Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Thủ tướng dẫn lời doanh nhân Bạch Thái Bưởi: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris!"

Đức Minh | 



Phát biểu khai mạc Hội nghị với doanh nghiệp sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại lời của doanh nhân Bạch Thái Bưởi: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris", chí sỹ Lương Văn Can "việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy", và cho rằng những bài học, hoài bão của tiền nhân sẽ là cảm hứng cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân hiện nay khởi nghiệp và phát triển.

Thủ tướng cho biết cách đây tròn 1 năm, Nghị quyết 35 đã được tập thể Chính phủ đồng thuận ban hành trên cơ sở tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.
Nghị quyết này cùng với Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nghị quyết 60 về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, song song với đó là những hoạt động như gặp gỡ doanhn nghiệp,… đã hình thành các giải pháp quan trọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp, trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.
“Cộng đồng doanh nghiệp đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được đảm bảo,huy động vốn cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư khu vực tư nhân chuyển biến mạnh mẽ, niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp tăng lên”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh kết quả trên là sự đóng góp của cả 3 khu vực trong cộng đồng doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước – doanh nghiệp FDI – khu vực hợp tác xã.
Về tình hình kinh tế năm 2017, Thủ tướng nhận định đây là năm khó khăn, thách thức đối với Việt Nam.
Cụ thể, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng tốc độ tăng GDP đạt thấp, quý I/2017 chỉ đạt 5,1%, thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2015 và 2016.
Tái cơ cấu kinh tế trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn ở mức cao.
Mặc dù Chính phủ điện tử đưa vào áp dụng đã phần nào tháo gỡ khó khăn, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp nhưng chưa triệt để, doanh nghiệp vẫn phản ánh vướng mắc nhiều trong các vấn đề: đất đai, tín dụng, thuế, hải quan, thị trường, an toàn tài sản…; trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh nói chung của khu vực doanh nghiệp còn thấp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang và sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.
“Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 với mục tiêu tổng quát là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ trong thực hiện ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế”, Thủ tướng cho biết.
Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu gồm: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, Thủ tướng nhận định 9 tháng cuối năm sẽ rất áp lực khi phải đạt mức tăng trưởng 7%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện và đạt được các mục tiêu trên.
Do đó, trước hơn 2.000 đại biểu đến từ cộng đồng doanh nghiệp, được đánh giá là quy tụ đông đảo nhất từ trước đến nay, Thủ tướng cho biết là dịp để nhìn lại một năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ và cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bốn nhóm vấn đề được Thủ tướng nêu ra gồm:
Thứ nhất, nhận diện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trợ hoạt động của doanh nghiệp đang nổi cộm hiện nay.
Thứ hai, đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
“Các chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng cũng là tốt rồi nhưng quan trọng hơn là chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Phải hỗ trợ các doanh nghiệp tiết giảm được chi phí kinh doanh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ ba, bảo đảm quyền tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, giải quyết triệt để hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong công tác thanh tra, kiểm tra; bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, tạo dựng niềm tin, sự an tâm cho doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ 4, cơ quan chính quyền các cấp hướng tới phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại.
Thủ tướng nhấn mạnh chính sách có rồi thì phải thực thi thế nào để các cơ quan nhà nước thực sự trở thành người đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp. Bởi, sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp chính là một bước quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Thủ tướng mong muốn các đại biểu góp ý thẳng thắn, chân thành và xây dựng, qua đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một Chính phủ hành động luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.
“Các nội dung, hành động phải quyết liệt, bám sát theo đúng 10 nguyên tắc đã đề ra trong nghị quyết. Tôi tin tưởng rằng với sự đồng hành của Bộ ngành, sự quyết tâm của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nói.
theo Trí Thức Trẻ




Thủ tướng đang đối thoại với doanh nghiệp cả nước

Từ 7 giờ 30 sáng nay 17.5, hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đã diễn ra với sự tham dự của gần 10.000 doanh nghiệp có mặt trực tiếp cũng như tại các đầu cầu địa phương.
Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu trước giờ khai mạc
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Tôi bồi hồi nhớ lại không khí của hội nghị cách đây 1 năm. Có thể nói hội nghị đó không chỉ tiếp thu thêm sức mạnh cho Chính phủ và các bộ ngành địa phương khi bước vào nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức.
Chí sỹ Lương Văn Can đã nói, việc buôn bán có liên quan đến thịnh suy. Chúng ta đã có những chí sỹ, nhà yêu nước mang trong mình khao khát… là niềm cảm hứng cho các doanh nghiệp hôm nay.
Chúng tôi tin rằng các bạn đã nhìn thấy những nỗ lực của chúng tôi trong xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải cách hành chính, pháp luật”.
Thủ tướng đang đối thoại với doanh nghiệp cả nước - ảnh 3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho hay, còn rất nhiều việc phải làm phía trước vì còn tồn tại nhiều rào cản cho doanh nghiệp. Tại hội nghị, Chính phủ đề nghị trước hết, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, bàn kế hoạch thời gian tới để có bước đột phá trong phát triển doanh nghiệp, vì thế cần nhận được ý kiến thẳng thắn của doanh nghiệp - những người hiểu rõ môi trường cạnh tranh. "Tôi rất vui vì hội trường có sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, cùng 1 vạn đại biểu theo dõi tại 63 tỉnh, thành phố cả nước. Không chỉ doanh nghiệp mà cơ quan quản lý các cấp ngành, Bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố", Thủ tướng nói.
Hoi-nghi-voi-doanh-nghiẹp
Hoi-nghi-voi-doanh-nghiep1
Hơn 2000 doanh nghiệp dự hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Đây là hội nghị quy tụ đông đảo các doanh nghiệp, diễn ra ngay sau hội nghị T.Ư khóa 5, Tổng bí thư đã kết luận coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với doanh nhân, thời gian là tiền bạc, vì thế, Thủ tướng đề nghị cơ quan nhà nước phát biểu ngắn gọn để dành cho cộng đồng doanh nhân phát biểu. Ngay sau hội nghị, chiều nay Thủ tướng, các Phó thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng, các ngành.
Mai Hà

‘Mặt trận’ đang lan sang Ban Tổ chức trung ương?

Đến cuối năm 2016 và tại Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn nhận được 75% số ủy viên trung ương ủng hộ ông ta, mà chỉ còn khoảng 1/3.

Ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn tiếp Trưởng ban Tổ chức trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Minh Chính tại Bắc Kinh.
Động thái đáng chú ý là ngay sau Hội nghị trung ương 5 “đả hổ Đinh La Thăng”, Bộ Chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành lập 5 đoàn kiểm tra đối với 10 Ban Thường vụ Tỉnh ủy và 5 Ban cán sự Đảng của 5 bộ, ngành TƯ.

Thông tin về lập đoàn kiểm tra các ban thường vụ tỉnh ủy đã được gióng lên từ trước Hội nghị 5. TP.HCM của Bí thư Đinh La Thăng đã trở thành địa chỉ “đi tắt, đón đầu” xứng đáng với truyền thống anh hùng của thành phố này.

Còn có nhiều cái tên được nêu ra như Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định… Nhưng chắc chắn vẫn chưa phải hết nếu căn cứ vào lời tán thán của ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc cử tri trước đây “Nhìn đâu cũng có chuyện”, và trong một cuộc tiếp xúc cử tri mới đây “sẽ còn xử lý cán bộ nữa”.

Không biết vô tình hay hữu ý, trùng với chiến dịch kiểm tra cán bộ của Bộ Chính trị, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bài viết rất chi tiết về một nhân vật có tên là H, chuyên nghề “môi giới chạy chức, chạy quyền cho cán bộ cấp cao và được thể hiện tích cực nhất là ở các kỳ chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng”.

Theo bài viết trên, một địa chỉ mà nhân vật H có mối quan hệ “gắn bó” là Ban Tổ chức trung ương từ thời Trưởng ban Hồ Đức Việt đến Trưởng ban Tô Huy Rứa.  

Bài viết trên cũng mô tả chi tiết về những thủ đoạn mà H đã thực hiện để tiếp cận với những nhân vật cao cấp (có tên cụ thể những quan chức này), về bản chất thật của H đã tạo được chỗ dựa vững chắc để xuyên thủng hệ thống quyền lực và sử dụng sức mạnh của đồng tiền kiếm được từ việc buôn bán chính trị để lũng đoạn tha hóa nội bộ, và cho rằng một kẻ như H thực sự trở thành mối hiểm họa của Đảng và của đất nước…

“Vậy ai có thể diệt được mafia này? Có phải chăng phải ngăn chặn được nạn chạy chức chạy quyền trong nội bộ Đảng cơ bản hiện nay, theo đó phải mạnh tay diệt mafia như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang tiến hành hiện nay dứt khoát?” - bài viết trên tạm kết và hứa hẹn sẽ còn “kỳ sau phân giải”.

Đến lúc này, có vẻ như “mặt trận” đã lan sang Ban Tổ chức trung ương cùng một số bộ ngành trung ương. Trước Hội nghị 5, “mặt trận” chủ yếu ở TP.HCM và một số địa phương khác như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định.

Dấu ấn đáng chú ý từ chiến dịch kiểm tra công tác cán bộ của Tổng bí thư Trọng là sự tương đồng của phương pháp này với những gì mà Tập Cận Bình đã làm ở Trung Quốc từ năm 2013 đến nay.

Trong tay Tập Cận Bình, ngoài Quân ủy trung ương là công cụ quyền lực mạnh nhất còn có hai công cụ mạnh mẽ khác là Ủy ban kiểm tra Kỷ luật trung ương và Ban Tổ chức trung ương. Bằng vào các công cụ này, vừa thi hành kỷ luật và thanh trừng nhân sự, vừa “làm” công tác cán bộ, chỉ trong ít năm Tập Cận Bình đã “trung ương tập quyền” chưa từng có và nắm vị trí độc tôn trong đảng.


Ở Việt Nam, từ đầu năm 2016, Ban Tổ chức trung ương đã bắt đầu chiến dịch luân chuyển cán bộ, đặc biệt là luân chuyển các vị trí ủy viên trung ương có tính phe cánh. Chính chiến dịch này đã khiến “mặt trận” trong Ban chấp hành trung ương chuyển hướng. Đến cuối năm 2016 và tại Đại hội 12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không còn nhận được 75% số ủy viên trung ương ủng hộ ông ta, mà chỉ còn khoảng 1/3. 
  
Thiền Lâm

(VNTB)

Phiếm đàm về TBT Nguyễn Phú Trọng: Tả khuynh hay hữu khuynh qua Hội nghị TW 5?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiệm kỳ II đã trở thành một gương mặt đáng giá trên địa đồ chính trị Việt Nam. Và ở chừng mực nào đó, có thể tạm thời đánh giá về ông trên cơ sở quy luật lượng – chất (Chủ nghĩa Mác-Lê) theo diện phiếm đàm.

TBT Nguyễn Phú Trọng: Tả khuynh hay hữu khuynh qua Hội nghị TW 5?
Tả khuynh?

Tả khuynh theo Chủ nghĩa Mác-Lenin mô tả là tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến sự tích lũy về chất.

Ông Nguyễn Phú Trọng có tả khuynh không? Có! Trong Hội nghị 5 vừa qua, ông tuyên bố Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Thực tế quan điểm này thiếu tính thực tiễn, thậm chí mang tính nóng vội hơn so với quan điểm của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi nhấn mạnh: Đã đến lúc thoái vốn, thoái sức Nhà nước, nhường nguồn lực phát triển kinh tế cho khu vực tư nhân.

Lý do nằm ở, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân và góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước chỉ là một cách gỡ rối cho năng lực cạnh tranh, thua lỗ, cũng như hạn chế sự phá hoại của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nói đúng hơn, nó là cách thức bắt hệ thống doanh nghiệp tư nhân “gánh” nợ cho nhà nước chứ không hề gạt bỏ được các thành tố làm trì hoãn sự phát triển nhà nước - ở đây là “tính chủ đạo” của khối DNNN. Trong khi đó, ông Chủ tịch VCCI đã đúng khi cho hay, cần nhường nguồn lực lại cho tư nhân, thoái hóa vốn nhà nước, đưa thị trường trở lại đúng nghĩa với thị trường, tạo một sự cạnh tranh ngang bằng giữa các khu vực, tiếp sức – rót cơ chế - chính sách cho các thành phần kinh tế phát triển.

Quan điểm ông Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị 5 là muốn tạo một “bước nhảy” gắn với sự thay đổi về chất, nhưng rõ ràng, ông đã không định lượng được về chất, thậm chí chất mà ông hướng tới vẫn là một “chất” nhầm lẫn mà những người tiền nhiệm trước ông đã từng chọn. Chính sự nửa vời này khiến ông sẽ dễ trở thành một người thuộc giai đoạn đầu của Chủ nghĩa cơ hội (từ tâm trạng đến xu hướng, từ xu hướng cho đến tập đoàn), điều mà V.Lenin từng phê phán và nhận diện qua việc “cách tân, sửa lại” chủ nghĩa Mác cho phù hợp hơn dưới mác “những câu chữ marxit”.

ĐCSVN từng rơi vào một trường hợp tương tự như vậy vào Đại hội III, khi đó, vẫn chủ trương phát triển thành phần quốc doanh và thực hiện công nghiệp nặng một cách hợp lý. Kết quả, nền kinh tế Việt Nam chỉ “thắng lợi” giai đoạn đầu, nhưng sau đó, nhanh chóng rơi vào suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng và dẫn đến khủng hoảng xã hội thập niên 70-80 (Thế kỷ XX).

Hữu khuynh?

Đây là khái niệm chỉ tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ về lượng. 

Ngay câu phát ngôn mang tính để đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Đến hết thế kỷ này” càng chứng tỏ ông Trọng có sự thận trọng theo đúng tuyên huấn của thế hệ trước là “bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàn cảnh”, không đốt cháy giai đoạn, không đưa thời hạn để đi lên CNXH mà đổ vỡ như Liên Xô. Nhưng cũng chính câu nói này nó cũng chứa đựng một sự thận trọng đến mức trì trệ, rằng mọi sự “vỡ bình” là ưu tiên cao trong toàn bộ hệ thống “dò đường và rút kinh nghiệm”. Điều này không thể trách ông Trọng, bởi những người đứng đầu Đảng như ông trước đó cũng không khác gì ngoài hai chữ “thận trọng”, vấn đề nằm ở chỗ - ông Trọng đã được tiếp xúc nhiều hơn, thông tin nhiều hơn, nhận diện lỗ hổng chế độ (tham nhũng, quan liêu, lợi ích nhóm) tốt hơn trong thời đại hiện nay (khi mà nhóm lợi ích và tư bản thân hữu đã trở nên công khai, thậm chí thách thức dư luận). Tuy nhiên, việc ông vẫn giữ một quan điểm mơ hồ trong hiện thực xây dựng Xã hội chủ nghĩa, vẫn cứ là một cuộc đấu tranh phức tạp lâu dài, với nguyên tắc “tiến tới dần dần” là điều khó hiểu. Bởi vì hiện nay, dù “vật chất ngày càng tăng”, nhưng vật chất đó lại nghiêng hẳn về người giàu, nông dân bị tước đoạt tư liệu sản xuất, đời sống tinh thần theo hướng suy đổi và hưởng thụ vật chất, hệ thống chính trị - quyền hạn không còn nằm vào dân, khiến cho công chức trở thành ông chủ thay vì công bộc của dân.

Sự bảo thủ trì trệ này cũng là lý do vì sao mà hơn “30 năm đổi mới”, ông Tổng Bí thư mới thừa nhận là “có những bước tiến nhận thức quan trọng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân”. Và nhiều câu hỏi được đặt ra: đây là thứ lý luận gì? Nó có phải là mở đường cho phát triển hay chỉ chăm kìm hãm sự phát triển?

Hơn nữa, với trên 30 năm mới “lý luận” được vai trò của KTTN cũng đồng thời trả giá bằng nguồn tài nguyên lên đến hàng tỷ USD; làm suy yếu hệ thống kinh tế khu vực tư nhân, thế hệ dân số vàng đã sắp trôi qua… và một thị trường tràn ngập hàng ngoại quốc. Cái mà “Đổi mới” tự hào là tốc độ tăng trưởng lại suy giảm trong những năm gần đây, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn vốn nhà nước (theo Viện KH Thống kê cho biết giai đoạn 2006 - 2010 vốn khu vực nhà nước chiếm 51,8% vốn đầu tư của toàn xã hội). Nhưng rồi đây, sẽ không còn quá nhiều tài nguyên, và tiềm lực quốc gia đã không còn quá dồi dào để tiếp tục để Đảng thêm thời gian “thận trọng” được nữa, mà buộc phải bứt phá, phải Đổi mới thực sự. 

Tiếc rằng, Hội nghị 5 dưới sự điều hành của ông Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục kiên trì đường lối kinh tế “định hướng XHCN” và vẫn tiếp tục coi khối DNNN như là “vị trí then chốt trong khu vực kinh tế nhà nước, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước”.

Anh Văn

 (VNTB) 

Nhận diện nhóm lợi ích "bán nước, hại dân”

XUÂN DƯƠNG

(GDVN) - Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân"?
Khái niệm “bán nước” đề cập trong bài viết này không liên quan đến quán nước vỉa hè, đến những xe téc chở nước ngọt bán cho đồng bào vùng khô hạn Đồng bằng sông Cửu Long hay cư dân Hà Nội khi đường ống nước sinh hoạt sông Đà vỡ 18 lần.
“Bán nước” nói ở đây liên quan chủ quyền quốc gia, đến khả năng đất nước có đủ lực lượng và sức mạnh quốc phòng khi buộc phải chiến đấu chống ngoại xâm, đến một xã hội mà người dân giàu có, hạnh phúc vẫn được sống trong an bình chứ không phải nghèo mà an bình.
Từ xưa đến nay, quan niệm phổ biến cho rằng “bán nước” là hành động cấu kết, tiếp tay cho các thế lực ngoại bang nhằm mưu lợi cho bản thân, dòng tộc, phe nhóm… gây thiệt hại tới chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc, nói theo ngôn ngữ dân gian là “rước voi về giày mả tổ”.
Hiểu như thế đúng nhưng chưa đủ. 
Những hành động làm băng hoại đạo đức xã hội, biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gây thiệt hại kinh tế… không đơn thuần chỉ là hại dân, hại nước.
Đó chính là hành động "bán nước, hại dân" bởi chúng làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, suy yếu lực lượng vũ trang, khiến đất nước lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế, quân sự, bị đồng hóa về văn hóa…

“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?

(GDVN) - Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư?
Những kẻ đang hàng ngày đem tiền thuế của dân mua đồ phế thải từ nước ngoài, biến đất nước thành bãi rác công nghiệp;
Đổ hàng nghìn tỷ tiền mồ hôi, nước mắt của dân vào các công trình để rồi bỏ hoang;… làm cho đất nước nghèo đi, khiến đứa bé vừa chào đời đã trở thành con nợ, khiến tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm tràn lan, tệ nạn xã hội hoành hành;
Khiến người dân suy giảm niềm tin vào thể chế, vào đội ngũ cán bộ, không thể gọi với cái tên nào khác ngoài cụm từ “bán nước, hại dân”. 
Theo nghĩa đó, những cá nhân ở Cục Trồng trọt - Bộ Nông Nghiệp dung túng cho 11 đơn vị cấp chứng nhận bừa bãi hàng nghìn sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ trên địa bàn cả nước, gây thiệt hại không thể đo lường hết nền cho nông nghiệp và nông dân chính là hành động "bán nước, hại dân".
Theo nghĩa đó, những công bộc ở Tổng cục Thủy Sản - Bộ Nông Nghiệp, bán giấy chứng nhận cho 668 sản phẩm dùng cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, 140 sản phẩm thức ăn thủy sản không qua kiểm định chất lượng khiến thế giới cảnh giác với sản phẩm thủy sản Việt Nam, khiến người Việt phải ăn thực phẩm độc hại chính là "bán nước, hại dân".
Không phải chỉ có thế, những kẻ tiếp tay cho người nước ngoài thuê đất thuê rừng tại các địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho họ đầu độc cả đất, cả biển, cả trời khiến người dân phải rời bỏ nơi sinh sống (Tienphong.vn 22/7/2016); những cá nhân đang tiếp tay cho người Trung Quốc bôi xấu lịch sử đất nước và con ngườiViệt Nam ngay trên quê hương mình chính là "bán nước, hại dân".

Là con Rồng cháu Tiên, làm gì cũng phải thấy Tổ quốc là trên hết

Còn những ai tiếp tay cho việc phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới đối với Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) hay danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cựu Bí thư Thừa Thiên - Huế Hồ Xuân Mãn nên gọi họ là gì?
Đâu phải cứ cầu xin ngoại bang đem quân vào giày xéo quê hương, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” mới là kẻ bán nước?
Theo thông tin mà Tuoitre.vn cung cấp, tháng 1/2016 đã có đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường về Formosa, Hà Tĩnh làm việc.
Ông Chu Xuân Phàm (phải) đại diện Formosa từng nổi tiếng với câu hỏi "chọn thép hay chọn tôm cá?" (Ảnh: Vietnamnet.vn).
Nếu không có sự chống lưng (hay dựa hơi) từ đâu đó thì nhân vật cỏn con như Chu Xuân Phàm có dám mạnh miệng rao giảng người Việt cần phải “chọn thép hay chọn tôm cá”?
Đoàn Thanh tra của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn không thể vào thanh tra khu công nghiệp Vũng Áng (trong đó có doanh nghiệp thép Formosa) vì đây là khu công nghiệp “có yếu tố nước ngoài” (Vietnamnet.vn 21/4/2016).
Ai và vì sao phải tạo nên một vùng đất như một vương quốc cho người nước ngoài trong lòng Hà Tĩnh đến nỗi Thanh tra cấp Bộ của Việt Nam cũng không thể vào kiểm tra?
Đất đai, tài nguyên biển ở Vũng Áng có phải thuộc chủ quyền của Việt Nam khi cơ quan chức năng Nhà nước lại không thể vào giám sát?


Không xem quảng cáo… đừng đọc báo

Phải gọi những người ban hành chính sách thu hút đầu tư kiểu Vũng Áng là gì?
Bà dân biểu Trần Thị Quốc Khánh tại diễn đàn Quốc hội đã dùng cụm từ “há miệng mắc quai” để nói về cách thức xử lý vi phạm tại một vài công trình ở Hà Nội.
Báo chí dựa vào đó đánh giá về đoàn Thanh tra của Tổng cục Môi trường như sau: 
Đoàn thanh tra như thế có còn mặt mũi nào để gặp người dân miền Trung, để tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội miền Trung không?
Và trong những ngày qua, trước hậu quả biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tấn hoàng du lịch biển, có ai trong số họ áy náy với cái "quái" của mình không?
Và tới lúc nào thì tên tuổi và hành vi thiếu trách nhiệm của họ mới đưa ra ánh sáng?”. [1]
Những quan Thanh tra Môi trường ấy không biết có những ai sinh ra, lớn lên ở miền Trung?
Điều chắc chắn là có những người quê cha đất tổ ở đó, khi mà có nơi “biển chết, dân trắng tay, mất nghề, tan hoang du lịch biển” thì ngậm miệng không thốt nổi một lời, họ không muốn hay không dám thăm hỏi, động viên người dân quê mình? 

Chuyện Người – chuyện Ruồi

(GDVN) - Muốn thương người thì trước hết phải thương mình. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế!.
Chỉ khi đích thân chủ tịch Quốc hội lên tiếng thì người ta mới đưa ra đủ thứ lý lẽ biện minh cho sự “đúng quy trình” của mình? 
Tiếc rằng có một quy trình mà chẳng người nào dám viện dẫn, thậm chí còn cố tình bưng bít, đó là “Quy trình ban hành các quy trình”! 
Có ý kiến cho rằng “nhóm lợi ích tư bản thân hữu” là nhóm lợi ích nguy hiểm nhất vì nó có thể làm đất nước phát triển “chệch hướng”.
Chệch hướng hay đúng hướng sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình phát triển xã hội cần có thời gian kiểm chứng, chưa thể khẳng định từ lúc này.
Tuy nhiên có một nhóm lợi ích được hình thành từ mọi thành phần xã hội, từ những công chức bình thường đến quan chức cao cấp, từ thành viên các “nhóm lợi ích chính sách”, “nhóm lợi ích kinh tế”, “nhóm lợi ích tư bản thân hữu”… 
Họ đang từng ngày, từng giờ làm người dân mất niềm tin, làm dân tộc còi cọc về thể lực, làm văn hóa xã hội suy đồi…
Điều nguy hiểm là chúng gây tổn thất khủng khiếp về kinh tế, khiến chúng ta phải đắn đo từng đồng khi cần mua vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang. 
Một đất nước 90 triệu dân với rừng vàng, biển bạc nhưng máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… chưa sản xuất được, đều phải mua của nước ngoài với số lượng hạn chế, vậy thì khả năng phòng thủ trước họa xâm lăng hiện hữu từ biên giới đến hải đảo sẽ tăng hay giảm?

Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc

(GDVN) - Nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, Hà Tĩnh có tự mình phát hiện ra những sai phạm của Formosa như ông Dương Tất Thắng khẳng định?
Thế giới ngày nay, cuộc chiến đang dần được “tự động hóa” với máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái, với robot chiến đấu… chúng ta không thể chiến thắng ngoại xâm chỉ với tinh thần yêu nước và những vũ khí cổ điển sản xuất từ thế kỷ trước. 
Một nền quốc phòng trang bị kém liệu có đủ sức răn đe mộng bành trướng, bá quyền của những cái đầu nóng?
Làm yếu khả năng bảo vệ Tổ quốc chính là tạo điều kiện cho bọn xâm lược đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ.
Những kẻ đang làm cho đất nước “đội sổ”, khiến lòng dân không yên có phải là những kẻ "bán nước, hại dân?"
Vậy, liệu đã đủ bằng chứng để kết luận, rằng đã hình thành “nhóm lợi ích … bán nước, hại dân”?
Nếu không gọi họ là “bán nước, hại dân” thì phải gọi họ bằng tên gì?
Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị “do dân và vì dân” cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!


Tài liệu tham khảo:

[1]http://infonet.vn/shop-tin-247-nghi-ngo-ha-mieng-mac-quai-post204491.info
[2]http://congan.com.vn/vu-an/mot-can-bo-22-thang-dang-ky-14-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-trong-noi-o-thanh-pho_22988.html
Xuân Dương

BÁO NGHỆ AN VIẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC VỚI HOÀNG ĐỨC BÌNH

Khi Nguyễn Đình Thục 'ăn cùng mâm, đi cùng xe' với kẻ phản động


(Baonghean.vn) - Sau vụ việc gây rối “đòi thả người” dẫn đến gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A vào chiều 15/5/2017, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Hoàng Đức Bình lại có mặt trên xe linh mục Nguyễn Đình Thục? Tại sao Nguyễn Đình Thục kêu gọi phản đối việc bắt kẻ phản động?
Khi thông tin Hoàng Đức Bình bị cơ quan điều tra bắt tạm giữ vào lúc 10h30 ngày 15/5, với nhiều người đó là một thông tin “nóng”. Tuy nhiên, với những người biết rõ hành tung và hoạt động của Hoàng Đức Bình, thì chuyện tên này bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ là một chuyện hiển nhiên, kiểu “nhân nào quả nấy”.
Tuy nhiên, điều làm cho không ít người ngỡ ngàng, khó tin, đó là Hoàng Đức Bình bị bắt khi hắn đang ngồi cùng chiếc xe Fortune màu đen với linh mục Nguyễn Đình Thục. Cùng đi trên chiếc xe ấy - chiếc xe thường xuyên được Nguyễn Đình Thục sử dụng, còn có Emily, một thành viên của tổ chức phản động Việt Tân.
Hoàng Đức Bình
Hoàng Đức Bình, Nguyễn Đình Thục, Emily trong một lần gặp gỡ gần đây. Ảnh Facebook Emily
Tại sao nhiều người lại cảm thấy ngạc nhiên, khó tin? Ấy là bởi, trong tâm thức mọi người từ xưa đến nay, theo đức tin của đạo công giáo, linh mục là người thay thế cho Đức Chúa trời. Hình ảnh của linh mục mà mọi người thường nghĩ đến là hình ảnh của sự thân thiện, bác ái, nhân văn, đem đến những điều tốt đẹp, tươi sáng. Và trên thực tế, rất nhiều vị linh mục rất giữ gìn phẩm hạnh, hướng đồng bào theo đạo công giáo có cuộc sống kính Chúa yêu nước, tốt đời đẹp đạo, đời đời truyền nối và gìn giữ mối đoàn kết lương giáo thuận hòa. Nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục đã không có những hình ảnh như đã nói trên, mà hoàn toàn trái ngược.
Thời gian gần đây Nguyễn Đình Thục thường xuyên xuất hiện cùng những nhân vật đến từ các tổ chức phản động mà Hoàng Đức Bình là một trong những kẻ đó. Ai ai cũng đều ngỡ ngàng khó tin khi người mang sứ mệnh chăn dắt con chiên lại đi kết nối với những kẻ luôn vênh vang, trơ trẽn trên bàn phím ảo, còn ngoài đời chỉ là những kẻ bất hảo, chuyên lừa đảo, bịp bợm, hư trương thanh thế ảo.
Những phần tử này đã có quá trình móc nối, cấu kết với nhau để tạo ra không ít các “kịch bản” nhằm kiếm tiền từ một bộ phận hải ngoại thiếu thông tin, thiếu thiện chí, ngộ nhận. Đáng buồn thay, một số người nhẹ dạ và có cả kẻ quá khích, đã trở thành những “diễn viên” mù quáng cho những “kịch bản đen”, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho “đạo diễn” Nguyễn Đình Thục và các phần tử phản động bằng các hành vi vi phạm pháp luật.
Các đối tượng quá khích nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục tụ tập gây rối trước cổng Công an huyện Diễn Châu
Sau khi chặn quốc lộ 1A, các đối tượng quá khích nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục tiếp tục tụ tập gây rối trước cổng Công an huyện Diễn Châu chiều 15/5/2017. Trong ảnh: Đối tượng nữ đi cùng xe  của Nguyễn Đình Thục đang trèo qua cửa sổ ô tô để quay các hình ảnh gửi cho các trang mạng phản động. Ảnh: P.V
Liệu những người nghe theo lời kích động của Nguyễn Đình Thục có biết rằng chính những việc làm phạm pháp đó rất có thể phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật? Hay là họ không vượt qua được nỗi sợ hãi nên phải nhắm mắt đưa chân, tự mình vào vai theo “kịch bản” xấu để nhận lấy tấn bi kịch cho mình?
Thật lạ khi người trông coi đạo lý công giáo lại móc nối với những phần tử ô hợp chuyên sống cuộc đời ký sinh - tầm gửi bằng cách khai thác tối đa lòng hận thù, gieo rắc sự kích động và bạo loạn để tạo khoảng cách để một số kẻ xấu chi tiền.
Nhân loại từng đúc kết “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, hoặc “hãy nói cho tôi biết bạn anh là ai, thì tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Những câu danh ngôn này, cùng với những người cùng chuyến xe, ăn cùng mâm cơm với Nguyễn Đình Thục, giúp chúng ta lý giải vì sao mang danh linh mục, nhưng Nguyễn Đình Thục lại thường xuyên xuất hiện tại những nơi tụ tập gây rối với những vẻ mặt thách thức, nghênh ngang, những cách hành ngôn dị hợm, hống hách, xấc xược.
Điều đó, giúp chúng ta cắt nghĩa rõ hơn vì sao nhà thờ công giáo nơi Nguyễn Đình Thục làm quản xứ lẽ ra phải là nơi tôn nghiêm để hành đạo, lại trở thành nơi đón tiếp các phần tử đi ngược lại với công lý, đạo lý dân tộc; trở thành nơi để bọn chúng lập “cơ sở” để loan đi các thông tin thất thiệt, cực đoan, sai trái, kích động hận thù và gieo rắc tội lỗi.
Dĩ nhiên, cũng đã và đang có rất nhiều câu hỏi, rằng Hoàng Đức Bình và Nguyễn Đình Thục đã “ăn cùng mâm, đi cùng xe”, vậy Hoàng Đức Bình đã bị bắt giữ, bao giờ thì đến Nguyễn Đình Thục?
Bàn Thạch