Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Thủ tướng dẫn lời doanh nhân Bạch Thái Bưởi: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris!"

Đức Minh | 



Phát biểu khai mạc Hội nghị với doanh nghiệp sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại lời của doanh nhân Bạch Thái Bưởi: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris", chí sỹ Lương Văn Can "việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy", và cho rằng những bài học, hoài bão của tiền nhân sẽ là cảm hứng cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân hiện nay khởi nghiệp và phát triển.

Thủ tướng cho biết cách đây tròn 1 năm, Nghị quyết 35 đã được tập thể Chính phủ đồng thuận ban hành trên cơ sở tiếp thu, lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp.
Nghị quyết này cùng với Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nghị quyết 60 về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, song song với đó là những hoạt động như gặp gỡ doanhn nghiệp,… đã hình thành các giải pháp quan trọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát huy tối đa nội lực của doanh nghiệp, trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.
“Cộng đồng doanh nghiệp đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được đảm bảo,huy động vốn cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh; đầu tư khu vực tư nhân chuyển biến mạnh mẽ, niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp tăng lên”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh kết quả trên là sự đóng góp của cả 3 khu vực trong cộng đồng doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước – doanh nghiệp FDI – khu vực hợp tác xã.
Về tình hình kinh tế năm 2017, Thủ tướng nhận định đây là năm khó khăn, thách thức đối với Việt Nam.
Cụ thể, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng tốc độ tăng GDP đạt thấp, quý I/2017 chỉ đạt 5,1%, thấp hơn so với cùng kỳ của năm 2015 và 2016.
Tái cơ cấu kinh tế trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn ở mức cao.
Mặc dù Chính phủ điện tử đưa vào áp dụng đã phần nào tháo gỡ khó khăn, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp nhưng chưa triệt để, doanh nghiệp vẫn phản ánh vướng mắc nhiều trong các vấn đề: đất đai, tín dụng, thuế, hải quan, thị trường, an toàn tài sản…; trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém dẫn đến năng lực cạnh tranh nói chung của khu vực doanh nghiệp còn thấp.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang và sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, nhất là các Hiệp định FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.
“Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 với mục tiêu tổng quát là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ trong thực hiện ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế”, Thủ tướng cho biết.
Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu gồm: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, Thủ tướng nhận định 9 tháng cuối năm sẽ rất áp lực khi phải đạt mức tăng trưởng 7%. Trong đó, khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện và đạt được các mục tiêu trên.
Do đó, trước hơn 2.000 đại biểu đến từ cộng đồng doanh nghiệp, được đánh giá là quy tụ đông đảo nhất từ trước đến nay, Thủ tướng cho biết là dịp để nhìn lại một năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ và cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bốn nhóm vấn đề được Thủ tướng nêu ra gồm:
Thứ nhất, nhận diện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trợ hoạt động của doanh nghiệp đang nổi cộm hiện nay.
Thứ hai, đưa ra được các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
“Các chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng cũng là tốt rồi nhưng quan trọng hơn là chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Phải hỗ trợ các doanh nghiệp tiết giảm được chi phí kinh doanh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ ba, bảo đảm quyền tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, giải quyết triệt để hiện tượng chồng chéo, trùng lắp trong công tác thanh tra, kiểm tra; bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, tạo dựng niềm tin, sự an tâm cho doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ 4, cơ quan chính quyền các cấp hướng tới phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại.
Thủ tướng nhấn mạnh chính sách có rồi thì phải thực thi thế nào để các cơ quan nhà nước thực sự trở thành người đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp. Bởi, sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp chính là một bước quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Thủ tướng mong muốn các đại biểu góp ý thẳng thắn, chân thành và xây dựng, qua đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng một Chính phủ hành động luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.
“Các nội dung, hành động phải quyết liệt, bám sát theo đúng 10 nguyên tắc đã đề ra trong nghị quyết. Tôi tin tưởng rằng với sự đồng hành của Bộ ngành, sự quyết tâm của doanh nghiệp, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra”, Thủ tướng nói.
theo Trí Thức Trẻ




Thủ tướng đang đối thoại với doanh nghiệp cả nước

Từ 7 giờ 30 sáng nay 17.5, hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đã diễn ra với sự tham dự của gần 10.000 doanh nghiệp có mặt trực tiếp cũng như tại các đầu cầu địa phương.
Thu-tuong-Nguyen-Xuan-Phuc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu trước giờ khai mạc
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Tôi bồi hồi nhớ lại không khí của hội nghị cách đây 1 năm. Có thể nói hội nghị đó không chỉ tiếp thu thêm sức mạnh cho Chính phủ và các bộ ngành địa phương khi bước vào nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức.
Chí sỹ Lương Văn Can đã nói, việc buôn bán có liên quan đến thịnh suy. Chúng ta đã có những chí sỹ, nhà yêu nước mang trong mình khao khát… là niềm cảm hứng cho các doanh nghiệp hôm nay.
Chúng tôi tin rằng các bạn đã nhìn thấy những nỗ lực của chúng tôi trong xây dựng Chính phủ kiến tạo và cải cách hành chính, pháp luật”.
Thủ tướng đang đối thoại với doanh nghiệp cả nước - ảnh 3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho hay, còn rất nhiều việc phải làm phía trước vì còn tồn tại nhiều rào cản cho doanh nghiệp. Tại hội nghị, Chính phủ đề nghị trước hết, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 35, bàn kế hoạch thời gian tới để có bước đột phá trong phát triển doanh nghiệp, vì thế cần nhận được ý kiến thẳng thắn của doanh nghiệp - những người hiểu rõ môi trường cạnh tranh. "Tôi rất vui vì hội trường có sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, cùng 1 vạn đại biểu theo dõi tại 63 tỉnh, thành phố cả nước. Không chỉ doanh nghiệp mà cơ quan quản lý các cấp ngành, Bí thư, chủ tịch tỉnh, thành phố", Thủ tướng nói.
Hoi-nghi-voi-doanh-nghiẹp
Hoi-nghi-voi-doanh-nghiep1
Hơn 2000 doanh nghiệp dự hội nghị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Đây là hội nghị quy tụ đông đảo các doanh nghiệp, diễn ra ngay sau hội nghị T.Ư khóa 5, Tổng bí thư đã kết luận coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với doanh nhân, thời gian là tiền bạc, vì thế, Thủ tướng đề nghị cơ quan nhà nước phát biểu ngắn gọn để dành cho cộng đồng doanh nhân phát biểu. Ngay sau hội nghị, chiều nay Thủ tướng, các Phó thủ tướng sẽ họp với các Bộ trưởng, các ngành.
Mai Hà

Không có nhận xét nào: