/2007 ký đẩy mạnh:
 Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, kể cả các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế, trọng tâm là cổ phần hoá để thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.

http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=13&mode=detail&  document_id=45915

 2009

Chính phủ ra nghi định sô 101/2009/NĐ-CP

Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước

1. Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong các ngành nghề kinh doanh chính sau đây:
1. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
2. Đóng mới, sửa chữa tàu thủy;
3. Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng;
4. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí;
5. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến than và khoáng sản;
6. Dệt may;
7. Trồng, khai thác, chế biến cao su;
8. Sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất;
9. Đầu tư và kinh doanh bất động sản;
10. Công nghiệp xây dựng và cơ khí chế tạo;
11. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
12. Các ngành nghề khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=23864
Vũ Quang Việt

(Viet-studies)

TẬP CẬN BÌNH DÙNG CHÍNH SÁCH HỒNG VỆ BINH ( ĐÁM ĐÔNG) ĐỂ BỊT MIỆNG PHE CẢNH GIANG TRẠCH DÂN

Chủ tịch Tập Cận Bình tung “hai đại chiêu” khống chế ông Giang can thiệp đại hội 19

Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tới gần, ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn lại tung chiêu mới khống chế ông Giang can thiệp vào “đại yến tiệc mùa thu” này.

đại hội 19, Tap Can Binh, quan trường trung quốc, Giang Trạch Dân, da hổ,
Chủ tịch Tập Cận Bình và cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tại đại hội thứ 18. (Ảnh: via Zimbio)
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã thiết lập cơ sở cho phép công dân tố cáo quan chức, không giới hạn đối tượng bị tố cáo và có thể khởi kiện tới cả lãnh đạo “cấp chính quốc”, tức cấp cao nhất.
Đồng thời bổ sung thêm quy định quan chức phải khai báo sở hữu tài sản và tình hình cư trú của người thân tại nước ngoài. Phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình đã sử dụng hai chiêu trên khiến người cầm đầu phe đối thủ của mình là ông Giang Trạch Dân phải “ngậm miệng”, mục đích tránh sự can thiệp từ phe ông Giang trong việc bố trí nhân sự cho đại hội 19.
Truyền thông Hồng Kông ngày 9/5 đăng bài bình luận, theo truyền thống tại mỗi nhiệm kỳ mới của ĐCSTQ, các cựu ủy viên thường trực đã nghỉ hưu đều đặc biệt “quan tâm” đến phương diện bố trí nhân sự, ai cũng muốn người của mình dành được ghế trong Bộ chính trị, không thì sẽ bố trí đề bạt từ địa phương lên trung ương nhằm duy trì sức ảnh hưởng. Việc làm này khiến giới chức cấp cao của ĐCSTQ không thể không thỏa hiệp để cân bằng các phương diện.
Đại hội 19 của ĐCSTQ sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay, trước đó là hội nghị Bắc Đới Hà – diễn đàn của các cán bộ lão thành chính trị, được xem là “gõ nhịp” cuối cùng của việc tuyển chọn nhân sự cho đại hội 19, khoảng vài chục nguyên lão “cấp chính quốc” và mấy trăm “cấp phó quốc”, trong số họ sẽ có người biểu đạt sự quan tâm hoặc đề xuất các kiến nghị của mình.
Bài bình luận cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ sự ngán ngẩm đối với việc “quan tâm” quá mức của các nguyên lão đã nghỉ hưu và muốn loại bỏ sự can thiệp của họ vào việc lựa chọn nhân sự của Đại hội 19. Vì vậy để bài trừ sự can nhiễu, ông Tập đã bổ sung điều khoản “công dân có thể kiện lãnh đạo cấp chính quốc”, nhằm hy vọng các nguyên lão tự biết khó mà lui.
Ngoại giới cho rằng, trong các cán bộ lão thành thì ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo là minh hữu của ông Tập, đã đem toàn bộ quyền lực chuyển giao cho chính phủ của ông Tập. Vì vậy hiển nhiên, ông Tập sẽ không lo lắng về sự quan tâm của hai ông này. Vấn đề mà ông Tập đang thật sự phải đối mặt chính là tập đoàn Giang Trạch Dân, những người không cam lòng mất đi quyền lực.
Bài bình luận nói, cựu Thường ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang hiện đang lĩnh án tù chung thân, tuyệt đối không phải “đại lão hổ” cấp chính quốc duy nhất chốn quan trường Trung Quốc, thủ đoạn và kinh nghiệm vơ vét tài sản của gia tộc họ Chu và các nguyên lão đã nghỉ hưu rất giống nhau, tất cả đều dựa vào quyền cao chức trọng.
Vì vậy, việc công dân có thể khởi kiện lãnh đạo cấp chính quốc, tự nhiên sẽ khiến các nguyên lão và gia tộc phải dè chừng ở một mức độ nhất định nào đó.
Tháng 4, truyền thông Trung Quốc đưa tin, trên website của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có thêm mục“Trung tâm tố giác” phục vụ công dân tố cáo quan chức, có thể trực tiếp tố cáo quan chức cấp quốc gia hay các lãnh đạo cấp thường vụ, hơn nữa người tố cáo có thể không cần phải ký tên.
Bình luận viên Đường Tĩnh Viễn của đài truyền hình Tân Đường Nhân cho rằng chiêu “dân chúng có thể tố cáo lãnh đạo cấp cao” có thể xuất phát từ hai nguyên nhân lớn. Thứ nhất có thể liên quan đến đại hội 19, áp lực dư luận đối với các quan chức cấp cao có vấn đề sẽ thuận tiện hơn cho cuộc thanh trừng. 
Nguyên nhân thứ 2, rất có thể ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn đang chuẩn bị đánh hạ thêm một “đại lão hổ” trong thời gian sắp tới.
Từ tháng 5/2015, sau khi Bắc Kinh thực hiện cải cách tư pháp“có án phải lập, có kiện phải xử”, đã có 200.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà tại Trung Quốc đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo Giang Trạch Dận về tội vu khống và bức hại Pháp Luân Công.
Đường Tĩnh Viễn cho rằng vấn đề này có thể đẩy làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân lên thành cao trào. Về khách quan, những vụ khởi tố đang trợ giúp rất nhiều cho chiến dịch “đả hổ” của ông Tập Cận Bình, ông Tập có thể thuận ý đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý. 
Cùng việc người dân có thể tố cáo lãnh đạo cấp cao, văn phòng Trung ương và văn phòng Bộ Ngoại giao đã in ấn và phát hành “Quy định quan chức cấp cao thực hiện báo cáo cá nhân” và “Những biện pháp xử lý kết quả hạch tra báo cáo cá nhân của quan chức cấp cao”. Hai phòng nhấn mạnh “lãnh đạo quan chức các cấp, đặc biệt là quan chức cấp cao cần đi đầu trong việc chấp hành”.
Trong quy định mới này có thêm mục tiền gửi ngân hàng cá nhân, phối ngẫu, và con cái ở trong và ngoài nước, cũng như tình trạng đầu tư. Truyền thông Hồng Kông phân tích, chiêu này rõ ràng đang nhắm vào các vị nguyên lão đã về hưu.
Hồi tháng 2 truyền thông Hồng Kông tiết lộ, Bộ Chính trị đã đưa ra 4 quy tắc trong việc đề bạt các vị trí Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, v.v.., trong đó bao gồm người được đề cử phải công khai tài sản cá nhân.
Trong khoảng thời gian ông Giang Trạch Dân cầm quyền (1989 – 2012) bao gồm cả chính thức và không chính thức đã thực thi chính sách “trị quốc hủ bại”, bố trí thân tín của mình trải rộng Trung Quốc, quan càng to càng hủ bại, gia tộc những nhân vật này đều sở hữu khối tài sản khổng lồ. Vì vậy, 4 quy tắc của Chủ tịch Tập được coi như “miếng sát thủ” nhằm chặn con đường thăng quan tiến chức của phe ông Giang.
Học giả Trung Quốc Tân Tử Lăng nhận định, tương lai việc dùng người của ông Tập nhất định sẽ chọn người cùng chí hướng với mình. Trong việc tổ chức hệ thống của Chủ tịch Tập Cận Bình nhất định thoát khỏi sự quấy phá và ngăn chặn người của phe ông Giang gia nhập Bộ Chính trị.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung


Người Trung Quốc náo loạn trước tin Giang Trạch Dân bị liệt nửa người


Vì sao sức khỏe của cựu nguyên thủ Trung Quốc bị truy nã quốc tế lại thu hút nhiều chú ý đến vậy?
Vài ngày trước, mạng internet rộ tin cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân bệnh tình nguy kịch, đã được đưa vào bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải. Các tuyến đường gần bệnh viện bị kiểm soát nghiêm ngặt, không ít các ký giả trong và ngoài nước chờ đợi bên ngoài bệnh viện, đài truyền hình NTD cho biết.
Ông Giang được giới truyền thông và công chúng chú ý vì ông này không chỉ là cựu nguyên thủ Trung Quốc, mà hiện còn là người đầu phe chính trị đối lập với lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình.
Lịch sử đầy tội ác của ông Giang cũng là lý do khiến ông này đặc biệt được giới quan sát để mắt đến. Năm 2014, một tòa án Tây Ban Nha đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Giang vì những vi phạm nhân quyền của ông này đối với người Tây Tạng.
Tuy nhiên, hồ sơ tai tiếng của ông Giang Trạch Dân không chỉ có vậy. Hiện ông Giang đang đối mặt với làn sóng khiếu kiện trong và ngoài nước về cuộc đàn áp đẫm máu mà ông này phát động nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, môn tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Hiện ông Giang đối mặt với nguy cơ bị buộc tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công khi gây dựng bộ máy mổ cướp nội tạng của các học viên để phục vụ ngành ghép tạng siêu lợi nhuận
Hiện tại, vấn đề sức khỏe của ông Giang đặc biệt quan trọng đối với phe cánh của ông này, đặc biệt khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đang đến gần, một sự kiện sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong hàng ngũ lãnh đạo tại nước này.
Theo thông tin từ truyền thông hải ngoại, ông Giang Trạch Dân hiện đang sống ở Thượng Hải. Chập tối ngày 17/4, khi đang tản bộ thì ông này bị trúng gió. Sau khi được bác sĩ riêng cấp cứu, ông Giang đã được đưa đến bệnh viện Hoa Sơn, nhưng nửa dưới thân đã bị liệt.
Nhiều nguồn tin cho hay các tuyến đường phố lân cận bệnh viện Hoa Sơn đã bị canh giữ nghiêm ngặt, các vùng phụ cận đã tiến hành quản chế đi lại, toàn bộ trên dưới khu vực bệnh viện đều bị giám sát, khắp nơi đều là quân cảnh mặc thường phục, còn có không ít ký giả trong và ngoài nước túc trực chờ đợi bên ngoài bệnh viện.
Tuy nhiên, các thông tin và bình luận trên mạng xã hội Weibo liên quan đến vụ việc tại bệnh viện Hoa Sơn đều bị xóa sạch, khiến cư dân mạng Trung Quốc bàn tán sôi nổi:
“Bệnh viện Hoa Sơn đêm qua còn là từ khóa được tìm kiếm hàng đầu, không hiểu sao hôm nay đã lặn tăm biến mất!!!”, một người viết.
Người khác bình luận: “Sao mà chỉ mới một đêm ngủ dậy, bệnh viện Hoa Sơn đã trở thành từ khóa mẫn cảm rồi vậy?”
Một đoạn cư dân mạng thắc mắc về từ khóa bệnh viện Hoa Sơn (Ảnh chụp màn hình)
Các cư dân mạng khác cũng có chung thắc mắc: “Bệnh viện Hoa Sơn sao vậy nhỉ? Có cần phải che đậy đến mức như vậy không? Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật tự nhiên mà!”
“Tôi thật không rõ tại sao mọi từ khóa liên quan đến bệnh viện Hoa Sơn đều đã bị xóa hết cả, thật không hiểu tại sao nữa?”
“Bệnh viện Hoa Sơn làm sao vậy nhỉ, tìm kiếm lại không thấy hiện ra, hơn nữa dường như ngay đến cả trang Blog của bệnh viện này cũng đều bị gỡ bỏ mau chóng, tôi hoang mang từ đêm hôm qua đến giờ, rốt cuộc là có bí mật gì không thể để cho người khác biết đây???”
Có phân tích cho rằng, thuận theo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đang đến gần, bất cứ một biến động nhỏ nào liên quan đến giới chức cấp cao đều sẽ dấy lên sự quan tâm theo dõi từ bên ngoài. Xét đến tình trạng tuổi tác, sức khỏe và đường hướng chính trị của Trung Quốc, thời đại của ông Giang Trạch Dân chấm hết là điều đã quá rõ ràng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tục có những động thái nhằm giành quyền kiểm soát từ phe Giang Trạch Dân. Ông Tập cũng có tín hiệu cho thấy dường như ông muốn chấm dứt cuộc bức hại mà ông Giang phát động đối với Pháp Luân Công.

Thu Phương

TBT VIETNAMNET BỊ MỘT ĐỘC GIẢ TÊN DŨNG TRUY VẤN VÀ DỌA KIỆN VỀ BÀI BÁO VIẾT VỀ BẠCH HỒNG QUYỀN



Truy nã đối tượng cầm đầu vụ tụ tập ở Hà Tĩnh

 - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh phát lệnh truy nã toàn quốc đối tượng Bạch Hồng Quyền, được xác định là người cầm đầu vụ tụ tập trước trụ sở huyện Lộc Hà.
Thượng tá Trần Hải Trung, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh chiều nay cho biết, đơn vị vừa ra quyết định truy nã toàn quốc đối tượng Bạch Hồng Quyền (SN 1989, trú tỉnh Hà Nam) về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại điều 245 bộ luật Hình sự.
Bạch Hồng Quyền, Việt Tân, biểu tình, sự cố môi trường biển, Formosa, biểu tình ở Hà Tĩnh
Quyết định truy nã Bạch Hồng Quyền
Theo CQĐT, khoảng 8h ngày 3/4, khoảng 2.000 người dân (chủ yếu là giáo dân xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) do Bạch Hồng Quyền cầm đầu, kích động mang theo băng rôn, khẩu hiệu, loa thùng kéo đến UBND huyện Lộc Hà lợi dụng khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Sự việc này khiến cho UBND huyện Lộc Hà bị ngừng trệ hoạt động từ 9-15h. Đám đông đã đuổi đánh và bắt giữ trái phép ông Nguyễn Bảo Trung, cán bộ công an tỉnh, bao vây không cho lực lượng y tế đưa đi cấp cứu.
Quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, ngày 18/4, CQĐT, Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố bị can, và lệnh bắt tạm giam đối với Bạch Hồng Quyền về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Bạch Hồng Quyền, Việt Tân, biểu tình, sự cố môi trường biển, Formosa, biểu tình ở Hà Tĩnh
Chân dung Bạch Hồng Quyền (ảnh do cơ quan điều tra cung cấp)
Do đối tượng Bạch Hồng Quyền không có mặt tại địa phương, đi đâu không rõ, nên CQĐT đã ra quyết định truy nã toàn quốc.
Công an tỉnh thông báo để mọi cơ quan, tổ chức biết, phát hiện và bắt giữ đối tượng Bạch Hồng Quyền giao cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Mọi thông tin về đối tượng này, đề nghị người dân cung cấp, gửi về địa chỉ: Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, số 268, Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0692928312 hoặc 0914383973.
Hà Tĩnh: Khởi tố vụ tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A

Hà Tĩnh: Khởi tố vụ tụ tập chặn xe trên quốc lộ 1A

Công an thị xã Kỳ Anh quyết định khởi tố vụ án hình sự “gây rối trật tự công cộng” diễn ra trên địa bàn thị xã Kỳ Anh vào ngày 3/4.
Ai đứng sau các vụ tụ tập phản đối ở Hà Tĩnh?

Ai đứng sau các vụ tụ tập phản đối ở Hà Tĩnh?

Cơ quan công an đã vạch rõ âm mưu của tổ chức Việt Tân kích động, đứng sau giật dây tổ chức các tuần hành gây rối thời gian qua.
Lợi dụng sự cố môi trường biển để kích động tụ tập ở Hà Tĩnh

Lợi dụng sự cố môi trường biển để kích động tụ tập ở Hà Tĩnh

Cuộc tụ tập trở nên nguy hiểm khi người dân bất chấp luật pháp bao vây trụ sở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Phần tử Việt Tân bị bắt ở Hà Tĩnh xin lỗi nhân dân

Phần tử Việt Tân bị bắt ở Hà Tĩnh xin lỗi nhân dân

Trước cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Hóa đã nhận ra việc làm sai trái, hối lỗi và xin được nhân dân khoan hồng.
Khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước

Khởi tố phần tử Việt Tân gây rối trật tự, bôi nhọ Đảng, Nhà nước

Công an Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Nguyễn Văn Hóa về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
PV

TÍNH "ƯU VIỆT" CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Hơn 1.160 xe công được sắm mới trong một năm

Ngân sách nhà nước đã chi gần 1.223 tỷ đồng để sắm các loại ôtô phục vụ chức danh, công tác chung và xe chuyên dùng trong năm 2016.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước năm 2016. Theo đó, tổng số xe công tăng thêm 2.166 chiếc, gấp rưỡi so với cùng kỳ 2015, bao gồm mua mới, tiếp nhận và điều chuyển giữa các đơn vị. Nguyên giá tài sản được ghi nhận là 2.015 tỷ đồng.
Trong tổng số xe nêu trên, tổng lượng phân bổ cho khối Trung ương là 1.158 chiếc, nguyên giá 1.194 tỷ đồng. Khối địa phương là 1.008 xe, tương đương gần 821 tỷ.
Giải thích về lượng xe công mua mới tăng hơn trước, báo cáo của Chính phủ cho biết trong số này, có hơn 1.000 xe là tiếp nhận, điều chuyển giữa các đơn vị, cơ quan, tổ chức với tổng nguyên giá hơn 792 tỷ đồng. 1.164 chiếc được sắm mới (xe phục vụ chức danh 32 chiếc, công tác chung 181 chiếc và chuyên dùng là 951 xe) có tổng nguyên giá gần 1.223 tỷ đồng. Bình quân, mỗi ngày có 3 chiếc xe công được mua mới với giá bình quân hơn 1 tỷ đồng.
hon-1160-xe-cong-duoc-sam-moi-trong-mot-nam
Tổng lượng xe công được mua mới năm 2016 là 1.164 chiếc.
"Việc mua mới xe công chủ yếu để trang bị cho các đơn vị, cơ quan chưa có xe ôtô, xe chuyên dùng và thay thế xe đã hết thời hạn sử dụng", báo cáo của Chính phủ nêu. 
Song song với lượng mua mới, các cơ quan nhà nước cũng đã giảm 2.085 xe công trong năm 2016 do thu hồi, điều chuyển, bán và thanh lý... với tổng nguyên giá gần 1.100 tỷ. Do đó, tới hết năm 2016, cả nước có 37.286 chiếc với tổng nguyên giá gần 24.000 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng giá trị tài sản Nhà nước.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, xe công hiện tại được phân bổ theo 3 nhóm: phục vụ chức danh là 860 chiếc, phục vụ công tác chung 21.114 chiếc và xe chuyên dùng 15.312 chiếc. 
Cũng theo bản báo cáo, phần lớn xe công đã sử dụng trên 2/3 thời gian quy định. Số xe sử dụng trên 15 năm (quá thời gian tính hao mòn theo chế độ) hiện khoảng 8.710 chiếc, chiếm trên 23% tổng quỹ xe. 
Bên cạnh đó, dù nguyên giá của gần 37.300 chiếc xe là gần 24.000 tỷ đồng,song thực tế giá trị còn lại theo sổ sách kế toán chỉ còn 7.435 tỷ đồng, bằng 31% tổng nguyên giá.
Tiếp tục chủ trương hạn chế mua sắm mới xe công của Quốc hội, báo cáo về tài sản Nhà nước của Chính phủ cũng khẳng định việc không bố trí kinh phí sắm ôtô và trang thiết bị đắt tiền. Việc mua sắm mới xe công trong năm 2016 chỉ được thực hiện sau khi các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc rà soát, sắp xếp xe phục vụ công tác chung hiện có và có văn bản gửi về Bộ Tài chính. Chính phủ cũng xây dựng phương án phân bổ xe công hợp lý theo đúng tiêu chuẩn, định mức với một số chức danh theo quy định, đảm bảo sử dụng hợp lý, không dôi dư.
Anh Minh