Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Hà Tĩnh: Trước nguy cơ thiếu đói, cần làm rõ quy trách nhiệm việc 20.000ha lúa Thiên ưu 8 bị mất trắng

 
Có thể nói, bệnh đạo ôn cổ bông từ giống lúa Thiên ưu 8 xảy ra gây thiệt hại rất lớn đối với nông dân Hà Tĩnh là khủng khiếp, bởi từ trước tới nay chưa từng có hiện tượng này. Trên 20.000ha giống Thiên ưu do Cty CP giống cây trồng Trung ương cấp bị mất trắng do dịch đạo ôn, hàng ngàn hộ nông dân có nguy cơ bị thiếu đói. Vậy, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước thực trạng này với nông dân?!
Thiệt hại nhiều, báo cáo ít
         
Cho đến thời điểm này (24/5) vụ mùa sắp kết thúc, lãnh đạo Hà Tĩnh thúc giục các địa phương kiểm tra, tổng hợp báo cáo số diện tích bị thiệt hại phải chính xác không hơn, không thiếu. Nhưng hiện vẫn chưa ra được số liệu cụ thể, bởi có tình trạng một số địa phương cố tình chạy theo bệnh thành tích, mất nhiều, báo cáo ít.
Qua tìm hiểu tận hộ dân ở một số địa phương ở xã  Thạch Liên, huyện Thạch Hà chúng tôi mới thấy việc thống kê, đánh giá, báo cáo diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông của chính quyền nơi đây còn rất nhiều bất cập. Lý do chính là diện tích lúa thiệt hại thực tế dưới đồng ruộng lớn hơn rất nhiều so với con số báo cáo lên cấp trên.
Lúa mất trắng đồng, người dân có nguy cơ thiếu đói
Thôn trưởng thôn Thọ, ông Lê Thanh Hải bức xúc rằng, trong một  cuộc họp mới đây, do cấp trên chỉ đạo báo cáo lên huyện số diện tích thiệt hại của cả xã khoảng 67ha nên mỗi thôn chỉ được báo cáo từ 6-7 ha/thôn. Ông Hải cho biết: “Tôi thấy việc làm này quá vô lý, như vậy là không nên, dân thì mất mát nhiều như vậy, cán bộ thôn cũng đã tập trung xuống từng thửa ruộng kiểm tra từng mét vuông, cũng đã qua sự kiểm chứng lại của người dân,  mọi người cũng ký vào biên bản gửi lên xã. Trong khi đó, xã lại bảo thôn báo cáo mất nhiều quá nên phải ký lại chỉ thiệt hại có 6 ha, nhưng thực tế thì thiệt hại đến 23ha-38ha”. Thấy việc khống chế diện tích thiệt hại vô lý nên khi xã yêu cầu thôn làm lại ông không đồng ý, và nhất quyết nộp bảng số liệu tổng hợp ban đầu có chữ ký của từng chủ hộ dân.
Tại thôn Quý cũng xảy ra trường hợp tương tư, bản báo cáo đánh máy lại của xã có sự chênh lệch số liệu rất lớn so với bản báo cáo ban đầu thôn gửi lên. Bởi, báo cáo có chữ ký của từng  hộ dân, tổng diện tích thiệt hại là 26,6ha, tuy nhiên tổng hợp trên xã thì thôn này chỉ thiệt hại 6ha.
Trưởng thôn Qúy cho hay: “Khi nộp danh sách lên xã, xã nói các thôn báo cáo thiệt hại như vậy là quá lớn và phải về làm lại. Nhưng thực tế dân mất bao nhiêu thì khai bấy nhiêu, bởi trước đó cán bộ thôn đã thành lập đoàn đi kiểm tra cụ thể, có chữ ký đầy đủ, bây giờ xã lại bảo nhiều quá bắt phải làm lại, sau này có chuyện xảy ra tôi nói sao được với dân đây? Khi xuống xã kiểm tra cụ thể thì thấy thôn Qúy từ thực tế thiệt hại là 26,6ha, xuống xã bớt xuống còn 12ha, rồi họ bảo tôi ký vào bản đánh máy, không có cách gì từ chối buộc tôi phải cầm bút ký đúng như xã chỉ định”.
Cũng theo Thôn trưởng thôn Qúy, sau khi “trót tay nhúng chàm”, ông rất lo xã sẽ báo cáo lên huyện những con số không thực đó, nếu sau này có chủ trương đền bù cho từng hộ, ông cũng không biết xoay xở thế nào?
        
Được biết, ở xã Thạch Liên tổng hợp báo cáo gửi lên huyện Thạch Hà số diện tích bị thiệt hại lên tới 291ha  nhưng UBND huyện Thạch Hà lại báo cáo lên tỉnh, Thạch Liên chỉ thiệt hại có 109,09ha? Trong khi đó, tổng diện tích thiệt hại của huyện Thạch Hà là 3.891,4ha nhưng ngược lại tỉnh lại cập nhật huyện thiệt hại chỉ có 3.382ha (thấp hơn số liệu của huyện báo cáo lên tỉnh đến 509,4ha).
         
Cần làm rõ và quy trách nhiệm
   
Đây là vụ mùa chính của nông dân Hà Tĩnh lại bị mất mùa trên 20 ngàn ha, một con số khổng lồ chưa từng có từ trước tới  nay, khiến nguy cơ người dân bị thiếu đói là rất cao. Cục thống kê tỉnh Hà Tỉnh đánh giá, bệnh đạo ôn cổ bông gây mất 1/3 diện tích gieo cấy của nông dân trên toàn tỉnh. Nếu nói về sản lương thực sẽ tụt giảm mất 1/3 trên 330 ngàn tấn lương thực tổng sản lượng lương thực so cùng kỳ vụ đông xuân năm 2016.
    Giống lúa Thiên ưu 8 cho kết quả ngoài mong đợi
Dư luận cho rằng, để mất trên 100 ngàn tấn lúa của nông dân không phải là chuyện nhỏ, bởi đây không phải do thiên tai lũ lụt gây nên, mà nguyên nhân chính là giống. Nếu các cơ quan chức năng thuộc ngành nông nghiệp tỉnh, huyện cân nhắc kĩ lưỡng khi cơ cấu giống lúa liên quan đến thời tiết, phổ biến đến người dân kịp thời về thời gian gieo cấy thì sẽ hạn chế được tối đa hiện tượng này. Còn nói về  Cty giống cây trồng Trung ương, liệu nhà sản xuất đã cho ra loại giống bằng hết tất cả tình cảm và trách nhiệm của mình, đã đưa đến cho bà con dòng sản phẩm tốt nhất!?
Được biết, sau khi xảy ra nông dân mất mùa vì giống lúa Thiên ưu 8 gây nên, nên Cty CP giống cây trồng Trung ương, (đơn vị cấp giống) đã hỗ trợ 400 tấn thóc giống cho các xã trên toàn tỉnh Hà Tĩnh. Âu đây cũng là “món quà” kịp thời đến với nông dân. Nhưng với từng ấy giống so với trên tổng thiệt hại là 20.000ha là chưa thể thấm vào đâu.
     
Dư luận cho rằng, trong lúc Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện luật phòng chống tham nhũng trên mọi phương diện thì liệu liệu đây có phải lợi ích nhóm trong công tác quản lý giống hiện nay?!.  
Anh Bình
 
TIN CHUYÊN MỤC

ĐẠI SỨ RUMANI CONSTANTIN LUPEANU BÌNH LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU HOANG DÃ

Chúng tôi hy vọng cùng với Những người chân đất  đã từng được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt, tác phẩm Tình yêu hoang dã sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm dân tộc  Rumani, một dân tộc có nhiều nét tương đồng với dân tộc Việt Nam...




Cùng Đại sứ Constantin Lupeanu thăm bãi đá cổ Sapa


Zaharia Stancu là một trong những nhà tiểu thuyết lớn,kiệt xuất của nền văn học Rumani; Zaharia Stancu lớn bởi khả năng thẩm thấu những nơi sâu thẳm của thế giới nội tâm con người, khả năng bơi lội trong mênh mông của biển cả ngôn từ...
Zaharia Stancu sinh năm 1902 và mất năm 1974. Ông sinh ra tại vùng quê phía nam của đất nước Rumani trong một gia đình nông dân; chính vì lẽ đó mà  cuộc sống thôn quê và những thị trấn nhỏ đã in dấu đậm nét trong nhiều tác phẩm của ông. Ông đã trải qua tuổi ấu thơ nghèo khổ và lao động cực nhọc. Năm chín tuổi ông mới được cắp sách tới trường, năm hai mươi sáu tuổi ông mới tốt nghiệp phổ thông trung học... Tuổi trẻ của ông đã trải qua rất nhiêu nghề để kiếm sống trước khi chuyển sang viết báo; ba mươi tuổi, ông đã trở thành chủ bút của tờ báo nguyệt san: Ngày nay...Hoạt động văn học và hoạt động báo chí đã gắn bó với nhau trong cuộc đời hoạt động sáng tạo của ông.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,Zaharia Stancu hoạt động trong lực lượng cánh tả, ông đã gia nhập Đảng Cộng sản Rumani đã từng là uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng; từ năm 1966 cho đến khi ông mất, ông giữ cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Rumani...
Tiểu thuyết Những người chân đất của Zaharia Stancu đã được dich ra 26 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt; ở Rumani, Những người chân đất đã được 17 nhà xuất bản tái bản nhiều lần. Tiếu thuyết Khát yêu của ông đã được dịch ra trên mười thứ tiếng, ở Rumani tiểu thuyết này đã được  năm nhà xuất bản tái bản nhiều lần...
Riêng tiểu thuyết Tình yêu hoang dã xuất bản lần đầu năm 1968 và đã được dịch ra  năm thứ tiếng.... 
  

Sách đang phát hành tại Tổng công ty Sách Việt Nam 44 Tràng Tiền, Hà Nội.

Tiểu thuyêt Tình yêu hoang dã viết về số phận trôi nổi, quăng quật của một tộc người Digan trong chiến tranh thế giới lần thứ hai; thông qua cuộc sống trôi dạt của họ nhà văn muốn nghiền ngẫm về thân phận cuả con người khi bị đẩy vào những hoàn cảnh khốc liệt,đau thương và đẫm máu của chiến tranh, ngoài ra họ còn bị ràng buộc, xát chà bởi những quái tục... Chiến tranh là chiếc cối xay thịt khổng lồ nghiền nát số phận của con người. Cuộc hành trình do bị chiến tranh xô đẩy của bộ tộc Digan do Him-basa làm thủ lĩnh là một cuộc hành trình tới cái chết và sự  huỷ diệt: sự huỷ diệt của thể chất, của những giá trị tinh thần truyền đời mà bản thân bộ tộc Digan này đã thiết lập được, sự huỷ diệt của nhân tính và tình yêu... Trước những cơn trái gió trở trời của lịch sử, của số phận, trước nanh vuốt hung dữ của những cuộc chiến phi nghĩa con ngươì gần như bất lực trước khả năng làm chủ số phận, làm chủ tư tưởng tình cảm cũng như mọi hành vi... Chính vì vậy mà sự tự huỷ diệt đã trở nên như  một thứ định mệnh. Tất cả những điều này đã được Zaharia Stancu mô tả, khơi gơị và suy xét dưới cái nhìn có tính triết học...
Bằng những sáng tạo văn học của mình, Zaharia Stancu đã thật sự trở thành bạn đường của những người chân đất, của những số phận éo le, của những mảnh đời oan thảm và bất hạnh, của những kẻ cùng đường... Cho dù Zaharia Stancu viết về những ngươì nông dân về những tiểu thị dân hay về đám người Digan nay đây mai đó nhưng qua những nhân vật của ông người đọc phần nào vẫn hình dung ra được cốt cách, thân phận của dân tộc Rumani, một dân tộc nhỏ nằm ở đông nam châu Âu, một dân tộc không hiếm phen bị rơi vào tình cảnh bi phẫn do bị  xâu xé, xô đẩy bởi các thế lực bên ngoài...

                     
Chúng tôi hy vọng cùng với Những người chân đất  đã từng được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt, tác phẩm Tình yêu hoang dã sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm dân tộc  Rumani, một dân tộc có nhiều nét tương đồng với dân tộc Việt Nam...

Nhà văn Constantin Lupeanu
Đai sứ Đặc mệnh toàn quyền Rumani tại Việt Nam.

Tầu Quốc xây nhiều “căn cứ sinh hóa”, ngay trên đất Việt Nam

Trần Nguyên Thao  - Trong khi thế giới đang từng bước chuyển sang công nghệ "xanh", thì Hà Nội lại bất chấp sự an toàn sinh mạng của dân Việt, tình nguyện hấng lấy kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch lỗi thời do Bắc Kinh thải ra, để mong Trung Nam Hải hài lòng, mà tiếp tục che chắn cho sự tồn tại của đảng và chế độ. Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một trong hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm được cài đặt với thời hạn 70 năm để tàn phá nước Việt Nam. Lee & Man dù cho ngoài quy hoạch, không thu lợi kinh tế, nhưng lại được chính thức cho hoạt động vào tháng 8 tới đây. Từ tháng 03 đến nay, Lee & Man đang trong giai đoạn chạy thử với công xuất thấp, nhưng đã gây hôi thối trong không khí, làm ô nhiễm nguồn nước uống và làm cho các loại hải sản bị chết hàng loạt như một thảm họa Formosa thứ hai.


Trung cộng đang theo đuổi dự án “một vành đai, một con đường” mà Việt cộng đã gởi Chủ Tịch Nước Trần đại Quang đến dự đại hội này (May 11– 15) [1]. Ở khu vực Đông Nam Á, vòng đai này sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung cộng, điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải, bên Tàu. Ngay trong phạm vi khu vực, Trung công sẽ rất “vất vả” để đưa các nước vào “vòng đai”. 

Nhưng với Việt Nam, từ lâu, Trung Cộng đã kiểm soát hàng trăm dự án kỹ nghệ chạy bằng than, gây ô nhiễm đó đây khắp Việt Nam. Cài đặt các dự án gây ô nhiễm cao, giá trị như các căn cứ sinh hóa, cung cấp cho Bắc Kinh những địa điểm chiến lược trọng yếu ngay trên đất Việt Nam: 

Bauxit Tây Nguyên, thải bùn đỏ chế ngự vùng sườn phía Tây, xương sống Việt Nam; 

Formosa, xả thải một vùng biển bao la Miền Trung, và kiểm soát cảng nước sâu Sơn Dương. Hậu quả của thảm họa Formosa còn kéo dài hàng chục năm cho cư dân ít nhất 4 tỉnh Miền Trung.

Lee & Man, xả thải làm chết hệ sinh thái và môi trường nông, ngư nghiệp sông rạch, đưa đến nguy cơ mất trắng nguồn nước ngọt và triệt tiêu toàn bộ nguồn lợi thủy sản Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (VĐBSCL), nơi có hệ thống sông rạch chằng chịt thông nhau trong vòng trên 40 ngàn cây số vuông, và là vùng củakhoảng 20 triệu người Việt sinh sống [2]. Lee & Man cũng đang xây một cảng quốc tế chuyên dụng ngay bên bờ sông Hậu.

Không còn nghi ngờ gì, cũng như Formosa miền Trung, Bắc Kinh đang âm mưu biến Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu và Nhà máy giấy Lee & Man thành 3 căn cứ quân sự sinh hóa liên hoàn, để từ đó vừa kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia

Đầu tháng 5, các loài hải sản ven biển ở khu vực Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) bỗng nhiên chết hàng loạt [3]. Giám đốc Hợp Tác Xã nuôi nghêu ấp Hòa Phầu, ông Vĩnh Kiêm cho biết, chỉ qua vài ba ngày nghêu, sò trong khu vực kéo dài 20 cây số, cũng khoảng 100 tấn, bị phơi xác phơi trắng bãi đến 50 tấn, thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng”. Mẫu nước nhiễm độc đã thử nghiệm, nhưng chưa thấy công bố kết quả.

Lee & Man Việt Nam là nhà máy nằm trong hệ thống sản xuất giấy Lee & Man của Trung cộng, lớn thứ 5 trên thế giới. Năm 2008, từng bị cơ quan bảo vệ môi trường Trung cộng buộc nhà máy Lee & Man tại Changshu ngừng hoạt động do xả thải trái phép vào lưu vực sông Changjiang [4].

Đại diện Lee & Man cũng nhìn nhận 80% nguyên liệu của nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng tại Việt Nam. Muốn có 330.000 tấn bột giấy mỗi năm, phải trồng 600 mẫu cây rừng. Nhưng nhà máy giấy lại đặt một nơi rất xa vùng có cây rừng dùng làm bột giấy. Xem ra nhà máy giấy Lee & Man không màng đến mối lợi kinh tế. Nhưng đối với Trung cộng, Lee & Man mang sứ vụ xả thải giết kinh tế và nòi giống Việt Nam. Đây chính là lý do Trung cộng tìm đủ cách mua chuộc quan tham Việt cộng để Lee & Man hoạt động ngay vùng ĐBSCL, dù cho nhà máy này không có trong quy hoạch của Hà Nội.


Theo cách sản xuất lạc hậu của Trung cộng, để sản xuất một tấn giấy, Lee & Man phải sử dụng từ 100 đến 350 mét khối nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7 đến 15 mét khối. Một nhà máy hoạt động quanh năm sử dụng một khối lượng nước lớn (20.000 m3 nước/ngày đêm) như Lee & Man VN, thì mỗi năm sẽ xả ra môi trường đến 28.500 tấn xút (NaOH), hóa chất độc hại.

Kỹ nghệ giấy lạc hậu của Lee & Man không chỉ gây lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước ngọt vốn đang khan hiếm tại vùng Đồng Bằng Cửu Long, mà còn làm ô nhiễm sông rạch qua việc xả nước thải hóa học khổng lồ, ảnh hưởng đời sống hàng triệu cư dân trong vùng. Thảm họa môi trường này sẽ hủy hoại vùng trọng điểm chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất cảng của toàn Việt Nam.

Các chuyên gia về công nghệ môi trường cho rằng không nên có bất cứ một nhà máy sản xuất giấy, bột giấy nào ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong lưu vực sông Mekong, nhất là sông Tiền và sông Hậu, hai con sông cung cấp nước ngọt cho tất cả các nhu cầu của đồng bằng sông Mekong.

Ngoài 3 dự án thải độc, gây ô nhiễm như trên đã nói, Trung cộng hiện đang đầu tư 8 tỉ Mỹ Kim cho các dự án sản xuất than. Riêng nhiệt điện than tại Việt Nam ước lượng khoản 40 tỉ Mỹ Kim. 52% đến từ nước ngoài trong đó Trung cộng chiếm đến một nửa, Nhật Bản 23% và Đại Hàn 18%.


Thực tế trên cho thấy, Hà Nội theo đuổi đường lối kinh tế, kỹ nghệ lệ thuộc Bắc Kinh, bất chấp thảm họa môi trường. Và duy trì một thể chế nảy sinh tham nhũng để các quan chức sống chết bảo vệ đảng. Hà Nội chỉ “giơ cao đánh khẽ” với các quan tham nằm ngoài “vòng đai” chia chác của nhóm cầm quyền, nhưng tỏ ra “biết điều”. Thí dụ rõ nhất là chỉ thị báo chí làm ồn ào vụ án Trịnh xuân Thanh, kéo theo cảnh cáo vài quan tham như Đinh la Thăng, vũ huy Hoàng. Những việc này có tính cách xoa dịu sự giận dữ trong dân chúng.

Cộng đảng bảo vệ thể chế độc tôn cả về kinh tế và lề lối tổ chức gồm những văn kiện điều hành mang tính “không ai phải chịu trách nhiệm” về mọi quyết định, nên các sai phạm, nếu muốn họ đều có thể giải thích là “làm đúng quy trình”.

Sau 30 năm thử nghiệm các “quả đấm thép” trong kinh tế bị “tan chảy”, và những thất bại cay đắng về tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đã mất hẳn hướng đi. Sự thua lỗ, thất thoát và cực lãng phí hàng trăm, ngàn tỉ đồng đã bị biển thủ, hoặc để trôi ra sông ra biển trong thập niên qua, do kiểu sở hữu công của các DNNN đã đem lại cho đảng một bài học khá đau lòng. 

Người vừa thâu tóm toàn bộ quyền hành, đảng trưởng Nguyễn phú Trọng đưa ra lời “công nhận vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân (KTTN) đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Nhưng cơ chế độc tôn, kinh tế chủ đạo và đất đai còn do cộng đảng quản lý vẫn còn dược áp dụng thì lời của ông Trọng chỉ mang ý nghĩa “nói cho qua chuyện”.

Lịch sử của cộng đảng là một chuỗi tráo trở, gian dối. Ông Hồ từng khóc sau cải cách ruộng đất giết hại dã man gần hai trăm ngàn người. Vụ lừa dối bầy ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đưa hàng triệu người Việt thiêu sống trong chiến tranh. Sáu lần cộng đảng cam kết với dân chúng “không có đổi tiền”, nhưng chỉ sau ít giờ là giới nghiêm để thực hiện việc cướp ngày qua các cuộc đổi tiền.... [5]

Thành ra những gì Tổng bí Thư cộng đảng Nguyễn phú Trọng nói trong dịp bế mạc hội nghị 5, khóa XII vừa qua “sẽ coi trọng kinh tế tư nhân”, cũng chỉ vì lúc này ngân sách thất thu, bội chi, nợ nần không còn thuốc chữa, nên muốn tư nhân bỏ tiền ra đầu tư thêm để VC lập lại gian ý “vỗ béo rồi làm thịt một mẻ mới”. 

Hãy nhìn, Việt cộng đã trấn áp, gạt gẫm ra sao để cướp hết tài sản làm cho phong trào hàng triệu dân oan vẫn đang tăng số, trong đó gồm cả gia đình “liệt sĩ” của chính họ.

Hà Nội còn không ngần ngại cho phát động lại lối đấu tố dã man ngay trong tháng 5 này, khi thuê hàng trăm người dân bằng tiền để góp mặt trong tập thể do cán binh VC lúp phía sau xách động nhằm tố khổ, đòi án tử hình các Linh Mục Công Giáo dám đứng ra bênh vực cho nạn nhân thảm họa Formosa.

Điều rất thật đang diễn ra là Việt cộng hết mực bảo bọc, coi trọng “kinh tế tư nhân của người Tầu” làm trên đất Việt. Còn KTTN mấy năm nay bị cộng đảng ‘chèn ép” hụt hơi, khiến hàng trăm ngàn công ty bị giải thể, vỡ nợ.

May 18-2017

Ai phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ nợ xấu ngân hàng 40%?


Tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng!

Vào năm 2012, nhân vật nổi tiếng “báo cáo láo” - Thống đốc Nguyễn Văn Bình - đã báo cáo số liệu nợ xấu chỉ khoảng 150.000 tỷ đồng. 
Vào đầu năm 2014, trùng với thời điểm Ngân hàng nhà nước của Thống đốc Nguyễn Văn Bình công bố tỉ lệ nợ xấu chỉ khoảng 4%, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã tuyên bố một con số khác hoàn toàn dành cho nợ xấu Việt Nam: 13%!

Vào năm 2015, một tổ chức tín dụng độc lập khác là FT Confidential Research cũng công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền, trong khi Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình cố ép nợ xấu về dưới 3% thì chính báo cáo của Ủy Ban Giám Sát và Tài Chính Quốc Gia – một cơ quan phân tích tài chính thuộc chính phủ mà trước đây mang tâm thế khá khép nép – lại cho thấy tỉ lệ nợ xấu thực lên đến 17%.

Còn bây giờ nợ xấu thực là bao nhiêu?

Vào kỳ họp tháng 5-6/2017 của Quốc hội Việt Nam, chủ đề nợ xấu một lần nữa được khơi lại. Lần này, Chính phủ cố “lôi” Quốc hội vào cuộc và cùng chịu trách nhiệm bằng một bản nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, nợ xấu thực dần phát lộ.

Sát kỳ họp trên, con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng, còn được mệnh danh là “cục máu đông”, được công bố: 600.000 tỷ đồng!

Trong thời gian họp quốc hội, Ngân hàng nhà nước của Thống đốc mới là Lê Minh Hưng đã công bố con số nợ xấu đã được xử lý là 610.000 tỷ đồng.

Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng, cố vấn cao cấp LienVietPostBank chia sẻ tại hội thảo hội thảo về góc độ chính sách và pháp luật trong xử lý nợ xấu: "Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu Chính phủ trình Quốc hội thà muộn còn hơn không. Hiện nay trong 100% nợ xấu, ngành ngân hàng đã xử lý được 53%, còn 47% nữa…”.

Như vậy, tổng nợ xấu đã xử lý và chưa xử lý lên tới khoảng 1.200 ngàn tỷ đồng, chiếm đến hơn 40% tổng dư nợ cho vay là hơn 3 triệu tỷ đồng!

Việt Nam lại khá tương đồng với Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Trước khủng hoảng, các cơ quan của Thái báo cáo tỷ lệ nợ xấu chỉ có 5%. Nhưng khi khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu Thái Lan đã vọt lên đến 50%, gấp 10 lần!

Còn nhớ vào năm 2012, nhân vật nổi tiếng “báo cáo láo” - Thống đốc Nguyễn Văn Bình - đã báo cáo số liệu nợ xấu chỉ khoảng 150.000 tỷ đồng. Chỉ đến cuối năm 2014, chắc hẳn thấy tình hình không “êm” và nợ xấu đã vô phương cứu chữa, Nguyễn Văn Bình mới phải báo cáo ra Quốc hội là con số nợ xấu đã lên đến khoảng 500 ngàn tỷ đồng.

Vào tháng 10 năm 2014, ba năm sau khi triển khai đề án xử lý nợ xấu, chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình thậm chí còn đưa kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.

Nhưng cũng bởi quá chủ quan nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã vấp phải một làn sóng phản đối quyết liệt từ đủ mọi thành phần dân chúng và cả trong giới quan chức.

Tại đại hội 12, cùng với bất ngờ Thủ tướng Dũng phải chịu thất bại cay đắng, là việc Nguyễn Văn Bình nghiễm nhiên trở thành ủy viên bộ chính trị. Sau đó, ông Bình nghiễm nhiên trở thành Trưởng ban Kinh tế trung ương và có vẻ đã thoát trách nhiệm về khối nợ xấu khổng lồ phát sinh dưới thời ông ta điều hành Ngân hàng nhà nước. 

Minh Quân

(VNTB)

Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng

Posted on  by honganhams

Print Friendly
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/5/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh     
                                   140305-kissinger-8p_4bdf6806f1ce47c11dbe987b72ac04dc
Kissinger là một học giả và một chính khách, người đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và thập niên 1970. Ông giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.
Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 tháng 5 năm 1923 tại Fuerth, Đức. Gia đình Do Thái của ông đã di cư tới Mỹ năm 1938 để trốn Đức Quốc xã. Năm 1943, Kissinger trở thành công dân Mỹ. Sau khi phục vụ trong quân đội thời chiến, Kissinger theo học tại Đại học Harvard. Ông ở lại Harvard để giảng dạy và bắt đầu vai trò cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ Mỹ.
Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon chỉ định Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia. Triết lý chủ đạo của ông là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia – một quan điểm thực dụng được gán cho cái tên ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực). Kissinger đã sắp xếp hai chuyến thăm thượng đỉnh nổi tiếng của Nixon: một tới Trung Quốc và một tới Liên Xô, cùng trong năm 1972. Những chuyến thăm này mở ra chính sách hòa dịu (détente), qua đó Mỹ cố gắng giải tỏa căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc cộng sản.
Năm 1973, Kissinger trở thành ngoại trưởng Mỹ, ông là người đầu tiên sinh ra ở ngoài nước Mỹ được đảm nhiệm cương vị này. Ông tiếp tục làm ngoại trưởng khi Gerald Ford lên làm tổng thống thay cho Nixon. Năm 1973 Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình, cùng với Lê Đức Thọ từ miền Bắc Việt Nam vì những đóng góp cho cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1974, ông đưa ra chính sách “ngoại giao con thoi” giúp làm giảm nhiệt tại Trung Đông sau Chiến tranh Yom Kippur (1973) giữa Israel và Ai Cập, tiến đến việc hai bên chấp thuận từ bỏ sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng và ký kết Hòa ước Sinai (1975). Năm 1977, ông từ chức và làm việc tại Đại học Georgetown. Năm 1985, ông quay lại làm việc cho chính phủ tại Hội đồng Cố vấn Tình báo nước ngoài của Tổng thống Ronald Reagan.
Năm 2002, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm Kissinger giám sát cuộc điều tra độc lập về thất bại tình báo dẫn đến cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ tháng 9/2011. Ông từ chức sau khi dấy lên những nghi vấn về xung đột lợi ích giữa bản chất của cuộc điều tra và quyền lợi cá nhân trong công ty cố vấn chính trị của Kissinger. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông tiếp tục viết và giảng dạy về quan hệ quốc tế. Dẫu không đảm nhiệm những chức vụ cao nhất trong chính quyền trong 25 năm qua, Kissinger vẫn là nhân vật gây nhiều tranh cãi.
Xem thêm:
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/05/28/henry-kissinger/#sthash.X5Snfaa3.dpuf

Dân Nghệ An đổ xô đi xem cây mít bị chặt tận gốc vẫn ra quả chi chít

PV | 

Dân Nghệ An đổ xô đi xem cây mít bị chặt tận gốc vẫn ra quả chi chít
Gốc mít ở Thanh Chương không thân, cành và ít lá nhưng ra quả rất nhiều. (Ảnh: Huy Thư)

Những ngày qua, người dân ở "xứ nhút" Thanh Chương, Nghệ An xôn xao về một gốc mít lạ, thân cây bị chặt cách đây 1 năm, nhưng quả rất nhiều từ gốc.

Gốc mít có sức sống mãnh liệt trên là của gia đình bà Nguyễn Thị Thủy ở xóm 3, xã Thanh Chi (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Gốc mít này nằm ở phía sau vườn nhà, nơi giáp ranh giữa nhà bà Thủy và nhà bố mẹ chồng.
Điều đặc biệt là gốc cây chỉ cao 30 cm, đường kính 20 cm, không có cành, nhưng quanh gốc mít ra rất nhiều quả.
Theo quan sát, hiện quanh gốc còn 12 quả, cả to lẫn nhỏ. Mỗi chùm có 1 đến 3 quả, quả to nhất có kích thước bằng qủa bóng đá.
Theo bà Thủy, lúc đầu, gốc mít có hàng chục quả nhỏ, sau đậu 16 quả và có 4 quả đã chín, được gia đình bà cùng những người láng giếng hái ăn.
Bà Thủy cho biết, gốc mít này vốn là một cây mít bở (mít mật), được bố chồng bà là ông Nguyễn Nghĩa Võ (84 tuổi) trồng cách đây khoảng 20 năm.
Tháng 2/2016, nhà bà Thủy thuê máy múc về hạ độ cao của vườn xuống 1,5 m. Xung quanh gốc mít bị đào hết đất.
Dân Nghệ An đổ xô đi xem cây mít bị chặt tận gốc vẫn ra quả chi chít - Ảnh 1.
Bà Thủy cũng rất ngạc nhiên, bởi thân cây mít bị chặt bỏ cách đây 1 năm bỗng nhiên ra nhiều quả. (Ảnh: Huy Thư)
Tháng 4/2016, gia đình bà Thủy chặt cây mít này. Đến mùa thu, từ gốc mít đã mọc lên những chồi non, xanh tươi. Lúc các nhành cây cao gần 1 m thì bị một số người trong làng đến cắt về cho dê ăn. Gốc mít lại trọc như cũ.
Kỳ lạ là đầu năm 2017, khi mùa mít ra quả, quanh gốc mít này bỗng xuất hiện hàng chục quả, vây tròn.
Bà Thủy cho hay: “Cứ tưởng gốc mít ra quả giả vậy thôi, ai ngờ các quả mít đều đậu và lớn bình thường như những cây mít khác. Những quả mít đã chín, hái ăn, múi vẫn to, ngọt như các quả mít khi chưa chặt cây.
Dân Nghệ An đổ xô đi xem cây mít bị chặt tận gốc vẫn ra quả chi chít - Ảnh 2.
Chỉ còn gốc nhưng vẫn ra 16 quả mít - chuyện hiếm thấy ở "quê nhút" Thanh Chương. (Ảnh: Huy Thư)
Gốc mít không thân, cành, nhưng sai quả của nhà bà Thủy đã trở thành chuyện lạ ở vùng quê này. Thời gian qua, người địa phương và nhiều người hiếu kỳ ở khắp nơi, nghe chuyện gốc mít ra quả cũng đổ xô đến nhà bà Thủy để xem, chụp ảnh.
Anh Đậu Bá Tới (24 tuổi), sinh viên trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân cho biết: “Tôi thấy gốc mít lạ ở chỗ, gốc trọc trụi mà vẫn ra nhiều quả, quả vẫn lớn.
Gốc cây không có thân, cành và ít lá thì làm sao quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, mà quả vẫn lớn vậy”.
Từ khi gốc mít lạ ra quả, nhà bà Thủy được nhiều người tìm đến. Bà cho biết thêm: “Từ bữa có thanh niên trong làng đăng hình ảnh lên mạng, người đến nhà tui xem mít rất đông, có khi ban đêm cũng có người đến quay phim, chụp ảnh...”.
Dân Nghệ An đổ xô đi xem cây mít bị chặt tận gốc vẫn ra quả chi chít - Ảnh 3.
Có rất nhiều người dân đến nhà bà Thủy để trực tiếp xem những quả mít bên gốc cây có sức sống mãnh liệt. (Ảnh: Huy Thư)
Bà Nguyễn Thị Lâm (61 tuổi), người dân trong làng, khẳng định: “Gốc mít trọc trụi mà ra quả nhiều như ri là chuyện lạ ở đây, khi nhỏ tới giờ tui mới thấy”.
Giữa ngày mùa bận rộn, nhiều người dân “xứ nhút” vẫn dành thời gian đi xem gốc mít lạ và chụp ảnh làm kỷ niệm.
theo BAONGHEAN.VN