Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

DÂN OAN PHẠM VIẾT ĐÀO SẼ TỌA KHÁNG TẠI TÒA HÀNH CHÍNH HÀ NỘI NẾU KHIẾU NẠI LẦN 3 NÀY KHÔNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Kết quả hình ảnh cho bảo hiểm xã hội hà nội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 31/05/2017

ĐƠN KHIẾU NẠI ( Lần 3)

Kính gửi: - Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
-Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
-TÒA ÁN HÀNH CHÍNH HÀ NỘI
-Giám đốc Công an TP Hà Nội


Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: Nhà 2 ngõ 460/7/39 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số CMND: 010402198, ĐT: 0912818142;
Ngày 21/1/2016 tôi đã gửi Đơn khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Ngày 6/4/2016 tôi đã nộp án phí và đã nộp biên lai gốc cho Tòa…

Ngày 16/12/2016 tôi đã nhận được giấy báo của Tòa Hành chính Hà Nội do Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện ký.

Tôi đã có mặt tại Tòa và được cán bộ của Tòa cho biết: Đơn khởi kiện của tôi chưa đưa ra xét xử là do Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội không hợp tác với Tòa theo quy định của luật pháp.
Tôi khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội vì đã ra quyết định giải quyết khiếu nại số 56 công nhận Quyết định Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của tôi; Quyết định 1454 đã áp dụng sai, trái Điều 62 của LBHXH 2006, Điều 15 và Điều 20 của Luật bảo hiểm Xã hội 2006; Trái Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Trái Điều 258 của Bộ Luật Hình sự và Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003; vi phạm Điều 32  Hiến pháp 2013
Điều 15, mục 3 của Luật Bảo hiểm 2006 quy định Quyền của người lao động đã đóng bảo hiểm bắt buộc:” Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;”
Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội tại mục 3 quy định:” thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
Quyết định 1454 của Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã căn cứ vào khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH”; Thông tư 19 là một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội...
Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2006 quy định: “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.” Thông tư 19 đã hướng dẫn trái trái với 4 bộ luật hiện hành trong đó có Luật bảo hiểm xã hội 2006…
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, để phạt tù tôi; bản án không hề có điều nào buộc, xử phạt cắt lương hưu của tôi.
-Điều 9 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định:” Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật…”
Như vậy, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016: giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội” là trái pháp luật, là xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân Phạm Viết Đào.
Nếu khiếu nại lần thứ 3 này của tôi không được Tòa án hành chính Hà Nội xử lý theo luật định, tôi sẽ tiến hành TỌA KHÁNG trước Tòa để yêu cầu Tòa tuân thủ pháp luật: Mở phiên tòa xử theo yêu cầu Đơn khởi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội của tôi đã được Tòa tiếp nhận cách đây gần một năm rưỡi.
Đây là một việc làm bất đắc dĩ đối với tôi do việc tôi bị Bảo hiểm Xã hội Hà Nội tước đoạt trái pháp luật khoản tiền khoảng 100.000.000 đ ( một trăm triệu đ) tiền lương hưu và việc Tòa án Hành chính Hà Nội đã nhận đơn, đã yêu cầu tôi nộp áp phí nhưng không đưa ra xét xử đã đẩy tôi vào tình thế bị mất “ cả chì lẫn chài”.

Người làm đơn:


         Phạm Viết Đào.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 21/01/2016


                  Kính gửi: TÒA ÁN HÀNH CHÍNH TP HÀ NỘI 

ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
(Khởi kiện Quyết định số 56/ QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 do Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội ký giữ nguyên Quyết định số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội… )

Kính gửi: Toà Hành chính-Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: ......
Cơ quan bị kiện: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội
Địa chỉ: 75, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội vì:
-Đã giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội…
-Giữ nguyên “Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội ký đã cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị tù từ ngày 13-6-2013 tới 30/9/2014’;

Căn cứ pháp lý khởi kiện:

Căn cứ pháp lý 1:
Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Tòa phúc thẩm Hà Nội đã quyết định:” Áp dụng khoản 2 Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự, xử phạt: bị cáo Phạm Viết Đào 15 ( mười lăm tháng)  tù về tội “ Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thời hạn tù tính từ ngày 13/6/2013.”
Trong bản án phúc thẩm số 305 của Tòa phúc thẩm không có điều nào quy định xử phạt cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị án phạt tù;
Điều 258; điểm p khoản 1, khoản 2 điều 46, Điều 47 Bộ Luật Hình sự” không có điều khoản nào quy định: Người bị án phạt tù đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu phải bị cắt lương hưu khi bị án phạt tù ?
Căn cứ Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định:”Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật..
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực…”
Khi Điều 258 của Bộ Luật Hình sự và Tòa phúc thẩm Hà Nội tuyên không quyết định cắt lương hưu của tôi mà Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội đơn phương ban hành quyết định Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014, cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi bị tù từ ngày 13-6-2013 tới 30/9/2014” là: vi hiến; vi phạm Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự; vi phạm Luật bảo hiểm xã hội; Vi phạm Nghị định 152/ND-CP; Vi phạm Quyết định nghỉ hưu số 20001205609/QD-BHXH do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký ngày 26/5/2012 tại Điều 1 của Quyết định này quy định: Tôi Phạm Viết Đào được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 1/6/2012

Căn cứ pháp lý 2:
Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã áp dụng biện pháp hình sự, cưỡng chế thi hành án bổ sung cho quan hệ giao dịch dân sự…
Quan hệ giữa cá nhân tôi, công dân Phạm Viết Đào và Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội là quan hệ hợp đồng dân sự; Thế nhưng Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã áp dụng biện pháp hình sự; thi hành án xử phạt bổ sung, cưỡng chế trá hình, tước đoạt lương hưu của tôi trong 15 tháng; trong khi bản án của Tòa phúc thẩm Hà Nội, cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành quyết định hình phạt không tuyên hình phạt bố sung này…
Hiến pháp 2013 tại Điều 32  quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…
Số tiền mà tôi đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm xã hội suốt 37 năm tôi công tác để khi tôi về hưu được hưởng lương hưu là quan hệ hợp đồng dân sự;
Quan hệ dân sự là quan hệ 2 bên bình đẳng, không bên nào được quyền áp đặt cho bên nào; không bên nào được quyền tự ý thay đổi hợp đồng, quyết định đã ký kết để làm lợi cho phía mình, gây thiệt hại cho đối tác hợp đồng mà không có lý do khách quan được pháp luật cho phép…
Trong suốt 37 bảy năm công tác, tôi đã đóng bảo hiểm đầy đủ.
Tôi đã nhận Quyết định nghỉ hưu số 20001205609/QD-BHXH do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ký ngày 26/5/2012 tại Điều 1 của Quyết định này quy định: được hưởng lương hưu hàng tháng kể từ ngày 1/6/2012…
Như vậy việc Giám đốc bảo hiểm Hà Nội ban hành Quyết định hành chính số 1454/BHXH-ĐC là vi phạm pháp luật, xâm hại, tước đoạt quyền lợi hợp pháp của cá nhân tôi…

Căn cứ pháp lý 3:
Luật bảo hiểm Xã hội 2006 ( LBHXH2006)  phần “Phạm vi điều chỉnh” tại Điều 1…không đưa những người hưởng lương hưu trí bị can án hình sự vào diện phải bị điều chỉnh lương, cắt lương;
-“ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:
1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh. 

Căn cứ pháp lý 4:
Luật Bảo hiểm Xã hội 2006 tại Điều 15 quy định:
Điều 15. Quyền của người lao động
Người lao động có các quyền sau đây:
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;

Căn cứ pháp lý 5:
Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã áp dụng sai, trái tinh thần nội dung Điều 62 của LBHXH 2006; ( Điều này đã được chính sửa thành Điều 64 của Luật Bảo hiểm 2014 và không có mục dừng trả lương hưu cho người bị án phạt tù )
Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: Tạm dừng” chứ không “cắt hẳn” lương hưu
Nguyên văn Điều 62- LBHXH 2006:
“Điều 62. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1.Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
Trong Luật bảo hiểm xã hội không quy định mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù chấp hành xong án phạt tù”?
5/ Việc trả lương hưu cho người bị án phạt tù được tiếp tục thực hiện sau khi thực hiện xong bản án được quy định tại Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP; Nghị định không quy định mốc trả lương gián đoạn giai đoạn trong thời gian chịu án phạt tù mà ghi rõ là “ tiếp tục” trả lương hưu;
Nguyên văn Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP:
Điều 33. Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp.”
Điều 33 của Nghị định 152 không hướng dẫn mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù châp hành xong án phạt tù” như Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã ban hành.

Căn cứ pháp lý 6:
Quyết định 1454 đã căn cứ vào khoản 11, mục 6 của Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH; một văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật của Bộ Lao động Thương binh Xã hội…
Nguyên văn của hướng dẫn thực hiện của mục 11, khoản 6:
 Thời điểm tiếp tục thực hiện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người được tiếp tục thực hiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”
Thông tư 19/2008/TT- LĐTBXH đã hướng dẫn tùy tiện, sai Điều 33 Nghị định 152, trái Điều 62 của Luật BHXH.
Căn cứ vào Điều 16 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 quy đinh nguyên tắc ban hành Thông tư:
“ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách;
3. Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao
Tại Điều 3 của “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” quy định về “Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”
Nội dung hướng dẫn tại khoản 11, mục 6 của Thông tư 19 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành là trái, “không thống nhất” với Điều 33 của Nghị định 152; trái với Điều 62, Điều 15 của Luật Bảo hiểm Xã hội vì: cả 2 văn bản trên không quy định cắt lương hưu của người chịu án phạt tù;
Thông tư 19 còn trái với Điều 258 của Bộ Luật Hình sự; trái với Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự vì quy định này là một hình thức hình phạt bổ sung, trá hình tước đoạt quyền lợi hợp pháp của tôi Phạm Viết Đào, đó là 15 tháng lương hưu.
Giám đốc Bảo hiểm Xã hội không được căn cứ vào một Thông tư trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tôi.
Do vậy, việc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH là sai, trái hiến pháp và nhiều bộ luật hiện hành.
Căn cứ vào các các cơ sở pháp lý đã nêu, tôi đề nghị Tòa án hành chính thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử để phán xử:
- Buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ký ngày 18/1/2016;
-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã hội Hà Nội phải chịu trách nhiệm buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội hủy Quyết định 1454/BHXH-DC ký ngày 24/9/2014 vì ban hành trái pháp luật và vi hiến;
-Tòa buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã Hà Nội buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội hoàn trả lương hưu của tôi bị cắt trong 15 tháng; việc cắt 15 tháng lương hưu của tôi là trái trái pháp luật, là vi hiến;
- Tòa buộc Giám đốc Sở Lao động-Thương binh xã Hà Nội buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội phải bồi thường thiệt hại cho tôi vì sự trả chậm số lương của 15 tháng này theo lãi suất ngân hàng không kỳ hạn, số tiền lãi tính từ 31/7/2013 và chi phí án phí mà tôi phải nộp cho Tòa./.

Người làm đơn:

Phạm Viết Đào.

TT TRUMP HỌC VÕ MỒM VN-LỜI NÓI KHÔNG MẤT TIỀN MUA...ĐỂ CHIỀU KHÁCH; Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trị giá hơn 8 tỉ USD

Tổng thống Trump: 'Tôi vinh dự đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng'

Tổng thống Donald Trump đã đăng tải thông tin về cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên Twitter của mình.



"Tôi vinh dự đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng' chiều nay", Tổng thống Mỹ chia sẻ. Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Mỹ thời gian qua đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trên cả bình diện song phương và đa phương và nhất trí rằng quan hệ Việt Nam-Mỹ đang có rất nhiều cơ hội phía trước.


Capture
Tổng thống Mỹ Donald Trump viết về cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên Twitter.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump nhất trí cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế có lợi cho cả hai bên. Hai nhà lãnh đạo khẳng định coi hợp tác phát triển tiếp tục là trọng tâm trong quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực song phương khác như hợp tác nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, giao lưu nhân dân, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, y tế, quốc phòng-an ninh…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump khẳng định Việt Nam và Mỹ chia sẻ những lợi ích chung ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Mỹ tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các cấu trúc an ninh, kinh tế khu vực; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ, trước mắt trong các hội nghị sắp tới trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Thượng đỉnh Đông Á (EAS).


1-0642192
 Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam - Mỹ đang có rất nhiều cơ hội phía trước. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN; ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công APEC 2017 và cho biết ông mong đợi chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 để dự cuộc họp các Nhà Lãnh đạo APEC.
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam mời Tổng thống Donald Trump và Phu nhân cùng gia đình thăm chính thức Việt Nam, dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017. Tổng thống Donald Trump đã vui vẻ nhận lời.
Thủ tướng Việt Nam là nhà lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á đến thăm Washington dưới thời chính quyền mới. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ trong chuyến  thăm chính thức từ ngày 29 đến ngày 31/5 theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông báo trước đó, các cuộc hội đàm dự kiến thảo luận những biện pháp nhằm thúc phát triển hơn nữa quan hệ toàn diện giữa Hà Nội và Washington trong các lĩnh vực chính trị và ngoại giao, trong thương mại, kinh tế và giáo dục. 
SONG HY (TỔNG HỢP)

Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trị giá hơn 8 tỉ USD


Hôm 31/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Washington, đạt được thỏa thuận thương mại với tổng giá trị hơn 8 tỉ USD.

Việt Nam, thỏa thuận thương mại, Thâm hụt thương mại,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. (Ảnh: Abaca Press/TNS)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 15h chiều 31/5 giờ Washington DC (3h sáng 1/6 theo giờ Việt Nam). Cuộc hội đàm tập trung bàn về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Hai bên hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá hơn 8 tỉ USD.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng hoan nghênh việc ký kết các hợp đồng kinh doanh trị giá hàng tỷ USD giữa các doanh nghiệp hai nước. Trước đó, Tập đoàn General Electric cho hay họ đã ký nhiều thoả thuận với Việt Nam trị giá khoảng 5,58 tỉ USD để cung cấp máy phát điện, động cơ máy bay và dịch vụ.
Họ vừa kí kết một đơn hàng rất lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá cao điều đó. Thoả thuận này trị giá hàng tỷ USD sẽ mang lại việc làm cho người Mỹ và những trang thiết bị tuyệt vời cho Việt Nam”, Reuters dẫn lời Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói với Reuters, Các hợp đồng vừa được ký rất tốt, nhưng Mỹ muốn nhiều hơn thế. Mỹ muốn Việt Nam đề xuất những sáng kiến để khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại”.
Trong thập kỷ qua, thâm hụt thương mại song phương của Mỹ và Việt Nam đã tăng từ khoảng 7 tỉ USD lên gần 32 tỉ USD, đề ra những thách thức mới, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết và trông chờ ông Phúc giúp giải quyết vấn đề này.
Ông Lighthizer và các quan chức thương mại khác của chính quyền ông Trump đã cam kết nỗ lực giảm thiểu thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với các đối tác thương mại lớn.
Vấn đề thương mại đã trở thành điều có thể gây khó xử trong một mối quan hệ mà cả Washington và Hà Nội đều đã tăng cường hợp tác an ninh trong những năm gần đây vì cùng lo ngại về hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á.
Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ từ năm 1995 và cho tới nay mối quan hệ giữa hai nước liên tục phát triển. Ông Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng dưới chính quyền mới.
TinhHoa tổng hợp

Vì sao gần một nửa người Việt cùng mang họ Nguyễn? Lý do rất đơn giản, liên quan tới 2 quốc gia

Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này? 
Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc. 
Cấu tạo tên họ của người Việt khác với người Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên họ người Việt Nam phân thành 3 phần: Họ – tên đệm – tên. Ở những trường hợp chính thức, thông thường người ta chỉ gọi tên. Tên người thường là ba chữ hoặc bốn chữ, cũng có khi là 2 chữ (ví dụ Nguyễn Trãi). 
Vậy thì tại sao họ Nguyễn lại trở thành dòng họ lớn nhất và đông nhất ở Việt Nam? Có rất nhiều nguyên nhân lịch sử cho hiện tượng này. 
Họ nguyễn là họ lớn nhất Việt Nam. (Ảnh chân dung Ngyễn Trãi)
Thời cổ đại 
Các dòng họ Việt Nam từ thời cổ đại đa số đều bắt nguồn từ Trung Quốc, ví dụ như Nguyễn, Lý, Phạm, Trần, Ngô, Đinh… Với mỗi dòng họ, chúng ta có thể ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc nguyên lai. 
Ví dụ như họ Nguyễn, vào thời Nam Bắc triều (420 – 589) thiên hạ đại loạn, vì để lánh nạn mưu sinh, một bộ phận gia tộc họ Nguyễn sống tại An Huy, Chiết Giang, Hồ Bắc… di cư sang Việt Nam. 
Bộ phận người này dần dần trở thành tổ tiên của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam. Sau đó vào thời Ngũ Đại (5 triều đại nối nhau cai trị Trung Nguyên: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu 907-960), dần dần càng có nhiều người họ Nguyễn di chuyển về phía Nam hơn. 
Sự phát triển của dòng họ lớn nhất Việt Nam cũng gắn liền quan hệ với triều đại nhà Trần. Trước triều Trần là giai đoạn trị vì của nhà Lý (1009 – 1225). Từ khi Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê đến khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho Trần Cảnh, tổng cộng là 216 năm. 
Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền. Trong thời gian này, Trần Thủ Độ đã làm một việc trực tiếp ảnh hưởng tới tên họ của người Việt. 
Đó là việc gì? Ðời Trần Thái Tông (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý là họ dòng vua vừa bị hoán vị còn trốn lẩn trong dân gian phải đổi thành họ Nguyễn. 
Tuy nhiên ý đồ thật sự của Trần Thủ Độ là khai tử dòng vua Lý để không còn ai nhớ đến họ Lý nữa. Còn lý do vì sao khi đó ông lại lựa chọn họ Nguyễn để thay họ Lý, cho tới nay vẫn chưa được lý giải rõ, cũng có thể đó là lựa chọn một cách ngẫu nhiên. 
Tuy nhiên trong sử sách chỉ ghi chép lại đơn giản như sau: “Sau khi nhà Trần nắm giữ quyền lực, tất cả những người mang họ Lý trong đất nước đều phải đổi sang họ Nguyễn”. 
Có một điều càng không thể tưởng tượng được, đó là đổi họ đã trở thành một tục lệ của người Việt Nam thời cổ đại. Cứ mỗi khi một triều đại mới được thay thế thì tất cả những người mang họ của triều đại trước sẽ phải sửa thành họ Nguyễn. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều sự kiện như vậy khiến số người mang họ Nguyễn đã nhiều lại càng nhiều hơn. 
Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu của dòng họ Lý chuyển sang họ Nguyễn. Khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, ông ấy đã giết hại rất nhiều con cháu họ Trần. Vì thế, sau khi nhà Hồ sụp đổ, con cháu của họ Hồ vì sợ trả thù nên tất cả đã đổi sang họ Nguyễn. 
Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu của dòng họ Mạc cũng lại đổi họ sang Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn nắm quyền năm 1802, một số con cháu họ Trịnh cũng vì sợ trả thù nên lần lượt đổi hết họ sang Nguyễn, số còn lại trốn lên Bắc sang Trung Quốc. 
Triều đại nhà Nguyễn. (Ảnh dẫn theo thethaovanhoa.vn)
Trong luật pháp của nhà Nguyễn, những người mang họ Nguyễn được hưởng nhiều đặc lợi, được triều đình ban thưởng. Vì thế các tội nhân cũng theo đó đổi họ sang Nguyễn nhằm tránh bị bắt tội, hưởng thêm ân sủng. 
Cùng theo sự thay đổi của các triều đại những người mang họ Nguyễn càng ngày càng đông lên, cuối cùng lập ra triều Nguyễn. Triều Nguyễn cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. 
Biểu đồ các họ phổ biến nhất Việt Nam. (Ảnh: Twitter)
Thời cận đại  
Trước khi đề cập tới quãng thời gian này, cần nhấn mạnh một đặc điểm của các dòng họ Việt Nam thời cổ đại. Vào thời cổ đại, dân chúng ở tầng lớp thấp bình dân thường không mang họ, chỉ có các  vương tôn quý tộc mới có họ. 
Vào thế kỷ 19, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của người Pháp, lần đầu tiên người Pháp có cuộc điều tra về dân số với quy mô lớn nhất trên khắp Việt Nam. 
Trong quá trình điều tra họ gặp phải một vấn đề phiền phức lớn, đó là: Đại bộ phận người dân ở tầng lớp thấp bình dân đều không có họ, nên không có cách nào để thống kê tổng kết. 
Vào lúc này phải làm như thế nào? Người Pháp liền nghĩ ra một cách, trước đây triều Nguyễn chẳng phải là triều đại cuối cùng của người Việt sao, vậy những người không mang họ đó để họ đều mang họ Nguyễn. Dòng họ này, bởi thế lại được mở rộng với quy mô lớn chưa từng có thêm một lần nữa. 
Chân dung Vua Bảo Đại (tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy), vị Vua cuối cùng của nhà Nguyễn. (Ảnh: Wikipedia)
Kỳ thực cho dù không có người Pháp, họ Nguyễn vẫn là một dòng họ lớn nhất Việt Nam, tuy nhiên để chiếm một tỉ lệ lớn 40% như vậy, không thể không kể tới tác động của người Pháp. 
Bây giờ, khi ra đường, bất kể gặp một người họ Nguyễn nào, bạn hãy nói rằng họ đang có một tên họ đặc biệt nhất Việt Nam. Còn nếu đang mang họ Nguyễn, có lẽ bạn phải hãy đọc bài viết này.
Kiên Định 
Xem thêm: