Vấn đề Đinh La Thăng là một vấn đề nhỏ trong một hệ thống những vấn đề lớn mà hệ thống thể chế hiện nay không thể giải quyết được nếu không có cải cách thực sự.
Thông báo về sai phạm của Đinh La Thăng
Đọc bài báo về thông báo sai phạm của ông Thăng có đoạn trích sau là đáng để ý:
Thông báo còn đề cập đến trách nhiệm của ông Thăng trong việc “Chấp thuận cho Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005”.
Khoản 2, Điều 20, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 quy định: “Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, nhà thầu được PVN chỉ định lại không đáp ứng yêu cầu về năng lực, dẫn đến nhiều hệ lụy và không phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) được công bố cuối năm 2016, về sai phạm trong chỉ định thầu tại PVN, việc chỉ định Liên danh PVC - Alfa Laval thực hiện gói thầu EPC Dự án Nhiên liệu sinh học (NLSH) Phú Thọ, Liên danh PTSC - Alfa Laval (Ấn Độ) thực hiện gói thầu EPC Dự án NLSH Dung Quất, trong đó các nhà thầu PVC và PTSC đều đảm trách thực hiện các công việc quan trọng của dự án, nhưng hạn chế năng lực, chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án NLSH, vi phạm quy định của Luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến thi công chậm tiến độ, gây hậu quả cho các chủ đầu tư, đặc biệt nhà thầu PVC đã dừng thi công dự án Phú Thọ gần 5 năm, vi phạm Hợp đồng EPC, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề nằm ở đâu?
Chỉ có thể hiểu được nguyên nhân sai phạm khi xem xét nó trên cơ sở một chuỗi các quyết định rất chủ quan về điều hành kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ ảo tưởng rằng hình thành những tập đoàn lớn sẽ giúp kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Và để tạo quả đấm thép này thì yêu cầu quan trọng là giao cho một số lãnh đạo chính trị thực hiện quả đấm thép.
Năm 2001, Báo cáo chính trị Đại Hội Đảng đã đề ra việc thành lập Tập đoàn. Năm 2002, TT Phan Văn Khải quyết định giao các tổng công ty loại 91 nghiên cứu khả thi các dự án liên quan đến công nghiệp không liên quan đến quốc phòng và có vốn nhỏ.
Năm 2003, Đảng đưa ra Lụật Doanh Nghiệp Nhà Nước , trong đó giao quyền lập tập đoàn và doanh nghiệp mới cho Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh thuộc TW. Luật cũng giao quyền bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp vào tay họ. Như thế chẳng khác gì cả nước là một tổng doanh nghiệp do Thủ tướng điều hành. Quyền lớn thế nhưng lại không có hệ thống cân bằng và hạn chế quyền lực. Quyết định của Thủ tướng, và tay chân (như Bộ trưởng) chẳng cần gì đến vài trò của Quốc hội.
Năm 2004, Đảng ra nghị quyết tổng kết thí điểm công ty mẹ - công ty con và chuẩn bị lập tập đoàn. Có lẽ khó mà tìm thấy tờ trình tổng kết thí điểm
Nghi quyết Đảng năm 2004 viết như sau:
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.
Trong khi ông Phan Văn Khải thận trọng xem xét vấn đề thì Nguyễn Tấn Dũng nóng vội cho ra đời ngay trước và sau khi lên nắm quyền nhiều tập đoàn lớn. Tập đoàn Than - Khoáng sản ra đời ngày 26/12/2005. Và sau đó ít lâu, chỉ sau vài ngày chính thức nắm quyền Thủ tướng (27 tháng 6 năm 2006), TT Nguyễn Tấn Dũng đã nhanh chóng ký quyết định cho lập hàng loạt các tập đoàn và các công ty con cháu như Tập đoàn Tầu thủy (Vinashin), Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn dầu khí Petrovietnam (PVN), và nhiều nữa. Những tập đoàn sau này có quyền sở hữu ngân hàng và có ngân hàng liên kết, hầu thu vốn để đầu tư mở rộng hoặc thành lập công ty con cháu mới. Vinashin có đến hơn 100 công ty con cháu là thành viên. Những công ty con cháu này thường là nửa công nửa tư. Lợi ích lớn nhất của tư nhân góp vốn là được cấp đất cấp vốn để kinh doanh địa ốc.
Thí dụ Tâp đoàn Điện lực (EVN) được ông Dũng ký quyết định 147/2006/QĐ-TTg cho lập thí điểm tập đoàn vào ngày 22/6/2006, nhưng lại dồn tất cả các công ty điện lực ở Việt Nam vào một rọ, và cho phép mở thêm hàng loạt các công ty liên kết từ xây dựng đến sửa chữa, và Ngân hàng An Bình. Cùng một ngày, ông ký thêm quyết định 148/2006/QĐ-TTg cho phép EVN kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng, kinh doanh khách sạn nhà hàng, bất động sản, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, v.v. Chỉ sau đó 2 tháng ông Dũng lại ký hai quyết định lập Tập đoàn Dầu khí (1, 2) với hàng loạt các hoạt động tương tự. Cùng thời gian đó, là một loạt quyết định lập các tập đoàn khác như Tập đoàn Xi măng (Vicem) ngày 29/8/2006 (mặc dù có tên chính thức là công ty mẹ - công ty con), Tập đoàn Tầu Thủy (Vinashin) ngày 25/5/2006, v.v. cũng ra đời.
Sau đó biến chúng thành chính thức với các quyết định năm 2007 và sau đó là 2009.
Rõ ràng các quyết định thành lập hàng loạt tập đoàn, nhằm cho phép chúng lập công ty con làm đầy đủ mọi thứ trên đời. Tệ nhất là cho phép chúng liên kết lập ngân hàng huy động vốn một cách rất phiêu lưu khiến vốn đi vay lớn hơn vốn tự có vài chục lần (mà nguyên tắc cho vay đẹp nhất là 2, tức là vốn tự có là 1 thì được vay 1). Không những thế, Thủ tưởng còn lệnh cho các ngân hàng cấp vốn cho tập đoàn và công ty con cháu. Thí dụ, thông báo số 264/TB-VPCP về quyết định của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký thay Thủ tướng chỉ thị như sau:
“Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại thực hiện các cam kết với Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đặc biệt là bảo đảm lượng vốn cần thiết cho các sản phẩm đóng tàu nói trên (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 2.700 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương 2.000 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại khác 300 tỷ đồng).”
Việc lũng đoạn hệ thống tiền tệ và tài chính nhằm dựng lên các tập đoàn lỗ vốn đã là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng năm 2008, với lạm phát tăng vọt lên 23%, còn tốc độ tăng GDP lại giảm từ 7-8% xuống còn dưới 6%. Quả đấm thép đã đưa kinh tế VN ngày càng rơi vào nợ nần không trả được cho đến ngày nay. Vấn đề này tác giả đã phân tích trong một bài xuất bản trên Thời Đại Mới năm 2009.
Vấn đề Đinh La Thăng
Ban kiểm tra Đảng lấy cơ sở Luật đấu thầu năm 2005, đòi hỏi phải có chọn thầu, thay vì chỉ định thầu.
Tuy nhiên như ta thấy, quyết định cho phép lập Tập đoàn và cho phép Tập đoàn sinh sản hàng loạt các công ty con cháu, đặc biệt thuộc lãnh vực như xây dựng, kinh doanh khách sạn, ngân hàng, tài chính và địa ốc mà các tập đoàn chưa từng làm nên cũng tất nhiên là không có kinh nghiệm thì việc chỉ định các công ty con nhận thầu từ các công ty mẹ là điều dễ hiểu. Chỉ định thầu chính là cách tạo ra sự sống cho công ty con cháu, mà cũng vì thế mà các công ty này phải đi với 1 công ty nước ngoài có tí kinh nghiệm. Và câu hỏi đặt ra là ông Thăng vi phạm Luật Đấu thầu từ những năm 2005 mà không ai biết? Theo Luật Doanh Nghiệp 2003 thì mọi quyết định kinh tế của ông Thăng nằm dưới quyền của Tổng chỉ huy Nguyễn Tấn Dũng, và trên đó là Đảng.Luật Đấu Thầu . cũng viết là khi liên quan đến “trường hợp cấp bách vì lợi ích quốc gia” thì Thủ tướng có thể quyết định chỉ định thầu (Điều 20(b)).
Theo báo Tuổi trẻ. Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nói về việc ông Thăng lấy tiền của PV góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương rồi mất vốn. Đây chính là quyền mà Thủ tướng ký quyết định cho phép tập đoàn đầu tư vào ngân hàng. Rồi bản kiểm điểm cũng lôi ra trách nhiệm để các công ty thua lỗ lớn. Đây là kết quả từ việc đặt người không đủ năng lực vào vị trí lãnh đạo kinh doanh. Những lỗi này xảy ra gần chục năm trước đây do yếu kém năng lực, thế mà hệ thống Đảng vẫn tuần tự đưa ông ấy lên các chức vụ chính trị cao và quan trọng hơn.
Như thế, kết luận của Ban Kiểm tra rõ ràng là chưa đi vào thực chất vấn đề. Người quan sát có thể thấy đây là kết luận của một cuộc đấu đá nội bộ hơn là xem xét trách nhiệm. Và tất nhiên là Đảng chỉ dừng lại ở chỗ “trách nhiệm” và lờ đi những hành động phạm pháp (dù có).
Cứ giả thiết kết luận của Ban Kiểm tra là khách quan thì nguyên nhân nào đã tạo ra khách quan đó?
Nguyên nhân thể chế
Vấn đề là yếu kém năng lực đưa đến kinh doanh thua lỗ đã thể hiện trong quá trình dài từ năm 2006 đến nay như thế nhưng hệ thống đảng không thấy. Thế thì nói gì đến hành vị phạm pháp như tham nhũng?
Rõ ràng là quyền lập tập đoàn, doanh nghiệp mới, bổ nhiệm người lãnh đạo thông qua dự án đầu tư đã được giao cho quan chức hành chính (từ Thủ tướng trở xuống) mà không cần đến một cơ quan dân cử nào như Quốc hội xem xét kỹ lưỡng và bỏ phiếu. Chủ trương coi kinh tế nhà nước là chủ đạo, và dựa vào tập đoàn nhà nước và các công ty con cháu là quả đấm thép, do Đảng chủ trương rõ ràng là nguyên nhân đưa đến đầy rẫy những trường hợp tương tự như Đinh La Thăng. Và chủ trương đó đang làm giầu cho một số đảng viên lãnh đạo, con cái và gia đình họ, và nhóm lợi ích bâu quanh. Còn nền kinh tế tiếp tục đi xuống và xã hội ngày càng bất ổn.
Vấn đề Đinh La Thăng là vấn đề thể chế về quyền lực, chứ đâu phải chỉ định thầu. Quyền lực không kiểm soát là quyền lực tha hóa và bị lạm dụng. Hệ thống quyền lực hiện nay vẫn không có gì thay đổi. Việc lập doanh nghiệp mới và chỉ định người lãnh đạo phải có quyền của Quốc hội.
Điều đáng nói Quốc hội ở Việt Nam cơ bản là bù nhìn, phần lớn là quan chức các cơ quan nhà nước và Đảng (vừa đá bóng vừa thổi còi), do đó hoạt động không thường xuyên và không chuyên nghiệp, còn hệ thống tư pháp chỉ đi vào vận hành nếu được Đảng bật đèn xanh.
Nếu không có phân quyền và sự độc lập về quyền hành để kiểm soát lẫn nhau thì khó mà đạt được một xã hội có công lý, dù có một đảng hay nhiều đảng. Quyền quản lý doanh nghiệp nhà nước và tài nguyên đất nước đang tập trung vào tay một số cán bộ chính quyền hiện nay chỉ tạo cơ hội làm giầu cho một số ít người có quyền. Và bằng mọi cách, họ sẽ bảo vệ quyền lợi này của chính họ.
Sơ lược lịch sử thành lập các tập đoàn nhà nước
2001
Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) 2001
Nghị quyết của chính phủ cùng năm 05/2001/NQ-CP sau đó thời ông Phan Văn Khải không đả động gì đến việc lập Tập đoàn.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=8992
Nghi quyết chính phủ năm 2002 chỉ giao nghiên cứu:
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=10525
2003
Luật doanh nghiệp 2003, giao cho Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban cấp tỉnh thuộc TW thành lập mới công ty quốc doanh, và đặc biệt giao rất nhiều quyền cho Thủ tướng, không đả động gì đến vai trò của Quốc hội. Luật viết như sau:
Điều 7: Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) là người đề nghị thành lập mới công ty nhà nước (sau đây gọi là người đề nghị).
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.
Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11.
3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-doanh-nghiep-nha-nuoc-2003-14-2003-QH11-51698.aspx
2004
TW ra nghị quyết tổng kết thí điểm và chuẩn bị lập Tập đoàn. Nghị quyết NQ/TW số 34 ngày 3/2/2004 của BCHTU viết như sau:
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-11520162411956/index-1152016258155643.html
2006
Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng.
2007
Nghị quyết chính phủ 2007 thời NTD, 7/11/2007 ký đẩy mạnh:
Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, kể cả các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế, trọng tâm là cổ phần hoá để thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=13&mode=detail& document_id=45915
2009
Chính phủ ra nghi định sô 101/2009/NĐ-CP
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong các ngành nghề kinh doanh chính sau đây:
1. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
2. Đóng mới, sửa chữa tàu thủy;
3. Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng;
4. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí;
5. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến than và khoáng sản;
6. Dệt may;
7. Trồng, khai thác, chế biến cao su;
8. Sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất;
9. Đầu tư và kinh doanh bất động sản;
10. Công nghiệp xây dựng và cơ khí chế tạo;
11. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
12. Các ngành nghề khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=23864
Sơ lược lịch sử thành lập các tập đoàn nhà nước
2001
Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000714&articleId=10038377
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) 2001
Nghị quyết của chính phủ cùng năm 05/2001/NQ-CP sau đó thời ông Phan Văn Khải không đả động gì đến việc lập Tập đoàn.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=8992
Nghi quyết chính phủ năm 2002 chỉ giao nghiên cứu:
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=15&mode=detail&document_id=10525
2003
Luật doanh nghiệp 2003, giao cho Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban cấp tỉnh thuộc TW thành lập mới công ty quốc doanh, và đặc biệt giao rất nhiều quyền cho Thủ tướng, không đả động gì đến vai trò của Quốc hội. Luật viết như sau:
Điều 7: Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) là người đề nghị thành lập mới công ty nhà nước (sau đây gọi là người đề nghị).
Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.
Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11.
3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-doanh-nghiep-nha-nuoc-2003-14-2003-QH11-51698.aspx
2004
TW ra nghị quyết tổng kết thí điểm và chuẩn bị lập Tập đoàn. Nghị quyết NQ/TW số 34 ngày 3/2/2004 của BCHTU viết như sau:
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước. Tổng kết thí điểm việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; tích cực chuẩn bị để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh do tổng công ty nhà nước làm nòng cốt, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và đầu tư của nước ngoài.
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/books-11520162411956/index-1152016258155643.html
2006
Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng.
2007
Nghị quyết chính phủ 2007 thời NTD, 7/11/2007 ký đẩy mạnh:
Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, kể cả các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế, trọng tâm là cổ phần hoá để thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước.
http://www.vietnam.gov.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=509&_page=13&mode=detail& document_id=45915
2009
Chính phủ ra nghi định sô 101/2009/NĐ-CP
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành nhóm công ty có quy mô lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, cần phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong các ngành nghề kinh doanh chính sau đây:
1. Bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin;
2. Đóng mới, sửa chữa tàu thủy;
3. Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng;
4. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí;
5. Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến than và khoáng sản;
6. Dệt may;
7. Trồng, khai thác, chế biến cao su;
8. Sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất;
9. Đầu tư và kinh doanh bất động sản;
10. Công nghiệp xây dựng và cơ khí chế tạo;
11. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
12. Các ngành nghề khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=23864
Vũ Quang Việt
(Viet-studies)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét